Báo cáo Tài chính công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC

MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su; kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp. Sản phẩm sản xuất của cô ng ty đa dạng và phong phú nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là sản phẩm săm lốp ô tô Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô phục vụ xe tải và các công ty lắp ráp trong cả nước. Công ty còn sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các nghành công nghiệp khác. Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) – công ty cổ phần duy nhất tại Việt Nam sản xuất các loại lốp siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình và khai thác mỏ, trọng lượng trên 2 tấn/1chiếc lốp. Để biết được tình hình công ty hoạt động như thế nào trong các năm qua, phân tích tài chính của công ty ta sẽ hiểu rõ hơn. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế chúng ta phải xem xét các báo cáo tài chính và sử dụng số liệu tài chính của công ty để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính của công ty hiện hành như thế nào. Tuy nhiên việc đưa ra số liệu độc lập không cho ta đáp án chính xác, do đó chúng ta cần phải so sánh chúng với số liệu của các công ty khác cùng ngành nghề kinh doanh. Do đó khi phân tích báo cáo tài chính của một công ty chúng ta cần phải có các công ty khác để tham chiếu. Từ đó chúng tôi đã đưa vào tham chiếu 2 công ty khác cùng ngành và có quy mô tương đối giống nhau để việc so sanh đánh giá đạt hiệu quả hơn. Công ty cổ phần cao su Hoà Bình hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh sản xuất - chế biến với các ngành nghề kinh doanh như: trồng cây cao su, chế biến mủ cao su, mua bán thiết bị sản xuất mủ cao su . Công ty cổ phần cao su Thống Nhất cũng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh cao su- săm lốp. Cả hai công ty tham chiếu này đều hoạt động trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu.

pdf25 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tài chính công ty cổ phần cao su Đà Nẵng DRC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN KHOA QTKD BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG DRC Công ty tham chiếu: - Công ty cổ phần cao su Hòa Bình (HRC) - Công ty cổ phần cao su Thóng Nhất (TNC) Nhóm Thực hiện: Nhóm C.E.S (nhóm 3) GVHD : Th.s Hồ Tấn Tuyến Lớp : K12TC 2MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su; kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp. Sản phẩm sản xuất của cô ng ty đa dạng và phong phú nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là sản phẩm săm lốp ô tô ... Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô phục vụ xe tải và các công ty lắp ráp trong cả nước. Công ty còn sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các nghành công nghiệp khác. Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) – công ty cổ phần duy nhất tại Việt Nam sản xuất các loại lốp siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình và khai thác mỏ, trọng lượng trên 2 tấn/1chiếc lốp. Để biết được tình hình công ty hoạt động như thế nào trong các năm qua, phân tích tài chính của công ty ta sẽ hiểu rõ hơn. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế chúng ta phải xem xét các báo cáo tài chính và sử dụng số liệu tài chính của công ty để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính của công ty hiện hành như thế nào. Tuy nhiên việc đưa ra số liệu độc lập không cho ta đáp án chính xác, do đó chúng ta cần phải so sánh chúng với số liệu của các công ty khác cùng ngành nghề kinh doanh. Do đó khi phân tích báo cáo tài chính của một công ty chúng ta cần phải có các công ty khác để tham chiếu. Từ đó chúng tôi đã đưa vào tham chiếu 2 công ty khác cùng ngành và có quy mô tương đối giống nhau để việc so sanh đánh giá đạt hiệu quả hơn. Công ty cổ phần cao su Hoà Bình hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh sản xuất - chế biến với các ngành nghề kinh doanh như: trồng cây cao su, chế biến mủ cao su, mua bán thiết bị sản xuất mủ cao su…. Công ty cổ phần cao su Thống Nhất cũng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh cao su- săm lốp. Cả hai công ty tham chiếu này đều hoạt động trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu. 3PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Các xu hướng tài chính và sự thay đổi về TS, NV, doanh thu và lợi nhuận của DRC, tham chiếu với HRC và TNC Bảng chênh lệch TS, NV của công ty DRC qua 3 năm Stt Nội dung Chênh lêch2007-2006 % Chênh lệch 2008-2007 % TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 75,388,867,068 20.81 (13,956,179,552) (3) 1 Tiền và các khoảntương đương tiền 3,075,350,087 9.33 (21,278,435,178) (59) 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 9,000,000,000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 49,801,318,320 48.89 (30,798,080,129) (20) 4 Hàng tồn kho 18,649,975,797 8.42 36,220,907,779 15 5 Tài sản ngắn hạnkhác 3,862,222,864 64.53 (7,100,572,024) (72) II Tài sản dài hạn 324,228,261 0.22 38,795,307,178 26 1 Các khoản phải thudài hạn - - - 2 Tài sản cố định 779,251,165 0.55 36,352,375,297 25 - Tài sản cố định hữu hình (379,724,335) (0.27) 16,304,592,732 12 - Tài sản cố định vô hình - - 2,453,588,555 310 - Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1,158,975,500 170.1 17,594,194,010 956 3 Bất động sản đầu tư - - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - (716,296,330) (100) 5 Tài sản dài hạn khác (455,022,904) (12.5) 3,159,228,211 99 III TỔNG TÀI SẢN 75,713,095,329 14.88 24,839,127,626 4 NGUỒN VỐN IV Nợ phải trả 8,301,557,713 2.26 22,652,389,782 6 1 Nợ ngắn hạn 27,895,300,809 11.93 41,395,196,850 16 2 Nợ dài hạn (19,593,743,096) (14.66) (18,742,807,068) (16) 4V Vốn chủ sở hữu 67,411,537,616 47.77 2,186,737,844 1 1 Vốn chủ sở hữu 66,936,421,885 47.25 2,781,801,246 1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 37,910,520,000 41 23,460,720,000 18 - Thặng dư vốn cổ phần - - - - - Các quỹ 3,987,260,000 - 1,484,662,169 37 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 25,038,641,885 54.55 (22,163,580,923) (31) - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - 2 Nguồn kinh phí vàquỹ khác 475,115,731 88.35 (595,063,402) 950 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 475,115,731 88.35 (595,063,402) 950 VI TỔNG NGUỒNVỐN 75,713,095,329 14.88 24,839,127,626 4 Về tài sản và nguồn vốn của công ty DRC: - Hầu hết các chỉ tiêu TS, NV của DRC từ 2006-2007 đều tăng, một số chỉ số thậm chí còn tăng rất nhiều. - Tài sản ngắn hạn năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 (giảm3%) do lượng tiền và các tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh, thay vào đó là tài sản dài hạn tăng (tăng 26%) do sự tăng đột biến của tài sản vô hình( tăng 310%) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang( tăng 956%). Do tài sản dài hạn tăng nhiều hơn sự giảm của tài sản ngắn hạn nên tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4%, tổng tài sản tăng do có sự đóng góp của hàng tồn kho. Tài sản vô hình tăng là do công ty năm 2008 mua một phần mềm bản quyền về kế toán của Mỹ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu tài sản TSNH/TTS % 71.22 74.9 69.55 TSDH/TTS % 28.78 25.1 30.45 Cơ cấu nguồn vốn NPT/TNV % 72.26 64.32 65.41 5- Về nguồn vốn: nhìn số liệu ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng. Trong đó việc góp phần làm tăng tổng nguồn vốn là do nợ phải trả( chủ yếu là nợ ngắn hạn). Do đó ta có bảng các chỉ tiêu về cơ cấu của tài sản và nguồn vốn như sau: Theo bảng số liệu ta thấy cơ cấu về tài sản thì ta thấy: - Đang có xu hướng chuyển đổi từ TSNH sang TSDH - VCSH đang có xu hướng tăng (tuy có giảm nhẹ năm 2008) đồng thời nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty DRC (tăng nhẹ trong năm 2008). Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động dựa tr ên số tiền vay nợ là rất nhiều và đây chính là rủi ro tài chính của công ty nếu công ty hoạt động không hiệu quả (sẽ được nói rõ hơn ở phân phân tích tỷ số). Xét với cả 2 công ty HRC và TNC, từ bảng CĐKT, chúng tôi xin đưa ra biểu đồ tăng giảm TS-NV để tiện theo dõi như sau: Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ được tổng tài sản và nguồn vốn của DRC lớn hơn nhiều so với HRC và TNC. Đồng thời cũng thấy được TS-NV của DRC VCSH/TNV % 27.74 35.68 34.59 Biến động Tài sản - Nguồn vốn 508,694,450,662 584,407,545,991 609,246,673,617 363,363,970,112 407,025,365,613 387,653,148,023 276,307,446,988 266,003,447,534 - 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000 700,000,000,000 2005.5 2006 2006.5 2007 2007.5 2008 2008.5 Năm Đ ồn g DRC HRC TNC 6đang có xu hướng tăng trong 3 năm trở lai đây trong khi HRC v à TNC lại đang có xu hướng giảm trong năm 2008 Tiếp theo chúng ta cùng đến với bảng số liệu chi tiêt hơn về cơ cấu của tài sản và nguồn vốn để biết được xu hướng cụ thể của nó như thế nào Công ty DRC Công ty HRC Công ty TNC 2007 2008 2007 2008 2007 2008 Cơ cấu tài sản TSNH/TTS 74.9 69.55 44.5 1 38.35 49.2 9 46.4 2 TSDH/TTS 25.1 30.45 66.7 9 75.86 50.7 1 53.5 8 Cơ cấu nguồn vốn NPT/TNV 64.32 65.41 16.5 1 16.93 21.2 7 18.8 6 VCSH/TNV 35.68 34.59 83.4 9 83.07 78.7 3 81.1 4 Nhìn vào số liệu về cơ cấu của tài sản công ty HRC và công ty TNC, ta đều thấy đang có sự chuyển dịch từ TSNH sang TSDH giống nh ư DRC. Cơ cấu NV của HRC có sự tăng (và giảm) nhẹ ở phần nợ phải trả (và vốn chủ sở hữu), điều này chứng tỏ công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng không đáng kể, cơ cấu VCSH vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, điều này có nghĩa công ty chủ yếu vẫn hoạt động dựa tr ên vốn chủ sở hữu của mình. Đối với TNC thì lại có giảm ở phần nợ phải trả v à tăng ở phần VCSH. Nói cách khác công ty đang có xu hướng giảm các khoản nợ (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính) của mình và hoạt động chủ yếu trên VCSH Ở đây chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa DRC và 2 công ty còn lại, trong khi DRC có tỷ trọng nợ phải trả cao h ơn so với VCSH trong tổng NV thì 2 công ty kia là ngược lại. Điều đó chứng tỏ 2 công ty này ít sử dụng đòn bẩy tài chính để hoạt động kinh doanh hơn DRC. 7Bảng chênh lệch kết quả hoật động kinh doanh của DRC từ 2006-2008 Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 Chỉ tiêu Số tuyệt đối Phần trăm(%) Số tuyệt đối Phần trăm (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 251,245,462,541 26.99 134,937,238,472 11.41 Các khoản giảm trừ doanh thu 7,626,039,740 161.20 14,200,258,652 114.92 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 243,619,422,801 26.30 120,736,979,820 10.32 Giá vốn hàng bán 219,149,364,597 27.05 109,393,106,240 10.63 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 24,470,058,204 21.11 11,343,873,580 8.08 Doanh thu hoạt động tài chính 1,387,454,605 437.06 8,383,781,068 491.74 Chi phí tài chính (1,545,759,449) (5.82) 40,184,012,086 160.59 Trong đó: Chi phí lãi vay (1,401,302,060) (5.96) 22,738,020,243 102.86 Chi phí bán hàng 4,501,436,727 21.03 8,115,521,314 31.33 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,023,456,463 30.13 2,478,836,166 14.26 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18,878,379,068 34.39 (31,050,714,918) (42.09) Thu nhập khác 346,925,999 9.42 (192,329,817) (4.77) Chi phí khác 3,736,363,448 116.95 (6,856,670,627) (98.92) Lợi nhuận khác (3,389,437,449) (694.39) 6,664,340,810 (229.70) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15,488,941,619 27.97 (24,386,374,108) (34.41) Chi phí Thuế TNDN hiện hành - - - - Chi phí Thuế TNDN hoãn lãi - - - - 8Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 15,488,941,619 27.97 (24,386,374,108) (34.41) Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (2,423) (30.83) (2,414) (44.42) Dựa vào số liệu của bảng trên, từ năm 06 – 08 doanh thu qua các năm đều tăng nhưng trong đó năm 07 tăng mạnh nhất, trong khi đó hầu hết các chi phí hoạt động của năm 07 đều giảm so với năm 06 th ì chi phí của năm 08 lại tăng đột biến so với năm 07 đặc biệt l à chi phí lãi vay tăng gần gấp 2 lần so với năm trước. Chính vì chi phí tăng cao hơn doanh thu nên lợi nhuận của năm 08 giảm nhiều so với năm 07. Số liệu trên cho thấy năm 07 là năm công ty hoạt động có hiệu quả hơn so với 08 do năm 07 công ty mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị tốt cho hoạt động sản xuất. Trong khi đó năm 08 l à năm nền kinh tế lạm phát cao cộng với suy thoái kinh tế to àn cầu, nên Việt Nam cũng có ảnh hưởng một phần. Đối với các sản phẩm cao su th ì bị ảnh hưởng trực tiếp do giá dầu thế giới liên tục tăng trong 6 tháng đầu năm 08. Vật tư phục vụ cao su như vải mành, hóa chất thuộc nhóm hóa dầu v ì thế trong 6 tháng đầu năm luôn bị tác động bởi giá dầu. Chi phí vật tư nhập khẩu chiếm gần 40% giá thành đây là khó khăn đối với công ty, ngoài biến động giá dầu, còn bị biến động của tỷ giá đô la (USD) trong quý III. Sự thay đổi của các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Doanh thu thuần năm 07 tăng 26.30% nhưng năm 08 ch ỉ tăng 10.32%. - Lợi nhuận năm 07 tăng 27.97% nhưng năm 08 lại giảm tới 34.41%. Lợi nhuận giảm là do chi phí tăng mạnh trong năm 08. - Chi phí năm 08 tăng so với năm 07 : + Chi phí tài chính tăng 160.59% trong đó chi phí lãi vay tăng 102.86%, chênh lệch tỷ giá USD tăng. Chi phí này tăng cao do trong 6 tháng cu ối năm tỷ lệ lãi vay ngân hàng tăng, số lượng tiền vay cũng tăng do lượng vật tư dự trữ tăng, vật tư chủ yếu nhập khẩu vì thế chịu sự biến động bởi tỷ giá USD l àm cho chi phí tăng. + Chi phí bán hàng tăng so năm 2007: 31.33 % Đáng lẽ tăng 10.32% là phù hợp chi phí năm 2007. Nhưng năm 2008 do đầu ra của sản phẩm khó khăn trong 6 tháng cuối năm nên công ty tăng các chế độ khuyến mãi để bán và thu tiền hàng nhanh nên tăng 20% so với năm 2007 9+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so 2007 : 14.26% Chi phí này tăng do lệ phí ngân hàng tăng, các chi phí quản lý khác tăng theo giá thị trường. Vậy tổng các yếu tố chi phí tăng trong năm 2008 so với năm 2007 đã làm cho lợi nhuận giảm. Tuy công ty cao su Đà Nẵng kinh doanh năm 08 có kém hiệu quả hơn năm 07 nhưng vẫn hoạt động tốt hơn các công ty khác bởi vì doanh số bán ra hàng năm đều tăng, lợi nhuận tuy có giảm nhưng không giảm nhiều như 2 công ty còn lại. Tuy nhiên về việc quản lý chi phí th ì DRC tỏ ra thua kém so với HRC (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) Trong khi đó so với với 2 công ty HRC và TNC thì ta thấy công ty Hoà Bình doanh thu 08 giảm 2.03%, lợi nhuận giảm 33.77% trong khi đó công ty Thống Nhất doanh thu năm 08 tăng nhẹ 9.7% nhưng lợi nhuận lại giảm tới 83.7%. Các tý số tài chính của DRC, tham chiếu với HRC và TNC - Các thông số tài chính của công ty DRC qua các năm 06, 07, 08 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I/ Thông số khả năng thanh toán 1 Khả năng thanh toán hiện thời 1.55 1.67 1.40 2 Khả năng thanh toán nhanh 0.60 0.75 0.49 II/ Thông số hoạt động 1 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 39.60 46.68 33.72 2 Thời gian giải tỏa hàng tồn kho (ngày) 86.09 73.90 77.09 3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6.52 8.19 7.20 4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS 1.82 2.00 2.12 5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 6.596 5.669 6.25 6 Vòng quay vốn luân chuyển ròng (vòng) 7.21 6.65 10.71 10 III/ Thông số đòn bẩy 1 Tỷ số nợ 0.72 0.64 0.65 2 Khả năng thanh toán lãi vay 3.36 4.21 2.04 3 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 2.60 1.80 1.89 4 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0.95 0.55 0.45 5 Tỷ số tổng TS trên vốn cổ phần 3.60 2.80 2.89 IV/ Thông số khả năng sinh lời 1 Tỷ suất lợi nhuận ròng biên 0.06 0.06 0.04 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.11 0.12 0.08 3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) 0.39 0.34 0.22 - Thông số giữa các công ty DRC, HRC, TNC năm 2008: HRC TNC DRC I/ Thông số khả năng thanh toán 1 Khả năng thanh toán hiện thời 2.397 2.477 1.398 2 Khả năng thanh toán nhanh 1.915 1.730 0.486 II/ Thông số hoạt động 1 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 19.044 71.216 33.718 2 Thời gian giải tỏa hàng tồn kho (ngày) 37.069 73.784 77.092 3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3.294 1.675 7.203 4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS 0.748 0.683 2.118 5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ 0.901 0.842 6.25 11 phần 6 Vòng quay vốn luân chuyển ròng (vòng) 3.347 2.468 10.706 III/ Thông số đòn bẩy 1 Tỷ số nợ 0.169 0.189 0.654 2 Khả năng thanh toán lãi vay 3102.277 0.000 2.037 3 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 0.204 0.232 1.891 4 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 0.011 0.001 0.452 5 Tỷ số tổng TS trên vốn cổ phần 1.204 1.232 2.891 IV/ Thông số khả năng sinh lời 1 Tỷ suất lợi nhuận ròng biên 0.304 0.030 0.036 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.227 0.020 0.076 3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) 0.273 0.025 0.221  Thông số thanh toán ( đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty) - Tỷ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất. . Tỷ số thanh toán của công ty năm 08 là 1.4 cho thấy công ty có 1.4đ tài sản lưu động đảm bảo cho 1đ nợ đến hạn trả. Tỉ số này nhỏ hơn tỷ số của hai năm trước, chứng tỏ năm 08 công ty thanh toán nợ kém hơn ,nhưng tỉ số này vẫn lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. So sánh với 2 công ty còn lại thì tỉ số thanh toán hiện hành của DRC bé nhất nhưng vẫn ở mức tương đối (1.4>1). Trong khi đó HRC và TNC lại có tỉ số này quá cao ( > 2), điều này chứng tỏ hai công ty này có quá nhiều vốn nhàn rỗi hay có các khoản thu khó đòi, làm giảm hiệu quả hoạt động (quản lý kém). Vậy tỉ số này của DRC là phù hợp. Tuy nhiên, khả năng thanh toán của DRC có thực sự tốt không chúng ta cần phải xem xét l ượng hàng tồn kho của nó (hàng tồn kho là tài sản khó chuyển hóa thành tiền). Điều này sẽ thể hiện rõ qua khả năng thanh toán nhanh. 12 - Tỷ số thanh toán nhanh của DRC qua 3 năm có xu h ướng giảm mạnh ở năm 08 ( cụ thể là 0.486) thấp hơn nhiều so với khả năng thanh toán hiện h ành, qua đó cho thấy công ty có quá nhiều hàng tồn kho, mỗi đồng nợ của công ty chỉ được đảm bảo bởi 0.486đ tài sản. Nếu không có chính sách giải quyết tốt hàng tồn kho thì công ty sẽ mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ khi đến hạn. So sánh với 2 công ty còn lại thì DRC có khả năng thanh toán nhanh kém nhất. Đối với TNC mặc dù có khả năng thanh toán nhanh tốt nhưng các con số cho thấy hàng tồn kho của công ty khá nhiều.  Tỷ số hoạt động: - Kì thu tiền bình quân của DRC qua 3 năm tương đối ngắn (công ty không bị chiếm dụng vốn hoặc vướng phải những khoản nợ khó đòi) và có xu hướng giảm trong năm 2008, nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn vào cuối năm nên công ty đã tiến hành khuyến mãi để bán hàng thu tiền nhanh. Điều này là khá tốt nhưng như vậy trong dài hạn sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của công ty. Thời gian giải tỏa tồn kho của công ty có xu h ướng giảm (13 ngày) từ năm 2006 – 2007 và tăng lại nhưng ít hơn (4 ngày) vào năm 2008 chính vì lý do bán hàng thu ti ền nhanh ở trên. Tuy nhiên thời gian giải tỏa hàng tồn kho của DRC vẫn ở mức khá cao Đối với TNC, cả 2 chỉ số kỳ thu tiền b ình quân và thời gian giải tỏa tồn kho của công ty đều cao (>70 ngày). Chứng tỏ công ty mặc dù có chính sách bán hàng thu tiền “chậm” hay nói cách khác l à bị chiếm dụng vốn khá nh iều nhưng hàng tồn kho vẫn còn và có xu hướng tăng trong năm 2008 (có thể thấy rõ trên bảng CĐKT). Đối với HRC, chỉ số kỳ thu tiền b ình quân và thời gian giải tỏa tồn kho thấp nhất trong 3 công ty. Có vẻ như HRC đang có một chính sách thu tiền rất chặt chẽ trong khi hàng tồn kho giải quyết vẫn nhanh (tuy có tăng một ít trong năm 2008). Có thể HRC dự trữ rất ít hàng tồn kho và kinh doanh theo kiểu chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, điều này có thể sẽ làm giảm đi ưu thế cạnh tranh của công ty trong những trường hợp “đột biến” của thị trường (đột ngột tăng nhu cầu hoặc những đơn đặt hàng số lượng lớn…). Nhìn chung cả 3 công ty đều không thể hiện tốt ở 2 chỉ số n ày 13 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ và toàn bộ tài sản của DRC qua 3 năm là rất cao (tuy có hơi giảm trong năm 2008). Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng TS rất tốt và hoạt động hầu như gần hết công suất của mình, nếu trong tương lai công ty muốn mở rộng thêm sản xuất thì cần thiết phải đầu tư thêm vào TS. So sánh với 2 công ty HRC và TNC thì ta thấy hiệu suất sử dụng TS ở 2 công ty này kém hơn rất nhiều so với DRC (đặc biệt là TNC). - Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của DRC tuy có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Điều này là do hiệu suất sử dụng TS của công ty và số nhân vốn chủ của công ty có xu h ướng giảm nhưng cũng vẫn ở mức cao (tác động của số nhân vốn chủ cụ thể nh ư thế nào sẽ được trình bày rõ hơn ở phần dưới) So với HRC và TNC thì DRC lớn hơn rất nhiều chứng tỏ DRC sử dụng vốn cổ phần có hiệu quả cao hơn vì sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn.  Tỷ số đòn bẩy tài chính: - Tỷ số nợ của DRC so với HRC v à TNC là cao hơn và có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây (tăng nhẹ trong năm 2008). Nguyên nhân là do DRC s ử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn HRC và TNC hay nói cách khác DRC sử dụng nhiều vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh của m ình. Điều này là tốt hay xấu thì còn tùy vào việc công ty có sử dụng hiệu quả đ òn bẩy này hay không. Tuy nhiên đây được coi là một hệ số khuếch đại để làm tăng một số tỷ số khác (sẽ được trình bày cụ thể bên dưới). Ở đây tỷ số nợ của DRC là tương đối cao. Đối với các chủ nợ thì DRC sẽ được coi là một điểm “đen” nhưng đối với các nhà đầu tư thì DRC sẽ là một điểm “sáng”. - Khả năng thanh toán lãi vay của 3 công ty đều rất tốt, có nghĩa l à cả 3 đều thừa khả năng thanh toán các khoản l ãi từ tiền vay của mình. Chỉ số này của DRC thấp hơn so với 2 công ty còn lại là do công ty có sử dụng tiền vay nhiều hơn. - Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của DRC có xu hướng giảm trong 3 năm (tăng nhẹ năm 2008) và ở mức cao so với 2 công ty còn lại ( cụ thể là 1,89), điều này có nghĩa là số tiền nợ của công ty chiếm tới 89% vốn cổ phần, công ty đ ã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể. Nếu tính kết hợp th êm tỷ số nợ dài hạn trên 14 vốn cổ phần đang có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây th ì có thể thấy hầu hết các khoản vay của DRC là vay ngắn hạn (1,89<<0,45) và qua đó có thể thấy được rủi ro về tài chính của DRC là tương đối cao.  Tỷ số khả năng sinh lời: - Tỷ số lợi nhuận ròng biên của DRC là rất thấp và đang có xu hướng giảm trong 3 năm, ta có thể thấy rõ ràng điều này qua việc LNST của DRC rất thấp so với DTT mà nguyên nhân chính là do tổng chi phí của DRC qua 3 năm ngày càng tăng, đặt biệt là trong năm 2008 chi phí tăng r ất mạnh do hậu quả của lạm phát và suy thoái toàn cầu. So với HRC và TNC thì DRC có tỷ số này thấp hơn HRC và cao hơn một ít so với TNC. Nhìn chung thì tỷ số này của DRC và TNC hơi thấp. - ROA của DRC đang ở mức thấp và có xu hướng giảm, 1đ TS của DRC trong năm 2008 chỉ tạo ra được 0.076đ lợi nhuận. Tỷ số này của DRC thấp hơn so với HRC và cao hơn so với TNC. Nguyên nhân chính ở đây là do DRC có mức sinh lợi thấp và chi phí lãi vay cao hơn so với HRC (nguyên nhân vì sao đã được nói rõ ở những phần trên) - ROE của DRC đang có xu hướng giảm trong 3 năm trở lại đây v à vẫn thấp hơn HRC (không đáng kể) và cao hơn TNC Điều đặc biệt ở đây là chỉ số ROE của 2 công ty HRC và TNC lại cao hơn không đáng kể so với ROA trong khi công ty DRC có tỷ số ROA thấp lại có được ROE rất cao (cao hơn ở đây là so với ROA). Ở đây xin được trình bày rõ hơn về tác dụng của tỷ số nợ theo những đề cập ở p hần trên. Sở dĩ ROE của DRC cao trong khi ROA thấp như vậy là do tỷ số nợ của DRC rất cao và đây chính là một tỷ số khuếch đại ROE của công ty DRC (có thể được biết đến với một cái tên khác là “tấm chắn thuế” của doanh nghiệp). Điều n ày được thể hiện rõ qua công thức liên quan giữa ROA và số nhân vốn chủ. So sánh mức ROA và ROE của cả 3 công ty ta thấy ROE của cả 3 đều lớn hơn so với ROA, nghĩa là cả 3 đều sử dụng nguồn vốn vay để kinh doanh hiệu quả hơn mà trong đó DRC là công ty sủ dụng nguồn vốn vay có hiệu quả nhiều hơn (thể hiện qua việc tăng con số so với ROA). 15 KẾT LUẬN Ta thấy rằng các thông số về tài chính không thể thay thế cho một quả cầu pha lê nhưng chúng có thê giúp chúng ta đưa ra những câu hỏi đúng và nó có thể cảnh giác cho chúng ta về các lĩnh vực khó khăn tiềm ẩn. Chẳng hạn như khi một chi nhánh công ty ta có tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thấp thì ta có thể yêu cầu chi nhánh giải thích tại sao. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Việc xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các thông số này trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, ta có thể so sánh các con số qua các năm trước đó hoặc theo dõi sự biến động qua nhiều năm.Việc so sánh sẽ giúp ta đưa ra kết quả chính xác hơn. Dựa vào các thông số tài chính của DRC qua các năm 2006, 2007, 2008 thì hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt (đặc biệt là năm 2007), năm 2008 hoạt động tuy hiệu quả nhưng kém hơn năm 2007. Nguyên nhân là năm 2007 điều kiện kinh tế thuận lợi cộng với việc công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong khi đó năm 2008, một năm với nền kinh tế suy thoái toàn cầu, lạm phát tăng cao, lãi suất cao. Mặc dù các thông số tài chính của DRC năm 2008 có kém hơn năm 2007 nhưng nó vẫn phù hợp cho thấy công ty vẫn hoạt động tốt, sản phẩm của công ty vẫn bán được cụ thể là doanh thu của công ty liên tục tăng trong 3 năm gần đây. Các thông số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các thông số liên quan. Ngoài việc so sánh theo thời gian thì ta còn so sánh nó theo không gian, tức là so sánh nó với các thông số của các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Khi so sánh các thông số của DRC với HRC và TNC ta thấy quy mô DRC lớn hơn hai công ty kia qua doanh thu bán hàng và số liệu ở bảng cân đối kế toán. Tuy các thông số tài chính của DRC so ra kém hơn HRC theo lý thuyết nhưng khi phân tích ta thấy DRC hoạt động hiệu quả hơn với sự rủi ro cao. Hoạt động kinh doanh DRC chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay trong khi hoạt động của HRC và TNC chủ yếu là từ nguồn vốn chủ. DRC đã phát huy được việc sử dụng các đồng nợ vay của mình một cách có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Ta có thể thấy 16 được điều đó thông qua thông số ROA của DRC thấp hơn ROA của HRC rất nhiều nhưng ROE của hai công ty này lại tương đương nhau cho thấy DRC đã sử dụng đòn bẩy tài chính cao và có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho các cổ đông lớn. DRC là một trong những công ty hoạt động kinh doanh về săm lốp hàng đầu của Việt Nam. Việc so sánh theo không gian cho ta thấy được vị thế của công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với đối thủ cạnh tranh và cho biết được công ty kinh doanh có hiệu quả hay không. Tuy nhiên DRC không phải là không tồn tại những điểm cần giải quyết. Cụ thể lượng hàng tồn kho của công ty trong thời gian gần đây là quá nhiều, lượng hàng hoá thành phẩm và nguyên vật liệu lên tới hơn 182 tỷ, nguyên vật liệu tồn kho hơn 90 tỷ… Trong thời gian tới công ty cần phải có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn để tránh tình trạng bị ứ đọng như hiện nay. Đồng thời để tiết kiệm chi phí giảm giá vốn hàng bán trong tương lai, công ty cần phải có những phán đoán chiến lược chính xác có tầm nhìn xa. Thời gian vừa rồi như chúng ta đã biết giá dầu thế giới liên tục tăng và đến thời điểm hiện tại đã giảm đi rất nhiều. Như vậy với việc nhập NVL sản xuất trong thời điểm giá cao như vậy để rồi sản xuất trong thời điểm hiện tại sẽ làm cho công ty mất đi sức cạnh tranh của mình, hơn nữa sắp tới đây chúng ta cũng đã có thể tinh chế được dầu lửa… Tỷ số nợ lớn của công ty DRC hiên nay cũng là một vấn đề mà công ty cần quan tâm. Lượng hàng tồn kho lớn như vậy cộng với số nợ của công ty tương đối lớn mà hầu hết là nợ ngắn hạn như hiện nay sẽ làm cho công ty gặp rắc rối lớn về tài chính nếu như hoạt động không hiệu quả. Công ty cần phải tiết kiệm hơn nữa những chi phí của mình (như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…) trong thời buổi nền kinh tế suy thoái trên toàn thế giới để có thể giảm chi phí đầu vào và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong lúc thị trường đang có những biến động lớn theo xu hướng xấu như hiện nay… Làm được những điều trên nhóm có lẽ công ty DRC sẽ ngày càng hoạt động hiệu quả hơn nữa trong tương lai. Nếu đứng dưới góc độ là nhà đầu tư, mặc dù những chỉ số của HRC có vẻ “tốt” hơn so với DRC nhưng tôi sẽ vẫn chọn DRC làm nơi “gửi vàng của mình”. Riêng đối với TNC, cần thiết phải 17 nghiêm túc xem lại cách hoạt động của mình để cải thiện tình hình kinh doanh trong tương lai, so với 2 công ty HRC và DRC thì TNC còn kém xa. HRC và TNC tuy hoạt động chủ yếu dựa vào NVCSH trong những năm qua, nhất là trong lúc tình hình tài chính bất ổn như hiện nay được xem như là một “bước đi” khá thận trọng. Tuy nhiên trong tương lai cả 2 cần phải xem xét lại việc chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn của mình, trong kinh doanh không phải lúc nào cũng chỉ biết “cố thủ”, cần phải xác định đúng thời c ơ và sử dụng đến những đòn bẩy tài chính nhiều hơn để đem lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình kinh doanh của mình. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của nhóm chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, tất nhiên ngay cả khi tính đúng được những con số và phân tích một cách khá logic thì không ai có thể chắc chắn là những nhận định của mình sẽ chính xác mà chỉ ở mức độ “tương đối” chính xác mà thôi. Phân tích tài chính chính là những công cụ cho ta cơ sở để đi đến những quyết định. 18 PHỤ LỤC I/ Bảng cân đối kế toán: 1. Công ty DRC Stt Nội dung 2006 2007 2008 TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 362,303,923,429 437,692,790,497 423,736,610,945 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 32,964,148,801 36,039,498,888 14,761,063,710 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 9,000,000,000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 101,868,325,656 151,669,643,976 120,871,563,847 4 Hàng tồn kho 221,486,613,001 240,136,588,798 276,357,496,577 5 Tài sản ngắn hạn khác 5,984,835,971 9,847,058,835 2,746,486,811 II Tài sản dài hạn 146,390,527,233 146,714,755,494 185,510,062,672 1 Các khoản phải thu dài hạn - - - 2 Tài sản cố định 142,034,028,999 142,813,280,164 179,165,655,461 - Tài sản cố định hữu hình 140,561,042,139 140,181,317,804 156,485,910,536 - Tài sản cố định vô hình 791,638,560 791,638,560 3,245,227,115 - Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 681,348,300 1,840,323,800 19,434,517,810 3 Bất động sản đầu tư - - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716,296,330 716,296,330 - 5 Tài sản dài hạn khác 3,640,201,904 3,185,179,000 6,344,407,211 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 508,694,450,662 584,407,545,991 609,246,673,617 NGUỒN VỐN IV Nợ phải trả 367,572,582,199 375,874,139,912 398,526,529,694 1 Nợ ngắn hạn 233,906,695,866 261,801,996,675 303,197,193,525 2 Nợ dài hạn 133,665,886,333 114,072,143,237 95,329,336,169 V Vốn chủ sở hữu 141,121,868,463 208,533,406,079 210,720,143,923 1 Vốn chủ sở hữu 141,659,621,365 208,596,043,250 211,377,844,496 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 92,475,000,000 130,385,520,000 153,846,240,000 - Thặng dư vốn cổ phần 3,281,000,000 3,281,000,000 3,281,000,000 - Cổ phiếu quỹ - - - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - Chênh lệch tỷ giá hối đối - - - - Các quỹ 3,987,260,000 5,471,922,169 19 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 45,903,621,365 70,942,263,250 48,778,682,327 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác (537,752,902) (62,637,171) (657,700,573) - Quỹ khen thưởng phúc lợi (537,752,902) (62,637,171) (657,700,573) - Nguồn kinh phí - - - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 508,694,450,662 584,407,545,991 609,246,673,617 2. Công ty HRC Stt Nội dung 2006 2007 2008 TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 245,575,897,655 181,186,409,035 148,649,913,362 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 150,077,827,231 53,020,694,280 37,248,104,940 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 32,500,000,000 91,500,000,000 66,000,000,000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 19,083,400,894 9,906,342,103 15,239,863,551 4 Hàng tồn kho 42,914,669,530 25,627,028,652 29,858,584,277 5 Tài sản ngắn hạn khác 1,000,000,000 1,132,344,000 303,360,594 II Tài sản dài hạn 117,788,072,457 225,838,956,578 239,003,234,661 1 Các khoản phải thu dài hạn 1,609,300,000 139,300,000 99,900,000 2 Tài sản cố định 81,418,927,403 82,401,295,309 88,037,118,289 - Tài sản cố định hữu hình 74,948,721,534 65,814,983,986 51,678,427,395 - Tài sản cố định vô hình 1,508,012,480 1,468,065,480 1,428,118,480 - Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4,962,193,389 15,118,245,843 34,930,572,414 3 Bất động sản đầu tư - - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 32,691,750,000 142,314,350,000 149,769,365,670 5 Tài sản dài hạn khác 2,068,095,054 984,011,269 1,096,850,702 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 363,363,970,112 407,025,365,613 387,653,148,023 NGUỒN VỐN IV Nợ phải trả 77,338,714,670 67,191,007,823 65,634,434,656 1 Nợ ngắn hạn 72,277,372,521 63,520,500,674 62,017,449,857 2 Nợ dài hạn 5,061,342,149 3,670,507,149 3,616,984,799 V Vốn chủ sở hữu 286,025,255,442 339,834,357,790 322,018,713,367 1 Vốn chủ sở hữu 284,275,846,006 338,140,871,368 315,054,125,194 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 96,000,000,000 172,609,760,000 172,609,760,000 - Thặng dư vốn cổ phần 2,372,608,450 2,372,608,450 2,372,608,450 - Cổ phiếu quỹ (100,008,450) (14,047,089,295) (14,047,089,295) - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 20 - Chênh lệch tỷ giá hối đối - - - - Các quỹ 38,072,555,392 19,050,000,000 51,443,279,532 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 148,830,690,614 158,155,592,213 102,675,566,507 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - - 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,749,409,436 1,693,486,422 6,964,588,173 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,749,409,436 1,693,486,422 6,964,588,173 - Nguồn kinh phí - - - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 363,363,970,112 407,025,365,613 387,653,148,023 3. Công ty TNC Stt Nội dung 2007 2008 TÀI SẢN I Tài sản ngắn hạn 136,204,033,426 123,482,981,855 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 99,131,363,127 19,064,388,868 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5,000,000,000 30,000,000,000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 23,192,231,295 35,956,893,619 4 Hàng tồn kho 8,373,254,049 37,253,526,260 5 Tài sản ngắn hạn khác 507,184,955 1,208,173,108 II Tài sản dài hạn 140,103,413,562 142,520,465,679 1 Các khoản phải thu dài hạn - - 2 Tài sản cố định 102,396,111,427 108,499,601,357 - Tài sản cố định hữu hình 84,156,581,302 90,510,957,885 - Tài sản cố định vô hình - - - Tài sản cố định thuê tài chính - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 18,239,530,125 17,988,643,472 3 Bất động sản đầu tư - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 27,721,175,704 27,671,175,704 5 Tài sản dài hạn khác 9,986,126,431 6,349,688,618 III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 276,307,446,988 266,003,447,534 NGUỒN VỐN IV Nợ phải trả 58,759,706,593 50,155,413,847 1 Nợ ngắn hạn 58,399,395,688 49,848,146,002 2 Nợ dài hạn 360,310,905 307,267,845 V Vốn chủ sở hữu 217,547,740,395 215,848,033,687 1 Vốn chủ sở hữu 211,288,975,820 212,958,235,475 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 192,500,000,000 192,500,000,000 - Thặng dư vốn cổ phần - - 21 - Cổ phiếu quỹ - - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - Chênh lệch tỷ giá hối đối - - - Các quỹ 16,935,098,419 20,117,300,344 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,853,877,401 340,935,131 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - - 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 6,258,764,575 2,889,798,212 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 5,965,690,924 2,628,140,021 - Nguồn kinh phí - - - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 293,073,651 261,658,191 VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 276,307,446,988 266,003,447,534 II/ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: 1. Công ty DRC Stt Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 930,892,069,377 1,182,137,531,918 1,317,074,770,390 2. Các khoản giảm trừ doanhthu 02 4,730,829,004 12,356,868,744 26,557,127,396 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 926,161,240,373 1,169,780,663,174 1,290,517,642,994 4. Giá vốn hàng bán 11 810,261,492,587 1,029,410,857,184 1,138,803,963,424 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 115,899,747,786 140,369,805,990 151,713,679,570 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 317,453,612 1,704,908,217 10,088,689,285 7. Chi phí tài chính 22 26,567,884,977 25,022,125,528 65,206,137,614 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 23,506,752,260 22,105,450,200 44,843,470,443 8. Chi phí bán hàng 24 21,403,284,949 25,904,721,676 34,020,242,990 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13,355,529,730 17,378,986,193 19,857,822,359 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 30 54,890,501,742 73,768,880,810 42,718,165,892 22 11. Thu nhập khác 31 3,682,973,616 4,029,899,615 3,837,569,798 12. Chi phí khác 32 3,194,853,993 6,931,217,441 74,546,814 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 488,119,623 (2,901,317,826) 3,763,022,984 14. Tổng lợi nhuận kế toántrước thuế (50=30+40) 50 55,378,621,365 70,867,562,984 46,481,188,876 15. Chi phí Thuế TNDN hiệnhành 51 - - - 16. Chi phí Thuế TNDN hoãn lãi 52 - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50- 51-52) 60 55,378,621,365 70,867,562,984 46,481,188,876 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 7,858 5,435 3,021 2. Công ty HRC Stt Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 320,579,690,183 296,007,665,488 290,002,356,972 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - 26,350,000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 320,579,690,183 296,007,665,488 289,976,006,972 4. Giá vốn hàng bán 11 182,178,985,563 176,891,064,980 191,025,343,179 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10- 11) 20 138,400,704,620 119,116,600,508 98,950,663,793 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 9,466,727,874 10,668,515,173 13,473,412,070 7. Chi phí tài chính 22 6,729,065 638,914,681 27,119,006,420 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 4,875,000 36,047,916 28,383,334 8. Chi phí bán hàng 24 5,670,254,636 5,828,850,567 5,663,195,584 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 12,454,463,204 12,090,841,540 10,009,123,194 23 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 30 129,735,985,589 111,226,508,893 69,632,750,665 11. Thu nhập khác 31 19,719,785,280 27,053,153,455 23,310,723,110 12. Chi phí khác 32 4,538,546,403 5,369,236,141 4,918,884,949 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 15,181,238,877 21,683,917,314 18,391,838,161 14. Tổng lợi nhuận kế toántrước thuế (50=30+40) 50 144,917,224,466 132,910,426,207 88,024,588,826 15. Chi phí Thuế TNDN hiệnhành 51 2,276,151,689 - - 16. Chi phí Thuế TNDN hoãn lãi 52 - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 - 51-52) 60 142,641,072,777 132,910,426,207 88,024,588,826 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 14,932 7,725 5,129 3. Công ty TNC Stt Chỉ tiêu Mã số Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ 01 165,706,086,735 181,784,288,762 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 19,749,440 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 165,706,086,735 181,764,539,322 4. Giá vốn hàng bán 11 119,069,344,692 168,182,502,567 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 46,636,742,043 13,582,036,755 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,310,491,638 306,641,895 7. Chi phí tài chính 22 353,496,014 240,407,877 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - - 8. Chi phí bán hàng 24 1,162,074,286 1,269,177,164 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 8,333,965,168 9,693,554,996 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 30 39,097,698,213 2,685,538,613 11. Thu nhập khác 31 10,892,866,057 5,031,412,138 24 12. Chi phí khác 32 16,027,386,317 2,275,699,399 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (5,134,520,260) 2,755,712,739 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40) 50 33,963,177,953 5,441,251,352 15. Chi phí Thuế TNDN hiện hành 51 570,848,998 - 16. Chi phí Thuế TNDN hoãn lãi 52 - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 33,392,328,955 5,441,251,352 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 1,735 426 Danh sách thành viên nhóm 1. Phan Văn Phú 2. Bùi Thị Mỹ Trinh 3. Nguyễn Thị Thanh Thúy 4. Nguyễn Thị Cẩm Thạch 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQTTC2 PTich TC K12QTC Nhom C.E.SWebsite.pdf