Lời mở đầu:
Nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được với hoạt động thực tế trong công tác quản lý Hành Chính Nhà nước. Trường đại học Hồng Đức – Khoa Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức đợt thực tập cho các sinh viên tại các cơ quan Nhà nước. Qua đợt thực tập, giúp sinh viên nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan đó; nắm vững quy trình công vụ, thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập; thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan giao cho. Qua đó giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính; học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, bổ sung, nâng cao kiến thức đã học tại trường và điều này sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên xác định được tư tưởng, những công việc cần phải làm và thêm nữa là biết mình cần phải trang bị thêm những kiến thức gì để có thể sẵn sàng làm việc ở một cơ quan nào đó.
Sau suốt quá trình được học tập và rèn luyện tại Trường đại học Hồng Đức, tôi được nhà trường, các thầy cô cũng như cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện, thời gian này tôi đang thực tập tại Phòng Nội vụ của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, về thực tập tại đây, tôi đã được làm quen với công việc của một người công chức nhà nước, và đạt được những điều như mục đích của đợt thực tập mà nhà trường đã muốn mang lại cho chúng tôi, và một trong số đó là đã hiểu rõ thêm về vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thực trạng hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân và tôi sẽ trình bày trong phần nội dung của báo cáo này.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân, cán bộ, công chức công tác tại phòng Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và tôi xin chân thành cảm ơn Nhà trường, cô Lê Thị Hồng Hạnh, đã hướng dẫn để tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Lời mở đầu 1
Chương I: khái quát chung về UBND Như Xuân và phòng nội vụ
I. đặc điểm tự nhiên và điều kiện ktxh huyện Như Xuân
1. Vị trí địa lí
2. Địa hình
3. Khí hậu, thời tiết
4. Hiện trạng đất đai năm 2003
5. Tình hình dân số
6. Cơ cấu kinh tế
7. Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua trong năm 2010
II. vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân
1. Vị trí tính chất
2. Nhiệm vụ quyền hạn
3. Tổ chức bộ máy
III. vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của phòng nội vụ huyện Như Xuân
1. Vị trí, chức năng
2. Nhiệm vụ quyền hạn
3. Tổ chức bộ máy
4. Mối quan hệ
Chương II: Thực trạng hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
I. Kết quả đạt được
II. Những mặt còn tồn tại
III. Nguyên nhân
IV. Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2010
V. kế hoạch và thời gian thực hiện
Chương III: một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
Kết luận
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên trước khi tốt nghiệp có thể tiếp cận được với hoạt động thực tế trong công tác quản lý Hành Chính Nhà nước. Trường đại học Hồng Đức – Khoa Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức đợt thực tập cho các sinh viên tại các cơ quan Nhà nước. Qua đợt thực tập, giúp sinh viên nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan đó; nắm vững quy trình công vụ, thủ tục hành chính, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập; thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan giao cho. Qua đó giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính; học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, bổ sung, nâng cao kiến thức đã học tại trường và điều này sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên xác định được tư tưởng, những công việc cần phải làm và thêm nữa là biết mình cần phải trang bị thêm những kiến thức gì để có thể sẵn sàng làm việc ở một cơ quan nào đó.
Sau suốt quá trình được học tập và rèn luyện tại Trường đại học Hồng Đức, tôi được nhà trường, các thầy cô cũng như cơ quan nơi thực tập tạo điều kiện, thời gian này tôi đang thực tập tại Phòng Nội vụ của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, về thực tập tại đây, tôi đã được làm quen với công việc của một người công chức nhà nước, và đạt được những điều như mục đích của đợt thực tập mà nhà trường đã muốn mang lại cho chúng tôi, và một trong số đó là đã hiểu rõ thêm về vị trí, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thực trạng hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân và tôi sẽ trình bày trong phần nội dung của báo cáo này.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân, cán bộ, công chức công tác tại phòng Nội vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và tôi xin chân thành cảm ơn Nhà trường, cô Lê Thị Hồng Hạnh, đã hướng dẫn để tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Chương I: Khái quát chung về UBND huyện
Như Xuân và phòng nội vụ
I. đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội huyện Như Xuân
1. Vị trí địa lí
Như Xuân là một huyện miền núi nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 60 km về phía đông có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp: Huyện Thường Xuân
- Phía Nam giáp các huyện: Nghệ An.
- Phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.
- phía đông giáp huyện Như Thanh
Huyện Như Xuân nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hoá, được thành lập trên cơ sở 17 xã thuộc huyện Như Xuân cũ (1-1997).
2. Địa hình
Phần lớn bề mặt lãnh thổ có độ cao trung bình từ 30 -50m (so với mặt nước biển). Địa hình có dạng mái nghiêng dốc về hướng đông (kiểu nghiêng mái nhà)
Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn
3. Khí hậu, thời tiết.
Như Xuân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng núi, nền nhiệt cao với hai mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa Đông khô hanh. Xen kẽ giữa hai mùa chính là mùa chuyển tiếp; giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt, giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân không rõ rệt, có mưa phùn. Trên địa bàn huyện Như Xuân còn chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng về mùa Hạ và sương muối về mùa Đông.
4. Hiện trạng đất đai năm 2003.
+Tổng diện tích của huyện: 86000ha
+ Nhóm Đất nông nghiệp, lâm nghiệp khoảng: 70.000ha. Chiếm 81% diện tích tự nhiên
+ Nhóm Đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng: 16000ha. Chiếm 19% diện tích tự nhiên
5. Tình hình dân số
Tổng dân số huyện Như Xuân tình đến năm 2003 có 59973 người, với 5 dân tộc anh em gồm:Kinh, Mường, Thái, Thổ, Tày
Huyện Như Xuân có 17 đơn vị hành chính trong đó có 2 thị trấn.
6. Cơ cấu kinh tế
- Tổng giá trị thu nhập quốc dân trên : 2313.27 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế : 7,6%/
+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 68,1%;
+ Ngành Tiểu thủ công nghiệp – XDCB: 15%
+ Dịch vụ thương mại: 16,9%.
+ Bình quân thu nhập đầu người trên 4 triệu đồng/người/năm.
7. Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua trong năm 2010
7.1. Mục tiêu tổng quát:
Nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá và bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất, tăng cường khai thác thế mạnh và tiềm năng ở mỗi vùng, miền; Chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống; Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội; Bảo đảm quốc phòng; an ninh và trật tự an toàn xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội quan tâm.
7.2. Chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% trở lên, trong đó:
+ Khu vực Nông, Lâm, nghiệp: 6,9%
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản: 25,6%
+ Dịch vụ thương mại: 13,6%
- Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm, nghiệp chiếm 55.0%; CN-TTCN-XDCB chiếm 20.0%; Dịch vụ thương mại chiếm 23.0%.
- Tổng sản lượng lương thực: 10000 tấn trở lên.
- Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn: 150 tỉ đồng
- Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp: 90 tỉ đồng
- Giá trị hàng hoá xuất khẩu: 8 triệu USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 7,94 triệu đồng.
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn: 26,5%.
- Giải quyết việc làm cho 1200 lao động.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn: 0,81%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 25,0%
- Khai trương xây dựng 5 làng, đơn vị văn hoá trở lên.
- Tỷ lệ xã đạt phổ cập: 100% (hoàn thành phổ cập THCS xã Thị trấn Yên Cát)
- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 7
- Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 3
II. vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân
1. Vị trí, tính chất.
Uỷ ban nhân dân nói chung và Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân nói riêng là bộ phận cấu thành quan trọng của bộ máy nhà nước, chiếm vị trí quan trọng trong thực thi quyền lực nhà nước. Điều 123 trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung thì vị trí, tính chất của Uỷ ban nhân dân được xác định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.
Về tính chất, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân lập ra, chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện những nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các vấn đề kinh tế – xã hội, văn hoá, giáo dục, quốc phòng, biến những quyết định của Hội đồng nhân dân thành hiện thực cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải bàn bạc, đưa ra những biện pháp hữu hiệu để các quyết định đó đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban nhân dân chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện quản lí toàn diện các quá trình diễn ra trên địa bàn lãnh thổ theo Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân tổ chức điều hành phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương, chỉ đạo, đôn đốc, bảo đảm để các cơ quan thực hiện đầy đủ, có kết quả những nhiệm vụ ở từng lĩnh vực công tác cụ thể, áp dụng những biện pháp thiết thực bảo đảm để các cơ quan hoạt động theo đúng tinh thần pháp luật. Mục đích hoạt động quản lí cuối cùng nhằm huy động mọi tiềm lực của địa phương phục vụ cho phát triển toàn diện địa phương, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân mỗi cấp. Qua đó, chức năng quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thể hiện thông qua những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định một cách cụ thể.
Là cơ quan nhà nước thẩm quyền chung, Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân quản lí tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên địa bàn huyện Như Xuân, do đó phạm vi hoạt động rất rộng, với những nhiệm vụ giải quyết rất khác nhau, được thể hiện thành 4 nhóm.
Trong thực hiện quản lí nhà nước:
Uỷ ban nhân dân huyện thống nhất quản lí nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…trên địa bàn huyện Như Xuân. Xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức hữu quan đảm bảo đúng tiến độ, đúng pháp luật….
Trong lĩnh vực pháp luật:
Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hôị đồng nhân dân cấp huyện. Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân; tiến hành kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện trong các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân; có các biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn huyện…
Uỷ ban nhân dân ban hành các quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá văn bản của nhà nước cấp trên vào hoạt động quản lý địa phương.
- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương:
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại địa phương. Căn cứ vào quy định của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập mới, sáp nhập hoặc giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; xây dựng các đề án phân vạch, điều chỉnh các đơn vị hành chính ở địa phương…
Uỷ ban nhân dân thực hiện công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương theo phân cấp của Chính phủ; tổ chức việc khen thưởng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật…
Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát:
Uỷ ban nhân dân huyện giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân của các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách địa phương, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã….
Uỷ ban nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; thanh tra, kiểm tra các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lãnh thổ; thanh tra giáo dục, đào tạo, quản lí hộ tịch, hộ khẩu…
3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân.
- Ông Dương Văn Mạnh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện: Phụ trách công tác nội chính xây dựng chính quyền, thi đua khen thưởng, kỷ luật, kế hoạch tài chính, kho bạc, thuế, quy hoạch xây dựng cơ bản. Công tác liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức cán bộ;
- Ông Lê Văn Vương - Phó chủ tịch thường trực: Điều hành thường trực của Uỷ ban khi Chủ tịch đi vắng, chịu trách nhiệm khoa học công nghệ - chương trình công nghệ thông tin, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, quản lý đô thị, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công;
- Ông Phạm Văn Hải - Phó chủ tịch: Chịu trách nghiệm về quản lý giáo dục, văn hoá - xã hội, tôn giáo. Phối hợp các hoạt động giữa UBND huyện với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng, các cơ quan, tổ chức, hội nghề nghiệp, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công;
- Ông Trần Văn Công - Phó chủ tịch: Quản lý các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công;
- Thực hiện các Quyết định:
+ Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh hoá về việc tách phòng Nội vụ – Lao động, thương binh và xã hội thành Phòng Nội vụ và Phòng Lao đông- thương binh và xã hội, sáp nhập phòng Tôn giáo vào Phòng Nội vụ thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
+Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh hoá về việc hợp nhất Phòng Thuỷ sản với Phòng Nông nghiệp và PTNT thành Phòng Nông nghiệp và PTNT thuộc UBND huyện;
+Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc đổi tên phòng Văn hoá-Thông tin-Thể thao thành phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
+Và Quyết định số 1490/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc giải thể Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của UB này sang các phòng có liên quan.
Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân còn có 12 phòng ban, phụ trách các lĩnh vực chuyên môn đã được quy định cụ thể:
1. Phòng Nội vụ
2. Phòng Lao động - Thương binh và xã hội
3. Phòng Tư pháp
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch
5. Phòng Công Thương - Xây dựng cơ bản
6. Phòng Giáo dục - Đào tạo
7. Phòng Nông nghiệp - Thuỷ sản
8. Văn phòng HĐND - UBND
9. Phòng Tài nguyên – Môi trường
10. Phòng Y tế
11. Phòng Văn hoá - Thông tin
12. Phòng Thanh tra
III. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của phòng nội vụ huyện Như Xuân
Phòng Nội vụ được tách từ phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội theo quyết định số1486/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá và được thành lập theo Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; và Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ được quy định:
Vị trí, chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nhiệp vụ của Sở Nội vụ. Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lí toàn diện, trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí được giao.
- Về tổ chức bộ máy:
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Về quản lí và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lí, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lí hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố;
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về công tác cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lí đối với cán bộ, công chức, viên chức;
+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lí công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo phân cấp.
- Về cải cách hành chính:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương;
+ Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lí nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn huyện.
- Về công tác văn thư lưu trữ:
+Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và lưu trữ huyện.
- Về công tác tôn giáo:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+ Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp huyện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lí và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lí các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- Thưc hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hê thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lí nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn.
- Quản lí tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lí của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lí tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thi trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Cơ cấu tổ chức:
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Nội vụ huyện Như Xuân
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
CHUYÊN VIÊN
CHUYÊN VIÊN
CHUYÊN VIÊN
CHUYÊN VIÊN
* Bộ phận lãnh đạo gồm có một Trưởng phòng và một Phó trưởng phòng là những người phụ trách, trực tiếp chỉ đạo về Nội vụ, Tôn giáo, Thi đua khen thưởng. Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo tỉnh uỷ, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh về mọi hoạt động của phòng. Được phân công cụ thể công việc cho từng nhân sự như sau:
- Đồng chí trưởng phòng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác Nội vụ, bộ máy cán bộ công chức, viên chức sự nghiệp, thi đua khen thưởng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng đựơc giao.
- Đồng chí Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, phụ trách tôn giáo, chính quyền cơ sở, địa giới hành chính, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật vê nhiệm vụ được phân công, khi Trưởng
phòng vắng mặt, Phó trưởng phòng được trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
- Các chuyên viên được phân công cụ thể:
+ 01 chuyên viên phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ xã, thị trấn, địa gới hành chính...
+ 01 chuyên viên theo dõi nhân sự ngành giáo dục; chuyển loại công chức, viên chức, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lí ngành giáo dục và trưởng phó phòng, ban cơ quan UBND huyện.
+ 01 chuyên viên theo dõi lương và nâng lương thường xuyên cho cán bộ giáo viên ngành giáo dục và cán bộ cơ quan UBND huyện.
+ 01 chuyên viên theo dõi tôn giáo, thi đua khen thưởng.
Việc tổ chức và phân công rõ ràng công việc của cán bộ công chức trong phòng như trên tránh diễn ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, công việc được giao, không có hoạt động gây khó dễ, trốn tránh nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý. Như vậy cán bộ, công chức khi được phân công phụ trách mảng công việc nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức triển khai công việc, thực hiện toàn bộ chế độ, chính sách theo quy định và quy chế làm việc của phòng. Được cụ thể hoá công việc cần làm trong kế hoạch làm việc hàng tuần, lãnh đạo phòng trực tiếp duyệt và thông qua kế hoạch công tác vào ngày thứ hai đầu tuần và tổng kết đánh giá vào bảng kế hoạch khi kết thúc tuần đó.
4. Mối quan hệ:
4.1. Mối quan hệ nội bộ
Từ việc phân công công việc cụ thể của từng thành viên trong phòng, các thành viên thực hiện công việc của mình và phối hợp hài hoà với nhau giải quyết công việc chung. Bên cạnh đó để làm tốt nhiệm vụ được giao, các thành viên trong phòng phải
có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết thống nhất giữa công việc mình phụ trách và công
tác chung của tập thể.
4.2. Mối quan hệ bên ngoài
* Với UBND huyện:
- Phòng chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND huyện;
- Phòng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước theo lĩnh vực cụ thể trên địa bàn.
- Phòng có trách nhiệm báo cáo công tác, phản ánh những khó khăn, vướng mắc đồng thời đề xuất những biện pháp giúp cấp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, tiếp nhận và triển khai nhanh chóng các chỉ thị của UBND huyện.
* Với các sở chuyên ngành:
- Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự giám sát, kiểm tra của các sở về công tác chuyên môn;(Sở Nội vụ, Ban tôn giáo tỉnh uỷ, ban thi đua Khen Thưởng tỉnh)
- Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoat động, những khó khăn vướng mắc của cấp cơ sở, công tác của phòng và kiến nghị các biện pháp giải quyết.
* Với UBND xã:
- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chủ trương chính sách pháp luật, quy định của nhà nước.
* Với các phòng ban chuyên môn:
Phòng Nội vụ là một trong những phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Như Xuõn. Ngoài thực hiện chức năng tham mưu cho huyện uỷ và UBND huyện thực hiện quản lí nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể., phòng cũng thực hiện chức năng phối hợp với các phòng ban chuyên môn khác thuộc Uỷ ban nhân dân huyện như :
- Phối hợp Tài chính - Kế hoạch và Phòng Giáo dục xây dựng biên chế hàng năm và dài hạn;
- Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường làm công tác quản lý địa giới hành chính, đất đai;
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, vận động quần chúng thực hiện quy chế
dân chủ cơ sở;
Như vậy Phòng thực hiện chức năng chủ yếu là tham mưu và phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng thực hiện nhiệm vụ chung cấp trên giao.
Chương II: thực trạng hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
I. Kết quả đạt được.
- Hoàn thành việc triển khai thực hiện phương án giải thể Uỷ ban dân số- Gia đình & Trẻ em để thành lập Trung tâm Dân số Kế hoạch hoá gia đình (tháng 8/2008), tách phòng Nội vụ- Lao động, thương binh và xã hội thành phòng Nội vụ và phòng Lao động - Thương binh và xã hội; sáp nhập phòng Thuỷ sản vào phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đổi tên phòng Văn hoá-Thông tin-Thể thao thành phòng Văn hoá và Thông tin, đồng thời chuyển giao nhiệm vụ của một số phòng ban của UBND huyện theo tinh thần Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/2/2008 và các Quyết định của UBND tỉnh.
- Hoàn thành việc tổ chức triển khai Nghị đinh số15/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận: 03 xã xếp loại 1, 7 xã xếp loại 2, 10 xã, thị trấn xếp loại 3.
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/03/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định phân công, phân cấp công tác tổ chức bộ máy cán bộ và công chức; Phòng đã hoàn thành việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ, quản lý của các ngành, các xã, thị trấn giai đoạn 2007 - 2010.
- Tổ chức chỉ đạo tách 3 thôn ở 2 xã: Thượng Ninh , Yên Lễ, Hóa Quỳ, theo Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 UBND tỉnh về việc tách, thành lập thôn mới tại các xã thuộc huyện Như Xuân.
- Phòng Nội vụ đã tham mưu cho cấp uỷ, UBND huyện chỉ đạo 10 xã, thị trấn, 50 thôn, phố và trên 35 cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện quản lý với tổng số cán bộ 648 người.
Trong đó: + Cán bộ công chức cấp xã là 280 người,
+ Cán bộ công chức UBND huyện là 61 người,
Cán bộ viên chức các ngành là 787 người.
Ngoài ra, còn tham mưu quản lý 39 đại biểu HĐND cấp huyện, 289 đại biểu HĐND cấp xã.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc tinh giảm bộ máy hành chính, đến nay toàn huyện đã giải quyết được 20 đối tượng về hưu trước tuổi.
- Thực hiện chế độ chuyển xếp lương, xếp ngạch cho 329 cán bộ, viên chức thuộc huyện quản lý, tổ chức xét tuyển 35 công chức cấp xã.
- Tổ chức và tham mưu cho Hội đồng Nâng lương, Hội đồng xét tuyển, chuyển ngạch công chức của huyện với tổng số là 329 cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó : + Nâng lương là 100 người.
+ Chuyển xếp ngạch là 200 người
+ Tuyển dụng 35 công chức cấp xã
- Giải quyết 80 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ BHXH.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong huyện và các cơ quan của tỉnh, của Trung ương đặt trụ sở trên địa bàn huyện để thẩm định công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đề bạt cán bộ…
- Hoàn thành việc tham mưu cho ban thường vụ huyện uỷ, UBND huỵên bổ nhiệm mới 14 cán bộ quản lý ngành giáo dục, bổ nhiệm lại 100 cán bộ quản lý ngành giáo dục, luân chuyển 25 cán bộ quản lý ngành giáo dục và điều động luân chuyển 30 giáo viên.
- Cùng với phòng Giáo dục hoàn thành việc xây dựng quy định về việc luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện.
- Tham mưu cho UBND huyện xử lý kỹ luật 3 cán bộ ở cấp xã vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, quản lý đất đai, quản lý xây dựng cơ bản.
- Tham mưu cho UBND huyện củng cố bộ máy chính quyền cơ sở xã Xuân Quỳ, xã Bình Lương, sau thanh tra.
- Về công tác đào tạo, tiếp tục chỉ đạo 2 lớp tại chức hệ vừa học, vừa làm cho cán bộ xã, 1 lớp Đại học nông nghiệp, 1 lớp Trung cấp văn hoá và đang tiếp tục chiêu sinh lớp trung cấp quản lý hành chính nhà nước.
- Phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và trường Chính trị tỉnh mở 2 lớp Trung cấp Chính trị tại chức cho cán bộ cấp huyện và cấp xã; bố trí cho 127 cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó, Đại học 70 người, Cao học 1 người và nghiên cứu sinh 0 người.
- Hàng năm phối hợp với các ngành đã tổ chức bồi dưỡng được từ 01 lớp về trình độ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức. Về trình độ chính trị hầu hết các đồng chí cán bộ, công chức đã được bồi dưỡng nâng cao từ sơ cấp trở lên; trong đó có 2% trình độ Cao cấp chính trị và 20 % trình độ Trung cấp chính trị.
- Tổ chức chỉ đạo tổng kết công tác Cải cách hành chính năm 2009 và triển khai trương trình nhiệm vụ năm 2010 trên địa bàn huyện.
- Tổ chức chỉ đạo sơ kết 03 năm thực hiện công tác Cải cách hành chính theo mô hình “ Một cửa” và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/06/2007 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 100% các xã đã thực hiện công tác Cải cách hành chính nói chung và cơ chế “một cửa” nói riêng.
- Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua: Phong trào Thi đua yêu nước năm 2009; Phong trào thi đua xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; Phong trào xây dựng Làng, Thôn, Khu phố văn hoá, tích cực học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phong trào Thi đua giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội....
- Thực hiện Quyết định 98/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 20/ 08/ 2008 đã nhận .639 Bằng khen kèm Quyết định, chuyển lên Thi đua khen thưởng tỉnh 261 hồ sơ và hiện đang duyệt tại huyện 100 hồ sơ của đối tượng có thành tích tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Khen thưởng thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh Dự bị động viên và Pháp lệnh Dân quân tự vệ giai đoạn (1996 - 2008) cho 6 tập thể; Khen thưởng thực hiện Nghị quyết liên tịch số 2308 và số 02 năm 2008 cho 8 tập thể và 12 cá nhân; Khen thưởng 20 năm "Ngày Biên phòng toàn dân" tặng Giấy khen cho 4 tập thể và 6 cá nhân; Khen thưởng đột xuất động viên phong trào vì an ninh tổ quốc....
- Xét khen thưởng năm học 2009 - 2010 cho ngành Giáo dục, tặng giấy khen cho 20 tập thể, công nhận 41 Chiến sỹ thi đua cơ sở, thưởng cho 5 giáo viên có học sinh giỏi cấp Quốc gia và cấp tỉnh, , 12 học sinh đạt giải tỉnh và 10 học sinh đạt giải nhất huyện. Khen thưởng dòng họ, khu dân cư hiếu học tặng Giấy khen và công nhận 3 dòng họ,(Lờ, Bựi, Nguyễn) khu dân cư hiếu học có thành tích tiêu biểu năm 2009…
Công tác Nội vụ từ năm 2008 đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần vào việc ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện. So với năm 2007, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện đã có những bước tiến đáng kể, trình độ đại học đã đạt đến 12%, trình độ cao đẳng 8%, trình độ trung cấp 20% còn lại là trình độ sơ cấp 3%(chủ yếu nằm ở đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã).
II. Những mặt còn tồn tại:
Phòng Nội vụ huyện Như Xuân thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả đáng kể, đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt chức năng của một cơ quan chuyên môn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế như sau:
- Công tác quản lý cán bộ công chức cấp cơ sở vẫn chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra nhiều trường hợp bị xử lí kỷ luật. Việc nắm bắt tình hình cán bộ còn chưa cập nhật thường xuyên để uốn nắn, xử lý những sai phạm, chỉ khi sự việc được nhân dân
khiếu kiện nhiều mới đưa ra kiểm điểm, cách chức làm mất lòng tin của bộ phận nhân dân.
- Việc xây dựng các văn bản hành chính còn nhiều hạn chế, chưa đúng yêu cầu về thể thức, đôi khi thông tin chưa được xử lí chính xác và cụ thể, thuật ngữ và văn phong chưa thích hợp ảnh hưởng đến nội dung của văn bản.
- Cán bộ công chức trong phòng còn chưa đủ, một người phải kiêm nhiều công việc, dẫn đến giải quyết công việc chưa được nhanh chóng.
- Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng với nhu cầu của công việc, còn thiếu máy vi tính, thiếu máy photocoppy, máy fax, đang còn phải sử dụng máy vi tính đời cũ; bàn ghế đã cũ, tủ đựng tài liệu còn thiếu, điều kiện làm việc còn chật chội nên ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.
- Một số cán bộ công chức đang công tác tại phòng tuổi đã cao trong khi trình độ chuyên môn thì không đáp ứng với yêu cầu của công việc nhưng vẫn làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước để chờ đến tuổi nghĩ hưu. Như vậy dẫn đến hiệu quả của công việc không cao, gây khó khăn cho công tác tổ chức cán bộ, cũng không thể chuyển cán bộ thay thế vị trí yêu cầu.
- Nguồn cán bộ bổ sung cho phòng còn thiếu, chủ yếu là lực lượng cán bộ cũ, tuổi đã khá cao đang theo học các lớp để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Hiện tượng cho nợ bằng cấp vẫn còn nhiều trong cơ quan hành chính nhà nước, vì thế phải dành nhiều thời gian để tham gia học các lớp nâng cao trình độ, gây kém hiệu quả trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong khi một đội ngũ nguồn nhân lực cho cơ quan nhà nước trẻ, năng động, có năng lực, có bằng cấp chưa được sử dụng vẫn còn rất nhiều.
III. Nguyên nhân
- Công tác kiểm tra thực tế ở cơ sở để nắm bắt tình hình còn chưa được thường xuyên, việc kiểm tra còn chưa sát sao, hầu hết là đánh giá theo báo cáo của cấp cơ sở dẫn đến tình trạng không đánh giá đúng tình hình thực tế, làm thiếu hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước.
- Khả năng xây dựng văn bản hành chính của cán bộ trong phòng còn chưa cao, việc nắm bắt nội dung các văn bản đề nghị đôi khi còn nhầm lẫn. Việc soạn thảo văn bản thường do trưởng, phó phòng tiến hành, nhân viên đảm nhận việc trình bày theo khuôn mẫu nên tính tham mưu trong việc ban hành văn bản ngay tại phòng còn hạn chế, làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan.
- Theo sơ đồ phòng Nội vụ đã được UBND tỉnh, sở Nội vụ tỉnh biên chế cơ cấu lãnh đạo và các chuyên viên, nhưng do mới tách từ tháng 01/2009, phòng chưa bổ sung kịp được nhân sự nên cán bộ trong phòng còn phải kiêm nhiệm nhiều mảng công việc dẫn đến giải quyết công việc chưa được nhanh chóng.
- Do việc tuyển dụng cán bộ từ những năm trước với bằng cấp thấp, mà vẫn chưa đến tuổi nghĩ hưu, để đáp ứng được yêu cầu của công việc buộc phải đi học các lớp nâng cao trình độ.
- Việc sử dụng, sắp xếp cán bộ vào các phòng ban chuyên môn nhiều trường hợp còn chưa hợp lí, đó là vấn đề sắp xếp chưa đúng với trình độ đã được đào tạo từ trước, không áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế công việc của phòng, làm hạn chế sự phát huy khả năng, gây tâm lí không nhiệt tình với công việc, khi thuyên chuyển, thời gian đầu chưa thể đáp ứng yêu cầu công việc làm giảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Do cán bộ tuổi đã cao, không được đào tạo về tin học văn phòng, dẫn đến việc xử lí trên máy vi tính còn chậm.
- Máy vi tính ở phòng chưa được nối mạng Internet và mạng Lan, dẫn đến thông tin không được cập nhật thường xuyên và hạn chế trong việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban.
- Công tác tạo nguồn thu hút sinh viên ra trường còn chưa phát huy hiệu quả, đôi khi thông tin tuyển dụng vào các vị trí cần thiết còn chưa công khai rộng rãi khi thông tin đến được với người muốn làm việc thì hạn nộp hồ sơ đã kết thúc khiến họ không thể tham gia xét tuyển, thi vào cơ quan, đơn vị.
- Tác phong, lề lối làm việc của phòng ban chưa thực sự đổi mới, chưa thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, chất lượng thông tin thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
IV. Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2010
1. Tập trung tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng năm 2009 và triển khai nhiệm vụ công tác thi đua năm 2010.
2. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính và đề án 30 về công tác cải cách hành chính của tỉnh.
3. Tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm cán bộ, sắp xếp cán bộ trong cơ quan UBND huyện theo Quyết định số 3026/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2008 của UBND huyện về việc phê duyệt phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
4. Tham mưu cho UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 248/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề án giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, nhân viên hành chính ngành giáo dục dôi dư.
5. Tham mưu cho UBND huyện thực hiện đề án bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lí ngành giáo dục.
6.Tham mưu cho UBND huyện thực hiện đề án tiếp nhận, điều động và luân chuyển giáo viên trong ngành giáo dục năm 2009.
7. Tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2010.
8. Rà soát, sắp xếp và bổ sung nguồn cán bộ kế cận cho các ngành và các xã, thị trấn trong huyện.
9. Tập trung giải quyết chế độ chính sách và sắp xếp lại một số chức danh cán bộ xã, thị trấn.
10. Tổ chức chỉ đạo công tác quản lí văn thư lưu trữ ở cơ sở.
11. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn huyện.
12. Kiểm tra thực hiện công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và các mốc địa giới hành chính trên địa bàn toàn huyện
13. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất của UBND huyện và ngành giao.
V. kế hoạch và thời gian thực hiện nhiệm vụ
1. Quý I:
a, Công tác cải cách hành chính:
- Tập trung chỉ đạo công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện.
- Kiện toàn tổ chuyên viên giúp việc cho chủ tịch huyện về cái cách hành chính.
- Tổ chức, chỉ đạo, kiện toàn bộ phận một cửa từ huyện đến các xã, thị trấn.
- Tổ chức đi tham quan, nghiên cứu, học tập các mô hình làm tốt công tác cải cách hành chính.
b) Công tác thi đua - khen thưởng:
- Chỉ đạo các ngành, các đơn vị nộp báo báo (Khen cao) thành tích thi đua khen thưởng năm 2009 và đăng ký thi đua khen thưởng năm 2010.
- Hướng dẫn thi đua khen thưởng năm 2010.
c) Công tác tổ chức :
- Tổ chức bàn giao hồ sơ y tế xã, thị trấn về trung tâm y tế huyện.
- Tổ chức khai giảng lớp trung cấp quản lý hành chính nhà nước hệ vừa học, vừa làm tại huyện.
- Triển khai quyết định số 248/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề án giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, nhân viên hành chính ngành giáo dục dôi dư.
- Tổ chức kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo đề án của UBND huyện.
đ) Công tác địa giới hành chính:
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện và quản lý hồ sơ địa giới, mốc giới hành
chính ở các xã, thị trấn.
e) Công tác tôn giáo.
- Kiểm tra nắm tình hình đời sống và các hoạt động của các tôn giáo ở cơ sở.
2- Quý II:
a) Công tác cải cách hành chính:
- Tiếp tục chỉ đạo và đi kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính ở cơ sở.
- Tổ chức giao ban việc thực hiện công tác cải cách hành chính.
b) Công tác thi đua - khen thưởng:
- Thông báo tình hình đăng ký thi đua năm 2010 .
- Đi kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua - khen thưởng ở cơ sở.
c) Công tác tổ chức:
- Rà soát quy hoạch bổ sung cán bộ kế cận .
- Làm quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học.
- Tiếp tục chỉ đạo tinh giảm biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc tinh giảm bộ máy hành chính và đề án của UBND tỉnh
- Tổ chức việc thực hiện nâng lương, nâng ngạch cho cán bộ công chức, viên chức.
d) Công tác văn thư lưu trữ.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ ở cơ sở.
3- Quý III:
a) Công tác cải cách hành chính:
- Tổ chức sơ kết thực hiện công tác cải cách hành chính ở cơ sở.
b) Công tác tổ chức:
- Tiến hành triển khai thực hiện công tác và bổ nhiệm quản lý trường học - Tham mưu tổ chức tuyển dụng, điều động công chức, viên chức năm 2009.
- Kiểm tra việc thực hiện quản lý, sử dụng biên chế và các chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức ở cơ sở.
4- Quý IV:
a) Công tác cải cách hành chính.
- Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện công tác cải cách hành chính ở cơ sở.
- Tổng hợp tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện báo cáo tỉnh.
b) Công tác tổ chức:
- Xây dựng quy hoạch cán bộ chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp 2010.
- Chỉ đạo tổng kết công tác đào tạo tại chức tại huyện ( Lớp Đại học nông học và lớp Trung cấp quản lý văn hoá).
- Tập trung giải quyết các chế độ chính sách và công tác cán bộ.
c) Công tác thi đua khen thưởng :
- Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác thi đua khen thưởng năm 2009 và tổ chức xét các danh hiệu thi đua-khen thưởng thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhà nước năm 2010.
d) Công tác tôn giáo:
Tổ chức kiểm tra tình hình đời sống và các hoạt đông của tôn giáo ở cơ sở.
e) Công tác văn thư lưu trữ.
- Tổ chức hội nghị sơ kết công tác văn thư lưu trữ ở cơ sở.
Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên còn tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ đột xuất của UBND huyện và ngành giao.
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân
- Cán bộ, công chức trong phòng cần tăng cường xuống cấp cơ sở để nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo, uốn nắn những hiện tượng sai lệch với đường lối, chủ trương đã đề ra.
- Cần đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về trình độ tin học cho cán bộ, công chức, nâng cao hơn nữa kỹ năng xây dựng văn bản hành chính, thực hiện quản lí tài liệu một cách khoa học hơn để không mất nhiều thời gian tìm lại khi có công việc liên quan.
- Cần bổ sung kịp thời cán bộ, công chức cho phòng để giảm bớt gánh nặng công việc, đảm bảo hoạt động phối hợp với nhau mang lại hiệu quả cao.
- Việc sử dụng, sắp xếp, thuyên chuyển cán bộ vào các phòng cần phù hợp với trình độ họ đã đựơc đào tạo từ trước.
- Nâng cao cơ sở vật chất làm việc như các tủ chứa hồ sơ, bàn ghế làm việc, trang bị thêm máy fax, máy photocoppy, máy vi tính, đặc biệt thay thế loại máy tính cũ hoạt động kém và bổ sung máy tính đảm bảo mỗi người một máy, kết nối internet, thực hiện nối mạng nội bộ (LAN) để đảm bảo hoạt động linh hoạt, hiệu quả của phòng.
- Thường xuyên khảo sát trình độ chuyên môn của cán bộ công chức trong phòng để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho thích hợp.
- Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật thích đáng để nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc.
- Cải tiến chế độ tiền lương và những đãi ngộ vật chất khác để cán bộ công chức yên tâm làm việc, tránh hiện tượng tham nhũng.
- Thực hiện công khai hoá việc tuyển dụng công chức theo đúng quy định của pháp luật tức là cần có các tiêu chí tiêu chuẩn cụ thể khi tuyển cán bộ vào làm trong cơ quan.
- Cùng với sự chỉ đạo của cấp uỷ, HĐND, UBND phòng phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác tham mưu, tổ chức, chỉ đạo, quản lý của mình vừa theo sự phát triển chung của đất nước vừa phù hợp với đặc điểm của địa phương .
- Phối hợp cùng với cơ quan chuyên môn làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện thuộc chức năng quản lý nhà nước về công tác nội vụ. Tham mưu cho UBND huyện kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn, đơn vị theo nghị định 172/2004/NĐ - CP của Chính phủ.
- Chủ động tham mưu giúp huyện uỷ, UBND huyện bố trí cán bộ công chức xã đúng với bằng cấp chuyên môn, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cấp cơ sở.
- Làm tốt công tác điều động, bổ nhiệm tiếp nhận theo sự chỉ đạo của UBND, tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn bổ sung cán bộ công chức cấp xã.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính các cấp; cán bộ, công chức cấp xã và nguồn nhân lực hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, gắn đào tạo với quy hoạch sử dụng; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.
- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật.
- Yêu cầu cán bộ công chức của phòng lên kế hoạch làm việc vào thứ hai đầu tuần, trình phó phòng duyệt. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, hổ trợ cán bộ trẻ hoàn thành công tác, tạo điều kiện để nâng cao khả năng tham mưu, tổ chức, chỉ đạo quản lý của phòng, hướng dẫn cán bộ xã trong lĩnh vực chuyên môn.
Lời kết thúc
Trong đợt thực tập cuối khoá này ( từ ngày 1/3 đến 2/4/2011), thời gian thực tập tuy không dài nhưng đối với tôi vô cùng bổ ích, qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi đã được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như tình hình hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân. Bên cạnh đó tôi còn được tham gia vào các hoạt động của phòng Nội vụ huyện Như Xuân, được làm những công việc của một người công chức ở phòng Nội vụ và còn hiểu sâu hơn nhiều vấn đề được học ở nhà trường, áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, tăng khả năng ứng dụng tin học trong quản lý hành chính. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình thực tập và báo cáo thực tập của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Hồng Đức, UBND huyện Như Xuân, phòng Nội vụ huyện Như Xuân, Cô Lê Hồng Hạnh đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này.
Mục lục Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: khái quát chung về UBND Như Xuân và phòng nội vụ …………….02
I. đặc điểm tự nhiên và điều kiện ktxh huyện Như Xuân…………………………..02
1. Vị trí địa lí...........................................................................................................02
2. Địa hình..............................................................................................................02
3. Khí hậu, thời tiết.................................................................................................02
4. Hiện trạng đất đai năm 2003...............................................................................02
5. Tình hình dân số.................................................................................................03
6. Cơ cấu kinh tế.....................................................................................................03
7. Mục tiêu và chỉ tiêu thi đua trong năm 2010.....................................................03
II. vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy của uỷ ban nhân dân huyện Như Xuân..................................................................................................................04
1. Vị trí tính chất.....................................................................................................04
2. Nhiệm vụ quyền hạn...........................................................................................05
3. Tổ chức bộ máy..................................................................................................07
III. vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của phòng nội vụ huyện Như Xuân.............................................................................................08
1. Vị trí, chức năng....................................................................................................09
2. Nhiệm vụ quyền hạn..............................................................................................09
3. Tổ chức bộ máy.....................................................................................................13
4. Mối quan hệ...........................................................................................................15
Chương II: Thực trạng hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân…………….16
I. Kết quả đạt được………………………………………………………………..19
II. Những mặt còn tồn tại…………………………………………………………19
III. Nguyên nhân......................................................................................................29
IV. Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2010............................................................22
V. kế hoạch và thời gian thực hiện……………………………………………….23
Chương III: một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng nội vụ huyện Như Xuân………………………………………………………………..25
Kết luận………………………………………………………………………….28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_tap_0656.doc