Qua các phân tích trên đây, có thể thấy, sự khởi sắc trên thị trường viện thông di động Việt Nam những năm qua cho thấy chính sách quản lý của nhà nước áp dụng là cơ bản đúng hướng. Việc trở thành thành viên WTO giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, đáng tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường viễn thông di động Việt Nam đã có sự cạnh tranh, nhu cầu liên lạc và thông tin của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội được đáp ứng tốt hơn với nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường dịch vụ di động sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Trong môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh và các vấn đề tranh chấp nảy sinh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Áp lực của quá trình cạnh tranh đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải có sự đổi mới và thích ứng mới có thể vận động đi lên. Các doanh nghiệp trong ngành cũng thực hiện những chiến lược riêng: các chương trình quảng cáo, khuyến mại, để tìm ra con đường phát triển cho riêng mình. Các nhà khai thác di động đang sử dụng công cụ giá để tiến hành cạnh tranh. Việc liên tục giảm giá cước tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường di động. Tuy nhiên, cuộc chiến về giá cước dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ, tắc nghẽn mạng lưới và gia tăng khiếu kiện khách hàng. Điều này buộc cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bắt buộc và các cuộc kiểm tra, giám sát quy trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Nếu so sánh với các ngành dịch vụ, quá trình cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động phần nào giúp các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam có kinh nghiệm hơn trong cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam đã trở thành viễn chính chức của WTO.xu hướng phát triển của ngành viễn thông di động ở Việt Nam trong thời gian tới là sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường, cùng với đó là sự gia tăng của chất lượng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích môi trường ngành cung ứng dịch vụ viễn thông di động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Báo cáo phân tích môi trường ngành cung ứng dịch vụ viễn thông di động Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Viễn thông di động là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng là những con số đáng kinh ngạc và đáng mơ ước của nhiều ngành khác. Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 110,5 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Vậy, các doanh nghiệp mong muốn tham gia thị trường, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay sẽ phải đương đầu với những rào cản và khó khăn gì? Chìa khóa nào dẫn tới con đường thành công của các doanh nghiệp?
Với những kiến thức đã được học trong môn Chiến lược kinh doanh, nhóm 9 đã thực hiện việc thu thập thông tin và phân tích sơ bộ nhằm mục đích làm góp phần tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên. Bài viết của nhóm bao gồm 4 phần chính:
I. Lịch sử ra đời và quá trình của ngành viễn thông di động
II. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh của ngành
III. Phân tích chiến lược
IV. Định hướng phát triển cho các doanh ngiệp trong thời gian tới
I. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển.
1. Khái niệm về mạng thông tin di động
Viễn thông: bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin ( tao đổi hay quản bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách,nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức( âm thanh,hình ảnh,chữ viết,dữ liệu….) qua các phương tiện truyền thông.Viễn thông bao gồm:truyền thanh ,truyền hình,điện thoại cố định,điện thoại di động…
Phương tiện truyền thông chủ yếu của mạng viễn thông di động là điện thoại di động.Đó là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 công nghệ được sử dụng trong viễn thông di động là GMS & CDMA.
Công nghệ GSM hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động toàn cầu, dựa trên công nghệ TDMA tiêu chuẩn Châu Âu. Công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dung truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhật cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. .
2.Lịch sử ra đời
Năm 1946,mạng điện thoại vô tuyến đầu tiên được thử nghiệm tại ST Louis,bang Missouri của Mỹ. Sau những năm 50,việc phát minh ra chất bán dẫn cũng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thông tin di động. Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đời vào những năm 70,khi kết hợp được các vùng phủ sóng riêng lẻ thành công,đã giải được bài toán khó về dung lượng.Tháng 12-1971 đưa ra hệ thống cellular kỹ thuật tương tự, FM, ở dải tần số 850Mhz.Dựa trên công nghệ này đến năm 1983, mạng điện thoại di động AMPS (Advance Mobile Phone Service) phục vụ thương mại đầu tiên tại Chicago, nước Mỹ. Sau đó hàng loạt các chuẩn thông tin di động ra đời như : Nordic Mobile Telephone (NTM), Total Access Communication System (TACS).Thế hệ thứ 2 (2G) được phổ biến trong suốt thập niên 90. Thế hệ thứ ba (3G), từ năm 1992 Hội nghị thế giới truyền thông dành cho truyền thông một số dải tần cho hệ thống di động 3G
3.Quá trình phát triển
Người Việt Nam lần đầu tiên được tiếp cận tới các dịch vụ thông tin di động (DVTTDĐ) là vào năm 1993 khi VMS-MobiFone được thành lập trực thuộc VNPT.Ở nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng 5.000 thuê bao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS) ra đời năm 1993 – liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn COMVIK (Thuỵ Điển ) và Vinafone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC) thuộc VNPT ra đời năm 1996.Đến năm 2002 Sfone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc và tháng 6/2004 Viettell của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc. Cuộc chạy đua của các nhà khai thác làm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa dạng Lịch sử ra đời
Có thể nói, năm 2009 đã chứng kiến sự nỗ lực mạnh mẽ trong phát triển, khẳng định thương hiệu, vị thế của các doanh nghiệp thông tin di động Việt. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2009, tốc độ phát triển thuê bao điện thoại của Việt Nam tăng mạnh, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng hiện có 130,4 triệu máy trong đó thuê bao di động chiếm tới 85,4%, mật độ điện thoại là 152,7 máy/100 dân.
Góp phần trong thành công đó phải kể tới nỗ lực lớn của mạng di động VinaPhone. Có thể khẳng định, 2009 là năm đánh dấu một bước phát triển đặc biệt quan trọng của nhà mạng. Chỉ riêng 2009, VinaPhone đã phát triển thêm đạt trên 10 triệu thuê bao, đặc biệt số lượng thuê bao trả sau phát triển tương đương tổng số thuê bao của mười năm trước cộng lại. Nỗ lực phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng, VinaPhone đã trở thành nhà khai thác đầu tiên khai trương mạng 3G tại Việt Nam. Công tác đầu tư phát triển, hiện đại hoá mạng lưới của VinaPhone đã được ghi nhận cùng bước ngoặt lịch sử là khai trương mạng 3G.
Cùng với VinaPhone, MobiFone - một trong ba mạng di động được đánh giá là lớn nhất trên thi trường cũng đã có một năm kinh doanh, phát triển thành công, tạo được những dấu ấn tốt đẹp với người dùng Việt. 2009 là năm nhà mạng dồn lực cho việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng.
Nếu như năm 2008, tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng trên tổng doanh thu của MobiFone là 18% thì tỷ trọng này trong năm 2009 đã tăng đến 1/4 tổng doanh thu của mạng MobiFone, với 25%. Đây là bước phát triển rất nhanh và điều đó cũng khẳng định đúng xu hướng của thị trường khi mà nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng chững lại và nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng đang tăng mạnh.
Ngoài các mạng lớn, nỗ lực khẳng định thương hiệu, thị phần trên thị trường thông tin di động của hai nhà mạng mới tham gia như Beeline, Vietnamobile trong năm 2009 cũng đã tạo thêm sự lựa chọn mới cho người dùng Việt, tạo đà phát triển ở những năm tiếp theo, đặc biệt là năm 2010.
Năm 2010 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và dự kiến năm 2014 sẽ có 2,8 tỷ thuê bao băng rộng di động.
II. Khái quát lĩnh vực kinh doanh của ngành
1. Sản phẩm của ngành
Ngày đầu thành lập(1992-1993),ngành mới cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu liên lạc : dịch vụ điện thoại di động trả tiền sau. Sau đó 1 vài năm,khi mà số lượng các thuê bao không ngừng tăng lên thì ngành cung cấp thêm dịch vụ điện thoại di động trả tiền trước ( sim ,thẻ điện thoại).Có thể nói việc cung cấp dịch vụ trả sau đã làm tăng tính linh hoạt cho việc tính cước,có nhiều lựa chọn phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau(học sinh ,sinh viên ,công nhân viên chức,nông dân….).Ngoài ra ngành cũng đã cung cấp dịch vụ gọi điện thoại quốc tế phục vụ cho nhu cầu liên lạc với kiều bào nước ngoài,các đối tác quốc tế…
Đi song hành với các dịch vụ trên là các dịch vụ GTGT và nội dung số :Báo cuộc gọi nhỡ,chuyển vùng quốc tế,GPRS/MMS/WAP,dịch vụ nhạc chờ,dịch vụ giải trí truyền hình 8x,dịch vụ truy cập internet tốc độ cao 3G….Các dịch vụ trên ngày càng phát triển và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng cũng như tăng doanh thu cho nhà mạng.Một vài năm trở lại đây các nhà mạng còn quan tâm và triển khai cung cấp các thiết bị đầu cuối viễn thông : máy điện thoại ,thiêt bị truy cập không dây….Đây là sự bắt tay giữa nhà mạng và các nhà cung cấp nhằm đưa đến cho khách hàng 1 sản phẩm trọn gói.
2. Phục vụ nhu cầu gì?
Trước đây, khi mới ra đời mục đích chính của ngành chỉ là phục vụ nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin, tuy nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển, nên nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn. Các nhà cung cấp mạng đã đa dạng hóa sản phẩm cung cấp. Ngoài mục tiêu chính trên họ đã cung cấp thêm nhiều tiện ích như các dịch vụ giải trí như: game, nhạc chờ… Sau đó là lướt web, tìm kiếm thông tin…Ngành ngày càng đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
Tiếp theo để hiểu rõ hơn về ngành chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm chung về cung cầu ngành
Về phía cung: hiện tại, ngành viễn thông di động Việt Nam có 8 nhà cung cấp mạng (vinaphone, mobifone, viettel, beeline, vietnammobile, Sfone, EVN, Đôngdương mobile), số lượng các nhà mạng khá cao, trong khi đó chúng ta không biết có thêm nhà mạng nào gia nhập vào ngành nữa ko. Cùng với đó, các sản phẩm ngành càng đa dạng, phong phú chất lượng sản phẩm được cung cấp ngày càng được nâng cao nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng
Về phía cầu do Việt Nam là 1 nước có dân số đông và cùng với sự phát triển của xã hội nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng gia tăng. Do cơ chế mở cứa số lượng các nhà cung cấp mạng cao nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Cùng với đó nhu cầu ngày càng đa dạng nên cầu của Việt Nam đang tăng. Tuy nhiên do chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ nên xuất hiện tình trạng mua sim rác tràn lan khiến các nhà cung ứng khó có kiểm soát được.
III. Phân tích môi trường kinh doanh: xác định các cơ hội và nguy cơ.
Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi truờng khác nhau( môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung ứng, nhà phân phối…) và xác định các cơ hội hoặc đe dọa đối với doanh nghiệp của họ
1. Phân tích môi trường vĩ mô
Các yếu tố bên ngòai ảnh hưởng chung tới nhiều ngành kinh doanh, mỗi yếu tố lại có những tác động khác nhau tới họat động kinh doanh.
1.1. Các yếu tố kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của 1 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thóai, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Khi nền kinh tế trong nứoc phát triển, tăng trưởng kinh tế cao, sự tăng lên của thu nhập dẫn tới cầu của ngành tăng. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một nước có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008 là năm nền kinh tế của thế giới nõi chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, nó đã tác động mạnh tới ngành. Tuy nhiên đến năm 2009, ngành đã bứt phá dựa trên sự khôi phục của kinh tế trong nước và thế giới. Năm 2009 được xem là năm ngành Viễn thông Việt Nam có nhiều sự kiện nổi bật, trong đó có nhiều sự kiện được xem là bước ngoặt, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của CNTT-TT Việt Nam. Được trông đợi và gây ấn tượng nhất là sự kiện công nghệ 3G lần đầu tiên chính thức ra mắt tại Việt Nam.
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....Ví dụ như tiền lương tối thiểu của chính phủ đưa ra lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng thấp nhất là 12,3% vào năm 2010. Chính điều này sẽ tác động tới mức sống của người dân, thu nhập của họ tăng, nhu cầu trao đổi thông tin càng tăng, dẫn đến sự phát triển của ngành.
1.2. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp.
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Việt Nam là một nước được đánh giá cao về sự ổn định chính trị . Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các đạo luật liên quan Các quy định của chính phủ,Bộ thông tin và truyền thông có liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành.Cụ thể là:
Văn bản số 2546/BTTTT-VT ngày 14/8/2009 về quản lý thuê bao trả trước,quy định:từ 1/1/2010,khách hàng sử dụng di động trả trước không đăng ký thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính xác sẽ bị chấm dứt hoạt động.Quy định này sẽ giúp giảm số lượng thuê bao ảo,từ đó nâng cao khả năng quản lý của nhà cung cấp dịch vụ
Theo quy định của các thông tư số 29-35/2009/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông:giá cước dịch vụ giảm 30% so với giá cũ kể từ 15/1/2010.
Mức giá 550 đồng/phút được áp dụng với cước kết nối trực tiếp giữa mạng quốc tế và mạng nội hạt hoặc mạng quốc tế và mạng di động.
Hai mạng di động kết nối trực tiếp với nhau có giá cước 500 đồng/phút; còn mạng nội hạt và mạng di động kết nối trực tiếp với nhau sẽ có giá 415 đồng/phút.Mức giá 270 đồng/phút được tính khi mạng di động và mạng nội hạt kết nối trực tiếp với nhau hoặc mạng đường dài trong nước kết nối trực tiếp với mạng nội hạt.
Các mức cước này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và không phân biệt giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm.
Việc giảm giá giúp các nhà cung cấp thu hút thêm khách hàng.Tuy nhiên,khi cả 8 nhà cung cấp cùng giảm giá thì giá cước không còn là lợi thế cạnh tranh nữa.Khi đó các nhà mạng phải tạo cho mình những vũ khí cạnh tranh mới. Hai trong số đó được cho là dịch vụ gia tăng và chăm sóc khách hàng
Ngày 22/4, lãnh đạo Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với tất cả các mạng thông tin di động để lấy ý kiến lần cuối cho dự thảo thông tư quy định về khuyến mãi dịch vụ di động. Điểm quan trọng của dự thảo là các mạng di động không được khuyến mãi vượt quá 50% giá trị hàng hóa trước thời điểm khuyến mãi.
Chẳng hạn, với một bộ SIM trả trước có mức giá SIM là 50.000 đồng,nhà mạng sẽ không được khuyến mãi quá 75.000 đồng (100% số tiền thực bỏ ra và 50% khuyến mãi). Trong trường hợp các mạng di động bán SIM kèm máy điện thoại cũng phải áp dụng hình thức tính này. Nếu như vậy, sau thời gian tới, các mạng di động sẽ phải điều chỉnh hàng loạt chính sách khuyến mãi đối với SIM mới của mình Cũng theo đó, đối với thuê bao trả trước và trả sau, các mạng chỉ được khuyến mãi không quá 90 ngày/năm và khuyến mãi không quá 45 ngày/lần.Dự kiến dự thảo sẽ có hiệu lực từ 1/7/2010
Quy định nhằm khuyến khích các nhà cung cấp cạnh tranh bằng chiến lược dịch vụ và tối ưu hoá hoạt động của mình để giảm giá và giảm cước
1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội
Trong thời gian chiến lược trung và dài hạn đấy là loại nhân tố thay đổi lớn nhất. Những lối sống mới tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cho nhiều nhà mạng. Ví dụ như Beeline họ đã sử dụng phương pháp phân khúc thị trường tập trung chủ yếu vào khách hàng trẻ. Những nghiên cứu thị trường viễn thông cũng chỉ ra, giới trẻ là đối tượng khách hàng dễ thay đổi, nhất là với những sinh viên, học sinh còn phải tính toán chi tiêu hàng tháng. Thực tế, không có một “cây đũa thần” nào có thể tạo ra giải pháp chung cho sự phát triển của các mạng di động mới. Trong bối cảnh đó, hai mạng di động mới là Vietnamobile và Beeline đã bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống, tìm lối đi riêng khi miếng bánh thị phần của mình đang ngày một thu hẹp.Không những thế, người tiêu dùng còn có niềm tin vào nhà mạng mình chọn, họ bảo vệ quan điểm của mình khi chọn mạng, họ coi mạng họ lựa chọn là một sự đánh dấu đẳng cấp của chính bản thân họ.
1.4Các yếu tố dân cư
Dân số là yếu tố có tác động mạnh mẽ tới tất cả các ngành trong đó có ngành cung ứng dịch vụ viễn thông di động. Quy mô dân số quy định một cách cơ bản tiềm năng của thị trường. Ở Việt Nam, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 dân số của Việt Nam là 85.789.537 - một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư hiện tại và tương lai. Nhu cầu sử dụng mạng viễn thông di động của nước ta ngày càng tăng nhanh chóng. Theo công bố của Bộ thông tin –truyền thông vào cuối năm 2009, ở nước ta đã có 130,4 triệu thuê bao điện thoại với hơn 85% thuê bao di động, tức khoảng 110.84 triệu thuê bao di động
Xét về mặt cơ cấu độ tuổi thì lứa tuổi từ 18 đến 65 là khu vực thị trường tiềm năng của ngành, chiếm khoảng 80% thị phần sử dụng mạng viễn thông của nước ta. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì đây là lứa tuổi chủ yếu bao gồm sinh viên, những người đi làm với nhu cầu trao đổi thông tin và liên lạc là rất lớn. Mặt khác, cơ cấu dân số nước ta là dân số trẻ với số dân trong độ tuổi lao động lớn, tạo nên một thị trường tiềm năng quy mô lớn. Các nhà cung cấp cần có những chính sách và chiến lược phù hợp để khai thác hiệu quả hơn khu vực này.
Từ một khía cạnh khác, trên góc độ cơ cấu ngành kinh tế thì công nghiệp và dịch vụ là hai ngành có nhu cầu về thông tin viễn thông nhiều nhất. Các nhà kinh doanh mạng di động luôn chú ý đến điểm này trong chiến lược kinh doanh của mình với những chính sách và ưu tiên thích hợp. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu viễn thông liên lạc của các ngành này lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết, đây là thời đại của thông tin- thông tin trở thành yếu tố chủ đạo quyết định sự thành công của các doanh nghiệp vì vậy đẩy nhanh tốc độ truyền và thu thập thông tin là yếu tố sống còn với các ngành, các doanh nghiệp.
Trước đây, các thành phố và các khu đô thị là khu vực thị trường chủ yếu của ngành dịch vụ viễn thông di động do kinh tế phát triển, đời sống dân cư cao, nhu cầu trao đổi nhiều, nhu cầu sử dụng điện thoại ở đây cao hơn và khả năng chi trả của người dân cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay họ đã bắt đầu chú ý hơn đến khu vực nông thôn, vùng trung du, miền núi. Những hình thức chủ yếu là cung cấp điện thoại miễn phí hoặc đưa ra những chương trình ưu đãi lớn cho khách hàng ở vùng này, nhằm thu hút khách hàng, vì đây là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai. Ví dụ, nếu như trước kia, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu do hai nhà mạng lớn là VNPT và Viettel cung cấp thì hiện nay đã thu hút được không ít các nhà mạng khác như Sphone, Beeline,… thì VNPT và Viettel, dựa vào kinh nghiệm đi trước, khả năng hùng mạnh về tài chính, sự tin tưởng của khách hàng đã dần chuyển sang khai thác thêm thị trường ở nông thôn, miền núi,.. thông qua các chương trình khuyến mại mở rộng của mình.
1.5 Các yếu tố công nghệ
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay đã tác động tới hoạt động trong ngành. Với sự kiện Việt Nam phóng thành công tàu Vinasat1 đã giúp chúng ta phát triển ngày càng tốt các dịch vụ ứng dụng đặc biệt là sóng di động. Hiện nay các công nghệ 2G, 3G ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Triển khai 3G sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng trong đời sống kinh tế xã hội cần đến băng thông rộng và góp phần phổ cập dịch vụ điện thoại cho tất cả người dân, nhằm giảm khoảng các phát triển về viễn thông giữa các vùng miền trong cả nước. Thế giới cũng đang tiến tới thế hệ 4G, một sự phát triển vượt bậc của công nghệ 3G, mang cho người dùng nhiều tiện ích hơn. Chúng ta sẽ mong rằng 4G sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam.
2. Phân tích môi trường ngành
Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
2.1 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Các nhà cung cấp cho ngành dịch vụ viễn thông di động hiện nay ở Việt Nam còn khá ít, đa phần là công ty lớn do yêu cầu đòi hỏi của ngành viễn thông di động là vốn lớn, công nghệ cao.
Trước tiên phải nói tới công ty Cổ phần viễn thông tin học Bưu điện ( CT-IN) . Hiện nay, công ty CT-IN là đơn vị số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông như các trạm BTS trong thông tin di động, các thiết bị truyền dẫn quang và viba, thiết bị tổng đài, thiết bị truy nhập, ... Cho đến nay, CT-IN đang chiếm thị phần lớn trong VNPT. Với Dự án mạng di động (ba mạng VINAPHONE và MOBIFONE và SPT), công ty đã lắp đặt 90% mạng di động VINAPHONE và 50% mạng di động MOBIFONE (bao gồm BTS, BSC, MSC và truyền dẫn).
Tiếp theo là Công ty CP Công nghệ viễn thông PTZ. Được thành lập với sự tham gia của các doanh nghiệp uy tín bao gồm: Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Bưu điện (Tập đoàn VNPT), Công ty CP Tài chính Bưu điện (Tập đoàn VNPT) và Tập đoàn ZTE ( Trung Quốc), hơn một năm qua, PTZ đã xây dựng được hình ảnh ấn tượng trên thị trường.
Ngoài ra còn có thể kể tới các công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông, tập đoàn Huawei Technologies Co Ltd, công ty VMS, VDC, …
Với số lượng nhà cung cấp ít và quy mô nhà cung cấp lớn, có thể thấy các nhà cung cấp có áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán đối với ngành ,doanh nghiệp viễn thông di động là khá lớn, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành. Sản phẩm của các nhà cung cấp là các trạm thu phát tín hiêu BTS. Đây là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao và đầu tư lớn, thời gian sủ dụng lâu dài. Vì vậy, khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấplà thấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là khá cao. Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Việc tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp của các doanh nghiệp tuy rất dễ dàng nhưng xét về khả năng thay thế và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp, có thể thấy quyền lực đàm phán của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là không cao, có rất ít doanh nghiệp muốn chuyển đổi nhà cung cấp của mình.
2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Hiện nay, kinh tế nước ta đang vào giai đoạn phát triển cao, đời sống của người dân có nhiều cải thiện đáng kể, vì thế nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông rất cao, phục vụ cho các công việc như liên lạc, giải trí…do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông di động là khá cao.Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ, Nhà phân phối.Tuy nhiên do đặc thù của thị trường viễn thông(hệ thống phân phối không phải là độc quyền) nên áp lực chủ yếu vẫn đến từ khách hàng lẻ-những người trực tiếp sử dụng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp. Với hầu hết khách hàng , đòi hỏi của họ là khá cao, họ cần những dịch vụ tốt nhất nhưng với một giá rẻ. Chính vì vậy áp lực với nhà cung cấp là khá lớn.
Về Quy mô và chi phí chuyển đổi:số lượng các nhà cung cấp đã lên con số 8(vinaphone, mobifone, viettel, beeline, vietnammobile, Sfone, EVN, Đôngdương mobile) nên khách hàng có nhiều lựa chọn nhà cung ứng,trong khi đó chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là rất nhỏ( gần như bằng 0) nên quyền lực đàm phán nghiêng về bên khách hàng.
Tầm quan trọng của khách hàng : số lượng khách hàng đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của nhà mạng.Với đặc trưng là chi phí sản xuất giảm dần theo quy mô( số lượng khách hàng) nên số lượng khách hàng la yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cua nhà mạng.trong khi đó miếng bánh thị phần ngày càng thu hẹp-à khách hàng đóng vai trò quan trọng.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, Nguyễn Mạnh Hùng, khẳng định: "Vẫn còn khoảng trên 20 triệu người chưa dùng di động, tương ứng với khoảng 30 triệu thuê bao, nếu tính cả số người dùng trên một số".
2.3- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dung. Sản phẩm thay thế đe dọa về việc thay đổi tương quan giá cả chất lượng.
Trong ngành viễn thông di động, hiện tại có nhứng sản phẩm thay thế sau:
Thư từ, điện báo: Đây là lọai hình cổ nhất, lâu đời nhất của truyền tin. Mặc dù không tiện lợi như sử dụng điện thoại nhưng nó có một lợi thế là rẻ, cùng với đó nó đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
Điện thoại cố định: điện thoại cố định là công cụ liên lạc hữu ích với vùng sâu, vùng xa thôn bản heỏ lánh. Với lợi thế, ít khi bị mất liên lạc như di động với giá cước phù hợp đây là một sản phẩm có áp lực với ngành viễn thông di động, đặc biệt là sự phát triển của điện thoại cố định không dây. Số thuê bao điện thoại cố định ở nước ta là khá cao, chiếm 85% tổng số thuê bao điện thoại.
Mạng Internet: Sự phát triển ngày càng không ngừng của mạng Internet, con người có thể trò chuyện hay nói chuyện trực tiếp với nhau trên máy tính. Có thể đây là sản phẩm có áp lực lớn nhất với ngành. Toàn quốc có gần 6 triệu thuê bao Internet quy đổi với gần 19,5 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 23% dân số sử dụng Internet.Đây là một số lượng lớn, và con số này ngày càng gia tăng theo từng năm.
2.4 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp Vinaphone, Mobifone, Viettel. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khỏan 5-10%/năm doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng tương đương., cùng với cơ chế mở cửa của chính phủ nên có rất nhiều nhà cung cấp mạng muốn tham gia vào ngành. Hiện tại có rất nhiều nhà mạng quốc tế đang muốn nhảy vào thị trường viễn thông di động Việt Nam, điều này đe dọa các nhà mạng trong nước. Họ cần phải mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mới có thể cạnh tranh với những đối thủ của nuớc ngoài.
2.5 Áp lực cạnh tranh nội bộ
Thị trường viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt, các nhà mạng liên tục đưa ra những chiêu khuyến mại đặc biệt để lôi kéo khách hàng, gây áp lực tới những nhà mạng khác. Đó là áp lực đến từ chính 8 nhà mạng hiện đang hoạt động.
Đây có thể nói là 1 nghành mũi nhọn trong sự phát triển của nền kt VN,đóng góp 8-10% GDP ,tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao 50-70%,tỷ lệ lợi nhuân lớn nêncác nhà mạng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tăng thị phần đè bẹp đối thủ
Cấu trúc nghành tập trung chủ yếu ở 2 nhà mạng là VNPT và VIETTEL-à áp lực tập trung ở 2 nhà mạng này(VNPT chiếm 50% Viet chiếm 40%). 2 nhà mạng này thuộc về quản lý của nhà nước, được nhà nước bảo hộ, nên tiếng nói của 2 nhà mạng này là khá lớn, gây áp lực tới các nhà mạng còn lại
IV Định hướng hướng tới trong tương lai.
Mục tiêu trước tiên của ngành là phát triển mạng lưới cột phát và thu sóng toàn quốc, ở tất cả vùng miền cả vùng sâu vùng xa. Nâng cao chất lượng sóng, tránh tình trạng mất sóng vào những ngày lễ tết.
Mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đa dạng hóa những tiện ích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Giảm giá cước dịch vụ cho khách hàng.
Tăng chất lượng chăm sóc khách hàng, giảm thiểu những khiếu nại từ khách hàng
Phát triển ngày càng rộng mạng lưới 3G.
Phát triển ra các quốc gia trong khu vực. Ví dụ như Viettel đã đầu tư 250 triệu USD ra nước ngoài, chủ yếu là tại Lào và Campuchia. Ngoài ra có một số quốc gia khác như Cộng hòa Haiti, Bangladesh.
Trong tương lai, chiếc máy điện thoại sẽ tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành "máy thông tin số", được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc... Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.
V. Chính sách phát triển ngành viễn thông di động
Chìa khóa thành công: ngành viễn thông di động là ngành cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Chỉ cần một ảnh hưởng nhỏ tới một khách hàng có thể lôi kéo thêm những khách hàng khác. Nên để một mạng di động có thể trụ vững trên thị trường, hình tượng đối với khách hàng là khá quan trọng
Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, chất lượng sóng phải tốt, chương trình khuyến mãi phù hợp và thêm vào đó chính là chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà mạng.
Để đáp ứng kịp thời sự thay đổi trong về nhu cầu của khách hang thì R&D cũng đóng vai trò quan trọng.Nó sẽ giúp ngành đi đúng hướng
Công nghệ cũng là một trong các chìa khoá thành công của ngành. Để cung cấp ngày càng nhiều hơn các dịch vụ chất lượng cao cho người tiêu dung đòi hỏi ngành phải có những đổi mới về công nghệ
Ngành dịch vụ viễn thông là một trong những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn.Vì vậy năng lực tài chính cũng đóng góp quan trọng cho sự thành công của ngành
1. Chính sách mở cửa
Với chính sách mở cửa như hiện nay của Việt Nam các doanh nghiệp viễn thông trong nước có nhiều cơ hội kinh doanh mới, cơ hội đầu tư trang bị thiết bị công nghệ mới, hiện đại, tiết kiệm được vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế. Hội nhập, viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên thế giới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng.
2. Tăng cường đầu tư viễn thông, nâng cao cơ sở hạ tầng:
Năm 2009 là năm đánh dấu nhiều thành công của viễn thông di động Việt Nam, với sự xuất hiện của 3G. Ngày 12.10.2009, VinaPhone đã khai trương mạng 3G đầu tiên tại Việt Nam và 2 tháng sau đó, ngày 15.12.2009, MobiFone cũng đã chính thức cung cấp các dịch vụ 3G, tạo bước ngoặt mới của ngành viễn thông, đưa Việt Nam gia nhập gia đình viễn thông công nghệ cao thế giới. Về mặt nguyên tắc 3G sẽ tạo ra băng thông rộng tốc độ cao, được coi là giải pháp tối ưu chống nghẽn mạng, tăng doanh thu, đồng thời mở ra cơ hội cho sự phát triển của nhiều nhóm dịch vụ gia tăng hấp dẫn trên thiết bị di động, góp phần kích thích phát triển kinh tế.
3. Đầu tư cho dịch vụ viễn thông quốc tế
Hiện nay, các nhà mạng lớn của Việt Nam đang đua nhau đầu tư ra nước ngoài điển hình như: VNPT và Viettel. Lãnh đạo VNPT tuyên bố sẽ đẩy mạnh đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ra nước ngoài với mục tiêu chiếm khoảng 25% doanh thu của toàn tập đoàn trong 5 năm tới. Còn Viettel lại đang đầu tư mạnh vào Lào và Campuchia. Đầu tư cho dịch vụ viễn thông quốc tế nhằm đưa lại lợi nhuận cao và khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế. VNPT đã đặt ra mục tiêu đạt 15 tỷ USD doanh thu vào năm 2015 và có mặt trong top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất châu Á.
KẾT LUẬN
Qua các phân tích trên đây, có thể thấy, sự khởi sắc trên thị trường viện thông di động Việt Nam những năm qua cho thấy chính sách quản lý của nhà nước áp dụng là cơ bản đúng hướng. Việc trở thành thành viên WTO giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, đáng tin cậy hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường viễn thông di động Việt Nam đã có sự cạnh tranh, nhu cầu liên lạc và thông tin của các tầng lớp dân cư và toàn xã hội được đáp ứng tốt hơn với nhiều sự lựa chọn hơn. Thị trường dịch vụ di động sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Trong môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh và các vấn đề tranh chấp nảy sinh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Áp lực của quá trình cạnh tranh đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải có sự đổi mới và thích ứng mới có thể vận động đi lên. Các doanh nghiệp trong ngành cũng thực hiện những chiến lược riêng: các chương trình quảng cáo, khuyến mại,… để tìm ra con đường phát triển cho riêng mình. Các nhà khai thác di động đang sử dụng công cụ giá để tiến hành cạnh tranh. Việc liên tục giảm giá cước tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường di động. Tuy nhiên, cuộc chiến về giá cước dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ, tắc nghẽn mạng lưới và gia tăng khiếu kiện khách hàng. Điều này buộc cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bắt buộc và các cuộc kiểm tra, giám sát quy trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Nếu so sánh với các ngành dịch vụ, quá trình cạnh tranh trên thị trường viễn thông di động phần nào giúp các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam có kinh nghiệm hơn trong cạnh tranh quốc tế khi Việt Nam đã trở thành viễn chính chức của WTO.xu hướng phát triển của ngành viễn thông di động ở Việt Nam trong thời gian tới là sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường, cùng với đó là sự gia tăng của chất lượng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ.
Các phân tích trên đây của nhóm còn rất nhiều thiếu sót do trình độ phân tích còn hạn chế. Chính vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS.TS Nguyễn Kinh Thành, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trang web của bộ thông tin và truyền thông www.mic.gov.vn
Các bài báo của tạp chí kinh tế phát triển trang web www.ktpt.edu.vn
Số liệu cung cấp trên website của các nhà mạng như Vinaphone, Mobifone, Viettel…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25776.doc