Báo cáo Tham quan nhận thức: hành trình sinh thái môi trường

1. ĐẶT VẤN ĐỀ .5 2. NỘI DUNG THAM QUAN NHẬN THỨC VÀ CÁC KẾT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC .5 2.1. Ngày 1 (Ngày 14 tháng 11 năm 2009): TP HCM – PHAN THIẾT – HÒN RƠM .5 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về nơi đến 5 Bình Thuận .5 Phan Thiết 7 Khu du lịch Núi Tà Kóu 9 Núi Tà Kóu .9 Linh Sơn Trường Thọ tự .11 Tháp Chàm Posha Inư 13 Lầu Ông Hoàng 15 Bãi đá Ông Địa 17 Hòn Rơm 17 2.1.2. Nội dung thực tập .18 2.1.3. Kết quả đạt được 19 2.1.4. Nhận định và định hướng .19 2.1.4.1. Khu du lịch Núi Tà Kóu .19 2.1.4.2. Khu du lịch Hòn Rơm 19 2.2. Ngày 2 (Ngày 15 tháng 11năm 2009): Hòn Rơm – Phan Thiết .21 2.2.1. Giới thiệu tổng quát về nơi đến .21 Đồi cát hồng .21 Trường Dục Thanh .21 Dinh Vạn Thủy Tú 23 Chùa Phật Quang .25 Suối Tiên ở Phan Thiết .28 Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận 29 2.2.2. Nội dung thực tập .30 2.3.3. Kết quả đạt được 30 Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái 2.2.4. Nhận định và định hướng .30 2.3. Ngày 3 (Ngày 16 tháng 11 năm 2009): Phan Thiết – Phước Bửu – Hồ Chí Minh 31 2.3.1. Giới thiệu tổng quát về nơi đến .31 Bà Rịa – Vũng Tàu .31 Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu 32 Bãi biển Hồ Cốc .33 2.3.2. Nội dung thực tập .33 2.3.3. Kết quả đạt được 34 2.3.4. Nhận định và định hướng .34 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 3.1. Kết luận 35 3.2. Kiến nghị 35 4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CHUYẾN ĐI .36 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

pdf38 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tham quan nhận thức: hành trình sinh thái môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nơi đây có sự hài hòa giữa nắng ấm rọi xuống bờ cát vàng và màu xanh thẳm của biển sẽ tạo cảm giác ấm áp, trong lành và thu hút rất nhiều du khách đến đây. Biển và cát, đó là những gì mà Phan Thiết được thiên nhiên hào hiệp ban tặng, tạo sự mới lạ cho những người đến thăm và du lịch tại vùng đất này. Nơi đây có thể phục vụ nghỉ dưỡng vào cả mùa mưa. Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp PoSahnư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch. Chạy quanh bờ biển là những hàng dương xanh, ven các khách sạn nổi tiếng. Một vẻ đẹp được đan xen bởi bãi cát vàng, biển xanh, nắng và gió sẽ đem lại sự huyền diệu lung linh, sảng khoái. Phan Thiết sẽ còn nhiều điều tuyệt diệu bất ngờ hơn nữa cho quí khách sau mỗi lần ghé thăm với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử (Tháp nước Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm, Bãi tắm Đồi Dương, Đồi Cát Mũi Né, Suối Tiên, Tháp Chăm PoSahInư, Trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, Vạn Thủy Tú, Chùa Liên Trì, Mộ Nguyễn Thông, Hải đăng Khe Gà, Chùa Ông (Quan Đế Miếu), Đình Đức Thắng, Đình Đức Nghĩa, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Phật Quang, Chùa núi Tà Cú, Bàu Trắng), cùng với các lễ hội văn hóa (đua thuyền mừng xuân, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội rước đèn trung thu), các đặc sản (Mực một nắng, Bánh căn, Nước mắm Phan Thiết, Gỏi cá (cá suốt, cá mai, cá đục), Mỳ Quảng Phan Thiết, Bánh rế, Cốm hộc, Bánh xèo Phan Thiết, Trái thanh long, Dông cát nướng sa tế, Dừa "ba nhát", Bánh canh cá, Cá bò hấp, nướng; Cá mú um bún, Lẩu cá). Và đặc trưng hấp dẫn nhất của thành phố Phan Thiết là Phố Tây Phan Thiết với các khu phố đã được hình thành trên con đường con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến, Phan Thiết với bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 9 Sức hút của điểm du lịch này hiện nay là rất lớn, nơi đây đang là điểm sáng thực sự trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2007, báo hiệu bước ngoặt vượt bậc của Mũi Né - Phan Thiết khi Tổng cục Du lịch “liệt kê” thắng cảnh này trở thành “điểm đến của du lịch Việt Nam”. Khu du lịch Núi Tà Kóu Hình 3: Cổng vào Khu du lịch Núi Tà Kóu Núi Tà Kóu Núi Tà Kóu là rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia, không những giàu tiềm năng về thực vật mà còn coi là vương quốc của nhiều loài cầm thú hoang dã và chim muông quí hiếm. Từ năm 1996, Chính phủ quyết định vùng núi Tà Cú là khu bảo tồn thiên nhiên. Núi Tà Cú cao 649 m, nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam, là một thắng cảnh kỳ thú và là một điểm leo núi hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận. Quanh năm không khí ở Tà Cú trong lành, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình từ 18oC đến 22oC. Về mức độ đa dạng sinh học, theo phân loại của các tổ chức quốc tế, KBTTN Tà Kóu thuộc điểm nóng đa dạng sinh học Miến Điện - Đông Dương (Conservation International, 2001), thuộc vùng sinh thái Trường Sơn, là một trong 221 vùng sinh thái quan trọng trên thế giới (WWF, 2001), nằm trong tiểu vùng sinh thái quan trọng cần bảo tồn khẩn cấp (SA7) (WWF, 2001). Về hệ thực vật, khoảng 751 loài thực vật (trong đó, ít nhất 15 loài thực vật quý hiếm đã được ghi nhận ở KBT, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1.000 loài thực vật có mạch). Trong đó có 689 loài thực vật bậc cao, chiếm 6,5% tổng số loài thực vật được ghi ở Việt Nam. Sự đa dạng của thảm thực vật núi Tà Cú đã đưa nhiều nhà nghiên cứu đến đây và chứng tỏ hệ thực vật của Tà Cú thật sự là phần quan trọng Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 10 trong hệ thực vật Việt Nam. Chẳng hạn, núi Tà Cú có đến 3 trong tổng số 4 loài thuộc giống Carallia (giống duy nhất sống trên cạn của họ Rhizophoraceae trong hệ thực vật Việt Nam). Nguồn lâm sản ngoài gỗ dồi dào và phong phú. Có nhiều loài thuộc về đặc hữu của Việt Nam như: Dipterocarpus cf. condorensis Pierre, Mangifera dongnaiensis, Chuối bạc hà (Ensete cf. glaucum (Roxb.) Cheesn - mới ghi nhận xuất hiện tại núi Ta Kóu. Hiện Tà Cú đang "sở hữu" 144 loài cây đại mộc cho gỗ quý, 38 loài cây làm cảnh, 34 loài cây có thể ăn được. Đặc biệt có 5 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana… Ưu thế nhất của Tà Cú là cây thuốc. Theo tài liệu và kinh nghiệm của các thầy thuốc gia truyền trong vùng, vốn nhiều năm tìm cây thuốc tại đây, núi Tà Cú có đến 159 loài cây thuốc. Về động vật, Khu hệ động vật rừng được chia làm 3 vùng: vùng núi Tà Cú, Tà Đặng có địa hình là núi cao, dốc, là rừng kín, nhiều hoa quả, nên tập trung nhiều loài thú như: khỉ đuôi lợn, voọc xám, cầy, chồn, sóc, chim, công… bìa rừng có heo, nhím. Vùng đồi thấp, rừng thưa có các loại thú ăn có như hoẵng, cheo, thỏ, gà rừng. Vùng bưng, đầm lầy tập trung nhiều loài cá nước ngọt, các loài bò sát: trăn, rắn, rùa vàng, ba ba… Bảng 1: Thống kê hệ động vật trên núi Tà Kóu Lớp Bộ Họ Loài Tổng cộng 24 65 178 Thú 8 19 36 Chim 13 34 107 Bò sát 3 12 35 Động vật đặc hữu: Cyrtodactylus takouensis Bảng 2: Một số loài động vật quý hiếm ở núi Tà Kóu Tên Khoa học Tên thông thường IUCN, 2007 Lophura diardi Gà lôi hông tía NT Pavo muticus Công VU Polyplectron Germaini Gà tiền mặt đỏ NT Rheinartia ocellata Trĩ sao NT Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ VU Trachypithecus margarita Voọc bạc Trường Sơn DD Pygathrix nigripes Chà vá chân đen EN Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU Macaca leonina Khỉ đuôi lợn VU Những phát hiện mới về đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu - Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) - Voọc bạc Trường Sơn (Trachypithecus margarita) Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 11 - Gà gô - Diều núi (Spizaetus nipalensis ) - Cyrtodactylus takouensis (Ngo & Bauer, 2008). Hình 4: Khung cảnh nhìn từ núi Tà Kóu Hiện nay, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu là một điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Bình Thuận. Từ núi Tà Kóu có thể nhìn toàn cảnh đẹp dưới chân núi Tà Kóu, và đó chính là một trong những điểm thu hút du khách đến đây. Linh Sơn Trường Thọ tự Linh Sơn Trường Thọ tự với kiến trúc, khung cảnh như cõi bồng lai, không khí trong lành tĩnh lặng, đầy tính trầm mặc, linh thiêng cùng với các truyền thuyết đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nằm trên lưng chừng núi Tà Kóu, ở độ cao 420 mét so với mực nước biển. Quần thể chùa được hình thành theo thế núi nên chùa trên và chùa dưới đều quay mặt về hướng Đông Nam, với kiến trúc đặc trưng theo Phật giáo Bắc tông thời Nguyễn, được Sư tổ Hữu Đức khai sơn vào khoảng 1870 -1880 và được các chư hậu tổ tiếp tục trùng tu. Cấu trúc chùa Tổ có ba gian. Giữa là chánh điện thờ Phật, bên trái là nhà giám tự, bên phải là nơi thờ Tổ Hữu Đức. Trải qua thời gian 135 năm, dấu tích cổ kính vẫn hằn in, rêu phong phủ đầy trên những nét cong huyền hoặc của mái chùa, trên nét chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt. Các câu chú Chuẩn Đề ở vòng linh phù được chạm khắc trên vách đá sau chùa in dấu với thời gian về một đại lão Hòa Thượng đã có nội lực tu luyện, thấu triệt tinh thần Mật tông đích thực làm phương tiện tu chứng đạt hai chữ chơn không của bậc đại trí, gíác ngộ. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 12 Từ Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ ở lưng chừng núi sẽ nhìn thấy trên cao cảnh Tịnh độ nhân gian gồm tam thế Phật nổi bật giữa không trung bạt ngàn xanh của cây cổ thụ. Tượng Phật Di Đà cao 7 mét, tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cao 6,5 mét. Hình 5: Tam thế Phật của Linh Sơn Trường Thọ tự Công trình mỹ thuật mang tính đồ sộ nhất là pho tượng lộ thiên Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn trên đỉnh núi dài 49 mét, cao 11 mét với tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay. Hình 6: Tượng Phật Thích Ca Nhập Niết Bàn Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 13 Pho tượng bằng bê-tông cốt thép phủ vôi trắng được khởi công xây dựng từ năm 1962, sau 4 năm công trình mới hoàn thành với tổng thể chu vi 832 mét, tượng trưng đầy đủ hình tứ thánh lục phàm và thất chúng Phật tử. Đức Phật nằm nghiêng dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt. Bên duói tượng là những tam cấp được nối kết bằng những đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ thâm u, tĩnh tịch. Từ Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ đến viếng tượng Phật nhập Niết Bàn phải men theo lối đá lớn nhỏ ngoằn ngoèo, hai bên là hàng cây cổ thụ với khung cảnh rất đẹp và hữu tình. Tháp Chàm Posha Inư Hình 7: Tháp Chàm Posha Inư (Nguồn: Tháp Chàm Posha Inư (hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc, là kiến trúc Chăm duy nhất được xây bằng gạch lớn, được mài và kết dính độc đáo. Tháp Chăm Pôsha Inư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương quốc ChămPa xưa. Quần thể tháp này được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Đến thế kỷ XV, quần thể tháp này được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôsah Inư. Công chúa Pôsah Inư (con vua Para Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 14 Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý. Từ năm 1992 - 1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôsha Inư. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôsah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn, là một quần thể kiến trúc đẹp, có giá trị về kiến trúc và văn hóa. Vào các dịp lễ lớn của đất nước, các nghệ nhân người Chăm đến đây tổ chức múa hát, phục vụ du khách. Tiếng trống Ba-ra-nưng, tiếng kèn Sa-ra-nai của những K’lu (con trai) rộn ràng bên những điệu múa uyển chuyển của những Kamei Tàrà (con gái). Vào khoảng tháng 10 dương lịch, người Chăm từ khắp plêy (làng) trong tỉnh về đây dự lễ Ka-tê để cúng bái thần linh, tổ tiên, cầu mưa thuận gió hòa. Công chúa Pô Sah Inư được xem như một vị thần linh của xứ sở Pajai như Bà Chúa Xứ, Bà Thiên Hậu trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Hình 8: Lễ hội người Chăm ở tháp Chàm Posha Inư (Nguồn: Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 15 Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, cảnh quan không gian xung quanh khu di tích đang dần xuống cấp do không được đầu tư, chăm sóc thích đáng, rất cần được bảo tồn và tôn tạo. Năm 1991, nhóm đền tháp Pôsha Inư đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia cần được bảo tồn. Lầu Ông Hoàng Hình 9: Lầu Ông Hoàng trên đỉnh Bà Nài – Phan Thiết (Nguồn: Lầu Ông Hoàng là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài - Phan Thiết, cách trung tâm thành phố 7 km về hướng Đông Bắc. Vào năm 1911, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại những ngọn đồi xung quanh Phan Thiết rất hữu tình, nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2, cách Tháp Pôsha Inư 100 m về hướng Nam để xây dựng biệt thự. Hình 10: Tháp Chàm Posha Inư gần Lầu Ông Hoàng (Nguồn: Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 16 Tòa biệt thự được khởi công xây dựng ngày 21 tháng 2 năm 1911 với quy mô 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi phụ trợ, như máy phát điện đặt dưới tầng hầm, bể chứa nước có thể dùng đủ cả năm. Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi của người dân trước sự sang trọng của người Pháp cư ngụ ở đây. Tháng 7 năm 1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó. Sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Kể từ đó trở đi, Lầu ông Hoàng không còn được ai chăm nom và dần trở nên xuống cấp, hoang phế. Hình 11: Lầu Ông Hoàng đã trở thành hoang phế (Nguồn: Địa danh Lầu Ông Hoàng còn gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử - bởi lẽ Lầu Ông Hoàng từng là nơi hẹn hò và nơi ngắm trăng của Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm, người tình của nhà thơ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết. Tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại Lầu ông Hoàng, tuy nhiên, di tích đó hiện nay chỉ còn là đống gạch vụn. Hình 12: Những bia đá nay đã vỡ vụn (Nguồn: Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 17 Bãi đá Ông Địa Hình 13: Bãi đá Ông Địa (Nguồn: Là một địa danh chỉ các mỏm đá nhô ra bờ biển khoảng giữa núi Cố và núi Rạng thuộc huyện Hàm Tiến (Bình Thuận) trên đường đi từ Phan Thiết ra Mũi Né. Đây là một bãi biển rất đẹp, nước biển trong xanh với nhiều ghềnh đá nổi trên mặt biển rất hấp dẫn du khách. Bãi đá này do thiên nhiên tạo ra từ bao đời nay, trong đó có một tảng đá có hình thù rất giống ông địa nên người dân trong vùng đặt tên là bãi đá Ông Địa. Sau đó, cho xây am, sơn phết thành tượng Ông Địa để thờ cúng. Hằng ngày, người dân buôn bán đi ngang qua thường dừng chân nghỉ ngơi và thắp nhang cúng vái ông địa phù hộ mua mau bán đắt. Hòn Rơm Hình 14: Ráng chiều trên biển Hòn Rơm (Nguồn: www.skydoor.net) Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 18 Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm. Khu vực Hòn Rơm có đặc điểm thuận lợi cho phát triển du lịch: nhiều bãi tắm đẹp, không bị ô nhiễm, có thể bơi ra xa, người không biết lội đứng nước có thể mặt nước lên tới cổ. Các bãi tắm nối tiếp dài hàng chục km có khả năng tiếp nhận hàng vạn du khách cùng lúc. Dọc theo có những rặng dừa xanh mát và dương liễu dáng vẻ yêu kiều, hấp dẫn khách nghỉ dưỡng. Trên dải đồi, không khí mát mẻ có âm hưởng một nửa Đà Lạt, một nửa trùng khơi. Từ đồi cao, vào những đêm đen, ngồi nhìn ra ngoài khơi tối tăm, người ta thấy những hạt kim cương lóng lánh giăng hàng ngang vừa vui mắt vừa thơ mộng. Đó là ánh đèn của những chiếc thuyền câu mực. Tại khu Hòn Rơm, có một loạt khu du lịch nằm sát cạnh nhau, tổ chức cá biệt và quy mô, có chỗ rộng cho xe ca du lịch các loại tập trung. Đẹp nhất là khu du lịch mang tên Hòn Rơm, có nhà nghỉ xây theo kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi, vệ sinh nằm hiền lành trong vườn dừa luôn luôn râm mát. Nhung khu hấp dẫn, tiện lợi nhất đối với sinh viên, học sinh, công nhân, thanh niên, đoàn thể là khu du lịch Đồi Hồng. Không phải là đồi hoa hồng mà là đồi có đất thịt màu hồng sậm. Tại khu vực này, tổ chức lửa trại rất tốt. Các bạn trẻ có thể vui chơi, ca hát bên ánh lửa suốt đêm. Hòn Rơm còn một bãi tắm thật dài, có lẽ đến hơn 17km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Với những đặc điểm trên, Hòn Rơm thực chất là một "tiểu khu" du lịch của Mũi Né với hàng loạt các resort, các bãi tắm cũng các khu vui chơi giái trí và chất lượng phục vụ dần chiếm được thiện cảm của nhiều du khách. 2.1.2. Nội dung thực tập - Vào khu du lịch Núi Tà Kóu, khám phá rừng nguyên sinh, viếng Linh Sơn Trường Thọ tự, chiêm ngưỡng tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam, ngắm toàn cảnh biển Hàm Thuận Nam từ trên cao. - Vào Khu du lịch Hòn Rơm, nghe thuyết minh về tháp Chàm Posha Inư, dấu tích Lầu Ông Hoàng, bãi đá Ông Địa, làng chài Hàm Tiến. - Học cách bố trí và tổ chức đêm lửa trại. Tham gia chương trình giao lưu lửa trại “Vui cùng biển xanh” với các trò chơi mang tính thân thiện, đoàn kết, vui nhộn. - Tự do dạo biển đêm. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 19 2.1.3. Kết quả đạt được - Vào khu du lịch Núi Tà Kóu, viếng Linh Sơn Trường Thọ tự, chiêm ngưỡng tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. - Vào Khu du lịch Hòn Rơm, nghe thuyết minh về tháp Chàm Posha Inư, dấu tích Lầu Ông Hoàng, bãi đá Ông Địa. - Học cách bố trí và tổ chức đêm lửa trại. Tham gia chương trình giao lưu lửa trại “Vui cùng biển xanh” với các trò chơi mang tính thân thiện, đoàn kết, vui nhộn. 2.1.4. Nhận định và định hướng 2.1.4.1. Khu du lịch Núi Tà Kóu a/ Nhận định - Đã và đang hình thành được mô hình du lịch tham quan, thám hiểm. - Khai thác được thế mạnh hiện có về tài nguyên du lịch: núi Tà Kóu, Linh Sơn Trường Thọ tự, Tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài nhất Việt Nam. - Đội ngũ nhân viên hướng dẫn còn thiếu, hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh chưa đủ phục vụ số lượng và nhu cầu du khách. - Hình thành được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng nhà hàng, hệ thống cáp treo hiện đại, dịch vụ bán hàng lưu niệm đông đảo phục vụ du khách. - Các trạm dừng chân nghỉ ngơi phục vụ cho quá trình leo núi, tham quan của du khách vẫn chưa hình thành. Đội ngũ nhân viên vệ sinh chưa hoàn thành tốt công tác vệ sinh nơi di tích và địa điểm tham quan. - Chưa thực hiện và giám sát các đánh giá tác động môi trường gây hiện tượng số lượng du khách lên núi một số lượng lớn, cùng với đó là các chất thải: nước, thực phẩm, vỏ chai, vỏ lon… b/ Định hướng - Cần tăng cường đội ngũ nhân viên hướng dẫn một cách chuyên nghiệp hơn. - Xây dựng các trạm dừng chân phục vụ du khách leo núi. - Xúc tiến quá trình tôn tạo di tích, cơ sở hạ tầng phục vụ du khách như nhà ăn, nhà vệ sinh… - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại điểm tham quan. - Thực hiện các đánh giá tác động môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái đời sống sinh vật, đồng thời đảm bảo cho phát triển du lịch trong tương lai. 2.1.4.2. Khu du lịch Hòn Rơm a/ Nhận định - Khu du lịch Hòn Rơm thật sự là “mỏ vàng” của Phan Thiết, với hệ thống bờ biển trải dài nằm bên đó là các hệ thống resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 20 - Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nhà hàng, nhà nghỉ, các khu phục vụ ăn uống giải trí đã đi vào định hình và phát triển tốt. - Không gian nơi đây thoáng đãng, rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Hoạt động du lịch nơi đây khá đa dạng và phong phú: nghỉ dưỡng, tắm biển, cắm trại… - Đã có sự quan tâm và bảo vệ môi trường với đội ngũ công nhân vệ sinh luôn thường trực và sự phân loại rác tại nguồn. Rác thải luôn được thu gom hàng ngày. - Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn và an ninh cho du khách với đội ngũ nhân viên bảo vệ thường trực cả ngày và đêm. - Phát triển mối quan hệ với cộng đồng thông qua đội ngũ bán hàng rong nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm của du khách cùng với các biện pháp bảo vệ quyền lợi du khách. - Nhiều không gian vẫn đang xây dựng hoặc còn sơ sài chưa đáp ứng được và thỏa mãn với nhu cầu và thi hiếu du khách với tiêu chuẩn resort. b/ Định hướng - Cần phát triển hơn nữa các loại hình du lịch trên biển nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách và khai thác được tiềm năng hiện có. - Tăng cường và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là ở khu vực dành cho du khách cắm trại. - Tăng cường đội ngũ thu gom rác thải và bảo vệ môi trường biển. - Hệ thống hóa trong công tác quản lí đội ngũ bán hàng rong và bán hàng lưu niệm. - Cần có một chiến lược lâu dài trong việc xây dựng và phát triển du lịch nơi đây, nhằm xây dựng một cách quy mô và có hệ thống với các khu resort, nơi phục vụ vui chơi giải trí ăn uống cho du khách, tạo nên một môi trường du lịch đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của du khách. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 21 2.2. Ngày 2 (Ngày 15 tháng 11năm 2009): Hòn Rơm – Phan Thiết 2.2.1. Giới thiệu tổng quát về nơi đến Đồi cát hồng Đồi cát hồng nằm ở khu vực Mũi Né – Hòn Rơm. Đồi cát được hình thành từ rất lâu đời, trải dài trên một diện rộng, có tổng diện tích gần 50ha. Cát ở đây có nhiều màu, chủ yếu là các màu: vàng, trắng ngà, đỏ sậm, đỏ nhạt… trộn lẫn vào nhau trông rất đẹp mắt. Điểm độc đáo nhất là sau mỗi đợt gió lớn, hoặc trải qua khoảng thời gian một ngày đêm thì diện mạo của đồi cát lại trở nên mới nguyên, khác hẳn với hình dạng trước đó. Nguyên nhân của hiện tượng đặc biệt này là do đồi cát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên như: gió mùa, khí hậu, thời tiết… mà nhất là gió mùa. Hai cơ chế gió mùa Đông Bắc và Tây Nam ảnh hưởng trực tiếp lên vùng này gây nên hiện tượng biến chuyển không ngừng về diện mạo, hình dáng của đồi cát, qua đó tạo nên những cảnh quan vô cùng độc đáo. Vì vậy, đồi cát trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi các đoàn ca nhạc, làm phim dùng làm bối cảnh và được các nhà nhiếp ảnh chọn làm nơi chụp những tấm ảnh nghệ thuật. Hình 15: Đồi Cát Hồng và du khách Trường Dục Thanh Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó. Trường Dục Thanh do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 22 Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Hình 16: Trường Dục Thanh (Nguồn: Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục... Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa. Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 23 Hiện di tích Trường Dục Thanh ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước. Dinh Vạn Thủy Tú Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Hình 17: Vạn Thủy Tú Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100m. Hình 18: Điện thờ trong Vạn Thủy Tú Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 24 Vạn Thủy Tú là một trong những Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong Vạn có nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Đại hồng chung. Vạn Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển. Hình 19: Bộ xương cá voi và Giấy xác nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua : Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác). Hình 20: Xương cá voi trong Vạn Thủy Tú Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 25 Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông "lụy" và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai táng mới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy "Ông" trước là người đó được làm "con trưởng" của Ngài, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn... Điều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người. Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 - 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm. Năm 1996, Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa Phật Quang Hình 21: Chùa Phật Quang (Phan Thiết) Chùa tọa lạc ở đường Võ Thị Sáu, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Điện thoại: 062.3823826.Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Chùa đã trải qua 18 đời truyền thừa, đã được trùng tu nhiều lần. Chùa còn giữ được nhiều pho tượng và pháp khí cổ. Từ năm 2000 đến năm 2005, thầy trụ trì Thích Huệ Tánh, đời thứ 44 phái thiền Lâm Tế đã tổ chức đại trùng tu chùa, đặt 15 vườn tượng Phật tích và nhiều cây kiểng ở sân chùa. Ngôi chính điện hai tầng và hai lầu chuông, trống nổi bật với các mảng ghép sành sứ về nhiều đề tài trên các phù điêu, hoa văn, hàng cột ..., đặc biệt là linh vật Rồng 5 móng được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ từ nóc mái đến bao lam, cửa sổ, hàng cột ... với 22 loại. Thầy trụ trì cho biết hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ miền Bắc vào, miền Nam ra, đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 26 tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông. Chùa có hai điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tầng trên là điện Phật thờ đức Phật Thích Ca, hai bên vách tường có bộ tượng phù điêu Thập Bát La Hán. Điện Phật tầng dưới thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) và tượng Bồ tát Địa Tạng. Hình 22: Điện Phật và Điện thờ Di Đà Tam Tôn Chùa đang lưu giữ bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ có ghi đời vua Lê Thuần Tông (1699-1735). Đây là bộ kinh khắc gỗ đầy đủ, tỉ mỉ và sắc sảo trong đó có 7 khắc họa hình Đức Phật đang thuyết pháp với 60.000 chữ Hán khắc ngược cả hai mặt trên 118 tấm ván bằng gỗ thị, mỗi tấm dài 0,68m, rộng 0,26m, dày 0,03m, bộ kinh này, người ta biết được 3 vị hòa thượng: Minh Dung Pháp Thông, Thiệt Huệ Khánh Tài và Thiệt Sát Bảo Hương cùng với 59 nam nữ phật tử khắc trong suốt 28 năm (1704 – 1732) Theo hòa thượng Thích Huệ Tánh, trụ trì tại chùa, thì bộ kinh này được tìm thấy vào tháng 11-1987 trong lần ông cùng các học trò thu dọn chùa và phát hiện một cái hầm bên trong có thùng gỗ chứa những tấm ván kinh này. Hình 23: Bản Kinh pháp Hoa khắc trên ván Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 27 Bộ kinh này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) xác lập kỷ lục vào ngày 02-01-2006 và đã phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam. Chùa còn có hai kỷ lục khác, đó là quả chuông và cặp mõ gia trì đặt trong chính điện. Quả chuông gia trì có đường kính 1,2m, cao 1m, nặng khoảng 400kg. Chuông do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 07-11-2006, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 6 chủ đề : Kỷ lục Phật giáo Việt Nam do Trung tâm phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức. Cặp mõ gia trì ở điện Phật, mỗi chiếc cao 0,8m, ngang 0,92m, làm bằng gỗ mít lấy từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, do 3 người thợ ở Quảng Nam thực hiện trong 7 năm (1997-2004). Hình 24: Chuông Gia Trì lớn nhất Việt Nam Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 23-10-2007, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 10 chủ đề : Đêm hội tôn vinh kỷ lục Việt Nam tại Bình Thuân do Trung tâm phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 28 Hình 25: Cặp mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam Đại đức Thích Quảng Cao còn cho biết, hiện chùa đang giữ một rìu đá 3.500 năm tuổi (Bảo tàng Đồng Nai giám định) do một nông dân ở Đồng Nai tìm thấy và tặng lại cho chùa. Ngoài ra, ở chùa Phật Quang còn có khá nhiều pho tượng người bằng đất nung (chưa xác định được niên đại), mỗi tượng người một tư thế hết sức sống động y như đang biểu diễn các thế võ Thiếu Lâm. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Bình Thuận xưa nay. Chùa Phật Quang ngày nay là một ngôi phạm vũ tráng lệ, đã được khánh thành vào ngày 05-3-2006 (nhằm ngày 06 tháng 2 năm Bính Tuất). Chùa được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các công ty du lịch trong nước và nước ngoài nên số du khách và Phật tử đến viếng chùa thật đông đảo mỗi ngày. Suối Tiên ở Phan Thiết Suối Tiên là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là "Bồng Lai Tiên Cảnh”. Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên gọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 29 Hình 26: Suối Tiên ở Phan Thiết - Bình Thuận (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận Hình 27: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận khánh thành ngày 19-5-1986, nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng nằm tại thị xã Phan Thiết, bên dòng sông Cà Ty, là một tổng thể các công trình lịch sử, văn hóa gồm: khu di tích trường Dục Thanh, nơi Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dạy học từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911; nhà bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài về Người. Nhà bảo tàng được xây dựng bên cạnh khu di tích với kiến trúc mới, giới thiệu những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Bình Thuận, lòng kính yêu và sự biết ơn của nhân dân Bình Thuận với Người, quyết tâm phấn đấu đi theo con đường Người đã lựa chọn. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 30 Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi các dân tộc trong tỉnh được xây dựng trước nhà bảo tàng. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận là công trình lịch sử văn hóa lớn của tỉnh Bình Thuận, nơi giáo dục truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc Bình Thuận. 2.2.2. Nội dung thực tập - Tham quan đồi Cát Hồng. - Tham gia và học tập cách tổ chức một số trò chơi vận động biển. - Tham quan trường Dục Thanh, Dinh Vạn Thủy Tú và viếng chùa Phật Quang. 2.3.3. Kết quả đạt được - Tham gia trượt cát tại bãi cát hồng. - Tham gia các trò chơi vận động biển. qua đó thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. - Nghe thuyết minh về khu di tích trường dục thanh và biết rõ hơn về các đức tính tốt đẹp của Bác Hồ thông qua những tháng ngày Người dạy học tại đây. - Tham quan dinh vạn thủy tú, chiêm ngưỡng bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Biết được các nghi thức thờ cúng Cá Ông. - Viếng chùa phật quang. Nghe kể chuyện về phật giáo và kiến trúc đặc biệt của chùa phật quang. Được chiêm ngưỡng 3 kỉ lục Việt Nam: mõ gia trì lớn nhất việt Nam, đại hồng chung lớn nhất Việt Nam. 2.2.4. Nhận định và định hướng a/ Nhận định - Bãi cát hồng là nơi làm du lịch lý tưởng. nhưng tình trạng bán hàng rong và lực lượng trẻ em và phụ nữ cho thuê ván trượt cát chưa được quản lý tốt. - Đội ngũ làm công tác bảo tồn ở trường dục thanh rất tốt . nhân viên của khu di tích làm việc thuyết minh rất hay và nhiệt tình. Vệ sinh và an toàn trong khu di tích được thực hiện tốt. - Công tác gìn giữ các bộ xương cá voi ở Vạn thủy tú được thực hiện tốt. - Sư trụ trì chùa Phật Quang vui vẻ và nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách tham quan. b/ Định hướng - Những người làm du lịch ở Mũi Né nên có hướng quản lý đối với lực lượng bán hàng rong và cho thuê ván trượt. - Bố trí thùng rác trong khu vực các khu di tích Dục Thanh và vạn Thủy Tú. - Hạn chế số lượng khách vào tham quan trong chùa Phật Quang vì số lượng quá nhiều sẽ gây ồn ào, làm mất không khí trang nghiêm của Phật pháp. - Sư trụ trì chùa Phật Quang không nên cho khách tham quan chiêm ngưỡng trực tiếp các pho kinh cỗ khắc trên gỗ thị đỏ, điều đó sẽ làm hao mòn các pho kinh. Nhà Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 31 chùa nên sử dụng các tủ kính để trưng bày và cho khách tham quan chiêm ngưỡng qua các tấm kính đó. 2.3. Ngày 3 (Ngày 16 tháng 11 năm 2009): Phan Thiết – Phước Bửu – Hồ Chí Minh 2.3.1. Giới thiệu tổng quát về nơi đến Bà Rịa – Vũng Tàu Hình 28: Bản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Nguồn: Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông. Bà Rịa - Vũng Tàu có một thành phố trực thuộc tỉnh (Thành phố Vũng Tàu), một thị xã (Thị xã Bà Rịa) và 6 huyện (Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc, Côn Đảo). Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Bà Rịa-Vũng Tàu là 994.837 người với diện tích 1.967 km². Về khí hậu, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 32 Về kinh tế, Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có tiềm năng lớn về dầu mỏ, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Kinh tế sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh. Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Về khu công nghiệp, tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp: Đông Xuyên, Phú Mỹ I,Phú Mỹ II, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A 2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép. Các khu công nghiệp này đã được chính phủ quy hoạch để triển khai đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản (như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, v.v.) Về giao thông vận tải  Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.  Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM bằng tàu cánh ngầm.  Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.  Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ tàu theo thiết kế: trên 300 km/h. Về văn hóa, người dân nơi đây từ lâu đời sống theo nghề biển nên đời sống tâm linh và văn hóa theo xu hướng văn hóa biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Ngoài ra, tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Địa hình rừng Bình Châu - Phước Bửu tương đối bằng phẳng. Ở phía tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển như hồ Cốc, hồ Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 33 Tràm, hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám ngày nay được xây dựng thành những điểm tham quan du lịch, tắm biển nổi tiếng của huyện Xuyên Mộc. Với diện tích 11.293 ha, rừng Bình Châu-Phước Bửu có thảm thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú, gồm 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm. Động vật cũng rất đa dạng, có 70 họ, 29 bộ, 178 loài, trong đó 96 loài chim, 33 loài bò sát… Giữa ngút ngàn rừng nguyên sinh nổi lên một bàu nước nóng với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có mạch nước nóng hoạt động rộng chừng 1km2, tạo thành những cái hồ nước sôi lớn nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m² với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi tạo thành một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nhiệt độ mặt nước khoảng 64ºC, đáy nước là 84ºC. Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng trên 40ºC, có thể ngâm chân tay để chữa bệnh. điều hấp dẫn, thú vị là tại khu vực nước nóng này cây cỏ vẫn xanh tươi sống cùng năm tháng tạo nên vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên. Bãi biển Hồ Cốc Nằm trên địa bàn xã Bưng Biền, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với sự có mặt của khu du lịch sinh thái Biển Xanh. Bãi tắm phẳng dài 500 m một bên là rừng - một bên là biển. Nơi đây có thể phục vụ du khách tìm hiểu về rừng nhiệt đới, du lịch dã ngoại, câu cá, có thể đi xe đạp, xe bò ngao du quanh vùng. Gần đó có vườn sưu tập thực vật Phước Bửu - bảo tàng thu nhỏ của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Vườn chỉ rộng 50,8 ha có 197 loài thực vật thân gỗ, chưa kể các loài phong lan, khuyết thực vật, thực vật thuỷ sinh. Các cây trong vườn đều có bảng tên như bảng hiệu đồng phục học sinh để khách tìm hiểu. Nhiều loại cây quý như kim giao (dùng làm đũa cho vua vì có tác dụng thử chất độc trong thức ăn), ký ninh (dược liệu bào chế thuốc chống sốt rét). Biển Hồ Cốc khá đẹp, là một vùng hoang sơ mới được khai thác, nước biển trong xanh, khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp thơ mộng nhờ các tảng đá nằm ngay trong bãi tắm tạo nên những đợt sóng biển tung bọt trắng xoá. Với vẻ nên thơ của núi rừng và biển cả đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ không thể tả nổi. 2.3.2. Nội dung thực tập - Tham quan vườn sưu tập cây gỗ rừng. - Nghe hướng dẫn và ghi nhận về hệ sinh thái của vườn cũng như hoạt động của các loài động vật. - Nhận định về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và định hướng tiềm năng phát triển bền vững của khu bảo tồn nhằm định hướng cho việc thực hiện đề tài tốt nghiệp. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 34 2.3.3. Kết quả đạt được - Tham quan vườn sưu tập cây gỗ rừng, thấy được hệ thực vật rừng, nghe khuyết trình về khu bảo tồn cũng như cũng như một số loài thực vật điển hình. - Phần nào hình dung được khu bảo tồn khi đưa vào hoạt động du lịch sinh thái. 2.3.4. Nhận định và định hướng - Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu có hệ động thực vật phong phú, tài nguyên dồi dào, lại được sự quan tâm của các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, cũng như các sở ban ngành ở địa phương…đây là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. - Vấn đề bảo tồn đã và đang được coi trọng, định hướng đúng đắn khi phát triển du lịch sinh thái và đã bước đầu tạo được cơ sở hạ tầng ban đầu. để xây dựng thành công và khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu trở thành khu du lịch sinh thái đúng nghĩa thật sự, cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các ban ngành của tỉnh, cũng như sự hợp tác với các công ty lữ hành… - Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu được bao bọc bởi hàng rào dài 50 km, cách ly với bên ngoài. Nên vấn đề phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương bị hạn chế. - Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. bảng nội quy bảo vệ môi trường còn sơ sài, chưa có nhiều bảng nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường, còn thiếu thùng rác cũng như nhà vệ sinh công cộng dọc theo lối tham quan của du khách; còn thiếu các chuyên gia môi trường có kiến thức về sinh thái. - Vấn đề bảo vệ động vật hoang dã cần được quản lý nghiêm ngặt. xây dựng thêm các trạm bảo vệ cũng như có biện pháp theo dõi, thống kê số lượng, cũng như hoạt động của các loài động vật cần thiết phải có trung tâm chăm sóc động vật hoang dã. Có sự hợp tác của lực lượng kiểm lâm địa phương. - Trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu có nhiều loài thực vật quý hiếm, nhiều loài là những cây thuốc quý có khả năng chữa đựoc nhiều bệnh…cần được nhân giống và bảo tồn. - Công tác tuyên truyền, marketing còn yếu kém, dẫn đến còn nhiều du khách vẫn chưa biết đến loại hình du lịch sinh thái tại khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, nên cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề quảng bá nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. - Sản phẩm du lịch còn yếu kém và chưa nêu bật lên được thế mạnh của vùng. Cần thiết phải tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng, sáng tạo và có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. - Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn kém và chưa được trú trọng. sở phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú, mua sắm, chăm sóc sức khỏe cho du khách còn ít và chất lượng phục vụ chưa cao. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 35 - Còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp có kiến thức về sinh thái nhằm hướng dẫn cho các đoàn khách có nhu cầu học tập, nghiên cứu. - Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo bờ biển, có điều kiện kết hợp với các khu du lịch dọc ven biển trong và ngoài tỉnh, tạo nên các tuyến du lịch đặc sắc về tự nhiên cũng như về văn hóa. Tuy nhiên tuyến đường dọc ven biển nối liền từ Bình Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu có chất lượng thấp, gồng ghềnh, khó đi và chưa có các điểm chỉ dẫn cụ thể. Nên cần phải có sự quan tâm của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng con đường du lịch dọc ven biển. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận - Hầu hết các địa điểm nói trên đều được đưa vào chương trình tham quan du lịch, là một trong những tuyến điểm đặc sắc và điểm đến của du khách. - Có sự chuẩn bị và trang bị tốt cho hoạt động du lịch, cũng như công tác bảo vệ môi trường. - Đa số đều có xu hướng phát triển du lịch cùng với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, có các chương trình tham quan nghiên cứu nhằm phát triển và bảo tồn. - Tuy nhiên, ở một số điểm đến vẫn còn nhiều tình trạng bất cập, chưa phù hợp với mục đích của du lịch sinh thái là bảo vệ môi trường, nhiều điểm tham quan du lịch vẫn còn tình trạng chất thải bị vứt bỏ một cách bừa bãi, rác thải ra bãi biển, tình trạng bán hàng rong cùng với số lượng chất thải bỏ và chèo kéo du khách ở khu du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường du lịch và du khách. - Nhiều nơi vẫn chưa có các trạm dừng chân, đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp đi cùng du khách, chưa có nhiều điểm chưa chú tâm nhiều đến vấn đề môi trường (chưa có sự phân loại chất thải, nơi thải bỏ rác thải, đội ngũ thu gom). - Chưa thật sự quan tâm đến du khách trong chuyến tham quan. 3.2. Kiến nghị - Khai thác có hiệu quả hơn nữa các tài nguyên du lịch, tổ chức nhiều loại hình du lịch phù hợp với khả năng và tình hình thực tế. - Quy hoạch khai thác và bảo vệ có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch. - Đào tạo và tuyển dụng thêm nhân viên du lịch theo hướng chuyên nghiệp về nghiệp vụ. - Tạo được mối liên kết với các tuyến, điểm du lịch trong khu vực và vùng lân cận nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch cũng như tạo nên sức hút đối với du khách. - Quan tâm hơn nữa về vấn đề môi trường trong du lịch. Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 36 - Hợp lí hóa trong mối quan hệ với cộng đồng địa phương nhằm tạo ra môi trường du lịch bền vững, lành mạnh và phát triển. - Thực hiện các đánh giá mang tính chiến lược về môi trường, du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch sinh thái đúng nghĩa, lành mạnh và góp phần phát triển bền vững. 4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CHUYẾN ĐI Chuyến đi tham quan nhận thức vừa qua dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi ( 3 ngày 2 đêm) đã mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn quan trọng: - Đưa sinh viên tiếp cận thực tế nhằm củng cố những lí thuyết đã được giảng dạy, tìm hiểu. Đồng thời, mang đến một cái nhìn khách quan và đúng nghĩa về hiện trạng du lịch cho sinh viên. - Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với môi trường phát triển du lịch và vấn đề sinh thái, bảo vệ môi trường ở những nơi đã đi qua. Từ đó, kích thích khả năng và đề ra giải pháp cho vấn đề phát triển du lịch, du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững. - Tạo điều kiện cho sinh viên có tinh thần hăng say, tự tìm hiểu, khả năng tư duy tự vận động, khảo sát thực tế. - Kích thích và tăng cường khả năng hoạt động, sáng tạo trong học tập, vui chơi; tạo cầu nối cho mối quan hệ và tinh thần làm việc tập thể trong vui chơi, học tập. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo  Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2006  Nhiều tác giả, Du lịch 3 miền, NXB Trẻ năm, 2000  Nguyễn Minh tuệ và nhóm tác giả, Địa lí du lịch, NXB TP. HCM, 1997  Nhiều tác giả, Non Nước Việt Nam, NXB văn hóa thông tin Trang web  Báo Quảng Ninh, Lầu Ông Hoàng thành phế tích, D=480  Báo Bình Thuận, Lầu Ông Hoàng - Một quần thể du lịch hấp dẫn ở Bình Thuận,  Báo Bình Thuận, Thắng cảnh Hòn Rơm, Báo cáo tham quan nhận thức: Hành trình sinh thái Nhóm 4 – DH06DL Page 37  Báo Bình Thuận, Hải đăng Khe Gà,  Báo Bình Thuận, Trường Dục Thanh,  Báo Bình Thuận, Hòn Rơm và khu du lịch Đồi Hồng, ategory_id=3&pro_id=11&category_sub_id=57&article_id=17022  Vietbalo, Hòn Rơm - Non xanh nước biếc, Quan-Du-lich/Mien-Trung/Binh-Thuan-Phan-Thiet/610/Hon-Rom---Non- xanh-nuoc-biec/  Hà Minh, Suối Tiên ở Phan Thiết, Tien-o-Phan-Thiet/50807865/419/  Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng, Biển Xanh - Hồ Cốc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhom 4 Bao cao hoan chinh R.pdf
Tài liệu liên quan