Qua một thời gian ngắn thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã giúp tôi thu lượm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm liên quan đến ngành học của tôi,đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.Mặc dù tôi chưa được đi sâu vào thực tế nhưng tôi cũng đã bước đầu làm quen với một doanh nghiệp thương mại, tiếp cận với một môi trường kinh doanh thực.Qua đó, cho tôi thấy được cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp ra sao ?, chiến lược đề ra như thế nào ?, sự vận hành của bộ máy quản lý ? sự lãnh đạo và ra quyết định của ban lãnh đạo Công ty ?.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã được các cán bộ nhân viên trong phòng kinh doanh nói riêng, công ty nói chung giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại đó.Tôi xin chân thành cảm ơn sụ giúp đỡ của Quý Công ty.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phương hướng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc cổ phần hoá, nhưng doanh nghiệp Hải Hà vẫn tiếp tục đứng vững và vươn lên.
Theo Quyết định 397 của Bộ công nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994 nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty Bánh Kẹo Hải Hà với tên giao dịch là HaiHaCo trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý.Mặt hàng sản xuất chính của Công ty là bánh và kẹo các loại : kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm, bánh biscuit, bánh kem... chế biến thực phẩm do nhà nước đầu tư vốn và quản lý. Công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập, các xí nghiệp trực thuộc Công ty gồm có :
+ Xí nghiệp kẹo
+ Xí nghiệp bánh
+ Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì
+ Xí nghiệp phụ trợ
+ Xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định
2/ Quá trình phát triển của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà
Trong quá trình phát triển Công ty đã liên doanh với các công ty nước ngoài :
Năm 1993 Công ty liên doanh với công ty Kotobuki (Nhật Bản) thành lập liên doanh HaiHa – Kotobuki, với tỷ lệ vốn góp như sau :
+ Bên Việt nam 30% (12 tỷ)
+ Bên Nhật Bản 70% (28 tỷ)
Năm 1995 thành lập liên doanh Hải Hà - MIWON (Đài Loan) tại Việt Trì, với tổng số vốn góp của Hải Hà là 1 tỷ đồng.
Năm 1996 Công ty thành lập liên doanh HAIHA – Kameda tại Nam Định với số vốn góp của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng (30%), đến năm 1998 do hoạt động không mang lại hiệu quả nên đã giải thể liên doanh vào tháng 12/ 1998.
3/ Mô hình tổ chức của công ty
3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1)
Nhà máy Nam Định
Nhà máy Việt Trì
Xí nghiệp phụ trợ
Xí nghiệp kẹo
Xí nghiệp bánh
Bộ phận bốc vác
Bộ phận vận tải
Kho
Bộ phận vật tư
Bộ phận Marketing
Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm
P
Kinh
doanh
P
KCS
P
Kỹ thuật
Phó TGĐ
Kinh doanh
Phó TGĐ
Tài chính
Tổng Giám Đốc
Văn phòng
P
Kế toán
P
Hành
chính
P
Tổ
Chức
Nhà
ăn
Y
Tế
P
Tài chính
3.2. Cơ cấu quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng và thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng.
Theo đó, Tổng Giám Đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh có chức năng :
+ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ điều độ sản xuất và lập kế hoạch
+ cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua thiết bị vật tư.
+ ký hợp đồng và theo dõi thực hiện tiêu thụ sản phẩm
+ tổ chức hoạt động Marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, mở rộng thị trường lập ra các chiến lược tiếp thị.
+ lập kế hoạch phát triển cho các năm sau
Phó Tổng Giám Đốc tài chính có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng tài chính và phòng kế toán.
Phòng tài chính và kế toán có chức năng :
+ huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
+ kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty
+ tổ chức hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ)
+ thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
Phòng KCS và phòng kỹ thuật có chức năng :
+ nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ.
+ theo dõi thực hiện quy trình công nghệ
+ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới.
+ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm
+ xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Văn phòng có chức năng :
+ lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm
+ tính lương thưởng cho cán bộ công nhân viên
+ tuyển dụng lao động
+ phụ trách về bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
+ phục vụ tiếp khách...
Phòng y tế, nhà ăn, bảo vệ có chức năng : bảo vệ, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, tổ chức bữa ăn giữa ca và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra còn có một hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống nhà kho có chức năng dự trữ nguyên vật liệu, bảo đảm nguyên vật liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời dự trự bảo quản sản phẩm làm ra.
Có thể nói, bộ máy quản lý của Công ty càng ngày càng đơn giản gọn nhẹ, không cồng kềnh như trước đây nữa.Nó được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả đều theo sự chỉ đạo điều hành của Tổng Giám Đốc, có sự trợ giúp của hai phó tổng giám đốc kinh doanh và phó tổng giám tài chính cùng với hệ thống phòng ban độc lập với chức năng, nhiệm vụ riêng của từng phòng ban hoạt động theo một hệ thống thống nhất dưới sự giám sát,quản lý trực tiếp của cấp quản trị cấp cao mà người quyết định cuối cùng là Tổng Giám Đốc.
Chương II – Quá trình hoạt động kinh
doanh của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà
Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Đặc điểm nhân sự của công ty
Bảng 1 : Cơ cấu lao động của công ty năm 2002
Chỉ tiêu
XN kẹo
XN bánh
XN phụ trợ
XN Việt Trì
XN Nam Định
Hành chính –kỹ thuật
Tổng
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Số
người
Tỷ lệ %
Tổng
467
26,4
310
17,5
42
2,4
735
41,5
66
3,7
151
8,5
1771
100
1.Giới tính
- nam
- nữ
135
332
29
71
84
226
27
73
34
8
81
19
235
500
32
68
26
40
39
61
68
83
45
55
582
1189
32,8
67,2
2.Trình độ
- đại học
- cao đẳng trung cấp
8
18
1,7
3,9
9
19
2,9
16,3
8
30
19
71
29
70
3,9
9,5
5
10
7,5
15
60
71
39,7
47
111
218
6,3
12,3
3.Hthức lđ
- trực tiếp
- gián tiếp
401
66
85,9
14,1
285
25
91,9
8,1
38
4
90,5
9,5
697
38
94,8
5,2
54
12
82
12
0
151
0
100
1436
335
21
19
4.T.hạn lđ
- dài hạn
-hợp đồng
- thời vụ
280
97
90
60
21
19
64
53
193
21
17
62
37
5
0
88
12
0
370
148
217
50
20
30
54
0
0
82
12
0
107
41
3
71
27
2
912
356
503
51,5
20,1
28,4
Qua bảng trên ta nhận thấy :
Về mặt số lượng : từ một xí nghiệp có 9 cán bộ công nhân viên thì đến năm 2002 Công ty đã có 1771 lao động.
Về mặt chất lượng : toàn Công ty có 111 người có trình độ đại học chiếm 6,3 %, có 218 người có trình độ cao đẳng trung cấp chiếm 12,3% trong đó cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ đại học là 60 người chiếm 39,7%, trung cấp có 71 người chiếm 47%.Điều đó cho thấy nguồn lao động của công ty được nâng cao về chất, đã có nhiều người có trình độ cao nắm giữ những cương vị chủ chốt để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trường nhằm tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của công ty.
Về mặt cơ cấu : Cán bộ công nhân viên của Công ty chủ yếu là nữ chiếm 67,2 % tập trung chủ yếu trong khâu bao gói đóng hộp vì công việc này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ, bền bỉ và nhẹ nhàng.Trong xí nghiệp phụ trợ đội bốc xếp, nam là chủ yếu chiếm 81% vì công việc này đòi hỏi phải có sức khoẻ, có tay nghề kỹ thuật mà nam giới là thích hợp hơn cả. Vì tính chất sản xuất của Công ty có tính thời vụ (mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo – một mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, hội hè, trung thu) nên ngoài lực lương lao động dài hạn chiếm 51,5 %, công ty còn sử dụng một lực lượng lao động hợp đồng (1- 3 năm) chiếm 20,1%, lao động thời vụ chiếm 28,4 % mục đích là nhằm giảm bớt chi phí về nhân công để tăng doanh thu và lợi nhuận.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
1.2.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty có 5 xí nghiệp thành viên trong đó có 4 xí nghiệp sản xuất chính và 1 xí nghiệp phụ trợ. Cấc xí nghiệp chính được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng, mỗi xí nghiệp được phân công sản xuất những nhóm sản phẩm nhất định.
+ Xí nghiệp kẹo : chuyên sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo gôm, kẹo coffee...
+ Xí nghiệp bánh : sản xuất các loại bánh biscuit, bánh cracker, bánh kẹp kem...một đặc trưng của Công ty là chuyên dùng tên các loại hoa để đặt tên cho các sản phẩm bánh như : bánh Cẩm chướng, Hải Đường, Thuỷ Tiên, Lay ơn...
+ Xí nghiệp phụ trợ : phục vụ việc cung cấp mhiệt lượng cho các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo, sữa chữa các máy móc thiết bị của toàn Công ty Ngoài ra xí nghiệp này còn thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ làm nhãn, gói kẹo,cắt giấy in bìa, in hộp...
+ Nhà máy thực phẩm Việt Trì : sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác như : mỳ ăn liền, nước giải khát và năm 1997 được đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly, đây là một sản phẩm rất được ưa chuộng đặc biệt là đối với trẻ con.
+ Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định : chuyên sản xuất bột dinh dưỡng, bột canh và bánh kem xốp các loại...
Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Hệ thống phòng ban
Xí nghiệp bánh
Xí nghiệp kẹo
Xí nghiệp phụ trợ
Nhà máy thực phẩm Việt trì
Nhà máy dinh dưỡng Nam Định
Phân xưởng kẹo Jelly
Phân xưởng kẹo các loại
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng giấy bột
Phân xưởng bánh kẹp kem
Phân xưởng bánh bích quy
Phân xưởng làm bột gạo
Phân xưởng kẹo gôm
Phân xưởng kẹo mềm
Phân xưởng kẹo cứng
Phân xưởng kem xốp các loại
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty theo kiểu đơn giản, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn trên dây chuyền bán tự động, thủ công nửa cơ khí.
Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành ngay sau khi kết thúc dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng được đem đi tái chế ngay trong ca làm việc.Trên một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng có sự tách biệt về thời gian. Mỗi chu kỳ sản xuất thường ngắn, nhanh nhất là từ 5 – 10 phút, còn dài nhất là 3-4 giờ.Dưới đây là các quy trình công nghệ sản xuất bánh kẹo.
Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm
Làm nguội
Nấu
Phôi chế nguyên liệu
Hoà đường
Lăn côn
Lên máy cán
Máy cuốn (vuốt)
Lên máy cắt
Sàng rung rung
Máy gói tự động
Gói thủ công
Đóng túi to
Đóng túi to
Sơ đồ 4 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh kem xốp
Phết kem
Máy cắt thanh
Tạo vỏ bánh
Nướng vỏ bánh
Bao gói
Tạo kem
Sơ đồ 5 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng
Nấu
Hoà đường
Làm nguội
Bơm nhân
Máy lăn côn
Máy gói
Bơm nhân
Vuốt kẹo
Rung sàng
Dập hình
Gói tay
Sơ đồ 6 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy
Nướng bánh
Tạo hình
Nhân trộn
Nguyên liệu
đóng gói thủ công
Làm nguội
đóng gói bằng máy
Phủ sôcôla
Làm bóng
Làm nguội
Đóng túi
1.3. Tình hình kinh doanh các mặt hàng
Hiện nay, Công ty sản xuất gần 100 chủng loại bánh kẹo.Do đặc tính của sản phẩm không phải đầu tư theo chiều sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hoá sản phẩm, nên Công ty luôn cố gắng, nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới.Việc nhập thêm một số dây chuyền sản xuất kẹo Jelly, Caramen đã giúp cho Công ty có những sản phẩm đặc trưng.Tình hình tiêu thụ cấc nhóm mặt hàng trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2 : Cơ cấu kinh doanh các nhóm hàng chính của Công ty
Đơn vị tính : tấn
Năm
Tên
1999
2000
2001
2002
00/
99
(%)
01/
00
(%)
02/
01
(%)
B
á
n
h
ngọt
Kem xốp các loại, quy kem xốp dừa, cẩm
chướng, bông hồng vàng..
2100
1890
2137
2387
90
113,06
111,7
mặn
Violét, dạ lan hương thuỷ tiên, pho mát...
1020
1090
1270
1109
106,83
116,5
87,32
K
ẹ
o
Cứng
Dứa, xoài, dâu sôcôla, hoa quả, tây du ký...
2900
2150
2820
2769
74,13
131,16
98,19
M
ề
m
Cốm,sữa dừa cafê, bắp bắp, mơ...
3700
3520
3423
3600
95,13
97,24
105,17
dẻo
Jelly chíp chíp, gôm, mè sừng...
980
1080
1200
1500
110,2
111,11
125
Tổng số
10700
9840
10850
11365
91,96
110,26
104,75
Qua bảng số liệu trên ta thấy sang năm 2002 sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng so với năm 2001 : từ 10850 tấn lên 11365 tấn, tức là tăng 515 tấn hay là tăng 4,75%, trong đó :
+ Về bánh ngọt : sản lượng tiêu thụ tăng từ 2137 tấn đến 2387 tấn, tức là tăng lên 250 tấn hay tăng 11,7 % là do Công ty đã cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Về kẹo mềm : sản lượng tiêu thụ tăng từ 3423 tấn đến 3600 tấn, tức là tăng lên 177 tấn hay tăng 5,17% do Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm có nhiều hương vị trái cây độc đáo, hấp dẫn mà giá thành vừa phải.
+ Về kẹo dẻo : sản lượng tăng từ 1200 tấn đến 1500 tấn, tức là tăng lên 300 tấn hay tăng 25%. Đây là nhân tố chính làm tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty trong năm 2002, đặc biệt là các sản phẩm kẹo Jelly chíp chíp, kẹo Caramen rất được người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệt là hấp dẫn đối với trẻ em bởi tên gọi độc đáo và hương vị chua chua ngọt ngọt.
Một lý do nữa khiến sản lượng tiêu thụ bánh kẹo năm 2002 tăng lên do Công ty mở rộng hệ thống đại lý trên toàn quốc (đã có thêm nhiều đại lý ở miền Trung và miền Nam), các sản phẩm bánh kẹo của Công ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.Ngoài ra, trong năm 2002 Công ty đã tăng chi phí cho các hoạt động hỗ trợ bán hàng như dành : 4% doanh thu cho quảng cáo, khuyến mại, hàng quý thưởng cho 20 đại lý có sản phẩm tiêu thụ cao nhất.
1.4.Khả năng chiếm lĩnh thị trường
Tình hình chiếm lĩnh thị trường từng tỉnh thành thể hiện ở thị phần của Công ty đó trong địa bàn tổng thể.Điều này được thể hiện ở bảng 3, tại bảng này sẽ có sự so sánh giữa Công ty bánh kẹo Hải Hà với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Việt Nam.
Do có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ là các công ty cùng sản xuất bánh kẹo trong nước mà đặc biệt là có một khối lượng hàng hoá (bánh kẹo) không nhỏ của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam.Trước tình trạng cạnh tranh gay gắt đó, việc tiến triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà được tiến hành theo 2 phương hướng :
+ Khai thác mở rộng thị trường ngay trên thị trường truyền thống (thị trường miền Bắc).Đây là hướng chủ yếu của Công ty.
+ Phát triển các thị trường mới vào các vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam có khả năng phát triển.
Bước đầu cho thấy tốc độ phát triển thị trường của Công ty rất mạnh và có chiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường (thể hiện ở bảng 4)
Hiện nay Công ty đang từng bước xây dựng cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Bảng 3 : So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
Công ty
Thị trường chủ yếu
Sản phẩm cạnh tranh
Thị phần
điểm mạnh
Điểm yếu
Hải Hà
Miền bắc
Kẹo các loại bánh kem xốp biscuit.
7,5%
Uy tín, hệ thống phân phối rộng, quy mô lớn, giá hạ
Chưa có sản phẩm cao cấp hoạt động quảng cáo kém
Hải châu
Miền bắc
Kẹo hoa quả sôcôla, bánh kem xốp
5,5%
Uy tín, hệ thống phân phối rộng, giá hạ
Chất lượng chưa cao mẫu mã chưa đẹp.
Kinh đô
Cả nước
Snach, bánh tươi, biscuit,sôcôlabánh mặn
5%
Chất lượng tốt bao bì đẹp,quảng cáo và hỗ trợ bán tốt,kênh phân phối rộng
Giá còn cao
Biên hoà
Miền trung –miền nam
Biscuit,kẹo cứng, kẹo mềm snach,sôcôla.
8%
Mẫu mã đẹp chất lượng tốt, hệ thống phân phối rộng
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp còn kém,giá bán cao
Tràng
an
Miền bắc –miền trung
Kẹo hương cốm
3%
Giá rẻ,chủng loại phong phú.
Chủng loại bánh kẹo còn ít, quảng cáo kém.
Quảng ngãi
Miền trung – miền nam
Kẹo cứng,snach, biscuit
5%
Giá rẻ, hệ thống phân phối rộng chủng loại nhiều
Chủng loại bánh kẹo còn ít, quảng cáo kém.
Hữu nghị
Miền bắc
Bánh hộp,cookies kẹo cứng
2,5%
Hình thức phong phú,giá bán trung bình,chất lượng trung bình
Chất lượng bánh chủng loại còn hạn chế,uy tín chưa cao.
Hải hà kotobuki
Miền bắc
Bánh tươi snach,cookies bim bim
3%
Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hệ thống phân phối rộng
Giá cao,hoạt động xúc tiến bán kém.
Nhập ngoại
Cả nước
Snach,kẹo cao su, bánh kem xốp cookies.
25%
Mẫu mã đẹp, chất lượng cao
Giá cao,hệ thống phân phối kém nhiều sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng
Công ty khác
Cả nước
Các loại
30%
Giá rẻ, hình thức phong phú, đa dạng
An toàn thực phẩm không đảm bảo
Xét riêng đối với Công ty bánh kẹo Hải Hà thì khả năng chiếm giữ thị trường của Công ty chủ yếu ở miền bắc – nơi tập trung phần lớn số đại lý của toàn Công ty, thị trường miền trung & miền nam còn chiếm tỷ lệ nhỏ.Điều này được thể hiện qua bảng 4 :
Bảng 4 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường
Đơn vị tính : tấn
Năm
Thị trường
1998
1999
2000
2001
2002
1/ Miền Bắc
Hà nội
Hải Hưng
Hoà Bình
Sơn La
Tuyên Quang
Thái Bình
Hải Phòng
Hà Tây
Quảng Ninh
Bắc Ninh
Lai Châu
Ninh Bình
Lạng Sơn
II/ Miền Trung
Nghệ An
Thanh Hoá
Hà Tĩnh
Huế
Quy Nhơn
Khánh Hoà
Đà Nẵng
Quãng Ngãi
III/ Miền Nam
TP-HC Minh
Phú Yên
đắc Lắc
Cần Thơ
Lâm Đồng
Gia Lai
IV/ Xuất khẩu
7676
5011
149
278
27
206
301
338
298
277
277
80
313
121
2946
993
985
260
93
187
69
175
184
502
425
20
15
20
10
12
410
7632
4602
145
281
25
310
391
338
290
398
277
77
381
117
3083
733
810
801
191
55
131
37
325
495
354
55
29
30
20
7
350
8349
5390
250
285
37
112
354
340
294
305
287
87
387
221
3166
845
838
750
314
50
125
52
192
695
523
80
20
45
17
10
570
10154
6875
190
28
320
350
346
290
410
295
80
390
420
160
2710
800
890
350
75
200
50
250
95
853
620
109
31
46
25
22
500
10893
6970
400
50
423
455
547
280
310
295
80
400
523
160
3350
975
992
640
50
150
45
190
308
993
725
115
29
45
37
42
750
Nhìn chung, sản lượng bánh kẹo cúa Công ty được tiêu thụ mạnh vẫn là ở thị trường miền bắc (năm 2002 : 10893 tấn). Sản lượng tiêu thụ tăng từ 10154 tấn đến 10893 tấn tức là tăng 739 tấn hay tăng 6,78% năm 2001 so với năm 2002. Trong đố : Hải Hưng tăng 210 tấn hay tăng 52,5% ; Thái Bình tăng 201 tấn hay tăng 58,09% ; Tuyên Quang tăng 105 tấn hay tăng 23,08% ; Ninh Bình tăng 103 tấn hay tăng 24,52% ; Sơn La tăng 103 tấn hay tăng 24,35% ; Lai Châu tăng 10 tấn hay tăng 2,56% ; Hà Nội tăng 95 tấn hay tăng 1,36% ; Hoà Bình tăng 22 tấn. Đây là thị trường truyền thống của Công ty cần phải giữ vững và duy trì thị trường này.
So với thị trường Miền Bắc thì sản lượng bánh kẹo tiêu thụ ở miền trung và miền nam ít hơn (miền trung : 3350 tấn ; miền nam : 840 tấn).Song sản lượng tiêu thụ vẫn tăng trong năm 2002 :
+ Thị trường Miền Trung sản lượng tăng ở các tỉnh Nghệ An (175 tấn), Thanh Hoá (102 tấn), Quãng Ngãi (213 tấn).
+ Thị trường miền nam : năm 2002 tăng so với năm 2001 là 140 tấn hay tăng 14,1%,trong đó : thành phố Hồ Chí Minh tăng 105 tấn hay 14,48%, Phú Yên tăng 6 tấn hay 5,22%, Lâm đồng tăng 12 tấn, Gia La tăng 20 tấn. Đây là thị trường mà Công ty cần mở rộng và chiếm lĩnh, đặc biệt là thị trường vùng sâu vùng xa.
Đối với thị trường trong nước, Công ty phải phát huy hết tiềm năng để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền nam & miền trung.Muốn vậy,Công ty không những phải đầu tư công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã chất lượng, thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý, tăng cường quảng cáo, khuyến mại... mà Công ty còn phải tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu, cách mua sắm của người tiêu dùng ở từng vùng để từ đó Công ty có cách ứng xử hợp lý với từng nhóm khách hàng. Dưới đây là bảng tóm tắt thị hiếu tiêu dùng của từng nhóm kách hàng theo 3 miền :
Bảng 5 : Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng trên 3 khu vực thị trường
Khu vực
đặc điểm
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Loại bánh, kẹo được sử dụng chủ yếu
Bánh kẹo Hải Hà, Tràng An, Hải Châu, Quảng Ngãi...
Bánh kẹo Huế Quảng Ngãi Biên Hoà.
Quảng Ngãi,Kinh đô, Biên hoà, Vinaco.
đặc điểm tiêu dùng
Thích mua kẹo loại gói.
Quan tâm đến bao bì.
Độ ngọt vừa phải.
Thích mua kẹo cân hoặc xé lẻ.
Không quan tâm nhiều đến bao bì.
Quan tâm đến độ ngọt và hình dáng viên kẹo.
Thích mua kẹo cân.
ít qua tâm đến bao bì.
Thích loại bánh kẹo có độ ngọt cao.
1.5. Cơ chế điều tiết hoạt động kinh doanh
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp, hạch toán kinh tế độc lập, tự điều chỉnh về kinh tế.
Công ty đã mạnh dạn đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng tinh giảm gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao.Công ty áp dụng mô hình theo hướng tổ chức đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Các thành viên có quyền quyết định công việc trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, tạo được sự chủ động sáng tạo của mỗi thành viên nhưng các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải nghiêm chỉnh tuân theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của tổng Công ty để phối hợp giữa các phân xưởng thực hiện mục tiêu chung của Công ty.Những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
100% ban lãnh đạo Công ty đều có trình độ cử nhân kinh tế, với nghiệp vụ chuyên môn khá, đều trưởng thành từ thực tế có tinh thần trách nhiệm, năng nổ, tâm huyết với sự phát triển và tồn tại của Công ty.
Tổng giám đốc quản trị Công ty theo chế độ một thủ trưởng. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến đề xuất, đưa ra những quyết định khi được tổng giám đốc thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định Công tác kiểm soát được các cấp quản trị trong Công ty quan tâm đúng mức. Các xí nghiệp thành viên đều phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như : phòng kế hoạch, tài chính, tổ chức lao động...Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý đều phải báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng mẫu biểu quy định thống nhất Qua đó Giám đốc Công ty thường xuyên nắm được tình hình, kịp thời chỉ đạo sửa chữa các sai sót trong thực hiện, những phát sinh trong kỳ có hướng xử lý kịp thời.Việc kiểm soát của Công ty được dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể không chung chung hình thức, các tiêu chuẩn đã được thể hiện thông qua các chỉ tiêu mà Công ty giao cho các đơn vị.Tuy nhiên, ta cũng thấy một hạn chế đó là các biện pháp xử lý khi phát hiện những sai phạm chưa được triệt để cụ thể thành quy chế chung.
Hiện nay, Công ty đã thành lập được 2 liên doanh với Nhật bản (HaiHa –Kotobuki) và Đài Loan (Haiha – Miwon).Công ty cùng góp vốn với đối tác để tiếp tục duy trì, phát triển và đưa sản phẩm của Công ty ra thị trường quốc tế.Đố cũng là mục tiêu của Công ty đặt ra trong tương lai.
Trong vài năm tới, Công ty bánh kẹo Hải Hà sẽ tiến tới cổ phần hoá, mọi công nhân viên trong Công ty cùng góp vốn, đóng cổ phần để tiếp tục duy trì và đưa Công ty đi lên. Trước tình hình đó, thì ban lãnh đạo Công ty phải có 1 chiến lược đúng đắn phù hợp với tiềm lực, môi trường kinh doanh và mục tiêu của Công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp, chuyên sản xuất các loại bánh kẹo và thực phẩm phục vụ cho người tiêu dùng.Do tính chất đặc thù của sản phẩm mà Công ty kinh doanh, nên hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty là : sản xuất và tiêu thụ hàng hoá (bánh kẹo) thông qua hệ thống đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm (các siêu thị và các cửa hàng của Công ty). Hiện Công ty có hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc tới Nam, trong đố trụ sở chính đặt tại Miền Bắc (25 – Trương Định – Hà Nội), có thêm 1 chi nhánh ở miền trung (đặt tại Đà Nẵng) và 1 chi nhánh ở miền Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh).Với mỗi chi nhánh bộ máy quản lý cũng gồm có: Giám đốc chi nhánh, kế toán, tiếp thị, đội xe, kho bãi, hoạt động như 1 đơn vị độc lập nhưng vẫn dưới sự quản lý của Tổng giám đốc. Riêng ở miền bắc có đại lý cấp I (cấp tỉnh), nó chịu sự quản lý của Công ty và được Công ty hỗ trợ về các mặt : hoa hồng (theo mặt hàng, doanh số bán..) ; chi phí vận chuyển ; phương thức và thời hạn thanh toán ; khen thưởng hàng tháng, hàng quý cho các đại lý có doanh số bán cao nhất.
Nếu như Kinh Đô áp dụng cơ chế độc quyền đối với các đại lý của chính hãng thì Hải Hà lại cho phép các đại lý tự do cạnh tranh, một mặt khuyến khích các đại lý tìm cách tiêu thụ nhiều hơn, nâng cao vị thế của mình nhưng mặt khác cũng có hạn chế bất lợi cho Công ty là các đại lý có thể liên kết với nhau ép buộc Công ty có những nhượng bộ, ưu đãi nhiều hơn cho các đại lý nếu không họ sẽ từ chối tiêu thụ sản phẩm,làm hại đến lợi ích của doanh nghiệp.Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp tối ưu để tổ chức, quản lý và thúc đẩy hệ thống kênh phân phối của Công ty đặc biệt là hệ thống đại lý.
Các loại hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động chính của phòng kinh doanh
Theo sơ đồ 1 ở phần trước đã trình bày, ta tháy rằng phòng kinh doanh gồm có các bộ phận sau :
+ Hệ thống đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm
+ Nhóm Marketing
+ Nhóm cung ứng vật tư vật liệu
+ Bộ phận vận tải
+ Bộ phận bốc vác
+ Kho tàng.
Để từng bộ phận cấu thành nên phòng kinh doanh vận hành có hiệu quả thì cán bộ công nhân viên tong phòng phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau :
+ dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai từ đó lập kế hoạch cụ thể để tiến hành sản xuất.
+ quản trị dự trữ hàng hoá
+ nghiên cứu thị trường, xúc tiến và hỗ trợ các kênh phân phối sản phẩm.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trực thuộc phòng kinh doanh là hơn 60 người thì đây quả là một khối lượng công việc lớn.
Qua hơn một tháng thực tập tại phòng kinh doanh tôi được biết sản phẩm bánh kẹo của Công ty Hải Hà đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước bởi công ty đã có một hệ thống kênh phân phối rộng lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Tính đến năm 2002, Công ty đã thiết lập được hệ thống mạng lưới kênh phâ phối khá rộng, với hơn 200 đại lý tại 34 tỉnh thành phố trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc (150 đại lý) và miền Trung (45 đạ lý), miền Nam số lượng đại lý còn rất ít (15 đại lý).
Do địa bàn phân phối rộng nên công tác nghiê cứu thị trường, xúc tiến việc hỗ trợ bán sản phẩm ở các đại lý, tiến hành thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm trong tương lai được phân công đến hầu hết các cán bộ trẻ thuộc bộ phận hành chính của phòng kinh doanh (mỗi nhân viên thị trường đảm nhận 1 khu vực thị trường riêng).
Để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của Công ty, khai thác triệt để công suất của các dây chuyền sản xuất bánh kẹo Công ty đã tiến hành việc khoán tiêu thụ sản phẩm đến từng cán bộ phòng kinh doanh (chủ yếu là lượng cán bộ trẻ tuổi).Mỗi nhân viên khi được giao khoán tiêu thụ sản phẩm thì đồng thời cũng sẽ chịu trách nhiệm phụ trách thị trường nhất định.Việc này không những đòi hỏi các cán bộ phụ trách mảng thị trường tiêu thụ phải cố gắng tiêu thụ sao cho hết số lượng sản phẩm được giao khoán đồng thời cũng phải luôn đem lại cho khách hàng một hình ảnh tốt về thương hiệu uy tín.Vì vậy, công việc này yêu cầu một cường độ di chuyển tương đối lớn : như việc phải thường xuyên xuống nghiên cứu tại địa bàn có các đại lý của Công ty, thường có các hoạt động khuyến mại, tiếp thị, tham gia hội chợ – triển lãm để các sản phẩm của Công ty có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới người tiêu dùng đồng thời nâng cao uy tín của Công ty.
Cán bộ phụ trách thị trường này đồng thời cũng là người tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đại lý và Công ty thông qua các hợp đồng kinh tế chia sẻ quyền lợi, duy trì các hình thức khen thưởng trợ giúp khó khăn, trung thực sòng phẳng...
Vì đảm trách khâu tiêu thụ sản phẩm nên phòng kinh doanh nắm rõ tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của Công ty, do vậy phòng kinh doanh cũng đồng thời đảm trách khâu lên kế hoạch và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm : kẹo cứng chiếm (73,4%), kẹo mềm (71,2%), bánh chiếm (65%). Trong khi đó, hầu hết các nguyên liệu là khó bảo quản, dễ hư hỏng giảm phẩm chất đã gây nhiều khó khăn trong khâu thu mua, bảo quản dự trữ, cung ứng đảm bảo sản xuất liên tục. Hàng năm, Công ty phải sử ụng một khối lượng nguyên liệu tương đối lớn như : đường, glucô, sữa béo, váng sữa, bột mì, cafộ, hương liệu... một phần do trong nước cung cấp (đường, glucô, sữa..) phần còn lại phải nhập ngoại (mạch nha, sữa bột..) do vậy điều kiện cung ứng, giá cả không ổn định, chịu sự biến động lớn của các nhân tố kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng phải tiến hành dự báo được nhu cầu sản phẩm tong tương lai để xây dựng các kế hoạch, đưa ra các chỉ tiêu sản xuất.
Bộ phận kho tàng thuộc phòng kinh doanh đảm nhận dự trữ hàng hoá hệ thống kho tàng của Công ty tương đối rộng lớn với mỗi một kho có chức năng riêng : có kho chỉ chứa riêng kẹo cứng, riêng kẹo mềm, có kho chỉ chứa bánh... nhưng nhìn chung các kho ở đây tương đối thoáng mát đủ tiêu chuẩn để bảo quản các loại sản phẩm khó tính như bánh kẹo. Tát cả các loại hàng hoá trước khi đến các kênh phân phối đều được nhập vào kho. Cán bộ phụ trách thị trường nào cần có sản phẩm thì sẽ lập phiếu xuất hàng (phiếu bốc hàng) để xuống kho vận chuyển hàng hoá. Với việc điều hành như vậy, phòng kinh doanh hoàn toàn nắm vững được lực lượng hàng xuất đi cũng như lượng hàng tồn để có kế hoạch điều chỉnh nguồn nhập nguyên liệu điều này làm cho quản lý được nhất quán.Ngoài chức năng là nơi tập kết nguyên vật liệu đầu vào hay các thành phẩm đã được bao gói mà các nhà kho còn là nơi tiếp nhận các sản phẩm do các đại lý trả lại do các lý do ; hàng quá hạn sử dụng, hàng bịi vỡ, hỏng trong quá trình vận chuyển...
Các loại kế hoạch sản xuất kinh doanh
Là một doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng kế hoạch hàng năm được chỉ đạo thống nhất, các đơn vị dự kiến việc thực hiện kế hoạch năm báo cáo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm kế hoạch. Do là một doanh nghiệp thương mại nên các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty được đưa ra đến từng quý trong năm.Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân đều căn cứ vào chủ trương lãnh đạo chung và khả năng thực tế của doanh nghiệp.
Phương pháp xây dựng kế hoạch từ dưới lên trên, từng đơn vị báo cáo kế hoạch với các mục tiêu cụ thể với sự giúp đỡ của phòng kinh doanh lập kế hoạch cấp trên sau đó báo cáo giám đốc và đi đến quyết định một kế hoạch chính thức để thực hiện. Nguyên tắc chung là phù hợp với năng lực hiện có, lấy mục tiêu của Công ty làm cơ sở mục tiêu của từng bộ phận.Ké hoạch của Công ty do phòng kinh doanh xây dựng và được giám đốc phê duyệt.
Phòng kinh doanh lập ra các kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, quý hoặc theo từng mặt hàng ; lập kế hoạch vật tư của tháng, quý ; lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu theo quý, năm.
Phòng tài chính xây dựng kế hoạch tài chính của tháng, quý năm ; kế hoạch vay vốn …
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty
Kết quả chung
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta, tốc độ tăng sản lượng bình quân vài năm gần đây đạt khoảng hơn 10%. Năm 2002, doanh thu đạt 193,319 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước 23,07 tỷ đồng, nhiều sản phẩm bánh kẹo của Hải Hà đã được tín nhiệm cao ở thị trường trong nước và một số thị trường nước ngoài.
Bảng 6 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
từ năm 1999 - 2002
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tốc độ tăng trưởng (%)
00/99
01/00
02/01
Sản lượng
(tấn)
11560
12780
14217
15986
10,55
11,24
12,44
Doanh thu
(tỷ đồng)
158,50
163,932
172,56
193,319
3,43
8,87
12,03
Nộp ngân sách
(tỷ đồng)
16,17
18,2
20,45
23,07
12,5
12,36
12,81
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
4,15
4,95
5,57
6,56
19,28
12,53
17,77
Thu nhập bình quân
(ngàn đồng)
700
850
1000
1200
13,3
17,65
20
Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tốt, có triển vọng và vươn xa hơn nữa.
So với năm 2001, trong năm 2002 có :
+ Sản lượng tiêu thụ tăng từ 14217 tấn đến 15986 tấn, tức là tăng 1769 tấn hay tăng 12,44%, đây là kết quả tốt bởi Công ty có một hệ thống đại lý rộng khắp cùng với việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mại..).Điều này cần tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa.
Do đó dẫn tới : + doanh thu tăng từ 172,56 tỷ đồng đến 193,319 tỷ đồng tức là tăng 20,759 tỷ đồng hay tăng 12,03%.
+ Lợi nhuận cũng tăng từ 5,57 tỷ đồng đến 6,56 tỷ đồng tức là tăng 0,99 tỷ đồng hay tăng 17,77%.
+ Nộp ngân sách cho nhà nước cũng tăng từ 20,45 tỷ đồng đến 23,07 tỷ đồng, tức là tăng 2,62 tỷ đồng hay tăng 12,81%.
+ Thu nhập bình quân của công nhân viên cũng được tăng lên từ 1 triệu đồng lên 1,2 triệu đồng, tức là tăng lên 200 ngàn đồng hay tăng 20%.
Bảng 7 : Các chỉ tiêu tài chính của Công ty năm 2000 - 2002
Chỉ tiêu
đơn vị
2000
2001
2002
1. Tổng tài sản
- TSLĐ
- TSCĐ
2.Tổng nguồn vốn
- Vốn vay
+ ngắn hạn
+ nợ phải trả
+ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu
3. Hàng tồn kho
4. Nợ phải thu
5. Doanh thu
6. Trả lãi vay
7. Lợi nhuận ròng
8. Khả năng t.toán
9. Hệ số mắc nợ
10. Số vòng quay tồn kho
11. Kỳ thu tiền bình quân
12. Số vòng quay toàn bộ vốn.
13. LN/ dthu
14. (LNr + lãi vay)
ồ Vốn
15. LNr / Vốn chủ
16. Hệ số tự tài trợ
(Vốn chủ / ồ vốn)
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tấn
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Lần
Lần
Vòng/năm
Vòng/năm
Vòng/năm
%
%
%
%
110,750
40,350
70,400
110,750
37,200
11,550
6,300
20,350
73,550
11,560
10,050
163,932
2,252
4,958
1,61
0,336
14,18
22,07
1,48
3,02
6,51
6,74
66,41
122,168
46,343
75,825
122,168
46,565
13,912
10,031
22,723
75,512
9,657
10,075
172,560
2,930
5,571
1,53
0,381`
17,87
21,31
1,41
3,23
6,95
7,38
61,81
134,160
53,135
81,025
134,160
53,013
14,011
11,021
27,981
81,147
9,452
10,102
193,319
3,019
6,56
1,75
0,395
20,45
18,81
1,44
3,39
7,14
8,08
60,49
3.2. Kết quả cụ thể
+ Xét chỉ tiêu lợi nhuận của công ty
Bảng 8 : Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty từ năm 1999- 2002
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2000/
1999
(ờ)
2001 /
2000
(ờ)
2002 /
2001
(ờ)
1.Tổng doanh thu
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần.
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi tức gộp
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý DN
8. Lợi nhuận ròng
158,50
7,703
150,797
135,5
15,297
1,953
9,194
4,15
163,932
13,787
150,145
132,8
17,345
1,987
10,408
4,95
172,56
20,06
152,5
134,263
18,237
2,125
10,542
5,57
193,319
21,146
172,173
135,001
37,172
6,109
24,503
6,56
+5,432
+6,084
-0,625
-2,7
+2,048
+0,034
+1,214
+0,8
+8,682
+6,273
+2,355
+1,463
+0,829
+0,138
+0,674
+0,08
+20,759
+1,086
+19,673
+0,738
+18,935
+3,894
+13,961
+0,99
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm và đạt 193,319 tỷ đồng vào năm 2002.Do đó khiến cho lợi nhuận của Công ty cũng tăng dần lên, năm 2002 tăng so với năm 2001 : 0,99 tỷ đồng, đây là một điều đáng mừng cho doanh nghiệp và cần phải phát huy hơn nữa.
+ Xét chỉ tiêu nộp ngân sách của Công ty : cho thấy càng ngày Công ty càng đóng góp nhiều hơn cho nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nước nhà.Sự đóng góp càng nhiều cho thấy Công ty làm ăn có lãi và tăng trưởng ổn định.
Bảng 9 : Chỉ tiêu nộp ngân sách của Công ty
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Số tiền nộp ngân sách
So sánh tốc độ tăng
Tỷ đồng (ờ)
%
1999
2000
2001
2002
16,17
18,2
20,45
23,07
2,03
2,25
2,62
12,55
12,36
12,81
+ Xét kết quả tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí của một số mặt hàng chính của Công ty.
Bảng 9 : Kết quả tiêu thụ của một số mặt hàng chính
Loại sản phẩm
Tỷ suất lợi nhuận (%)
Khối lượng tiêu thụ (tấn)
1999
2000
2001
2002
KM1
KM2
KC1
KC2
KC3
KC5
KM7
KM10
BQ1
BQ5
BQ7
BQ3
4,23
10,06
7,3
10,15
8,24
9,13
4,5
8,5
7,10
6,23
3,5
3,2
1500
1230
994
1121
652
515
421
317
650
112
98
74
1350
1228
990
1300
651
513
400
320
651
110
94
71
1450
1224
899
1259
650
512
394
321
649
100
93
74
1650
1221
989
1300
645
510
394
340
670
120
100
85
Hầu hết các sản phẩm đưa ra của Công ty đều tiêu thụ mạnh trong năm 2002 đặc biệt là loại sản phẩm KM1 tăng 200 tấn, KC1 tăng 47 tấn, KM10 tăng 19 tấn,BQ1 tăng 21 tấn,BQ3 tăng 11 tấn... điều đó cho thấy chất lượng sản phẩm bánh kẹo đã tăng lên, quy cách, chủng loại, mẫu mã đã được cải tiến nâng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Xét theo phương thức bán :
Sản phẩm của Công ty tiêu thụ trong nước mạnh nhất qua bán buôn và đại lý chiếm hơn 90% trên tổng doanh thu, còn bán lẻ chiếm tỷ lệ không cao (hơn 4%). Còn thị trường quốc tế thì lượng xuất khẩu mặc dù vẫn tăng qua các năm song còn chiếm tỷ trọng nhỏ (3% - 6%).Điều này cho thấy, Công ty cần có chính sách hợp lý để tăng sản lượng xuất khẩu, phải nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 10 : Tình hình tiêu thụ của Công ty theo phương thức bán (đơn vị : tỷ đồng / %)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Bán lẻ
Bán buôn & đại lý
Xuất khẩu
Tổng doanh thu
8,3
144,058
6,142
158,50
5,24
90,89
3,87
100
8,769
148,093
7,07
163,932
5,35
90,34
4,31
100
5,45
156,52
10,59
172,56
3,16
90,7
6,14
100
6,01
175,97
11,339
193,319
3,11
91,03
5,86
100
+ Xét kết quả tiêu thụ theo một số sản phẩm :
Qua bảng số liệu sau, ta thấy nhiều mặt hàng của Công ty được tiêu thụ mạnh,chẳng hạn như : bánh mặn tăng 100 tấn, bánh cẩm chướng tăng 100 tấn bánh dạ lan hương tăng 100 tấn,kẹo Jelly cũng tăng 100 tấn, kẹo mềm, kẹo cân tăng 50 tấn, đặc biệt là kẹo chíp chíp tăng với lượng lớn 400 tấn... Nhìn chung các sản phẩm mới của Công ty đưa ra đều được thị trường chấp nhận, đặc biệt là hai loại sản phẩm mới : kẹo Jelly, kẹo chíp chíp, kẹo caramen béo.
Bảng 11 : Kết quả tiêu thụ 1 số sản phẩm
Đơn vị : tấn
Tên sản phẩm
1999
2000
2001
2002
1. Bánh kem xốp
2. Bánh mặn
3. Bánh biscuit
4. Bánh hộp
5. Bánh hồng vàng
6. Bánh Cracker
7. Bánh quy cam – sữa
8. Bánh quy dầu – dừa
9. Bánh quy dầu – sữa
10. Bánh cẩm chướng
11. Bánh dạ lan hương
12. Kẹo trái cây
13. Kẹo Jelly
14. Kẹo Caramen
15. Kẹo cứng có nhân
16. Kẹo mềm
17. Kẹo cân
18. Kẹo sữa dầu
19. Kẹo chíp chíp
1000
447
1860
250
350
290
310
400
550
745
600
400
480
350
2500
4000
380
290
1200
998
450
1875
245
350
300
300
405
500
800
570
400
470
450
2400
3950
340
300
1900
990
700
1700
279
300
250
300
390
450
750
500
350
400
495
2300
3750
300
300
1600
991
750
1800
300
310
350
390
400
500
850
600
410
600
550
2400
3800
350
310
2000
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty
Hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung, của phòng kinh doanh nói riêng có những đặc điểm sau :
Ưu điểm
+ Với đội ngũ nhân viên thuộc phòng kinh doanh phần lớn đều tốt nghiệp đại học nên các kiến thức lý luận trên giảng đường đã được các nhân viên vận dụng linh hoạt vào trong công việc, góp phần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động có hiệu quả.
+ Với việc giao khoán tiêu thụ sản phẩm đối với từng khu vực thị trường cho mỗi cán bộ phòng kinh doanh đã thúc đẩy sự cố gắng của từng cá nhân làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng rõ rệt qua từng năm như : thu nhập bình quân của công nhân viên ngày càng cao, từ 700 ngàn đồng lên 1,2 triệu đồng vào năm 2002.
+ Các cán bộ phòng kinh doanh đã phát huy được tác dụng của việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng thông qua các đợt tiếp thị, triển lãm sản phẩm...nên lựa chọn được hình thức phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cho Công ty mở rộng được thịi trường tiêu thụ.
+ Cùng với việc quản lý mua nguyên liệu đầu vào đã có sự điều chỉnh hợp lý nên đã và đang tiếp tục tiết kiệm được nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm để nâng cao được vị trí cạnh tranh trên thị trường.
Nhược điểm
+ Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn cả về thị trường và mặt hàng mà Công ty chưa thành lập được phòng Marketing.Hiện nay, công việc nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm nên hiệu quả chưa cao.Cán bộ đi nghiên cứu thị trường chưa đến 20 người mà Công ty có khoảng hơn 200 đại lý tại 34 tỉnh, thành.Điều này dẫn đến lực lượng quá mỏng sẽ không theo kịp được thị trường vốn nhiều biến động làm cho Công ty mất đi thế chủ động so với các công ty khác.
+ Hơn nữa, lực lưỡng cán bộ làm marketing của Công ty chủ yếu là cán bộ trẻ tuổi, nhiều người vừa mới tốt nghiệp đại học nên Công ty khó theo sát được thị trường.Và do không có phòng chuyên về Marketing nên các thông tin nếu có thu được thì cũng tương đối rời rạc, khó tổng hợp để nghiên cứu.
Trong tương lai Công ty có xu hướng mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà hiện nay công tác tìm hiểu thị trường nước ngoài tương đối yếu, do vậy Công ty thiếu thông tin về đối thủ cạnh tranh, do đó khó có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình.
Từ những nhược điểm trên có thể đưa ra cho Công ty một số giải pháp sau :
+ Tuyển chọn đội ngũ nhân viên tiếp thị có sức khoẻ, có kinh nghiệm, trình độ, nhiệt tình với công việc, có khả năng đi lâu ngày để có thể thực hiện tốt công tác tiếp thị ở thị trường này.
+ Sắp xếp quy hoạch mạng lưới đại lý để tăng khả năng kiểm soát của Công ty, tránh sự tranh chấp lộn xộn giữa các đại lý.Đối với nơi có nhiều đại lý mà tiêu thụ ít thì nên gom lại thành một đầu mối chính, nơi ít đặc biệt ở tinh, thành phố miền Nam cần tìm thêm một số đại lý bảo đảm nhịp nhàng cân đối, tránh độc quyền.
+ Thiết lập văn phòng đại diện hay các đại lý ở nước ngoài.Văn phòng đại diện của Công ty có nhiệm vụ chuyên cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường để có những bước xử lý chính xác và ra quyết định kịp thời trong khâu tiêu thụ.
Chương III – Phương hướng và một số biện
pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty
Phương hướng phát triển của Công ty trong
tương lai
Phương hướng chung của ngành
Hiện nay, ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển nhanh với tốc độ 10 – 15% mỗi năm. Một số sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao, không thua kém gì hàng nhập ngoại.Chính những thụân lợi này đã giúp các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai.
Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành bánh kẹo. Cụ thể là :
+ Nguồn nguyên liệu phong phú do nước ta là nước nông nghiệp vùng nhiệt đới nên các loại hoa quả, các loại củ, bột, đường thuận lợi cho việc sản xuất.
+ Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh nội lực : hợp tấc và phát triển với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
+ Theo số liệu của tổng cục thống kê thì đến năm 2005 dân số nước ta sẽ có khoảng 86 triệu người. Mức sinh hoạt sẽ phấn đấu trên 2200kcal / người, trong đó Protein chiếm 11%, lipit 12%, gluco 77% (theo số liệu Bộ y tế).
Như vậy, theo dự đoán mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân 3kg/ người ; đến năm 2005 nước ta có nhu cầu sản xuất khoảng 260000 tấn đến 300000 tấn một năm.Dự đoán tổng doanh thu thị trường 8000 tỷ đồng, tỷ lệ xuất khẩu 10 – 20 %.
Qua đó chiến lược ngành bánh kẹo đến năm 2005 đặt ra là :
+ Đảm bảo và cung cấp đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả phù hợp theo nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế tới mức tối đa bánh kẹo nhập ngoại và tiến tới xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu và các nước trong khu vực.
+ Đổi mới công nghệ thiết bị, tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá khâu gói kẹo, đóng gói sản phẩm. Đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm, cao su, bánh biscuit... Hoàn thiện các phương tiện vận chuyển (các hệ thống vận chuyển bằng băng chuyền giữa các khâu sản xuất từ thành phẩm đến nhập kho..)
+ Đảm bảo tự túc được nguồn nguyên vật liệu, hạn chế và đi đến việc không nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài mà thay vào đó là sử dụng nguyên vật liệu tự sản xuất trong nước.
+ Đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phấn đấu số lượng bánh kẹo đến năm 2005 đạt 300000 tấn / năm trong cả nước.
+ Tổng số vốn đầu tư phát triển ngành bánh kẹo dự tính từ đầu tới năm 2005 là 440 tỷ đồng.
1.2. Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2005
Bảng 12 : Một số chỉ tiêu kế hoạch SXKD chủ yếu của Công
ty giai đoạn 2002 - 2005
Chỉ tiêu
đơn vị
2002
2003
2004
2005
1. Giá trị sản xuất công nghiệp
Tỷ đồng
180
186,556
196
207,761
2. Doanh thu
Tỷ đồng
216,529
227,355
353,047
370,760
3. Nộp ngân sách
Tỷ đồng
25,52
27,82
33,048
36,535
4. Sản phẩm chủ yếu
Kẹo dứa
Kẹo hoa quả
Cracker vừng
Bánh quy xốp
Kẹo cứng các loại
Các loại khác
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
11550
2160
1400
231
650
2050
5059
12500
2200
1500
380
700
2250
5470
13700
2350
1700
530
845
2500
5775
14600
2400
1750
600
1000
2600
6250
+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm với các mục đích sử dụng khác : như mục tiêu thưởng thức.Công ty đã sản xuất sản phẩm cao cấp như kẹo Jelly, kẹo Apenlibe.. cho mục tiêu bồi bổ sức khoẻ thì sản xuất loại kẹo ít chất béo, có ít đường có vitamin, các loại vi chất (sắt, canxi...).
+ Nghiên cứu dùng nguyên liệu sản xuất trong nước thay thế hàng nhập ngoại nhằm làm giảm giá thành.
+ ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường phía Nam và thị trường xuất khẩu.
+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Hiện nay, Công ty đang thực hiện và duy trì mở rộng chất lượng xí nghiệp, tiến tới đạt tiêu chuẩn chất lương của ngành.Mục tiêu đến năm 2005 chất lượng của Công ty phải đạt tiêu chuẩn quốc gia để có khả năng cạnh tranh giành thịi trường với sản phẩm có chất lượng cao của các đối thủ trong nước như : Kinh Đô, Biên hoà, Tràng an...
Công ty dự tính phấn đấu từ năm 2005 – 2010 sẽ xây dựng thành công hệ thống chất lượng tại công ty. Sản phẩm của Công ty phải đảm bảo chất lượng cạnh tranh không chỉ trong nước mà với cả nước sở tại khi hàng hoá nhập khẩu.
Bảng 13 : Dự kiến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2002 - 2006 (đơn vị : tấn)
Năm
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
2002
2003
2004
2005
2006
8750
8970
9400
10000
10150
2170
2340
3000
3200
3450
4200
4700
5430
5740
6200
Bảng 14 : Kế hoạch xuất khẩu của Công ty sang một số nước giai đoạn 2001- 2005
Thị trường
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Trung Quốc
Tấn
170
240
270
320
450
Lào
Tấn
60
80
100
140
190
Campuchia
Tấn
90
122
156
190
250
Mông Cổ
Tấn
200
250
349
400
400
Thái Lan
Tấn
60
70
100
130
200
Inđônêxia
Tấn
0
13
35
100
270
Malaixia
Tấn
0
10
30
90
140
Tổng
Tấn
580
785
1040
1370
1900
Dựa trên nền tảng phát triển của Công ty, hy vọng các chỉ tiêu kinh tế mà doanh nghiệp đã đề ra trong những năm tới là hợp lý và sẽ đạt được.
Một số giải pháp và kiến nghị đề xuất nhằm đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp được đánh dấu bằng thị phần trên thị trường mà công ty đó chiếm giữ. Để mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty, tôi xin mạnh dạn đề xuất với ban lãnh đạo Công ty một số giải pháp sau :
+ Tăng cường công tác tổ chức, quản lý bộ máy doanh nghiệp, thực hiện triệt để việc tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong đó đào tạo cần có hướng sử dụng hợp lý trước mắt cũng như lâu dài.
+ Tăng cường đổi mới và cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất, đồng thời khai thác triệt để tiềm năng hiện có nhất là về đất đai nhà xưởng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ – siêu thị, liên doanh liên kết tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Thành lập phòng thực hiện chức năng Marketing của Công ty : phòng này sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và xử lý các nguồn thông tin liên quan đến thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.Để hoạt động của phòng Marketing đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp thu thập thông tin từ các văn phòng dại diện trong và ngoài nước.Công ty có thể cử nhân viên của phòng Marketing xuống làm việc tại các chi nhánh đại diện, điều này sẽ cho phép giảm tối thiểu chi phí và tăng tính hiệu quả trong hoạt động.
+ Có chiến lược kinh doanh thích hợp, chú trọng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh thị trường có nhu cầu. Đưa ra các mặt hàng độc đáo có tính chất đặc sản phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở từng vùng.
+ Hơn thế nữa, mục tiêu của Công ty trong các năm tới là vươn xa và vươn sâu hơn nữa vào thị trường khu vực cũng như thế giới. Do vậy, một mặt phải giữ vững thị trường hiện tại nơi mà Công ty đã có chỗ đứng như : Lào, Campuchia, Mông Cổ... thêm nữa phải đẩy mạnh thăm dò, tìm kiếm thị trường mới chú trọng khôi phục lại thị trường Đông Âu nơi mà công ty đã có chỗ đứng trước đây và hiện nay nhu cầu của thị trường này vẫn rất lớn nhưng do sự thay đổi về chính trị nên công ty không xuất sang thị trường này, không ngừng khai thác thị trường khu vực (nhất là các nước trong khu vực ASEAN).
Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực của chính mình cùng với ban lãnh đạo sáng suốt kịp thời của lãnh đạo cấp trên, Công ty bánh kẹo Hải Hà sẽ ngày càng vưỡng bước phát triển trong cuộc cạnh tranh găy gắt trong cơ chế thị trường. Tôi tin tưởng rằng : Công ty bánh kẹo Hải Hà sẽ ngày càng phát triển góp phần đưa nền kinh tế nước nhà đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết luận
Qua một thời gian ngắn thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã giúp tôi thu lượm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm liên quan đến ngành học của tôi,đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.Mặc dù tôi chưa được đi sâu vào thực tế nhưng tôi cũng đã bước đầu làm quen với một doanh nghiệp thương mại, tiếp cận với một môi trường kinh doanh thực.Qua đó, cho tôi thấy được cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp ra sao ?, chiến lược đề ra như thế nào ?, sự vận hành của bộ máy quản lý ? sự lãnh đạo và ra quyết định của ban lãnh đạo Công ty ?...
Trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã được các cán bộ nhân viên trong phòng kinh doanh nói riêng, công ty nói chung giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại đó.Tôi xin chân thành cảm ơn sụ giúp đỡ của Quý Công ty.
tài liệu tham khảo
1/ Báo cáo tài chính năm 2000 – 2002 (Phòng kế toán)
2/ Báo cáo tổng kết tình hình tiêu thụ hàng năm (Phòng kinh doanh)
3/ Luận văn các khoá K39, K40, Khoa Thương Mại, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
4/ Quyết định thành lập Công ty :
+ QĐ Số 216/CN/TCLĐ ngày 24/3/1993
+ QĐ 397/BCNN của Bộ Công Nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC789.doc