Báo cáo Phát Triển Việt Nam 2011: Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên

TÓM TẮT 15 CHƯƠNG 1 18 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững 23 Biến đổi khí hậu 25 Quản lý tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng bền vững 27 Chương trình cải cách 30 Tài liệu tham khảo 32 CHƯƠNG 2 34 QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Tài nguyên đất đai và xu hướng biến động 35 Chính sách và thể chế 37 Chính sách đất đai 37 Thể chế 37 Các vấn đề tồn tại 39 Đổi mới để nâng cao hiệu quả 41 Tăng cường quyền sử dụng đất 41 Phát triển thị trường đất đai 42 Hiện đại hóa quản lý đất đai 43 Đổi mới để bảo đảm bền vững môi trường 50 Tăng cường quy hoạch sử dụng đất 47 Đổi mới để bảo đảm công bằng 49 Cải tiến quy trình thu hồi đất và đền bù giải phóng mặt bằng 51 Tài liệu tham khảo 52 CHƯƠNG 3 54 TÀI NGUYÊN NƯỚC Tài nguyên nước ở Việt Nam 55 Cung cấp các dịch vụ nước 57 Sử dụng nước cho mục đích sản xuất kinh tế 57 Những vấn đề quan trọng trong quản lý tài nguyên nướ 60 Bối cảnh thể chế, pháp lý và chính sách 60 An ninh nguồn nước 61 Các dịch vụ nông nghiệp và thủy lợi bền vững 61 Cung cấp tài chính và Cơ sở vật chất 61 Ô nhiễm và Suy thoái 62 Thiên tai 63 Biến đổi khí hậu 63 Chương trình cải cách 63 Sử dụng nước hiệu quả 64 Sự bền vững môi trường 66 Sự công bằng 67 Các biện pháp hỗ trợ Chương trình cải cách 68 Tài liệu tham khảo 69 CHƯƠNG4 72 QUẢN LÝ RỪNG Viễn cảnh thể chế 75 Viễn cảnh chính sách 75 Viễn cảnh kinh tế 75 Viễn cảnh xã hộ 78 Viễn cảnh đa dạng sinh học 80 Các vấn đề quan trọng trong ngành lâm nghiệp 82 Chương trình cải cách 83 Cải cách quản trị và thể chế 84 Cải cách tính hiệu quả 85 Cải cách về tính công bằng 88 Cải cách về tính bền vững môi trường 89 Tài liệu tham khảo 91 CHƯƠNG 5 94 TÀI NGUYÊN BIỂN Các vấn đề chính của ngành đánh bắt hải sản 97 Dư thừa năng lực đánh bắt và thiếu hiệu quả trong khai thác tài nguyên 2 99 Đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU)2 99 Thiếu dữ liệu và các điểm tham chiếu chính thức 99 Tính dễ bị tổn thương và sự công bằng 100 Những yếu kém trong chuỗi cung ứng 100 Con đường phía trước 99 Đánh bắt bền vững 101 Sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển 105 Tài liệu tham khảo 108 CHƯƠNG 6 110 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Tổng quan về ngành 113 Hiệu quả trong tạo điều kiện tiếp cận tài nguyên 110 Cấp quyền khai thác mỏ và nhượng quyền khai thác 114 Hiệu quả quản lý ngành và sự bền vững môi trường 116 Lý thuyết so với Thực tế: Quy trình Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội 118 Các tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội 119 Phát triển công bằng và Phân phối các dòng lợi ích 121 Phụ lục. Nghiên cứu tình huống cụ thể: ngành khai thác than 122 Tài liệu tham khảo 125 Phụ lục thống kê 128 Chú thích 154

pdf168 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát Triển Việt Nam 2011: Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8) ước tính thiệt hại kinh tế từ các tác động sức khỏe do điều kiện vệ sinh kém vào khoảng 262 triệu đô-la mỗi năm. Phần lớn thiệt hại này – không phải là toàn bộ - bắt nguồn từ các tác động do nước bị ô nhiễm. Các tác động y tế được chia thành chi phí chăm sóc sức khỏe, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh, và chết sớm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, hàng năm, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân gây ra gần 7 triệu trường hợp tiêu chảy, 2,4 triệu trường hợp bị ghẻ, nhiễm giun sán, viêm gan A và đau mắt hột, và 0,9 triệu trường hợp liên quan đến suy dinh dưỡng. Các bệnh này cũng gây ra hơn 9.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở trẻ em. Một tác động quan trọng thứ hai được đo lường trong nghiên cứu này là các chi phí kinh tế do chất lượng nước kém – yếu tố chỉ gián tiếp liên quan đến sức khỏe con người. Nghiên cứu này ước tính, các chi phí nói trên vào khoảng hơn 287 triệu đô-la mỗi năm, bao gồm chi phí xử lý nước bị ô nhiễm để sử dụng làm nước uống, các chi phí bổ sung để tìm kiếm nguồn nước được cải thiện, và thiệt hại năng suất trong ngành thủy sản. Tổng các chi phí bổ sung lên đến 780 triệu đô-la theo trích dẫn của Bộ TN&MT năm 2010.. 93 Vedan Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất bột ngọt. Điều tra cho thấy, tháng 9/2008, Vedan đã xả nước thải trái phép. Theo trang web của Bộ TN&MT, vụ kiện Vedan vẫn đang được tiếp tục. 94 Các mô hình đưa ra những kết quả rất khác nhau về dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với lượng mưa và quản lý nước. Khi chạy 14 mô hình khí hậu khác nhau, kết quả cho thấy, khả năng khí hậu ở Việt Nam trở nên khô hanh hơn hay ẩm ướt hơn vào năm 2050 là ngang nhau (Ngân hàng Thế giới 2010a). Chính phủ đã thông qua một kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức trung bình để làm cơ sở tiến hành quy hoạch và dự báo biến đổi khí hậu. Theo kịch bản này, tổng lượng mưa hàng năm sẽ tăng lên ở khắp mọi nơi tại Việt Nam. Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa dự kiến sẽ tăng trung bình 6,6% trong thế kỷ này, bao gồm mức tăng 10% trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Nếu điều này xảy ra, nó có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất ở vùng núi. Ngược lại, trong những tháng mùa khô, đặc biệt là ở miền Nam bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long, trung bình lượng mưa có thể giảm khoảng 20%, làm tăng nguy cơ hạn hán. "Thông số quy hoạch" của Việt Nam là mực nước biển dâng 1m vào năm 2100, phù hợp với kịch bản phát thải cao. Nếu không có biện pháp mạnh như gia cố đê điều, mực nước biển dâng 1m sẽ gây ra ngập lụt lớn (UNDP 2009). Cần Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 159 thận trọng khi áp dụng các thông số quy hoạch có xem xét đến mực nước biển dâng cực đại. Để so sánh, có thể lưu ý rằng, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (2007) đã dự báo rằng, chỉ dựa trên sự giãn nở nhiệt của nước biển thì đến năm 2010, mực nước biển dâng trung bình trên toàn cầu đã vào khoảng 26-59 cm. 95 Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật về phí bảo vệ môi trường liên quan đến nước thải (Nghị định 67/2003), cấp nước và thoát nước đô thị (Nghị định 117/2007, 88/2007 và 59/2007), quản lý lưu vực sông (Nghị định 120/2008), và quy trình vận hành liên hồ chứa (Nghị định 112/2008) 96 Các quyền đối với nguồn nước được quy định về khối lượng hoặc tỷ lệ nước mà một người có thể lấy. Các quyền này cũng có thể xác định, khi nào được lấy nước và lấy ở mức nào. Các quyền đối với nguồn nước bao gồm quyền ưu tiên tiếp cận nguồn nước mà một người có quyền có được so với những người có quyền khác. Xác định ưu tiên tiếp cận là một phương tiện để phân phối sự thay đổi trong nguồn cung nước từ năm này sang năm khác giữa các đối tượng sử dụng và các mục đích sử dụng nước khác nhau. Các quyền đối với nguồn nước có thời hạn cụ thể theo quy định. Các quyền đối với nguồn nước cũng có thể tạo ra quyền xây dựng các công trình cần thiết để lấy nước, sử dụng nước, và xác lập thời gian cung cấp nước. Tuy nhiên, ở một số khu vực, cần có những quy trình phê duyệt riêng để thực hiện các công trình cần thiết cho việc lấy nước, sử dụng nước, và tận dụng khả năng dẫn nước của lòng chảy. Cuối cùng, các quyền đối với nguồn nước cũng áp đặt trách nhiệm pháp lý đối với người có quyền nếu gây tổn hại cho những người có quyền khác. Các trách nhiệm này thường được áp dùng để bảo vệ các bên thứ ba, chẳng hạn như những người khác có quyền đối với nguồn nước, hoặc môi trường. Những trách nhiệm pháp lý này là một khía cạnh quan trọng trong thực thi các quyền đối với nguồn nước (Ủy ban Năng suất Ô-xtrây-lia 2003). 97 ADB 2010b. 98 Theo Liên minh châu Âu 2000. 99 Ngân hàng Thế giới 2006. 100ADB 2010a. 101Trang web của Bộ TN&MT báo cáo những phát hiện của một nghiên cứu do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Quốc hội thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng thi hành pháp luật về môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị và kinh tế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải, nói rằng các chính sách và văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước đã đặt một nền tảng cần thiết cho việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại các vùng đô thị và khu công nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, ô nhiễm vẫn ở mức nghiêm trọng tại nhiều nơi, gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế và đe dọa sức khỏe của người dân. Đó là do sự yếu kém trong việc thực thi pháp luật môi trường, mà trách nhiệm thuộc về các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương có liên quan. 102Quyết định 64/2003 về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm và quy định điều tiết và vận hành trong toàn bộ chính phủ là một thành tựu đáng kể. Nhưng đổi mới là cần thiết để cải thiện hiệu quả thực hiện. Đặc biệt, các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp hoặc một lĩnh vực là "chủ thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất" cũng chưa rõ ràng. Xem ICEM 2007. 103Tám nhóm ngành công nghiệp và một số tiểu ngành luôn được xếp ở hàng trên cùng của các chỉ số ô nhiễm. Vì vậy, có thể cải tiến đáng kể chất lượng môi trường và giảm ô nhiễm công nghiệp bằng cách tập trung nỗ lực kiểm soát ô nhiễm vào các tiểu ngành và nhóm ngành công nghiệp nói trên. Tám nhóm ngành công nghiệp bao gồm ngành hóa chất, ngành kim loại cơ bản, chế biến thực phẩm, da và các sản phẩm da, giấy và sản phẩm gỗ, dệt may, gốm sứ, sản phẩm và ngành công nghiệp khoáng sản phi kim (ICEM 2007). 104Nhiều tư liệu trên trang web của Bộ TN&MT cho biết, trong năm tháng đầu năm 2010, nước biển đã xâm nhập sâu vào đất liền đến 50-70 km. Khoảng 40% diện tích sản xuất lúa trong vùng đã bị ảnh hưởng bởi nước mặn, và một phần ba dân số nông thôn trong vùng không có đủ nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày. Ở một số tỉnh, nhiều kênh rạch đã khô cạn vì mùa khô nóng kéo dài. Mặt khác, tình trạng thiếu nước mặn để nuôi tôm cũng xảy ra do tỉnh quyết định đóng đường ống cung cấp nước mặn để cứu hơn 20.000 ha lúa trong tỉnh. Rõ ràng, cố gắng để đáp ứng nhu cầu nước ngọt của người trồng lúa lẫn nhu cầu nước mặn của người nuôi tôm là một việc hết sức khó khăn. 105Như trên. 106IWMI, FAO, và ADB 2009. 107ADB 2010a. 108Ngân hàng Thế giới 2006. 109Dự án Giảm nhẹ thiên tai ở Quảng Ngãi là một ví dụ. Dự án này xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm Quản lý và Giảm nhẹ thiên tai của tỉnh, sau đó khởi xướng và thực hiện hiệu quả cách tiếp cận quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM). Điều này chứng tỏ việc áp dụng rất thành công các hợp phần công trình, phi công trình và hợp phần dựa vào cộng đồng để bổ trợ lẫn nhau. Lập mô Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H160 hình lũ đã thuyết phục chính quyền về giá trị của một cách tiếp cận tổng hợp nhằm quản lý thiên tai, trong khi trước đây quan tâm chính của tỉnh chỉ là hợp phần công trình của các dự án. CBDRM cũng đã chứng tỏ giá trị của các cộng đồng khi họ được chuẩn bị và cung cấp nguồn lực để quản lý các rủi ro thiên tai ở địa phương thông qua một quá trình chuẩn bị, xây dựng các hành vi an toàn, cảnh báo đầy đủ và được trang bị các phương tiện cứu hộ, cùng với một số biện pháp công trình có chi phí thấp cho địa phương. Những chương trình như vậy cũng có thể xem xét các khía cạnh cụ thể hơn, chẳng hạn như dạy trẻ em cách sống chung với lũ, ví dụ như ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các chương trình an toàn như tổ chức các lớp học bơi và cung cấp các dụng cụ phao nổi có thể cứu sống nhiều trẻ em. 110Hỗ trợ kỹ thuật (VIE) 4689 của ADB hỗ trợ chuẩn bị và thí điểm thực hiện hướng dẫn áp dụng các cơ chế chia sẻ lợi ích trong các dự án thủy điện ở Việt Nam, Báo cáo Chính thức, tháng 12/2007. 109ADB 2010b. ADB 2010a; Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2010 bao gồm một phần trình bày chi tiết về quản trị nhà nước. 112Chỉ số Cạnh tranh Cấp tỉnh là hệ thống xếp hạng các tỉnh dựa theo khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh trong tỉnh. 113Hội đồng Tài nguyên nước Quốc gia do một Phó Thủ tướng chủ trì với sự tham gia của tất cả các bộ ngành liên quan đến nước. 114Các chủ thể khai thác kinh doanh dịch vụ nước cần linh hoạt hơn nữa khi kinh doanh trong một khuôn khổ điều tiết quản lý hướng tới bảo vệ cộng đồng, khách hàng, và môi trường. Đánh giá Ngành nước lưu ý rằng, thông qua Nghị định 117/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu dùng nước sạch, và Nghị định 88/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, chính phủ đã tạo ra khung pháp lý để thực hiện một quy trình cải cách quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước đô thị. Những cải cách này (theo Ngân hàng Thế giới 2006) nhằm mục đích bảo đảm rằng, nhà cung cấp dịch vụ được chính phủ trao quyền tự chủ lớn hơn trong quản lý và vận hành hàng ngày, dần dần thương mại hóa, thực hiện trách nhiệm giải trình và chịu sự kiểm soát điều tiết thích hợp, có yêu cầu pháp lý để giám sát hiệu quả hoạt động so với các chỉ tiêu hiệu quả mà chính phủ đặt ra từ đầu, thực hiện cải cách biểu phí dịch vụ để cải thiện khả năng thu hồi vốn và bền vững tài chính, và định hướng theo nhu cầu của khách hàng. ADB cũng khuyến cáo một chương trình để tăng cường các thông lệ kinh doanh và cơ sở tài chính của các công ty cấp nước (bao gồm việc giới thiệu hệ thống các chỉ số hiệu quả hoạt động, chuẩn so sánh, kiểm kê tài sản, hệ thống quản lý, và sử dụng năng lượng hiệu quả). Mục tiêu tổng thể là giúp các công ty cấp nước trở nên hiệu quả hơn và bền vững hơn về năng lực tài chính (ADB 2010a). Đánh giá Ngành nước cũng khuyến cáo chính phủ xem xét thành lập một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm quản lý các dịch vụ nước và vệ sinh và tích hợp các chức năng dịch vụ nước đô thị nhằm tận dụng lợi thế từ sự đồng bộ trong hoạt động và quản lý hành chính để giảm chi phí. 116ADB 2009. 117Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT số 2140/QĐ- BNN-KL ngày 9/8/2010, trích yếu Số liệu chính thức về đất rừng năm 2009. 118Bộ NN&PTNT 2009b. 179Quyết định của Bộ NN&PTNT số 2140/QĐ-BNN-KL. 120Lưu ý rằng chương này chủ yếu là sử dụng dữ liệu gần đây nhất về độ che phủ rừng (Quyết định số 2140), nhưng các dữ liệu gần đây nhất về cấu trúc lâm phần lại lấy từ Điều tra Rừng Toàn quốc năm 2005, do đó có sự thiếu nhất quán ở một vài số liệu (ví dụ như, diện tích rừng trồng ) do thời điểm khác nhau của các bộ số liệu. 121Nguồn số liệu: Bộ NN và PTNT, Quyết định số 2140/QĐ-BNN-KL. Tóm tắt các nhóm rừng chức năng: Rừng đặc dụng có mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn gien động thực vật, cũng như các địa điểm di tích lịch sử, môi trường, và văn hóa. Rừng phòng hộ nhằm mục đích bảo vệ rừng đầu nguồn, đất và môi trường. Rừng sản xuất là nguồn cung cấp các sản phẩm gỗ và phi gỗ, nhưng cũng có mục đích góp phần bảo vệ môi sinh. 122Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị San năm 1993; Bộ NN & PTNT, Quyết định số 1267/QĐ-BNN-KL ngày 4/5/2009 Công bố hiện trạng quản lý tài nguyên rừng quốc gia (đối với diện tích rừng ngập mặn trong năm 2008). 123Các thuật ngữ “đất trống” hoặc “đồi trọc” được sử dụng rộng rãi nhưng thực ra, đây là một trường hợp dùng sai từ vì hầu hết những nơi này vẫn có lớp phủ thực bì rậm và dày, bao gồm cả các thực vật thân gỗ lẫn các loại cỏ (McElwee 2009). 124Các Chương trình trồng rừng gồm có: Chương trình 327 năm 1992, Chương trình 556 năm 1996, và Chương trình 661 năm 1998. 125Bộ NN&PTNT, Quyết định số 2140/QĐ-BNN-KL. 126Bộ TN&MT 2009. 127Chính phủ Việt Nam 2001. 128Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 18/2007/QD- Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 161 TTg ngày 5/2/2007, về Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020. Các chương trình "phát triển" trong Chiến lược gồm có: I. Chương trình Quản lý và Phát triển Rừng bền vững; II. Chương trình Bảo vệ Rừng, Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Phát triển các Dịch vụ Môi trường; III. Chương trình Chế biến và Thương mại lâm sản. Các chương trình "hỗ trợ" trong Chiến lược gồm có: IV. Chương trình Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo, và Khuyến lâm; V. Chương trình Đổi mới Thể chế, Chính sách, Quy hoạch và Giám sát ngành Lâm nghiệp 129Ngân hàng Thế giới 2009. 130Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 661 / QĐ-TTg ngày 29/7/1998, về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng 131Các chỉ tiêu chính gồm có: trồng 5 triệu ha rừng (3 triệu ha rừng phòng hộ và 2 triệu ha rừng sản xuất) thông qua một loạt các cơ chế khuyến khích bằng tiền mặt (với rừng phòng hộ) và cho vay ưu đãi (với rừng sản xuất). 132Van der Poel 2007. 133Ngân hàng Thế giới 2010b. 134Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 100/QD-TTg ngày 06/7/2007, về sửa đổi và bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg (chương trình 5 triệu ha rừng); những sửa đổi chính bao gồm: sửa đổi các chỉ tiêu, phân loại lại rừng để giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất, và hoàn thiện các quy định giao đất giao rừng và cho thuê rừng. 135Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 147/2007/QD- TTg ngày 2007/10/09, về Chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015. 136Ví dụ như, các chính sách lâm nghiệp hiện nay vẫn còn khá tập trung, và các quy định thường quá phức tạp và quá chi tiết đến mức gây trở ngại cho việc áp dụng ở địa phương (Wode và Bảo Huy 2009); các cấp dưới vẫn phải giải trình lên trên, gây cản trở cho sự đổi mới và hiệu quả - những lợi ích mà quá trình phân cấp đem lại, năng lực quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ cho ngành lâm nghiệp ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế; nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát trực tiếp hầu hết diện tích rừng, tiếp tục quản lý hầu hết các khu rừng đặc dụng (85%) và rừng phòng hộ (70%) (Nguyễn Bá Ngãi, 2007); và nhiều khía cạnh kiểm soát tập trung vẫn tiếp tục tồn tại, ví dụ như trong các hình thức hạn ngạch khai thác và lựa chọn sử dụng đất – các quyết định về sử dụng đất của hộ sản xuất hầu hết được dẫn dắt bởi các biện pháp ra lệnh và kiểm soát, thay vì biện pháp khuyến khích kinh tế (Wunder và cộng sự, 2005). 137Theo Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự (2009), giữa các bộ ngành chưa có sự phối hợp đầy đủ để thiết lập một hệ thống thu thập dữ liệu tích hợp, chưa thu thập dữ liệu chuỗi thời gian một cách nhất quán, và một số trường hợp hoàn toàn không có dữ liệu. Ngoài ra, theo Muller và cộng sự (2006), mức độ chính xác của các số liệu rừng thay đổi từ 65-95%, tuỳ thuộc vào các yếu tố như phương pháp thu thập tổng hợp dữ liệu, tính phức tạp của địa hình, và tính đồng nhất của rừng. 138Ngân hàng Thế giới 2009. 139Ngoại suy dựa trên giá trị gỗ và các dịch vụ môi trường rừng, tính trên mỗi ha cho các loại rừng khác nhau, lấy từ báo cáo của ADB (2009), đồng thời dựa trên diện tích rừng theo FIPI năm 2005 ( Giá trị của các dịch vụ môi trường là 29.731 triệu USD, gồm có bảo vệ đất 1.822 triệu USD, điều tiết nước 3.545 triệu USD, hấp thu các-bon 24.364 triệu USD; và giá trị gỗ là 10.757 triệu USD. 140Ngân hàng Phát triển Châu Á 2009. 141Ngân hàng Thế giới 2009. 142Tại Việt Nam, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của các loài sinh trưởng nhanh trong các điều kiện phù hợp có thể vào khoảng 26 m3/ha (Ngân hàng Phát triển Châu Á 2001; Fraser 2003; Katila 2007). 143Người dân địa phương thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu kỹ thuật và thông tin về thị trường, do đó khó có thể sản xuất hiệu quả trên đất được giao (Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 2005); Swan 2010. 144Ví dụ: Tái trồng rừng đa dạng sinh học của CO2OL ( .de/CO2OL-Biodivers ity. 195.0.html?&L=1). 145GoV 2010a. 146Trong năm 2007 Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến thứ cấp, tính theo giá trị (ITTO 2009); năm 2010 Việt Nam có thể vượt lên vị trí thứ 6. 147Vietnam News 2009. 148Điều này thống nhất với kết quả tìm hiểu của Bộ NN&PTNT (2009c) từ một số doanh nghiệp có hiệu quả tài chính thấp. 149Ogle và Donnelly 2004. 150Karsentry 2006. 151Ngân hàng Thế giới 2009. 152Bộ NN&PTNT 2009c. Trong những năm gần đây, Ma- lai-xia là nước cung cấp lớn nhất các sản phẩm gỗ, tiếp theo là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H162 và Thái Lan. 153Theo Nguyễn Bá Ngãi (2007), các khu vực thích hợp cho trồng rừng – gần các thị trường tiêu thụ - là những địa điểm đã được giao đất hoặc chưa được giao đất nhưng bao gồm các khoảnh đất nghèo nằm rải rác ở nhiều nơi. Những khu vực lớn và tập trung thường nằm ở vùng sâu vùng xa và vùng núi, nơi điều kiện giao thông khó khăn và xa thị trường tiêu thụ. 154FAO 2009. 155Vietnam News 2009. 156FSC 2010. 157Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm của FSC xác nhận rằng, các sản phẩm từ các rừng được chứng nhận là đáp ứng tiêu chuẩn quản lý rừng có trách nhiệm của FSC không bị trộn lẫn với các sản phẩm từ các rừng không có chứng nhận vào bất kỳ thời điểm nào trong chuỗi cung ứng. 158EIA và Telapak 2008; Các xu hướng rừng 2009; Ngân hàng Thế giới 2010. 159Xem báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2010) để biết chi tiết về những hành vi sai trái khiến cho việc buôn lậu gỗ tiếp tục phát triển mạnh. 160Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự 2009. 161Sunderlin và cộng sự (2008) cho thấy hơn 70% các huyện có độ che phủ rừng cao cũng là các huyện có tỷ lệ nghèo cao. 162Trần Kim Long 2008; Sunderlin và Huỳnh Thu Ba 2005; Nguyễn Quang Tân và cộng sự 2008. 163Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 2005; Swinkels và Turk 2006. 164Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 quy định sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong công tác quản lý rừng, Luật Đất đai năm 1993 công nhận các quyền cho thuê, trao đổi, thừa kế, thế chấp, và chuyển giao các quyền sử dụng đất; Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 công nhận vị thế pháp lý trong quyền sử dụng đất của các cộng đồng; và Luật Bảo vệ Phát triển Rừng sửa đổi năm 2004 công nhận vị thế pháp lý trong quyền sử dụng rừng của các cộng đồng. 165Nguyễn Quang Tân và cộng sự 2008. 166Katila 2008. 167Những thiếu sót này đã được ghi nhận rõ ràng trong các tư liệu: quy hoạch sử dụng đất rừng chậm chạp và kém chất lượng (Bộ NN&PTNT 2009b); thiếu công bằng trong giao đất giao rừng – dân nhập cư người Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số khá giả hơn sống ở các huyện lỵ và trung tâm xã có điều kiện thuận lợi hơn để hưởng lợi từ các chương trình giao đất giao rừng, trái với các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở các vùng sâu vùng xa (Humphreys và Vũ Thị Hiền năm 2008); nhóm có quyền lực nắm giữ nguồn lực trong tay – chẳng hạn như tình trạng giao quá nhiều đất cho các tổ chức đoàn thể, nhân viên các lâm trường quốc doanh và những cá thể khá giả (Sunderlin và Huỳnh Thu Ba năm 2005; Nguyễn Quang Tân và cộng sự năm 2008; Ngân hàng Thế giới 2009); các quyết định giao đất giao rừng thiếu tính dân chủ và minh bạch (Bộ NN&PTNT 2009a); thiếu sự hợp tác giữa cơ quan quản lý lâm nghiệp và cơ quan quản lý địa chính (Bộ NN&PTNT 2009b); những khiếm khuyết trong các thỏa thuận chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật (Bộ NN&PTNT 2009b); các quyền không rõ ràng và nhận thức mơ hồ của người nhận về các cơ hội (Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 2005; Nguyễn Quang Tân và cộng sự năm 2008; Bộ NN&PTNT 2009b). 168Swinkels và Turk 2006. 169Humphreys và Vũ Thị Hiền (2008) đề cập đến các dân tộc thiểu số ở vùng trung du Bắc Bộ thiếu "vốn chính trị" – nghĩa là khả năng sử dụng hiệu quả "tiếng nói" của mình để gây ảnh hưởng đến các quyết định trong lĩnh vực chính trị và xã hội và, liên quan đến điều này là tình trạng thiếu các thể chế địa phương mà thông qua đó, tiếng nói của các nhóm dân tộc thiểu số có thể được lắng nghe và họ có thể được chia sẻ thông tin. 170Vũ Thị Hiền, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (thông tin riêng, tháng 8/2010): Trong một hội thảo tham vấn gần đây về REDD+, các đại diện của chính quyền và người dân địa phương từ 10 tỉnh miền bắc đều cho rằng người dân địa phương ít có điều kiện tiếp cận với các chính sách, và việc phổ biến chính sách về rừng và đất rừng cho dân địa phương còn nhiều hạn chế (luật và chính sách chỉ được phổ biến đến cấp xã, và chỉ rất ít thông tin đến được các hộ gia đình, thậm chí một số cán bộ xã không biết hết về các chính sách và quy định của pháp luật). 171Dữ liệu năm 2009 cho thấy, trong tổng số 13 triệu ha rừng, khoảng một phần ba đang được sử dụng và quản lý bởi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (kinh tế hộ gia đình chiếm khoảng 3 triệu ha, các cộng đồng địa phương 0,2 triệu ha; các lực lượng vũ trang 0,2 triệu ha; và các công ty liên doanh và các chủ thể khác 0,8 triệu ha), và hai phần ba đang được sử dụng bởi các chủ thể nhà nước (doanh nghiệp nhà nước 2 triệu ha; các ban quản lý rừng phòng hộ 2,3 triệu ha; các ban quản lý rừng đặc dụng - gần 2 triệu ha; và ủy ban nhân dân các cấp 2,4 triệu ha). Nguồn: thông báo của Bộ NN&PTNT về Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 163 hiện trạng rừng trong năm 2009, tính đến ngày 31/12/2009, theo Tiến sĩ Ngãi, thư trao đổi riêng, ngày 6/9/2010. 172Theo số liệu của Bộ NN&PTNT (2009c), diện tích rừng đã giao cho cộng đồng đến cuối năm 2007 là 181.226 ha, phần lớn là rừng nghèo và rừng non. 173Sau đây là giải thích đầy đủ về REDD+: Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển; và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng dự trữ các-bon rừng ở các nước đang phát triển” (REDD+). 174Cụ thể là chương trình UN-REDD, dựa trên kinh nghiệm tích lũy từ các dự án do GTZ tài trợ ở các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Sơn La. 175Ngân hàng Thế giới 2010. 176Lấy hình thức doanh nghiệp hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trong đó nhà nước là thành viên/chủ sở hữu duy nhất) hoặc công ty cổ phần trong đó người lao động và những người khác (và cả nhà nước) có thể nắm giữ cổ phần. 177Ngân hàng Thế giới 2009. 178WCMC 1992. Việt Nam có toàn bộ hoặc vài vùng trong số 5 vùng chim đặc hữu theo xác định của tổ chức BirdLife quốc tế, ngoài ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam là một phần của Điểm nóng Đa dạng sinh học Ấn – Miến, mà mức độ phong phú và đa dạng sinh học đã được mô tả đầy đủ trong CEPF (2007). Đây là hai chỉ số quan trọng và có tính biểu thị mức độ phong phú đa dạng sinh học. 179Các khám phá khoa học mới gồm có 222 loài thực vật được phát hiện trong thời kỳ từ năm 1992 đến 2002, và bốn loài động vật có vú lớn được phát hiện từ năm 1992 đến 2005 (Ngân hàng Thế giới 2005). 180Nguyễn Hoàng Nghĩa 2004. 181Xem chi tiết ở báo cáo của Ngân hàng Thế giới 2010a. 182Đặng Huy Huỳnh 2005. 183Trong các phân nhóm Nguy cấp, Sắp nguy cấp, Quý hiếm, và Bị đe dọa, theo Sách đỏ Việt Nam (Bộ KHCN&MT 1996; Bộ TN&MT 2007). 184Trong các phân nhóm Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp, và Sắp nguy cấp, theo danh sách các loài bị đe dọa của IUCN (www.redlist.org). 185Bộ TN&MT 2009. 186Bao gồm 30 vườn quốc gia, 48 khu bảo tồn thiên nhiên, 12 khu vực và sinh cảnh loài được bảo vệ, và 38 khu vực cảnh quan được bảo vệ, với tổng diện tích 2,06 triệu ha, chiếm 6,25% diện tích đất tự nhiên của toàn quốc. 187Jonathan Eames, tổ chức BirdLife Quốc tế, thông tin riêng, tháng 7/2010. 188ICEM 2003a. 189Một đánh giá về kinh nghiệm quốc gia với các khu bảo tồn và sự phát triển ở Việt Nam (ICEM 2003b) cho thấy, dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng hầu hết các khu bảo tồn vẫn chỉ là “trên giấy”, và rất ít nỗ lực quản lý bảo tồn được thực hiện trên thực tế. Xem thêm Polet và cộng sự (2006) viết về cải cách các khu bảo tồn. 190Emerton và cộng sự (2006) đề cập đến những vấn đề như chậm trễ kéo dài và thường xuyên điều chỉnh các thủ tục dự toán ngân sách trong khu vực công, ngân sách chi thường xuyên hầu như không có thêm khoản mục nào khác ngoài lương, và chi cơ bản chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng lớn, với rất ít vốn cấp cho các hoạt động bảo tồn. 191Ví dụ như các trạm kiểm lâm do tỉnh chứ không phải Rừng đặc dụng quản lý. 192Giữa các Rừng đặc dụng, Chi cục Kiểm lâm, công an, cảnh sát môi trường, quân đội biên phòng, hải quan, và các tổ chức liên quan khác. 193Wunder và cộng sự (2005) cho rằng các khoản chi trả trong hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng của nhà nước với các hộ gia đình thông thường chiếm 1-2% tổng thu nhập hộ gia đình (tất nhiên có một vài ngoại lệ). Thông thường, kể cả khi người sở hữu đất có các quyền đối với tài sản và có nhiều khả năng lựa chọn mục đích sử dụng đất, thì khoản tiền được trả cũng không đủ để “bồi thường” đầy đủ các chi phí cơ hội cho các mục đích sử dụng thay thế khác đã bị bỏ qua. 194Bộ TN&MT 2009; McNally 2010. 195FoE 2001. 196Các ví dụ được đưa ra bởi McNally (2010) gồm có: Phát triển thủy điện: ADB (2009) đã thực hiện một Đánh giá Môi trường Chiến lược cho Quy hoạch tổng thể thuỷ điện trong bối cảnh của Quy hoạch Phát triển ngành Điện VI (Tổng sơ đồ phát triển điện VI). Đánh giá này xem xét các tác động có thể xảy ra từ 21 đập lớn (với công suất trên 4.610 MW) đang được lập kế hoạch xây dựng. Theo ước tính, diện tích mất đất sẽ vào khoảng 21.133 ha (gồm 4.227 ha rừng tự nhiên và 1.367 ha rừng trồng). Tổng giá trị tài nguyên của diện tích rừng bị mất (bao gồm cả các chức năng dịch vụ môi trường) ước tính khoảng 72,4 triệu USD. Nông nghiệp theo hình thức quảng canh: các chính sách và kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hình thức quảng canh (cụ thể là trồng cao su) trong hiện tại và tương lai đều hướng tới việc trồng Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H164 cao su theo hình thức quảng canh ở quy mô lớn và giảm diện tích trồng điều, như đã nhấn mạnh trong bản dự thảo đầu tiên của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của Bộ NN&PTNT, và theo Quyết định số 750/2009/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020), trong đó xác định phát triển 100.000 ha rừng trồng cao su mới tại các vùng đất bỏ hoang và rừng tự nhiên nghèo ở Tây Nguyên. 197Ví dụ, kiểm soát để hạn chế nhập khẩu gỗ lậu tại Hoa Kỳ (Đạo luật Lacey) và Liên minh châu Âu (Kế hoạch hành động FLEGT và Quy định Soát xét toàn diện nguồn gốc gỗ). 198Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức khuyến khích cần thiết để người nông dân bảo vệ và phát triển rừng có thể khác nhau, tùy thuộc vào các phương án lựa chọn, hoàn cảnh, và tính chất của cơ chế khuyến khích. Một nghiên cứu của Bùi Dũng Thể và Hồng Bích Ngọc (2006) đã phát hiện thấy, ở những nơi thiếu việc làm và và nơi có nhiều việc làm theo thời vụ, những nông dân nghèo và ít có khả năng lựa chọn các phương án kiếm tiền từ mảnh đất của họ sẽ sẵn sàng tham gia hệ thống thí điểm chi trả cho các dịch vụ môi trường (PES). Trong đó, trung bình các hộ gia đình nhận được khoảng 230.000 đồng (15 USD)/1,5 ha/năm. Thí điểm PFES gần đây cũng có những kết quả tương tự, trong đó khoản chi trả 270.000 đồng (15 USD)/ha/năm, so với 100.000 đồng (5 USD) trong chương trình 661, đã giúp tăng cường hoạt động tuần tra rừng và giảm một nửa số vụ vi phạm được báo cáo (chương trình REDD của LHQ năm 2010; Peters và cộng sự 2009.). Tuy nhiên, Tô Xuân Phúc thuộc tổ chức Forest Trends cho rằng, một người nông dân có thể kiếm được 400 USD/ha trồng ngô mỗi năm; trong khi đó, khoản tiền nhận được từ PES chỉ khoảng 20 USD, và do đó không đủ để ngăn chặn nạn phá rừng (Tô Xuân Phúc, Forest Trends, 2010: com/pages/dynamic/article.page.php?page_id=76 05§ion=news_articles&eod=1). Trái lại, Wunder và cộng sự (2005) thấy rằng, mức chi trả cao hơn cho hoạt động tái trồng rừng và chăm sóc rừng mới trồng (lên đến 2,5 triệu đồng/ha, tương đương 160 USD) dường như đem lại hiệu quả cao hơn, vì tạo ra sự khác biệt thực sự trong sinh kế của hộ gia đình và được kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật. 199Tim Boyle, UNDP, thông tin riêng, tháng 8/2010. 200VINAFOR cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các hộ gia đình, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng; hợp đồng xác định giá (phù hợp với giá thị trường tại thời điểm bán) và khối lượng sẽ bán cho VINAFOR, số còn thừa nông dân có thể tự do sử dụng hoặc đem bán. 201Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn có cơ cấu đồng sở hữu gồm chính phủ Việt Nam (37,5%), nhân viên công ty (32,4%), và các hộ dân cung ứng nguyên liệu (22,5%), phần còn lại không rõ. 202Phân tích của Katila (2007) về các kịch bản cung - cầu cho ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bác bỏ kịch bản "tự cung tự cấp" vì kịch bản này không khả thi theo quan điểm đầu tư (vì sẽ không có đủ vốn để mở rộng trồng rừng và toàn ngành); vì sẽ không có đủ đất tốt để mở rộng trồng rừng; và bởi vì kịch bản đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân và sẽ không phải là một lựa chọn bền vững có tính kinh tế trong dài hạn, vì như vậy Việt Nam sẽ sản xuất nhiều sản phẩm trên quy mô lớn mà không được hưởng lợi thế so sánh. 203Việc tách chức năng của khu vực công khỏi khu vực tư nhân và chuyển đổi các lâm trường quốc doanh còn lại trở thành các doanh nghiệp tự chủ, có thể tồn tại trên phương diện thương mại dựa trên quản lý rừng bền vững. 204Bộ NN&PTNT 2009c. 205Chương này chủ yếu tập trung vào tài nguyên biển, do ngành đánh bắt đóng vai trò là động lực lớn nhất để tạo ra sự thay đổi trong các hệ sinh thái biển và các nền kinh tế dựa vào biển. Nuôi trồng thủy sản được đề cập nhiều hơn trong chương tài nguyên nước, vì đó cũng là một vấn đề chung trong quản lý vùng ven biển. 206Danh mục này gồm có các rạn san hô, các lớp cỏ biển, rừng ngập mặn, các đầm lầy sâu trong đất liền, cửa sông, phá ven biển, cồn cát, và bãi biển. 207Mức tiêu thụ cá trên đầu người ở Việt Nam đã tăng 2 kg sau hai đợt Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành trong giai đoạn 2006-2008. 208Tổng cục Thống kê 2009. 209Xem báo cáo của Bộ Thủy sản và Ngân hàng Thế giới năm 2005, trang 3; Nguyễn Thị Diệu Thúy và Symington 2008, trang 2; Pomeroy và cộng sự 2009, trang 1. 210Đây là số liệu từ năm 2008 khi tất cả các chủ tàu có đăng ký đều được trợ giá nhiên liệu do giá dầu tăng, làm tăng tỷ lệ tàu có đăng ký. Con số chính thức là 130.000 tàu đủ điều kiện để được trợ giá nhiên liệu. Tuy nhiên, nhiều tàu được cho là chưa đăng ký và vẫn nằm "ngoài sổ sách", tuy vẫn duy trì hoạt động (trong đó khoảng 30.000, hoặc hơn, là kiểu thuyền thúng không trang bị động cơ thường được sử dụng để đánh bắt thủ công). 211Pomeroy và cộng sự 2009, trang 2. Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 165 212Các công cụ chính gồm có Quyết định 358-TTg ngày 29/5/1997 về ưu đãi thuế trong khai thác hải sản xa bờ, Quyết định số 393-TTg ngày 09/7/1997 quy định về kiểm soát và sử dụng vốn đầu tư, và Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg ngày 25/12/1998 phê duyệt chương trình xuất khẩu hải sản đến năm 2005. Những chính sách này thường được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để các ngư dân đánh bắt xa bờ nâng cấp công suất tàu và lắp đặt các thiết bị hiện đại và ngư cụ đánh bắt hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) khai thác đánh bắt ngoài khơi được giảm thuế trong ba năm đầu. 213Xem VIFEP và WWF Việt Nam 2009. 214Không có hạn ngạch khai thác hoặc mùa cấm khai thác. Theo hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở của Việt Nam, tàu cá của các tỉnh khác được phép đánh bắt ở bất kỳ nơi nào trong lãnh hải quốc gia, với điều kiện chiều sâu hơn 30 m (định nghĩa vùng “xa bờ”). Các vùng sâu dưới 30 m thường được coi là vùng ưu tiên cho các tàu cá đánh bắt gần bờ của địa phương. Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tỉnh lân cận, thậm chí của các cộng đồng địa phương, kết hợp với các tàu cá bất hợp pháp và sự yếu kém trong thực thi quy chế, cũng có nghĩa là các tàu thường xuyên được tìm thấy đang hoạt động bên ngoài khu vực giới hạn cho họ. 215Theo Hassan và cộng sự (2001) và Đặng Văn Thi và cộng sự (2002), điều tra đánh bắt cá đáy bằng lưới kéo đã đưa ra ước tính khoảng 1,1 tấn sinh khối/km vuông (so với 2,8 tấn vào giữa những năm 1990), và cho thấy sự thay đổi đáng kể trong thành phần sản lượng đánh bắt, cộng với số lượng khá ít các loài cá lớn sống lâu mà trước đây thường rất nhiều. Theo Nguyễn Chu Hồi (2003) và Nguyễn Thị Diệu Thúy và Symington (2008), mật độ trung bình của cá đã giảm đi rất nhiều, và một số loài có giá trị kinh tế cao, như các xác-đin, tôm hùm, bào ngư, sò điệp, và mực, đã giảm đáng kể sự phong phú về số lượng. 216Theo số liệu năm 2008 của Bộ LĐTBXH, tỷ lệ nghèo ở các tỉnh ven biển gần như tương đương với các tỉnh khác, nhưng con số bình quân lại che giấu những khác biệt giữa các tỉnh. Các tỉnh như Thanh Hóa và Nghệ An có tỷ lệ nghèo và số người nghèo tuyệt đối cao, được bù lại bởi các tỉnh giàu hơn như Khánh Hòa, Long An. Ngoài ra, một số tỉnh ven biển có tỷ lệ nghèo rất cao. Vấn đề là có thể tồn tại sự khác biệt lớn trong tỷ lệ nghèo giữa các tỉnh ven biển, hoặc thậm chí trong các huyện/các xã. Xem thêm Nguyễn Thị Diệu Thúy và Symington (2008) 217Tại thời điểm ghi chép không có các số liệu chi tiết và đáng tin cậy về khả năng sinh lợi nhuận. Căn cứ vào các báo cáo đã được công bố, bao gồm cả các tham chiếu trong chương này, có thể thấy những chỉ báo mạnh mẽ nói lên rằng nguồn lợi thủy sản bị lạm dụng quá mức và khả năng sinh lợi đang giảm, nhất là với đánh bắt ven bờ. Các số liệu mang tính chỉ báo khác – ví dụ như, số lượng lớn tàu cá ở lại trên bờ khi giá nhiên liệu tăng đột biến (cho đến khi chính phủ bắt đầu trợ giá) – cho thấy lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt rất thấp. Điều này làm cho các hệ thống đa dạng hóa việc làm trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt là so với nghề cá quy mô nhỏ, và củng cố yêu cầu đầu tư và quan tâm để có thông tin chính xác. 218Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg 2006 219Xem Morgan và cộng sự 2007. 220Ngày 29/9/2008, Hội đồng Liên minh châu Âu đã thông qua Quy chế EC số 1005/2008 thiết lập một ”hệ thống cộng đồng nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU)". Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo Quy chế IUU, việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào Cộng đồng châu Âu sẽ chỉ được phép khi hàng nhập khẩu có kèm theo giấy chứng nhận đánh bắt do thuyền trưởng của tàu cá điền thông tin và được nước mang cờ tàu xác nhận. 221Quy định mới đã có tác động tiêu cực ngay lập tức đến nghề cá ở Việt Nam. Doanh số bán cá ngừ giảm 20% vào đầu năm 2010 do các lô hàng bị hoãn lại và mất nhiều hợp đồng xuất khẩu sang Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, quy chế IUU mới đã đem lại một cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về ghi chép hoạt động đánh bắt và giải quyết vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát; và quy chế này cũng góp phần thúc đẩy chính phủ quyết định gia nhập Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương, từ vị trí ban đầu chỉ là một quốc gia hợp tác không phải là thành viên (xem 201001/Seafood-prices-drop-under-IUU-effects- 889404). 222Các chỉ tiêu khai thác được xác định trong các quy hoạch phát triển của tỉnh, thường là những văn kiện nhấn mạnh các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Thâm chí nếu có số liệu tốt hơn, thì các ước tính về sản lượng kinh tế và bền vững tối đa có thể chỉ có ý nghĩa rất nhỏ đến mức khai thác và kiểm soát đánh bắt, trừ phi có các thoả thuận ở cấp cao hơn và các quy định được thực hiện ở địa phương. 223Xem Tietenberg 2008. 224Nguyễn Thị Diệu Thúy và Symington (2008) báo cáo về một số đặc tính dễ bị tổn thương trong cộng đồng ngư dân Việt Nam, ví dụ như sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, thiếu vốn và/hoặc Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H166 tín dụng để đầu tư vào các ngư cụ mới hoặc nghề nghiệp mới, tăng khoảng cách giữa các hộ ngư dân nghèo và giàu, độ ổn định thu nhập thấp, giảm sức cạnh tranh của ngư dân địa phương do những người từ "bên ngoài" có ngư cụ tốt hơn, thiếu điều kiện tiếp cận thị trường và/hoặc các công nghệ mới, và các chỉ số kinh tế xã hội thấp hơn các chỉ tiêu hoặc chỉ số bình quân quốc gia (đặc biệt là thu nhập bình quân của hộ gia đình, tỷ lệ nghèo, học vấn). 225Hệ thống trung gian tại Việt Nam, mặc dù chịu nhiều lời chỉ trích, nhưng đã cung cấp một dịch vụ thiết yếu, mà nếu thiếu sự hỗ trợ tài chính của những người buôn bán trung gian này thì nghề cá quy mô nhỏ khó có thể hoạt động được. Những khía cạnh tiêu cực của hệ thống này (ví dụ như, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường trực tiếp của cá nhân các ngư dân và/hoặc gây trở ngại cho việc điều chỉnh các hoạt động của họ theo điều kiện thị trường) sẽ chỉ được cải thiện nếu ngư dân tự tổ chức thành các nhóm sản xuất và tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị và thị trường. 226Xem Nguyễn Thị Diệu Thúy và Symington 2008. 227Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/72003. 228Theo Nasuchon (2009), dân số ven biển ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên trên 30 triệu người vào năm 2020 (so với khoảng 20 triệu người trong năm 2000). Mật độ dân số ven biển vào khoảng 255 người/km2 vào năm 2005 (so với mật độ dân số chung của cả nước là 246 người/km2). Creel (2003) ước tính rằng mỗi ngày có khoảng 1.000 người nhập cư đến các thành phố ven biển của Việt Nam. 229Du lịch ven biển ở Việt Nam đang phát triển nhanh (xem trang/VN_SoE/overview/environmental_managem ent_and_legislation.htm). 230Xem Burke và cộng sự 2003. 231Xem trình bày chi tiết hơn về rừng ngập mặn trong chương quản lý rừng của Báo cáo Phát triển Việt Nam. 232Xem Pollnaca và cộng sự 2005. 233Phạm vi thực tế của các phương án thay thế có thể thay đổi nhiều dọc theo đường bờ biển, tùy theo sự phát triển song song của du lịch, sản xuất, nuôi trồng thủy sản, và hải sản, v.v. 234Để nuôi các loài dinh dưỡng thấp, nhu cầu cho ăn bột cá thường tương đối thấp (do đó không dẫn đến việc đánh bắt quá nhiều các loại cá tạp, và cũng không góp phần tạo tổn thất ròng tổng thể về chất đạm hải sản, vốn là đặc điểm điển hình của việc nuôi các loài dinh dưỡng cao), ngoài ra các loại đầu vào là chất hóa học cũng ít hơn so với các loài dinh dưỡng cao. 235Theo dự án "Quản lý tổng hợp hoạt động ở các đầm, phá" do chính phủ Ý tài trợ, và Tổ chức Nông nghiệp Lương thực LHQ thực hiện kỹ thuật. 236Xem ở EN /WCD / 5 .%20S t e v en%20Swan%20Co - management%20VN%20experiences%20EN.pdf. 237Xem Pomeroy và Guieb 2008. 238Dưới sự hỗ trợ của Hợp tác Kỹ thuật Đức. 239Xem Schmitt 2009. 240Xem ở vol15_1May09/clams-and-cockles.htm. 241Xem ở p a c i fi c / v i e t n am - b e n - t r e - c l a m - h a n d - gathered/assessment-downloads-1/12.10.2009- Ben-Tre-Clam-Fishery-Final-Report.pdf. 242Ví dụ như, lưỡi câu vòng và dụng cụ gỡ câu cho rùa biển khi đánh bắt bằng tàu giăng dây câu dài và sử dụng các dụng cụ nhằm giảm sản lượng khai thác phụ khi đánh bắt bằng lưới kéo. 243Sumaila và Pauly 2006; VIFEP và WWF Việt Nam 2009. 244Xem VIFEP và WWF năm 2009. Các nghiên cứu cho thấy, trong nhiều trường hợp, trợ cấp cho nghề cá ở Việt Nam bị ảnh hưởng chất lượng cả trực tiếp và gián tiếp do đánh bắt quá mức. Được thúc đẩy bởi các cải cách kinh tế trong chương trình "Đổi Mới" với mục tiêu tìm cách mở rộng tiếp cận thị trường thế giới, các trợ giá nhiên liệu và trợ cấp để nâng cấp tàu là những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng thừa năng lực đánh bắt. Các trợ cấp dành cho nghề cá Việt Nam đã lên đến tổng cộng 316.633.000 USD vào năm 2006, trong đó chỉ có 48.537.000 USD được phân loại là trợ cấp "tốt". Trợ cấp "tốt" đi kèm với các chương trình tạo ra sự đầu tư ở mức tối ưu xã hội cho các tài sản vốn tự nhiên, nghĩa là tối đa hóa tiền tô kinh tế. Trái lại, các trợ cấp "xấu" bao gồm tất cả các hình thức đầu vào về vốn và đầu tư cơ sở hạ tầng từ các nguồn công cộng để giảm chi phí hoặc tăng cường doanh thu. (Cần lưu ý rằng, Việt Nam cũng duy trì trợ cấp cho hoạt động đánh bắt như một phương tiện để duy trì sự hiện diện của quốc gia ở các vùng biển và góp phần đảm bảo an ninh biên giới). 245Xem ở ment/4648-460-bln-vnd-earmarked-for-marine- reserves. 246 Bao gồm cả khả năng hỗ trợ của các bên liên quan ở địa phương và tính khả thi của mô hình đồng quản lý, chưa kể đến tiềm năng cung cấp các lợi ích tích cực từ Khu Bảo tồn Biển cho đa dạng sinh học. Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 167 247Tài liệu hướng dẫn Khu bảo tồn biển của NOAA- WWF-IUCN với tiêu đề “Khu bảo tồn biển (MPA) của bạn hoạt động như thế nào?” ( đã được dịch ra tiếng Việt và được áp dụng ở một số MPA, mặc dù chưa trở thành hệ thống trong toàn bộ mạng lưới MPA. 248 “San hô có khả năng phục hồi nhanh” đề cập đến các rạn san hô có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khi bị tác động bởi một sự kiện tác động mạnh và căng thẳng, ví dụ như nhiệt độ tăng cao gây ra tình trạng chết trắng ở san hô. Thông qua quá trình quy hoạch thận trọng, các MPA có thể được thiết kế và phân vùng theo các cách thích hợp nhằm bảo vệ các cộng đồng san hô có khả năng gần như nguyên vẹn dù phải đối mặt với sự xáo trộn lớn hoặc những sự kiện như chết trắng. Xem ở html. 249Sử dụng lưỡi câu vòng để thay thế lưỡi câu hình chữ J theo kiểu truyền thống khi đánh bắt bằng tàu giăng dây câu dài đã được áp dụng ở cấp vùng và chứng minh khả năng giảm tỷ lệ tử vong của rùa biển tới 80%, trong khi không tạo ra ảnh hưởng xấu đến chỉ tiêu đánh bắt (cá ngừ). 250Chương trình Người quan sát trên các tàu cá giăng dây câu dài của Việt Nam được Bộ NN&PTNT và WWF triển khai từ năm 2007, với số lượng tham gia ban đầu chỉ có 10 tàu triển khai chương trình người quan sát trên boong và kết hợp thử nghiệm lưỡi câu vòng ở một số tàu được chọn. Chương trình đã tạo ra một cơ hội mới và quan trọng để thu thập các số liệu cơ bản về nghề cá (ví dụ như mức đánh bắt, và thành phần loài đánh bắt), đồng thời khuyến khích áp dụng lưỡi câu vòng như một phương tiện giảm sản phẩm khai thác phụ (không chủ đích). Hiện nay, chương trình này đang được liên kết với các nỗ lực nhằm cung cấp các khuyến khích dựa vào thị trường (chẳng hạn như áp dụng mức giá cao hơn và nguồn cung ưu đãi hơn) cho các tàu đánh bắt cá ngừ bằng lưỡi câu vòng và/hoặc có người quan sát trên boong. Xem ở wwf_offices/vietnam/?185281/Fisheries-Bycatch- Reduction-Program-Catches-On. 251Cộng hòa Dân chủ Công-gô là một ví dụ về một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng đã thất bại trong nhiều năm để chuyển đổi vốn tài nguyên thiên nhiên này thành sự phát triển bền vững. Chi-lê hay Bốt-xoan-na đã sử dụng tài nguyên khoáng sản của mình một cách khôn ngoan và nhờ đó, đã đạt được các kết quả và tác động phát triển quan trọng. 252Bộ TN&MT – bài trình bày của ngành mỏ Việt Nam tại Hội nghị Khu vực về Khai thác mỏ, tổ chức ngày 15/10/2008 Xinh-ga-po. Dầu và than đóng góp hơn 90% sản lượng công nghiệp hàng năm của ngành khai thác mỏ Việt Nam. 253Niên giám thống kê năm 2009 254Ước tính của các cán bộ Ngân hàng Thế giới, 2009. 255Cần lưu ý một điều quan trọng là, nhiều vấn đề liên quan đến khai thác mỏ và phát triển khoáng sản tại Việt Nam không được thảo luận trong chương này, cụ thể là: vai trò của nhà nước, đặc biệt là các công ty nhà nước; khai thác mỏ quy mô nhỏ và khai thác tận thu; xúc tiến đầu tư và đàm phán với các công ty lớn, vị thế cạnh tranh của khoáng sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; các vấn đề cân nhắc về cơ sở hạ tầng để phát triển khoáng sản; cân nhắc cụ thể về đánh thuế khai thác mỏ và các chính sách tài chính cũng như quản lý thuế; và các vấn đề bao quát như ý nghĩa của chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu và khí hậu ấm lên trên toàn cầu đối với sự phát triển khoáng sản ở Việt Nam. 256Bộ TN&MT "Báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện Luật khoáng sản 1996", năm 2009, Bộ TN&MT trình lên Quốc hội. Bộ Công Thương "Báo cáo về khoáng sản xuất khẩu, 2007” 257Nhóm công tác Khai thác mỏ của các doanh nghiệp, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Trình bày luận điểm ngày 1/12/2009. 258Khuyến nghị từ Báo cáo Hội thảo: Phát triển Khoáng sản và Phát triển bền vững, Hà Nội, tháng 5/2010 259Một ví dụ là ilmenit được khai thác ở bờ biển miền Trung Việt Nam. Hầu hết các công ty xuất khẩu ilmenit (46% Ti2O3), nghĩa là mức thấp nhất trong chuỗi chế biến titan. 260Tổng cộng có 128 văn bản quy phạm pháp luật (gồm luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư) đã được ban hành để điều tiết, quản lý ngành khai thác mỏ ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có thêm 26 văn bản pháp lý khác đã được các cơ quan chính phủ soạn thảo và trình lên cấp trên, đang chờ phê duyệt và ban hành. 261Luật Đầu tư 2005 là sự hợp nhất giữa Luật Đầu tư Nước ngoài 1987 (sửa đổi bổ sung năm 1992, 1996, 2000 và Luật Xúc tiến Đầu tư Tư nhân 1996. 262Nguồn: Các tác động phát triển bền vững của cơ chế khuyến khích đầu tư: Một nghiên cứu tình huống cụ thể trong ngành khai thác mỏ ở Việt Nam 263Nghị định ngày 27/12/ 2005 và công văn của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2006. 264Vũ Hán, “Địa phương cấp giấy phép tràn lan”, báo CAND trực tuyến tại địa chỉ com.vn/vi-VN/kinhte/2010/7/133523.cand dated 08 July 2010. Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H168 265Chính phủ cũng đã theo đuổi một chương trình tích cực nhằm phổ biến các văn bản và quy định pháp luật cho công chúng và tiến hành các chiến dịch phổ biến về các quy tắc và quy định của Luật Khoáng sản. Từ năm 2006, Bộ TN&MT đã lập một trang web dành riêng và tổ chức các buổi đào tạo trực tuyến về pháp luật về khoáng sản. 266Các cục/vụ của Bộ TN&MT gồm địa chất, khai thác mỏ, tài chính, và hợp tác quốc tế. 267Các doanh nghiệp nhà nước khác trong ngành công nghiệp nặng bao gồm Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, và Tổng công ty Thép Việt Nam. 268Nghị định số 80/2006/ND - CP ngày 2006/09/08 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về thay đổi một số điều quy định tại Nghị định số 80/2006 / NĐ-CP ngày 08/09/2006; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2006 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định. 269Vụ Môi trường, Bộ TN&MT. 270Các quy phạm quy chuẩn, ví dụ như liên quan đến xói lở, bồi lắng, đa dạng sinh thái. 271Phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Đánh giá Môi trường, Bộ TN&MT, tháng 5/2010 272Bùi Quang Bình, “Các lĩnh vực khai thác mỏ trong nghiên cứu môi trường” tại địa chỉ truong-vung-khai-khoang, 22 May 2009 273Nguồn: Vinacomin. Ước tính dựa trên tỷ lệ bóc vỉa (lượng vật liệu khô phải đào để sản xuất 1 tấn than đá) là 7,5 tấn. 274Báo cáo về dự án nghiên cứu của Tiến sĩ Đào Danh Phương, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thế Bàu, Đoàn Văn Hải, Tạp chí KHCN Mỏ số 1/2009. 275Báo cáo về dự án nghiên cứu của Tiến sĩ Đào Danh Phương, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thế Bàu, Đoàn Văn Hải, Tạp chí KHCN Mỏ số 1/2009. 276Nghị định 63/2008/NĐ_CP ngày 13/5/2008. 277Các báo cáo của Vinacomin, 2009 278Dự án xây dựng Các thỏa thuận Phát triển Cộng đồng, Ngân hàng Thế giới, COCPO, 2010. 279Vũ Xuân Nguyệt Hồng (CIEM) và Nguyễn Thị Lan (ILSSA), "Quản trị kinh tế và quy trình hoạch định chính sách ở Việt Nam", tháng 6/2010; Nghị định 63/2008/NĐ_CP ngày 13/5/2008 về thu phí bảo vệ môi trường từ khai thác khoáng sản 280Xem tại: www.eiti.org 281Danh mục phân loại của Đức được sử dụng song song với danh mục của Anh, vì đây là thông lệ phổ biến trong các tài liệu của Việt Nam. Than được phân loại theo ượng chất dễ bay hơi, thể hiện bằng % trọng lượng. Như vậy, than non chứa 45-65% chất dễ bay hơi; than anthraxit 7-12% chất dễ bay hơi. Điều này tỷ lệ nghịch với giá trị nhiệt lượng, thể hiện bằng kilojoule/ kg: 28.470 đối với than non và 35.300 đối với than anthraxit. 282Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, và một số nơi như U Minh Thượng, U Minh Hạ, và đồng bằng sông Hồng 283Nguyễn Thanh Hà, Đảo ngược cơ cấu tiêu thụ than từ năm 2010, trên Tạp chí Thương mại ngày 10/1/2010 tại 941362442/dao_nguoc_co_cau_tieu_thu_than_tu_ nam_2010.html và Báo cáo về khối lượng sản xuất của Phòng Phân phối sản phẩm, Vinacomin , 2008- 2009. 284Nguồn: Vũ Xuân Nguyệt Hồng (CIEM); Đầu tư 2005- 2009: 4.100 tỷ đồng tăng lên 33.100 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng từ 5.546 tỷ đồng lên 19.583 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế: 2005 = 3.130 tỷ đồng, 2010 = 3.200 tỷ. Tỷ lệ lợi nhuận/vốn giảm bốn lần trong giai đoạn này. 285Báo Lao động, Cuộc chiến chống than lậu ở Quảng Ninh, ngành than nói gì? Số 93 ngày 25/04/2008 286Năm 2009, mức lương tối thiểu ở Việt Nam là 0,65 triệu đồng/tháng trong khi mức lương trung bình cho cán bộ, nhân viên Vinacomin là 6,16 triệu đồng/tháng. Nguồn: Phòng Lao động và Tiền lương, Vinacomin, Niên giám thống kê nhiều năm. 287Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành than của Phòng Lao động và Tiền lương, Vinacomin, 2010. 288 Xem: Vinacomin, Viện KHCN Mỏ, báo cáo giám sát 2008 289Đào Danh Phương, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Thế Bàu, Đoàn Văn Hải, Tạp chí KHCN Mỏ số 1/2009. Q U Ả N L Ý T À I N G U Y Ê N T H I Ê N N H I Ê N C H Ú T H Í C H 169

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBaocaophattrienVietNam2011 qu7843n l ti nguyn thin nhin.pdf
Tài liệu liên quan