LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài :
Sau một thời kì thực hiện chính sách đổi mới theo chính sách mở cửa của Nhà Nước nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu như : Nước Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một nước có nền kinh tế , trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại WTO. Có được những thành tựu trên phải kể đến sự góp phần không nhỏ của hoạt động ngoại thương mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua biên giới được diễn ra nhiều hơn mạnh mẽ hơn, đây cũng là một điểm sáng trong nền kinh tế Quốc Dân năm 2009 góp phần tăng thu nhập Quốc Dân và là động lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhập khẩu là một trong hai nhiệm vụ cấu thành nghiệp vụ ngoại thương xuất nhập khẩu, là một mặt hàng không thể tách khỏi nghiệp vụ ngoại thương. Có thể hiểu đó là một sự mua bán hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi thể hiện sự phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với một nền kinh tế mà đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay các nước thống nhất dưới mái nhà chung, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của nhập khẩu càng trở nên quan trọng.
Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
Nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nước ta hiện nay và qua tiếp cận thực tiễn trong công tác tổ chức hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở DNTN Ngọc Khánh, em xin trình bày: “Báo cáo thực tập Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Doanh Nghiệp Tư Nhân NGỌC KHÁNH”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa của DNTN Ngọc Khánh.
Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nói riêng tại DNTN Ngọc Khánh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác kế toán nhập khẩu đá thạch cao và mua hàng trong nước tại DNTN Ngọc Khánh.
4. Phạm vi của đề tài :
Không gian : Tại Phòng kế toán của DNTN NGỌC KHÁNH
Thời gian :
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài trong vòng 3 năm từ 2007- 2009.
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu thực trạng công tác lưu chuyển hàng hóa trong quý 1 năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát: nhằm mục đích tìm hiểu xem doanh nghiệp hạch toán như thế nào, quy trình vào sổ của các kế toán viên theo những bước nào và vào các loại sổ gì.
Phỏng vấn trực tiếp: nhằm mục đích mở mang kiến thức giải đáp những thắc mắc trong quá trình quan sát tại doanh nghiệp, cũng như những thắc mắc trong quá trình học tập có khác biệt gì so với thực tế.
Phương pháp điều tra thống kê: nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu: nhằm mục đích nghiên cứu số liệu , phân tích đánh giá tình hình kết quả của doanh nghiệp để áp dụng cho bài báo cáo một cách hoàn chỉnh.
Và một số biện pháp khác.
Luận văn chia làm 3 chương, với 40 trang
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài :
Sau một thời kì thực hiện chính sách đổi mới theo chính sách mở cửa của Nhà Nước nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu như : Nước Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một nước có nền kinh tế , trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại WTO. Có được những thành tựu trên phải kể đến sự góp phần không nhỏ của hoạt động ngoại thương mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu trong đó hoạt động nhập khẩu hàng hóa qua biên giới được diễn ra nhiều hơn mạnh mẽ hơn, đây cũng là một điểm sáng trong nền kinh tế Quốc Dân năm 2009 góp phần tăng thu nhập Quốc Dân và là động lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhập khẩu là một trong hai nhiệm vụ cấu thành nghiệp vụ ngoại thương xuất nhập khẩu, là một mặt hàng không thể tách khỏi nghiệp vụ ngoại thương. Có thể hiểu đó là một sự mua bán hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi thể hiện sự phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với một nền kinh tế mà đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay các nước thống nhất dưới mái nhà chung, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của nhập khẩu càng trở nên quan trọng.
Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
Nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nước ta hiện nay và qua tiếp cận thực tiễn trong công tác tổ chức hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở DNTN Ngọc Khánh, em xin trình bày: “Báo cáo thực tập Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Doanh Nghiệp Tư Nhân NGỌC KHÁNH”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa của DNTN Ngọc Khánh.
Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nói riêng tại DNTN Ngọc Khánh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác kế toán nhập khẩu đá thạch cao và mua hàng trong nước tại DNTN Ngọc Khánh.
4. Phạm vi của đề tài :
Không gian : Tại Phòng kế toán của DNTN NGỌC KHÁNH
Thời gian :
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài trong vòng 3 năm từ 2007- 2009.
- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu thực trạng công tác lưu chuyển hàng hóa trong quý 1 năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát: nhằm mục đích tìm hiểu xem doanh nghiệp hạch toán như thế nào, quy trình vào sổ của các kế toán viên theo những bước nào và vào các loại sổ gì.
Phỏng vấn trực tiếp: nhằm mục đích mở mang kiến thức giải đáp những thắc mắc trong quá trình quan sát tại doanh nghiệp, cũng như những thắc mắc trong quá trình học tập có khác biệt gì so với thực tế.
Phương pháp điều tra thống kê: nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu: nhằm mục đích nghiên cứu số liệu , phân tích đánh giá tình hình kết quả của doanh nghiệp để áp dụng cho bài báo cáo một cách hoàn chỉnh.
Và một số biện pháp khác.
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA DNTN NGỌC KHÁNH:
Lịch sử hình thành Doanh Nghiệp Tư Nhân NGỌC KHÁNH.
Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh là một doanh nghiệp có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định. Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các mặt hoạt động và tài sản của mình. Công ty hoạt động theo pháp luật Nhà nước và Luật Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh được thành lập ngày 24/12/2004
Tên gọi đầy đủ của công ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Khánh.
Tên giao dịch nước ngoài : Ngoc Khanh Priviate Company.
Trụ sở chính : 178 Trần Phú, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Ngày 24/12/2004 doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh.
Quá trình phát triển:
Ngày 6/1/2005 doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng đá thạch cao đầu tiên và bán cho khách hàng đầu tiên là công ty Lusk Xi măng.
Kể từ đó cho đến nay vẫn đang tiếp tục cung ứng nguyên liệu cho công ty Lusk sản xuất tốt sản phẩm xi măng Huế.
Ngày 18/5/2005 nhập khẩu đá thạch cao bán cho khách hàng thứ 2 tại Thành Phố Đông Hà , Quảng Trị.
Và từ đó cho đến nay vẫn là nhà cung cấp chính cho nhu cầu nhập khẩu đá tại Đông Hà.
Chức năng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp :
DNTN Ngọc Khánh có 2 lĩnh vực hoạt động chính đó là:
Nhập khẩu đá thạch cao dùng cho sản xuất Xi măng.
Vận chuyển Clinke.
Nhưng doanh nghiệp vẫn chuyên về nhập khẩu đá thạch cao cung ứng cho khách hàng là các công ty chuyên sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm của bộ máy quản lý của doanh nghiệp :
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh bao gồm :
1 Giám đốc.
1 Kế toán trưởng.
3 Kế toán viên.
1 Thủ Quỹ
1 Lái xe.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp thuộc cơ cấu quản lý trực tuyến. Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Lái xe
Kế toán cửa khẩu
Kế toán bán hàng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Ghi chú: Quan hệ quản lý trực tiếp:
Quan hệ giữa các chức năng:
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp,là người có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp , phụ trách chung quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung cho từng phòng, bố trí công việc cho từng kế toán viên. Là người chịu trách nhiệm thực thi hướng dẫn thi hành chính sách, chế độ tài chính cũng như chịu trách nhiệm thi hành các quan hệ tài chính với các đơn vị ngân hàng và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Kế toán bán hàng : Có chức năng theo dõi quá trình bán hàng , số lượng hàng bán ra thông qua sổ chi tiết bán hàng, theo dõi khách hàng mua hàng của Doanh nghiệp thông qua sổ chi tiết thanh toán.
Kế toán cửa khẩu: Có chức năng như một mắt xích quan trọng cho hoạt động kế toán hàng nhập khẩu vào trong nước có nhiệm vụ mở tờ khai và lập tờ khai hải quan để chuyển về cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chức năng theo dõi số lượng hàng hóa nhập khẩu,số lượng xe chở hàng qua cửa khẩu.
Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chứng từ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, hoạt động vận chuyển, hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp thông qua các sổ như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, sổ chi tiết bán hàng, sổ quỹ tiền mặt.
Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi. Đồng thời chịu trách nhiệm về quỹ của doanh nghiệp.
Đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp :
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Doanh nghiệp quản lý theo hình thức quản lý trực tuyến từ trên xuống, và giữa các chức năng với nhau theo sơ đồ sau:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán cửa khẩu
Kế toán bán hàng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú: Quan hệ quản lý trực tiếp:
Quan hệ chức năng :
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận :
Do bộ máy của công ty gần như tương đồng với bộ máy kế toán nên chức năng của các bộ phận cũng tương đồng với nhau.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung cho từng phòng, bố trí công việc cho từng kế toán viên. Là người chịu trách nhiệm thực thi hướng dẫn thi hành chính sách, chế độ tài chính cũng như chịu trách nhiệm thi hành các quan hệ tài chính với các đơn vị ngân hàng và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Kế toán bán hàng : Có chức năng theo dõi quá trình bán hàng , số lượng hàng bán ra thông qua sổ chi tiết bán hàng, theo dõi khách hàng mua hàng của Doanh nghiệp thông qua sổ chi tiết thanh toán.
Kế toán cửa khẩu: Có chức năng như một mắt xích quan trọng cho hoạt động kế toán hàng nhập khẩu vào trong nước có nhiệm vụ mở tờ khai và lập tờ khai hải quan để chuyển về cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chức năng theo dõi số lượng hàng hóa nhập khẩu,số lượng xe chở hàng qua cửa khẩu.
Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chứng từ có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, hoạt động vận chuyển, hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp thông qua các sổ như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, sổ chi tiết bán hàng, sổ quỹ tiền mặt.
Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi. Đồng thời chịu trách nhiệm về quỹ của doanh nghiệp.
Tình hình và KQHĐKD của công ty qua 3 năm 2007- 2009:
Tình hình KQHĐKD của Doanh nghiệp được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
MÃ
2007
2008
2009
Chênh lệch 2007/2008
Chênh lệch2008/2009
+/ -
%
+/ -
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
6,051,150,901
14,345,114,930
12,498,217,831
8,293,964,029
1.37
-1,846,897,099
0.87
Các khoản làm giảm doanh thu
2
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
6,051,150,901
14,345,114,930
12,498,217,831
8,293,964,029
1.37
-1,846,897,099
0.87
Giá vốn hàng bán
11
5,798,295,030
13,836,175,226
12,170,229,526
8,037,880,196
1.39
-1,665,945,700
0.88
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
252,855,871
508,939,704
327,988,305
256,083,833
1.01
-180,951,399
0.64
Doanh thu hoạt động tài chính
21
675,341
1,528,834
2,968,961
853,493
1.26
1,440,127
1.94
Chi phí tài chính
22
18,494,100
28,044,139
33,649,630
9,550,039
0.52
5,605,491
1.20
- trong đó: chí phí lãi vay
23
18,494,100
-18,494,100
-1.00
chi phí quản lý kinh doanh
24
229,391,940
471,925,803
284,940,243
242,533,863
1.06
-186,985,560
0.60
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
5,645,172
10,498,596
12,367,393
4,853,424
0.86
1,868,797
1.18
Thu nhập khác
31
Chi phí khác
32
50,365
150
50,365
-50,215
0.00
Lợi nhuận khác
40
-50,365
-150
-50,365
50,215
0.00
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
5,645,172
10,448,231
12,367,243
4,803,059
0.85
1,919,012
1.18
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
2,706,092
2,164,268
2,706,092
-541,824
0.80
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
5,645,172
7,742,139
10,202,975
2,096,967
0.37
2,460,836
1.32
(Nguồn:Số liệu được lấy từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2007-2009)
Từ bảng số liệu thu thập được và kết quả phân tích trên cho thấy :
So sánh năm 2007 với năm 2008 :
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 1.37 % hay tương đương với 8,293,964,029 đồng. Có được kết quả trên cần phải xem xét đến các yếu tố chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.37% tương đương với 8,293,964,029 đồng, chứng tỏ trong năm 2008 doanh nghiệp đã có những biện pháp chính sách đúng đắn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, có được điều này một phần do doanh nghiệp đã chủ động trong công tác tiêu thụ và cung ứng hàng hóa, một phần do nền nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đá thạch cao nhiều trong năm 2008, đây có thể xem như một thành tích chủ quan của doanh nghiệp.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh... trong hai năm không có phát sinh. Chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và cho thấy sự thỏa mãn của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 0.86 % tương đương với 4,853,424 đồng là do ảnh hưởng của các chỉ tiêu sau:
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.01 % hay tăng 256,083,833 đồng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 cũng tăng đáng kể so với năm 2007 là 1.26 % tương đương với 853,493 đồng.
+ Ngược lại chi phí tài chính năm 2008 giảm so với năm 2007 do chi phí lãi vay năm 2008 giảm,không phát sinh. Do đó tiết kiệm được một khoản chi phí cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2007 tăng 0.85 % hay 4,803,059 đồng , do đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo.
Lợi nhuận sau thuế tăng 0.37 % hay tăng 2,096,967 đồng có thể xem là thành tích chủ quan của doanh nghiệp.
Nhìn chung tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua năm 2008 có nhiều tăng trưởng thành tựu hơn so với năm 2007 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng ngoài ra lợi nhuận cũng tăng. Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã chủ động khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp cũng như chủ động trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh năm 2008 với năm 2009:
Ngược lại so với năm 2008 với năm 2007 thì năm 2009 so với năm 2008 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 có phần giảm so với năm 2008. Do đó cần xem xét các yếu tố làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 0.87 % hay giảm 1,846,897,099 đồng ,đây có thể là nhược điểm chủ quan của doanh nghiệp trong công tác bán hàng nhưng có thể cũng là nhược điểm khách quan của doanh nghiệp do tình hình kinh tế năm 2009 có nhiều biến động đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trên thế giới nói chung chứ không riêng gì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
+ Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 giảm 0.64 % hay giảm 180,951,399 đồng là do ảnh hưởng của các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm và giá vốn hàng bán cũng giảm do đó lợi nhuận gộp giảm.
Ngược lại tình hình về doanh thu hoạt động tài chính có vẻ khả quan hơn, doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 có vẻ khả quan hơn cụ thể là doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.94 % hay tăng 1,440,127 đồng đã góp phần làm cho Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1.18% hay tăng 1,868,797 đồng. Đây cũng là một điều doanh nghiệp nên chú trong quan tâm vì nó có thể làm thay đổi tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng so với năm 2008 đã kéo theo sự thay đổi rõ rệt làm cho Lợi nhuận trước thuế và Lợi nhuận sau thuế đều tăng lên. Đây là thành tích của doanh nghiệp, tuy nhiên từ sự suy giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cho thấy doanh nghiệp cần phải xem xét lại chính sách bán hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng để có thể đem lại kết quả tốt hơn.
1.5.2 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm:
Trong 3 năm từ 2007 - 2009 tình hình lao động của doanh nghiệp tương đối ổn định, ít biến động và ít thay đổi theo thời gian, do doanh nghiệp đã có định hướng phát triển lâu dài cả về hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Do đó công tác tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khâu tuyển dụng để có được chất lượng lao động có trình độ phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã tuyển dụng những nhân viên có trình độ chất lượng có kinh nghiệm làm việc, điều này được thể hiện qua bảng tình hình lao động sau:
Theo trình độ : đơn vị tính: người
Trình độ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Đại học chính quy
3
3
3
Cao đẳng
2
1
2
Trung cấp
1
2
1
Trung cấp nghề
1
1
1
Bảng 2 : Tình hình lao động theo Trình độ học vấn nhân viên.
Theo giới tính: Đơn vị tính: người
Giới tính
2007
2008
2009
Nam
3
4
3
Nữ
4
3
4
Bảng 3: Tình hình lao động theo giới tính
Theo tính chất công việc : Đơn vị tính: người
Tính chất CV
2007
2008
2009
Thường xuyên
7
7
6
Thời vụ
12
10
15
Bảng 4: Tình hình Lao động theo tính chất công việc.
Đánh giá và phân tích:
Nhìn chung tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp khá là ổn định, ít có sự biến động. Doanh nghiệp đã có 3 lao động có trình độ đại học và vẫn duy trì được số lao động này rất tốt chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm đến sử dụng nguồn lao động sao cho hợp lý và phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhất.
1.5.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2007- 2009:
1.5.3.1 Tình hình tài sản của công ty:
Tài sản của công ty qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009:
Bảng 5: Tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm 2007-2009:
Đơn vị tính: đồng.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch2008/2007
Chênh lệch2009/2008
%
%
TSNH
482,441,974
1,351,710,745
1,440,957,629
869,268,771
64.31
89,246,884
6.60
TSDH
14,000,000
10,320,000
618,840,665
-3,680,000
-35.66
608,520,665
57.97
Tổng TS
496,441,974
1,362,030,745
2,059,798,294
865,588,771
63.55
697,767,549
51.23
(Nguồn: Số liệu dựa trên bảng cân đối tài sản và nguồn vốn 3 năm 2007-2009)
Nhận xét và phân tích:
Tài sản ngắn hạn:
So sánh năm 2008 với năm 2007: Tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng 64.31 % tức là tăng hơn nửa lần số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp có năm 2007 hay tăng 89,246,884 đồng. Chứng tỏ trong năm 2008 doanh nghiệp đã đầu tư chú trong làm nâng cao giá trị tài sản ngắn hạn nhất là các khoản phải thu của khách hàng chiếm hơn nửa số tài sản ngắn hạn năm 2007. Đây là một thành tích chủ quan của doanh nghiệp cần phải phát huy trong những năm tới.
So sánh tài sản ngắn hạn của năm 2009 so với năm 2008 tăng nhưng không đáng kể, năm 2009 tăng 6.06 % hay là chỉ tăng 89,246,884 đồng so với năm 2008. Chứng tỏ trong năm 2009 doanh nghiệp chưa có cơ hội gia tăng giá trị tài sản của mình mà chủ yếu là tiền mặt, còn các khoản phải thu giảm hơn.
Nhìn chung tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Có được thành tích này chắc chắn doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là tiền và các khoản phải thu, trong đó các khoản phải thu chiếm gần nửa số tài sản ngắn hạn. Cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều tích cực công tác quản lý bán hàng và công tác quản lý doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn:
Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình tài sản Dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2008 so với năm 2007. Cụ thể tài sản dài hạn năm 2008 giảm 35.66 % hay giảm 3,680,000 đồng. Chứng tỏ năm 2008 doanh nghiệp không chú trọng đầu tư thiết bị máy móc mới.
Ngược lại trong năm 2009 doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị mới hiện đại làm tăng giá trị tài sản dài hạn lên rất nhiều cụ thể tài sản dài hạn trong năm 2009 tăng 57.97 % hay tăng 608,520,665 đồng, tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng trong năm 2009 chủ yếu là tài sản cố định, doanh nghiệp đã đầu tư chú trọng vào tài sản cố định hữu hình nhiều hơn tức là cơ sở vật chất cơ bản tương đối đầy đủ và hiện đại.
Việc tăng tài sản dài hạn cũng làm tăng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp lên. Việc tăng tài sản dài hạn lên nhiều có thể làm tăng chi phí nhưng cũng có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cũng nên xem xét việc tăng tài sản dài hạn nhiều hơn hay ít hơn tăng tài sản ngắn hạn thì có lợi cho doanh nghiệp.
1.5.3.2 Tình hình biến động nguồn vốn của Doanh nghiệp được thể hiện tại bảng sau: Bảng 6 : Tình hình nguồn vốn trong 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: đồng
chỉ tiêu
2007
2008
2009
chênh lệch2008/2007
chênh lệch2009/2008
%
%
NV NPT
491,835,512
1,362,030,745
1,037,361,038
870,195,233
76.93
-324,669,707
-23.84
NV CSH
4,606,462
1,012,234,281
1,022,437,256
1,007,627,819
0.46
10,202,975
1.01
Tổng NV
496,441,974
2,374,265,026
2,059,798,294
1,877,823,052
26.44
-314,466,732
-13.24
(Nguồn: Số liệu dựa trên bảng cân đối tài sản và nguồn vốn 3 năm 2007-2009)
Nhận xét và phân tích:
Nguồn vốn nợ phải trả:
Theo bảng số liệu trên tình hình nguồn vốn Nợ phải trả của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Các khoản nợ phải trả này chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả người bán. Nguồn vốn Nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 76.93 % hay tăng 870,195,233 đồng. Trong đó khoản vay ngắn hạn chiếm tới 300,000,000 đồng so với nguồn vốn nợ phải trả trong năm 2008 chỉ có 1,000,000 đồng.Tình hình nguồn vốn Nợ phải trả trong năm 2009 so với năm 2008 có xu hướng giảm cụ thể năm 2009 nợ phải trả giảm 23.84 % tương đương với giảm 324,669,707 đồng.
Các khoản Nợ phải trả là các khoản vốn có thể chiếm dụng hợp pháp, nếu doanh nghiệp có những chính sách đúng đắn thì có thể sử dụng nguồn vốn chiếm dụng tạm thời này vào hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Trong năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu có sự thay đổi so với năm 2007. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có nguồn vốn do lợi nhuận giữ lại được doanh nghiệp đưa vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh năm 2007. Đến năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu có được bổ sung bằng vốn đầu tư chủ sở hữu là 1,000,000,000 đồng. Do đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng lên đáng kể cụ thể vốn chủ sở hữu tăng 218.74 % hay tương đương với 1.007.627.819 đồng.
Tuy nhiên năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu không được bổ sung nhiều cụ thể là nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 1.01 % tức là tăng có 10,202,975 đồng, sự thay đổi này có thể do tính ổn đinh của doanh nghiệp khi đã đi vào quỹ đạo hoạt động kinh doanh tương đối ổn định do đó không cần phải tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp :
Hình thức sổ kế toán mà công ty sử dụng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trình tự ghi sổ theo sơ đồ:
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi hàng tháng:
Đối chiếu:
Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TRONG QUÝ 1/2010 TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGỌC KHÁNH.
2.1 Tình hình kế toán lưu chuyển hàng hóa tại DNTN Ngọc Khánh:
Đặc điểm nhập khẩu đá tại doanh nghiệp:
Là doanh nghiệp thương mại nên đối tượng chủ yếu của doanh nghiệp là nhập khẩu đá thạch cao phục vụ cho hoạt động sản xuất xi măng, ngoài ra doanh nghiệp có phát sinh mua hàng trong nước một phần và cung ứng cho thị trường trong nước.
Đá của doanh nghiệp chủ yếu thực hiện theo hình thức nhập khẩu trực tiếp, việc tính giá theo giá FOB....
Việc thanh toán thường thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng,và một số hoạt động thanh toán bằng tiền mặt như hoạt động chi vận chuyển...
Ngoại tệ trong thanh toán thường là USD.
Chi phí vận chuyển hàng từ cửa khẩu về, và chi phí vận chuyển đá nhập khẩu đến khách hàng là do doanh nghiệp chịu được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.
Thuế nhập khẩu của doanh nghiệp là 0 % nhưng thuế giá trị gia tăng đầu ra được khấu trừ của doanh nghiệp vẫn là 10 %. Do nhập khẩu đá của Đồng Hến (Lào) không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng thuế giá trị gia tăng đầu ra doanh nghiệp vẫn được khấu trừ.
Ngoài ra chi phí vận chuyển đá thạch cao cũng được hạch toán vào tài khoản 156 và được kết chuyển sang tài khoản 632 ( giá vốn hàng bán) vào cuối kỳ.
2.2 Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa tại doanh nghiệp:
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp nhập khẩu trực tiếp.
2.2.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng :
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán nghiệp vụ khẩu hàng hóa, kế toán sử dụng tài khoản theo đúng quy định của Bộ Tài chính như sau:
Tài khoản 156 ( mở chi tiết cho từng mặt hàng): hàng hóa ở đây là đá thạch cao.
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng.
Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán.
Tài khoản 112 : Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 111 : Tiền mặt dùng để thanh toán chi phí vận chuyển.
Tài khoản 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Tài khoản 133: Thuế đầu vào
Tài khoản 3331: Thuế đầu ra.
Ngoài ra chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu cũng được hạch toán vào tài khoản 156 cuối kỳ kết chuyển vào giá vốn hàng bán 632.
Chứng từ kế toán:
Để hạch toán ban đầu hàng hóa nhập khẩu, kế toán phải tập hợp các chứng từ liên quan như:
Phiếu xuất kho,Hóa đơn mua hàng, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán,Giấy báo Nợ,Giấy báo Có, Bộ chứng từ thanh toán...
Ngoài ra doanh nghiệp không sử dụng phiếu nhập kho ( do hàng hóa nhập khẩu về không qua kho mà chuyển bán cho khách hàng).
2.2.2 Phân tích tình hình kế toán lưu chuyển hàng hóa tại DNTN Ngọc Khánh:
Nhập khẩu đá : Ngày 1/1/2010 Mua đá thạch cao Đồng Hến ( Lào) đơn giá không thuế là 200.000 đồng, số lượng 2640.35 tấn chưa trả tiền cho người bán.
Mua hàng trong nước: Mua đá thạch Dương số lượng 26.65 tấn ,đơn giá 550.000 đồng (bao gồm thuế GTGT 10 %),tổng giá thanh toán là 14.655.600 đồng và đã thanh toán bằng lô hàng bằng tiền mặt.
Chi Trả cước vận chuyển trong nước: Ngày 28/02/2010 DNTN Ngọc An vận chuyển lô hàng, tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT 10% là 6.080.000 đồng và đã thanh toán bằng tiền mặt.
Xuất bán : Ngày 31/1/2010 Xuất bán đá thạch cao cho LUSK với tổng giá thanh toán là 1.171.730.500 đồng ,đơn giá bao gồm thuế 550.000 đồng, người mua chưa thanh toán.
Định khoản các nghiệp vụ:
Nợ TK 156 : 528.069.351
Có TK 331 (ĐH): 528.069.351
Nợ TK 156 : 13.323.273
Nợ TK 133 : 1.332.327
Có TK 111: 14.655.600
Nợ TK 156 : 5.527.273
Nợ TK 133 : 552727
Có TK 111: 6.080.000.
a. Nợ TK 131 (Lusk): 1.171.703.500
Có TK 511: 1.065.185.000
Có TK 3331: 106.518.500
b. Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 426.074.000
Có TK 1561: 426.074.000
Thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 133: 202.000.000
Có TK 33312 : 202.000.000
Nợ TK 33312 : 202.000.000
Có TK 112 : 202.000.000
2.3.3 Trình tự ghi sổ kế toán:
Phiếu chi:
Đơn vị:......... Mẫu số 02- VT
Bộ phận:........ ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI Quyển số:....... Ngày....tháng...năm.... Số: .................
Nợ :................
Có :................
Họ tên người nhận tiền:......Công ty Thạch Dương....................................................................
Địa chỉ:...........236 Nguyễn Du.,TP Huế....................................................................................
Lý do chi tiền:..Chi tiền mua đá thạch cao.................................................................................
Số tiền:....14,655,600.đ...( Viết bằng chữ):.mười bốn triệu,sáu trăm năm lăm ngàn,sáu trăm...
.đồng chẵn...................................................................................................................................
Kèm theo:...01...............chứng từ gốc:
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký,họ tên,đóng dấu) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Phiếu xuất kho:
Đơn vị:......... Mẫu số 02- VT
Bộ phận:........ PHIẾU XUẤT KHO ( Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC)
Ngày .31.tháng.1.năm.2010.. Nợ :..131..................
Số :..47............................... Có : .511,3331.........
Họ và tên người nhận hàng:...công ty Lusk......Địa chỉ (bộ phận)..............................................
Lý do xuất kho:.....xuất bán cho sản xuất xi măng......................................................................
Xuất tại kho(ngăn lô):...................................................Địa điểm................................................
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách,phẩm chất vật tư,dụng cụ,sản phẩm,hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng yêu cầu
Số lượng thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đá thạch cao
tấn
2130.37
2130.37
550.000
1,171,703,500
Tổng số tiền( viết bằng chữ):..Một tỷ,một trăm bảy mốt triệu,bảy trăm lẻ ba nghìn,năm trăm đồng...........................
Số chứng từ gốc kèm theo: ...........................................................................................................................................
Ngày 31 tháng 1 năm 2010
Người lập phiếu người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Chứng từ ghi sổ :
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số ......
Ngày...tháng...năm2010
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài Khoản
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
1
01/01/2010
Mua đá thạch cao Đồng Hến (Lào)
1561
331(ĐH)
528,069,350
3
01/01/2010
Trả tiền mua đá Thạch Dương
1561
111
14.655.600
88
30/01/2010
Chi trả tiền vận chuyển cho Ngọc An
1562
111
6.080.000
92
31/1/2010
Xuất bán đá cho cty Lusk
131(Lusk)
511,3331
1.171.703.500
SỔ CÁI
Quý 1/2010
CT gốc
DiỄN GiẢI
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
3,229,699,419
3,229,699,419
CỘNG SỐ PHÁT SINH
SỐ DƯ CuỐI KỲ
0
0
1
1/1/2010
Mua đá thạch cao Đồng Hến tháng 1/2010
331 ĐH
528,069,351
3
1/1/2010
Trả tiền mua đá Thạch Dương
111
13,323,273
5
1/1/2010
Trả tiền mua đá Thạch Dương
111
13,410,163
39
30/1/2010
Chi trả tiền vận chuyển cho Ngọc An
111
9,686,545
41
30/1/2010
Chi trả tiền vận chuyển cho Hoành Sơn
111
150,020,000
42
31/1/2010
Cước vận chuyển của Cty ôtô hàng
331 ô tô
410,340,150
43
31/1/2010
Mua đá thạch cao Thạch Dương
331 TD
95,909,090
49
1/2/2010
Mua đá thạch cao Đồng Hến tháng 2/2010
331 ĐH
309,684,917
83
27/2/2010
Vận chuyển đá Huế của Cty Hoành Sơn
331 HS
181,500,000
84
27/2/2010
Mua đá thạch cao Thạch Dương
331 TD
69,090,908
88
28/2/2010
Chi trả vận chuyển đá thạch cao cho Ngọc An
111
5,527,273
90
28/2/2010
Chi vận chuyển đá thạch cao cho Hoành Sơn
111
109,980,000
91
28/2/2010
Chi vận chuyển đá thạch cao về Huế cho Hoành Sơn
111
58,740,000
94
28/2/2010
Cước vận chuyển của Cty ôtô hàng
331 ô tô
310,075,725
98
1/3/2010
Mua đá thạch cao Đồng Hến tháng 3/2010
331 ĐH
365,387,480
130
30/3/2010
Mua đá thạch cao Thạch Dương
331 TD
135,454,544
134
31/3/2010
Chi trả tiền vận chyển Đá Đông Hà
111
97,500,000
140
31/3/2010
Cước vận chuyển của Cty ôtô hàng
331 ô tô
366,000,000
146
31/3/2010
cước vận chuyển của Cty ôtô hàng
331 ô tô
149
31/3/2010
Kết chuyển sang TK 632
632
3,229,699,419
SỔ CHI TIẾT KẾ TOÁN:
Tên vật liệu,sản phẩm,hàng hóa: 1561 Trang số:
Quy cách sản phẩm: Đơn vị tính: Đồng
chứng từ
DiỄN GiẢI
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
số hiệu
ngày tháng
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3=1*2
4
5=1*4
6
7=1*6
1
1/1/2010
Mua đá thạch cao của Đồng Hến tháng1
331 ĐH
200,000
2640.35
528,069,351
2640.35
3
1/1/2010
Trả tiền mua đá Thạch Dương
111
500,000
26.65
13,323,273
2666.99
5
1/1/2010
Trả tiền mua đá Thạch Dương
111
500,000
26.82
13,410,163
2693.81
43
31/1/2010
Mua đá thạch cao của Thạch Dương
331 TD
500,000
191.82
95,909,090
2885.63
47
31/1/2010
Xuất bán cho cty LUSK
131 lusk
550,000
2,130.37
1,171,703,550
755.26
49
1/2/2010
Mua đá thạch cao của Đồng Hến tháng2
331 ĐH
200,000
1548.42
309,684,917
2303.69
84
27/2/2010
Mua đá thạch cao của Thạch Dương
331 TD
500,000
138.18
69,090,908
2441.87
86
28/2/2010
Xuất bán cho cty LUSK
131 lusk
550,000
1,646.72
905,696,100
795.15
98
1/3/2010
Mua đá thạch cao của Đồng Hến tháng3
331 ĐH
200000
1826.94
365,387,480
2622.09
130
30/3/2010
Mua đá thạch cao của Thạch Dương
331 TD
500000
270.91
135,454,544
2892.99
132
30/3/2010
Xuất bán cho cty LUSK
131 lusk
550000
2,312.77
1,272,025,200
580.22
133
31/3/2010
xuất bán cho cty Đông Hà
131 Đha
550000
580.22
319,121,000
0
TỒN CUỐI KỲ
0
Báo cáo tài chính:
BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2010
Mã số thuế:
3300369795
Người nộp thuế:
DNTN Ngọc Khánh
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
IV.08
3,668,545,850
0
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
0
0
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
3,668,545,850
0
4
Giá vốn hàng bán
11
1,530,329,726
0
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
2,138,216,124
0
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
0
0
7
Chi phí tài chính
22
0
0
8
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
0
0
9
Chi phí quản lý kinh doanh
24
0
0
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 – 24)
30
2,138,216,124
0
11
Thu nhập khác
31
0
0
12
Chi phí khác
32
0
0
13
Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
0
0
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
IV.09
2,138,216,124
0
15
Chi phí thuế TNDN
51
0
0
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51)
60
2,138,216,124
0
Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2010.
2.2.4 Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ:
Hiện nay, Công ty thường thương lượng với khách hàng để sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Nếu thanh toán bằng phương thức chứng từ qua hình thức chuyển tiền thì khi giao hàng xong, Công ty phải gửi cho bên mua Bộ chứng từ thường gồm: Hợp đồng ngoại, vận đơn, hóa đơn thương mại, bảng kê đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, phẩm chất… Bộ chứng từ này được quy định rõ trong L/C và được các cán bộ phòng nghiệp vụ kinh doanh lập theo mẫu quy định của Nhà nước.
Trình tự luân chuyển của bộ chứng từ này như sau:
- Một bộ giao cho Ngân hàng để làm thủ tục thanh toán thu tiền hàng, sau đó Ngân hàng sẽ giao lại bộ chứng từ này cho người nhập khẩu.
- Một bộ giao cho phòng kế toán để ghi chép hàng nhập khẩu.
- Một bộ giao cho người mua.
- Một bộ dùng để lưu lại đơn vị.
Các chứng từ này phân loại theo từng hợp đồng, từng phòng nghiệp vụ và chuyển cho nhân viên kế toán phòng xuất khẩu.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGỌC KHÁNH.
Đánh giá chung về tình hình kế toán xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh.
Ưu điểm :
Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh hoạt động với quy mô tương đối lớn trên địa bàn rộng trải dài từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, lại kinh doanh nhiều mặt hàng nên Công ty đã lựa chọn hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với quy mô kinh doanh và phân cấp quản lý kinh tế của ngành.
- Về bộ máy kế toán của Công ty: Có sự tiến hành phân công hợp lý, rõ ràng và khoa học công việc cho từng kế toán viên. Mỗi kế toán viên có trình độ chuyên môn, năng động, nhiệt tình phụ trách một mảng riêng, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của họ và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận kế toán khác trong doanh nghiệp.
- Về công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Công ty đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ kết hợp với việc đưa kế toán máy vào công tác quản lý tài chính đã làm đơn giản hóa công tác kế toán,thuận tiện cho quá trình đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán. Các máy vi tính trong phòng kế toán được kết nối với nhau, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra công tác kế toán được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian.
- Về công tác hạch toán ban đầu: Các chứng từ liên quan đến quá trình nhập khẩu hàng hóa được thu thập, lưu trữ và bảo quản tốt, được sắp xếp thành từng bộ phận hoàn chỉnh theo thời gian phát sinh, thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi.
Chứng từ sau khi được lập sẽ được chuyển tới ngay phòng kế toán để đảm bảo theo dõi và phản ánh kịp thời sự biến động tăng, giảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn, tạo thuận lợi cho quá trìn thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa.
- Về hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính, đồng thời Công ty đã chia các tài khoản thành các tiểu khoản cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn Doanh nghiệp đã chia tài khoản 156 thành 2 tiểu khoản đó là:
Tài khoản 1561 : theo dõi chi tiết cho hàng hóa nhập khẩu cụ thể là đá thạch cao dùng cho sản xuất xi măng.
Tài khoản 1562 : theo dõi chi tiết cho vận chuyển đá thạch cao trong nước và nhập khẩu.
Nhược điểm:
Trong tình hình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay, khi quan hệ mua bán với người nước ngoài phát triển mạnh thì việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nhập khẩu là một yếu tố khách quan đồng thời cũng là một yêu cầu bức thiết. Một bộ máy kế toán tồn tại và hoạt động thì không thể tránh khỏi những sai sót. Trong quá trình quan sát học tập tai doanh nghiệp .Sau đây là một số tồn tại cần được xem xét và sửa đổi:
Trong quá trình bán hàng tiêu thụ sản phẩm có những trường hợp hàng hóa nhập về nhưng hóa đơn chưa về nhưng nếu có khách hàng mua hàng hóa thì doanh nghiệp vẫn ghi hóa đơn bán hàng. Theo nguyên tắc kế toán thì không được nhưng trong thực tế thì trường hợp này thực tế vẫn có thể tiến hành được.
Trong quá trình nhập khẩu hàng về trong nước trong một tháng số lượng hàng nhập khẩu về trên thực tế không bằng với số ghi trên hóa đơn nhưng tổng hợp cả quý thì số lượng đó đúng bằng số lượng trên hóa đơn bán hàng.
Công ty tham gia hoạt động nhập khẩu với nhiều nước ngoài nên sử dụng ngoại tệ để thanh toán, nhưng lại không sử dụng tài khoản ngoại bảng 007 “nguyên tệ” để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên tệ, gây khó khăn cho việc kiểm tra số dư của các loại ngoại tệ khi cần sử dụng, doanh nghiệp cũng không sử dụng tỷ giá hạch toán và tỷ giá ghi sổ để cho công tác hạch toán đơn giản hơn.
Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại DNTN Ngọc Khánh .
Qua một thời gian thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh, được tạo điều kiện tiếp xúc với thực tế nên dưới góc độ của một sinh viên nghiên cứu thức tập về đề tài “ Kế toán lưu chuyển hàng hóa”, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa ở Doanh nghiệp như sau:
Hiện nay, bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, một phương thức kinh doanh mới đã xuất hiện, đó là Thương mại điện tử. Ở Việt nam hiện nay,thương mại điện tử đang được ứng dụng từng bước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh mà đặc biệt là trong lĩnhvực thương mại. Doanh nghiệp có thể lập Website giới thiệu hình ảnh và các sản phẩm, giới thiệu các thông tin của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành giao dịch, ký kết bán hàng và thanh toán qua mạng. Về thời điểm bán hàng trong nước khi hóa đơn chưa về nhưng có khách hàng mua doanh nghiệp vẫn xuất hóa đơn thì doanh nghiệp nên tổ chức lưu kho bãi để có thể có đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng đề phòng những trường hợp trên xảy ra doanh nghiệp vẫn có đử hàng hóa bán cho khách hàng.
Về khâu luân chuyển chứng từ: Công ty cần áp dụng theo đúng quá trình luân chuyển chứng từ mà Công ty đã đặt ra, giúp ngăn ngừa những chậm trễ, sai sót khi thực hiện nghiệp vụ, cung cấp số liệu đáng tin cậy cho việc ghi sổ sách kế toán.
Để theo dõi và quản lý tình hình thu, chi ngoại tệ, kế toán của Công ty nên sử dụng tài khoản ngoại bảng TK 007 - Ngoại tệ các loại, TK này có cấu trúc như sau:
Nợ TK 007: khi phát sinh các nghiệp vụ thu ngoại tệ.
Hoặc
Có TK 007: khi phát sinh các nghiệp vụ chi ngoại tệ.
KẾT LUẬN
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta hiện nay thì việc đẩy mạnh hoạt động lưu chuyển kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa. Để xác định được thực chất của hoạt động kinh doanh thì công tác kế toán phải phản ánh đúng đắn, khách quan và kịp thời toàn bộ hoạt động lưu chuyển hàng hóa. Xuất phát từ những thông tin kế toán, những số liệu chính xác, kịp thời giúp người lãnh đạo đưa ra các quyết định, biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Khánh, được làm quen và tiếp xúc với các phần hành kế toán và đặc biệt là nghiệp vụ kế toán xuất khẩu hàng hóa, với vốn kiến thức đã học đồng thời thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình học tập trên giảng đường, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Qua đó, em đã mạnh dạn nêu lên một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Khánh.
Một điều khó tránh khỏi mà mỗi sinh viên đều nhận thấy là khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế còn là một chặng đường dài. Do vậy, với tầm nhìn của một sinh viên thì những điều đã trình bày ở trên khó tránh khỏi những sai sót và chưa thật đầy đủ. Em mong được các Thầy, cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế toán của Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Khánh cho những ý kiến đóng góp bổ sung để em có thể nâng cao và hoàn thiện kiến thức của mình hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Giáo Tô Mỹ Trang, cảm ơn sự dìu dắt tận tình của Phòng Tài chính kế toán của Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Khánh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_luu_chuyen_hang_hoa_1638.doc