Báo cáo Thực tập Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội

Trong suốt những năm học ở nhà trường, từ những kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với quá trình thực tập tại Đội Xây dựng số 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Ngô Kim Chung, cô giáo Hoàng Ngọc Hiền và sự giúp đỡ tận tình của các bác, các anh, chị trong phòng kế toán Đội 9 và Công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Khi chưa được tiếp cận với thực tế, em còn rất bỡ ngỡ trong việc vào sổ sách đối với từng nghiệp vụ kinh tế, nhưng qua quá trình thực tập được sự hướng dẫn tận tụy của các anh, chị kế toán Đội 9, bây giờ em có thể tự tin phân tích để vào sổ sách bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào. Em cảm thấy thực tế là vô cùng quan trọng, phải trải qua thực tế mới có kinh nghiệm để bước vào nghề. Qua quá trình thực tập em thấy mình như vững tin hơn trong công tác kế toán, có thể trở thành một kế toán viên thực sự.

doc86 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản của doanh nghiệp theo hai phần cân đối với nhau: Tài sản và nguồn hình thành của tài sản tại thời điểm lập báo cáo. - Phần tài sản phản ánh toàn bộ, giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn (loại A) và tài sản cố định, đầu tư dài hạn (loại B). Mỗi loại nó lại bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau được sắp xếp theo một trình tự phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành của tài sản, bao gồm nợ phải trả (loại A) và nguồn vốn chủ sở hữu (loại B). Mỗi loại lại bao gồm các chỉ tiêu khác nhau và cũng được sắp xếp theo một trình tự thích hợp phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Để phân tích tình hình tài chính của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội thì việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán là rất quan trọng. Ta cần phải tiến hành phân tích bảng cân đối theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc. + Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm của từng chỉ tiêu. Từ đó ta có thể biết được mức độ biến động tăng hay giảm của từng chỉ tiêu, từ đó rút ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý. Phân tích theo chiều ngang biểu hiện thông qua chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối. ã Chênh lệch tuyệt đối: được biểu hiện dưới hình thái tiền, đơn vị tính là đơn vị tiền tệ, chênh lệch tuyệt đối có thể âm (-), dương (+). Công thức tính: Chênh lệch tuyệt đối = Số cuối kỳ - Số đầu năm ã Chênh lệch tương đối: được biểu hiện dưới hình thái tỷ lệ, đơn vị tính là phần trăm %, chênh lệch tương đối có thể âm (-), dương (+). Công thức tính: Chênh lệch tương đối = Chênh lệch tuyệt đối Số đầu năm x 100% + Phân tích theo chiều dọc là việc so sánh tỷ trọng tỷ trọng của từng chỉ tiêu chiếm trong tổng số, cho phép ta nghiên cứu được mặt kết cấu của từng loại tài sản, mà kết cấu của từng loại tài sản cũng phản ánh kết cấu vốn của công ty. Từ việc tìm hiểu kết cấu nguồn vốn, ta rút ra được kết luận cần thiết về việc phân bổ nguồn vốn sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. ã Phần tài sản: Tỷ trọng loại A = Số tiền loại A Tổng tài sản x 100% ã Phần nguồn vốn: Tỷ trọng loại B = Số tiền loại B Tổng nguồn vốn x 100% * Từ số liệu của bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội, ta tiến hành lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích cân đối kế toán Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch (±) Tỷ trọng (%) Tiền % Đầu năm Cuối kỳ Cộng tài sản 33.621.062 35.050.992 +1.429.930 +4,25 100 100 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 13.221.168 13.545.839 + 323.671 + 2,45 39,32 38,65 I. Tiền 2.712.863 3.871.341 + 1.158.478 + 42,70 8,07 11,04 1. Tiền mặt tại quỹ 180.401 499.279 + 318.878 + 176,76 0,54 1,42 2. Tiền gửi ngân hàng 2.532.462 2.372.062 - 160.400 - 6,33 7,53 9,62 3. Tiền đang chuyển - - - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 371.925 492.312 + 120.387 + 32,37 1,10 1,39 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - - - - 2. Đầu tư ngắn hạn khác 371.925 492.312 + 120.387 + 32,37 1,10 1,39 3. Dự phòng giảm giá - - - - - - III. Các khoản phải thu 3.103.198 1.790.887 - 1.312.311 - 42,29 9,23 5,11 1. Phải thu khách hàng 2.680.542 1.191.253 - 1.489.289 - 55,56 7,97 3,40 2. Trả trước cho người bán 8.935 227.801 + 218.866 + 245 0,03 0,65 3. VAT được khấu trừ 72.354 84.293 + 11.939 + 16,50 0,21 0,24 4. Phải thu nội bộ 193.685 219.450 + 25.765 + 13,30 0,58 0,63 - Vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc - - - - - - - Phải thu nội bộ khác 193.685 219.450 + 25.765 + 13,30 0,58 0,63 5. Các khoản phải thu khác 147.682 68.090 - 79.592 - 53,89 0,44 0,19 6. Dự phòng phải thu khó đòi - - - - - - IV. Hàng tồn kho 6.407.451 6.608.165 + 200.714 + 3,13 19,06 18,85 1. Hàng mua đi trên đường - - - - - - 2. Nguyên vật liệu tồn kho 4.721.434 5.211.072 + 489.638 + 10,37 14,04 14,87 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 474.095 382.441 - 91.654 - 19,33 1,41 1,09 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1.211.922 1.014.652 -197.270 -16,28 3,61 2,89 5. Thành phẩm tồn kho - - - - - - 6. Hàng hoá tồn kho - - - - - - 7. Hàng gửi đi bán - - - - - - 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - - V. Tài sản lưu động khác 625.731 783.134 + 157.403 + 25,15 1,86 2,26 1. Tạm ứng 427.223 621.311 + 194.088 + 45,43 1,27 1,77 2. Chi phí trả trước 143.378 54.646 -88.732 - 61,89 0,43 0,16 3. Chi phí chờ kết chuyển - - - - - - 4. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - - - - 5. Các khoản ký cược ngắn hạn 55.430 107.177 + 52.047 + 94,41 0,16 0,33 VI. Chi sự nghiệp - - - - - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 20.399.894 21.505.099 + 1.105.205 + 5,42 60,68 61,35 I. TSCĐ 16.921.812 18.172.254 + 1.250.442 + 7,39 50,33 51,84 1. TSCĐ hữu hình 16.921.812 18.172.254 + 1.250.442 + 7,39 50,33 51,84 - Nguyên giá 20.927.114 23.389.780 + 2.462.666 + 11,77 62,24 66,73 - Hao mòn (4.005.302) (5.217.526) + 1.212.224 + 30,26 11,91 14,89 2. TSCĐ thuê tài chính - - - - - - 3. TSCĐ vô hình - - - - - - II. Đầu tư tài chính dài hạn 1.230.199 1.577.431 + 347.232 + 28,23 3,66 4,5 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn - - - - - - 2. Góp vốn liên doanh 1.230.199 1.577.431 + 347.232 + 28,23 3,66 4,5 3. Đầu tư dài hạn khác - - - - - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài - - - - - - III. Chi phí XDCB dở dang 2.256.883 1.755.414 - 501.469 - 22,22 6,69 5,01 IV. Ký quỹ dài hạn Cộng nguồn vốn 33.621.062 35.050.992 + 1.429.930 + 4,25 100 100 A. Nợ phải trả 160.724.193 19.683.113 + 2.958.920 + 17,69 49,74 56,16 I. Nợ ngắn hạn 14.272.624 18.271.194 + 3.998.570 + 28,02 42,45 52,13 1. Vay ngắn hạn 12.017.988 11.021.530 - 996.458 - 8,29 35,74 31,44 2. Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - - 3. Phải trả người bán 1.628.564 2.624.898 + 996.334 + 61,18 4,84 7,49 4. Người mua trả trước 211.081 2.497.711 + 2.286.630 + 1.083 0,63 7,13 5. Thuế, các khoản phải nộp Nhà nước - - - - - - 6. Phải trả công nhân viên 300.982 1.106.132 + 805.150 + 267 0,89 3,16 7. Phải trả cho đơn vị nội bộ - - - - - - 8. Phải trả, phải nộp khác 114.009 1.020.923 + 906.914 + 795 0,35 2,91 II. Nợ dài hạn 2.089.124 1.326.116 - 763.008 - 36,52 6,21 3,78 1. Vay dài hạn 2.089.124 1.326.116 - 763.008 - 36,52 6,21 3,78 2. Nợ dài hạn khác - - - - - - III. Nợ khác 362.445 85.803 - 276.642 - 76,33 1,08 0,24 1. Chi phí phải trả 362.445 85.803 - 276.642 - 76,33 1,08 0,24 2. TS thừa chờ xử lý - - - - - - 3. Nhận ký quỹ dài hạn - - - - - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.896.869 15.367.879 - 1.528.990 - 9,05 50,26 43,84 I. Nguồn vốn, quỹ 16.231.685 14.743.912 - 1.487.773 - 9,16 48,28 42,06 1. Nguồn vốn kinh doanh 14.972.369 13.845.445 - 1.126.924 - 7,53 44,53 39,50 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - - 3. Chênh lệch tỷ giá - - - - - - 4. Quỹ đầu tư phát triển 429.317 465.134 + 35.817 - 8,34 1,28 1,33 5. Quỹ dự phòng tài chính 112.605 50.312 - 62.293 - 55,32 0,33 0,14 6. Lợi nhuận chưa phân phối 175.048 74.211 - 100.837 - 57,61 0,52 0,21 7. NV đầu tư XDCB 542.346 308.810 - 233.536 - 43,06 1,62 0,88 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 665.184 623.967 - 41.217 - 6,20 1,98 1,78 1. Quỹ trợ cấp mất việc làm 152.808 29.326 - 123.482 - 80,81 0,45 0,08 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 512.376 594.641 + 82.265 + 16,05 1,53 1,7 3. Quỹ quản lý cấp trên - - - - - - 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp - - - - - - 5. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - - - - - - Căn cứ vào số liệu được phản ánh ở bảng phân tích trên ta có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội trong năm 2002 như sau: 1.1. Phân tích theo chiều ngang 1.1.1. Phần tài sản Tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm đã tăng thêm 1.429.930 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 4,25%. Số tăng nói trên phản ánh số tăng về quy mô tài sản của công ty. Nguyên nhân tăng tổng tài sản là do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng 323.671 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,45% và TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng 1.105.205 với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,42%. a. Xét chi tiết từng phần trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn ta thấy rằng: + Tiền trong công ty tăng rất lớn 1.158.478 (nđ) với tỷ lệ tăng 42,7%. Mặc dù tiền gửi ngân hàng có giảm 160.400 (nđ) với tỷ lệ giảm 6,33% nhưng đã không làm cho tiền giảm vì tiền mặt tại quỹ tăng 318.878 (nđ) với tỷ lệ tăng rất lớn 176,76%. Tiền mặt tăng rất lớn sẽ phục vụ tốt trong việc chi tiêu của công ty sẽ không phải rút tiền gửi để mua sắm, như vậy sẽ thuận tiện hơn. + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng 120.387 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 32,37%. Trong khoản đầu tư ngắn hạn công ty chỉ có đầu tư khác. Đầu tư khác ở đây công ty chủ yếu là góp vốn thời hạn ngắn ngày với các công ty xây dựng khác như Công ty xây dựng số 1, Công ty xuất nhập khẩu xây dựng. Điều này chứng tỏ công ty đã biết sử dụng đồng vốn của mình nhằm sinh được lợi nhuận cao. + Các khoản phải thu có xu hướng giảm dần về cuối năm, giảm 1.312.311 (nđ) với tỷ lệ giảm 42,29%. Nguyên nhân chính làm cho khoản phải thu giảm là do phải thu của khách hàng giảm 1.489.289 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 55,56%. Tuy các khoản trả trước cho người bán tăng 218.866 (nđ) với tỷ lệ 245%; VAT được khấu trừ tăng 11.939 (nđ) với tỷ lệ 16,5%; phải thu nội bộ tăng 25.765 (nđ) với tỷ lệ 13,3% nhưng khoản phải thu khách hàng đã giảm với số tiền quá lớn bù đắp hết số tăng làm cho khoản phải thu giảm khá nhiều. Qua đây ta có thể thấy được phương thức thu nợ khách hàng của công ty là rất tốt. Công ty đã có những biện pháp thích hợp đối với khách hàng nợ lâu như có thể đổi nguyên vật liệu, mua lại những máy thi công còn sử dụng tốt nhằm thu nợ của họ. Đây là một cách rất khôn khéo mà các công ty cần phải biết đối phó trước những khách hàng để vừa không mất lòng họ mà lại thu được nợ. + Hàng tồn kho tăng 200.714 (nđ) với tỷ lệ tăng 3,13%. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu tồn kho tăng 489.638 (nđ) với tỷ lệ tăng 10,37%. Nguyên vật liệu tăng do: thứ nhất là công ty đã mua nguyên vật liệu của công ty có nhu cầu bán về cuối năm với giá thấp hơn, thứ hai là công ty đã mua nguyên vật liệu sỏi không dùng hết trong năm. Việc tận dụng để mua nguyên vật liệu thấp hơn là hoàn toàn có lý của công ty, như vậy giá thành chi phí thấp, lợi nhuận cao. Công cụ dụng cụ tồn kho giảm 91.654 với tỷ lệ 19,33%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 197.270 với tỷ lệ 16,28%. Điều này cho thấy càng về cuối năm việc nghiệm thu các công trình càng nhiều, chứng tỏ tiến độ thi công đã nâng lên khiến cho vòng quay của vốn ngắn lại. Đây là vấn đề mà tất cả các công ty đều mong muốn đặc biệt là các công ty xây dựng vì như vậy các công trình sẽ sớm được đưa vào sử dụng phục vụ cho lợi ích xã hội, cá nhân. + Tài sản lưu động khác tăng 157.403 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 25,15%. Trong đó tạm ứng tăng 194.088 (nđ) với tỷ lệ tăng 45,43% tạm ứng ở đây chủ yếu là tạm ứng cho cán bộ mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công. Các khoản ký cược ngắn hạn cũng tăng 52.047 với tỷ lệ 94,41% chứng tỏ công ty không chỉ giỏi trong xây dựng mà còn nắm vững trong kinh doanh. Càng cuối năm việc ký cược các công trình mới càng nhiều hứa hẹn một năm mới nhiều công trình mới được xây dựng. b. Xét chi tiết trong phần TSCĐ và đầu tư dài hạn ta thấy rằng: + TSCĐ tăng 1.250.442 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 7,39%, TSCĐ tăng toàn bộ là do TSCĐ hữu hình tăng 1.250.442 (nđ) với tỷ lệ 7,39%. TSCĐ chủ yếu là máy móc thi công được mua sắm mới cụ thể là công ty đã mua 2 máy vận thăng, 3 máy ủi san lấp nền, 1 tháp cẩu. Qua việc mua sắm TSCĐ ta thấy công ty luôn đổi mới để hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với sự phát triển của đất nước nói chungvà ngành xây dựng nói riêng. Đây là điểm nổi bật của công ty mà các công ty xây dựng khác nên tham khảo. + Đầu tư dài hạn ở công ty là do góp vốn liên doanh tăng 347.232 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng 28,23%. Công ty đã tìm hiểm những đối tác kinh doanh là các đơn vị có tiếng trong làng xây dựng là Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Công ty Hạ tầng kỹ thuật 19. Không chỉ góp vốn để thu lại lợi nhuận mà công ty còn góp vốn để được học hỏi những kinh nghiệm của các bậc trên nhằm nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm trong nghề xây dựng. + Chi phí XDCB dở dang giảm 501.469 (nđ) tương ứng với tỷ lệ 22,22% cho ta thấy công ty đã hoàn thành được khối lượng xây dựng cơ bản về cuối năm. 1.1.2. Phần nguồn vốn Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành của tài sản, do vậy nên tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. Vì tổng tài sản cuối kỳ tăng nên tổng nguồn vốn cuối năm cũng tăng đúng bằng tài sản 1.429.930 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 4,25%. Nguyên nhân chủ yếu khiến tổng nguồn vốn tăng là nợ phải trả tăng 2.958.920 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 17,69% mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu có giảm 1.528.990 (nđ) với tỷ lệ giảm 9,05%. a. Xét chi tiết phần nợ phải trả ta thấy: + Nợ ngắn hạn tăng 3.998.570 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 28,02%. Trong đó người mua trả trước tăng 2.286.630 (nđ) với tỷ lệ rất lớn 1.083%. Đây là vấn đề cần phải tìm hiểu tại sao người mua trả trước lớn vậy? Thứ nhất là do chất lượng, thời gian thi công của công ty luôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong hợp đồng vì vậy các bạn hàng luôn tìm tới công ty, đây là một điểm rất đáng tự hào. Thứ hai là do công ty có mối quan hệ làm ăn rộng nên việc ép các bạn hàng trả trước tiền là không khó. Mặc dù trên thực tế là hơi bạo lực nhưng trong cơ chế thị trường thì việc dùng danh tiếng, thời cơ là hoàn toàn hợp lý. Nợ ngắn hạn tăng cho ta thấy công ty có xu hướng chuyển từ vay dài hạn sang ngắn hạn, khả năng chu chuyển của đồng tiền được rút ngắn, giá trị sử dụng của đồng tiền được nâng cao. + Nợ dài hạn lại có xu hướng giảm về cuối năm 763.008 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 36,52%. Nợ dài hạn giảm là do vay dài hạn giảm 763.008 (nđ) với tỷ lệ 36,52%. Điều này chứng tỏ công ty không cần phải vay dài hạn với số lượng nhiều nữa mà đã khống chế được chuyển từ vay dài hạn sang vay ngắn hạn, phù hợp với nội dung phân tích ở trên. + Nợ khác cũng giảm 276.642 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng 76,33%, trong đó là do chi phí phải trả giảm 276.642 (nđ) với tỷ lệ 76,33% chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành công trình. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp luôn hướng tới. Hạ thấp chi phí thì lợi nhuận mới tăng, thu nhập của công ty mới cao, cải thiện tốt các hoạt động cho công ty. b. Xét phần nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy: Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu giảm 1.528.990 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 9,05%. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm ta thấy khả năng tự chủ về vốn cũng giảm, công ty còn phải phụ thuộc vào các đơn vị cho vay. Đây là vấn đề còn chưa tốt, công ty cần phải khắc phục. Nguyên nhân làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu là do: + Nguồn vốn, quỹ giảm 1.487.773 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 9,16%. Trong đó nguồn vốn kinh doanh giảm 1.126.924 (nđ) với tỷ lệ 7,53%. Nguồn vốn kinh doanh giảm làm cho các quỹ cũng giảm. + Nguồn kinh phí, quỹ khác cũng giảm 41.217 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 6,2%. Trong đó có Quỹ trợ cấp mất việc làm giảm 123.482 (nđ) với tỷ lệ 80,81%; Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 82.256(nđ) với tỷ lệ tăng là 16,05%. Qua đây ta thấy càng về cuối năm đời sống cán bộ công nhân viên càng được cải thiện. Đời sống được nâng cao thì họ sẽ dốc toàn tâm, toàn sức vào công việc. Đây là việc làm sáng suốt của ban lãnh đạo công ty, những người đã quan tâm đến cuộc sống của mỗi cá nhân trong công ty. 1.2. Phân tích theo chiều dọc 1.2.1. Phần tài sản TSLĐ và đầu tư ngắn hạn giảm từ 39,82% xuống 38,65%, đã giảm 0,67%, ngược lại TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng từ 60,68% lên 61,35% đã tăng 0,67%. Cụ thể tiền tăng từ 8,07% lên 11,04%. Điều này cho thấy tiền tăng làm vốn của công ty bị ứ đọng, tuy nhiên tiền tăng làm cho khả năng chủ động thanh toán của công ty là rất lớn. Các khoản phải thu lại có xu hướng giảm từ 9,32% xuống 5,11%. Chứng tỏ cuối kỳ công ty đã có kế hoạch trong việc thu nợ rất tốt. Lý do làm các khoản phải thu giảm chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác giảm rất lớn. TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định hữu hình tăng từ 50,33% lên 51,84%. Đây là biểu hiện rất tốt của công ty trong việc cải thiện, nâng cấp máy thi công để nâng cao chất lượng các công trình. Đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ 3,66% lên 4,5%, ở đây đầu tư tài chính dài hạn chỉ có góp vốn liên doanh, chứng tỏ công ty đã mạnh dạn bỏ vốn ra để đầu tư nhằm sinh lợi nhuận. 1.2.2. Phần nguồn vốn Nhìn chung tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm đã tăng. Xét riêng từng khoản trong nguồn vốn ta thấy như sau: Nợ phải trả tăng từ 49,74% lên 56,16%, đã tăng 6,42%, ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ 50,26% xuống 43,84%, đã giảm đúng bằng khoản nợ phải trả tăng là 6,42%. Nguyên nhân chủ yếu là cho Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn tăng từ 42,45% lên 52,13% mặc dù nợ dài hạn và nợ khác đã giảm nhưng không thể bù đắp nổi sức tăng quá lớn của nợ ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm là do nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác đều giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chứng tỏ khả năng chủ động về vốn của công ty đã giảm, công ty phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay, đây là một điều bất lợi trong sản xuất kinh doanh. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán năm 2002 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội cả về chiều ngang cũng như chiều dọc cho ta đánh giá được một cách khái quát tình hình tài chính của công ty. Tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định, tuy có một số biến động nhưng biến động đó là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Phân tích tình hình đầu tư của công ty 2.1. Lý luận chung về phân tích tình hình đầu tư Thông qua các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh trên bảng cân đối kế toán, ta có những đánh giá về tình hình tài chính của công ty. Những kết luận được rút ra qua việc đánh giá là rất cần thiết và hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, nhưng họ không muốn dừng lại ở kết luận đó mà còn quan tâm đến khả năng kinh doanh của công ty thông qua tình hình đầu tư ngắn hạn, dài hạn của công ty. Để phân tích tình hình đầu tư của công ty, ta có thể phân tích theo các nội dung sau: + Đánh giá khái quát tình hình đầu tư + Đánh giá cụ thể tình hình đầu tư + Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư a. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế của từng doanh nghiệp, ta có những lựa chọn đúng đắn về tình hình đầu tư. Ta phải xác định xem nên đầu tư ngắn hạn, hay dài hạn, đầu tư theo chiều rộng hay chiều sâu. Khi lựa chọn hướng đầu tư ta phải xem xét trên hai góc độ đó là hiệu quả kinh tế và rủi ro. Từ đó ta có thể lập dự án đầu tư phù hợp. Đối với doanh nghiệp xây dựng như Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta phải tiến hành đầu tư ngắn hạn song song với đầu tư dài hạn. Đầu tư ngắn hạn phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của những công trình nghiệm thu trong thời gian ngắn. Đầu tư dài hạn nhằm mục đích mua sắm máy móc thiết bị, TSCĐ phục vụ cho quá trình thi công. b. Đánh giá cụ thể tình hình đầu tư Để đánh giá cụ thể tình hình đầu tư ta cần phải sử dụng 4 chỉ tiêu sau: ã Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn Tỷ suất về đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn = Đầu tư tài chính ngắn hạn (IIA) + Đầu tư tài chính dài hạn (IIB) x 100 Tổng tài sản (A+B) Chỉ tiêu này nó lên trong 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng dành cho đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Từ công thức tổng quát trên, có thể tách thành hai chỉ tiêu nhỏ sau đây: + Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn = Đầu tư tài chính ngắn hạn (IIA) Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (A) x 100 + Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = Đầu tư tài chính dài hạn (IIB) Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn (B) x 100 ã Tỷ suất đầu tư về tài sản cố định hữu hình Tỷ suất đầu tư về tài cố định hữu hình = Nguyên giá TSCĐ hữu hình (IB hữu hình) + CP XDCB dở dang (IIIB) x 100 Tổng tài sản (A+B) Chỉ tiêu này nói lên cứ 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng dành cho tài sản cố định hữu hình. Chỉ tiêu này phản ánh việc mở rộng hay thu hẹp quy mô đầu tư chiều rộng hay chiều sâu. ã Tỷ suất tự tài trợ tổng quát Tỷ suất tự tài trợ tổng quát = Nguồn vốn chủ sở hữu (B) Tổng sản xuất (A+B) x 100 Chỉ tiêu này nói lên rằng, cứ 100 đồng tài sản thì phần được bù đắp từ nguồn vốn chủ sở hữu là bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này cho ta biết khả năng chủ động về tài chính cao hay thấp. ã Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình = Nguồn vốn chủ sở hữu B) x 100 TSCĐ hữu hình + chi phí XDCB dở dang (IB+IIIB) Chỉ tiêu này nói lên trong 100 đồng tài sản cố định hữu hình, phần được bù đắp từ nguồn vốn chủ sở hữu là bao nhiêu đồng. c. Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của công ty còn được thể hiện thông qua số lao động được tuyển dụng do sử dụng vốn đầu tư. Mặt khác khi đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ta còn phải kết hợp với việc đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như vệ sinh môi trường. Thông qua việc phân tích tình hình đầu tư, ta có thể có được những thông tin cần thiết để lựa chọn và đưa ra quyết định sáng suốt sau: + Quyết định tiếp tục quy mô hay thu hẹp quy mô đầu tư. + Quyết định điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho thích ứng với thực tế và đòi hỏi sao cho tăng được hiệu quả của vốn đầu tư. 2.2. Phân tích tình hình đầu tư của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán năm 2002 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta có bảng sau: Bảng phân tích tình hình đầu tư của công ty Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch (±) Tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn = 4,76% = 5,90% + 1,14% Tỷ suất đầu tư về TSCĐ hữu hình = 57,04% = 56,85% - 0,19% Tỷ suất tự tài trợ tổng quát = 50,25% = 56,85% - 6,41% Tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình = 88,10% = 77,12% - 10,98% Từ kết quả tính được ở bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét như sau: So với đầu năm, tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đã tăng 1,14%. Tuy mức tăng không lớn nhưng cũng chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng. Trong khi đó việc đầu tư về tài sản cố định hữu hình lại giảm 0,19%. Mặc dù TSCĐ hữu hình cuối năm so với đầu năm có tăng 1.250.422 (nđ) nhưng tổng tài sản cũng tăng lớn tận 1.429.930 (nđ) nên tỷ suất đầu tư về TSCĐ hữu hình giảm. Qua đây ta thấy công ty đã thu hẹp quy mô đầu tư về TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên mức biến động này là rất nhỏ, không đáng kể. Về tình hình nguồn tài trợ, ta thấy tỷ suất tài trợ đều có xu hướng giảm về cuối kỳ. Cụ thể tỷ suất tự tài trợ tổng quát giảm 6,41%, tỷ suất tự tài trợ về đầu tư TSCĐ hữu hình giảm 10,98%. Việc giảm tỷ suất tự tài trợ cho ta thấy công ty đã sử dụng vốn vay nhiều hơn cho việc hoạt động đầu tư, do đó khả năng tự chủ về tài chính của công ty cũng có xu hướng giảm đi. Từ nhận xét tên, ta có thể đi đến kết luận rằng, công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn đầu tư. Đồng thời công ty cần phải tăng khả năng tự bù đắp vốn cho hoạt động đầu tư để tăng khả năng tự chủ về tài chính. 3. Phân tích rủi ro về tài chính 3.1. Lý luận chung về phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là một trong hai rủi ro (rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh) trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu trước đây trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp do Nhà nước điều hành thì rủi ro Nhà nước phải chịu. Còn trong giai đoạn hiện nay, quyền chủ động sản xuất kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp nên rủi ro thì đương nhiên các doanh nghiệp phải tự gánh chịu. Do đó việc phân tích tình hình rủi ro tài chính là hết sức cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan chức năng và các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Để phản ánh rủi ro tài chính ta cần sử dụng các chỉ tiêu sau đây: ã Hệ số nợ trên tài sản Hệ số nợ/ tài sản = Tổng số nợ Tổng tài sản Chỉ tiêu này chỉ rõ ràng, trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do nợ mà có. Do đó nếu hệ số càng tăng thì rủi ro tài chính càng tăng và ngược lại. ã Hệ số nợ ngắn hạn trên TSLĐ Hệ số ngắn hạn/ Tài sản lưu động = Tổng số nợ ngắn hạn Tài sản lưu động ý nghĩa chỉ tiêu này giống chỉ tiêu trên nhưng phạm vi hẹp hơn. ã Hệ số thu hồi nợ và thời hạn thu hồi nợ bình quân Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu thuần Số dư nợ phải thu bình quân Trong đó: Số dư nợ phải thu bình quân = Các khoản phải thu đầu năm + cuối kỳ 2 Nếu doanh nghiệp càng hạn chế bán chịu, số dư nợ phải thu càng nhỏ, hệ số thu hồi sợ càng tăng khi đó rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. Thời hạn thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số thu hồi nợ Nếu thời hạn thu hồi nợ càng ngắn thì rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. ã Hệ số quay vòng hàng tồn kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Doanh thu thuần Trị giá hàng tồn kho bình quân Trong đó: Trị giá hàng tồn kho bình quân = Trị giá hàng tồn kho đầu năm + cuối kỳ 2 Thời hạn hàng tồn kho bình quân = Thời gian kỳ báo cáo Hệ số quay vòng hàng tồn kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho càng lớn, thời hạn hàng tồn kho bình quân càng ngắn, vật tư luân chuyển càng nhanh, rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. 3.2. Phân tích rủi ro về tài chính Để phân tích tình hình rủi ro về tài chính của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội, dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán năm 2002, ta lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích tình rủi ro về tài chính Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch (±) Hệ số nợ/ tài sản = 0,5 = 0,56 + 0,06% Hệ số nợ ngắn hạn/TSLĐ = 1,08 = 1,35 + 0,27% Hệ số thu hồi nợ = 4,95 = 7,50 + 2,55% Hệ số quay vòng hàng tồn kho = 2,2 = 2,82 + 0,62% Từ kết quả tính được ở bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét như sau: Nhìn chung ta thấy hệ số nợ cuối kỳ so với đầu năm đều có xu hướng tăng. Cụ thể hệ số nợ trên tài sản tăng 0,06. Hệ số nợ ngắn hạn trên TSLĐ tăng 0,27. Điều này cho ta thấy rủi ro tài chính của công ty cũng có xu hướng tăng về cuối kỳ. Xét về hệ số thu hồi nợ tăng 2,55 tức là thời hạn thu hồi nợ bình quân giảm từ 72,7 ngày xuống 48 ngày đã giảm 24,7 ngày chứng tỏ công ty đã có kế hoạch nhằm thu hồi nợ nhanh. Đây là mặt tích cực công ty cần phát huy nhằm hạn chế rủi ro tài chính. Xét về quay vòng hàng tồn kho tăng 0,62 tức là thời hạn quay vòng hàng tồn kho giảm từ 163,6 ngày xuống 127,6 ngày, đã giảm 36 ngày. Qua đây cho ta thấy thời hạn hàng năm trong kho chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ càng ngắn, chứng tỏ vật tư luân chuyển càng nhanh. Do đó rủi ro tài chính sẽ giảm. Từ nhận xét trên cho ta thấy công ty cần phải kết hợp hài hoà giữa hệ số nợ, hệ số thu hồi nợ để hạn chế rủi ro tài chính nhằm thu được kết quả tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4.1. Lý luận chung về phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bản báo cáo cho ta biết được kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được sau 1 niên độ kế toán nhất định. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là việc có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Từ việc đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy rõ kết quả mà họ đạt được. Trên cơ sở đó, tìm biện pháp thích hợp để xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu nhằm thu được kết quả kinh doanh cao nhất. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta tiến hành tính mức chênh lệch năm nay so với năm trước theo công thức: Chênh lệch = Năm nay - Năm trước Chênh lệch tỷ trọng = Chênh lệch Năm trước x 100 Xác định % theo quy mô chung, coi doanh thu thuần là 100%, ta xác định các chỉ tiêu khác theo doanh thu thuần. Do ở đây chỉ xét hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động tài chính, hoạt động bất thường không tính % theo quy mô chung mà chỉ để xác định tổng lợi nhuận. 4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Để phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 phần lãi - lỗ của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta có bảng sau: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ nay Chênh lệch (±) % theo quy mô chung Tiền % Kỳ trước Kỳ nay Tổng doanh thu 15.012.882 18.392.064 + 3.379.182 + 22,51 100,45 100,26 Trừ giảm giá hàng bán 68.072 47.276 - 20.796 - 30,55 0,45 0,26 Doanh thu thuần 14.944.810 18.344.788 + 3.399.978 + 22,75 100 100 Giá vốn hàng bán 13.407.264 16.127.452 + 2.720.188 + 20,29 89,71 87,91 Lợi nhuận gộp 1.537.546 2.217.336 + 679.790 + 44,21 10,29 12,09 Chi phí bán hàng 21.377 40.218 + 18.841 + 88,14 0,14 0,22 Chi phí QLDN 364.478 341.362 - 23.116 - 6,34 2,44 1,86 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.151.691 1.835.756 + 684.065 + 59,40 7,70 10,00 Thuế TNDN 368.541,12 587.441,92 + 218.900,8 + 59,40 2,46 3,20 Lợi nhuận sau thuế 783.149,88 1.248.314,08 + 465.164,2 + 59,40 5,24 6,80 Lợi thuận từ hoạt động tài chính 121.111 21.044 - 100.067 - 82,62 - - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường - 17.429 38.598 + 56.027 + 321,46 - - Tổng lợi nhuận sau thuế 853.653,64 1.288.870,64 + 435.217 + 50,98 - - Dựa vào bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên cho ta thấy tổng doanh thu tăng 3.379.182 (nđ) với tỷ lệ tăng tương ứng là 22,51% trong khi đó giảm giá hàng bán giảm 20.796 (nđ) với tỷ lệ giảm tương ứng là 30,55%. Giảm giá ở đây là giảm giá các công trình cho bên mời thầu xây dựng. Doanh thu tăng, giảm giá lại giảm chứng tỏ đây là sự cố gắng vượt bậc của công ty, công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, máy móc thi công để nâng cao chất lượng công trình hạn chế việc giảm giá. Tổng doanh thu tăng khiến doanh thu thuần cũng tăng 22,75%; giá vốn hàng bán tăng 20,29% với số tiền tăng 2.720.188 (nđ) nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn doanh thu thuần. Vì vậy mà lợi nhuận gộp tăng rất lớn 44,21% với số tiền tương ứng 679.790 (nđ). Lợi nhuận tăng trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 23.116 (nđ) tương ứng với tỷ lệ giảm 6,34% chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân là do công ty đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ hơn, cụ thể các đội có ban chỉ huy quy định 20 người, bây giờ rút đi chỉ cần 16 người mà vẫn đảm bảo tốt các khâu quản lý. Đây là một điểm đáng chú ý của công ty, phải có ban lãnh đạo rất giỏi thì mới có thể làm được điều này. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 684.065 (nđ) do đó thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 218.900,8 (nđ) với tỷ lệ tăng 59,40%. Các khoản thu nhập chính của Nhà nước là thuế, thuế tăng thu nhập Nhà nước tăng, vì vậy công ty không chỉ góp phần xây dựng công ty mà còn góp phần xây dựng Nhà nước giàu mạnh hơn. Trên cột % theo quy mô chung, doanh thu thuần được xác định là quy mô chung và tương ứng là 100%. Những khoản mục khác trên báo cáo được xác định theo kết cấu chiếm trong quy mô chung đó. Nếu muốn biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng chi phí, lãi gộp, lãi thuần; thì qua bảng phân tích ta thấy ngay năm nay có 87,91 đồng và năm ngoái có 89,71 đồng giá vốn; năm nay có 12,09 đồng và năm ngoái có 10,29 đồng lợi nhuận gộp; năm nay có 10 đồng và năm ngoái có 7,7 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Như vậy ta thấy lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng lên, đây là biểu hiện rất tốt của công ty, chứng tỏ công ty làm ăn ngày càng phát triển, đi lên. Đây là mối quan tâm rất lớn của nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh. 5. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh 5.1. Lý luận chung về phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh là quá trình phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán nhằm đánh giá khái quát việc đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và xu hướng biến động của chúng. Có hai trường hợp xảy ra sau đây: a. Trường hợp 1: Nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc không cần phải chiếm dụng vốn bên ngoài. Ta có công thức cân đối tổng quát 1: [B] nguồn vốn = [AI, II, IV, V (2, 3) + BI, II, III] tài sản + Khi vế trái < vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn vốn trang trải tài sản. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn từ khác khoản vay hoặc đi chiếm dụng bên ngoài. Việc đi vay, chiếm dụng trong thời hạn thanh toán đều là hợp lý và là nguồn vốn hợp pháp. + Khi vế trái > vế phải: doanh nghiệp thừa nguồn vốn nên bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác chiếm dụng dưới hình thức doanh nghiệp ứng tiền trước cho bên bán, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ. b. Trường hợp 2: nguồn vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nhu cầu thì doanh nghiệp có thể đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh đều coi là nguồn vốn hợp pháp. Ta có công thức cân đối tổng quát 2: [AI (1) + B] Nguồn vốn = [AI, II, IV, V (2, 3) + BI, II, III] Tài sản + Khi vế trái < vế phải: doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn mặc dù đã đi vay. Trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn buộc phải đi chiếm dụng vốn như nhận tiền trước của người mua, chịu tiền của nhà cung cấp, nợ tiền thuế, chậm trả lương công nhân viên. + Khi vế trái >vế phải: doanh nghiệp thừa vốn do đó sẽ bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng như khách hàng nợ, trả trước cho người bán, tạm ứng. 5.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh Để tiến hành phân tích ta căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2002 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta cũng xét hai trường hợp sau: a. Trường hợp 1: Nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. áp dụng công thức cân đối tổng quát 1, ta tiến hành lập bảng sau: Bảng phân tích đảm bảo vốn công thức 1 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Vế trái VT) 16.896.869 15.367.879 Vế phải (VP) [2.712.863 + 371.925 + 6.407.451 + 143.378] + [16.921.812 + 1.230.199 + 2.256.883] = 30.044.511 [3.871.341 + 492.312 + 6.608.165 + 54.646] + [18.172.254 + 1.577.431 + 1.755.414] = 32.531.563 Chênh lệch (VT - VP) - 13.147.642 - 17.163.684 Qua bảng phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét như sau: Đầu năm 2002 công ty ở trong tình trạng thiếu nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải tài sản, đầu năm công ty thiếu13.147.642 (nđ); cuối năm nguồn vốn thiếu còn nhiều hơn tận 17.163.684 (nđ). Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường công ty đã phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Cụ thể công ty đã vay ngắn hạn rất lớn đầu năm là 12.017.988 (nđ) cuối kỳ là 11.021.530 (nđ), công ty đã trả chậm cho nhà cung cấp đầu năm là 1.628.564 (nđ) cuối kỳ là 2.624.898 (nđ). Tuy nhiên những nguồn vốn của công ty là hoàn toàn hợp pháp vì vay ngắn hạn chưa đến hạn trả và nợ người cung cấp trong thời hạn thanh toán. b. Trường hợp 2: Nguồn vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nhu cầu. áp dụng công thức cân đối tổng quát 2, ta tiến hành lập bảng sau: Bảng phân tích đảm bảo vốn công thức 2 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Vế trái VT) 12.017.988 + 16.896.869 = 28.914.857 11.021.530 + 15.367.879 = 26.389.409 Vế phải (VP) [2.712.863 + 371.925 + 6.407.451 + 143.378] + [16.921.812 + 1.230.199 + 2.256.883] = 30.044.511 [3.871.341 + 492.312 + 6.608.165 + 54.646] + [18.172.254 + 1.577.431 + 1.755.414] = 32.531.563 Chênh lệch (VT - VP) - 11.129.654 - 6.142.154 Qua bảng phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét như sau: Do nguồn vốn chủ sở hữu thiếu không đủ trang trải tài sản nên công ty đã phải bổ sung nguồn vốn bằng việc đi vay ngắn hạn và nợ dài hạn. Đầu năm mặc dù đã đi vay nhưng nguồn vốn vẫn không đủ đáp ứng nên công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác như người cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu, khách hàng ứng trước tiền, phải trả công nhân viên, các khoản phải trả khác với tổng số tiền nợ đầu năm là 1.129.654 (nđ); cuối năm là 6.142.154 (nđ). 6. Phân tích khả năng thanh toán của công ty 6.1. Lý luận chung về phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh công tác quản lý, tổ chức về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu quản lý hoạt động tài chính tốt sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, nếu quản lý tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng công nợ lớn. Để phân tích cụ thể tình hình khả năng thanh toán của công ty ta cần sử dụng các chỉ tiêu sau: 6.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát : H1 H1 = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán = Tiền + tương đương tiền để thanh toán Tổng số nợ ngắn hạn + Nợ khác cần thanh toán + Hệ số ³ 1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. + Hệ số < 1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp. Hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. + Hệ số = 0: doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán 6.1.2. Hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn): H2 H2 = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn = [A] Tài sản [AI] Nguồn vốn Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Tuy nhiên, nếu hệ số thanh toán quá cao cũng không phải là tốt vì khi đó có một lượng tiền tồn thì việc sử dụng sẽ không hiệu quả. Để đánh giá hệ số thanh toán hiện hành có hợp lý hay không còn phải phụ thuộc vào: . Đặc điểm ngành nghề kinh doanh . Cơ cấu tài sản lưu động . Hệ số quay vòng của tài sản lưu động Vì vậy, trước khi nhận định hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là quá thấp hay quá cao ta cần phải so sánh với hệ số của các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với hệ số của các kỳ kế toán trước của doanh nghiệp. 6.1.3. Hệ số thanh toán tức thời (nhanh): H3 H3 = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + khoản phải thu Nợ ngắn hạn = [AI, II, III] Tài sản [AI] Nguồn vốn Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có đầy đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đã đến hạn. Ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đã mất dần khả năng thanh toán. 6.2. Phân tích tình hình khả năng thanh toán của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2002 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta tiến hành lập bảng sau: Bảng phân tích khả năng thanh toán Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch (±) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (2.712.863 + 371.925 + 3.103.198 + 0) : (14.272.624 + 362.445) = 0,423 (3.871.341 + 492.312 + 1.790.887 + 0) : (18.271.194 + 85.803) = 0,335 - 0,088 Hệ số thanh toán hiện hành = 0,926 = 0,741 - 0,185 Hệ số thanh toán tức thời (2.712.863 + 371.925+ 3.103.198) : 14.272.624 = 0,433 (3.871.341 + 492.312 + 1.790.887) : 18.271.194 = 0,337 - 0,096 Qua bảng phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét sau: Hệ số khả năng thanh toán cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 0,088 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty giảm dần, đây là biểu hiện không tốt, công ty cần phải khắc phục. Hệ số thanh toán hiện hành cả đầu năm và cuối kỳ là cao, tuy nhiên cuối kỳ đã giảm 0,185, điều này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là lớn nhưng lại có xu hướng giảm dần về cuối năm. Hệ số thanh toán tức thời cả đầu năm và cuối kỳ đều không đạt. Hệ số cuối năm lại giảm so với đầu năm là 0,096, do đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán với các chủ nợ. 7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7.1. Phân tích sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động 7.1.1. Lý luận phân tích sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động Kết quả của việc quản lý, sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến sức sản xuất, sức sinh lời của vốn lưu động. Để phân tích sức sản xuất và sức sinh lời, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Trong đó: VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ = VLĐ đầu năm + VLĐ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất đã tạo ra mấy đồng doanh thu tiêu thụ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. b. Hiệu suất sinh lời (hiệu quả sử dụng vốn lưu động) Hiệu suất sinh lời = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất đã tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ sức sinh lợi nhuận từ việc sử dụng vốn lưu động càng cao. 7.1.2. Phân tích sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội Dựa vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2002 và các số liệu biết thêm năm 2001 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội. Ta tiến hành lập bảng sau: Bảng phân tích sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch (±) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = 1,09 = 109% = 1,37 = 137% + 0,28 = + 28% Hiệu suất sinh lời = 0,11 = 11% = 0,1656 = 16,56% + 0,0556 = + 5,56% Từ bảng phân tích trên có thể cho ta đi đến nhận xét sau: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động đầu năm và cuối kỳ là rất lớn (đều lớn hơn 100%). Hiệu suất này có xu hướng tăng dần về cuối kỳ, tăng 28%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng nâng cao, công ty cần phát huy mặt mạnh này. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hiệu suất sinh lời cũng tăng từ 11% lên 16,56%; đã tăng 5,56%. Qua đây cho ta thấy sức sinh lợi nhuận của công ty ngày càng tăng. Đây là biểu hiện rất tốt của công ty. Từ việc phân tích trên ta thấy được công ty đã sử dụng rất hiệu quả vốn lưu động của mình. 7.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động 7.2.1. Lý luận chung về phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để phản ánh tình hình luân chuyển vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ: L L = Doanh thu thuần (M) Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu phản ánh trong kỳ vốn lưu động được quay mấy vòng. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. b. Kỳ luân chuyển vốn lưu động: K K = Thời gian của một kỳ phân tích L Chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng. Chỉ tiêu càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn. Nếu có cùng một lượng vốn nhất định mà số vòng quay tăng sẽ có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn làm cho giá thành sản phẩm sẽ hạ và tăng được tích luỹ. c. Mức đảm nhiệm của vốn lưu động: (Hq) Hq = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Chỉ tiêu cho biết để có 1 đồng doanh thu cần mấy đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. d. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ. = M0 x Hq0 : Vốn lưu động bình quân kỳ trước (đầu năm) = M1 x Hq1 : Vốn lưu động bình quân kỳ này (cuối kỳ) Quá trình phân tích gồm 3 bước sau: B1: Xác định số tăng (giảm) của vốn lưu động bình quân thực tế so với kế hoạch. D B2: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: + Do doanh thu thuần trong kỳ thay đổi: DM = (M1- M0) x Hq0 + Do mức đảm nhiệm của 1 đồng vốn thay đổi DHq = M1 x (Hq1 - Hq0) + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố D DM + DHq B3: Nhận xét 7.2.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2002 và các số liệu biết thêm năm 2001 của Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội ta tiến hành lập bảng sau: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch (±) Vốn lưu động bình quân trong kỳ = 13.762.796 = 13.385.003,5 - 377.792,5 Số lần luân chuyển VLĐ (L) = 1,08 (vòng) = 1,37 (vòng) + 0,29 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K) (ngày) (ngày) - 70,6 Mức đảm nhiệm của VLĐ (Hq) (lần) = 0,73 (lần) - 0,19 Vốn lưu động sử dụng bình quân () 14.944.810 x 0,92 = 13.762.796 18.344.788 x 0,73 = 13.385.003,5 - 377.792,5 Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ giảm 377.792,5 (nđ). Các nhân tố làm ảnh hưởng đến sự biến động trên là: + Do doanh thu thuần trong kỳ thay đổi DM = (M1- M0) x Hq0 = (18.344.788 - 14.944.810) x 0,92 = + 3.127.979,76 + Do mức đảm nhiệm của vốn lưu động trong kỳ thay đổi: DHq = M1 x (Hq1 - Hq0) = 18.344.788 x (0,73 - 0,92) = -3.505.772,26 + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng D = DM + DHq - 377.792,5 = + 3.127.979,76 + (-3.505.772,26) Từ kết quả tính toán trên cho ta thấy vốn lưu động sử dụng bình quân cuối kỳ so với đầu năm đã giảm 377.792,5 (nđ), đó là biểu hiện tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do mức đảm nhiệm của một đồng vốn lưu động cuối năm so với đầu năm giảm 0,19 lần (hay 19%) đã giải phóng được số vốn là 3.505.772,26 (nđ). Đây là mặt tích cực của công ty trong quá trình sử dụng vốn lưu động. Mặt khác do tổng doanh thu thuần tăng từ 14.944.810 lên 18.344.788 đã tăng 3.399.978 (nđ) nên phải sử dụng thêm một số vốn lưu động là 3.127.979,76 (nđ). Việc tăng này là hoàn toàn hợp lý. Nhìn chung, trong năm 2002, Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội đã sử dụng tốt vốn lưu động bình quân biểu hiện: - Vòng quay của vốn lưu động tăng từ 1,08 vòng lên 1,37 vòng do đó đã rút ngắn được độ dài 1 vòng luân chuyển từ 333 ngày xuống còn 263 ngày. - Mức đảm nhiệm của 1 đồng vốn lưu động giảm từ 0,92 xuống 0,73. Công ty cần duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong năm tới. IV. Nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của công ty Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty là khá ổn định. Trong tình hình tài chính, ta thấy nổi lên một số điểm tích cực như sau: + Các khoản phải thu giảm chứng tỏ công ty đã có kế hoạch công tác tốt về việc thu công nợ. Việc thu hồi công nợ tốt khiến cho vòng quay vốn nhanh, khả năng sử dụng vốn sẽ tốt. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn mà Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội đã thực hiện được. + Các khoản đầu tư tăng cho ta thấy, công ty không chỉ sản xuất kinh doanh trong nội bộ mà còn đầu tư cho các công ty bạn để sử dụng có hiệu quả hơn số vốn chưa dùng. Qua điều này ta có thể khẳng định khả năng kinh doanh của công ty rất nhanh nhạy. + Khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng dần khiến cho sức sinh lời của công ty cũng có xu hướng tăng. Tất cả các hoạt động của công ty đều nhằm mục đích sinh lợi nhuận để xây dựng, kiến thiết công ty. Và mục đích cuối cùng của công ty đã đạt được khá khả quan. Bên cạnh những tích cực trên, công ty còn một số hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể là: Vốn của công ty còn phần nhiều là phải đi vay, hoặc đi chiếm dụng của khách hàng vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng không nhiều trong nguồn vốn (43,84%) lúc cuối năm. Đây là điểm quan trọng nhất mà công ty cần khắc phục. Tuy nhiên thay đổi ngay thì cũng không thể được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết công ty phải lập kế hoạch phân bổ lợi nhuận sau thuế sao cho hợp lý để cải thiện được nguồn vốn kinh doanh, như vậy thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty sẽ tăng, sẽ thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh hơn. Kết luận Trong suốt những năm học ở nhà trường, từ những kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cộng với quá trình thực tập tại Đội Xây dựng số 9 - Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Ngô Kim Chung, cô giáo Hoàng Ngọc Hiền và sự giúp đỡ tận tình của các bác, các anh, chị trong phòng kế toán Đội 9 và Công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Khi chưa được tiếp cận với thực tế, em còn rất bỡ ngỡ trong việc vào sổ sách đối với từng nghiệp vụ kinh tế, nhưng qua quá trình thực tập được sự hướng dẫn tận tụy của các anh, chị kế toán Đội 9, bây giờ em có thể tự tin phân tích để vào sổ sách bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào. Em cảm thấy thực tế là vô cùng quan trọng, phải trải qua thực tế mới có kinh nghiệm để bước vào nghề. Qua quá trình thực tập em thấy mình như vững tin hơn trong công tác kế toán, có thể trở thành một kế toán viên thực sự. Có được như ngày hôm nay em luôn luôn ghi nhận sự dạy dỗ tận tụy của các thầy cô trong khoa kế toán trường Trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội và sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị kế toán trong Đội xây dựng số 9 - Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội. Cảm ơn những người đã không quản khó khăn, dạy dỗ, đào tạo ra đội ngũ kế toán phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô Kim Chung, cô giáo Hoàng Ngọc Hiền và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kế toán, các bác, anh, chị trong bộ phận kế toán Đội Xây dựng số 9 - Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành xuất sắc báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 8 năm 2003 Học sinh thực hiện: Nguyễn Nam Phương Mục lục ý kiến nhận xét của ban lãnh đạo Công ty kinh doanh phát triển Nhà Hà Nội sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội Trường trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập: Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội Giáo viên hướng dẫn : Ngô Kim Chung Hoàng Ngọc Hiền Học sinh thực hiện : Nguyễn Nam Phương Lớp : Kế toán B - Khoá 15 Thời gian thực tập : 20 tuần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34431.doc
Tài liệu liên quan