Bản báo cáo quy hoạch sử dụng xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương năm 2005 - 2010 là khá đầy đủ, chi tiết và mang tính khoa hoc cao. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã học hỏi được những kinh nghiệm thực tế, và đã cố gắng ứng dụng những kiến thức mình đã học trong nhà trường để có thể hoàn thành tốt đề tài. Quy hoạch sử dụng đất là môn học chuyên ngành quan trọng có ứng dụng lớn sau khi ra trường nên khi lựa chọn đề tài này em đã hướng tiếp cận sao cho mình được cọ xát với thực tế nhiều hơn, để có được nhưng bài hoc kinh nghiệm về tổ chức thực hiện quy hoạch, có những bước đi đầu tiên khi làm quen với công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tạo tiền đề vưng chắc cho sau này
65 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch sử dụng xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương năm 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu là đường đất, rộng từ 2 - 3 m, mật độ đường khá cao đã đáp ứng yêu cầu cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung xã đã có nhiều cố gắng trong việc duy tu bảo dỡng các tuyến đường, đảm bảo lưu thông vận chuyển hàng hoá trên địa bàn, giải toả các vi phạm hành lang giao thông, từng bước lập lại trật tự an toàn giao thông trên toàn xã. Trong 5 năm qua xã đã huy động ngân sách xã và nhân dân cùng tham gia đóng góp đã làm đợc 2,3km đờng WB2 và 18,6km đường liên thôn xóm.
Rõ ràng cơ sở hạ tầng tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
4.2. Thủy lợi:
Trong những năm qua công tác thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống bão lụt của xã đã được chú trọng đầu tư. Trong 2 năm 2002 và 2003 đã kiên cố hóa hệ thống kênh mương được 4,43 km. Các trạm bơm trên địa bàn xã đều đảm bảo yêu cầu tới tiêu thủ động cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã.
4.3. Giáo dục - đào tạo:
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn nghiệp vụ của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Miện, sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, hệ thống giáo dục của xã Cao Thắng trong 5 năm qua đã có sự phát triển tốt cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, phong trào xã hội hoá giáo dục, công tác khuyến dạy khuyến học đã được Đảng và chính quyền, nhân dân quan tam chú trọng. Các trường học đều đã được xây dựng kiên cố, chất lượng giáo dục đại trà cũng như mũi nhọn được nâng lên, có tiến bộ về cả văn hoá, giáo dục đạo đức, số lượng, chất lượng học sinh giỏi ở cả 3 cấp học. Năm học 2004 - 2005 tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đều tăng lên.
* Trường Mần non: Tổng số cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo là 256 cháu, trong đó Mẫu giáo đạt tỷ lệ 96%; Tổng số cháu đi nhà trẻ đạt 35%.
* Truờng tiểu học: Tổng số học sinh đạt 385 em, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh là 3 em, trờng đạt danh hiệu trờng chuẩn Quốc gia.
* Trường Trung học cơ sở: Năm học 2004 - 2005 tổng số học sinh 402 em, trong đó học sinh giỏi cấp huyện 5 em.
4.4. Y tế:
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp Uỷ và quản lý điều hành của chính quyền, sự quan tâm của cấp trên hoạt động y tế của Cao Thắng luôn thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 5 tuổi. Giữ vững và phát huy thành tích xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho y tế ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ y tế luôn được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được chu đáo, tận tình. Hiện tại trạm y tế có 6 người gồm 1 bác sỹ, y tá và y sỹ là 4 người.
4.5. Văn hóa - Thể dục thể thao:
Tuy cơ sở vật chất đài truyền thanh còn gặp nhiều khó khăn song vẫn đảm bảo được hệ thống thông tin tuyên truyền, duy trì giờ tuyên truyền thanh một cách đều đặn, hầu hết các ngày trong năm đều được phủ sang phát thanh 4 cấp, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương nhân dịp những ngày lễ lớn, là cầu nối các thành tựu khoa học kỹ thuật đến với người dân góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển rộng khắp trong nhân dân, góp phần vào việc rèn luyện sức khoẻ và thể chất, các phong trào phát triển mạnh như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, tập luyện khí công dưỡng sinh và thể dục buổi sáng. Ngoài việc rèn luyện sức khoẻ, Ban văn hoá còn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, giao hữu tăng cường mối đoàn kết trong nhân dân với các xã bạn.
Phong trào tiếc kiệm trong cưới, việc tang, lễ hội được duy trì, việc quản lý nhà nước về văn hoá có tiến bộ hơn.
4.6. Năng lượng:
Hiện tại hệ thống lới điện của xã do Hợp tác xã quản lý đã hoạt động ổn định sử dụng an toàn, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhân dân và các trạm trại đóng trên địa bàn xã. Những năm qua Hợp tác xã đã đề nghị cấp trên và đầu tư kinh phí tu bổ đường điện, lắp thêm trạm biến áp đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.7. Bưu chính viễn thông:
Xã đã có 1 điểm bưu điện văn hóa phục vụ thông tin liên lạc và báo chí đảm bảo đáp ứng yêu cầu kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với nhân dân. Tổng số hộ dùng điện thoại là 140 hộ đạt 2,5 máy/100 dân.
5. Qũy đất dai và cơ cấu đất đai của xã:
Xã Cao Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 606,74 ha hiện đang được sử dụng như sau:
5.1. Đất nông nghiệp:
Diện tích là 431,38 ha chiếm 71,10% tổng diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 790 m2.
Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2005 xã Cao Thắng
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích
606.74
100.00
1. Đất nông nghiệp
431.38
71.10
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
398.98
92.49
1.2 Đất lâm nghiệp
28.34
6.57
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
-
-
1.4 Đất nông nghiệp khác
32.30
7.49
2. Đất phi nông nghiệp
175.36
28.90
2.1 Đất ở
33.98
19.38
2.2 Đất chuyên dùng
100.25
57.17
2.3 Đất sông ngòi và MNCD
0.90
0.51
2.4 Đất tôn giáo tín ngưỡng
7.08
4.04
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
33.15
18.90
3. Đất chưa sử dụng
0.00
0.00
5.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 398,98 ha chiếm 92,49% diện tích đất nông nghiệp trong đó:
* Đất trồng cây hàng năm:
Diện tích là 370,64 ha chiếm 92,90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm:
- Đất chuyên trồng lúa nước: 370,64 ha chiếm 100,00% diện tích đất trồng cây hàng năm.
* Đất trồng cây lâu năm:
Diện tích là 28,34 ha chiếm 7,10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ven sông Cửu An và một số nằm rải rác tại các chân ruộng trũng cho năng xuất thấp đã chuyển đổi sang mô hình ao vườn. Diện tích đất này được nhân dân kết hợp trồng cây ăn quả như vải, nhãn.
5.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản:
Diện tích 32,30 ha chiếm 7,49% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là diện tích do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một phần diện tích là các ao hồ, thùng đấu được nhân dân cải tạo để thả, giá trị thu từ ngành thuỷ sản đạt 2,0 tỷ đồng.
5.2. Đất phi nông nghiệp:
Diện tích phi nông nghiệp năm 2005 là 175,36 ha chiếm 28,90% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, trong đó được sử dụng cho các mục đích.
5.2.1. Đất ở tại nông thôn
Diện tích là 33,98 ha chiếm 19,38% diện tích đất phi nông nghiệp và toàn bộ là diện tích đất ở. Bình quân diện tích đất ở trên hộ đạt khoảng 250 m2 hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng đất ở của nhân dân, tuy nhiên lại có sự phân bố không đồng đều giữa các hộ.
5.2.2. Đất chuyên dùng
Diện tích là 100,25 ha chiếm 57,17% diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm:
* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Diện tích là 0,82 ha chiếm 0,82% diện tích đất chuyên dùng. Diện tích này bao gồm khuôn viên của trụ sở ủy ban nhân dân xã và một số khu sân kho cũ của xã. Trụ sở Uỷ ban nhân dân xã hiện đang xuống cấp, cần được xây dựng trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.
* Đất quốc phòng, an ninh
Trên địa bàn xã không có các đơn vị vũ trang nhân dân và quân đội đóng trên địa bàn.
* Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Trên địa bàn xã không có diện tích đất dành cho hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đất cơ sở kinh doanh tập trung, đất cho hoạt động khoáng sản cũng như đất vật liệu xây dựng, gốm sứ.
* Đất có mục đích công cộng
Tổng diện tích là 93,43 ha chiếm 99,18% diện tích đất chuyên dùng, trong đó:
- Đất giao thông diện tích là 42,52 ha (bao gồm đường huyện lộ 39B dài 2,9 km; đường liên xã, đường liên thôn, đường trong khu dân cư và đường giao thông nội đồng dài 53,5 km) chiếm 42,41% diện tích đất có mục đích công cộng. Hệ thống đường giao thông của xã phân bố tương đối đồng đều và được tu bổ, nâng cấp hàng năm (trong tổng số 56,4 km đường giao thông có 15,6 km đường nhựa và bê tông còn lại chủ yếu là đường cấp phối) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lu phát triển kinh tế. Đặc biệt là xã có tuyến HL 30B chạy qua là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá của xã.
- Đất thủy lợi: Diện tích đất thủy lợi của xã là 52,17 ha, chiếm 52,47% diện tích đất có mục đích công cộng. Phần lớn hệ thống kênh mương phục vụ tuới tiêu của xã đã được nạo vét tu bổ thường xuyên và mới được quy hoạch lại trong quá trình dồn điều đổi thửa, đáp ứng yêu cầu tới tiêu chủ động cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã.
- Đất cơ sở văn hóa: Diện tích 0,12 ha chiếm 0,12% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm diện tích nhà văn hoá các thôn, điểm Bưu điện văn hoá xã.
- Đất cơ sở y tế: Diện tích là 0,40 ha chiếm 0,40% diện tích đất có mục đích công cộng. Đây là toàn bộ diện tích đất trạm y tế của xã.
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Diện tích là 1,76 ha chiếm 1,77% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm 1 trường Trung học cơ sở diện tích là 0,57 ha; 1 trường tiểu học diện tích 0,62 ha; trường Mầm non diện tích 0,45 ha và diện tích một số nhà trẻ tại các thôn. Bình quân diện tích đất trường học của xã chỉ đạt khoảng 17 m2/học sinh. So với quy chuẩn xây dựng của Bộ giáo dục và đào tạo là 25 m2/học sinh thì diện tích này là chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiện bình quân diện tích trường trung học cơ sở chỉ đạt 14 m2/học sinh.
- Đất cơ sở thể dục thể thao: Diện tích là 2,46 ha chiếm 2,47% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm sân vận động xã và sân thể thao của các thôn.
- Đất thương mại dịch vụ: Hiện tại xã có 1 chợ, tuy nhiên chợ chưa được xây dựng, diện tích không đáp ứng nhu cầu buôn bán trao đổi hàng nông sản phẩm của nhân dân trong xã và xã lân cận.
* Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích 0,90 ha chiếm 0,51% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các đình, đền, miếu mạo phân bố ở hầu hết trong các thôn.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích là 7,08 ha chiếm 4,04% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm một nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng kiên cố, trang trọng và 8 nghĩa địa phân bố đều ở các thôn. Hiện tại một số nghĩa địa của xã đang có mật độ chôn cất cao do nhiều năm nay chưa được mở rộng. Trong những năm tới xã cần có kế hoạch mở rộng các khu nghĩa địa sẵn có nhằm đảm bảo vệ sinh môi trờng, mỹ quan làng xóm.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Diện tích 33,15 ha chiếm 18,90% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây chính là một phần diện tích của sông Cửu An và các ao hồ nhỏ phân bố khá đồng đều trên địa bàn xã đóng vai trò chủ yếu trong việc chứa, tiêu thoát nước thải. Tuy nhiên do dân số đông, nhu cầu nhà ở ngày càng cao đã làm cho diện tích các ao hồ bị thu hẹp lại để xây dựng nhà cửa, các công trình phục vụ dân sinh, các ao hồ còn lại thì ngày càng phải chịu sức ép lớn do lượng chất thải ngày càng nhiều, nguy cơ ô nhiễm cao.
6. Tiềm năng đất đai của xã:
Cao Thắng có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện, điều kiện về khí hậu, đất đai, thủy văn ưu đãi cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của người dân là các tiềm năng to lớn để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế toàn diện nông nghiệp - Dịch vụ thương mại - tiểu thủ công nghiệp.
Diện tích đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích là 100% diện tích đất tự nhiên của xã, không còn diện tích đất chưa sử dụng
Địa hình, thuỷ văn cũng như đất đai cho phép Cao Thắng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa nước cho hiệu quả kinh tế thấp, sang đào ao lập vườn trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản.
6.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển các ngành
6.1.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp
Xét các điều kiện về đất đai, khả năng điều tiết nguồn nước cùng với các yếu tố khác cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích.
- Tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa nước cho hiệu quả kinh tế thấp (khoảng 47 ha) tại các xứ đồng có chân ruộng trũng thường xuyên bị úng ngập sang lập vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và đào ao nuôi trồng thuỷ sản.
- Phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất trồng lúa 2 vụ và 2 vụ lúa màu.
6.1.3. Tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Các nhân tố quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã gồm:
- Vị trí địa lý: xã Cao Thắng có sông Cửu An bao quanh xã và giáp ranh với tỉnh Hng Yên là động lực quan trọng để thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển theo.
- Có hai tuyến quốc lộ là 38B chạy qua địa bàn xã.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông ngày càng hoàn thiện.
Hình thái bố trí:
- Phát triển công nghiệp trước mắt ưu tiên mở mới khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn xã, nâng cao sức cạnh tranh và tạo điều kiện để xử lý nguồn chất thải tập trung, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương gắn với làng nghề truyền thống, tạo điều kiện phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
6.1.4. Tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ
Trong những năm tới cùng với sự phát triển, mở rộng của hệ thống giao thông, sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo ra những thách thức và cơ hội cho ngành thơng mại - dịch vụ của xã phát triển với các ngành nghề: cửa hàng ăn uống, kinh doanh vận tải, trung gian vận chuyển hàng hóa ra các thị trường lớn.
II. Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2005 – 1010:
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Cao Thắng đến năm 2010
Mục tiêu chung là phát huy và sử dụng mọi tiềm năng sẵn có của địa phương, đặc biệt là tiềm năng đất đai, phải coi đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn vốn quan trọng, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt trên cơ sở đó có biện pháp khai thác hợp lý đất đai nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Phấn đấu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 10%/năm.
- Phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ thương mại - (56,70% - 19,40% - 23,30%).
- Diện tích chuyển đổi lúa sang NTTS và cây lâu năm 30-35 ha (ngoài diện tích đã được phê duyệt theo dự án).
- Bình quân giá trị thu được trên 1 ha đạt 50 – 55 triệu đồng/năm.
- Bình quân giá trị thu được theo đầu người đạt 9,5-10 triệu đông/năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,5 - 2%.
- Các tuyến đường giao thông được bê tông hoá 100% vào năm 2010.
- 50% số kênh mương được kiên cố hoá.
- 100% các phòng học, trạm y tế được kiên cố hoá cao tầng.
- 95% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và có đủ 3 công trình vệ sinh.
- 85% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100% làng và khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hoá và giữ vững danh hiệu làng văn hoá.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 15% và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 0,6%.
- Đần trâu bò có 340-350 con, đàn lợn có khoảng 3.200 con, đàn gia cầm có khoảng 35.000 con.
Diện tích cơ cấu các loại đất năm 2010 ( Đơn vị tính: ha)
Thứ tự
chỉ tiêu
Mã
Hiện trạng năm 2005
Quy hoạch năm 2010
Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích(ha)
Cơ cấu(%)
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)=(6)-(4)
(9)
Tổng diện tích đất tự nhiên
606.74
100.00
606.74
100.00
-
-
1
đất nông nghiệp
NNP
431.38
71.10
349.39
57.59
-81.99
-19.01
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
398.98
92.49
280.48
80.28
-118.50
-29.70
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
370.64
92.90
231.96
66.39
-138.68
-37.42
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
370.64
100.00
191.20
54.72
-179.44
-48.41
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
370.64
100.00
191.20
51.59
-179.44
-48.41
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
-
-
40.76
11.00
40.76
100.00
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
28.34
7.10
48.52
13.09
20.18
71.21
1.2
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
32.30
7.49
67.71
19.38
35.41
109.63
1.3
Đất làm muối
LMU
-
-
-
-
-
-
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.10
0.02
1.20
0.34
1.10
1100.00
2
đất phi nông nghiệp
PNN
175.36
28.90
257.35
42.41
81.99
46.75
2.1
Đất ở
OTC
33.98
19.38
35.85
13.93
1.87
5.50
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
33.98
100.00
35.85
100.00
1.87
5.50
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
100.25
57.17
179.32
69.68
79.07
78.87
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
0.82
0.82
1.37
0.76
0.55
67.07
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
-
-
66.05
36.83
66.05
100.00
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
-
-
48.13
72.87
48.13
100.00
2.2.3.2
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
-
-
17.92
27.13
17.92
100.00
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
99.43
99.18
111.90
62.40
12.47
12.54
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
42.52
42.41
49.56
27.64
7.04
16.56
2.2.4.2
Đất thuỷ lợi
DTL
52.17
52.47
55.49
49.59
3.32
6.36
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hóa
DVH
0.12
0.12
0.94
0.84
0.82
683.33
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
0.40
0.40
0.40
0.36
-
-
2.2.4.6
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
1.76
1.77
2.05
1.83
0.29
16.48
2.2.4.7
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
2.46
2.47
2.46
2.20
-
-
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
-
-
0.50
0.45
0.50
100.00
2.2.4.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
-
-
0.50
0.90
0.50
100.00
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
0.90
0.51
1.05
0.41
0.15
16.67
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
7.08
4.04
7.58
2.95
0.50
7.06
2.5
Đất sông suối và mặt nước CD
SMN
33.15
18.90
33.15
12.88
0.00
0.00
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
-
-
0.40
-
0.40
100.00
2. Phương án quy hoạch đất đai xã Cao Thắng đến năm 2010
2.1. Đất nông nghiệp
Do địa hình đất nông nghiệp của xã chủ yếu là chân ruộng vàn và vàn thấp, trong đó có một số diện tích đất chũng thường xuyên bị úng, hiệu quả kinh tế đem lại cho trồng lúa không cao.
Một số diện tích ven sông Cửu An rất thuận lợi cho tưới tiêu nước trong nuôi trồng thuỷ sản.
Thực tế sản xuất nhiều năm qua cho thấy đặc điểm đồng đất của Cao Thắng phù hợp với loại cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.
Căn cứ vào chủ trương phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương đến năm 2010. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2010. Đồng thời căn cứ vào Nghị quyết Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân xã Cao Thắng. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của xã:
a. Chuyển đổi sang trồng cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản
Trong kỳ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích trồgn lúa sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tại các khu vực sau:
Khu Bến Đông chuyển đổi 7,20 ha, gồm các thửa 1; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 9 đến 87 thuộc tờ bản đồ thổ canh số 1 và các thửa từ 1 đến 73 thuộc tờ bản đồ thổ canh số 4.
Khu cánh làn Nam chuyển đổi diện tích 9,29 ha gồm các thửa 429; 430; 496->502; 589->591; 593; 594; 672->678;736->750; 813->824; 901->905; 982; 825; 892; 896->900; 907->915; 972->981; 938; 994; 1059->1082; 1133->1158;1197; 1202->1214;1247->1257; 1275->1276 thuộc tờ bản đồ số 5.
Khu La Ngoài thuộc tờ bản đồ số 2 gồm các thửa từ 1 đến 17 từ 20 đến 38; từ 49 đến 63; từ 88 đến 91; 128; 130; 131; 132; 165; 166. Diện tích 4,00 ha.
Chuyển đổi phần còn lại của dự án đã được phê duyệt là 18,86 ha.
Tổng diện tích lúa chuyển đổi là 57,59 ha trong đó:
- Chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 28,18 ha như vậy đến năm 2010 diện tích đất trồng cây lâu năm là 48,52 ha
- Chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản là 36,31 ha như vậy đến năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 67,71 ha
- Chuyển sang đất nông nghiệp khác (đất làm lán trại … trong khu chuyển đổi) khác là 1,10 ha.
b. Chuyển đổi sang trồng màu
Thực hiện chủ trương xây dựng cánh đồng 50 triệu, trong kỳ quy hoạch tiến hành chuyển đổi sang trồng màu là 40,76 ha tại các cánh đồng sau: Khu vườn Giá (7,07 ha); Khu cá Giống (6,08 ha); Khu phần Mồ (6,11 ha); Khu đống Go (10,10 ha); Khu ao Chăm (4,79 ha); Khu cổng Hậu (2,22 ha); Khu chùa Đoàn (4,39 ha).
2.2. Đất phi nông nghiệp
2.2.1. Đất ở tại nông thôn
* Việc bố trí đất ở mới của xã phải dựa trên các cơ sở và nguyên tắc sau:
- Thực trạng sử dụng đất ở của các hộ gia đình
- Hiện trạng phân bố các khu dân cư, phong tục tập quán sinh sống của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.
- Số hộ tồn đọng có nhu cầu đất ở mới
- Số hộ thưa kế, số hộ tự giãn đất ở
- Dựa vào dự báo dân số, số hộ phát sinh trong thời kỳ quy hoạch
- Dựa vào định mức cấp đất ở mới cho hộ gia đình
* Dự báo dân số, số hộ
Theo số liệu điều tra dân số hiện trạng của toàn xã là 5.476 khẩu với 1365 hộ (quy mô hộ là 4,01 người/hộ). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã diễn ra tương đối đồng đều giữa các năm. Tính bình quân trong giai đoạn 2000 - 2005 thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã đạt khoảng 1,00%. Dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã sẽ ổn định ở tỷ lệ dưới 0,60% trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Theo đó, dự báo dân số của xã đến năm 2010 vào khoảng 6.100 người với 1.615 hộ (bình quân là 3,95 người/hộ). So với năm 2005 dân số của xã tăng 620 người và 179 hộ.
Trong hộ phát sinh có khoảng 25 hộ có khả năng thừa kế, số hộ tự giãn khoảng 22 hộ, còn lại số hộ cần cấp đất ở mới là 132 hộ.
Tuy nhiên do bị giải toả do nắn đường huyện lộ 39B là 20 hộ, do vậy số hộ cần cấp đất ở trong giai đoạn này là 152 hộ. Với định mức cấp từ 100 - 200 m2/hộ tùy thuộc vào từng vị trí, khu vực thì nhu cầu đất ở của xã đến năm 2010 là 2,47 ha được chu chuyển từ các loại đất sau: Đất 2 lúa 2,02 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,45 ha. Bên cạnh đó đất ở còn bị giảm 0,60 ha do quy hoạch đất giao thông. Diện tích đất ở năm 2010 là 35,85 ha tăng so với năm 2005 là 1,87 ha.
Phân bổ các loại đất trong kỳ quy hoạch (Đơn vị tính: ha)
Thứ tự
chỉ tiêu
Mã
Diện tích 2005
Diện tích 2006
Diện tích 2007
Diện tích 2008
Diện tích 2009
Diện tích 2010
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Tổng diện tích đất tự nhiên
606.74
606.74
606.74
606.74
606.74
606.74
1
đất nông nghiệp
NNP
431.38
409.79
383.93
370.88
358.61
349.39
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
398.98
362.80
331.52
313.15
295.26
280.48
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
370.64
328.52
295.24
274.87
254.98
231.96
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
370.64
328.52
287.24
258.87
230.98
191.20
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
370.64
328.52
287.24
258.87
230.98
191.20
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC
-
-
8.00
16.00
24.00
40.76
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
28.34
34.28
36.28
38.28
40.28
48.52
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
32.30
46.67
51.87
56.97
62.37
67.71
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.10
0.32
0.54
0.76
0.98
1.20
2
đất phi nông nghiệp
PNN
175.36
196.95
222.81
235.86
248.13
257.35
2.1
Đất ở
OTC
33.98
34.75
34.92
35.69
36.46
35.85
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
33.98
34.75
34.92
35.69
36.46
35.85
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
100.25
120.92
146.11
158.39
169.89
179.32
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
0.82
0.82
1.37
1.37
1.37
1.37
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
-
20.00
37.92
47.92
57.92
66.05
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
-
10.00
20.00
30.00
40.00
48.13
2.2.3.2
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
-
10.00
17.92
17.92
17.92
17.92
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
99.43
100.10
106.82
109.10
110.60
111.90
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
42.52
42.62
44.86
46.36
47.86
49.56
2.2.4.2
Đất thuỷ lợi
DTL
52.17
51.67
55.49
55.49
55.49
55.49
2.2.4.3
Đất để chuyển dẫn NL, truyền thông
DNT
-
-
0.16
0.30
0.30
-
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hóa
DVH
0.12
0.94
0.94
0.94
0.94
0.94
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
0.40
0.80
0.40
0.40
0.40
0.40
2.2.4.6
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
1.76
1.41
2.01
2.45
2.45
2.05
2.2.4.7
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
2.46
2.46
2.46
2.46
2.46
2.46
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
-
0.20
0.20
0.20
0.20
0.50
2.2.4.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
-
-
0.30
0.50
0.50
0.50
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
0.90
1.05
1.05
1.05
1.05
1.05
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
7.08
7.08
7.58
7.58
7.58
7.58
2.5
Đất sông suối và mặt nứơc CD
SMN
33.15
33.15
33.15
33.15
33.15
33.15
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
-
-
-
-
-
0.40
* Vị trí cấp: Số hộ cấp đất ở mới sẽ được bố trí tập trung tại các thôn trên cơ sở mở rộng các khu dân cư hiện có tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Thôn Văn Khê: cấp tại 5 vị trí, 76 hộ với diện tích 1,18 ha
Ven đê Văn Khê, khu đống gạch Đồng Bỗng cấp 12 hộ định mức 150m2/ hộ (mặt 7,5m sâu 20m), tổng diện tích là 0,18 ha gồm các thửa 435; 497; 504 thuộc tờ bản đồ số 2 được thu chuyển từ đất 2 lúa.
Khu đường sông Văn Khê, mặt đường WB2, cấp 12 hộ định mức 150m2 /hộ (mặt 7,5m; sâu 20m), tổng diện tích là 0,18 ha (1800 m2) gồm các thửa 354; 365; 355; 356; 299; 208; 218; 249 tờ bản đồ thổ canh số 2; được thu chuyển từ đất 2 lúa.
Khu vực ven đê từ gốc Găng Bằng Bộ đến thôn Văn Khê, cấp 42 hộ (mặt 7,5m sâu 20 m), định mức 150m2/hộ, tổng diện tích cấp là 0,64 ha thuộc tờ bản đồ thổ canh số 5, lấy từ đất đất 2 lúc (cấp 2 đầu lại).
Khu Đống Gạch cấp 4 hộ (mặt 7,5m; sâu 20m), định mức 150m2/hộ gồm thửa 146 thuộc tờ bản đồ thổ canh số 5, tổng diện tích cấp là 0,06 ha lấy và đất mặt nước hoang và nuôi trồng thuỷ sản.
Khu ven đê giáp thôn Bằng Bộ, cấp cho 6 hộ (mặt 10 m, sâu 20 m), định mức 200m2/hộ, tổng diện tích là 0,12 ha gồm các thửa thửa 787; 790; 789; 873; 788 thuộc tờ bản đồ thổ canh số 5, được lấy từ đất nuôi trồng thuỷ sản.
Thôn Phạm Khê: cấp tại 5 vị trí, 22 hộ với diện tích 0,46 ha
Khu ao chùa: cấp 8 hộ (mặt tiền 7,5 m; sâu 20 m), định mức diện tích 150m2/hộ, tổng diện tích cấp là 0,20 ha (1960 m2), lấy vào thửa 246 và được chu chuyển từ đất nuôi trồng thuỷ sản (hành lang đường 16 m).
Khu ao Bể sả: cấp 3 hộ, định mức diện tích 150m2/hộ, tổng diện tích cấp là 0,07 ha (735 m2), lấy từ đất nuôi trồng thuỷ sản (mặt tiền 7,5m; sâu 20m, hàng lang đường 16m)
Khu sân kho: cấp cho 5 hộ, diện tích 150 m2, tổng diện tích cấp là 0,08 ha (mặt tiền 5 m, sâu 30 m)
Khu ruộng chùa: cấp 2 hộ (mặt tiền 8 m; sâu 25 m) định mức 200 m2/hộ, tổng diện tích cấp là 0,04 ha lấy từ đất trồng lúa.
Khu giãn dân: cấp 4 hộ, (mặt tiền 7 m sâu 28 m) diện tích 196 m2/hộ, lấy từ đất trồng lúa.
Thôn Cao Lý: cấp tại 1 vị trí, 3 hộ với diện tích 0,06 ha
Khu vực thầu giáp trạm bơm Cao Lý, cấp 3 hộ, định mức diện tích 200 m2/hộ, tổng diện tích cấp là 0,06 ha
Khu vực nắn đường QL38B: cấp 51 hộ với định mức 150 m2/hộ diện tích 0,77 ha và được lấy từ đất trồng lúa.
1.2.3. Đất chuyên dùng
1.2.3.1. Đất trụ sở cơ quan
Diện tích đất trụ sở UBND xã hiện nay chật hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý nhà nước nói chung, vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng thêm 0,55 ha (5.500 m2) lấy vào các thửa 1158; 1159; 1160; 1061; 1062; 1063; 1064. Sau khi quy hoạch tổng diện tích đất trụ sở UBND xã là 1,25 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất trụ sở cơ quan là 1,37 ha chiếm 0,77% diện tích đất chuyên dùng, tăng 0,55 ha.
2.3.2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
* Đất khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Cao Thắng có những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển khá đồng bộ, tuy nhiên nền công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã chưa phát triển. Căn cứ vào kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ của huyện Thanh Miện, UBND xã Cao Thắng đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ thời kỳ 2006 - 2010 đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có diện tích 66,05 ha (trong đó diện tích đất giao thông trong khu CN là 4,20 ha; đất kênh thoát nước thải là 3,62 ha) tại 2 khu:
- Khu 1 (cơ sở sản xuất, dịch vụ): gần đường nắm QL 38B diện tích 17,92 ha tại các xứ đồng Đống Rêu, Con Tôm, mả Trài, sau hàng.
- Khu 2 gồm khu Đồng Tràng, Đống Dừa, Bờ Đống, Đống Giang, Tầm Siêu với diện tích là 48,13 ha.
Đến năm 2010 đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã tăng thêm là 51,40 ha chiếm 31,31% diện tích đất chuyên dùng.
Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng ( Đơn vị tính: ha)
Thứ tự
chỉ tiêu
Mã
Diện tích
(1)
(2)
(3)
(4)
1
đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
81.99
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN/PNN
81.09
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN/PNN
81.09
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
81.09
1.2
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS/PNN
0.90
2
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
56.49
2.1
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUC/CLN
20.18
2.3
Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất NTTS
LUC/NTS
36.31
2.3.3. Đất có mục đích công cộng
* Đất giao thông:
Nắn đường 39B mở rộng 32m, dài 0,7 km diện tích chiếm đất là 2,24 ha, được chu chuyển từ các loại đất sau: đất chuyên trồng lúa là 1,24 ha; đất ở nông thôn là 0,60 ha; đất thể dục thể thao (sân vận động xã) là 0,20 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa (nghĩa trang liệt sỹ) là 0,20 ha.
Mở rộng đường liên xã (hiện trạng dài 2 km, rộng 7 m) mở rộng thêm là 2m, như vậy diện tích mở rộng là 0,40 ha.
Mở rộng đường từ thôn Hoà Bình đến thôn Phạm Khê (hiện trạng dài 1,5km, rộng 4m) mở rộng thêm là 2m, như vậy diện tích mở rộng 0,30 ha.
Đường mở mới trong khu dân cư cấp ở mới diện tích là 0,40 ha, được chu chuyển từ đất 2 lúa 0,04 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản 0,01 ha.
Hệ thống đường trong khu công nghiệp là ha 4,20 ha
Như vậy đến năm 2010 diện tích đất giao thông của xã tăng thêm 7,54 ha, được chu chuyển từ đất 2 lúa 6,49 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 0,05 ha; đất ở nông thôn là 0,60 ha; đất thể dục thể thao (sân vận động xã) là 0,20 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa (nghĩa trang liệt sỹ) là 0,20 ha. Bên cạnh đó diện tích đất giao thông của xã còn bị giảm 0,50 ha do quy hoạch đất công nghiệp. Diện tích đất giao thông năm 2010 là 49,56 ha chiếm 27,72% diện tích đất có mục địch công cộng.
* Đất thủy lợi
Quy hoạch hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp và khu giãn dân là 3,82 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi của xã là 55,49 ha.
* Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông
Quy hoạch 4 trạm biến thế tại các thôn sau:
Trạm biến thế Phạm Khê diện tích 0,08 ha được lấy từ đất trồng lúa.
Trạm biến thế Bằng Bộ diện tích 0,08 ha được lấy từ đất trồng lúa.
Trạm biến thế Hoà Bình diện tích 0,09 ha được lấy từ đất trồng lúa.
Trạm biến thế Cao Lý diện tích 0,05 ha được lấy từ đất trồng lúa.
* Đất cơ sở y tế: Quy hoạch trạm y tế xã sang địa điểm mới (sát trường mần non) với diện tích là 0,40 ha.
* Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
Thực tế hiện nay diện tích đất giáo dục chỉ đạt khoảng 17 m2/học sinh, trong khi đó theo quy chuẩn ngành giáo dục là 25m2/học sinh. Như vậy có thể thấy diện tích đất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục còn thiếu, căn cứ vào quỹ đất của xã trong những năm tới cần xây mới và mở rộng các trường học sau:
Mở rộng trường cấp 1 về phía sau trường thêm 0,47 ha được lấy từ các thửa số 1165; 1239; 1240; 1241; 1164 được chu chuyển từ đất trồng lúa.
Mở rộng trường cấp 2 về phía sau thêm 0,44 ha (1390 m2) được lấy từ đất trồng lúa lấy vào các thửa 1164; 1163 thuộc tờ bản đồ thổ canh số .
Xây dựng trường mần non diện tích 0,60 ha, lấy vào đất trạm y tế cũ 0,40 ha và đất chuyên trồng lúa là 0,20 ha.
Đến năm 2010 diện tích đất giáo dục là 2,56 ha.
* Đất chợ
Hiện tại xã chưa chợ đáp ứng được nhu cầu trao đổi, múa bán nông sản phẩm, vì vậy trong kỳ quy hoạch đến năm 2010 cần quy hoạch chợ với diện tích 0,50 ha (5.000 m2) tại khu vườn Bầu, phía Tây sân vận động, được chu chuyển từ đất 2 vụ lúa, thửa số 1472->1477; 1512->1519; 1534->1541; 1570->1580; 1588->1590 tờ bản đồ số 6.
Tổng diện tích đất chợ của xã năm 2010 là 0,50 ha ( 5.000m2), chiếm 0,45% điện tích đất có mục đích công cộng.
* Đất thể dục thể thao
Do bị giải toả do nắn đường QL 38B, vì vậy cần mở rộng sân vận động của xã thêm là 0,20 ha.
* Đất văn hoá
Quy hoạch nhà văn hoá thôn Bằng Bộ diện tích 0,09 ha được lấy từ đất hộ trường thôn và nhà trẻ thôn
Quy hoạch nhà văn hoá thôn Hoà Bình diện tích 0,40 ha được lấy từ đất hộ trường thôn và nhà trẻ thôn.
Quy hoạch nhà văn hoá thôn Phạm Khê diện tích 0,14 ha được lấy từ đất hộ trường thôn và nhà trẻ thôn.
Quy hoạch nhà văn hoá thôn Văn khê diện tích 0,08 ha được lấy từ đất hộ trường thôn và nhà trẻ thôn.
Quy hoạch nhà văn hoá thôn Cao Lý diện tích 0,11 ha được lấy từ đất hộ trường thôn và nhà trẻ thôn.
Đến năm 2010 diện tích đất văn hoá của xã là 0,94 ha chiếm 0,84% diện tích đất có mục đích công cộng.
* Đất bãi thải, xử lý chất thải
Quy hoạch bãi rác tập trung của xã tại khu vực giống Đội 10 với diện tích 0,50 ha lấy vào các thửa 509; 560; 623; 559; 558; 522 thuộc tờ bản đồ số 6.
Đến năm 2010 diện tích đất có mục đích công cộng là 111,40 ha chiếm 62,30% so với diện tích đất chuyên dùng, tăng so với năm 2005 là 11,97 ha.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa (biểu 06)
Các nghĩa trang nhân dân của xã nhìn chung trong giai đoạn từ fnay đến năm 2010 đã đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên trong giai đoạn này nghĩa trang liệt sỹ của xã bị giải toả do nắn đuờng giao thông đương QL 38B do vậy cần mở rộng về phía sau là 0,70 ha
Đến năm 2010 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 7,58 ha, tăng so với năm 2005 là 0,50 ha.
* Đất tôn giáo tín ngưỡng
Mở rộng chùa vượt với diện tích 0,15 ha lấy vào các thửa số 689, 661, 686, 687.
Đất tôn giáo tín ngưỡng đến năm 2010 là 1,05 ha chiếm 0,41% diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp khác
Trong thời kỳ quy hoạch diện tích đất phi nông nghiệp khác tăng thêm 0,40 ha, do quy hoạch trạm cấp nước tại khu vực cánh Quán, lấy vào các thửa số 2,3,76,74, 502 thuộc tờ bản đồ số 05.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất của xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:
1) Đánh giá các căn cứ xây dựng quy hoạch xã Cao Thắng:
Cơ quan thực hiện làm quy hoạch là phòng khoa học công nghệ trực thuộc Viện nghiên cứu Địa chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở sau đây:
Luật Đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Đảng uỷ xã Cao Thắng lần thứ XX nhiệm kỳ 2001 - 2005 và Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXI nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng năm 2000, 2004, và 6 tháng đầu năm 2005 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2005.
Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2003, 2004; Công tác giáo dục xã Cao Thắng năm học 2004 - 2005.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Miện đến năm 2010.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện đến năm 2010.
Các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến sử dụng đất của xã qua các thời kỳ.
Các tài liệu, số liệu, bản đồ kiểm kê đất đai năm 2005.
Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao, lập vười trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
Nhận thấy dự án quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống các hạng mục công việc, trên cơ sở các kết quả đó xây dựng báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất xã Cao Thắng đến năm 2010
Nhìn chung, hệ thống các thông tin cơ bản, các số liệu về đất đai của xã còn thiếu, chưa đầy đủ nên thực hiện việc quy hoạch cho hợp lý và hiệu quả là rất khó khăn. Đòi hỏi khi thực hiện quy hoạch các cán bộ thực hiện quy hoạch phải đi điều tra thực tế và thu thập số liệu thật sát thực. Bên cạnh đó, trước sự đòi hỏi của nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng đời sống của người dân thi` việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cần thiết và kịp thời.
2) Đánh giá nội dung quy hoạch:
Ngoài các đánh giá sau mỗi chỉ tiêu, số liệu của báo cáo. Qua phân tích, nghiên cứu báo cáo quy hoạch của xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh HảI Dương ta rút ra đánh giá chung sau đây:
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, cảnh quan và môi trường.
Báo cáo đã trình bày và tổng hợp đầy đủ những thông tin thiết yếu và cần thiết phục vụ cho quy hoạch dù các số liệu xã cung cấp còn có nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra những phân tích, nhận xét có tính khoa học cao.
- Phần thứ II: Tình hình quản lý đất đai và tiềm năng đất đai.
Nhìn chung công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng, từng bước đi vào nề nếp. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền xã được tăng cường. Ngoài ra còn tồn tại nhưng khuyết điểm như: Hệ thống bảng biểu tuy đầy đủ, các tính toán chính xác nhưng nên ghi rõ nguồn gốc của các số liệu lấy được thật chính xác để giúp cho quá trình phân tích, đánh giá mang tính khách quan hơn.
- Phần thứ III: Hiện trạng sử dụng đất.
Quy hoạch xã đã dành quỹ đất khá hợp lý để xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng, nhu cầu đất ở của nhân dân, nhu cầu công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường sống điều đó càng khẳng định tính đúng đắn của việc quy hoạch.
Mặt khác báo cáo đã nêu ra những đặc điểm riêng dễ nhận thấy của xã đó là tập trung nghiên cứu về đất nông nghiệp và đất chuyên dùng (chiếm phần lớn diện tích toàn xã) nhưng theo em nên tận dụng hơn nữa ưu thế của xã về vị trí địa lý đó là có con sông Cửu An để phát triển mạnh về đất nuôi trồng thủy sản (bởi nếu biết phát huy thì ngành nghề nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho người dân ở đây tăng thêm thu nhập rất lớn) mà trên thực tế diện tích nuôi trồng thủy sản của xã chưa lớn (32,3ha).
Về phân tích mức độ sử dụng đất đai còn thiếu những chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất đai (lần) và độ che phủ để đánh giá về hiệu quả môi trường chính xác hơn.
* Sau đây là chi tiết đánh giá các loại đất:
Trong giai đoạn này diện tích đất nông nghiệp của xã giảm 7,88 ha, toàn bộ diện tích bị giảm này là diện tích đất chuyên trồng lúa và đất thuỷ sản chuyển sang các loại đất sau:
- Đất trồng lúa chuyển sang đất ở nông thôn: 0,52 ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất ở nông thôn: 5,27 ha.
- Đất trồng lúa chuyển sang đất giao thông: 1,82 ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất giao thông: 0,21 ha.
- Đất trồng lúa chuyển sang đất thuỷ lợi: 1,94 ha.
- Đất trồng lúa chuyển sang đất nghĩa địa: 0,06 ha.
Bên cạnh diện tích đất chuyên trồng lúa bị giảm đi phục vụ cho mục đích dân sinh, diện tích chuyên trồng lúa còn bị giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:
- Chuyển sang đất trồng cây ăn quả lâu năm: 18,07 ha.
- Chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản là: 21,10 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tăng so với năm 2000 là 15,62 ha.
Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng so với năm 2000 là 19,35 ha.
Đối với đất phi nông nghiệp:
- Đất ở: Đất ở của xã tăng so với năm 2000 là 6,59 ha, được chuyển từ đất chuyên trồng lúa sang là 0,52 ha và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 5,27 ha và đất có mặt nước chuyên dùng là 0,80 ha. Bình quân mỗi năm đất ở của xã tăng 1,32 ha đây là xu thế tất yếu do quá trình phát triển dân số nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.
- Đất chuyên dùng: tăng 3,97 ha chủ yếu do nhu cầu tăng đất có mục đích công cộng (giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa), toàn bộ diện tích này đựơc chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: tăng với năm 2000 là 0,06 ha được chuyển từ diện tích đất chuyên trồng lúa.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: giảm 34,28 ha so với năm 2000 do chuyển sang đất chuyên trồng lúa nước trồng cây lâu năm và đất ở nông thôn.
3) Đánh giá tổ chức thông qua phương án:
Bản quy hoạch sử dụng đất sau khi được xây dựng sẽ được gửi cho UBND xã Cao Thắng, sau đó UBND xã Cao Thắng trình Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Miện phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Cao Thắng năm 2005 - 2010. UBND Huyện lập hội đồng thẩm định và tổ chức hội nghị thẩm định dự án. Khi báo cáo được thông qua thì quy hoạch mới được đưa vào thực tế. Như vậy công tác tổ chức thông qua phương án đã thực hiện đúng quy trình và hợp lệ.
Chương iii: phương án hoàn thiện và các giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch đất đai cấp xã.
I) Các tiêu chí trong xây dựng quy hoạch:
- Mở mang và đưa các ngành nghề mới vào trong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
- Chăm lo tốt hơn, đầu tư đúng mức cho các hoạt động văn hóa, xã hội, phát huy nhân tố con người. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới văn minh, no ấm.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, củng cố quốc phòng toàn dân và trật tự an toàn xã hội.
* Các quan điểm khai thác sử dụng đất:
- Sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao dựa trên quan điểm bền vững. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá nhưng lại có hạn, vì vậy việc tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhằm khai thác triệt để, sử dụng hợp lý, tiệt kiệm, có hiệu quả quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ then chốt.
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của xã, tạo ra sự tăng trưởng và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Gắn phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn.
- Trong những năm tới, nông nghiệp vẫn là ngành mang lại nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Để góp phần đảm bảo lương thực và ổn định đời sống nhân dân phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý. Tiếp tục ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Đồng thời đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng hệ số sử dụng đất và xây dựng cánh đồng 50 triệu.
- Từng bước bố trí, sắp xếp chỉnh trang lại khu dân cư nhằm hoàn thiện và nâng cao nhu cầu ăn, ở, môi trường sống và điều kiện văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở mở rộng khu dân cư cũ hoặc hình thành các khu dân cư mới với quy mô hợp lý, để tiết kiệm đất cũng như sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Sử dụng đất phải chú ý đến bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định, bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài.
II. Phương hướng hoàn thiện bản quy hoạch:
Về loại hình quy hoạch sử dụng đất:
Để nâng cao chất lượng cũng như tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xã nên lấy ý kiến đóng góp đông đảo của quần chúng nhân dân.
- Giới thiệu dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng tổ dân phố, thôn, xóm… và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã.
- Tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp trực tiếp của nhân dân hoặc thông qua đại diện của điểm dân cư; Thường trực hội đồng nhân dân xã…
Ngay cả trong khi trhực hiện quy hoạch bên cạnh ý kiến của các chuyên gia thì ý kiến đóng góp của người dân là rât quan trọng, để cơ quan chức năng có các biện pháp điều chỉnh quy hoạch kịp thời, nó phản ánh đúng nhu cầu bức thiết của nhân dân.
2) Về phương hướng hoàn thiện bản quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng đã thể hiện chiến lược sử dụng đất của xã trong vòng 5 năm tới, Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài, nó thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương tới bộ mặt của xã và đời sống nhân dân trong xã. Trong quá trình đánh giá bản quy hoạch của xã em đã nhân thấy nhưng thiếu sót sau:
- Hệ thống bảng biểu của bản quy hoạch tuy khá đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu những chỉ tiêu biến động tương đối, tuyệt đối, tỷ trọng từng loại đất so với các chỉ tiêu khác.
- Bản báo cáo chưa trình bày rõ về định mức sử dụng đất theo đầu người, chỉ nói một cách chung chung khiến người đọc không hình dung được.
- Khi phân tích hiệu quả sử dụng của từng loại đất nên tính các chỉ tiêu như:
+ Sản lượng của từng đơn vị diện tích trồng trọt.
+ Gía trị sản lượng của đơn vị diện tích mặt nước.
+ Gía trị đơn vị diện tích đất sử dụng cho từng ngành…
- Đặc biệt, quy hoạch còn chưa chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu về môi trường (một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự hiệu quả của bản quy hoạch).
III. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất câp xã:
Để nâng cao hơn nữa chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã đáp ứng quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phù hợp với Luật đất đai em hiện hành em xin đề xuất một số giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến sâu rộng về công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất:
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai nhằm nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và người sử dụng đất trong việc tổ chức phối hợp và thực hiện các quy định của pháp luật.
- Xem xét đánh giá các đơn vị, tổ chức trực tiếp tham gia lập quy hoạch sử dụng đất cả về năng lực chuyên môn cũng như cơ sở trang thiết bị.
- Kiểm tra khả năng tài chính và năng lực của các chủ dự án sử dụng đất khi sử dụng đất trên địa bàn xã tránh việc dự án treo.
2. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực và trình độ của nguồn nhân lực tham gia lập quy hoạch sử dụng đất:
- Có kế hoạch đầo tạo nâng cao về quy hoạch sử dụng đất cho đội ngũ cán bộ địa chính xã.
- Cần phải có kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định quy hoạch sử dụng đất chuyên nghiệp ở các cấp, có kiến thức về vai trò của quy hoạch sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến cho các đơn vị tham gia lập quy hoạch sử dụng đất:
- Tăng cường hơn nữa hệ thống các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực quản lý đất đai và các đợn vị trực tiếp tham gia quy hoạch sử dụng đất.
- Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ địa chính câp xã như: Các trang thiết bị kỹ thuật, máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành về tin học tiến tới tin học hóa trong ngành quản lý đất đai…
4. Tăng cường đầu tư và quản lý kinh phí cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã và phải có các giải pháp đồng bộ trong việc thu hút nguồn vốn để thực hiện phương án quy hoạch đã được duyệt:
- Cần bố trí thỏa đáng kinh phí cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Cần cải tiến cơ chế đơn giản hóa các thủ tục về cấp phát vốn cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
- Đổi mới chính sách bồi thưòng, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người bị thu hồi đất.
Kết luận
Bản báo cáo quy hoạch sử dụng xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương năm 2005 - 2010 là khá đầy đủ, chi tiết và mang tính khoa hoc cao. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã học hỏi được những kinh nghiệm thực tế, và đã cố gắng ứng dụng những kiến thức mình đã học trong nhà trường để có thể hoàn thành tốt đề tài. Quy hoạch sử dụng đất là môn học chuyên ngành quan trọng có ứng dụng lớn sau khi ra trường nên khi lựa chọn đề tài này em đã hướng tiếp cận sao cho mình được cọ xát với thực tế nhiều hơn, để có được nhưng bài hoc kinh nghiệm về tổ chức thực hiện quy hoạch, có những bước đi đầu tiên khi làm quen với công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tạo tiền đề vưng chắc cho sau này.
Việc đánh giá chính xác quy hoạch sử dụng đất đối vớí một sinh viên là một công việc khó khăn, phức tạp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong đựơc sự hướng dẫn và đóng góp của cô Ths Vũ Thị Thảo và các cán bộ hướng dẫn thực tập trong phòng khoa học công nghê - Viện nghiên cứu Địa chính. Em xin chân thành cảm ơn./.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hả- Dương năm 2005 - 2010 của Viện nghiên cứu Địa chính.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh HảI-i dương.
3. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai - ĐHKTQD.
4. Quy hoạch sử dụng đất xã ở Việt Nam - Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thủy Điển, năm 1992.
5. Báo cáo “ Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai: số 66/BC - CP của chính phủ ngày 9/5/2006.
6. Luật đất đai năm 2003.
7. Thông tư 30/2004/TT - BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33089.doc