Báo cáo Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại

Trong 8 tuần thực tập tổng hợp tại Bộ Thương Mại em đã có điều kiện để tìm hiểu một số vấn đề thực tế phục vụ cho lý luận kinh tế quốc tế như đàm phán và ký kết các Hiệp định song phương có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế. Ngoài ra em còn được hiểu biết nhiều về phong cách làm việc, về quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại, về công tác của Bộ Thương Mại - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại của nước Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Căn cứ kế hoạch thực tập khoá 41 của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được phân công thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian từ ngày 06/01/2003 đến 13/05/2003. Đồng thời, được sự đồng ý tiếp nhận và sự chỉ dẫn thực tập tại Bộ Thương Mại. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại, dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên trong Vụ Âu- Mỹ, Bộ Thương Mại em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình thực tập của mình. Sau những tuần đầu thực tập tốt nghiệp, em xin được báo cáo sơ bộ lại tình hình đơn vị em thực tập. Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau đây: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại. Phần II: Tình hình hoạt động của Bộ Thương Mại. Phần III: Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại. Dưới đây, em sẽ đi vào trình bày chi tiết theo từng nội dung: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của bộ thương mại I. Quá trình hình thành. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập vào ngày 02 tháng 09 năm 1945, tổ chức bộ máy nhà nước được thành lập, trong đó có Bộ Thương Mại và tiền thân của nó là Bộ Kinh Tế được thành lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1946. Để phù hợp với hoàn cảnh đất nước những năm sau đó, ngày 14 tháng 05 năm 1951 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 21 đổi tên Bộ Kinh Tế thành Bộ Công Thương. Sau đó vào ngày 10 tháng 09 năm 1955 Bộ Công Thương được tách ra thành Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Nghiệp. Tiếp đó tại biên bản số 06 phiên họp ngày 29 tháng 04 năm 1958 khoá họp thứ VIII Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng Chính phủ báo cáo đề án của Hội đồng Chính phủ nhằm tăng cường thêm một bước Chính phủ và Bộ máy Nhà nước cấp Trung ương đã thống nhất chia Bộ Thương Nghiệp thành hai Bộ: Bộ Ngoại Thương và Bộ Nội Thương. Đến đây có hai mốc lịch sử cần lưu ý đó là việc thành lập Bộ Vật tư thay thế Tổng cục vật tư vào ngày 01 tháng 08 năm 1969 và thành lập Bộ Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sát nhập Bộ Ngoaị Thương và Uỷ Ban kinh tế đối ngoại vào ngày 24 tháng 03 năm 1988. Đến ngày 31 tháng 03 năm 1990, Bộ Thương Nghiệp đã được thành lập trên cơ sở Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội Thương và Bộ Vật tư để thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ. Sau đó Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ chín ngày 12 tháng 08 năm1991 đã được thông qua, chuyển chức năng quản lý nhà nước về du lịch sang Bộ Thương Nghiệp và đổi tên Bộ Thương Nghiệp thành Bộ Thương Mại và Du lịch. Đến ngày 17 tháng 10 năm 1992 Bộ Thương Mại và Du lịch đã được đổi tên thành Bộ Thương Mại (Tổng cục Du lịch đã được tách ra) cho đến nay. Sơ đồ hình thành Bộ Thương Mại: Bộ kinh tế Từ 11/1946 đến 5/1951 Bộ công thương Từ 5/1951 đến 9/1955 Bộ thương nghiệp Từ 9/1955 đến 4/1958 Bộ công nghiệp Bộ nội thương Từ 4/1958 đến 3/1990 Bộ ngoại thương Từ 4/1958 đến 3/1988 Ub kinh tế đối ngoại Bộ vật tư Từ 8/1969 đến 3/1990 Bộ kinh tế đối ngoại Từ 3/1988 đến 3/1990 Bộ thương nghiệp Từ 3/1990 đến 8/1991 Bộ thương mại và du lịch Từ 8/1991 đến 10/1992 Bộ thương mại. Từ 10/1992 đến nay II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Bộ Thương Mại gồm có 17 Vụ và các phòng ban khác giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước với tổng số biên chế hiện có 500 người, các tổ chức sự nghiệp và các Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ trong đó có 13 đơn vị sự nghiệp với tổng biên chế hiện có được nhà nước cấp kinh phí là 849 người. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 1.1. Vụ Xuất nhập khẩu 1.2. Vụ Kế hoạch thống kê 1.3. Vụ Đầu tư 1.4. Vụ Chính sách thị trường miền núi 1.5. Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn 1.6. Vụ Quản lý thị trường 1.7. Vụ Chính sách thị trường khu vực châu á-Thái Bình Dương (Gọi tắt là vụ I) 1.8. Vụ Chính sách thị trường các nước châu Âu-Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế (Gọi tắt là vụ II) 1.9. Vụ Chính sách thị trường các nước châu Phi-Tây Nam á và Trung Cận đông (Gọi tắt là vụ III) 1.10. Vụ Chính sách thương mại đa biên 1.11. Vụ Khoa học 1.12. Vụ Pháp chế 1.13. Vụ Tài chính kế toán 1.14. Vụ Tổ chức cán bộ 1.15. Thanh tra Bộ 1.16. Văn phòng Bộ 1.17. Cục quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường Và các cơ quan đại diện kinh tế thương mại của Việt Nam tại nước ngoài (Hiện có 41 thương vụ ở nước ngoài.) 2. Các tổ chức sự nghiệp 2.1. Viện Kinh tế kỹ thuật thương mại 2.2. Viện Kinh tế đối ngoại 2.3. Các đơn vị sự nghiệp khác (có phụ lục kèm theo) do Bộ trưởng Bộ Thương Mại tổ chức lại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. 3. Các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ (Gồm 72 doanh nghiệp) Bộ Thương Mại hiện có 72 Doanh nghiệp trực thuộc, trong đó có 56 Doanh nghiệp kinh doanh thương mại; 7 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xây dựng và vật liệu xây dựng; 4 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải, dịch vụ giao nhận kho bãi; 4 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tư vấn và 1 Doanh nghiệp kinh doanh doanh khách sạn, nhà hàng. Bộ Thương Mại do Bộ trưởng lãnh đạo, giúp việc Bộ trưởng có các Thứ trưởng. Bộ trưởng quy định nhiệm vụ quyền hạn và biên chế cụ thể của các đơn vị trực thuộc Bộ trong tổng số biên chế được duyệt của Bộ. Bộ trưởng Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Bộ. Các Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về công tác được phân công. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Bộ Thương Mại hiện nay. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển Thứ trưởng Mai Văn Dâu Thứ trưởng Đỗ Như Đính Thứ trưởng Lương Văn Tự Thứ trưởng Phan Thế Ruệ Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh Văn phòng Bộ Vụ XNK Vụ Châu á-TBD Vụ Đầu tư Vụ Pháp chế Vụ Quản lý thị trường Vụ Tài chính- Kế toán Vụ Châu Phi- Tây Nam á Thanh tra Bộ Thường trực thuộc Bộ Thường trực thi đua Tạp chí TM Báo Đối ngoại Báo TM Vụ chính sách thị trường miền núi Vụ Quản lý thị trường Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn Vụ Kế hoạch thống kê Viện nghiên cứu TM Trung tâm thông tin TM Cục Quản lý chất lượng Vụ Khoa học Văn phòng UBQG về hợp tác KTQT Vụ Chính sách TM đa biên Vụ Âu -Mỹ III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại và của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại. 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại. 1.1. Chức năng Bộ Thương Mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam. 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Thương Mại thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1.2.1. Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) - Quản lý hạn ngạch XNK cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh XNK đối với các tổ chức kinh tế theo sự phân cấp của Chính phủ. - Cấp giấy phép XNK cho các tổ chức liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư - Quản lý nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại ở trong nước và với nước ngoài. - Phối hợp với các cơ quan liên quan việc xét duyệt các chương trình dự án đầu tư gián tiếp về thương mại. - Xét cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam được cử đại diện lập công ty chi nhánh ở nước ngoài hoặc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. - Xét cho các tổ chức kinh tế của nước ngoài lập văn phòng đại diện hoặc công ty, chi nhánh tại Việt Nam. - Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các cơ quan đại diện kinh tế- thương mại của Việt Nam đặt ở nước ngoài. 1.2.2. Soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại trong nước, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế thương mại đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. 1.2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học tiến bộ và công nghệ trong hoạt động thương mại. 1.2.4. Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, thương mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổ chức kinh tế. 1.2.5. Quản lý nhà nước về công tác đo lường, chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương Mại phụ trách trên thị trường cả nước. 1.2.6. Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại. Dưới đây là một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chính của các bộ phận có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế: 2.1. Vụ Xuất nhập khẩu 2.1.1. Về cơ chế chính sách ngoại thương - Xây dựng, phổ biến, kiểm tra theo dõi thực hiện, kiến nghị,bổ xung, sửa đổi các chính sách: thuế XNK, phí thuế quan, khuyến khích xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, buôn bán biên giới, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, đổi hàng, tạm xuất tái nhập, miễn thuế... - Chịu trách nhiệm tham gia vớicác vụ khác về các vấn đề có liên quan 2.1.2. Về chính sách mặt hàng - Xây dựng các đề án các quy hoạch phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, quản lý hàng nhập khẩu, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, - Xây dựng cơ chế quản lý hàng hoá XNK trong từng thời kỳ. - Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, phân giao chỉ tiêu XK, NK (nếu có), theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, hàng tháng có báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch XK, NK hàng hoá, đề xuất các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch. - Tham gia góp ý kiến về các dự án phát triển sản xuất, XK của các bộ ngành các tỉnh. - Tham gia xác định cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, cân đối tiền hàng, cán cân thương mại. - Đánh giá hoạt động tổng kết của các doanh nghiệp XNK thuộc Bộ, ngành các tỉnh, hướng dẫn hoạt động của họ. - Chính sách đối với các thành viên kinh tế tham gia XK, chính sách và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng. - Phân tích sự biến động giá cả của thị trường thế giới, giá cả các trung tâm giao dịch, giá cả các đối tượng cạnh tranh để cung cấp cho các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. - Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin thị trường, xác định nhu cầu XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị trường, hạn chế nhập siêu) - Phát hiện chỉ đạo điều tra việc bán phá giá, trợ cấp phân biệt đối xử của các nước đối tác, đề xuất biện pháp áp dụng. - Tham gia xây dựng quy định về chất lượng hàng hoá XNK, kiểm tra hàng hoá XNK quy định về nhãn sản phẩm, xuất xứ hàng hoá. Hàng hoá cho hội chợ triển lãm, trưng bầy, tiếp thị, khuyến mại, quảng cáo. - Tổng hợp các báo cáo, phối hợp giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các phòng quản lý XNK... 2.1.3. Các phòng quản lý XNK - Cấp giấy phép XNK, C/O và các loại giấy tờ khác theo quy định. - Theo dõi phát hiện và phối hợp với tổ EU giải quyết các vấn đề liên quan đến chống giấy phép giả và các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ giấy phép giả. - Phối hợp với tổ EU và với phòng thương mại và các văn phòng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến C/O... 2.1.4. Tổng hợp - Tổng hợp xây dựng cơ chế điều hành XNK hàng năm, theo dõi tình hình thực hiện. Kiến nghị, bổ xung, sửa đổi. - Tổng hợp xây dựng kế hoạch XNK hàng năm, dài hạn. - Tổng hợp xây dựng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch XNK tháng, quý, năm. - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch XNK. - Tổng hợp các thông tin về XNK. - Tổng hợp các vấn đề chung có liên quan đến công việc của các bộ phận, chuyên viên trong vụ. Theo dõi các việc phát sinh không thuộc các phần việc đã phân công cho các bộ phận trong vụ. - Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin, xác định nhu cầu XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị trường, hạn chế nhập siêu...) - Văn thư, quản trị của Vụ. 2.2. Vụ Chính sách thương mại đa biên. Vụ Chính sách thương mại đa biên có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại của Việt Nam với các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực (như WTO, APEC, ASEAN...) mà hiện nay Việt Nam đang tham gia. Vụ Chính sách thương mại đa biên có các nhiệm vụ sau: 2.2.1. Nghiên cứu chính sách kinh tế thương mại của các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực, đề xuất kiến nghị với Bộ trưởng về chủ trương, chính sách biện pháp cụ thể nhằm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia các tổ chức này. 2.2.2. Chủ trì cùng các Vụ Chính sách thị trường nước ngoài, Vụ XNK...theo dõi thực hiện các quyền và nghĩa vụ Việt Nam để cam kết với các tổ chức nói trên, đề xuất các biện pháp thực hiện trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình của nước ta. 2.2.3. Chủ trì cùng các Vụ, các cơ quan hữu quan soạn thảo các văn kiện, phương án ,các hiệp định thương mại giúp Bộ trưởng tiến hành các cuộc đàm phán hoặc ký kết các văn bản pháp lý do chính phủ uỷ quyền với các tổ chức kinh tế thương mại thế giới và khu vực. 2.2.4. Chuẩn bị các văn bản, tài liệu để Bộ trưởng tham gia các cuộc họp với các tổ chức nói trên. 2.2.5. Tổng hợp, báo cáo kịp thời về tình hình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam với các tổ chức nói trên theo quy định hoặc yêu cầu của các cơ quan nhà nước, của Bộ. 2.3. Vụ Chính sách thị trường châu Phi- Tây Nam á 2.4. Vụ Chính sách thị trường châu á- Thái Bình Dương 2.5. Vụ Chính sách thị trường Âu- Mỹ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các Vụ Chính sách thị trường nước ngoài: - Nghiên cứu tình hình, chính sách kinh tế thương mại, pháp luật, tập quán của các nước khu vực phụ trách, đề xuất chủ trương, chính sách biện pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trong khu vực. - Chủ trì soạn thảo các văn bản dự thảo và giúp Bộ trưởng tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trong khu vực phụ trách. - Theo dõi việc kiểm tra thực hiện các hiệp định, chính sách thương mại. Chuẩn bị nội dung giúp Bộ trưỏng tiến hành các kỳ họp của Uỷ ban hợp tác liên chính phủ theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. - Hướng dẫn các cơ quan thương vụ, các doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực phụ trách. Giúp Bộ trưởng về việc các tổ chức nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam. Quản lý hướng dẫn các tổ chức này hoạt động theo đúng pháp luật của Việt Nam. Theo dõi việc đàm phán, ký kết, thực hiện vay và trả nợ bằng hàng hoá với nước ngoài. - Hướng dẫn phổ biến chính sách, cơ chế quản lý NK của các nước trong khu vực với hàng hoá của Việt Nam, tham gia ý kiến với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế thương mại. 2.6. Văn phòng Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Chức năng và nhiệm vụ của Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động của các bộ, ngành và địa phương trong việc Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế – thương mại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác á- Âu (ASEM), đàm phán để gia nhập và hoạt động trong tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á- Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế, khu vực khác . - Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các chủ trương và phương án đàm phán của các bộ, các ngành và chỉ đạo đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế- thương mại quốc tế và khu vực nêu trên. Chỉ đạo hoạt động của các Bộ, các ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các tổ chức này. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện việc điều chỉnh bổ xung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại trong nước để thích ứng với các định chế của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. - Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị triển khai thực hiện các cam kết và nghĩa vụ, cũng như bảo hộ các quyền và lợi ích của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực. IV. Cơ sở vật chất của Bộ. Bộ Thương Mại có trụ sở chính tại 21 Ngô Quyền, Hà Nội, phần khối văn phòng đặt tại 91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Cơ sở hạ tầng và trang bị phục vụ còn một số thiếu thốn. Năm 2002 trụ sở làm việc của Bộ không đáp ứng được yêu cầu của công việc, một số Vụ phải đi thuê văn phòng để làm việc. Nhưng tới đầu tháng 3/2003 Bộ cũng đã khắc phục một phần, hầu hết các Vụ đã được chuyển về Bộ sau một thời gian Bộ sửa chữa nhưng hiện nay rất chật hẹp phần II: tình hình hoạt động của bộ thương mại. Thực hiện chủ trương của Đảng về việc “đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá quan hệ kinh tế… gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khi cần thiết và có điều kiện” nước ta đã trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN và AFTA vào năm 1995, của ASEM vào năm 1996 và của APEC vào năm 1998. Với WTO, nước ta trở thành quan sát viên từ năm 1995 và hiện đang trong quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức này. Gần đây sau hơn 4 năm đàm phán với những nỗ lực rất lớn của các lãnh đạo trong Bộ Thương Mại, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết theo những tiêu chuẩn của WTO, đánh dấu một bước mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế quốc gia, Bộ Thương Mại đã nỗ lực hết sức mình trong công tác quản lý, phát triển nền thương mại nước nhà. Như ở phần trên đã đề cập: Bộ Thương Mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt đông thương mại (bao gồm XNK, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam. Do đó ta có thể sơ qua tình hình hoạt động của Bộ trong năm 2002 như sau: Lập tờ trình về các biện pháp thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2002 để trình Chính phủ đưa ra chỉ thị về việc đẩy mạnh và và năng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1311/VPCP-KTTH ngày 18/3/2002 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thương Mại đã cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập tổ công tác bao gồm cán bộ của một số Bộ, ngành và Văn phòng Chính phủ để nghiên cứu chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện kế hoạch năm 2002. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến các thành viên tổ công tác liên ngành, Bộ Thương Mại đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 0511/TM-XNK ngày 09/4/2002. Ngày 19/4/2002 Bộ Thương Mại có tờ trình bổ xung về một số chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu năm 2002. Trên cơ sở các Tờ trình của Bộ Thương Mại, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP về giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002. Nghị quyết này đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các giả pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: 1 - Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. 2 - Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. 3 - Giảm các chi phí liên quan đến xuất khẩu. 4 - Công tác thị trường, xúc tiến thương mại. 5 - Mở rộng đối tượng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo mục d, phần 4 Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg. 6 - Hoàn thiện quy trình thu và hoàn thuế GTGT. 7 - Rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu. 8 - Xây dựng cơ chế bảo hiểm sản xuất một số mặt hàng nông sản. 9 - Nghiên cứu thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bán chịu, trả chậm. 10 - Miễn lãi vay ngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà phê vụ 2001-2002. 11 - Cho vay vốn để thực hiện dự án vay tín dụng đầu tư phát triẻn của Nhà nước. 12 - Cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường. 13 - Công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường tại các tỉnh, thành phố. 14 - Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng. 15 - Tực hiện thí điểm việc cử tham tán kinh tế chuyên trách ngành hàng. 16 - Xúc tiến nhanh việc thành lập các kho ngoại quan, kho hàng, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài. Bộ cũng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 0660 TM/XNK về áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu; Tờ trình số 0747 TM/XNK ngày 10/5/2002 về áp dụng thuế nhập khẩu theo giá trị tuyệt đối; Tham gia với Bộ Tài chính về xác định thuế suất đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Bộ cùng góp ý kiến với Chính phủ, giúp Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 về việc cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. Bộ đã ban hành một số quyết định và thông tư như: - Quyết định số 02/2002/QĐ-BTM ngày 02/01/2002 về việc ban hành quy chế xét thưởng xuất khẩu. - Quyết định số 0858/2002/QĐ-BTM ngày 19/7/2002 về việc sửa đổi danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu. - Thông báo số 1316/TM/XNK ngày 31/7/2002 về việc hàng hoá nhập khẩu của Lào được giảm thuế năm 2002. - Thông tư liên tịch số 08/2002/TTLT/BTM/BKHĐT/BCN ngày 12/8/2002 của Bộ Thương Mại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp hướng dẫn giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003. - Quyết định số 1062/2002/QĐ-BTM ngày 04/9/2002 về việc bổ xung Phụ lục 3 Quy chế cấp giáy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). - Quyết định số 1191/2002/QĐ-BTM ngày 04/10/2002 về việc ban hành Quy chế đấu thầu hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch. - Quyết định số 1221/2002/QĐ-BTM ngày 10/10/2002 của Chủ tịch Hội đồng đấu thầu quy định việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU năm 2003… Bộ cũng đã ban hành quy chế tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,chuyển khẩu; Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Trong năm 2002 Bộ đã chỉ đạo các Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ cổ phần hoá theo tinh thần Nghị định số 152/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Cả năm 2002 đã cổ phần hoá được 4 Doanh nghiệp, đưa tổng số Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ được cổ phần hoá lên 26 Doanh nghiệp. Hoạt động của các Tham tán Thương mại tại nước ngoài đã làm được nhiều việc thiết thực, trong đó đáng chú ý là việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các Doanh nghiệp, cụ thể: - Chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu tiềm năng kinh tế, thương mại của Việt Nam ở trong nước và nước ngoài với sự tham gia của các Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp nước ngoài, vận động thương nhân nước ngoài làm ăn với Việt Nam. - Thông tin và hỗ trợ Doanh nghiệp trong nước tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài. - Vận động các thương nhân nước ngoài tham dự các hội chợ triển lãm ở Việt Nam, đặc biệt là các hội chợ giới thiệu hàng xuất khẩu của Việt Nam… Cùng với các công tác kể trên, Bộ đã giúp Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ổn định trong thời kỳ 2002-2005. Hoạt động quản lý chủ yếu làm nhiệm vụ xây dựng chiến lược và quy hoach phát triển; soạn thảo các chế định pháp luật; đàm phán mở rộng thị trường với các đối tác thương mại theo các cơ chế song phương, đa phương; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; thiết lập trật tự thị trường và văn minh thương nghiệp. Quá trình quản lý của Bộ Thương Mại trong năm qua đã mang lại một số kết quả thương mại như sau: Dưới đây là kết quả hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian qua (năm 2002). Thương mại trên thị trường trong nước. Về mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2002 ước đạt 272.800 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2001. Nguyên nhân là do giá nông sản tăng làm cho sức mua của dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn, được cải thiện. Về giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2002 đã có sự chuyển biến tích cực hơn các năm trước, trong 12 tháng có: 2 tháng giảm (tháng 3 giảm 0,8%, tháng 7 giảm 0,1%), 1 tháng ổn định (tháng 4), 9 tháng tăng (tháng 12 tăng 0,3%). Cả năm chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% so với năm 2001, trong đó khu cực nông thôn tăng 3,7%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Cơ cấu giá tiêu dùng: Nhóm hàng lương thực- thực phẩm tăng 5,7% (lương thực tăng 2,6%, thực phẩm tăng 7,9%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,1%, riêng nhóm thể thao giải trí giảm 0,1%, các nhóm còn lại có mức tăng từ 0,5%-3,6%, đặc biệt giá vàng năm nay tăng mạnh: 19,4%. Thương mại trên thị trường nước ngoài. Xuất khẩu hàng hoá: Kim ngạch tháng 12 năm 2002 ước đạt 1.540 triệu USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2001. Cả năm 2002 ước đạt 16.530 triệu USD, tăng 10% so với năm 2001, trong đó, xuất khẩu của các Doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 8.761 triệu USD, tăng 6,5%, của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.769 triệu USD, tăng 4,3%, cụ thể: Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2002. Đơn vị Ước t.hiện 2002 (%)2002 so 2001 tớnh Số lượng Trị giỏ Số lượng trị giỏ Tổng số xuất khẩu Tr.USD 16.530 110,0 - Cỏc DN cú vốn đầu tư Nhà nước Tr.USD 7.769 114,3 Mặt hàng chủ yếu XK 1. Thủy sản Tr.USD 2.024 113,8 2. Gạo 1000 T 3.241 726 86,9 116,1 3. Cà phờ 1000 T 710 315 76,3 80,6 4. Rau quả 1000 T 200 60,7 5. Cao su 1000 T 444 263 144,2 158,6 6. Hạt tiờu 1000 T 77 108 135,4 118,4 7. Nhõn điều 1000 T 63 212 154,8 139,4 8. Chố cỏc loại 1000 T 75 83 109,9 105,9 9. Lạc nhõn 1000 T 107 52 136,7 135,0 10. Dầu thụ 1000 T 16.850 3.228 100,7 103,3 11. Than đỏ 1000 T 5.870 149 136,8 131,9 12. Hàng dệt và may mặc Tr.USD 2.710 137,2 13. Giày dộp cỏc loại Tr.USD 1.828 117,2 14.Hàng đ/tử & LK m/tớnh Tr.USD 505 84,9 15.Hàng thủ cụng mỹ nghệ Tr.USD 328 139,5 Nguồn: Bộ Thương Mại. Xuất khẩu dịch vụ: So với cùng kỳ năm 2001, kim ngạch tháng 12 ước đạt 282 triệu USD, tăng 41%, cả năm ước đạt 2.750 triệu USD, tăng 10,2%. Năm 2002 so với 2001: - Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khoảng hơn 2,6 triệu lượt người, tăng 11,5% so với năm 2001, số khách nội địa đạt 13 triệu lượt người, tăng 11,6%. Thu nhập từ du lịch đã đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 14,6%. - Dịch vụ vận tải hàng không ước đạt 339 triệu USD, tăng khoảng 6%. - Dịch vụ viễn thông ước đạt 240 triệu USD, tăng 12,5%. Xuất khẩu Lao động: Năm 2002, Việt Nam đã đưa được 46.122 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 24,6% so với năm 2001 và đạt 115% so với kế hoạch. Một số thị trường mới có xu hướng phát triển tốt như: Malaysia, Đài loan, Các Tiểu Vương Quốc ả rập thống nhất, Xênêgan, Ailen, Singapore. Riêng thị trường Malaysia cả năm 2002 đưa được 22 ngàn người, tăng 4,5 lần so với dự kiến. Nhập khẩu hàng hoá: Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm 2002 ước đạt 1.828 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2001. Cả năm 2002 ước đạt 19.300 triệu USD, tăng 19,4% so với năm 2001; trong đó: nhập khẩu của các Doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 12.696 triệu USD, tăng 14% và của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.604 triệu, tăng 32,5%, cụ thể: Bảng 2: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 2002. Đơn vị Ước t.hiện 2002 (%)2002 so 2001 tớnh Số lượng Trị giỏ Số lượng trị giỏ Tổng số nhập khẩu Tr.USD 19.300 119,4 - Cỏc DN cú vốn đầu tư NN " 6.604 132,5 Mặt hàng chủ yếu NK 1. ễtụ nguyờn chiếc cỏc loại Chiếc 27.200 250 96,2 126,6 2. ễtụ dạng linh kiện lắp rỏp Bộ 28.880 335 136,3 143,1 3. Thộp thành phẩm 1000 T 2.772 878 127,3 138,1 4. Phụi thộp " 2.133 450 121,2 136,8 5. Phõn bún cỏc loại " 3.650 453 114,5 112,1 - Phõn bún URE " 1.735 208 108,1 106,7 6. Xăng dầu 1000 T 10.000 2.022 111,1 110,6 7.Xe gắn mỏy 1000 Bộ 1.250 360 49,9 54,0 8. Giấy cỏc loại 1000 T 372 193 123,2 121,7 9. Chất dẻo nguyờn liệu 1000 T 895 617 121,6 124,9 10. Sợi cỏc loại 1000 T 265 312 126,2 126,3 11.Bụng 1000 T 94 94 83,2 71,2 12. Hoỏ chất nguyờn liệu Tr.USD 404 114,8 13. Mỏy múc,TB, PT khỏc " 3.700 135,0 14. Tõn dược " 312 105,8 15. Linh kiện điện tử " 650 97,3 16.Nguyờn, phụ liệu dệt may " 1.781 110,9 Nguồn: Bộ Thương Mại. Nhập khẩu dịch vụ: Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm 2002 ước đạt 250 triệu USD, tăng 25%; cả năm 2002 ước đạt 2.500 triệu USD, tăng 9,4%. Nhận xét: Trên thị trường nội địa: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội các tháng trong năm liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi tháng đạt 23 ngàn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2001. Trong mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội, nhóm lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 38,1%, nhóm phi lương thực, thực phẩm chiếm 61,9%. ở nhiều địa bàn mức tiêu thụ hàng hoá phi lương thực, thực phẩm cao hơn cả mức tiêu thụ hàng hoá nói chung. Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, doanh thu dịch vụ tăng cao: Du lịch tăng 33%, dịch vụ xã hội khác tăng 16%, trong đó một số loại dịch vụ tăng rất nhanh (trên 20%, trong khi giá lại giảm khoảng 1,6%) như: tin học, giao dịch ngân hàng, bưu chính- viễn thông… Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Chỉ số giá của hầu hết các nhóm mặt hàng đều tăng, đặc biệt là nhóm mặt hàng lương thực- thực phẩm đã góp phần tăng thu nhập và sức mua của người nông dân. Giá cả hàng hoá trên thị trường dao động trong biên độ thị trường chấp nhận, không gây sốt giá, nhất là ở những mặt hàng quan trọng, thiết yếu oẻ những vùng bị lũ lụt hoặc trong những ngày lễ, tết, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Ngọ. Mạng lưới bán lẻ phát triển, cả ở khu vực đô thị và nông thôn, trong đó đáng chú ý là hệ thống siêu thị và hệ thống chợ ở thị trường nông thôn. Hệ thống bán lẻ và mua gom nông sản, nhất là ở vùng nông thôn tuy phát triển so với năm 2001, nhưng còn nhiều vấn đề bất cập như tranh mua, tranh bán, hoặc không có nơi tiêu thụ (nhất là ở vùng sâu, vùng xa đô thị), do hầu như phát triển tự phát và do tư nhân thực hiện… Trên thị trường nước ngoài: Về Xuất khẩu: Tiến độ xuất khẩu cả năm là: 5 tháng đầu năm kim ngạch liên tục giảm, từ tháng 6 bắt đầu tăng và đến hết tháng 9 bằng cùng kỳ, quý IV tăng trưởng khoảng 31%, nên cả năm xuất khẩu hàng hoá tăng 10%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra. Tốc độ xuất khẩu năm 2002 tăng 2,2 lần so với năm 2001 (4,5%). Khối lượng hàng hoá xuất khẩu: Cả năm 2002 tăng 11,6% (góp phần tăng 1.476 triệu USD), trong đó 5 tháng đầu năm xấp xỉ cùng kỳ, nhiều mặt hàng giảm xút hoặc tăng chậm., nhưng từ tháng 6 tăng nhanh như: Thuỷ sản, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, lạc nhân, than đá… Giá xuất khẩu: Cả năm 2002, giảm 1,4% (làm giảm 243 triệu USD), một số mặt hàng giảm giá đáng lưu ý là: Gạo, rau quả, hạt tiêu, điều nhân, linh kiện điện tử, máy tính. Cơ cấu hàng xuất khẩu: Tỷ trọng nhóm hàng chủ yếu tăng dần, nhóm hàng khác giảm dần, cụ thể là: Nhóm hàng chủ yếu 6 tháng đầu năm 2002 chiếm 75% tổng kim ngạch, tốc độ tăng trưởng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2001; cả năm 2002 chiếm 77%, tốc độ tăng trưởng tăng 13,1%. Thị trường xuất khẩu: Cơ cấu thị trường cũng chuyển dịch theo hướng tích cực: So với năm 2001, tỷ trọng của thị trường châu Mỹ tăng từ 9,7% lên 15,9%, trong đó Hoa Kỳ tăng từ 7% lên 14%; châu Đại Dương tăng từ 7,2% lên 8,1%; châu Âu ổn định, giữ nguyên tỷ trọng, châu á giảm từ 58,4% xuống 51,9%; châu Phi giảm từ 1,2% xuống 0,8%. Các tháng cuối năm tăng nhanh xuất khẩu vào: Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc…Một số thị trường 6 tháng đầu giảm mạnh, nhưng 6 tháng cuối năm đã tăng khá như: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Về nhập khẩu: Cơ cấu nhóm, ngành hàng nhập khẩu năm 2002 có sự chuyển dịch: - Nhóm hàng hoá chủ yếu 66,4%, giảm 1,6% và nhóm hàng hoá khác chiếm 33,6%, tăng 1,6%. - Nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng chiếm 97,5%, tăng 0,1%, hàng tiêu dùng chiếm 2,5%, giảm 0,1%. - Hàng gia công của Doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 8,7%, tăng 0,2%; hàng gia công của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 11,1%, giảm 1,9%. - Doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 65,8%,giảm 3,4%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 34,2%, tăng 3,4%. Cơ cấu thị trường nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng: Giảm nhập khẩu từ các thị trường thuộc khu vực châu á và tăng nhập khẩu từ khu vực châu Mỹ và châu Âu, chủ yếu là các mặt hàng như: Máy móc, thiết bị, phụ tùng… Cán cân thương mại: (chỉ tính xuất nhập khẩu hàng hoá). Năm 2002, trong thương mại hàng hoá, nhập siêu 2.770 triệu USD, bằng 16,75% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu vì: - Xuất khẩu tăng trưởng (10%) chậm hơn nhập khẩu (19,4%). - Giá một số mặt hàng cũng tăng so với năm 2001. - Nhiều mặt hàng tăng khối lượng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu (bao gồm cả gia công hàng xuất khẩu), Nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu là ở nhóm nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng và các dây chuyền sản xuất; nhóm xăng dầu, sắt thép; nhóm hoá chất, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, giấy các loại; nhóm linh kiện và phụ tùng ôtô… Phần III: Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ thương mại. I. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam. Năm 2003, tình hình kinh tế- thương mại trong nước và quốc tế tiếp tục biến động, tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho xuất nhập khẩu của Việt Nam. Những cơ hội chủ yếu là: - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước hướng về xuất khẩu đã dần tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu lớn, chất lượng hàng hoá nâng cao theo hướng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu trên cơ sở đầu tư công nghệ mới, giống mới… Từ 1/1/2003, chúng ta thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết với AFTA (chuyển 760 mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời và danh mục cắt giảm thuế ngay đối với những mặt hàng có thuế suất trên 20% thì phải giảm xuống dưới 20%; riêng với mặt hàng có thuế suất dưới 20% sẽ phải cắt giảm xuống 0 – 5%), làm cho cơ cấu sản xuất càng chuyển dịch hướng về xuất khẩu. - Nền kinh tế của các nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng những năm cuối thập kỷ 90, nay đã phục hồi và có xu hướng phát triển, như Hoa Kỳ, EU, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Nhà nước tiếp tục có các chính sách phát triển xuất khẩu, giảm các chi phí phục vụ hoạt động xuất khẩu (lệ phí Hải quan và các chi phí tại cửa khẩu), xúc tiến xuất khẩu… Những thách thức lớn chủ yếu là: - Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải vượt qua nhiều rào cản do các nước đặt ra như các vấn đề: Dư lượng kháng sinh, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường sản xuất hàng xuất khẩu của Doanh nghiệp… - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam còn kém, trong khi đó cơ cấu hàng xuất khẩu của ta lại tương tự như các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Trung Quốc… - Các Doanh nghiệp chủ yếu là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô kinh doanh chưa lớn, thiếu các hợp đồng dài hạn nên khả năng thực hiện các hợp đồng lớn hạn chế, nhất là các hợp đồng yêu cầu gấp về thời gian. II. Ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Thương Mại. 1. Ưu điểm: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương Mại được xác định tại Nghị định 95/CP, Bộ Thương Mại đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về thương mại, cụ thể: - Bộ máy tổ chức hiện nay của Bộ Thương Mại về cơ bản đã thực hiện được chức năng quản lý nhà nước về thương mại, từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý quản lý thương mại đặc biệt là xây dựng trình Quốc Hội thông qua Luật Thương mại, đang xây dựng Luật Cạnh tranh và chống độc quyền, tạo khung pháp lý để định ra các chính sách và biện pháp điều chỉnh các hoạt độnh xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường nội địa. Nhờ đó đã phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng các cơ chế chính sách xuất nhập khẩu thể hiện đường lối và quan điểm của Đảng trong việc đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước đưa nền kinh tế của ta hội nhập quốc tế và khu vực. - Ngoài chức năng xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy của Bộ hiện nay cũng đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức lại thị trường, điều hành lưu thông, bảo đảm tiền hàng, trước hết là các mặt hàng thiết yếu; quản lý các Doanh nghiệp trực thuộc Bộ hoạt động theo luật định - Bộ máy của Bộ Thương Mại trong thời gian qua đã từng bước được xắp xếp lại theo hướng tinh gọn, giảm mạnh biên chế quản lý. Một số tổ chức có chức năng nhiệm vụ trùng nhau hoặc gần nhau đã được hợp nhất để giảm sự trùng chéo (như: hợp nhất 3 Vụ Tổ chức cán bộ, Đào tạo, Lao động tiền lương thành 1 Vụ; hợp nhất 3 Viện nghiên cứu thành 1 Viện; hợp nhất 3 trung Tâm thông tin thành 1 Trung tâm…). 2. Nhược điểm: Mặc dù đạt được một số kết quả như trên nhưng chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Bộ Thương Mại theo quy định của Chính phủ hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế. Nhiều nội dung quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của Luật Thương mại do Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm, nhưng hiện nay lại do các Bộ khác thực hiện hoặc phân công không rõ ràng dẫn đến trùng cgéo trong thực hiện. Do đó vai trò chủ trì và trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thương mại của Bộ Thương Mại chưa được khẳng định và làm rõ, cụ thể: 2.1. Chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ giữa Bộ Thương Mại với các Bộ, Ngành đang được giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động dịch vụ. 2.2. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu: Về công tác này hai Bộ Thương Mại và Khoa học công nghệ và môi trường đã nhiều lần bàn bạc để kiến nghị Chính phủ giải quyết giữa những trùng chéo trong phân công, nhưng chưa thống nhất được. 2.3. Công tác đăng ký kinh doanh thương mại, theo quy định của Luật Thương mại thì do Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm, nhưng thời gian qua cho thấy do việc các cơ quan kế hoạch đầu tư cho đăng ký thành lập doanh nghiệp và bổ xung ngành nghề, mặt hàng kinh doanh nhưng không theo dõi kiểm tra hoạt động của chúng nên dẫn đến tình trạng rất nhiều Doanh nghiệp ma được thành lập để buôn bán hoá đơn khống, lợi dụng chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng của nhà nước. 2.4. Công tác quản lý hoạt động quảng cáo và hội chợ thương mại. Theo Luật Thương mại và và Nghị định số 32/1999/NĐ-CP đã quy định rõ nội dung phương thức giao trách nhiệm quản lý cho Bộ Thương Mại và các Sở Thương mại. Bộ Văn hoá Thông tin chỉ hướng dẫn và thẩm định nội dung về văn hoá. Nhưng trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc do sự phối hợp hoạt động quản lý giữa hai Bộ chưa tốt. III. Phương hướng hoạt động. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Đảng đã đưa ra phương hướng hoạt động chung cho Bộ như sau: Một là, tiếp tục kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, có thêm ngoại tệ. Hai là, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, với kế hoạch tổng thể và lộ trình hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà ta tham gia. Ba là, lấy việc phát huy nội lực, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng kinh doanh XNK, hội nhập quốc tế. Bốn là, gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước; vừa chú trọng thị trường ngoài nước, vừa ra sức mở rộng và đa dạng hoá thị trường ngoài nước. Năm là, Kiên trì chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động XNK, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. IV. Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại. Căn cứ vào các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất, thương mạivà thị trường thời gian tới, đặc biệt là chủ trương chủ động hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, tham gia nhiều tổ chức kinh tế khác và Bộ Thương Mại được giao là đầu mối đàm phán gia nhập WTO. Căn cứ vào yêu cầu cải cách hành chính theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ; thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thương mại hiện nay. Bộ Thương Mại đã đưa ra phương án tổ chức lại bộ máy Bộ Thương Mại để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò theo yêu cầu mới của Bộ Thương Mại là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thương mại bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hoạt động quản lý thương mại trên phạm vi cả trong nước và ngoài nước; đồng thời xây dựng bộ máy tổ chức hợp lý, tinh gọn, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục trong Bộ, kết hợp với đổi mới đội ngũ cán bộ, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiến trình cải cách hành chính. Phương án tổ chức lại Bộ Thương Mại như sau: Một là: Đổi tên Vụ Xuất nhập khẩu thành Vụ Chính sách xuất nhập khẩu để tập trung vào nhiệm vụ giúp Bộ xây dựng chính sách, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu chung cho cả nước, phối hợp với các Bộ trong việc phát triển mặt hàng xuất nhập khẩu. Hai là: Tách phần nhiệm vụ giúp Bộ quản lý công tác đầu tư liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Vụ Đầu tư giao cho Vụ Chính sách xuất nhập khẩu và hợp nhất Vụ Kế hoạch - Thống kê và Vụ Đầu tư thành Vụ Kế hoạch và Đầu tư. Ba là: Tách Vụ Chính sách thị trường châu Âu- châu Mỹ thành 02 Vụ: - Vụ Chính sách thị trường châu Âu (Trọng tâm là EU) - Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Trọng tâm là Hoa Kỳ) Bốn là: Sát nhập Vụ Chính sách thị trường miền núi vào Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn (Vụ Chính sách thương mại trong nước) Năm là: Chuyển giao nguyên trạng Tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường và Chất lượng, bộ phận làm công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho Bộ Thương Mại để hợp nhất với Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường thành Tổng cục Tiêu chuẩn-đo lường và Chất lượng. Sáu là: Đề nghị Chính phủ giao hai trường Đại học Thương mại và Đại học Ngoại thương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Bộ Thương Mại quản lý để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của ngành. Bẩy là: Đề nghị Chính phủ nâng cấp trường Trung học Ăn uống- Khách sạn và Du lịch TW thành trường cao đẳng vì đây là trường đặc thù duy nhất của cả nước đào tạo ở bậc cao đẳng, trung học về chuyên ngành kỹ thuật chế biến ăn uống, khách sạn và du lịch. Chức năng của Bộ Thương Mại cần được sửa đổi, bổ xung như sau: Bộ Thương Mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá, bảo hộ sở hữu công nghiệp (Gồm kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. kết luận Trong 8 tuần thực tập tổng hợp tại Bộ Thương Mại em đã có điều kiện để tìm hiểu một số vấn đề thực tế phục vụ cho lý luận kinh tế quốc tế như đàm phán và ký kết các Hiệp định song phương có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế. Ngoài ra em còn được hiểu biết nhiều về phong cách làm việc, về quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại, về công tác của Bộ Thương Mại - cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thương mại của nước Việt Nam. Phụ lục. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Thương Mại TT Tên tổ chức Địa điểm 1 Cục xúc tiến thương mại Lý Thường Kiệt, Hà Nội 2 Trung tâm thông tin Thương mại Ngô Quyền, Hà Nội 3 Báo Thương mại Lý Thường Kiệt, Hà Nội 4 Tạp chí Thương mại Việ Nam Ngô Quyền, Hà Nội 5 Tạp chí Viet Nam economic news Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội 6 Trường Cán bộ Thương mại Trung ương Thanh Trì, Hà Nội 7 Trường Cao đẳng-Kinh-tế Kỹ thuật Thương mại Thanh Oai, Hà Tây 8 Trường Trung học Thương mại Trung ương II Phường Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. 9 Trường Trung học Thương mại Trung ương 4 Phường Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên 10 Trường Trung học Thương mại Trung ương 5 Phường Đông Vệ, TP.Thanh Hoá 11 Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 12 Trường Trung học ăn uống- Khách sạn và Du lịch Trung ương Cẩm Giàng, Hải Dương 13 Trường Đào tạo nghề Thương mại Cẩm Giàng, Hải Dương Mục lục. Mục Trang Lời mở đầu…….………………………………………………………………. …1 Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại …………….2 I. Quá trình hình thành ..…………………………………………………………...2 II.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý………………………………………………….4 1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước……...4 2. Các tổ chức sự nghiệp …………………………………………..………..4 3. Các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ………………………..……..5 III. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại và của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại……………………………………………………..7 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại……………..….7 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại…………………………………………………………………….8 IV.Cơ sở vật chât của Bộ………………………………………………………….12 Phần II: Tình hình hoạt động của Bộ Thương Mại………….……………..…13 Phần III: Phương hướng hoạt động và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại…………….………………………...22 I. Cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam………………………...…..22 II. Ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ Thương Mại………………………………………...…23 1. Ưu điểm………………………………………………………………..23 2. Nhược điểm…………………………………………………………….23 III. Phương hướng hoạt động………………………..……………………….……24 IV. Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Thương Mại…….25 Kết luận…………………………………………………………………………..27 Phụ lục……………………………………...…………………………………….28 Mục lục…………………………………………………………..……………….29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC035.doc
Tài liệu liên quan