Báo cáo Quá trình thực tập tại Công ty In Hàng không

Trong quá trình thực tập tại Công ty In Hàng không , được sự hướng dẫn của cô giáo và sự chỉ bảo của các cô, chú trong Công ty, em đã hoàn thành tốt công việc thực tập của mình và đã hoàn thành được bài Báo cáo tổng hợp về Công ty . Qua bài viết trên , em nói nên một số nhận định về Công ty như sau: - Công ty là một doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa, với tổng tài sản bình quân 20 tỷ, tổng vốn kinh doanh khoảng 8 tỷ và tổng số lao động là 234 người ; - Là một doanh nghiệp nhà nước, chịu ảnh hưởng của các cơ chế tài chính, quản lý của khối nhà nước do vậy độ linh hoạt và tự chủ, độc lập, tự chịu rủi ro không được như doanh nghiệp thuộc khối ngoài quốc doanh. Vì vậy, phong cách kinh doanh có nhiều điểm khác so với khối ngoài quốc doanh; - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hệ thống, được tổ chức dựa trên Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tuy nhiên, do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước trong Tổng Công ty nên một số mặt lợi thế của hệ thống quản lý chất lượng chưa phát huy hết hiệu quả; - Công tác kinh doanh khá hiệu quả, dựa trên lợi thế về thị trường do các khách hàng là các thành viên trong Tổng Công ty mang lại; - Là doanh nghiệp có tiềm năng bởi khả năng tự tích luỹ tốt, hiện tại công ty đang hoạt động dựa trên vốn tự tích luỹ là chủ yếu; - Là một doanh nghiệp rất có uy tín trong lĩnh vực In. Cuối cùng, em chân thành cảm ơn Quý công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đợt tìm hiểu thực tế này . Trong bài viết có thể còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của cô giáo và người đọc.

doc49 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quá trình thực tập tại Công ty In Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay hầu như không còn được sử dụng nữa . In Typo thuộc phương pháp in lồi , trên bản in các phần tử in nằm cao hơn so với các phẩn tử không in. Khi in chỉ có những phần tử in nhận được mực và truyền trực tiếp một phần lượng mực nhận được lên bề mặt vật liệu in. Dựa vào đặc điểm đó, phương pháp in Typo còn được gọi là phương pháp in trực tiếp. In Flexo In Flexo cũng thuộc loại in lồi với đặc điểm là bản in được làm bằng vật liệu mềm, có tính đàn hồi như cao su, polyme. Mực in Flexo, thường được pha với dung môi hoặc nước và có độ nhớt thấp hơn nhiều so với các loại mực in khác . In Flexo là một công nghệ in khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới nó đã được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ sản xuất bao bì. Nó có đặc tính thích ứng cho nhiều loại vật liệu in như các loại màng, giấy, carton và cả kim loại .Trên bản in flexo những phần tử in nằm cao hơn những phần tử không in lên chỉ có những phần tử in nhận mực. Mực in sau đó được truyền trực tiếp từ bản in lên bề mặt của vật liệu in . In ống đồng In ống đồng còn được gọi là in lõm, đặc điểm cơ bản của phương pháp này là trên bản in các phần tử in nằm thấp hơn so với các phần tử không in. Khi toàn bộ bề mặt của bản in được trà mực sau đó được gạt bằng dao máy và mực in còn lại in trực tiếp lên vật liệu in . In lưới Phương pháp này bản in được làm bằng lưới chế tạo từ sợi, chất dẻo hay kim loại . Sử dụng để in những mẫu đơn giản , số lượng ít . Máy móc - thiết bị Được sự hỗ trợ về tài chính của Tổng Công ty, Công ty in Hàng không đã tiếp cận với các nguồn công nghệ hiện đại trong lĩnh vực in và sản xuất giấy thơm và đầu tư mua sắm những thiết bị cùng công nghệ hiện đại để đưa vào sản xuất. Công nghệ in hiện tại của Công ty là công nghệ hiện đại nhất tại Việt nam như :công nghệ in offset của Đức, dây chuyền in flexo hiện đại của Mỹ, dây chuyền… Công nghệ trong lĩnh vực in thường có tuổi đời công nghệ dài, đầu tư công nghệ với chi phí cao lên Công ty có lợi thế cạnh tranh hơn so với những công ty khác cùng lĩnh vực . Bảng tổng hợp giá trị TSCĐ đến 31/12/2002 Đơn vị tính: Đồng Phân loại TSCĐ Giá trị Tỷ lệ khấu hao Khấu hao năm 2001 Hao mòn luỹ kế Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh 14.317.275.136 4.034.127.184 2.611.484.493 11.512.985.820 1. Nhà cửa 3.410.131.025 0.0 495.946.923 1.611.397.792 2. Vật kiến trúc 3. Máy móc thiết bị động lực 4. Máy móc thiết bị công tác 9.900.614.966 2.046.556.113 1.959.636.340 9.083.896.721 4.1. Máy in typo 4 trang 10.800.000 10.800.000 4.2. Máy in typo 8 trang 20.250.000 20.250.000 4.3. Máy in typo 16 trang 40.500.000 40.500.000 4.4. Máy xén giấy 86.200.000 86.200.000 4.5. Máy ghin 5.500.000 5.500.000 4.6. Máy ghim 8.800.000 8.800.000 4.7. Máy in offset 8 trang 800.000.000 800.000.000 4.8. Máy in offset tờ rời Hamada 242.892.303 222.645.209 7.0 20.247.094 20.247.094 4.9. Máy in offset MOE 1.053.475.102 1.053.475.102 4.10. Máy in flexo 658.150.940 658.150.940 4.11. Máy in offset SOS 2.181.101.279 2.181.101.279 4.12. Dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh 253.304.650 253.304.650 4.13. Máy cắt lõi giấy 5.971.428 5.374.290 5.0 597.138 597.138 4.14. Máy điều hoà trung tâm 187.195.828 180.955.968 5.0 6.239.860 6.239.860 4.15. Dây chuyền in flexo 14.753.628.279 13.523.790.411 7.0 1.229.837.868 1.229.837.868 4.16. Máy cắt dán 28.000.000 0.0 1.0 4.457.602 28.000.000 4.17. Máy cắt dán 25.800.000 0.0 1.0 4.262.160 25.800.000 4.18. Dây chuyền khăn thơm 1.348.524.371 202.773.116 2.0 202.683.216 1.145.751.255 4.19. Thiết bị chế bản 283.649.791 58.489.623 . 56.544.310 225.160.168 4.19.1.Máy phun mực 7.107.900 . . . 7.107.900 4.19.2.Máy quét mầu 9.862.900 . . . 9.862.900 4.19.3.Máy vi tính 14.280.000 . 1.0 . 14.280.000 4.19.4.Máy vi tính 68.038.000 0.0 2.0 21.261.874 68.038.000 4.19.5.Máy vi tính 16.152.000 4.711.536 2.0 5.383.464 11.440.464 4.19.6.Máy in lazer 13.587.000 3.019.785 3.0 4.528.548 10.567.215 4.19.7.Máy phơi bản 139.101.991 40.411.118 3.0 20.197.608 98.690.873 4.19.8.Máy vi tính 15.520.000 10.347.184 3.0 5.172.816 5.172.816 4.20. Máy in offset GTO 1.043.565.158 328.022.347 3.0 163.944.096 715.542.811 4.21. Máy xén giấy 185.000.000 58.150.796 1.0 163.944.096 126.849.204 4.22. Máy nén khí 8.000.000 0.0 5.0 29.063.496 8.000.000 4.23. Máy in nhãn 423.646.714 242.065.684 5.0 1.599.996 181.581.030 4.24. Máy cuốn lõi giấy 35.000.000 19.166.668 6.0 60.539.112 15.833.332 4.25. Máy vào bìa 240.000.000 171.418.286 3.0 5.833.332 68.581.714 4.26. Máy ép sách 13.000.000 6.500.004 3.0 34.296.000 6.499.996 4.27. Máy điều hoà 5.000.000 2.499.996 3.0 3.249.996 2.500.004 4.28. Máy điều hoà 5.000.000 2.499.996 3.0 1.250.004 2.500.004 4.29. Tủ bù điện 36.307.981 23.857.969 4.0 5.188.416 12.450.012 4.30. Trạm biến áp treo 107.231.807 77.866.123 6.0 15.323.424 29.365.684 4.31. Máy in hạn dùng 29.593.800 21.208.884 4.0 7.398.456 8.384.916 4.32. Máy cuốn lõi giấy 5.238.000 3.928.500 4.0 1.047.600 1.309.500 4.33. Máy chia cuộn 523.915.814 419.132.654 6.0 104.783.160 104.783.160 5. Máy móc thiết bị truyền dẫn . . . 6. Công cụ . . . 7. Dụng cụ làm việc. đo lường thí nghiệm . . . . 8. Dụng cụ quản lý 345..285.145 86.638.289 39.452.462 258.646.856 8.1. Điều hoà 48.800.000 . . . 48.800.000 8.2. Máy chấm công 8.030.000 . . . 8.030.000 8.3. Máy điện thoại 16.700.000 . . . 16.700.000 8.4. Máy Photocopy 28.600.000 . . . 28.600.000 8.5. Máy vi tính 9.979.720 0.0 1.0 3.118.663 9.979.720 8.6. Máy vi tính 9.979.720 0.0 1.0 3.118.663 9.979.720 8.7. Máy điện thoại 6.500.000 1.624.996 2.0 1.625.004 4.875.004 8.8. Máy in lazer 5.880.000 . . . 5.880.000 8.9. Máy in LQ2170 7.560.000 . . . 7.560.000 8.10. Máy vi tính 14.280.000 . . . 14.280.000 8.11. Máy in Lazer 5.890.000 . . . 5.890.000 8.12. Máy vi tính 46.746.000 . . . 46.746.000 8.13. Máy vi tính 16.152.000 4.711.536 2.0 5.383.464 11.440.464 8.14. Máy vi tính 16.152.000 4.711.536 2.0 5.383.464 11.440.464 8.15. Máy vi tính 12.282.530 3.582.409 2.0 4.094.172 8.700.121 8.16. Máy in lazer 6.573.000 1.917.345. 2.0 2.190.780 4.655.655 8.17. Máy vi tính 11.612.000 7.741.328 3.0 3.870.672 3.870.672 8.18. Máy điều hoà 6.617.475 4.411.639 3.0 1.654.380 2.205.836 8.19. Máy vi tính 9.468.700 8.414.728 3.0 1.053.972 1.053.972 8.20. Máy vi tính 10.908.000 9.999.090 3.0 908.910 908.910 8.21. Máy điều hoà 15.644.000 14.666.249 4.0 977.751 977.751 8.22. Máy điều hoà 15.644.000 14.666.249 4.0 977.751 977.751 8.23. Máy vi tính 9.198.000 6.132.312 3.0 3.065.688 3.065.688 8.24. Máy in lazer 6.088.000 4.058.872 3.0 2.029.128 2.029.128 9. Thiết bị phương tiện vận tải 661.244.000 102.199.549 116.448.768 559.044.451 9.1. Ô tô Fiat 238.291.000 0.0 1.0 45.942.504 238.921.000 9.2. Ô tô Mercider Benz 422.953.000 102.199.549 2.0 70.506.264 320.753.451 Nhân lực 2.1. Cơ cấu lao động Tình hình thực hiện lao động năm 1999 và kế hoạch năm 2000 Đơn vị tính : người TT Cơ cấu lao động 1999 2000 % so sánh bình quân 2000:99 Cơ cấu lao động Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 LĐ bình quân Tại 31/12/1999 LĐ bình quân Tại 31/12/00 Tổng số 158 158 200 200 126 1 Lao động quản lý 26 26 29 29 111 1.1 Lãnh đạo 3 3 3 3 100 1.2 CV, C/bộ giúp việc 20 20 23 23 115 1.3 Phục vụ quản lý 3 3 3 3 100 2 Lao động trực tiếp 129 129 171 171 132 2.1 Phân xưởng sách 22 22 25 25 113 2.2 Phân xưởng chế bản 11 11 12 12 109 2.3 Phân xưởng giấy 21 21 24 24 114 2.4 Phân xưởng in flexo 46 46 47 48 104 2.5 Phân xưởng in offset 24 24 30 30 125 2.6 Lái xe, tạp vụ 5 5 5 5 100 3 Chi nhánh phía Nam 3 3 27 27 900 Trong năm 2000, Công ty có kế hoạch mở rộng chi nhánh phía Nam để đáp ứng nhu cầu thị trư ờng miền Nam ngày càng phát triển. Do vậy, trong năm 2000, số lượng lao động phát sinh chủ yếu do việc mở rộng chi nhánh. Trong cơ cấu lao động của công ty, tỷ lệ cán bộ quản lý trong tổng số lao động chiếm khoảng 16% là không cao, bộ máy quản lý, xét về mặt nhân lực là hợp lý, hiệu quả. Đánh giá cơ cấu, số lượng lao động của Công ty tính đến 31/3/2002: Số lượng lao động trẻ của Công ty chiếm tỷ trọng cao (trên 80% tổng số lao động), lực lượng này có thể hoạt động với cường độ lao động cao, khả năng học hỏi những công nghệ mới tốt…Đó là một trong những yếu tố góp phần tạo lên sự sức cạnh tranh cho Công ty. Bên cạnh đó khoảng 20% lao động có kinh nghiệm, thâm liên nghề nghiệp luôn được đào tạo nâng cao nghiệp vụ giữ những vị trí chủ chốt trong công tác kỹ thuật của Công ty. Về trình độ đào tạo, công nhân kỹ thuật và đại học chiếm trên 50%. Trình độ đại học tập trung chủ yếu ở khối văn phòng, nơi đòi hỏi những người có trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý tốt. Công nhân kỹ thuật chiếm 40% chủ yếu ở các phân xưởng trực tiếp sản xuất. Ngoài ra số lượng lao động chưa được đào tạo cũng còn nhiều nhưng phân bổ chủ yếu ở công đoạn gia công đóng gói nơi mà tính chất công việc không yêu cầu phải có trình độ đào tạo cao. Phòng, đội Số lao động Xã hội Tuổi đời Trình độ đào tạo Trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh Khác Tổng số hiện có Biên chế HĐ dài hạn HĐ ngắn hạn Lao động nữ Đảng viên Đoàn viên Dân tộc <=28 29-40 41-50 51-55 56-60 >60 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp CN kỹ thuật Chưa đào tạo Đại học Bằgn C Bằng B Bằng A Tiếng Đức Khối gián tiếp 35 24 10 1 12 12 8 9 10 12 1 2 1 1 15 4 10 1 4 1 5 7 2 Phân xưởng chế bản 10 8 2 0 5 1 2 7 3 0 0 1 2 0 8 5 Phân xưởng in offset 27 10 14 3 1 3 21 14 11 2 1 25 1 Phân xưởng sách 27 13 12 2 21 1 8 11 10 6 4 23 Phân xưởng SX Giấy 26 8 12 6 11 2 12 12 11 3 1 1 18 6 PX SX BB in Flexo 37 8 28 1 25 2 31 15 18 3 1 1 1 1 15 19 Chi nhánh phía Nam 32 2 1 29 17 2 20 26 3 2 4 1 1 26 Lao động vụ việc 40 36 4 40 Tổng số 234 73 79 42 92 23 102 130 70 26 3 4 1 24 6 16 90 99 1 10 7 2 2.2. Tiền lương Công ty áp dụng các hình thức trả lương khác nhau cho phù hợp với tính chất công vịêc, cụ thể: Đối với công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất tính theo ca và hệ số công việc. Đối với công nhân ở tổ gia công và phân xưởng giấy tính theo sản phẩm tập thể. Đối với nhân viên văn phòng, nhân viên phục vụ tính theo hệ số cấp bậc công việc. Với cách trả lương như vậy, đã phần nào khuyến khích được tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp. Mức lương bình quân của Công ty là 1.5 triệu VND/người/tháng, ứng với mức doanh số bình quân năm tạo ra là 125 triệu VND cao hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Trong nội bộ doanh nghiệp, chênh lệch giữa lương của bộ phận quản lý (văn phòng), công nhân, cán bộ kỹ thuật với công nhân tác nghiệp bình thường là tương đối lớn. / Tình hình thực hiện lao động tiền lương và thu nhập năm 1999 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch được duyệt Thực hiện 1 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh: - Tổng sản phẩm, kể cả quy đổi - Tổng doanh thu hoặc doanh số 1000đ 16.500.000 17.500.000 - Tổng chi phí (có cả tiền lương) 1000đ 15.016.992 16.154.324 - Tổng các khoản nộp ngân sách 1000đ 1.340.072 1.399.504 - Lợi nhuận 1000đ 1.525.008 1.400.176 2 Chi tiêu lao động - Lao động định biên Người 261 435 - Lao động thực tế bình quân Người 138 140 3 Tổng quỹ lương theo đơn giá 1000đ 2.475.000 2.562.000 4 Tổng quỹ lương ngoài đơn giá 1000đ - Quỹ tiền lương bổ xung Tr đồng - Quỹ phụ cấp và tiền thưởng 1000đ 241.800 166.176 - Quỹ lươnglàm thiêm giờ 1000đ 5 Tiền lương bình quân 1000đ 1.495 1.525 6 Quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận . Trong đó, phân phối trực tiếp cho người lao động (kể cả tiền ăn ca, thưởng, xe ) 1000đ 354.552 329.042 7 Quỹ thu nhập khác (hoạt động sản xuất kinh doanh của công đoàn, làm đại lý, cho thuê văn phòng…) 8 Thu nhập bình quân 1000đ 1.709 1.721 9 Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân viên chức tính theo doanh thu 1000đ/người/ năm 119.565 125.000 Bảo hộ lao động của công ty được thực hiện hàng năm như: khám sức khoẻ định kỳ, các trang thiết bị bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng độc hại… Tổng hợp kế hoạch bảo hộ năm 2000 Stt Tên chỉ tiêu Thực hiện trong năm Kế hoạch năm tới Tỷ lệ so sánh % Ghi chú 1 Tuyên truyền giáo dục 3.000.000đ 4.290.000đ 83 Khám sức khoẻ định kỳ 2 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 18.047.836đ 27.939.200đ 66 Bảo hộ lao động 3 Kỹ thuật an toàn lao động (phòng chống cháy nổ ) 55.000.000đ 56.900.000đ 60 Phòng chống cháy nổ 4 Trang thiết bị vệ sinh công nghiệp 51.000.000đ 142.400.000đ 50 5 Bồi dưỡng độc hại 160.000đ/ca /ngày 160.000đ/ca / ngày 0 80 người 2.3. Tuyển dụng cán bộ công nhân viên Mô tả quy trình tuyển dụng Hàng năm phòng Tổ chưc cùng với ban Lãnh đạo Công ty và các bộ phận căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch sử dụng lao động trong danh sách trình Tổng công ty phê duyệt. Khi được Tổng công ty phê duyệt, các Bộ phận tuỳ theo thời điểm cần bổ sung lao động viết Đề xuất tuyển dụng trình phòng Tổ chức và Giám đốc phê duyệt. Căn cứ vào Đề xuất tuyển dụng, phòng tổ chức rà soát học sinh công ty gửi đi học và nhận hồ sơ xin việc mới. Sơ tuyển trên hồ sơ, kiểm tra các loại hồ sơ theo yêu cầu và báo cáo Giám đốc. Khi tuyển chọn hồ sơ phù hợp phòng Tổ chức và Giám đốc gặp mặt các ứng viên, phỏng vấn, lựa chọn gửi sang khám sức khoẻ tại trung tâm y tế Hàng không phòng tổ chức báo cáo Giám đốc số ứng viên đạt yêu cầu và báo cáo Giám đốc số ứng viên đạt tiêu chuẩn. Giám đốc phê duyệt vào đơn xin việc của số ứng viên này. Phòng Tổ chức viết phiếu đề nghị kiểm tay nghề, thử việc, tập nghề gửi cho bộ phận có liên quan. Sau thời gian thử việc, kiểm tra tay nghề, tập nghể Trưởng Bộ phận ghi Bản nhận xét báo cáo phòng Tổ chức và Tổ chức trình Giám đốc phê duyệt. Trên cơ sở ý kiến củaGiám đốc Công ty trong kế hoạch sử dụng lao động phòng Tổ chức làm hợp đòng lao động với ứng viên đạt điều kiện. Những ứng viên không đạt tiêu chuẩn sẽ không được ký hợp đồng. Hợp đồng lao động theo mẫu thống nhất chung của nước. Do có quy định về tuyển dụng chặt chẽ, khoa học, Công ty tuyển được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực làm việc. 2.4. Huấn luyện đào tạo cán bộ công nhân viên Đào tạo bên ngoài Hình thức huấn luyện là CBNV được cử đi học bên ngoài hoặc Công ty mời giảng viên ở bên ngoài đến Công ty thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, trách nhiệm quyền hạn của chức danh trong hệ thống quản lý chất lượng, nhu cầu được bồi dưỡng huấn luyện, các trưởng bộ phận lập phiếu đề nghị đào tạo bên ngoài vào tháng 11 và bổ sung vào tháng 5 hàng năm gửi về phòng Tổ chức- Hành chính. Phòng Tổ chức hành chính tiếp nhận mọi nhu cầu từ các bộ phận, xem xét cân đối nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo cho toàn Công ty theo kế hoạch đào tạo bên ngoài vào tháng 12 và tháng 6 hàng năm và trình giám đốc phê duyệt. Đối với những yêu cầu đào tạo không phù hợp hoặc Công ty chưa có nhu cầu thì phòng Hành chính- Tổng hợp sẽ trao đổi với các bộ phận. Giám đốc là người có quyết định cuối cùng về Kế hoạch đào tạo bên ngoài. Nếu được Giám đốc duyệt, phòng Tổ chức – Hành chính có trách nhiệm triển khai thực hiện. Đối với những yêu cầu đào tạo đột xuất thì Giám đốc hoặc trưởng phòng Tổ chức- Hành chính thự hiện và các Trưởng bộ phận thực hiện trước ngàykhai giảng 1 tuần. Sau khi kết thúc khoá đào tạo bên ngoài, CBCNV được tham dự phải nộp cho phòng Tổ chức Hành chính 01 bản sao giấy chứng nhận (hoặc chứng chỉ của tổ chức đào tạo) đã hoàn thành khoá đào tạo làm bằng chứng khách quan cho quá trình đào tạo bên ngoài. Việc này được ghi vào Báo cáo kết quả đào tạo bên ngoài. Huấn luyện nội bộ (nâng cao nghiệp vụ và bồi dưỡng tay nghề) Xác định nhu cầu huấn luyện nội bộ Hình thức huấn luyện là cán bộ của công ty có kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó thực hiện. Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm xác định nhu cầu huấn luyện, Trưởng bộ phận thực hiện phiếu đề nghị tổ chức huấn luyện nội bộ gửi về phòng tổ chức hành chính vào tháng 11 hàng năm và bổ sung vào tháng 5 hàng năm. Phòng tổ chức hành chính tiếp nhận cân đối nhu cầu để lập kế hoạch huấn luyện nội bộ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm để trình Giám đốc duyệt. Đối với những nhu cầu đề nghị huấn luyện chưa phù hợp, phòng Tổ chưc- Hành chính hội ý và điều chỉnh với các bộ phận. Đối với yêu cầu huấn luyện đột xuất trưởng bộ phận cũng thực hiện phiếu đề nghị như trên và gừi về phòng Tổ chức- Hành chính trước ngày khai giảng 01 tuần. Huấn luyện nội bộ Đối với nội dung mơi huấn luyện từ đầu, những giảng viên tham gia huấn luyện phải hoàn tất giáo án huấn luyện trước ngày khai giảng 03 ngày, sau đó gửi về phòng Tổ chức- Hành chính. Đối với nội dung huấn luyện đã có giáo án, giảng viên điều chỉnh bổ sung giáo án và cũng gửi về phòng tổ chức hành chính 03 ngày trước ngày khai giảng khoá học. TC-HC căn cứ vào giáo án huấn luyện để lập danh sách giáo án và giảng viên tham gia huấn luyện nội bộ trước ngày khai giảng 01 ngày để trình Giám đốc. Sau khi Giám đốc duyệt, TC-HC lập danh sách CBNV tham dự huấn luyện nội bộ. Danh sách này dược giảng viên sử dụng trong suốt quá trình huấn luyện nhằm quản lí đối tượng, thời gian tham dự. Giảng viên gửi danh sách CBNV về TC-HC sau khi kết thúc khoá huấn luyện. Nếu khoá huấn luyện yêu cầu phải thực hiện kiểm tra thi cuối khoá thì bài kiểm tra đó cùng danh sách CBNV tham dư dược dùng làm cơ sở để đánh giá và xét công nhận chocác đối tượng tham gia khoá huấn luyện. Sau khi kết thúc khoá huấn luyện 01 tuần, TC-HC cập nhật thông tin của khoa huấn luyện trong vòng 06 tháng vào tổng kết trương trình huấn luyện nội bộ để trình Giám đốc. Điều chỉnh kế hoạch huấn luyện/ đào tạo Kế hoạch huấn luyện đào tạo có thể được điều chỉnh khi: + CBNV được cử tham gia khoá huấn luyện đào đánh giá kế hoạch đào tạo chư phù hợp, CBNV nàythực hiện phiếu đề nghị điều chỉnh kế hoạch huấn luyện / dào tạo. Trưởng bộ phận và TC- HC cho ý kiến và trình Giám đốc duyệt. + Các Trưởng bộ phậncó nhân viên được cử tham gia khoá huấn luyện / đào tạo đánh giá kế hoạch huấn luyện / đào tạo chư phù hợp hoặc trưởng TC-HC đánh giá kế hoạch đào tạo chưa phù họp với tình hình chung của công ty thì Trưởng bộ phận hoặc trưởng TC-HC thực hiện phiếu đề nghị điều chỉnh kế hoạch huấn luyện /đào tạo trình Giám đốc duyệt. Huấn luyện tại chỗ Huấn luyện khi tiếp nhận máy móc thiết bị mới Bộ phận được tiếp nhận máy móc thiết bị mới đưa vào quá trình sản xuất, theo nhu cầu bố trí nhân lực lập danh sách CBNV được huấn luyện tại chỗ chuyển TC-HC để trình Giám đốc duyệt . Người thực hiện là bên chuyển giao công nghệ mới hoặc cán bộ chuyên gia của Công ty đã được đào tạo. Những người này ghi nhận kết quả quá trình huấn luyện vào Danh sách CBNV được huấn luyện tại chỗ. Huấn luyện hoạt động tác nghiệp các thiết bị trong quá trình sản xuất hoặc các chương trình huấn luyện khác. Đối với công nhân mới chuuyển đến (từ bộ phận khác hoặc điều động từ máy móc thiết bị khác), Trưởng bộ phận thực hiện huấn luyện theo nội dung Hướng dẫn công việcsử dụng máy móc thiết bị, ghi nhận vào Danh sách CBNV được huấn luyện tại chỗ và chuyển TC –HC trình Giám đốc duyệt . Đối với công nhân đang tham gia sản xuất trên các máy móc thiết bị hiện có, khi phát sinh nhu cầu, trưởng bộ phận tổ chức huấn luyện lại theo nội dung Hướng dẫn công việc sử dụng máy móc thiết bị đó, ghi nhận vào Danh sách CBNV được huấn luyện tại chỗ và chuyển TC-HC trình Giám đốc . Các Trưởng bộ phận thực hiện Huấn luyện đào tạo tại chỗ khi được ban hành tài liệu mới đến bộ phận của mình, sau đó chuyển TC-HC trình Giám đốc . Cán bộ cấp trên huấn luyện tại chỗ nhân viên cấp dưới về bất cứ lĩnh vực nào cũng thực hiện Danh sách CBNV được huấn luyện tại chỗ sau khi đã hoàn tất việc huấn luyện , chuyển TC-HC trình Giám đốc . 3. Marketing Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty: + Tính chất, đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty: sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng. + Khách hàng chủ yếu của Công ty là các thành viên khác trong Tổng Công ty và trong ngành Hàng không (thị trường trong ngành Hàng không là một thị trường đủ lớn đối với khả năng hiện có của công ty). + Năng lực công nghệ, trang thiết bị hiện có của công ty: công nghệ in, thiết bị in phù hợp với các sản phẩm của ngành hàng không và một số ngành liên quan. Từ những yếu tố giới hạn trên, chiến lược marketing của Công ty chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững vị thế của Công ty trong ngành in và uy tín của Công ty với khách hàng trong và ngoài ngành Hàng không, các yếu tố khác như tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường, cạnh tranh giá cả với các doanh nghiệp khác…không được chú trọng như yếu tố chất lượng sản phẩm. Với chiến lược như vậy, công tác marketing của Công ty được thể hiện cụ thể trong việc theo dõi, đo lường sự thoả mãn của khách hàng để kịp thời điều chỉnh, và tổ chức công tác xử lý khiếu nại của khách hàng. 3.1. Quá trình theo dõi, do lường sự thoả mãn của khách hàng và phân tích dữu liệu Thăm dò ý kiến của khách hàng được thực hiện để thu thập được những thông tin từ khách hàng nhằm tìm ra những điểm không phù hợp và đề ra những hành động khắc phục và phòng ngừa những điểm không phù hợp đó. Từ đó Công ty đề ra phương hướng, biện pháp để đảm bảo cải tiến chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng . Sau khi thu thập những ý kiến từ khách hàng, phòng kinh doanh phải thống kê những nhận được để thông tin đó trở thành thông tin có ích cho Công ty trong việc nắm bắt sự biến động của thị trường, nhu cầu của khách hàng, để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty cho phù hợp với thị trường. Quy trình thu thập thông tin từ khách hàng Thu thập thông tin Việc thu thập thông tin về sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng do kinh phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện, thu thập thông tin được lấy từ nhiều nguồn : Qua việc nhân viên marketing gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, nghe khách hàng phản hồi về các thông tin chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ của Công ty hoặc từ việc Thủ kho giao trả sản phẩm cho khách hàng, được khách hàng phản hồi về chất lượng sản phẩm, qua khiếu nại của khách hàng đã được ghi vào phiếu tiếp nhận thông tin . Một năm 1 lần vào tháng 11, phòng Kinh doanh tổ chức gửi phiếu thăm dò ý kiến tới các khách hàng của Công ty. Xử lý thông tin Đối với các thông tin thu thập được hàng ngày nhân viên phòng Kinh doanh ghi vào Sổ tiếp nhận thông tin và bao cáo ngay trong ngày hoặc vào đầu giờ ngày hôm sau với Trưởng phòng Kinh doanh để Trưởng phòng Kinh doanh có ý kiến sử lý trong phạm vi quền hạn của Trưởng phòng Kinh doanh, nếu không nằm trong phạm vi xử lý của phòng Kinh doanh, Trưởng Kinh doanh có ý kiến chuyển tới bộ phận liên quan để sử lý. Căn cứ vào các thông tin thu thập được, nhân viên tiếp thị tổng hợp những thông tin thành 01 báo cáo tổng kết ý kiến khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm hàng hoá và chất lượng phục vụ của Công ty: + Báo cáo tổng hợp thông tin từ khách hàng được lập 1 tháng một lần . + Báo cáo tổng kết thăm dò ý kiến của khách hàng được lập 1 năm một lần. Các báo cáo này sau khi lập xong được báo cáo Trưởng phòng Kinh doanh kiểm tra thông và gửi Lãnh đạo Công ty và QM. Quá trình giải quyết khiếu nại của khách hàng Tiếp nhận khiếu nại Thông tin khiếu nại của khách hàng được tiếp nhận thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, trao đổi qua fax, hoặc tel hoặc thông tin qua người thứ 3. Nhân viên của phòng Kế hoạch có trách nhiệm tiếp nhận thông thông tin khiếu nại, người tiếp nhận thông tin khiếu nại có trách nhiệm ghi đầy đủ vào Phiếu giải quyết khiếu nại của khách hàng . Xác nhận người sử lý Người tiếp nhận khiếu nại cần xác định người có trách nhiệm sử lý khiếu nại. Người có trách nhiệm sử lý khiếu nại là nhân viên điều hành của phòng Kế hoạch trực tiếp điều hành công việc có liên quan đến việc khiếu nại . Người tiếp nhận khiếu nại chuyển Phiếu giải quết khiếu nại cho người có trách nhiệm sử lý . Nếu người có trách nhiệm sử lý vắng mặt có lý do thì chuyển cho Trưởng phòng Kế hoạch. Trưởng phòng Kế hoạch sẽ quyết định phân công người sử lý . Kiểm tra thông tin Người có trách nhiệm sử lý phải kiểm tra và xác minh lại tất cả ý kiến khiếu nại của khách hàng. Việc xác minh được thực hiện thông qua việc kiểm tra thực tế hoặc xem xét lại các hồ sơ liên quan đến việc khiếu nại . Nếu có điểm chư đúng với thông tin khiếu nại thì người sử lý cần liên lạc và thông tin lại với khách hàng. Người sử lý khiếu nại cần ghi rõ ý kiến vào mục Xác nhận thông tin khiếu nại của Phiếu giải quyết khiếu nại . Xác định nguyên n và đưa ra biện pháp sử lý Thống nhất với khách hàng Nếu khách hàng chấp thuận thì ghi rõ vào Phiếu Nếu khách hàng không chấp nhận cần bàn bạc đưa ra một giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận. Tiến hành giải quyết Người xử lý khiếu nại có trách nhiệm chỉ đạo việc tiến hành giải quyết khiếu nại theo sự thống nhất với khách hàng ở trên. Kiêmtra kết quả xử lý Người xử lý khiếu nại có trách nhiệm kiểm tra giám sát và theo dõi việc tiến hành các hoạt động giải quyết khiếu nại . Kết quả kiểm tra cuối cùng phải được ghi vào Phiếu giải quyết khiếu nại của khách hàng đạt hay không đạt . Nếu không đạt phải thực hiện nại . Thông báo cho khách Sau khi mọi hoạt động giải quết khiếu nại đã được tiến hành và đã được người xử lý kiểm tra xác nhận đạt kết quả . Người xử lý khiếu nại thông báo cho khách hàng biết kết quả giải quyết . Khi công việc kết thúc, người xử lý khiếu nại có trách nhiệm ghi rõ ngày tháng kết thúc việc giải quyết khiếu nại, ký tên và lưu hồ sơ tại phòng Kế hoạch . Kết quả cung ứng sản phẩm nội bộ năm 2001 Stt Danh mục sản phẩm theo đơn vị nơi tiêu thụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (có VAT) đồng Giá trị (đồng) A Ban dịch vụ thị trường 3.977.035.746 I Khăn giấy thơm Chiếc 4.500.000 374 1.683.000.000 II Các loại biểu mẫu chứng từ 2.294.035.746 1 Mẫu điện văn chậm chuyến(TA) Tờ 12.000 299,2 3.590.400 2 Mẫu điện văn chậm chuyến(TV) Tờ 7.500 299,2 2.244.000 3 Voucher ăn, uống, vận chuyển mặt đất Bộ 25.000 359,7 8.992.500 4 Voucher khách sạn Bộ 17.500 359,7 6.294.750 5 Phiếu nhận tiền bồi thường(TA) Bộ 1.100 792 871.200 6 Phiếu nhận tiền bồi thường(TV) Bộ 4.500 792 3.564.000 7 Phiếu hoàn tiền chênh lệch hạng ghế (TA) Bộ (gồm 3 liên) 3.700 792 2.930.400 8 Phiếu hoàn tiền chênh lệch hạng ghế (TV) Bộ (gồm 3 liên) 3.800 792 3.009.600 9 Thông tin đặc biệt cho tiếp viên Tờ 11.500 154 1.771.000 10 Hồ sơ vận chuyển khách MEDA Bao 4.950 0 11 Hồ sơ vận chuyển UM Bao 3.000 5.687 17.061.000 12 MEDIF 1(tiếng Anh) Tờ 792 0 13 MEDIF 1(tiếng Việt) Tờ 1200 792 950.400 14 MEDIF II(tiếng Anh) Tờ 792 0 15 MEDIF II(tiếng Việt) Tờ 792 0 16 Phiếu chi tiền chênh lệch vé Bộ 1.500 792 1.188.000 17 Bao transfer card Bao 4.800 330 1.584.000 18 Giấy miễn trừ trách nhiệm (TA) Bộ 4.059 792 3.214.728 19 Giấy miễn trừ trách nhiệm (TV) Bộ 1.013 792 802.296 20 Thư thông báo chậm huỷ chuyến 0 21 B/c tình trạng bất thường của Fax 0 22 Phiếu giao nhận VTVS Bộ 22.800 1.254 28.591.200 23 Phiếu giao nhận đồ uống Y Bộ 10.800 1.254 13.543.200 24 Phiếu giao nhận đồ uống C+Y Bộ 18.000 2.508 45.144.000 25 Phiếu giao nhận thiết bị cung ứng và thu hồi Bộ 22.800 1.320 30.096.000 26 Phiếu giao nhận dụng cụ Bộ 22.500 1.056 23.760.000 27 Phiếu thu hồi dụng cụ 0 28 Napkin ting 0 29 Nhãn dán lọ tiêu muối Cái 200.180 1.000 200.180.000 30 Nhãn xe đẩy Tờ 298.961 149,6 44.724.566 31 Bộ bài tây Bộ 37.473 4.620 173.125.260 32 Tờ khai hải quan Bộ 955.968 322 307.821.696 33 Do not disturb Cái 275 0 34 Are you awake Cái 275 0 35 Menu xuất ăn Quyển 167.131 3.850 643.451.350 36 Menu giải trí Quyển 25.200 9000 226.800.000 37 Chứng từ bồi thường thiện chí Bộ 9.100 792 7.207.200 38 Chứng từ bồi thường thiện chí tiếng Việt Bộ 10.000 792 7.920.000 39 Giấy napkin 24x24 Tờ 1.200.000 118 141.600.000 40 Giấy napkin 33x33 Tờ 2.000.000 171 342.000.000 B Ban kế hoạch thị trường 6.838.413.000 1 Thẻ nhãn biểu mẫu vận chuyển 2.187.777.000 2 Lịch bay hai mùa Quốc tế Quyển 64.000 3.740 239.360.000 Nội địa Tờ gấp 20.000 1.210 24.200.000 3 Lịch bay bỏ túi Quyển 32.000 1.870 59.840.000 4 Poster quảng cáo Tờ 16.000 7.800 124.800.000 5 Sách giới thiệu tổng công ty Quyển 10.000 6.952 69.520.000 6 Thiếp chúc mừng năm mới Cái 15.500 3.212 49.786.000 7 Phong bì Cái 15.500 470 7.285.000 8 Chi in bản tin nội bộ Tờ 12.000 3.813 45.756.000 9 In ấn phẩm phục vụ chương trình FFP 454.170.000 10 In tờ tin chương trình FFP Tờ 55.000 1.800 99.000.000 11 In bộ phiếu điều tra các loại Bộ 12.000 5.800 69.600.000 12 In phong bì sủ lý sử lý hồ sơA4 Cái 3.500 1.210 4.235.000 13 Giấy viết thư góp ý của khách Tờ 400.000 250 100.000.000 14 Phong bì sổ gửi thư cho khách Cái 5.000 660 3.300.000 15 In ấn thẻ lên máy bay (DCS) Thẻ 3.600.000 351,94 1.266.984.000 16 In ấn thẻ hành lý (ĐCS) Thẻ 6.000.000 338,8 2.032.800.000 C XN thương mại mặt đất nội bài 1.000.511.266 1 Giấy vệ sinh Cuộn 39.971 1.899,7 75.932.909 2 Giấy xốp Tập 39.971 7.000,4 279.812.988 3 Giấy hộp Hộp 39.971 4.800,4 191.876.788 4 Túi nôn Cái 443.596 569,8 252.761.001 5 Túi đựng rác nhỏ Cái 28.593 1.559,8 44.599.361 6 Túi đựng rác to Cái 20.839 3.600,3 75.026.652 7 Túi ni lông 30x50 Kg 1.851 17.000,5 31.467.926 8 Túi ni lông 50x70 Kg 200 17.000,5 3.400.100 9 Túi đựng tạp chí Chiếc 121.657 375,1 45.633.541 D XN thương mại mặt đất TSN 1.034.535.188 1 Giấy vệ sinh Cuộn 50.887 2.470,6 125.721.422 2 Giấy xốp Tập 40.431 7.304 295.308.024 3 Giấy hộp Hộp 43.219 4.004 173.048.876 4 Túi đựng rác 1,2m Cái 27.242 1.938 52.794.996 5 Túi đựng rác 0,8m Cái 57.260 969 55.484.940 6 Túi đựng tạp chí Kg 2.550 16.585 42.291.750 7 Túi nôn Cái 508.749 569,8 289.885.180 E XN thương mại mặt đất Đà Nẵng 349.757.919 1 Túi nôn Cái 46.905 569,8 26.726.469 2 Túi ni lon đựng rác Cái 9.287 3.673,3 34.113.937 3 Túi ni lon đựng vật phẩm Cái 1.000 1.559,8 1.559.800 4 Giấy hộp Hộp 5.907 4.800,4 28.355.963 5 Tấm chống thấm Tấm 3.800 52.500 199.500.000 6 Ni lon nót và che container Kg 3.500 17.000,5 59.501.750 F Văn phòng đối ngoại 150.000.000 1 Sổ tay Quyển 150.000.000 Tổng cộng 13.350.253.119 Quản lý nguyên vật liệu và mua hàng Nguyên vật liệu, công cụ dụng, dụng cụ…gọi tắt là vật tư . Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và chủng loại vật tư mà phòng Kinh doanh thực hiện việc mua và dự trữ vật tư. Vật tư được chia thành 2 loại : + Vật tư chính: những vật tư chủ yếu cấu thành lên các sản phẩm của Công ty, bao gồm giấy các loại, mực in và các chất phụ gia, bản in, màng OPP, PE. + Vật tư phụ: vật tư chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất nằm ngoài các vật tư chính kể trên, bao gồm như: dầu hoả, dầu luyn, dẻ lau máy, băng dính, chỉ khâu,… Vật tư, thiết bị của ngành in là loại hàng có giá trị cao do vậy đòi hỏi thực hiện việc mua hàng và dự trữ vật tư phải đảm bảo đúng quy định và kịp tiến độ sản xuất . Dưới đây là quy trình mua hàng và kiểm tra xác nhận hàng mua vào : Xác định nhu cầu mua hàng Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm được duyệt, phòng Kế hoạch (KH) thông báo với trưởng phòng Kinh doanh về nhu cầu vật tư dự kiến bằng phiếu yêu cầu cung ứng vật tư. Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng hoặc hợp đồng kinh tế phát sinh trong năm, KH thông báo nhu cầu vật tư bổ xung, việc thông báo này có thể bằng điện thoại, có thể bằng phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ, vật tư. Lập kế hoạch mua hàng Căn cứ vào Phiếu yêu cầu cung cấp dịch vụ, vật tư của KH gửi tới, Trưởng KD kết hợp cùng thủ kho đối chiếu với vật tư hiện có trong kho để lập Kế hoạch mua hàng sau 05 ngày kể từ khi nhận được . Kế hoạch mua hàng sau khi lập xong được gửi lên phòng Tài chính – Kế toán xem xét để chuẩn bị nguồn vốn mua hàng, trình lãnh đạo phê duyệt . Khi có sự đồng ý của Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, phê duyệt của lãnh đạo, Trưởng KD tiến hành lựa chọn nhà cung ứng và mua hàng đảm bảo thời gian yêu cầu của KH. Đối với nhu cầu vật tư bổ xung, Trưởng KD căn cứ vào vật tư hiện có trong kho tiến hành mua hàng theo danh sách nhà cung ứng đã chọn sau 01 ngày kể từ khi nhận được thông báo của KH. Lựa chọn nhà cung ứng Đối với những việc mua hàng có giá trị dưới 100 triệu đồng Việt Nam Tìm kiếm nhà cung ứng, Trưởng KD lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng vật tư cần mua dựa vào danh sách nhà cung ứng được chọn. Nếu là nhà cung ứng mới trước khi xem xét để xác nhận mua hàng, Công ty yêu cầu nhà cung ứng cung cấp hàng mẫu (kèm theo thư chào giá và bảng đặc tính kỹ thuật của sản phẩm của sản phẩm ) đưa vào sản xuất thử, KD ghi vào phiếu yêu cầu sản xuất thử vật tư trong vòng 7 ngày KH và bộ phận sản xuất có kết quả sản xuất thử được các bộ phận ghi vào Báo cáo sản xuất thử vật tư. Nếu đạt yêu cầu nhà cung ứng mới được KD đưa vào Danh sách nhà cung ứng được chọn . Trong trường hợp vậttư mua thường xuyên của khách hàng thường xuyên và giá cả ổn định, phương thức thanh toán phù hợp và thời gian giao hàng đúng thì không cần gửi thư chào giá mà lựa chọn ngay nhà cung ứng. Nếu không đạt những điều kiện trên thì tìm nhà cung ứng khác . Đối với những việc mua hàng có giá trị từ 100 triệu đến 200 triệu đồng Việt Nam Sau khi thực hiện những thao tác trên Công ty áp dụng 1 trong 2 hình thức sau để lựa chọn nhà cung ứng : + Hình thức chỉ định thầu: chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của ngói thầu . + Hình thức trào hàng cạch tranh : lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở chào hàng của các nhà cung ứng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà cung ứng khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của công ty. Việc gửi chào hàng có thể thực hiện bằng gửi trực tiếp, bắng fax, bằng đường bưu điện hoặc các phương tiện khác. Trưởng KD là người nhận hồ sơ chào hàng của nhà cung ứng và trình lãnh đạo .Giám đốc công ty là người quyết định chọn nhà cung ứng . Đối với những việc mua hàng có giá trị từ 200 triệu đồng Việt Nam trở lên áp dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà cung ứng vật tư hàng hoá . Ký kết hợp đồng / đơn đặt hàng mua hàng Đối với hàng hoá vật tư mua trong nước Khi đã đảm bảo sự thoả đáng của các yêu cầu mua hàng đã được quy định và tìm được nhà cung ứng. KD tiến hành công việc mua hàng bằng thông báo cho nhà cung ứng có thể bằng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế . Riêng với nhà cung ứng thường xuyên, vật tư thường xuyên và giá cả ổn định thì việc thông báo này có thể bằng điện thoại . Sau khi thông báo bằng diện thoại, người mua hàng phải ghi các thông tin mua hàng vào sổ theo dõi mua hàng bằng điện thoại . Đơn đặt hàng phải do Trưởng KD ký. Trong các đơn đặt hàng và các hợp đồng mua hàng của công ty phải mô tả được các sản phẩm đặt mua một cách rõ ràng, như : tên gọi , chủng loại, kiểu, xuất xứ của sản phẩm, số lượng, các thông số kỹ thuật bao bì đóng gói phương thức và thời gian giao nhận, giá cả và phương thức thanh toán , các yêu cầu kiểm tra và xác nhận sản phẩm mua vào , các điều khoản thoả thuận về chất lượng. Cụ thể cho từng loại vật tư như sau : + Đối với vật tư giấy in gồm: bộ đặc tính vật tư, màu giấy, khôn khổ giấy, định lượng giấy, hãng sản xuất giấy. + Đối với vật tư bản in gồm: độ dầy của bản in, tính chất lý hoá học, kích thước, hãng sản xuất, năm sản xuất . + Đối với vật tư mực in gồm: tính chất lý hoá học của từng loại mực dung môi phụ gia, màu , các thông số kỹ thuật khác, hãng sản xuất. + Đối với vật tư màng OPP, PE gồm: độ dày, tính chất lý hoá học, màu khuôn khổ, hãng sản xuất . + Đối với vật tư giấy vệ sinh , khăn giấy thơm,giấy hộp gồm: kích thước, độ xốp, độ dày, màu, hãng sản xuất thời gian sử dụng và bảo quản, vật tư đã ký mẫu với nhà cung ứng . Đối với hàng hoá vật tư nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài Nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành thương thảo hợp đồng ngoại thương với nhà cung ứng, hợp đồng ngoại thương do Giám đốc ký . Sau khi hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương ký kết xong, chuyển 1 bản hợp đồng gốc đến Tài chính – Kế toán để tiến hành mở thư tín dụng, tiến hành các thủ tục thanh toán . Thực hiện hợp đồng Phòng Kinh doanh và phòng Tài chính- Kế toán thực hiện các thủ tục theo quy định trong hợp đồng mua hàng . Nhận hàng Đối với vật tư hàng hoá mua trong nước thì được giao nhận theo nội dung hợp đồng đã ký kết . Đối với trường hợp vật tư hàng hoá do Công ty mua là hàng nhập khẩu thì phải thực hiện theo hướng dẫn công việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu . Kiểm tra vật tư hàng hoá mua vào Khi vật tư hàng hoá được vận chuyển đến công ty, trưởng KD trực tiếp hoặc uỷ quyền cho nhân viên mua hàng cùng với phòng Tài chính- Kế toán và thủ kho kiểm tra xác nhận hàng mua vào để đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu mua hàng . Khi kiểm tra xác nhận hàng mua vào phải dựa trên các thông tin mua hàng đã được ghi trong đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng và bộ đặc tính, các vật tư đã ký mẫu với nhà cung ứng . Những dụng cụ dùng để kiểm tra xác nhận hàng mua vào đã hiệu chuẩn theo Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường . Sau khi kiểm tra xác nhận, có thể sảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: + Nếu vật tư hàng hoá mua vào phù hợp vói yêu cầu mua hàng lập biên bản kiểm tra xác nhận hàng hoá phù hợp . + Nếu sản phẩm mua vào không phù hợp với yêu cầu mua hàng thì nhân viên mua hàng làm thủ tục trả lại nhà cung ứng hoặc làm thủ tục đưa vào nơi để sản phẩm không phù hợp chờ xử lý và ghi vào phiếu tạm gửi hàng. Nhập kho Đối với những vật tư hàng hoá có Biên bản kiểm tra xác nhận vật tư hàng hoá phù hợp thì thủ kho tiến hành nhập kho . Tài chính 5.1. Vốn kinh doanh: Công ty in Hàng không là doanh nghiệp nhà nước, thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhà nước giao. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp rất nhỏ, 250 triệu VND. Gần như toàn bộ nguồn vốn chủ sở hữu hiện nay của doanh nghiệp là vốn tự tích luỹ. Trong cơ cấu nguồn vốn, Công ty đã chủ động và linh hoạt huy động các nguồn vốn có thể để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh (vay ngắn hạn cho dự trữ nguyên vật liệu, vay dài hạn cho đầu tư dây chuyền, công nghệ mới), tuy nhiên, vốn chủ sở hữu vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm từ 50-70% tổng nguồn vốn. Với cơ cấu nguồn vốn như những năm 1999, 2000 và 2001 đã đáp ứng đủ và kịp thời, hiệu quả nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong cáo năm đó. Cơ cấu này có xu hướng được tiếp tục duy trì trong một số năm tiếp theo. Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch đầu tư và nguồn vốn phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Quá trình thực hiện đầu tư tương đối sát so với kế hoạch. Vì vậy, trong các năm vừa qua, tình hình tài chính của Công ty khá ổn định, không xảy ra sự mất cân đối ngoài dự tính nào. Xem các bảng số liệu minh hoạ. Kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư năm 2000. Đơn vị tính: 1000 VND Chỉ tiêu Kế hoạch 1999 Thực hiện 1999 Kế hoạch 2000 % so sánh (1) (2) (3) 2:1 3:2 I. Nguồn vốn 3.923.967 5.296.612 16.363.037 135 309 1. Ngân sách nhà nước 250.000 250.000 250.000 100 100 2. Quỹ khấu hao cơ bản 2.267.327 2.322.003 2.999.169 102 129 3. Quỹ phát triển sản xuất 1.406.640 1.370.198 891.868 97 65 4. Vốn vay 1.354.411 12.222.000 902 II. Sử dụng vốn 2.664.411 12.222.000 459 1. XDCB 750.000 1.820.000 243 2. Đầu tư trang thiết bị 1.914.411 10.402.000 543 - Theo dự án 1.354.411 10.402.000 768 - Không theo dự án 560.000 Cân đối nguồn vốn đầu tư năm 2000 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Thực hiện năm 1999 Kế hoặch năm 2000 % so sánh 1 2 2:1 A. Tổng nhu cầu vốn đầu tư 3.235.000 16.805.000 519 I. Đầu tư trang thiết bị 1.435.000 16.805.000 , 1. Theo dự án 1.354.411 15.425.000 , 2. Trang thiết bị lẻ 80.589 1.308.000 , II. Đầu tư xây dựng cơ bản 1.800.000 , , III. Hợp tác đầu tư , , , IV. Đào tạo , , , B. Nguồn vốn đầu tư 3.692.201 3.148.896 , I. Nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp 1. Nguồn quỹ khấu hao 2.322.003 2.597.116 , 2. Nguồn quỹ phát triển kinh doanh 1.370.198 551.730 , 3. Nguồn quỹ đầu tư XDCB (nếu có) , , , II. Nguồn ngân sách nhà nước (nếu có) , , , Cân đối (B-A) , -13.656.104 , C. Nhu cầu vay , 12.222.104 , Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2000 Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu Kế hoạch 1999 Thực hiện 1999 Kế hoạch 2000 % so sánh A 1 2 3 2:1 3:2 1.Lợi nhuận trước thuế 1.525.008 1.400.176 257.853 92 18 2.Thuế thu nhập doanh nghiệp 488.003 448.056 82.513 92 18 3.Thu sử dụng vốn NSNN 12.000 12.000 12.000 100 100 4.Trả tiền phạt 5.Trừ các khoản lỗ không đươc tính vào chi phí 6.Chi lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh 7.Lợi nhuận trích quỹ = (1-(2+3+4+5+6)) 1.025.005 940.120 163.340 92 17 7.1.Quỹ đầu tư phát triển 512.503 470.060 81.670 92 17 7.2.Quỹ dự phòng tài chính 102.501 94.012 16.334 92 17 7.2.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 51.250 47.006 8.167 92 17 7.4.Quỹ phúc lợi 179.376 164.521 28.585 92 17 7.5.Quỹ khen thưởng 179.376 164.521 28.585 92 17 Cơ cấu tài sản: Tổng hợp tài sản qua 3 năm 1999, 2000, 2001 Đơn vị tính : đồng Tài sản Mã số 1999 2000 2001 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 6.699.634.985 18.198.748.198 20.173.419.255 I. Tiền 110 1.255.648.514 496.351.413 854.972.553 1. Tiền mặt tại quỹ 111 659.165.717 88.427.796 75.057.343 2. Tiền gửi ngân hàng 112 596.482.797 407.923.617 779.915.210 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 2.950.184.502 14.980.057.863 15.351.118.991 1. Phải thu của khách hàng 131 1.515.951.648 2.270.470.545 2.356.302.213 2. Trả trước cho người bán 132 1.395.197.529 12.662.101.986 12.910.075.777 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 6.153.438 14.603.445 1.200.397 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 32.881.887 32.881.887 83.540.604 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 2.451.367.900 2.680.627.215 3.847.914.604 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 2.332.344.380 2.496.406.993 3.551.355.884 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 19.173.520 22.782.727 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 98.500.000 183.175.222 296.558.720 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hoá tồn kho 146 1.350.000 1.045.000 7.Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản lưu động khác 150 42.434.069 41.711.707 119.413.107 1. Tạm ứng 151 19.862.475 33.311.707 97.013.107 2. Chi phí trả trước 152 8.400.000 8.400.000 8.400.000 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 14.171.594 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 14.000.000 VI. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 4.963.138.708 4.554.854.281 3.871.836.250 I. Tài sản cố định 210 3.511.053.998 4.117.276.853 2.804.289.316 1. TSCĐ hữu hình 211 3.511.053.998 4.117.276.853 2.804.289.316 - Nguyên giá 212 11.401.055.551 13.513.778.853 14.317.257.136 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 -7.890.001.553 -9.396.501.327 -11.512.985.820 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3. TSCĐ vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 100.000.000 100.000.000 100.000.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 100.000.000 100.000.000 100.000.000 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1.352.084.710 337.577.428 967.546.934 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 11.662.773.693 22.753.602.479 24.045.255.505 Qua kiểm kê tài sản ta thấy số liệu trên ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao, thể hiện quá trình luôn chuyển vốn nhanh điều đó cho thấy Công ty sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Do ảnh hưởng của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên Công ty luôn dự phòng một khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn sử dụng cho mua sắm nguyên vật liệu kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất mới cho khách hàng. Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ quá lớn thường trên 50%, điều này ảnh hưởng nhiều đến độ linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Kết quả và kế hoạch hoạt động SXKD của Công ty Một số kết quả kinh tế đạt được trong những năm 1999, 2000, 2001 Chỉ tiêu Mã số 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 01 17.766.261.976 22.190.481.350 24.458.147.846 Các khoản giảm trừ 03 + Giảm giá 05 + Giá trị hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khấu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần(01-03) 10 17.766.261.976 22.190.481.350 24.458.147.846 2. Giá vốn hàng bán 11 15.479.666.112 19.692.899.900 21.709.250.071 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 2.286.595.864 2.497.581.450 2.748.897.775 4. Chi phí bán hàng 21 7.583.524 52.574.608 57.951.799 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.257.267.069 1.554.810.236 2.018.357.351 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-(21+22)) 30 1.021.745.271 890.196.606 672.588.625 7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 45.942.192 17.655.801 26.375.444 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 1.322.186 29.039.552 118.422.666 9. Lợi nhuận hoạt động tài chính (40=31-32) 40 44.620.006 -11.383.751 -92.047.222 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 8.700.000 8.600.000 65.042.537 11. Chi phí bất thường 42 6.854.167 12. Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 8.700.000 1.745.833 65.042.537 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 1.075.065.277 880.558.688 645.583.940 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 344.020.889 281.778.780 206.586.861 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 731.044.388 598.779.908 438.997.079 Trong 3 năm qua nhìn chung doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng doanh thu trong 3 năm là 120% . Lợi nhuận sau thuế thu được là khá cao lên: Hệ số doanh lợi doanh thu thuần(= Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần ) cao bình quân 4%, tuy nhiên năm 2001 tỷ lệ này có giảm (còn 3%) do năm 2000 đã thực hiện vay vốn để đầu tư trang thiết bị công nghệ mới lên năm nay Công ty phải thực hiện khấu hao TSCĐ và trả lãi. Tuy nhiên hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu (=Doanh thu thuần / Vốn chủ sở hữu) phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lại rất cao qua các năm 2,25 vòng / năm. Cho thấy mặc dù số vốn chủ sở hữu tuy không nhiều nhưng được Cộng ty sử dụng rất hiệu quả . Mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đảm bảo chất lượng ổn định và hoàn thành 20-30% hợp đồng trước thời hạn một ngày Đáp ứng tối thiểu 70-80% nhu cầu sản lượng in trong ngành Hàng không, đồng thời mở rộng thị trường in, gia công trong nước và xuất khẩu. Thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Đảm bảo 100% nguồn nhân lực được huấn luyện/ đào tạo đáp ứng yêu cầu của Hệ thống. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của Hệ thống nhằm thực hiện 100% các hợp đồng được cam kết và thoả mãn trên 90% mong muốn của khách hàng . Thực hiện và kiểm soát các quá trình, định kỳ xem xét Hệ thống 01 năm/ lần. Thường xuyên thu thập thông tin, định kỳ xem xét hiệu lực của quá trình trong Hệ thống để có quyết định và hành động phù hợp với thực tế. Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Công ty với người cung ứng nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính linh hoạt của thị trường và nhu cầu mong đợi của khách hàng. Kết luận Trong quá trình thực tập tại Công ty In Hàng không , được sự hướng dẫn của cô giáo và sự chỉ bảo của các cô, chú trong Công ty, em đã hoàn thành tốt công việc thực tập của mình và đã hoàn thành được bài Báo cáo tổng hợp về Công ty . Qua bài viết trên , em nói nên một số nhận định về Công ty như sau: Công ty là một doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa, với tổng tài sản bình quân 20 tỷ, tổng vốn kinh doanh khoảng 8 tỷ và tổng số lao động là 234 người ; Là một doanh nghiệp nhà nước, chịu ảnh hưởng của các cơ chế tài chính, quản lý của khối nhà nước do vậy độ linh hoạt và tự chủ, độc lập, tự chịu rủi ro không được như doanh nghiệp thuộc khối ngoài quốc doanh. Vì vậy, phong cách kinh doanh có nhiều điểm khác so với khối ngoài quốc doanh; Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hệ thống, được tổ chức dựa trên Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tuy nhiên, do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước trong Tổng Công ty nên một số mặt lợi thế của hệ thống quản lý chất lượng chưa phát huy hết hiệu quả; Công tác kinh doanh khá hiệu quả, dựa trên lợi thế về thị trường do các khách hàng là các thành viên trong Tổng Công ty mang lại; Là doanh nghiệp có tiềm năng bởi khả năng tự tích luỹ tốt, hiện tại công ty đang hoạt động dựa trên vốn tự tích luỹ là chủ yếu; Là một doanh nghiệp rất có uy tín trong lĩnh vực In. Cuối cùng, em chân thành cảm ơn Quý công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành đợt tìm hiểu thực tế này . Trong bài viết có thể còn nhiều hạn chế, rất mong được sự góp ý của cô giáo và người đọc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC123.doc
Tài liệu liên quan