Ưu tiên 5 - Bảo vệ và phát triển rừng. Thành tựu : Đã ban hành nhiều chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, chính sách phát triển rừng sản xuất, quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Đẩy mạnh việc giao khoán đất, khoán rừng cho các hộ và tập thể dân cư; Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Đưa độ che phủ rừng năm 2006 tăng 11% so với năm 1990, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh hiện nay đạt khoảng 40%. Hạn chế, tồn tại : Chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 mới đạt kế hoạch 63,4% (tái sinh rừng khoảng 1 triệu ha, trồng mới 2,17 triệu ha rừng); Rừng giàu, rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Chất lượng rừng suy giảm rất nhiều; Rừng ngập mặn vẫn bị thu hẹp dần và khai thác quá mức; Chiếm đất, phá rừng trái phép, lâm tặc còn xảy ra trầm trọng; Việc cho người nước ngoài thuê rừng 50 năm vừa qua của một số địa phương sẽ gây hậu quả khó lường; Tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay so với năm 1990 chỉ còn khoảng 60%, so với năm 1943 chỉ còn 37%. Ưu tiên 6 - Giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp. Thành tựu : Đã quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải ERO2, ERO3 đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng; Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu; Ban hành hệ thống Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xung quanh; Nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; An toàn và vệ sinh môi trường lao động có nhiều tiến bộ; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạt động thi công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường không khí. Hạn chế, tồn tại : Chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường không khí đô thị và công nghiệp còn chồng chéo giữa các bộ (Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế); Đầu tư cho hoạt động quản lý môi trường không khí còn ít, chưa hợp lý so với môi trường nước và chất thải rắn; Hệ thống quan trắc môi trường không khí, kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí còn yếu; Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và công nghiệp ngày càng gia tăng, ô nhiễm bụi trong không khí đô thị nước ta vào loại ô nhiễm nhất nhì trên thế giới, ô nhiễm các khí độc hại nhiều nơi đã tới mức hoặc vượt mức giới hạn cho phép; Chất lượng môi trường không khí trong nhà (nhà dân dụng, nhà công cộng và nhà sản xuất) chưa được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ; Ô nhiễm tiếng ồn giao thông, tai nạn giao thông còn xảy ra nghiêm trọng; An toàn và vệ sinh môi trường lao động công nghiệp còn bất cập. Ưu tiên 7 - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành tựu : Đã ban hành nhiều Nghị định, Quy định và Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn (CTR) và chất thải nguy hại (CTNH); Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị bình quân toàn quốc từ 70% đã tăng lên 80% trong 5 năm qua, tỷ lệ CTR được tái chế, tái sử dụng từ 10% đã tăng lên 20%; Đã đầu tư trang bị 43 lò đốt chất thải y tế và hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại, đáp ứng yêu cầu xử lý khoảng 50% chất thải y tế và chất thải công nghiệp nguy hại; Đã đầu tư xây dựng được một số khu liên hiệp xử lý CTR hiện đại ở các đô thị lớn. Hạn chế, tồn tại : Quản lý nhà nước về CTR còn chồng chéo và phân tán giữa các Bộ; Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đúng kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường còn thấp; Hoạt động tái chế, tái sử dụng CTR còn mang tính manh mún, tự phát; Tỷ lệ CTR còn bị chôn lấp ở các bãi chôn lấp không đảm bảo vệ sinh môi trường còn cao; Tỷ lệ thu gom, xử lý triệt để các chất thải nguy hại còn thấp; Quản lý chất thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở thành vấn đề bức xúc lớn.
22 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Bước vào thế kỷ XXI, khoa học công nghệ và kinh tế trên toàn Thế giới có sự phát triển một cách nhanh chóng, tiêu biểu như Mỹ, Trung Quốc, Nga Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh so với khu vực cũng như trên thế giới. Nhưng cùng với sự phát triển “chóng mặt” về kinh tế, Thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn về môi trường, xã hội bao gồm: Nghèo đói, mù chữ, bất bình đẳng giới, Ô nhiễm môi trường, Biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người và sự phát triển bền vững trên toàn Thế giới. Đặc biệt, Việt Nam là nước được dự đoán là một trong bốn nước sẽ bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Các thách thức về môi trường
Các thách thức trong các lĩnh vực khác
+ Biến đổi khí hậu toàn cầu
+ Suy giảm tầng ôzôn
+ Suy thoái ĐDSH
+ Suy thoái tài nguyên đất và hoang mạc hóa
+ Suy thái tài nguyên nước ngọt
+ Ô nhiễm bởi các chất thải nguy hại
+ Suy thoái môi trường và tài nguyên biển
+ Tăng dân số
+ Bất bình đẳng về thu nhập
+ Nghèo đói
+ Thất học
+ Dịch bệnh
+ Đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị
+ Nạn tham nhũng
Bảng 1.1: Các thách thức về môi trường, văn hóa-xã hội cho sự phát triển
(Nguồn:
Bảng 1.1: Các thách thức về môi trường, văn hóa – xã hội cho sự phát triền)
Nhận thấy những ảnh hưởng lớn kinh tế đến môi trường và xã hội và sự cấp thiết phải phát triển bền vững trên toàn thế giới, cùng với những kiến thức đã được học và tìm hiểu, nhóm 6 chúng em quyết định chọn đề tài “Phát triển bền vững”
Trước khi đi chuyên sâu tìm hiểu “Phát triển bền vững”, ta cần phải biết sơ qua về lịch sử Phát Triển bền vững trên toàn thế giới. Sau thế chiến thứ II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển ở những quốc gia phương tây, với chiến lược khai thác nhanh các nguồn tài nguyên không được tái tạo, nhằm thu được lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn, sự gia tăng dân số, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3 đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo gây nên tình trạng khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên, đói nghèo, gia tăng khác biệt xã hội. Những thách thức này đòi hỏi con người phải có những điều chỉnh về hành vi của mình với môi trường. ( hoàn cảnh lịch sử). Tháng 4/1968 tổ chức The Club of Rome được sáng lập. Tổ chức này đã công bố một số lượng lớn các báo cáo đề cập tới hậu quả tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên. - 6/1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường được tổ chức tại StockHolm, được đánh giá là hành động đầu tiên có sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết vấn đề môi trường. Năm 1984: Liên hợp quốc thành lập ủy ban môi trường và phát triển thế giới (World Commision on Enviroment and Development- WCED). Năm 1987: Uy ban môi trường và phát triển thế giới xuất bản báo cáo có tựa đề “tương lai của chúng ta”, lần đầu tiên công bố thuật ngữ phát triển bền vững, định nghĩa một cái nhìn mới về cách hoạch định và chiến lược phát triển lâu dài. Năm 1992 tại Brasil; Hội nghị về môi trường và phát triển đã đưa ra “Tuyên ngôn Rio” về môi trường và phát triển với sự có mặt của hơn 200 nước trên thế giới. Và cho đến hiện nay, phát triển bền vững là một vấn đề của toàn cầu
Về tổng quan phát triển bền vững:
Thứ nhất, chúng em sẽ bàn luận về khái niệm của phát triển bền vững. Xét về mặt thời gian, khái niệm của phát triển bền vững cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai... Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai". Hiện nay, tuy khái niệm về “Phát triển bền vững” còn nhiều điều gây tranh cãi, nhưng khái niệm về “Phát triển bền vững” của WCED được xem là phổ biến nhất.
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa trên hàm chứa hai ý chính: Khái niệm "nhu cầu", đặc biệt nhấn mạnh ưu tiên đến nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới; khái niệm hóa những hạn chế (khuôn định công nghệ và xã hội trong khả năng chịu đựng của môi trường) để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
(Nguồn: (14) )
Thứ hai, nguyên tắc PTBV đưa ra nhằm phục vụ cho việc xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với cộng đồng. Các quy định nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc PTBV, bao gồm 7 nguyên tắc: Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân: Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại về môi trường ở bất cứ nơi đâu xảy ra; không những vậy, nó cho rằng công chúng có quyền đòi hỏi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời với các sự cố môi trường. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ: là quyền cốt lõi của phát triển bền vững; việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại không phương hại đến nhu cầu của tương lai. Nguyên tắc này phụ thuộc vào sự áp dụng tổng hợp các nguyên tắc khác của sự phát triển bền vững. Nguyên tắc phòng ngừa: Ở những nơi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, phải có biện pháp ngăn ngừa đề phòng kể cả các biện pháp chi phí, khi chung ta còn nghi ngờ tác động môi trường của phát triển thì cần phải có biện pháp phòng ngừa tương ứng với mức độ tác động xấu nhất. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: Người gây ô nhiễm (doanh nghiệp, cá nhân, hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra.. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền. (Nguồn: (14) )
Thứ ba, nội dung của phát triển bền vững: Phát triển bền vững thực chất là sự phát triển có tính tổng hợp cao và có hệ thống. Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường theo hình dưới đây:
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế- xã hội và môi trường
(Nguồn: (2) : Hình 1.2: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường)
Mô hình trên đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của World Bank phát triển vào năm 1993 như sau:
Hình 1.3: Tiếp cận phát triển bền vững
(Nguồn: (2) : Hình 1.3: Tiếp cận phát triển bền vững)
Theo quan điểm này, phát triển bền vững là sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống: Kinh tế, môi trường và xã hội. Như thế, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ khác. Thông điệp ở đây thật đơn giản: Phát triển bền vững không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về môi trường-sinh thái, văn hoá-xã hội và kinh tế. Phát triển bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần phải nhận thức được rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau. Nói đến phát triển bền vững có nghĩa là tạo được sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là: Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải được duy trì một cách lâu dài. Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Đòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột. Sự bền vững về môi trường: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác.
Thứ tư, mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 17 mục tiêu, trong đó những mục tiêu bao gồm: Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi; Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững; Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi; Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái; Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người; Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người; Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới; Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia; Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững; Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững; Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó; Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững; Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học; Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp; Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Bộ tiêu chuẩn đo lường phát triển bền vững:
Chỉ số về sinh thái: Chỉ số này rất khó lượng hoá vì tuỳ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh tự nhiên trên từng lãnh thổ. Nói một cách tổng quát sự phát triển gọi là đạt chỉ tiêu này khi sự phát triển ấy vừa giải quyết được nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản trên lãnh thổ xác định. Để xác định chỉ tiêu này người ta thường dựa vào sự đa dạng sinh học, mức độ khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không có khả năng tái sinh
Chỉ số phát triển con người: Chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI) là thước đo tổng hợp về về sự phát triển của con người trên phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Chỉ số phát triển con người (HDI): HDI là một thước đo khá toàn diện làm phương tiện để so sánh sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Thông qua cấu thành của HDI để phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các khuyến cáo góp phần khắc phục tình trạng bất cập giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Phương pháp tính như sau:
HDI = (Ithu nhập x Igiáo dục x Ituổi thọ)1/3 (Nguồn: (2) )
Trong đó: Ithu nhập: Chỉ số thu nhập
Igiáo dục: Chỉ số giáo dục
Ituổi thọ: Chỉ số tuổi thọ
Cách tính các đại lượng trong HDI:
Ituổi thọ:
: Tuổi thọ trung bình thực tế, tối thiểu, tối đa
Igiáo dục:
: Năm học bình quân mỗi người thực tế, tối đa, tối thiểu
Inăm học hy vọng: Chỉ số năm học hy vọng
Xnăm học hy vọngmax , Xnăm học hy vọngmin , Xnăm học hy vọngthực : Năm học hy vọng cực đại, cực tiểu, thực tế
Ithu nhập
: Mức tối đa, số thiểu, thực tế của GNI bình quân đầu người
Chỉ tiêu xếp hạng HDI:
N: Tổng số nước xếp hạng HDI
Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế:
Ý tưởng cơ bản của nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế có khả năng cho
phép phúc lợi của con người tăng lên hoặc chí ít cũng phải được giữ nguyên. Chúng ta phải đánh giá các hoạt động kinh tế của chúng ta với sự quan tâm đến khả năng của hệ sinh thái. Để có thể đạt được những mục tiêu phát triển bền vững thì mỗi quốc gia và
trên toàn cầu phải thiết lập được 2 nền tảng công bằng: Công bằng giữa cùng một thế hệ; Công bằng liên thế hệ. Bền vững cũng phụ thuộc vào khả năng thay thế vốn tự nhiên (các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường) và vốn xã hội sản xuất và lao động. Công nghệ và sự thay đổi công nghệ là yếu tố sống còn trong lộ trình bền vững. Như vậy, một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó đầu tư vốn xã hội cho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúc lợi như thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái.
Sự bền vững của nền kinh tế: Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững khi đạt được những yêu cầu: Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện PTBV về kinh tế. Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu PTBV. Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. Ngoài GDP, tỷ lệ nợ công cũng là một tiêu chí trong việc đánh giá sự bền vững của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Sự bền vững của môi trường: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Đánh đổi sự bền vững
Việc phát triển kinh tế thường sẽ tác động không ít thì nhiều đến môi trường, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp nặng và luyện kim. Ảnh hưởng tác động từ việc thay đổi môi trường sống xung quanh ngoài ra do tác động đến việc xả thải không khí, chất thải ra môi trường, tác động đến ô nhiễm tiếng ồn,........Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi (trade-off) giữa hàng hoá dịch vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibility frontier-PPF). PPF là đồ thị biểu diễn những lựa chọn giữa hai kết quả mong muốn là hàng hoá dịch vụ và chất lượng môi trường của một nhóm người.
Hình 1.9: PPF của các nước phát triển và đang phát triển
(Nguồn: (2) : Hình 1.9: PPF của các nước phát triển và đang phát triển)
Ý nghĩa của đường PPF là giúp các doanh nghiệp chọn phương án phân bố nguồn lực một cách tối ưu trong tình trạng thực thế phải đánh đổi kinh tế với môi trường.
Tổng quan phát triển bền vững trên thế giới:
Sau hơn 30 năm kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới Stockholm
1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào
các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy vậy hiện trạng môi trường
toàn cầu được cải thiện không đáng kể. Môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch
phát triển kinh tế– xã hội. Dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác,
tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức “khí nhà
kính” v.v là những vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên toàn cầu.
Nghèo đói: Thế giới hiện này còn 1.2 tỷ người có mức thu nhập dưới 1 dola/ngày (24% dân số thế giới), 2.8 tỷ người dưới 2 dola/ngày (51 %).Hơn 1 tỷ người ở các nước kém phát triển không có nước sạch và phương tiện vệ sinh. Mục tiêu toàn cầu: Trong giai đoạn 1990-2015 giảm một nửa số người có thu nhập 1dola/ngày.
Thất học: 2/3 dân số mù chữ là nữ. Thế giới vẫn còn 113 triệu trẻ em không được đi học.
Sức khỏe: Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết. 1/3 số người chết ở các nước đang phát triển là do nghèo đói. Mỗi năm có 3 triệu người chết vì HIV/AIDS, trong đó có 0.5 triệu là trẻ em, mỗi ngày có 8000 người, 10s có một người chết.
Trong “tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững” năm 2002 của liên hợp
quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt có nguy
cơ toàn cầu là:“ Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hoá cướp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở nên dễ bị tổn hại hơn. Ô nhiễm không khí, nước và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu
người.” 5 năm gần nhất tính từ hiện tại là quãng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận. Kể từ đầu năm nay, nhiệt độ toàn cầu đã cao hơn 1,1oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, biến 2019 thành năm nóng thứ 3 trong lịch sử. Ước tính, mỗi ngày đảo Greenland mất đi 11 tỉ tấn băng tan trôi ra đại dương, tương đương thể tích của 4,4 triệu bể bơi chuẩn Olympic. Bên cạnh đó, nồng độ axit trong các đại dương cũng cao hơn 25% so với 150 năm trước, đe dọa môi trường sống không chỉ của sinh vật biển mà còn của con người.
Tổng quát về phát triển bền vững ở Việt Nam
Các quan niệm và lý thuyết phát triển bền vững chỉ mới được tiếp cận tại Việt Nam từ thập niên 1980, tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được Chương trình nghị sự 21 riêng của mình. Từ đó, phát triển bền vững được xem là tư tưởng chủ đạo định hướng các chính sách của Việt Nam. Cụ thể quyết định số 153/2004/QĐTTg về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã được ban hành cùng với quyết định 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia vào tháng 9/2005. Về phương hướng phát triển bền vững trong giai đoạn sắp tới, gần đây, vào tháng 4/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020 về kinh tế là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Chiến lược nhấn mạnh vai trò của chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Về tài nguyên môi trường, chiến lược đề ra mục tiêu chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng. Sự khác biệt giữa quan điểm PTBV ở Việt Nam là phát triển nhanh và bền vững, trong khi quan điểm phát triển bền vững trên thế giới là thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
Vùng nông thôn thường là đối tượng hướng tới của các nghiên cứu phát triển bền vững bởi tính dễ bị tổn thương do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Phát triển nông nghiệp bền vững là “cơ sở để bắt đầu thay đổi mô hình phát triển chung”
Về thành tựu phát triển bền vững của kinh tế và xã hội của nước ta: Đầu tiên, nền kinh tế nước ta đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Nhiều năm liên tục, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. GDP tăng bình quân trên 7% năm (từ năm 1991 đến năm 2007), năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,5%. Việt Nam cũng đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới.
(Nguồn: Bảng: Tăng trưởng GDP từ năm 1991- 2007 , )
(Nguồn: )
Tiếp theo, Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa đến nâng cao trình độ và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư. Đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập GDP bình quân/người của cả nước đã tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 là 2215 USD, năm 2017 là 2385 USD (Tăng 170 USD so với 2016), của năm 2018 là 2587 USD (Tăng 198 USD) so với năm 2017
(Nguồn: (23) )
Tuổi trọ trung bình của người dân Việt Nam tăng nhanh, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019. Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có nhiều tiến bộ. Cụ thể Đã ngăn chặn có hiệu quả và khắc phục nhanh một số bệnh dịch mới như SARS, cúm gia cầm, H1N1 được thế giới đánh giá cao; đẩy mạnh phòng chống HIV/AIDS. Sự nghiệp phát triển giáo dục - tạo có bước phát triển mạnh. Cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục và đào tạo ở các cấp được tăng cường. Nhiều tỉnh đã xây dựng được trường chuẩn quốc gia. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo tăng lên. Trong vòng 20 năm qua (Từ 1999 đến 2019), tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,0% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019). Cả nước có 95,8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Cuối cùng, đời sống văn hoá của nhân dân không ngừng nâng cao.
Nhưng song hành với những thành tựu còn là những hạn chế, thách thức về phát triển bền vững trong kinh tế và xã hội. Đối với kinh tế: Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa vững chắc: Tăng trưởng kinh tế đạt trong những năm gần đây là một thành tựu lớn,
nhưng tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố về vốn, lao động, khai thác tài
nguyên thiên nhiên... Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến nông sản và chế tạo tư
liệu sản xuất còn kém, chủ yếu vẫn là lắp ráp, gia công. Các yếu tố đem lại giá trị
gia tăng cao như khoa học, công nghệ chưa được khai thác và phát huy. Quy mô đầu tư ngày càng tăng, thể hiện ở tỷ lệ đầu tư trên GDP ngày càng cao, nhưng hiệu quả đầu tư, trình độ của nền kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn ở mức thấp, chưa tương xứng với đầu tư. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế còn thấp, lao động có tay nghề cao vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong lực lượng lao động. Hạn chế tiếp theo trong phát triển kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế nhanh làm ô nhiễm môi trường: So với các nước trong khu vực sản xuất công nghiệp của nước ta có quy mô còn rất nhỏ bé nên sự tác động gây ô nhiễm môi trường phần lớn đang ở phạm vi hạn chế gây suy thoái cục bộ trong ranh giới của vùng hẹp. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm của chúng ta hiện nay, để bảo đảm phát triển bền vững chúng ta đang đứng ở thời điểm không thể trì hoãn, bắt buộc phải xác
lập các bước đi thích hợp, thực hiện các biện pháp giải quyết và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Đối với xã hội: Còn tồn tại một sự chênh lệch khá rõ về điều kiện học tập, cơ
sở trường lớp giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. Tỷ lệ học sinh, sinh viên là con em các gia đình nghèo đi học đúng tuổi và học lên các cấp học cao đang có xu hướng giảm dần. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, mạng lưới y tế tuy được mở rộng, nhưng trang bị còn thiếu thốn, phân bố chưa hợp lý, chưa thuận tiện cho dân Ước tính mỗi năm có hàng vạn người nghèo phải vay lãi, bán gia cầm, gia súc hoặc tài sản cố định để trả viện phí. Vì thế, đối với người nghèo bị bệnh, nhất là các bệnh nặng đòi hỏi dịch vụ y tế chất lượng cao, là một rủi ro có thể đẩy họ vào bần cùng. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề xã hội nhức nhối do mặt trái của kinh tế thị trường đẻ ra, đặc biệt khi vai trò quản lý của Nhà nước còn yếu, khi việc thực thi kỷ cương phép nước chưa nghiêm, là tệ tham nhũng, buôn lậu, kể cả buôn bán phụ nữ và trẻ em, và những tệnạn xã hội khác như bạo lực gia đình, ma túy, mại dâm, kéo theo sự lây lan của bệnhHIV/AIDS... vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.
Về phát triển bền vững gắn liền với môi trường của nước ta. Thực trạng hiện nay: Xét về độ an toàn của môi trường, Việt Nam đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trên tổng số 117 nước đang phát triển. Nước ta thực hiện 9 ưu tiên, mỗi ưu tiên đều có thành tựu và thách thức; cụ thể như sau: Ưu tiên 1 - Chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất. Thành tựu: Về cơ bản đã bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp về đất đai; Tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên đất và quy hoạch lại sử dụng đất có hiệu quả và bền vững hơn; Thực hiện các chính sách và biện pháp chống thoái hóa đất, xa mạc hóa và ô nhiễm đất; Giao khoán rừng cho hộ gia đình, sản xuất theo mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển trồng cây trên sườn đất dốc, sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý đất theo lưu vực sông và đất ven bờ; Điều tra, xác định, phân loại và xử lý dần các kho và khu vực đất bị tồn lưu ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), bị ô nhiễm chất độc màu da cam và Dioxin tồn lưu từ chiến tranh. Hạn chế và tồn tại :Môi trường đất vẫn đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sạt lở, sụt trượt, mặn hóa, chua hóa, hoang mạc hóa, bị ô nhiễm do hóa chất BVTV và nguồn thải ô nhiễm từ công nghiệp; Bình quân diện tích đất trên đầu người dân ngày càng thấp, được xếp thứ 159 trên hơn 200 quốc gia trên thế giới và chỉ bằng khoảng 1/6 trung bình của thế giới; Trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã xâm chiếm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa đã tới mức báo động, có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia; Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng diện tích đất trồng lúa năm 2010 đã giảm 378,7 nghìn ha so với năm 2000; Dự báo từ nay đến năm 2030, nhu cầu chuyên đổi đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác tiếp tục tăng thêm khoảng 500 nghìn ha nữa. Ưu tiên 2 – Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. Thành tựu: Vấn đề này rất được quan tâm vì Việt Nam bị xếp vào các quốc gia thiếu nước. Tổng lưu lượng nước bình quân đầu người Việt Nam là 4400 m3/người/năm, trong khi bình quân thế giới là 7400 m3/người/năm; Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006, đã phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Hoàn thành việc lập bản đồ Atlas điện tử và bản đồ dạng số các lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, suối Việt Nam (khoảng 2.600 sông, suối); Lập các quy hoạch sử dụng tài nguyên nước bền vững đối với các lưu vực sông chính của các vùng; Đang triển khai một số đề án: Đề án kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, Đề án bảo vệ các nguồn nước ngầm ở các đô thị lớn, Đề án theo dõi kiểm kê khai thác sử dụng nước đầu nguồn của lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long; Đề án BVMT 3 lưu vực sông: Đồng Nai – Sài Gòn, sông Cầu, Nhuệ - Đáy.v.v Hạn chế, tồn tại : Đầu tư kinh phí cho công tác điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; Mạng lưới các điểm quan trắc, điều tra tài nguyên nước còn thiếu; Các đề án BVMT các lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Cầu, Đáy – Nhuệ được triển khai chậm vì thiếu kinh phí và năng lực tổ chức quản lý còn bất cập; Nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, nhiều dòng sông trước đây có chất lượng nước thuộc loại A, nay đã suy thoái trở thành nước loại B, một số đoạn sông đã trở thành sông “chết”, úng ngập đô thị ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Theo TS. Nguyễn Thái Lai (Thứ trưởng Bộ TN&MT): “Trên phạm vi cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy cung cấp nước sạch cho các đô thị với công suất thiết kế 5,4 triệu m3/ngày đêm, nhưng công suất khai thác chỉ đạt 4,5 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ thất thoát cấp nước sạch ở các đô thị hiện nay khoảng 30%, cá biệt có đô thị bị thất thoát nước tới 40%, khoảng 30% dân số đô thị hiện nay chưa được tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước sạch”.Ưu tiên 3 - Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bền vững tài nguyên khoáng sản. Thành tựu : Đã ban hành nhiều chính sách có liên quan: Luật khoáng sản, Luật thuế tài nguyên, các Quy định về phí bảo vệ và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, v.v Khai thác khoáng sản đã có nhiều đổi mới về công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và BVMT, đặc biệt là đối với khai thác than; Trong quản lý đã thực hiện khâu phục hồi hoàn trả môi trường đất, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái khu vực sau khai thác; hạn chế tối đa làm xáo trộn cuộc sống của người dân địa phương; Hạn chế bớt nạn khai thác khoáng sản kiểu “thổ phỉ”; Giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô. Hạn chế, tồn tại : Nhiều loại khoáng sản chủ yếu đã khai thác quá mức, đang dần cạn kiệt; Trữ lượng than Quảng Ninh chỉ còn khai thác trong khoảng 30 năm nữa; Trữ lượng dầu ngoài khơi chỉ còn khai thác khoảng 20 năm nữa; Cấp phép khai thác khoáng sản còn chồng chéo, tùy tiện và nhiều sơ hở, đặc biệt là việc cấp phép khai thác khoáng sản thuộc quyền quản lý của các địa phương; Hậu quả của tình trạng loạn khai thác khoáng sản đang gây tác hại khôn lường cả về kinh tế, xã hội và môi trường ở nhiều nơi; Xuất khẩu khoáng sản quá ồ ạt và nhiều tiêu cực trong quản lý xuất nhập khẩu khoáng sản. .Ưu tiên 4 - Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển. Thành tựu : Đã ban hành nhiều chính sách: Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam; Nghị định về quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển và hải đảo; Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo tại Bộ TN&MT; Phối hợp giữa các Bộ/Ngành và địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý biển và hải đảo từng bước được kiện toàn hơn; Đã tiến hành một số dự án có hiệu quả như Dự án Xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển; Dự án thống kê, phân loại, đánh giá tài nguyên thiên nhiên biển, hải đảo; Ứng phó, phòng chống sự cố tràn dầu. Hạn chế, tồn tại : Còn thiếu nhiều văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo; Năng lực tổ chức quản lý tài nguyên và BVMT biển còn hạn chế; Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ quản lý tổng hợp môi trường và tài nguyên biển và hải đảo còn thiếu và lạc hậu; Ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ có chiều hướng gia tăng, ô nhiễm dầu đã trở nên tràn lan, ô nhiễm kim loại nặng đã xảy ra ở một số nơi; Đa dạng sinh học biển có chiều hướng suy thoái.
(Nguồn: (25) )
Ưu tiên 5 - Bảo vệ và phát triển rừng. Thành tựu : Đã ban hành nhiều chính sách: Luật bảo vệ và phát triển rừng, chính sách phát triển rừng sản xuất, quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; Đẩy mạnh việc giao khoán đất, khoán rừng cho các hộ và tập thể dân cư; Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Đưa độ che phủ rừng năm 2006 tăng 11% so với năm 1990, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh hiện nay đạt khoảng 40%. Hạn chế, tồn tại : Chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 mới đạt kế hoạch 63,4% (tái sinh rừng khoảng 1 triệu ha, trồng mới 2,17 triệu ha rừng); Rừng giàu, rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Chất lượng rừng suy giảm rất nhiều; Rừng ngập mặn vẫn bị thu hẹp dần và khai thác quá mức; Chiếm đất, phá rừng trái phép, lâm tặc còn xảy ra trầm trọng; Việc cho người nước ngoài thuê rừng 50 năm vừa qua của một số địa phương sẽ gây hậu quả khó lường; Tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay so với năm 1990 chỉ còn khoảng 60%, so với năm 1943 chỉ còn 37%. Ưu tiên 6 - Giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp. Thành tựu : Đã quy định lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải ERO2, ERO3 đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phát triển giao thông công cộng; Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu; Ban hành hệ thống Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp, chất lượng môi trường không khí xung quanh; Nhiều cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; An toàn và vệ sinh môi trường lao động có nhiều tiến bộ; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạt động thi công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường không khí. Hạn chế, tồn tại : Chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường không khí đô thị và công nghiệp còn chồng chéo giữa các bộ (Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế); Đầu tư cho hoạt động quản lý môi trường không khí còn ít, chưa hợp lý so với môi trường nước và chất thải rắn; Hệ thống quan trắc môi trường không khí, kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí còn yếu; Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và công nghiệp ngày càng gia tăng, ô nhiễm bụi trong không khí đô thị nước ta vào loại ô nhiễm nhất nhì trên thế giới, ô nhiễm các khí độc hại nhiều nơi đã tới mức hoặc vượt mức giới hạn cho phép; Chất lượng môi trường không khí trong nhà (nhà dân dụng, nhà công cộng và nhà sản xuất) chưa được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ; Ô nhiễm tiếng ồn giao thông, tai nạn giao thông còn xảy ra nghiêm trọng; An toàn và vệ sinh môi trường lao động công nghiệp còn bất cập. Ưu tiên 7 - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành tựu : Đã ban hành nhiều Nghị định, Quy định và Quy chuẩn quốc gia về quản lý chất thải rắn (CTR) và chất thải nguy hại (CTNH); Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đô thị bình quân toàn quốc từ 70% đã tăng lên 80% trong 5 năm qua, tỷ lệ CTR được tái chế, tái sử dụng từ 10% đã tăng lên 20%; Đã đầu tư trang bị 43 lò đốt chất thải y tế và hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại, đáp ứng yêu cầu xử lý khoảng 50% chất thải y tế và chất thải công nghiệp nguy hại; Đã đầu tư xây dựng được một số khu liên hiệp xử lý CTR hiện đại ở các đô thị lớn. Hạn chế, tồn tại : Quản lý nhà nước về CTR còn chồng chéo và phân tán giữa các Bộ; Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đúng kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường còn thấp; Hoạt động tái chế, tái sử dụng CTR còn mang tính manh mún, tự phát; Tỷ lệ CTR còn bị chôn lấp ở các bãi chôn lấp không đảm bảo vệ sinh môi trường còn cao; Tỷ lệ thu gom, xử lý triệt để các chất thải nguy hại còn thấp; Quản lý chất thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở thành vấn đề bức xúc lớn.Ưu tiên Bảo tồn đa dạng sinh học. Thành tựu : Đã ban hành Luật ĐDSH (2008) và nhiều Nghị định, quy định về bảo tồn ĐDSH; Bảo tồn hệ sinh thái ở các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia (128 khu, chiếm 2,5 triệu ha, tăng 28% so với năm 2000, trong đó có 30 Vườn Quốc gia, 59 Khu bảo tồn thiên nhiên và 39 Khu bảo vệ cảnh quan), 2 khu di sản thiên nhiên thế giới; 16 khu bảo tồn ĐDSH biển và ĐDSH bảo vệ rừng ngập mặn, đất ngập nước; Bảo tồn và phát triển 6 khu dự trữ sinh quyển; Hạn chế, tồn tại : ĐDSH đang bị suy thoái, số loài trong sách đỏ bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ngày càng tăng; Rừng và các vườn quốc gia, khu bảo tồn bị xâm hại; Hiện nay 80% số rạn san hô ở biển nước ta thuộc loại ở tình trạng xấu, tỷ lệ số rạn san hô thuộc loại tốt trong thời kỳ 1994-1997 là 40%, trong thời kỳ 2004-2007 chỉ còn khoảng 15%. Tổng diện tích thảm cỏ biển hiện nay so với trước năm 1990 đã giảm đi khoảng 40-60%; Sự xâm hại của sinh vật ngoại lai nguy hiểm: ốc biêu vàng, rùa tai đỏ, cây mai dương v.v là đáng lo ngại. Ưu tiên 8 - Ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Thành tựu : Đã xây dựng và từng bước thực thi “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH” và “Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”; Nhiều Bộ đã xây dựng xong kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH (Bộ TN&MT, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT); Phát triển cơ chế phát triển sạch (CDM) trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Hạn chế và tồn tại: Nhận thức về BĐKH và phòng chống thiên tai còn thấp; Dự báo về tác động của BĐKH đối với nước ta và dự báo thiên tai còn hạn chế; Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai còn thiếu cụ thể.
Giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam: Về kinh tế, trong ngành công nghiệp, cần tập trung phát triển mạnh những ngành có lợi thế so sánh để tạo tích luỹ, thu hút lao động xã hội; Khuyến khích xuất khẩu, mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế, đồng
thời nhận thêm các nguồn vốn ODA và FDI, tạo môi trường cho người lao động
tiếp xúc với công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên
môn và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng và năng lực khai thác nguồn nhân
lực. Chú trọng đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp; giảm ô nhiễm môi trường; Quản lý KH&CN, nâng cao vai trò của KHCN trong việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ của các ngành, đồng thời tăng cường tiếp nhận, làm chủ và phát triển các công nghệ mới, hiện đại; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành Công nghiệp; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong ngành Công nghiệp. Trong ngành nông nghiệp, Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: đường giao thông, công trình thủy lợi, mạng lưới điện, nhà xưởng để lưu kho, bảo quản, chế biến Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, phát triển nghề rừng, nghề biểnĐồng thời, đẩy mạnh chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước; kết hợp giữa nông, lâm và ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm bảo vệ tài nguyên đất, nước và khí hậu; Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa, nhất là những mặt hàng có lợi thế: cà phê, cao su, chè, các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất, nuôi trồng và giữ gìn các nguồn gen quý hiếm. Gắn liền với phát triển phân bón hữu cơ phải sản xuất phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ phát triển nền nông nghiệp sinh thái.
Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Bao gồm: Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm bền vững tài nguyên khoáng sản; Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; Bảo vệ và phát triển rừng; Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp; Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; Bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần chống thiên tai; Thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đầu tư mới và cải tạo các hệ thống xử lý chất thải, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chú trọng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; nghiên cứu hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, ưu tiên ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ thân thiện với môi trường.
Phát triển xã hội: Xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo,đồng thời khắc phục tình trạng tái nghèo trên cả nước; Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; Tăng cho phúc lợi xã hội, xây dựng thể chế xã hội; Quan tâm chăm lo đời sống, sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tăng trình độ dân trí toàn dân
Tài liệu tham khảo
(1)
(2)
https://ditiep.com/tong-quan-ve-phat-trien-ben-vung/ (3)
(4)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng (5)
https://zingnews.vn/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-nam-2016-dat-hon-2200-usd-post709309.html (6)
https://cafef.vn/nam-2017-thu-nhap-binh-quan-moi-nguoi-viet-tang-them-170-usd-20171227172109943.chn (7)
(8)
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19440 (9)
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ty-le-dan-so-tu-15-tuoi-tro-len-biet-doc-biet-viet-tang-manh-post200335.gd (10)
(11)
(12)
(13)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng (14)
https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_development (15)
(16)
..\Downloads\Đánh-đổi-giữa-môi-trường-và-phát-triển-bền-vững.docx (17)
(18)
(19)
(20)
https://vietnam.un.org/vi/sdgs (21)
https://ditiep.com/phat-trien-kinh-te-ben-vung-la-gi/ (22)
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2011/04/07/t%E1%BB%95ng-quan-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2010-v-tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%8Dng-nam-2011/ (23)
(24)
https://baosuckhoecongdong.vn/viet-nam-dung-thu-4-trong-so-12-quoc-gia-gay-o-nhiem-moi-truong-bien-nhieu-nhat--133510.html (25)