- Tắt máy rung, đưa thùng nhiên liệu ra ngoài
- Đưa đĩa bên trên đối trọng vào, rung đầm và rung nắp khoảng 4 đến 5 phút
- Cho máy rung (cả đầm cạnh và đầm nắp) chạy tiếp tục trong 3 đến 4 phút
- Tắt máy rung, đưa đĩa chêm và đối trọng ra
- Dùng XM, bàn xoa sửa lại bề mặt trên cống bị tróc, sứt do khi cẩu đĩa và đối trọng.
- Tháo 4 tăng đơ giữa vỏ và giá máy ra, dùng palăng tời điện nâng đưa vỏ, đĩa dưới, ống cống bê tông ra đặt nơi quy định.
- Quy trình đưa ống cống ra khỏi lõi mặt cống sẽ bị tróc, sứt, lúc đó ta sẽ dùng xi măng xoa trát lại.
- Hạ ống xuống đất, nhả 4 khóa giữa đĩa và vỏ khuôn, mở khóa hãm ở thân vỏ khuôn để vỏ tự bung ra, dùng palăng tời điện nhấc đưa vỏ ra ngoài
- Lấy xi măng, bàn xoa sửa lại những chỗ cống bêtông bị tróc
- Bảo dưỡng cống: qua quá trình BT đông cứng (3 ngày) phải duy trì độ ẩm, do vậy thường xuyên tưới nước vào bề mặt bê tông. Cứ 3 giờ tưới nước một lần, phun nước dạng sương mù, không dùng vòi xối nước vào bề mặt bê tông
Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, công nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên phòng Kinh tế- thị trường_ nơi mà em đã trực tiếp tham gia thực tập. Bản thân em đã vận dụng được những kiến thức trong nhà trường vào thực tế và học hỏi nhiều điều bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng CTGT nói chung và nhân viên phòng Kinh tế- thị trường nói riêng đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 phòng kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP
-----* * * *-----
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 118
PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:
TRỤ SỞ CHÍNH:
Địa chỉ : Thị trấn Cầu Diễn- Huyện Từ Liêm- Thành phố Hà Nội
Giám đốc: Phan Chí Vĩnh
NĂM THÀNH LẬP:
Thành lập năm 1982 với tên ban đầu là Công trường 20, có nhiệm vụ xây dựng khu đầu mối giao thông – thành phố Hà Nội
Đến năm 1984 Công trường 20 được đổi thành Xí nghiệp xây dựng đường212- thuộc liên hiệp xây dựng đường giao thông II
Năm 1993 xí nghiệp xây dựng đường 212 đổi thành Công ty công trình giao thông118 – thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I
Năm 2002 Công ty công trình giao thông 118 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.
CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH:
Xây dựng công trình giao thông trong và ngoài nước ( bao gồm: Cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng)
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi và đường điện dưới 35 KV
Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, giao thông vận tải
Khai thác khoáng sản và kinh doanh chế biến vật liệu xây dựng, cấu kiện thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa.
Sửa chữa xe máy, thiết bị thi công, sản xuất và gia công cơ khí.
Thí nghiệm vật liệu, đầu tư, giám sát các công trình không do công ty thi công
Kinh doanh bất động sản
Kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn.
TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP THEO HÌNH THỨC :
- Cổ phần
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 được thành lập theo quyết định
528/ 2001/ QĐ/ BGTVT ngày 28/2/2001 và hoạt động từ ngày 01/ 01/ 2002.
Là một doanh nghiệp được chuyển đổi hình thức sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước Công ty công trình giao thông 118 thuộc Tổng công ty xây dựng CTGT I, Bộ giao thông vận tải.
Công ty công trình giao 118 được thành lập năm 1982 do yêu cầu xây dựng giao thông khu đầu mối Hà Nội và xây dựng công trình cầu Thăng Long, sau đó tham gia xây dựng các công trình trong cả nước với chức năng chính là xây dựng các công trình giao thông .
Ngay khi mới thành lập Công ty đã được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại và có đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh mẽ đủ khả năng thi công các công trình trọng điểm của quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải. Qua 20 năm hoạt động công ty đã tham gia xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhiều công trình như tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long- Nội Bài, quốc lộ 32, quốc lộ 34, quốc lộ 5, quốc lộ 1A, quốc lộ 21 và nhiều các tỉnh lộ trên toàn quốc, góp phần không nhỏ trong công cuộc giải phóng đất nước.
Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty đã không ngừng cải tiến mọi mặt về thiết bị, nhân lực, cơ chế quản lý. Công ty đã tích cực mua nhiều chủng loại thiết bị phù hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, đúc kết kinh nghiệm và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để theo kịp trình độ thi công ngày một tiên tiến. Công ty công trình giao thông 118 cũng luôn chú trọng đến việc giữ chữ tín đối với khách hàng, mở rộng quan hệ đối với các đợn vị bạn, cạnh tranh lành mạnh để vươn lên đứng vững trên thị trường, làm chủ khoa học kĩ thuật, công nghệ và tham gia đấu thầu thi công các dự án mới trong nước và quốc tế.
Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, công ty đã có sự đổi mới mạnh mẽ và toàn diện tạo nên những bước tiến nhảy vọt. Sau 3 năm đầu đổi mới, sản lượng năm 2001 đã tăng lên gấp 10 lần so với năm 1998. Công ty đã tạo lập một hệ thống quản lý thi công, thiết bị, tài chính rất hiệu quả, đóng góp tích cực trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt giúp cho công ty có được nguồn tài chính ổn định và lành mạnh.
Trong thời gian gần đây công ty đã và đang đồng thời thi công nhiều công trình lớn như:
Quốc lộ 1A Dự án Vinh - Đông Hà, (Km 546- Km 570) giá trị 43 tỷ đồng.
Quốc lộ 1A Dự án Đông Hà- Huế, (Km 756- Km778) giá trị 60 tỷ đồng
Hệ thống giao thông Thủy điện Đại Ninh giá trị 41 tỷ đồng
Dự án xây dựng vành đai III- Thành phố Hà Nội giá trị 45 tỷ đồng
Quốc lộ 34 Cao Bằng (Km 128- Km146) giá trị 30 tỷ đồng
Dự án khu công nghiêp Dung Quất giá trị 16 tỷ đồng
Đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận Hà Tĩnh giá trị 15 tỷ đồng
Hệ thống giao thông vào khu nguyên liệu mía Anh Sơn – Nghệ An giá trị 22 tỷ đồng.
Đường 353 Hải Phòng giá trị 12 tỷ đồng
Các công trình giao thông thuộc tỉnh Long An trị giá 30 tỷ đồng
Cầu An Lập, cầu Rạch Bàng thành phố Hồ Chí Minh giá trị 35 tỷ đồng.
Các dự án thuộc khu vực Hà Nội như Khu đô thị mới Định Công, Linh Đàm, khu văn công Mai Dịch….và nhiều công trình cầu, đường của các địa phương trong cả nước.
Tất cả các công trình công ty hiện đang tham gia đều được chủ đầu tư và các đơn vị giám sát đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, có giải pháp kỹ thuật hợp lý, tiên tiến, có các sản phẩm đẹp và đa dạng.
Chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần từ năm 2002, với phương châm đa dạng về ngành nghề, tiên tiến về công nghệ, năng động trong kinh doanh, công ty đang tích cực đổi mới một cách sâu sắc, toàn diện hơn nữa, tiếp tục mở rộng thị trường và đa dạng hóa ngành nghề, trong đó lấy việc đầu tư và xây dựng cầu, đường, bến cảng làm trọng tâm.
Từ năm 1999 công ty đã đi đầu trong việc thiết lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh bằng mạng máy tính nội bộ. Nhiều phần mềm về quản lý tác nghiệp được sử dụng trong toàn bộ hệ thống quản lý ở cơ quan, đạt hiệu quả cao.
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000- 2000 vào công tác quản lý và đến giữa năm 2003 đã được cấp chứng chỉ quốc tế về hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn này.
Với kinh nghiệm và năng lực về con người, thiết bị, hiện nay công ty đã có đủ khả năng tham gia, hội nhập trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng mở rộng và phát triển tại Việt Nam.
Lực lượng lao động: Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ và được tiếp cận với công nghệ thi công tiên tiến. Với công nghệ thực tiễn trên 20 năm, thông qua việc thi công các dự án lớn trong nước và quốc tế, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã được rèn luyện, thử thách và có đủ khả năng đứng vững, vươn lên trong cơ chế cạnh tranh thị trường hiện nay.
Trong chiến lược phát triển, công ty đặc biệt coi trọng việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế tài chính, cán bộ quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ năng tốt, tay nghề giỏi. Luôn trang bị cho cán bộ công nhân viên đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng kịp thời mọi lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Xe máy thiết bị thi công: Để đạt trình độ thi công đồng bộ, tiên tiến toàn bộ các dây chuyền sản xuất, công ty đã đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đổi mới thiết bị cho phù hợp với các công trình công nghệ thi công mới như: Trạm trộn bê tông nhựa có công suất 104 tấn/h, dây chuyền nghiền sàng liên hợp sản xuất cấp phối, các dây chuyền đúc cấu kiện bê tông, dây chuyền thi công nền, móng, mặt đường góp phần làm cho công trình mà công ty đang thi công đạt chất lượng và hiệu quả cao, hạ giá thành sản phẩm.
Tình hình tài chính: Trong một thời gian dài, tài chính của công ty lành mạnh và ổn định. Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán cao. Cơ cấu vốn và tài sản được phân bổ hợp lý, phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất, kinh doanh được sử dụngcó hiệu quả, vốn quay vòng nhanh, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty ngày càng tăng. Công ty luôn chú trọng tích lũy để tái đầu tư, tăng cường năng lượng sản xuất. Công ty thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các nghĩa vụ đối với nhà nước, từng bước ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Công ty luôn mở rộng mối quan hệ với các đơn vị bạn, liên doanh, liên kết tạo đủ sức mạnh để tham gia đấu thầu trong nước và quốc tế. Hoàn thành tốt mọi nhiệm và tìm thêm việc làm từ các địa phương để công ty đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.
HỒ SƠ KINH NGHIỆM
Tổng số năm có kinh nghiệm trong công việc xây dựng chuyên ngành
TT
Quy mô và tính chất công việc
Số năm kinh
nghiệm
1
Xây dựng cầu, cống và đường ô tô cấp IV, V miền núi
Mặt đường cấp phối đá dăm, mặt đường thấm nhập nhựa
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
21
2
Xây dựng đường ô tô cấp cao mặt thảm bê tông asphal
theo tiêu chuẩn AASHTO
14
3
Xây dựng cầu, cống và đường ô tô cấp II, III đồng bằng
Mặt đường thấm nhập nhựa theo tiêu chuẩn Việt Nam
21
4
Xây dựng cầu và đường sắt khổ 1m, 1.2m
15
5
Xây dựng cầu nhỏ và trung- đường ô tô cấp II, III đồng
bằng, mặt đường thảm bê tông asphalt
15
6
Xây dựng, san lấp mặt bằng khu dân cư, khu công
nghiệp
21
7
Xây dựng các công trình dân dụng
7
BẢNG KÊ KHAI CÁN BỘ
KHOA HỌC KỸ THUẬT DOANH NGHIỆP
TT
Danh mục nghề
Số lượng
Ghi chú
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1
Kỹ sư đường sắt,bộ
106
2
Kỹ sư cầu
40
3
Kỹ sư cơ khí
15
4
Kỹ sư chế tạo máy
7
5
Kỹ sư cơ điện
5
6
Kỹ sư kinh tế xây dựng
10
7
Cử nhân kinh tế tài chính
9
8
Kỹ sư xây dựng dân dụng
5
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1
Cao đẳng giao thông đường sắt,bộ
15
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1
Trung cấp cơ khí
11
2
Trung cấp cầu đường
20
NỘI DUNG THỰC TẬP
PHẦN I: CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ
Mục đích của các bước khảo sát thiết kế:
Khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là thu thập những tài liệu cần thiết để sơ bộ đánh giá sự cần thiết phải đầu tư công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công trình và ước đoán tổng mức đầu tư, chọn hình thức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội của dự án.
Khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi là thu thập những tài liệu xác định sự cần thiết phải đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, qui mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất các giải pháp hợp lí, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội của dự án.
Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật là thu thập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập hồ sơ thiết kế kĩ thuật và dự toán công trình, cũng như lập hồ sơ đấu thầu phục vụ cho công tác đấu thầu hay chỉ định thầu.
Khảo sát thiết kế lập bản vẽ thi công được thực hiện để phục vụ cho thi công công trình cầu, đường theo các phương án công trình đã được duyệt khi thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây dựng. Thiết kế lập bản vẽ thi công thường do nhà thầu lập
Trình tự tiến hành các bước khảo sát thiết kế công trình xây dựng giao thông
Khi nhận nhiệm vụ tiến hành khảo sát lập báo cáo NCTKT,NCKT hay TKKT một công trình các đơn vị tư vấn phải tiến hành công việc theo các bước sau đây:
* Lập đề cương nghiên cứu .
Đề cương lập bao gồm nội dung sau đây:
Tên dự án: theo quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
Tên chủ đầu tư.
Tên đơn vị tư vấn.
Địa điểm công trình
Phạm vi nghiên cứu của tong đối tượng thiết kế trong dự án.
Mức độ nghiên cứu các công trình đơn vị, các hạng mục công trình.
Phạm vi điều tra, thu thập, khảo sát các thông tin cần thiết phục vụ cho từng đối tượng thiết kế trong dự án, mức độ tương ứng với NCTKT, NCKT hay TKKT và phù hợp với đặc trưng đơn giản hay phức tạp của đối tượng thiết kế.
Dự kiến hoàn thành các dự thảo báo cáo hay hồ sơ.
Các dự kiến khác có liên quan.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét đề cương và phê duyệt đề cương để tư vấn tiến
hành các bước tiếp theo.
* Nghiên cứu thu thập số liệu
Đơn vị tư vấn căn cứ vào đề cương đã được duyệt tiến hành các bước nghiên cứu trong phòng, nghiên cứu thực địa để có các số liệu cần thiết phục vụ cho lập báo cáo hay thiết kế công trình
* Lập báo cáo hay thiết kế công trình
Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được, tiến hành lập báo cáo NCTKT, NCKT hay TKKT công trình theo các hồ sơ mẫu hiện hành
Nội dung công tác thiết kế ở bước lập dự án tiền khả thi.
* Điều tra, thu thập , khảo sát các số liệu kinh tế xã hội
Mục đích của việc điều tra thu thập, khảo sát các số liệu về kinh tế xã hội nhằm cung cấp các tài liệu để làm căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư; dự báo lượng vận tải hàng hóa, hành khách; xem xét vị trí công trình xây dựng; xem xét các tác động của dự án tới các nghành, các thành phần kinh tế, các nhóm dân cư trong vùng trong thời gian thực hiện dự án và đưa dự án vào khai thác.
Các số liệu kinh tế xã hội cần điều tra, thu thập, khảo sát bao gồm
Tình hình kinh tế xã hội chung của vùng: dân số, dân sinh vùng dự án
Các chỉ tiêu chung phát triển kinh tế xã hội các năm trước thông qua các số liệu thống kê báo cáo của các ngành, các địa phương liên quan tới dự án.
Các ngành kinh tế, các cơ sở kinh tế quan trọng trong vùng về lượng nguyên vật liệu sử dụng, sản phẩm hàng năm…
Các qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội trong vùng dự án.
Địa diểm công trình có thuận lợi và khó khăn gì.
Các điều kiện hạ tầng kĩ thuật vùng dự án: mạng lưới giao thông, điện nước…
* Điều tra thu thập các số liệu về giao thông vận tải
Tùy theo qui mô dự án, mức độ đơn giản hay phức tạp và khả năng thực tế mà đề ra yêu cầu khảo sát đầy đủ hay một số các số liệu GTVT sau:
Giao thông vận tải đường bộ: mạng lưới giao thông hiện tại trong vùng dự án, cấp hạng kĩ thuật, lưu lượng giao thông, tình hình an toàn giao thông trên đường; nguồn hàng và yêu cầu chuyên chở; các dự báo đã có trước đó; qui hoạch phát triển mạng lưới đường và giao thông trong vùng…
Giao thông vận tải đường sắt: hệ thống đường, nhà ga, năng lực thông qua, an toàn giao thông; nguồn hàng và yêu cầu vận tải; quy hoạch phát triển tương lai của đường sắt trong các vùng dự án
Giao thông vận tải đường thủy: các tuyến giao thông vận tải thủy, bến cảng, năng lực vận tải trong vùng ảnh hưởng của dự án, lượng hàng và yêu cầu vận chuyển, quy hoạch phát triển mạng lưới đường thủy trong tương lai.
Giao thông vận tải hàng không: sân bay, cấp hạng, năng lực hiện tại; kế hoạch phát triển trong tương lai.
Giao thông vận tải đô thị: các số liệu về giao thông đô thị khu vực như mạng lưới đường, phương tiện giao thông, hệ thống giao thông công cộng, tình hình ùn tắc, tai nạn giao thông trong những năm qua; dự báo về tình hình giao thông đô thị trong các năm tới; dự án, kế hoạch phát triển mạng lưới đường và phương tiện…
* Điều tra thu thập về mặt tài chính của dự án:
Điều tra nguồn vốn: vốn ngân sách, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển…
Điều tra thu thập giá liên quan tới giao thông, giá dịch vụ vận tải bốc xếp
Các chính sách tài chính của nhà nước, ngành có liên quantới dự án
Giá xây lắp công trình…
Các thông tin cần thiết tính tổng mức đầu tư, hiệu quả công trình
* Điều tra thu thập các số liệu về tự nhiên môi trường:
Điều tra khảo sát các điều kiện tự nhiên môi trường nhằm có được các tài liệu cần thiết để: nghiên cứu dự kiến các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của công trình và kết cấu công trình; nghiên cứu vị trí công trình, các phương án tuyến, công trình vừa và lớn; nghiên cứu điều kiện và các giải pháp thi công công trình; nghiên cứu các tác động tới môi trường ở giai đoạn thi công và giai đoạn đưa công trình vào khai thác.
Tài liệu về điều kiện tự nhiên môi trường có thể sử dụng của các đơn vị chuyên ngành có liên quan: Tổng cục địa chính, Cục bản đồ- Bộ tổng tham mưu, Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục địa chất,…Nếu tài liệu không đủ phải tiến hành khảo sát tại hiện trường trên cơ sở đề cương đã được duyệt.
Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên môi trường bao gồm: Khảo sát điều kiện địa hình, điều tra thu thập và khảo sát địa chất, điều tra thu thập và khảo sát các số liệu thủy văn
* Điều tra thu thập các số liệu về tự nhiên môi trường phục vụ lập báo cáo NCKT
Điều tra thu thập và khảo sát địa hình bao gồm
+ Công tác trong phòng và thị sát: thu thập các bản đồ có tỷ lệ lớn, tài liệu thiết kế hoàn công đường hiện có, qui hoạch về mạng lưới đường khu vực, các công việc đã được tiến hành trước đó về phương án tuyến…, tiến hành vạch tuyến trên bình đồ. Sau đó đối chiếu giữa bản đồ với thực địa xem phương án tuyến đã vạch trên bản đồ có hợp lí không, phát hiệmn bổ sung các phương án cục bộ, các công trình có liên quan, thu thập ý kiến địa phương để góp phần lựa chọn phương án tối ưu nhất. Phải tìm hiểu tình hình dân cư, các quy hoạch địa phương, tình hình vật liệu và điều kiện vận chuyển….Từ đó lập các văn bản cần thiết với các cơ quan về các phương án tuyến và công trình.
+ Đo đạc ngoài thực địa: Lập bình đồ địa hình khu vực đặt tuyến, thu thập các tài liệu phục vụ so sánh phương án tuyến. Các phương án tuyến được đo đạc là phương án đã được lựa chọn trên bình đồ và qua quá trình thị sát. Ngoài phương án chính còn phải đo các phương án cục bộ trong đó.Bình đồ địa hình được lập trên cơ sở đường sườn tim tuyến đã chọn trên bình đồ, các cọc đường sườn phải bám sát hướng chung. Trình tự đo đạc để lập bình đồ bao gồm các bước: định đỉnh, đo góc, đo dài rải cọc, đo cao và đo trắc ngang
+ Điều tra công trình: phải điều tra tất cả các công trình xây dựng hiện có trong phạm vi tuyến về mỗi bên 20m đến 50m tùy theo cấp hạng của đường. Các công trình hiện có cần được đưa vào bản vẽ bình đồ, đó là tài liệu cần thiết để tính tổng mức đầu tư sau này. Ngoài ra phải điều tra diện tích chiếm dụng đất các loại (đất đô thị, đất thổ cư, đất canh tác,…) làm cơ sở tính tiền đền bù.
+ Các tài liệu khảo sát cần nộp: Báo cáo về tình hình chung các phương án hướng tuyến đã khảo sát, các tài liệu khảo sát, bình đồ trắc dọc tuyến tỷ lệ 1:2000 đến 1:10000, trắc ngang tỷ lệ 1:200; bản thống kê các điểm tọa độ, mốc; văn bản làm việc với địa phương về hướng tuyến; thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng
- Khảo sát thủy văn lập BCKT
Để thiết kế được đường và công trình phải tiến hành khảo sát thủy văn. Các số liệu về thủy văn có thể thu thập từ các cơ quan hữu quan, các số liệu lưu trữ của các cơ quan lưu trữ nhà nước. Khảo sát thủy văn bao gồm điều tra thủy văn dọc tuyến và điều tra thủy văn phục vụ thiết kế công trình.
+ Khi điều tra thủy văn dọc tuyến cần chia tuyến đường thành các đoạn có đặc điểm thủy văn giống nhau để điều tra, bao gồm: Điều tra mực nước khống chế khi tuyến qua các công trình thủy lợi thủy điện, điều tra mực nước lũ dọc tuyến theo tần suất qui định với từng cấp hạng đường, khi điều tra mực nước cần có biên bản xác nhận của người cung cấp.
+ Điều tra thủy văn phục vụ thiết kế công trình thoát nước nhỏ, kiểm tra bổ sung vị trí công trình thoát nước, đo mặt cắt ngang lòng sông, suối tại vị trí công trình, độ dốc, độ nhám, kiểm tra lưu vực trên bình đồ và trên thực địa, xác định mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất, xác định các công trình hiện có tại vị trí thượng lưu và hạ lưu công trình, sơ bộ xác định khẩu độ công trình.
+ Khảo sát thủy văn công trình cầu trung, cầu lớn một cách cẩn thận vì giá thành xây dựng lớn và khẩu độ ở giai đoạn NCKT phải phù hợp với giai đoạn TKKT sau này. Xác định vị trí công trình, đo mặt cắt ngang tại vị trí công trình và thượng hạ lưu công trình. Xác định mực nước thấp nhất, cao nhất, thông thường, độ dốc lòng sông, địa chất. Lưu lượng xác định dựa vào số liệu đo thủy văn của trạm gần nhất. Tham khảo khẩu độ các công trình hiện có ở thượng và hạ lưu công trình sẽ xây dựng.
- Khảo sát địa chất: là thu thập các tài liệu địa chất có liên quan đến vùng xây dựng công trình của các cơ quan liên quan hay cơ quan lưu trữ của ngành địa chất nhằm xác định mức độ thuận lợi, khó khăn cho xây dựng công trình, có các giải pháp tránh vùng địa chất phức tạp hay đề ra những giải pháp thích hợp. Bao gồm: khảo sát địa chất nền đường; khảo sát địa chất cống; khảo sát địa chất cầu nhỏ, cầu trung, cầu lớn. Trong quá trình điều tra địa chất còn phải điều tra mỏ vật liệu dùng xây dựng nền, mặt đường, khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất trong vùng. Sau quá trình điều tra khảo sát phải có báo cáo về địa chất, về vật liệu xây dựng và các bản vẽ miêu tả theo qui định
- Khảo sát môi trường: để đánh giá hiện trạng môi trườngvà các tác động tới môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác công trình. Điều tra hiện trạng đất đai và mức độ chiếm dụng khi xây dựng, đời sống dân cư trong vùng và triển vọng sau khi xây dựng công trình, các danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước hiện tại và tương lai, tiếng ồn hiện tại và tương lai.
Sau khi điều tra khảo sát mỗi phần phải có báo cáo kết quả điều tra: bao gồm thuyết minh, các số liệu điều tra, các bản vẽ theo qui định.
* Nội dung báo cáo NCTKT: Gồm 3 phần
Phần I Các căn cứ pháp lý
Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư
Quyết định duyệt đề cương lập báo cáo NCTKT và đề cương được duyệt.
Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và cơ quan tư vấn lập dự án.
Các văn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế, qui hoạch vùng lãnh thổ …có liên quan tới dự án
Phần II Những nội dung chủ yếu của báo cáo NCTKT
Sự cần thiết phải đầu tư:
+ Tình hình kinh tế, xã hội, GTVT trên cơ sở các thông tin điều tra thu thập.
+ Phân tích dự báo về lượng vận chuyển, tình hình phát triển giao thông trong vùng dự án
+ Từ các phân tích trên đưa ra căn cứ kết luận cần thiết phải đầu tư
+ Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng
Dự kiến vị trí và qui mô công trình
+ Đối với dự án đường cần đưa ra các phương án tuyến, phân tích ưu nhược điểm từng phương án
+ Cấp hạng kĩ thuật chủ yếu của đường về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, kết cấu mặt đường, công trình…
+ Các bản vẽ kèm theo..
+ Xác định khối lượng xây dựng công trình và tổng mức đầu tư.
Hiệu quả dự án hình thức đầu tư
+ Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
+ Nguồn vốn và hình thức đầu tư
+ Thời gian dự kiến xây dựng công trình
+ Tác động tới môi trường của dự án.
Phần III Các kết luận và kiến nghị
Đưa ra kiến nghị có tiếp tục nghiên cứu tiếp hay không?
Hướng NCKT tiếp tục và các chú ý khi lập báo cáo NCKT
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi:
Thuyết minh
Tên công trình:
Địa điểm xây dựng:
Chủ đầu tư:
Cơ quan tư vấn thiết kế:
Phần I Giới thiệu chung, các căn cứ pháp lí
Tổng quan
Các căn cứ pháp lí lập báo cáo NCKT: các quyết dịnh phê duyệt, các văn bản hợp liên quan…
Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Các tài liệu sử dụng và các xuất xứ các tài liệu đó
Phần II Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi
Tình hình kinh tế xã hội trong vùng hiện tại và tương lai: dân số trong vùng, tổng sản phẩm xã hội trong vùng, tình hình ngân sách của vùng hay khu vực tuyến đi qua, một số ngành kinh tế chủ yếu, kinh tế các vùng xung quanh có liên quan đến dự án, tình hình các nước liên quan (nếu dự án liên quan tới nước ngoài).
Chiến lược phát triển kinh tế của vùng:
+ Định hướng phát triển kinh tế của vùng : chiến lược phát triển kinh tế vùng qua các giai đoạn, một số chỉ tiêu chủ yếu, phát triển dân số.
+ Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng có liên quan tới dự án.
+ Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu như công, nông, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ…
Các quy hoạch có liên quan đến dự án: các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung có liên quan tới dự án; qui hoạch mạng lưới giao thông trong vùng; qui hoạch các ngành có liên quan như thủy lợi, năng lượng, nông nghiệp; qui hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên
Hiện trạng giao thông trong vùng: Tổng quan về mạng lưới giao thông; mạng lưới giao thông đường bộ; đường sắt; đường thủy, các cảng có liên quan; hàng không; nếu là cải tạo nâng cấp đường cũ phải đánh giá các mặt của tuyến hiện có như tiêu chuẩn kĩ thuật, nền, mặt đường và các công trình trên đường cũng như lưu lượng giao thông trên tuyến.
Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu vận tải: Đánh giá về vận tải trong vùng, dự báo khu vực hấp dẫn của tuyến đường, dự báo về nhu cầu vận tải trong vùng.
Sự cần thiết đầu tư tuyến đường: Tổng hợp những vấn đề có liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường, phân tích lập luận sự cần thiết phải đầu tư.
Đặc điểm các điều kiện tự nhiên: Mô tả chung, điều kiện địa hình, điều kiện địa chất và địa chất thủy văn công trình, điều kiện khí tượng, thủy văn.
Xác định qui mô và tiêu chuẩn kĩ thuật: qui trình áp dụng, cấp hạng đường, qui mô và các tiêu chuẩn kĩ thuật chủ yếu, thiết kế mặt đường, tiêu chuẩn thiết kế cầu cống.
Các giải pháp và kết quả thiết kế: kết quả khảo sát tuyến, cầu cống trên tuyến; kết quả khảo sát thủy văn, địa chất; thiết kế tuyến: điểm khống chế, hướng tuyến, bình đồ, trắc dọc, nền đường, mặt đường, công trình thoát nước, công trình phòng hộ, công trình phục vụ khai thác; thiết kế cầu; tổng hợp khối lượng xây dựng, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng, tổng hợp các chỉ tiêu kĩ thuật của tuyến.
Tổng mức đầu tư và các giải pháp xây dựng: khối lượng xây dựng, tổng mức đầu tư, kiến nghị phương án chọn, giải pháp xây dựng.
Giải pháp nguồn vốn: giải pháp phân kì xây dựng, phân tích kĩ phương án lựa chọn; giải pháp nguồn vốn đầu tư.
Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính: phương pháp phân tích kinh tế và các giải pháp cơ bản, phương pháp tính toán, kết quả tính toán, kết luận và kiến nghị.
Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp xử lí: đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn 22TCN242- 98 và lưu ý các đặc điểm địa hình, địa chất và tài nguyên đất, khí hậu, chất lượng không khí, tiếng ồn, thủy văn và tài nguyên nước, các hệ sinh thái trong vùng, tài nguyên khoáng sản, đẳc điểm kinh tế xã hội, dự báo diễn biến môi trường khi không thực hiện dự án; đánh giá tác động tới môi trường, mô tả các hoạt động của dự án gây tác hại đến môi trường, các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác đọng môi trường và đề xuất các biện pháp hạn chế; các giải pháp và kiến nghị.
Kết luận và kiến nghị: kết luận sự cần thiết đầu tư, điều kiện kinh tế xã hội thực hiện dự án, phương án kiến nghị, tổng mức đầu tư và giải pháp phân kì, kiến nghị.
B : Phần bản vẽ
Bình đồ hướng tuyến: vẽ trên bình đồ 1:50000, 1:25000, hay 1:10000
Trắc ngang điển hình tỷ lệ 1:100, có đầy đủ các loại trắc ngang điển hình như đào hoàn toàn, dào chữ L, hay đắp hoàn toàn, các công trình thoát nước.
Bản vẽ kết cấu mặt đường trên trắc ngang có đủ kích thước chiều dày các lớp
Bình đồ tuyến
Trắc dọc
Thống kê các công trình thoát nước và bản vẽ mỗi loại một bản
Cầu lập hồ sơ riêng
Bảng thống kê các công trình phòng hộ, có bản vẽ điển hình
Bản vẽ các nút giao thông
Bản thống kê và vẽ các công trình phục vụ khai thác
C Phần phụ lục
Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư
Đề cương lập dự án được duyệt
Các văn bản có liên quan
Bảng thống kê khối lượng từng Km
Các tính toán kèm theo.
Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật của tuyến
Các phương pháp đánh giá kinh tế tài chính dự án.
Thiết kế kỹ thuật
* Khảo sát thiết kế kĩ thuật là thu thập các tài liệu cần thiết để lập thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình trên cơ sở dự án khả thi đã được duyệt. Công tác chuẩn bị là nghiên cứu kĩ báo cáo NCKT đã được duyệt và quyết định phê duyệt nhiệm vụ đầu tư của dự án, nghiên cứu các tài liệu đã có, cập nhật số liệu mới phát sinh từ qui hoạch của trung ương và địa phương có liên quan đến tuyến đường, tìm hiểu lại các số liệu về thủy văn, địa chất, các hệ thống tọa độ, mốc cao đạc đã lập trong giai đoạn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Công tác khảo sát thiết kế kĩ thuật bao gồm các bước sau đây:
Khảo sát tuyến : phóng tuyến định đỉnh, công tác đo dài rải cọc, đo cao, đo mặt cắt ngang, cố định tuyến ngoài thực địa
Khảo sát thủy văn: khảo sát thủy văn dọc tuyến, khảo sát thủy văn công trình thoát nước nhỏ, khảo sát thủy văn công trình cầu lớn.
Khảo sát địa chất công trình: gồm công tác chuẩn bị, khảo sát địa chất trên nền đường thông thường, nền đường đặc biệt, khảo sát địa chất công trình cầu, cống, khảo sát mỏ vật liệu.
Các công tác khác: điều tra công trình, đất đai, nhà cửa, hoa màu, trong phạm vi tuyến, cung cấp số liệu để tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ thi công. Lập các văn bản thống nhất với địa phương về đường và công trình liên quan. Thu thập các văn bản liên quan đến giá đền bù, giá vật liệu hay giá xây lắp của địa phương phục vụ cho việc tính dự toán công trình
* Tài liệu khảo sát cần nộp:
Sau khi kết thúc đơn vị khảo sát phải lập báo cáo khảo sát theo qui định cũng như toàn bộ sổ sách ghi chép ngoài hiện trường. Đây là các tài liệu cần thiết lập ra hồ sơ thiết kế kĩ thuật công trình và là cơ sở thanh toán.
Hồ sơ thiết kế kĩ thuật : sau khi có các số liệu khảo sát tiến hành lập ra hồ sơ thiết kế kĩ thuật. Hồ sơ bao gồm:
Thuyết minh:
+Tình hình chung của tuyến, địa hình, địa chất, thủy văn
+ Các chỉ tiêu kĩ thuật của tuyến đã được phê duyệt trong bước khả thi
+ Thiết kế bình đồ, trắc dọc
+ Thiết kế nền, mặt đường
+ Thiết kế công trình thoát nước
+ Thiết kế hệ thống đảm bảo an toàn giao thông
+ Bảng tổng hợp khối lượng và dự toán công trình.
Bản vẽ:
+ Bình đồ tuyến, trắc dọc, trắc ngang tất cả các cọc
+ Bản vẽ cấu tạo cống, tường chắn đất.
+ Các nút giao thông, công trình phòng hộ
+ Hồ sơ các cầu làm riêng từng cầu.
Các tài liệu trên làm thành từng bộ, số lượng theo qui định, hồ sơ thiết ké, dự toán phải được cấp có them quyền phê duyệt. Sau khi có hồ sơ thiết kế kỹ thuật có số liệu làm hồ sơ mời thầu.
Nội dung hồ sơ mời thầu.
Sau khi có số liệu từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ thành lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư trực tiếp hoặc thuê công ty tư vấn xây dựng –giao thông lập . Nội dung chủ yếu bao gồm các phần sau đây:
Phần I Hồ sơ mời thầu
Thông báo mời thầu
Lịch thực hiện đấu thầu
Phần II Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Giới thiệu khái quát về dự án
Dữ liệu về gói thầu
Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu.
Nội dung và yêu cầu lập hồ sơ dự thầu
Mở và xét thầu: trao hợp đồng
Phần III Các mẫu biểu lập hồ sơ dự thầu và hợp đồng
Mẫu 1: Mẫu đơn dự thầu
Mẫu 2: Bản phụ lục về một số điều kiện hợp đồng chính
Mẫu 3: Mẫu bảo lãnh dự thầu
Mẫu 4: Danh sách các nhà thầu phụ (nếu có)
Mẫu 5: Dữ liệu liên danh
Mẫu 5a: Giấy ủy quyền (áp dụng cho nhà thầu độc lập)
Mẫu 5b: Giấy ủy quyền (áp dụng cho nhà thầu liên doanh)
Mẫu 6: Thông tin chung.
Mẫu 7: Số liệu về tài chính.
Mẫu 8: Hồ sơ kinh nghiệm
Mẫu 9a: Bảng kê máy móc, thiết bị thi công huy động để thi công công trình.
Mẫu 9b: Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra.
Mẫu 10a: Bố trí nhân lực.
Mẫu 10b: Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường.
Mẫu 10c: Bảng kê năng lực từng cán bộ chủ chốt điều hành trong danh sách.
Mẫu 10d: Dự kiến danh sách công nhân thi công
Mẫu 11: Sơ đồ tổ chức hiện trường
Mẫu 12: Mẫu biểu tổng hợp đơn giá và giá dự thầu.
Mẫu 13: Bảng phân tích đơn giá dự thầu.
Mẫu 14: Dự kiến giá trị thanh toán hợp đồng
Mẫu 15: Mẫu phong bì gửi hồ sơ dự thầu.
Mẫu 16: Mẫu giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Mẫu 17: Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình.
Phần IV Bản điều kiện của hợp đồng
Cơ sở pháp lí của bản điều kiện hợp đồng
Định nghĩa và cách hiểu các từ ngữ trong bản điều kiện hợp đồng.
Kỹ sư phụ trách giám sát và người được ủy quyền
Văn kiện hợp đồng.
Cung cấp bản vẽ thiết kế
Trách nhiệm chính của nhà thầu
Tính pháp lí của hồ sơ dự thầu
Kiểm tra thử nghiệm chất lượng vật liệu, máy móc thi công, thí nghiệm tay nghề công nhân và chất lượng sản phẩm
Kiểm tra nghiệm thu công trình bị che khuất
Chi phí thí nghiệm
Sửa chữa sai sót và chi phí sửa chữa sai sót
Về việc giải phóng mặt bằng xây dựng
Về tiến độ thi công
Thay đổi thiết kế
Nghiệm thu khối lượng và thanh toán khối lượng thực hiện
Trông nom công trình trong quá trình thi công
Trách nhiệm của chủ đầu tư
Giải quyết tranh chấp
Phần V Những chỉ dẫn và qui định kỹ thuật xây dựng chủ yếu cần lưu ý
Một số qui định chung
I – Giới thiệu các qui trình thi công và nghiệm thu hiện hành
II – Vẽ nguyên tắc
Một số yêu cầu kĩ thuật chi tiết
I – Công tác dọn mặt bằng và đào đất hữu cơ
II – Công tác đắp đất nền đường
III – Công tác xây dựng các công trình
IV – Công tác làm móng đường
V – Công tác thi công mặt đường
VI – Công tác hoàn thiện
Phần VI Bản tiên lượng mời thầu
Khi có xác nhận của cơ quan chuyên ngành quản lý xây dựng về thủ tục, điều kiện đấu thầu đã được thực hiện đầy đủ, chủ đầu tư sẽ thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu. Thông báo mời thầu được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi. Nội dung của thông báo mời thầu sẽ được phát hành rộng rãi để cung cấp thông tin ban đầu cho nhà thầu, bao gồm :
Tên và địa chỉ của bên mời thầu
Mô tả tóm tắt dự án, địa điểm, thời gian xây dựng
Chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu
Thời gian địa điểm nhận hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tùy theo qui mô tính chất của từng gói thầu
Một số vấn đề về đấu thầu trong xây dựng.
* Nền kinh tế đất nước Việt Nam trong những năm gần đây đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, điều đó đã có tác động rõ rệt trong việc giữ thế ổn định và tạo nên mức tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân. Trong tình trạng hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân, chúng ta lại còn thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, để thỏa mãn được các yêu cầu về quản lí một cách tối ưu nhất chúng ta đã áp dụng phương thức đấu thầu và nó đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nó có tác động lớn đến việc nâng cao những ưu việt của các doanh nghiệp trong vấn đề kinh tế- kỹ thuật- chất lượng.
* Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng:
Đứng ở góc độ là chủ đầu tư thì đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu( khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị…) đáp ứng được yêu cầu kinh tế- kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.
Đứng ở góc độ là nhà thầu: đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành được cơ hội nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.
Đứng ở góc độ quản lí nhà nước : đáu thầu là phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
* Đặc điểm cơ bản nhất của đấu thầu trong xây dựng là luôn chứa đựng các yếu tố cạnh tranh trong giao nhận thầu trên tất cả các mặt: nhân lực, kinh nghiệm, uy tín,…Thông qua việc tổ chức đấu thầu , chủ đầu tư và nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế của việc xây dựng công trình trước khi kí kết hợp đồng nhằn đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả của công trình đang có dự định xây dựng. Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà đầu tư xây dựng công trình với giá thành hạ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, tạo điều kiện để các tổ chức xây dựng được bình đẳng với nhau trong công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xây dựng, đồng thời đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
* Những qui định của quy chế đấu thầu:
Đối với công trình tổ chức đấu thầu xây lắp: Để thực hiện đấu thầu thì các công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Có đủ hồ sơ thiết kế và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt
+ Đảm bảo đủ vốn để thanh toán hợp đồng
+ Có giấy phép xây dựng và giấy phép sử dụng đất theo quy định hiện hành
Đối với bên mời thầu: Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án đấu thầu. Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm quản lí và sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật. Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
+ Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+ Kế hoạch đấu thầu được duyệt
+ Hồ sơ mời thầu
+ Tổ chức đấu thầu.
Đối với đơn vị thầu: Tất cả các tổ chức xây lắp đều được quyền dự thầu khi có đủ các yêu cầu sau:
+ Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký hành nghề xây dựng theo đúng nghề nghiệp và phạm vi hoạt động mà cấp có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước.
+ Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu
+ Hồ sơ mời thầu phải hợp lệ và chỉ tham gia một đơn dự thầu cho một gói thầu dù là đơn phương hay liên doanh.
Các đơn vị liên doanh phải có đủ ba điều kiện nêu trên, đơn vị đại diện phải kê rõ các đơn vị liên doanh với mình và giữa các đơn vịo liên doanh phải có hợp đồng phân định trách nhiệm rõ ràng nếu như trúng thầu. Phải nộp lệ phí đấu thầu đầy đủ, mua hồ sơ dự tuyển và hồ sơ mời thầu, phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu
* Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng
+ Hình thức lựa chọn nhà thầu: Theo quy định của quy chế hiện hành, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Đấu thầu rộng rãi: là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp vế công nghệ và kỹ thuật bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn một cách sơ bộ các nhà thầu có đủ tư cách, năng lực và kinh nghiệm tham dự đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Chỉ định thầu: là phương thức đặc biệt được áp dụng theo quy định của điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng đối với gói thầu sử dụng vốn nhà nước được phép chỉ định thầu. Bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt được yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác
+ Phương thức áp dụng: tùy theo từng loại công trình, chủ đầu tư có thể áp dụng một trong số các phương thức sau đây:
Đấu thầu một túi hồ sơ
Đấu thầu hai túi hồ sơ
Đấu thầu hai giai đoạn
Chào hàng cạnh tranh
Mua sắm trực tiếp
Giao thầu trực tiếp
Tự làm
Mua sắm đặc biệt
+ Hình thức và phương thức thực hiện hợp đồng
Tùy theo tính chất của từng gói thầu, hình thức hợp đồng có thể được ký kết là: Hợp đồng tư vấn, hợp đồng mua sắm thiết bị, hợp đồng xây lắp, hợp đồng dự án
Phương thức thực hiện hợp đồng được lựa chọn tùy theo thời hạn và điều kiện giá cả được quy định trong hợp đồng. Có những phương thức: hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng có điều chỉnh giá
* Trình tự thực hiện đấu thầu:
Chẩn bị đấu thầu: Nội dung của công việc chuẩn bị đấu thầu bao gồm: kế hoạch đấu thầu, nhân sự, hồ sơ mời thầu, tiêu chẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
Lập kế hoạch đấu thầu: do bên mời thầu lập và phải được người có them quyền quyết định đầu tư phê duyệt
Chuẩn bị về nhân sự: là những người giúp việc trong quá trình quyết định đầu tư và giúp việc nhà thàu
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu xây lắp: nội dung của hồ sơ mời thầu được nói chi tiết ỏ phần trên, trong đó phải đặc biệt chú ý tới hồ sơ thiết kế và bản tiên lượng, các chỉ dẫn kỹ thuật phải hết sức cụ thể và rõ ràng.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp: các hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn, sau đó tổng hợp để đánh giá toàn diện. Tiêu chuẩn để đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm : tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu, tiêu chuẩn tài chính và giá cả, tiêu chuẩn tiến độ thi công.
Trình tự đấu thầu và xây lắp:
Chỉ định tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Sơ tuyển nhà thầu
Chuẩn bị hồ sơ mời dự thầu
Mời thầu
Nhận và quản lí hồ sơ dự thầu
Mở thầu, đánh giá, xếp hạng nhà thầu.
Trình duyệt kết quả trúng thầu, công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
PHẦN II TỔ CHỨC THI CÔNG
Trong quá trình thực tập tại công ty, về vấn đề tổ chức thi công bản thân em đã quan sát và thu thập được một số vấn đề chính sau:
* Biết được tổ chức của một cơ quan xây dựng cầu đường mà cụ thể ở đây là sơ đồ tổ chức hiện trường của công ty cổ phần xây dựng CTGT 118. Bao gồm:
Trụ sở công ty
Giám đốc điều hành dự án
Phó giám đốc diều hành dự án.
Các phòng: phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng, văn phòng và phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng thí nghiệm, phòng an toàn và môi trường
Các đội thi công: đội thi công cống, rãnh, vỉa hè, công trình phòng hộ; đội thi công nền đường; đội thi công móng và mặt đường; đội sản xuất và gia công vật liệu.
Tổ chức điều hành từ cao xuống thấp được minh họa cụ thể ở sơ đồ trang sau.
* Tìm hiểu được quy trình đúc ống cống có đường kính là 1.25m, dùng bê tông mác 250 như sau:
Sắt f8 được đưa vào bộ phận cuốn để tạo cốt thép tròn 2 lớp, dùng thép f 1.5 để néo chặt và định vị chúng lại
Đưa lõi bắt chặt vào trục đứng của bệ máy, đưa đĩa khuôn dưới lồng vào lõi khuôn
Lắp vỏ khuôn ngoài lên bệ, lồng cốt thép vào giữa lõi khuôn và vỏ khuôn ngoài sao cho cách đều nhau và khóa chặt khuôn bằng hai cân lệch tâm, gài 6 tấm định vị ở các vị trí góc đều nhau vào cốt thép. Sau đó khóa chặt khuôn vào đĩa rung bằng 4 chốt tăng.
Cát vàng, đá rửa sạch, để khô, cân theo tỷ lệ rồi đổ vào máy trộn bê tông 250 lít nước, cho máy hoạt động trộn đều. Khi mi măng, cát, sỏi đã được trộn đều bắt đầu đổ nước vào, cứ 36 lít nước cho một ống cống.
Tỷ lệ vật liệu cho bêtông mác 250
STT
Vật liệu
Đvị
Trọng Lượng
hoặc ThểTích
1
XM P400
Kg
327.2
2
Cát
m3
0.412
3
Đá dăm 1 x 1
m3
0.841
4
Nước sạch
lít
36
Khi cát, sỏi, XM và nước trộn đều (độ sụt bằng 0) tháo van đổ bê tông tươi vào thùng chứa nhiên liệu
Dùng palăng điện di chuyển thùng chứa sao cho miệng phễu xả nhiên liệu cách đỉnh lõi khuôn từ 150 đến 200 mm và tâm phễu trùng với tâm lõi khuôn.
Từ từ mở van xả nhiên liệu để bê tông tươi rơi đều đặn vào đáy khuôn. Khi bêtông đổ được đến 1/3 cao độ khuôn, thợ điện điều khiển cho thiết bị rung làm việc. Công nhân lắc các cọc sắt f20 cắm 4 góc để đổ bêtông xuống được dễ dàng và đều. Xả hết nhiên liệu, gạt bêtông cho điền đầy và đều trên mặt khuôn. Thời gian rung khoảng từ 4 đến 5 phút.
Tắt máy rung, đưa thùng nhiên liệu ra ngoài
Đưa đĩa bên trên đối trọng vào, rung đầm và rung nắp khoảng 4 đến 5 phút
Cho máy rung (cả đầm cạnh và đầm nắp) chạy tiếp tục trong 3 đến 4 phút
Tắt máy rung, đưa đĩa chêm và đối trọng ra
Dùng XM, bàn xoa sửa lại bề mặt trên cống bị tróc, sứt do khi cẩu đĩa và đối trọng.
Tháo 4 tăng đơ giữa vỏ và giá máy ra, dùng palăng tời điện nâng đưa vỏ, đĩa dưới, ống cống bê tông ra đặt nơi quy định.
Quy trình đưa ống cống ra khỏi lõi mặt cống sẽ bị tróc, sứt, lúc đó ta sẽ dùng xi măng xoa trát lại.
Hạ ống xuống đất, nhả 4 khóa giữa đĩa và vỏ khuôn, mở khóa hãm ở thân vỏ khuôn để vỏ tự bung ra, dùng palăng tời điện nhấc đưa vỏ ra ngoài
Lấy xi măng, bàn xoa sửa lại những chỗ cống bêtông bị tróc
Bảo dưỡng cống: qua quá trình BT đông cứng (3 ngày) phải duy trì độ ẩm, do vậy thường xuyên tưới nước vào bề mặt bê tông. Cứ 3 giờ tưới nước một lần, phun nước dạng sương mù, không dùng vòi xối nước vào bề mặt bê tông
Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, công nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên phòng Kinh tế- thị trường_ nơi mà em đã trực tiếp tham gia thực tập. Bản thân em đã vận dụng được những kiến thức trong nhà trường vào thực tế và học hỏi nhiều điều bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng CTGT nói chung và nhân viên phòng Kinh tế- thị trường nói riêng đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC806.doc