Cho tới nay, hoạt động kinh doanh ở Tổng công ty đã trải qua trong một thời gian không dài nhưng với bề dầy kinh nghiệm, Tổng công ty chứng tỏ được phương thức hoạt động của mình trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế. Những thành công mà Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đã đạt được trong hoạt động kinh doanh là điều không thể phủ nhận, điều đó được thể hiện qua sự phát triển của Tổng công ty. Một doanh nghiệp có nhiều thế mạnh để tồn tại và phát triển, có công ty thành viên, có các cơ quan hợp tác để cùng phát triển, có mạng lưới chi nhánh, trạm xuyên suốt từ Bắc vào Nam, có quan hệ hợp đồng với nhiều tổ chức thương mại quốc tế, có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu uỷ thác của khách hàng, có được sự tín nhiệm cao của các bạn hàng. Điều đó được thể hiện qua các số liệu về doanh thu . của Tổng công ty, qua sự trưởng thành và phát triển của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh.
Bên cạnh những thành công nói trên, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty vẫn còn những tồn tại nhất định, đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện thêm công tác kinh doanh, để hoạt động kinh doanh trở thành hoạt động nòng cốt cho sự tăng trưởng và phát triển ổn định của công ty. Sự thành công của Tổng công ty trên thị trường kinh doanh trong ngành thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh trong ngànhnhững nói riêng và trong Thương mại nói chung, góp một phần nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Qua hai tuần thực tập ở Tổng công ty em viết bài báo cáo thực tập này với hy vọng hiểu biết thêm về lĩnh vực kinh doanh nói chung cũng như lĩnh vực kinh doanh trong ngành xây dựng thuỷ lợi của Tổng công ty.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế. Thực tế đó đòi hỏi sự chuyên môn hoá ngành nghề và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc.
Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường trên nhiều lĩnh vực Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đã được thành lập để phát triển các lĩnh vực một cách quy củ, hài hoà và thống nhất.
Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I là công ty lớn của Nhà nước thuộc Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Năm 1996 Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I được thành lập và có các công ty thành viên với nhiều năm kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Kể từ trước đến sau khi thành lập, Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I và các công ty thành viên đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nền kinh tế quốc dân.
Trong thời kỳ đổi mới, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đã tạo cho Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I không ít những khó khăn, phải tự tìm thị trường cho Tổng công ty cả ở nội địa và quốc tế. Mặt khác, do cơ chế thị trường mới bung ra nên có rất nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam cùng cạnh tranh với Tổng công ty. Do vậy, đòi hỏi Tổng công ty phải có đủ năng lực trình độ về chuyên môn để có thể đáp ứng được những đòi hỏi, những vẫn đề cần khắc phục kịp thời.
Là một công ty có nhiều năm hoạt động có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đã thành công trong nhiều năm tổ chức hoạt động kinh doanh của mình và chính điều này đã tạo một cơ sở vững chắc để thời gian qua Tổng công ty đã vượt qua được những khá khăn, tạo cho công ty ngày càng phát triển ổn định.
Hiện nay Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đang dần hoàn thiện mình không ngừng nhằm đảm bảo hài hoà ba lợi ích kinh tế, đó là: Nhà nước, tập thể và người lao động.
Sau đây, em xin giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đối với lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
I - Lịch sử ra đời và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I:
1 - Giới thiệu khái quát.
a) Tên đơn vị : Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I
Tên giao dịch quốc tế : General Hydraulic Construction Company No1
Viết tắt là : GHCC1
Được thành lập theo văn bản số 5827/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 161 NN-TCCB/QĐ ngày 07/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trụ sở chính : 162 Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty có trên 5000 cán bộ công nhân viên; trên 400 kỹ sư, cử nhân; gần 500 trung cấp; trên 3000 công nhân bậc cao; có trên 2000 đầu xe, máy các loại; giá trị tài sản trên 350 tỷ.
b) Tổng công ty có 10 thành viên:
1. Công ty vật tư, thiết bị và xây dựng.
Trụ sở: số 3 Thể Giao, thành phố Hà Nội.
2. Công ty tàu cuốc và xây dựng.
Trụ sở: Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên.
3. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 1
Trụ sở: Đại Phúc, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
4. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 2
Trụ sở: Thị trấn Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
5. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 24
Trụ sở: Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
6. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 25
Trụ sở: Quảng Phú, thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
7. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 26
Trụ sở: số 4C, Nguyễn Cư Trinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 27
Trụ sở: số 2 Nguyễn Du, thành phố Đà Nẵng.
9. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 28
Trụ sở: 125 Trường Thi, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
10. Công ty Xây dựng Thuỷ lợi nam sông Hồng.
Trụ sở: 141 đường Đồng Tháp Mười, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
c) Ngành, nghề kinh doanh chính: Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I có 18 ngành, nghề kinh doanh, đó là:
1. Đầu tư kinh doanh các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, dân dụng, khu công nghiệp.
2. Tư vấn xây dựng công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công.
3. Tư vấn đầu tư thiết bị, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, mua sắm vật tư, thiết bị.
4. Xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, hệ thống tưới tiêu.
5. Nạo vét kênh mương, sông ngòi, cửa biển, san lấp mặt bằng xây dựng.
6. Xây dựng đường giao thông, bến cảng, công trình dân dụng nhà ở, vỏ bao che công trình công nghiệp.
7. Sản xuất khai thác và kinh doanh vật liệu, vật tư xây dựng.
8. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ khí, máy móc xây dựng và chuyên dùng.
9. Sửa chữa xe, máy thi công, máy công cụ; chế tạo, lắp đặt thiết bị thuỷ lợi.
10. Xây dựng đường dây điện và trạm biến áp từ 35 KV trở xuống; lắp đặt thiết bị thuỷ lợi.
11. Vận tải vật tư, vật liệu xây dựng và hàng hoá.
12. Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà trọ, du lịch và dịch vụ.
13. Hợp tác liên doanh với nước ngoài.
14. Dịch vụ thủ tục hải quan.
15. Đấu thầu xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, dân dụng, khu công nghiệp.
16. Tư vấn xây dựng công trình thủy lợi, cấp thoạt nước, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công.
17. Tư vấn đầu tư thiét bị, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu mua sắm vật tư thiết bị .
18. dịch vụ thủ tục Hải quan.
2. Quy mô của Tổng Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi I
Với số lượng 10 công ty thành viên và 18 ngành nghề kinh doanh chính, thì ta có thể thấy rằng quy mô của tổng công ty là rộng lớn, nó trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với tổng số vốn kinh doanh ban đầu là 129.690 triệu đồng và số lượng công nhân viên lên tới gần 6000 người. Tổng công ty có quy mô quy củ, bao quát từ trên xuống dưới, từ các thành viên này tới các thành viên khác tạo ra cho Tổng Công Ty một quy mô hoạt động vững chắc hơn.
Với quy mô như vậy thì Tổng Công Ty có chức năng quan trọng trong ngành của mình. Tổng công ty là một bộ máy tạo lên sự phát triển của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về tài chính và các mặt khác. Tổng Công Ty là bộ phận quan trọng nằm trong chiến lược phát triển toàn diện của của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
3. Bộ máy quản lý, điều hành:
Đ Cơ cấu bộ máy tổ chức:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm. Trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban Kiểm soát, hai thành viên là Giám đốc hai công ty thành viên.
Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành của Tổng công ty và có một số chuyên viên giúp việc chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bộ máy điều hành gồm các phòng ban:
1. Phòng Tổ chức cán bộ – lao động tiền lương.
2. Phòng kế toán tài chính.
3. Phòng tư vấn kinh doanh đấu thầu.
4. Phòng kế hoạch kỹ thuật.
5. Phòng kinh tế đối ngoại.
6. Văn phòng Tổng công ty.
Ngoài ra, căn cứ vào nhiệm vụ Tổng công ty trong từng thời kỳ mà có những tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp của cơ quan Tổng công ty cũng như các Văn phòng đại diện Tổng công ty trong, ngoài nước.
- Ban giám đốc và ban kiểm soát: Đây là hai ban bên dưới Hội đồng quản trị. Trong Ban giám đốc có Tổng giám đốc là một thành viên của Hội đồng quản trị, là người quản lý chung của công ty và cũng là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật, và ba Phó giám đốc, mỗi một Phó giám đốc kiêm các vấn đề về kỹ thuật, tài chính, nhân sự.
Ban giám đốc hoạt động và thực hiện các công việc của mình và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị cũng như trước Tổng công ty.
Ban kiểm soát chính là Ban thanh tra của Tổng công ty. Họ có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của các phòng ban của Tổng công ty cũng như của các công ty thành viên của Tổng công ty. Ban kiểm soát làm việc trực tiếp với Ban giám đốc và Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I có trách nhiệm cùng với các Tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp Xây dựng Thuỷ lợi I, II và các giám đốc công ty thành viên thực hiện việc giao nhận, sắp xếp lại tổ chức nhân sự và giao nhận vốn, tài sản giữa các công ty theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp.
Dưới Ban giám đốc và Ban kiểm soát còn có các phòng ban và mỗi phòng ban này có những chức năng khác nhau.
Đ Chức năng của các phòng ban:
- Văn phòng: là cơ quan thường trực của Tổng công ty, là đầu mối hoạt động của bộ máy làm việc Tổng công ty, thực hiện quan hệ đối nội, đối ngoại với các cơ quan, các ngành và chính quyền sở tại, tiếp khách đến làm việc tại Tổng công ty, thực hiện các hoạt động thuộc nghiệp vụ công tác văn phòng để đáp ứng mọi yêu cầu hoạt động hành chính của Tổng công ty.
- Phòng tổ chức: Phòng tổ chức cán bộ lao động, tiền lương là bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc Tổng công ty về quản lý và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ lao động tiền lương của Tổng công ty.
- Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho lãnh đạo toàn bộ về lĩnh vực kế toán tài chính. Phân tích hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, kiểm tra quyết toán của các đơn vị thành viên; Tổng hợp báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Phòng tư vấn xây dựng đấu thầu: Nắm bắt thông tin kinh tế thị trường, quan hệ nhiều đối tác trong nước, ngoài nước để khai thác các nguồn thông tin kế hoạch đầu tư xây dựng công trình, từ đó tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lựa chọn đối tác thực hiện đấu thầu tìm việc cho Tổng công ty.
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật: là phòng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển toàn diện của Tổng công ty, quản lý khoa học, kỹ thuật và sản xuất kinh doanh, thông tin kinh tế của Tổng công ty.
- Phòng kinh tế đối ngoại: là bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc đối ngoại về thực hiẹn các dịch vụ kỹ thuật vật tư, thiết bị, nhập khẩu hàng hoá và tư vấn đấu thầu thiết bị thuộc ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty, dịch tài liệu và phiên dịch cho Tổng công ty khi được Tổng giám đốc giao.
Đ Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Các phòng ban có mối liên hệ chắ chẽ trực tiếp với nhau và với ban lãnh đạo của Tổng công ty. Các phòng ban cùng trợ giúp nhau thực hiện tốt các kế hoạch mà Tổng công ty giao phó. Mỗi một phòng ban có những chức năng khác nhau do vậy khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thì các phòng ban có liên quan hỗ trợ các phòng ban khác. riêng khối văn phòng không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban mà còn thay mặt Tổng công ty quan hệ với chính quyền địa phương để giúp Tổng công ty thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
4 - Hồ sơ pháp lý:
Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I được thành lập dựa trên quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I thành lập trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại liên hiệp xí nghiệp Xây dựng Thuỷ lợi I, Liên hiệp xí nghiệp Xây dựng Thuỷ lợi II và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ phía bắc.
Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I có tên giao dịch Việt Nam và tên giao dịch quốc tế như em đã giới thiệu ở trên, cũng như những ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty.
Vốn kinh doanh ban đầu của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự bổ sung và vốn vay đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp thành viên được xác định trong bảng tổng kết tài sản và quyết toán năm 1994 như sau:
Tổng số vốn: 129.690 triệu đồng
Trong đó: - Vốn ngân sách và vốn doanh nghiệp tự bổ sung 82.449 triệu đồng.
- Vốn vay đầu tư chiều sâu 47.241 triệu đồng.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I
CT XDTL 28
Thanh Hóa
Tàu quốc XD Hưng Yên
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm tư vấn xây dựng tổng hợp
Trung tâm hợp tác lao động
Các công trường trực thuộc
CT XDTL 1
Bắc Ninh
CT XDTL 24
TP. Vinh
CT XDTL 26
TP. Huế
P. Tư vấn đấu thầu
P. Tài chính
Kế toán
P. Kế hoạch kỹ thuật
P. Kinh tế đối ngoại
P. Tổ chức CB Lao động TL
Văn phòng
Ban
Kiểm soát
Ban
giám đốc
Hội đồng quản trị
Xây dựng tổng hợp Hà Nội
CT XDTL nam S.Hồng NĐ
CT XDTL 27
Đà Nẵng
CT XDTL 25
Quảng Ngãi
CT XDTL 2
Hà Nội
II - Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đối với các lĩnh vực kinh doanh của mình.
1. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty
Từ những năm Tổng công ty chưa được thành lập mà lúc đó Tổng công ty chỉ là trực thuộc Bộ Thuỷ lợi với tên gọi là công ty Xây dựng Thuỷ lợi I. Nhưng công ty vẫn hoạt động mạnh mẽ và luôn liên kết với các công ty cùng ngành thuộc Bộ để hoạt động kinh doanh.
Từ những năm 1977 - 1979 bộ phận vật tư của Tổng công ty mà tiền thân là Cục vật tư của Bộ Thuỷ lợi đã tham gia mua nhiều máy móc thiết bị do nước ngoài sản xuất để về sử dụng như:
- mua 20 tàu hút bùn Pháp 1977.
- mua 200 xe Volvo Thuỷ Điển 1978.
- mua 30 máy đào Simiha Italia 1978.
- mua 20 máy nổ FiatAllis Italia 1978.
- mua 6 máy đào Poclaim Pháp 1979.
Mua các máy móc thiết bị với số lượng lớn như vậy có thể thấy rằng tiền thân của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I phát triển mạnh như thế nào. Không chỉ mua máy móc về sản xuất mà thời tiền thân này cũng tham gia đấu thầu với bên Teohno và machino vì ngày đó Tổng công ty còn chưa đủ vốn và kinh nghiệm để tự tổ chức đấu thầu. Và nếu thắng thì khi thực hiện Tổng công ty phải tham gia với các đơn vị khác để học hỏi kinh nghiệm và vay thêm vốn.
Công ty đã tham gia và thực hiện đấu thầu với
- Techno và Machino từ 1979 đến 1985
- Dàu Tiếng từ 1979 đến 1982, vốn WB
- Gò Công Tân An, Binh Định từ 1980 đến 1982, vốn ADB
- Phương Mỹ năm 1981, vốn Uỷ ban sông Mê Công.
- Tâm Phương năm 1986, vốn Uỷ ban sông Mê Công.
- Phú Ninh năm 1985, vốn UNDP.
Sau một thời gian dài cùng tham gia đấu thầu và thực hiện với Techno & machino, Tổng công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu. Do vậy Tổng công ty đã tự lực tổ chức mở thầu và mua sắm để thực hiện sau khi đã tổ chức thầu thành công. Khi đã có nhiều kinh nghiệm & uy tín trong việc thực hiện các công trình đã thầu và với uy tín trong các lĩnh vực khác như trình độ năng lực và sự quen biết rộng rãi thì từ năm 1986 đến 1997, Tổng công ty đã tổ chức được 6 công trình lớn và có giá trị cao như:
- Đấu thầu Vân Đình 1 năm 1986 quỹ Kuwait
- Đấu thầu Vân Đình 2 năm 1992 quỹ Kuwait
- Đấu thầu ADB năm 1994 vốn ADB
- Đấu thầu Yadim năm 1994 – 1995 quỹ Kuwait
- Đấu thầu khôi phục Thuỷ lợi và chống lũ năm 1996, vốn ADB
- Đấu thầu mua sắm các trạm bơm năm 1997, vốn ADB
Tổng công ty có điều kiện để mua máy móc thiết bị và đấu thầu các công trình như vậy là do vốn ta dựa vào tiền vốn của nước ngoài, và việc vay vốn này có nhiều giai đoạn khác nhau.
- Giai đoạn 1976 – 1980: giai đoạn này vốn với lý do để phát triển san xuất sau chiến tranh và viện trợ không hoàn lại.
- Giai đoạn 1979 – 1996:
- 1979 – 1989: giai đoạn này là giai đoạn trước khi bỏ cấm vận nên nước ta còn nhiều khó khăn. Khó khăn về mọi mặt, nhất là kinh tế. Nền kinh tế trì trệ, lạc hậu, do vậy ngân sách có rất ít, việc rót xuống các Bộ là còn ít. Tuy thuỷ lợi là vấn đề quan trọng nhưng việc rót vốn xuống vẫn còn nhiều hạn hẹp, nhưng Bộ đã vay được vốn của WB và ADB để phát triển thuỷ lợi, do đó các cơ quan trong ngành được phân bổ vốn vay để phát triển thuỷ lợi một cách toàn diện cả Nam lẫn Bắc. Nhưng miền Bắc có nhiều sông lớn cho nên rất hay xảy ra lũ lụt và vì vậy miền bắc được chú trọng phát triển thuỷ lợi nhiều hơn.
- 1990 – 1996: giai đoạn này là giai đoạn đã được bỏ cấm vận & bắt đầu Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới, giai đoạn mở đầu cho sự phát triển của đất nước. Vào giai đoạn này vốn vay vẫn của WB, ADB nhưng có thêm quỹ Kuwait.
Hai giai đoạn trên là thời kỳ của quan liêu bao cấp. Do vậy tất cả các hoạt động đều được chỉ định từ trên xuống và cũng từ trên bao cấp cho dưới. Mọi hoạt động đều được chỉ thị và giao vốn và ta chỉ việc thực hiện & sử dụng hết số vốn đã được giao là xong. Từ đó, ta có thể hiểu rằng các nguồn vôn bên nứoc ngoài cung cấp trên là nguồn vốn do Chính phủ vay.
Nhưng giai đoạn 1997 – 2001 này, Tổng công ty được thành lập và hoạt động theo cơ chế thị trường. Đó là giai đoạn cạnh tranh trong dịch vụ thương mại, với giai đoạn này ai mạnh thì sống và ai yếu thì bị đào thải. Có thể nói đây là cuộc cạnh tranh sống còn của các công ty trong thị trường này. Tổng công ty được thành lập vào thời gian này nếu nói đến thời gian thành lập thì nó là Tổng công ty mới được thành lập nhưng nói về kinh nghiệm và uy tín thì nó đã có gần 30 năm. Do vậy tuy nó mới được thành lập nhưng nó vẫn đứng vững và phát triển cùng quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Để Tổng công ty và nền kinh tế Việt Nam cùng phát triển vững mạnh, theo kịp thế giới. Từ đó, ta có thể hiểu rằng các nguồn vốn bên nước ngoài cung cấp trên dùng để đấu thầu là nguồn vốn do Chính phủ vay, nhưng từ 1997 thì đã chuyển sang giai đoạn cạnh tranh, do vậy Nhà nước đã không cấp vốn nữa mà vốn bây giờ chỉ là tự lực của Tổng công ty mà thôi. Vì thế Tổng công ty dù có thế & lực mạnh nhưng vẫn không đủ số vốn để tự tổ chức mở đấu thầu mà giờ đây Tổng công ty đang từ bên A đã trở thành bên B có nghĩa là bây giờ tự đi tìm để tham gia thầu.
2 - Phát triển thị trường của Tổng công ty.
Khi Tổng công ty được thành lập 1996 từ đây bắt đầu vào giai đoạn cạnh tranh trong dịch vụ thương mại, do vậy Tổng công ty phải tự lực tự cường. Tổng công ty đã có hướng đi đó là xây dựng thị trường trong nước cũng như tìm thị trường nước ngoài để tăng thêm doanh số cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm ở thị trường nước ngoài.
Với thị trường trong nước.
Tuy Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I không phải là công ty kinh doanh, những hoạt động của Tổng công ty cũng tính trên doanh số của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty không xác định thị trường cụ thể như là các công ty kinh doanh khác, mà Tổng công ty hoạt động theo phương pháp từ Nam ra Bắc, ở đâu cũng cần phải có thuỷ lợi. Do vậy việc xây dựng và bán máy móc thuỷ lợi là họ có thể đáp ứng được được mọi yêu cầu của khách hàng đề ra (với những địa phương có yêu cầu công tác thuỷ lợi cao). Trong thị trường này thì Tổng công ty không chỉ riêng có xây dựng và bán máy móc thuỷ lợi mà Tổng công ty còn làm nhiều về các lĩnh vực khác.
Với thị trường nước ngoài:
Tổng công ty cũng đi tìm ở nhiều thị trường nước ngoài. Nhưng do ở nước ta thì Tổng công ty có thể cạnh tranh, nhưng với nước ngoài Tổng công ty còn yếu nhiều nhất là về vốn, do vậy với thị trường nước ngoài Tổng công ty chưa thâm nhập được.
3 - Các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty.
3.1 - Bộ phận kinh tế đối ngoại thao tác mở rộng thị trường lao động và công việc ở nước ngoài:
Phòng kinh tế đối ngoại giúp Tổng giám đốc mở rộng quan hệ tìm việc và triển khai hợp tác lao động với nước ngoài. Kể từ ngày thành lập, Tổng công ty đã có được một số hợp đồng lao động với thị trường nước ngoài mà những hợp đồng lao động này trực tiếp do phòng kinh tế đối ngoại tìm và giới thiệu. Phòng cũng tham gia hội đồng tuyển chọn về xuất khẩu lao động đi nước ngoài theo quyết định của Tổng giám đốc. Tuy hội đồng lao động tìm việc này chưa được nhiều nhưng nó nói lên được uy tín của Tổng công ty đối với trong nước cũng như nước ngoài.
Công việc này thì từ ngày Tổng công ty thành lập mới được phát huy và phát triển lên cho đến ngày nay, phòng kinh tế đối ngoại vẫn luôn tìm việc ở thị trường nước ngoài và có xu hướng phát triển mạnh so với thời gian trước đây.
Mở rộng thị trường lao động và công việc ở nước ngoài chủ yếu ở các thị trường sau:
- Hợp đồng tìm việc ở 12 nước Trung Đông.
- Hợp đồng tìm việc ở 12 Campuchia và Lào.
- Mở rộng thị trường hợp tác lao động ở Đài Loan.
- Hợp tác dự thầu dự án đường thuỷ ở đồng bằng sông Cửu Long với ấn Độ.
3.2 - Tư vấn mở thầu triển khai dự án và nhận uỷ thác nhập khẩu.
Lĩnh vực này Phòng kinh tế đối ngoại cũng bắt đầu làm từ khi Tổng công ty thành lập. Phòng tư vấn cho các công ty, các đơn vị trực thuộc của Tổng công ty. Nhưng việc tư vấn này chỉ dựa trên việc học và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ lão thành và chỉ giới hạn trong các bộ phận trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà thôi. Nhưng nó vẫn là vấn đề quan trọng bởi dựa vào việc tư vấn mà việc mở thầu triển khai dự án được thực hiện một cách trôi chảy, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Phòng đã tư vấn được một số dự án như: kè đê Hà Nội, kè đê Quảng Bình, xây đập Quảng Bình,...
Với công việc nhận uỷ thác nhập khẩu, công việc này cũng có một số mặt thuận tiện như là việc nhập khẩu Tổng công ty đã quen trong vấn đề này vì thường mua máy móc thiết bị cho Tổng công ty để bán cho các công ty, các đơn vị. Từ đó Tổng công ty đã phát triển công việc nhận uỷ thác nhập khẩu với nhiều thuận lợi là quen với việc nhập khẩu hay cùng một chuyến hàng nhập khẩu về nước. Do vậy công việc này cũng được Tổng công ty quan tâm và luôn luôn xúc tiến công việc. Từ đó Tổng công ty cũng đã nhận được nhiều đơn uỷ thác nhập khẩu, tiêu biểu là có một số dự án sau:
- Mua 60 xe chở tiền cho Ngân hàng Nông nghiệp.
- Mua 2 xe dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.
- Mua 10 xe dự án phát triển thuỷ hải sản.
3.3 - Công tác kinh doanh cung cấp vật tư Xây dựng Thuỷ lợi:
Công tác này trước đây Phòng vật tư của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đã làm, tức là cung cấp đầy đủ vật tư cho các đơn vị xây dựng. Nhưng theo cơ chế quan liêu bao cấp chứ không theo hình thức kinh doanh như bây giờ. Từ khi công ty chuyển lên thành Tổng công ty thì công tác của Phòng vật tư cũng thay đổi theo, từ đó việc cung cấp vật tư xây dựng thuỷ lợi chuyển theo hình thức kinh doanh. Từ lúc ra đời, Tổng công ty dựa vào kinh nghiệm nhiều năm của ban lãnh đạo công ty cũng như của những nhân viên Phòng vật tư (nay chuyển sang Phòng kinh tế đối ngoại) mà việc kinh doanh cung cấp vật tư xây dựng thuỷ lợi có hiệu quả, việc kinh doanh này luôn hoạt động tốt và luôn có chiều hướng phát triển.
Tuy việc kinh doanh này không đem lại nhiều lợi nhuận như các lĩnh vực kinh doanh khác nhưng hoạt động của nó Tổng công ty luôn kiểm soát được. Bởi vì mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực của nó đều do Tổng công ty trực tiếp quản lý như vốn, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm,... đều thuộc về Tổng công ty. Do đó việc hoạt động trong công tác này Tổng công ty có quyền chủ động trong mọi công việc, vì thế việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này cũng dễ dàng hơn.
Hiện tại Tổng công ty đang cung cấp một số vật tư xây dựng thuỷ lợi sau: Rồng, rọ, vải đo kỹ thuật, vải chống thấm, ống lọc, phu 3akloan, khớp PVC chắn nước....
3.4 - Tham gia dự án soạn dịch từ điển ICIDcủa Uỷ ban tưới tiêu quốc tế ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ). Ngoài các lĩnh vực kinh doanh, Tổng công ty còn tham gia dự án soạn dịch từ điển (Anh - Việt) ICID nhằm tạo điều kiện tốt cho việc nghiên cứu hiện tại và sau này của các cán bộ trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc soạn dịch này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng bỏ nhiều công sức của những người tham gia soạn dịch.
Tổng công ty tham gia soạn dịch nói chung nhưng thực chất Phòng kinh tế đối ngoại tham gia dự án là chính và nó có sự tư vấn của một số cán bộ lão thành của Tổng công ty.
Việc soạn dịch từ điển đã hoàn thành và nó đã đem lại kết quả to lớn cho những người sử dụng, thúc đẩy nhanh tiến độ hoạt động các công việc trong Tổng công ty cũng như của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sự thành công của việc soạn dịch từ điển ICID đã thôi thúc các cán bộ tham gia nghiên cứu thêm và cố gắng soạn dịch thêm vài cuốn từ điển chuyên ngành nữa để tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng tài liệu nước ngoài của các cán bộ trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.5 - Tham gia làm các đơn thầu dự thầu:
Tuy từ năm 1997 đến nay, Tổng công ty không tự trực tiếp tổ chức đấu thầu nhưng Phòng kinh tế đối ngoại đã tham gia làm các đơn thầu dự thầu quan trọng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Như ở trên em đã viết, sự thống nhất của Ban lãnh đạo Tổng công ty, Phòng kinh tế đối ngoại do không có đủ vốn đã chuyển từ bên A là bên tổ chức mời thầu nay chuyển thành bên B là bên tham gia đấu thầu. Tuy mỗi công việc có những khó khăn riêng nhưng là bên B thì ta có nhiều cái bất lợi riêng. Và cái đầu tiên có thể nói là ta không có được sự chủ động và lúc này ta phải tranh dành với các công ty khác để được trúng thầu chứ không phải như trước kia ta được chọn ai sẽ trúng thầu. Có nhiều khó khăn nhưng Phòng và Tổng công ty đã phần nào khắc phục được những khó khăn và phát huy những năng lực sẵn có của mình. Tổng công ty đã phát triển được lĩnh vực này tạo được uy tín trên thị trường về lĩnh vực này điều này được chứng minh ở các dự án sau:
- Dự án vệ sinh Hải Phòng.
- Dự án vệ sinh Quảng Ninh.
Và ở một vài dự án nhỏ Hà Nội và Hải Phòng.
Phần II – Thực trạng của Tổng công ty đối với các lĩnh vực quản lý và kinh doanh.
I – Thực trạng của công tác quản lý của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I hiện nay.
Do trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo của Tổng công ty có vai trò quan trọng trong công tác quản lý, do đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực trong công tác quản lý. Đó là trình độ quản lý còn chuyên môn thì có thể nói rằng những nhà lãnh đạo của Tổng công ty có trình độ chuyên môn cao đã có uy tín trong Tổng công ty, trong các công ty thành viên và các cơ quan bạn.
Hiện nay một số nhà lãnh đạo vẫn còn đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong Tổng công ty. Do có đủ trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý của các nhà lãnh đạo và trình độ của cán bộ trong Tổng công ty đã giúp cho các nhà lãnh đạo thực hiện công việc quản lý của mình một cách trôi chảy, thuận tiện.
Tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do vậy công tác quản lý trong Tổng công ty vẫn thực hiện theo đường lối chung của Bộ.
Nhìn chung, thì hiện nay công tác quản lý của Tổng công ty không có gì là đặc biệt. Cũng như nhiều Tổng công ty khác, người lãnh đạo có cả cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong mọi vấn đề về hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý và có cả cán bộ trẻ năng động hoạt bát, cách sử dụng cán bộ của Tổng công ty tạo cho các cán bộ trẻ có hưng phấn làm việc. Có thể nói, họ đã đánh vào tâm lý của nhân viên của mình, bởi vì việc thăng chức là mục tiêu lớn của mọi nhân viên đặc biệt là nhân viên nam và với những nhân viên trẻ việc thăng chức quả là khó khăn. Nhưng việc sử dụng nhân viên trẻ lên quản lý làm cho mọi người ai cũng có cơ hội nếu họ nhiệt tình hơn nữa trong công việc được giao. Tổng công ty còn thấy việc sử dụng nhân viên trẻ làm quản lý có nhiều cách nhìn mới, cách nhận thức mới và cả kiến thức mới dẫn đến có cách quản lý mới tạo sự thông thoáng trong công việc. Không những thế nhiều người cán bộ trẻ này của Tổng công ty còn có sự xông xáo nhạy bén với thị trường, sự hoạt bát trong công việc. Và khi họ làm cùng với những cán bộ lão thành, họ cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm và khi những người cán bộ lão thành kia về hưu thì họ cũng đã có đủ trí và lực để đứng vững và phát triển công việc của mình. Đó là cách nhìn trong công tác quản lý của những người lãnh đạo trong Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I nhưng những người cán bộ trẻ này có cả năng lực về chuyên môn và năng lực về quản lý.
II – Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I hiện nay.
Nội lực hiện tại của tổng công ty
năng lực tài chính
Cơ cấu vốn của tổng công ty dường như không thay đổi, chỉ có tổng số vốn thay đổi, còn số vốn về ngân sách, số vốn doanh nghiệp từ bổ sung và số vốn vay đầu tư chiều sâu vẫn được giữ nguyên.
Vốn của Tổng công ty là được tổng hợp của 10 đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi I, nhưng mỗi công ty thành viên thì được quyết toán độc lập, chịu sự dàng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo quy định trong các điều lệ của Tổng công ty và hiện tại Tổng công ty chưa có các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc.
Tổng số tài sản hàng năm tăng dần do hoạt động kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả được chứng minh ở bảng sau:
Đ Tóm tắt các tài sản có và các khoản nợ, trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 3 năm tài chính vừa qua:
Biểu số 1: Đơn vị : Triệu đồng
STT
1996
1997
1998
1999
2000
1
Tổng số tài sản
341.507
338.511
449.597
496.985
522.131
2
Tài sản hiện hành
188.882
194.454
212.180
242.510
253.003
3
Tổng số các khoản nợ
246.993
240.160
237.067
211.156
210.100
4
Các khoản nợ hiện hành
179.131
176.963
147.200
149.400
158.100
5
Giá trị tổng
94.516
98.351
212.530
285.829
312.031
6
Vốn lưu động
9.750
17.491
64.980
93.110
94.903
(Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán)
Đ Số liệu doanh thu hàng năm trong vòng 5 năm qua:
Biểu số 2:
Năm
Doanh thu triệu VND
Tương đương USD
1996
278.000
25.388.000
1997
271.000
24.291.000
1998
268.205
21.422.000
1999
2000
312.925
353.997
22.512.000
25.285.000
(Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán)
2 – Năng lực thiết bị:
Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I sở hữu số lượng thiết bị khổng lồ trên 2000 đầu xe, máy các loại. Rất nhiều thiết bị sản xuất và nhập gần đây. Với những thiết bị lạc hậu thì Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I không đưa vào sử dụng mà có biện pháp xử lý hoặc nhập máy mới hiện đại phù hợp với công nghệ và trình độ kỹ thuật của công nhân viên Việt Nam để tạo điều kiện tốt cho công việc hoạt động kinh doanh của công ty.
Đa số các thiết bị mà Tổng công ty mới nhập đều được sản xuất từ năm 1990 trở lại đây, còn các máy từ trước năm 1990, đều là những máy móc của tiền-Tổng công ty để lại hàng năm vẫn được bảo dưỡng và tu sửa ví dụ như máy đào, máy xúc có 102 máy, những thiết bị này đều được sản xuất trong những năm từ 1988 - 1996; máy ủi, máy san, cạp đất có 82 máy được sản xuất từ năm 1988-1998; phần lớn ô tô vận chuyển, ô tô tự đổ đều được sản xuất từ năm 1986 đến nay và còn có rất nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất khác.
3 - Năng lực lao động:
Số cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I lên tới gần 6000 người với những trình độ khác nhau, từ trên đại học, đại học, trung cấp, công nhân lành nghề, công nhân... Số cán bộ có kinh nghiệm trong nghề là nhiều chiếm 39.5%, tổng số cán bộ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ, số công nhân có kinh nghiệm từ bậc 5 trở lên chiếm 30,1%
Từ đó, ta có thể thấy rằng với số cán bộ công nhân viên có năm kinh nghiệm nhiều như vậy thì với những hoạt động cũng như công việc trực tiếp là xây dựng thì họ nắm bắt được một cách thông thạo và rõ ràng.
Cơ cấu lao động được thể hiện rõ rệt với những người đã đủ năm công tác thì Tổng công ty thực hiện chính sách giảm biên chế. Tổng công ty thực hiện việc giảm chế những đồng thời cũng tuyển thêm một số cán bộ mới được trang bị đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các khả năng kèm theo như ngoại ngữ và tin học.
B – Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I không chuyên môn vào công tác thương mại nên từ khi có quyết định lên thành Tổng công ty, công việc giảm nhiều hoạt động kinh doanh chỉ còn để phục vụ nội bộ và dịch vụ cho các cơ quan có hợp tác trong công tác xây dựng. Nhưng Tổng công ty vẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ nhiều chức năng như đấu thầu thì trong hoạt động có đấu thầu xây dựng, đấu thầu mua bán thiết bị và đấu thầu tư vấn, nhận uỷ thác nhập khẩu, tư vấn đấu thầu,...
1 – Hoạt động đấu thầu:
a) Đấu thầu trong nước:
Hoạt động đấu thầu là hoạt động kinh doanh lâu năm của Tổng công ty, do vậy lĩnh vực hoạt động này Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm và uy tín.
Hoạt động đấu thầu trong nước hiện tại Tổng công ty đang có nhiều thuận lợi và hoạt động khá mạnh, tuy không bằng một vài Tổng công ty khác trong cùng hoạt động này nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty.
Hoạt động đấu thầu càng ngày càng khó khăn, phức tạp vì hiện nay có nhiều công ty cùng tham gia cả các công ty trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng Tổng công ty vẫn khắc phục được những khó khăn đó và đã tham gia làm các đơn thầu dự thầu xây dựng các công trình xây dựng.
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trải dài từ Nam ra Bắc. Do vậy hoạt động đấu thầu ở cả hai miền, Tổng công ty đều tham gia nhất là có chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh thì công việc này được diễn ra thuận lợi, mặc dù trụ sở của Tổng công ty và các công ty thành viên chỉ ở miền Bắc và miền Trung.
Hiện nay Tổng công ty chỉ tham gia công tác đấu thầu với vai trò của bên B tức là tham gia tranh thầu các công trình. Chỉ riêng công việc này, hoạt động của Tổng công ty đã đem lại lợi nhuận cao, mặc dù Tổng công ty còn có khả năng tự tổ chức mở thầu.
Từ 1996 là từ khi thành lập cho đến nay Tổng công ty đã tham gia dự thầu nhiều dự án do Ban quản lý dự án mở thầu hay do chính đơn vị mở thầu mời thầu. Các loại dự án mà Tổng công ty đã tham gia dự thầu như: các dự án về xây dựng thuỷ lợi ở cả 3 miền, các dự án về mua sắm thiết bị xây dựng thuỷ lợi,... Tổng công ty đều tham gia và Tổng công ty đã thắng thầu nhiều công trình xây dựng, mua sắm thiết bị nhưng Tổng công ty cũng bị thua nhiều khi tham gia dự thầu mà nguyên nhân chính Tổng công ty bị thua khi dự thầu là Tổng công ty không có đủ vốn để bao thầu hết cả một công trình. Nhiều dự án Tổng công ty phải tham gia chung với nhiều công ty và Tổng công ty khác, việc Tổng công ty tham gia chung thầu với nhiều công ty và Tổng công ty khác là do tất cả đều không có khả năng bao thầu được công trình đấy. Có một số dự án Tổng công ty chung thầu với các công ty và Tổng công ty khác đó là: cải tạo chỉnh trang tuyến đê An Dương - Vĩnh Tuy, nâng cao tuyến đê sông Hồng Hà Nội - Hà Tây, nâng cấp hệ thống thuỷ nông sông Chu (Thanh Hoá), nâng cấp hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An, kè Bá Giang, kè Thuỵ Phương, kè Phú Gia,... Và cũng nhiều dự án chỉ có Tổng công ty thực hiện mà thôi như: Hà Tây, Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hải Phòng và đặc biệt có một dự án đường thuỷ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dự án này hợp tác với ấn Độ.
Tổng công ty đã dự thầu rất nhiều số lượng thắng cũng cao mà số lượng thua cũng vậy. Trong vòng 5 năm Tổng công ty đã tham gia dự thầu hơn 100 dự án nhưng Tổng công ty chỉ thắng thầu hơn phân nửa số dự án đã dự thầu bởi số vốn của Tổng công ty còn ít và Tổng công ty còn nhiều đối thủ mạnh cạnh tranh với mình như: Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty Sông Đà, Công ty đầu tư Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Xây dựng và phát triển nông thôn.
Bảng số 3: Kết quả kinh doanh của hoạt động đấu thầu trong nước
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu
498.000
682.000
711.000
805.000
921.000
Chi phí
289.000
546.000
609.000
698.000
806.000
Lợi nhuận
109.000
136.000
102.000
107.000
115.000
(Nguồn :Phòng Tài chính – Kế toán)
b) Đấu thầu quốc tế:
Với khả năng và kinh nghiệm sẵn có cộng với uy tín của mình thì Tổng công ty có đủ khả năng dành hợp động quốc tế trong xây dựng ở nôị địa. Tuy có đủ khả năng nhưng hợp đồng quốc tế ở thị trường nội địa vẫn chưa tiến triển và Tổng công ty đang phấn đấu giành hợp đồng quốc tế ở Việt Nam. Tổng công ty cũng đang tìm phương hướng, biện pháp hướng ra thi công ở nước ngoài. Hiện nay việc thi công ở nước ngoài vẫn chưa được xúc tiến vì khả năng của chúng ta chỉ có hạn. Việc hướng ra thị trường nước ngoài, Tổng công ty cũng chỉ hướng ra một số thị trường nhất định như hai nước bạn Lào, Campuchia và ở Irắc. Dựa vào những quan hệ sẵn có lâu nay giữa Tổng công ty và Irắc, Tổng công ty thấy rằng ở Irắc mình có cơ hội phát triển nhất. Tuy Irắc đang bị cấm vận nhưng đấy lại là thị trường hi vọng nhất của Tổng công ty trên thị trường quốc tế. Rồi dựa vào nước láng giềng và những quan hệ sẵn có Tổng công ty đã đang tìm kiếm mạnh về thị trường Lào nhưng năng lực về vốn còn yếu và chưa có kinh nghiệm trên thị trường quốc tế nhưng Tổng công ty cũng cố gắng bởi ta có lợi thế là nước láng giềng nên một số chi phí còn thấp.
2 – Công tác mở rộng thị trường lao động và công việc ở nước ngoài:
Công tác này đang được xúc tiến mạnh và có chiều hướng khả thi ở nhiều thị trường nhất là ở Đài Loan, Hàn Quốc, các nước Trung Đông và hai nước bạn Lào, Campuchia.
Công tác này không phải là hoạt động mạnh mẽ nhất, ngoài ra nó gặp nhiều trở ngại ở cả trong nước và ngoài nước cho nên việc kí kết các hợp đồng lao động gặp nhiều trở ngại nhưng không phải việc gặp nhiều trở ngại mà không kí kết được nhiều hợp đồng, và nhất là việc đưa công nhân, chuyên viên sang thị trường đài Loan là được thuận lợi nhất bởi Tổng công ty có mối quan hệ lâu dài với Đài Loan do vậy đã tạo được uy tín trên thị trường Đài Loan. Tổng công ty đã có hợp đồng lao động đưa cả công nhân, chuyên viên sang làm việc ở thị trường nước ngoài và có cả các hợp đồng đưa nhân viên trong ngành đi du học ở các nước Trung Đông và Hàn Quốc.Thời gian làm việc ở nước ngoài từ 3 tháng trở lên, nhưng thời gian đi du học thì từ 18 tháng trở lên . Việc đưa cán bộ công nhân viên đi công tác ở nước ngoài tạo cho Tổng công ty cũng như các cơ quan khác ở trong ngành có thêm kinh nghiệm làm việc, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ tạo thêm thế mạnh của ngành đối với Nhà Nước, các ngành khác và với người lao động .
Công tác này được tiến triển hàng năm nhưng nó vẫn phải nằm chờ cơ hội và cho đến nay nó có một số mặt đáng kể tạo nên một bước mới cho hoạt động này đó là vaò năm 2000 Tổng công ty đã có thêm quan hệ với một số nước như ấn Độ, Singapo về việc hợp tác lao động.
Bảng số 4: Kết quả của công tác hợp tác lao động trong 5 năm qua
Đơn vị : Người
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Chuyên viên
5
7
11
13
16
Công nhân
18
21
28
32
36
Duhọc
5
8
8
10
9
Tổng số
28
36
47
55
61
(Nguồn : Phòng Tổ chức)
3 – Công tác kinh doanh cung cấp vật tư Xây dựng Thuỷ lợi:
Công tác này luôn được phát triển từ trước khi Tổng công ty được thành lập và sau khi thành lập, Tổng công ty vẫn được duy trì và phát triển mạnh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Đây cũng là nguồn đem lại lợi nhuận lớn cho Tổng công ty.
Hoạt động kinh doanh cung cấp vật tư xây dựng thuỷ lợi này rất thuận lợi. Thuận lợi từ phía nhà cung cấp (khâu ta mua về) đến khi ta cung cấp vật tư (khâu ta bán ra) vì từ việc làm thủ tục giấy tờ đến việc vận chuyển hàng hoá về nước. Mọi công việc đều nhanh chóng cho nên Tổng công ty hiện nay cho rằng công việc này là đơn giản, nhẹ nhàng nhất của Tổng công ty. Không những thế lại còn gặp ít rủi ro trong việc vận chuyển và cả trên thị trường tiêu thụ nữa.
Biểu số 4 : Kết quả kinh doanh cung cấp vật tư xây dựng thuỷ lợi.
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Doanh thu
420.000
672.000
656.000
770.000
721.050
Chi phí
340.000
560.000
498.000
553.000
492.000
Lợi nhuận
80.000
112.000
158.000
217.000
228.950
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
III - Đánh giá kết quả của Tổng công ty về hoạt động kinh doanh và công tác quản lý.
1 - Đánh giá kết quả trong công tác quản lý:
a) Những ưu điểm:
- Tổng công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm, có số cán bộ trẻ năng động.
- Cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cao . Có sự xen kẽ quản lý của cán bộ quản lý trẻ và những cán bộ quản lý lâu năm nên có sự dung hoà giữa cách quản lý mới và cách quản lý cũ, giữa cách quản lý của cơ chế quan liêu bao cấp và cách thức quản lý của cơ chế mới cơ chế thị trường.
- Có sự quản lý của nhiều cấp – không có sự cậy quyền lực áp chế cấp dưới...
b) Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý:
Đ Những tồn tại chủ yếu trong công tác quản lý của Tổng công ty:
- Mặc dù đạt được những thành công đáng ghi nhận trong công tác quản lý rất phức tạp giữa nhiều công nhân viên, nhưng vẫn có sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, hai cách quản lý cũ và mới nó không thể hoà quện vào nhau. Vẫn tồn tại sự quản lý theo cơ chế quan liêu bao cấp dù ít nhưng vẫn có và với cách quản lý mới của những cán bộ trẻ vẫn còn những quyết định nông nổi và giải quyết nhiều công việc bất thường vẫn bị lúng túng.
- Do có nhiều công ty thành viên nên việc thống nhất sự quản lý theo cách chung là khó thực hiện.
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh.
Đ Nguyên nhân:
- Phương thức quản lý chưa thực sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.
- Trong thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác quản lý cũng như cơ sở vật chất chưa đầy đủ và chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chưa có sự thống nhất quan điểm giữa các cán bộ quản lý trong nhiều mặt cả về phương thức quản lý và phương thức kinh doanh.
- Chưa giảm bớt được số lượng công nhân viên do đó phải quản lý số lượng công nhân viên đông, dẫn đến sự quan tâm của lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên còn hạn chế.
...
2 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
a) Những ưu điểm đã đạt được:
- Tăng nhanh lượng hàng kinh doanh cung cấp vật tư xây dựng thuỷ lợi và không ngừng nâng cao công tác giao nhận hàng hoá và đảm bảo uy tín thường xuyên đối với các cơ quan hợp tác trong công tác xây dựng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng tiếp thị để đảm bảo uy tín thường xuyên để làm dịch vụ tư vấn thương mại cho các đơn vị có nhu cầu từ đó Tổng công ty có nhiều triển vọng phát triển tốt trong lĩnh vực này.
- Đã tham gia dự thầu và trúng thầu nhiều công trình xây dựng, cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng tốt và giao công trình đúng thời hạn. Do đó Tổng công ty đã đảm bảo được sự tín nhiệm, gây dựng lòng tin với khách hàng.
Vì vậy doanh thu của Tổng công ty ngày càng tăng, theo đó thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên ngày một tăng, tạo sự phấn khởi cho cán bộ công nhân viên, thúc đẩy được tinh thần làm việc của công nhân viên lên cao.
b) Những tồn tại và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh:
- Tuy Tổng công ty đã tăng nhanh lượng hàng cung cấp và không ngừng nâng cao chất lượng nhưng hoạt động của Tổng công ty vẫn mang tính “có cầu thì mới có cung”, tuy đã có hàng nhưng đơn vị nào cần thì đến mua chứ Tổng công ty không tiếp tục mặt hàng này. Tổng công ty đã nâng cao hoạt động vì Tổng công ty cần dựa vào uy tín của mình là có nhiều năm kinh nghiệm và chất lượng hàng tốt.
- Chỉ cung cấp hàng hoá trong nội bộ và các cơ quan hợp tác do đó cần phải tìm thêm những khách hàng mới. Vì vậy, Tổng công ty phải có chiến lược Marketing, phải có kinh phí thoả đáng cho công tác Marketing.
- Nhiều hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chưa khai thác triệt để như hoạt động đấu thầu vì hoạt động này so với trước đây là đã chuyển đổi chức năng và chuyển đổi từ bên A thành bên B. Việc này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề vốn. Vì hiện nay không được Nhà nước bao cấp nữa cho nên vốn của Tổng công ty còn hạn hẹp không đủ để tự tổ chức đấu thầu và mua sắm được.
Phần III – Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh và những giải pháp của Tổng công ty.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các hoạt động để hội nhập với các nền kinh tế thế giới và khu vực như gia nhập ASEAN, APEC, xin gia nhập WTO, hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng châu á - ADB.
I. Phương hướng hoạt động kinh doanh ở Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi 1
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I cũng đang và sẽ dần thích nghi với môi trường kinh tế hội nhập để có thể hoạt động phát triển ngang tầm với yêu cầu của thời đại, Tổng công ty cần xây dựng một phương thức phát triển thích hợp và đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Những phương huớng cơ bản của Tổng công ty:
1. Phương hướng phát triển chung của Tổng công ty
* Giữ vững thị trường hiện có:
Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi 1 đã qua một quá trình dài hoạt động và phát triển nên hiện nay Tổng công ty dựa vào nội lực của mình và của ngành đã có một thị trường kinh doanh rộng lớn nhất là lĩnh vực dự thầu và mua sắm thiết bị xây dựng thuỷ lợi với nhiều khách hàng nhiều năm công tác với công ty. Ngoài việc nâng cao tín nhiệm chuyên môn hoá trong xây dựng thuỷ lợi, Tổng công ty đang vươn lên tham gia xây dựng các công trình lớn trong nước và phấn đấu mở rộng thị trường xây dựng ở nước ngoài. Đồng thời cũng cần tiếp thu công nghệ tiên tiến để càng nâng cao năng suất hiệu quả trong xây dựng đổi mới phát triển năng lực sản xuất kinh doanh.
* Phát triển và mở rộng thị trường tiềm năng:
Phương hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không chỉ đơn thuần một mặt nào đó, mà Tổng công ty muốn phát triển cả thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế vì công tác dự thầu là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty không những vậy Tổng công ty còn dự kiến phát triển thêm các ngành tư vấn xây dựng, thí nghiệm giám định chất lượng và vật liệu là những khâu đồng bộ tạo cơ sở cho đơn vị có thể đấu thầu chọn gói các công trình lớn dạng "chìa khoá trao tay" cũng như sự phát huy được khả năng chuyên môn bảo đảm yêu cầu cao của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Tổng công ty kể từ khi hoạt động đã hoạt động có hiệu quả trong công tác kinh doanh của mình. Tổng công ty đã đạt được những mục tiêu đề ra và có những năm còn vượt quá chỉ tiêu đó nhằm tạo cho Tổng công ty có sự phát triển mạnh và không những đạt được những thành quả trong công tác Tổng công ty còn tạo thêm được uy tín trên thị trường cũng như trong ngành.
* Những mục tiêu mà Tổng công ty đã đề ra cho hoạt động kinh doanh của mình trong những năm tới:
- Về hoạt động thương mại: Tổng công ty phấn đấu tập trung phát triển khâu vật tư, thiết bị bằng cách tự đảm nhiệm nhập khẩu cho nhu cầu của toàn bộ các công ty thành viên, mở rộng tới các đơn vị khác đang có hợp tác trong công tác xây dựng, mở rộng số mặt hàng và số lượng từng loại hàng.
- Tổng công ty tăng cường tiếp thị để làm dịch vụ tư vấn thương mại cho các đơn vị có nhu cầu triển khai dự án, đấu thầu, nhập khẩu,... trên cơ sở kinh nghiệm các việc làm được trong thời gian trước, khâu này có nhiều triển vọng phát triển tốt.
- Về hợp tác lao động công tác đang mở ra và có nhiều triển vọng phát triển. Tổng công ty có khả năng đẩy mạnh quan hệ, mở rộng thị trường vừa giải quyết được việc làm, tăng thu nhập vừa có được một số lượng lớn công nhân, kỹ sư có tay nghề cao khi họ về nước.
II. Những thuận lợi và khó khăn nhằm thực hiện phương hướng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi 1
1. Những thuận lợi.
Tổng công ty có số lượng công nhân viên kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
Có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ với công nghệ hiện đại.
Có uy tín trên thị trường trong nước.
Có nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng tạo ra sự quen biết nhiều.
2. Những khó khăn.
- Những chính sách của Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty:
Nhà nước luôn luôn thay đổi chính sách làm cho Tổng công ty có sự khó khăn trong kinh doanh, sự thay đổi đó như: về thuế, hải quan, chính sách xuất nhập khẩu,...
VD: Vào năm 2000 Nhà nước tăng thuế nhập khẩu vải địa kỹ thuật nhập từ năm 1999 lên 20% và việc truy thu thuế sau khi thanh toán còn bị mất cân đối.
- Chính sách của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đối với ngành là không tạo điều kiện về vốn cho Tổng công ty phát triển.
Kết luận
Cho tới nay, hoạt động kinh doanh ở Tổng công ty đã trải qua trong một thời gian không dài nhưng với bề dầy kinh nghiệm, Tổng công ty chứng tỏ được phương thức hoạt động của mình trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế. Những thành công mà Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi I đã đạt được trong hoạt động kinh doanh là điều không thể phủ nhận, điều đó được thể hiện qua sự phát triển của Tổng công ty. Một doanh nghiệp có nhiều thế mạnh để tồn tại và phát triển, có công ty thành viên, có các cơ quan hợp tác để cùng phát triển, có mạng lưới chi nhánh, trạm xuyên suốt từ Bắc vào Nam, có quan hệ hợp đồng với nhiều tổ chức thương mại quốc tế, có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu uỷ thác của khách hàng, có được sự tín nhiệm cao của các bạn hàng. Điều đó được thể hiện qua các số liệu về doanh thu ... của Tổng công ty, qua sự trưởng thành và phát triển của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh.
Bên cạnh những thành công nói trên, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty vẫn còn những tồn tại nhất định, đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện thêm công tác kinh doanh, để hoạt động kinh doanh trở thành hoạt động nòng cốt cho sự tăng trưởng và phát triển ổn định của công ty. Sự thành công của Tổng công ty trên thị trường kinh doanh trong ngành thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh trong ngànhnhững nói riêng và trong Thương mại nói chung, góp một phần nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Qua hai tuần thực tập ở Tổng công ty em viết bài báo cáo thực tập này với hy vọng hiểu biết thêm về lĩnh vực kinh doanh nói chung cũng như lĩnh vực kinh doanh trong ngành xây dựng thuỷ lợi của Tổng công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC854.doc