Những thành tích trong công tác kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, đây là hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty trong thời gian qua . Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cao.công việc kế toàn trong công ty được phân công rõ ràng người đảm nhận một phần hành kế toán riêng biệt, từ đó mỗi người có thể chuyên sâu vào mỗi công việc hơn. Nhưng đòng thời cũng đòi hỏi sự phối hợp làm việc của các bộ phận kế toán ăn ý, hiệu quả.
Công ty đang áp dụng hình thức NKC, đây là hình thức kế toán khoa học, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý trong công ty. Hình thức NKC làm giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác, kế toán công ty có hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, ghi chép đúng chế độ.
Những đóng góp về mặt xã hội
Công ty đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho 710 lao động, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống của người lao động. Không chỉ vậy công ty thường xuyên tổ chức học tập nhằm nâng cao tay nghề cho người lao đông, góp phần nâng cao trình độ của người dân trên địa bàn hoạt đông.
43 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập kế toán tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ do có sự đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao nhất.
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán đã và đang cần có sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lưu trữ các dữ liệu mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin quản lý. Do đó kế toán về mặt bản chất là hệ thống đo lường xử lý và truyền đạt những thông tin có ích làm căn cứ cho các quyết định kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý.
Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành giữa chúng có mồi liên hệ mật thiết, hữu cơ gắn bó với nhau tạo nên một hệ thống quản lý có hiệu quả.
Qua quá trình tực tập kế toán tại Công ty Cổ phần giày Vĩnh Phú, với sự dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của PGS, TS Nguyễn Thị Lời và đội ngũ nhân viên kế toán của công ty, em đã hoàn thành phần báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác kế toán của công ty.
Báo cáo gồm gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần giày Vĩnh Phú
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
Chương 3: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán
Tuy thời gian thực tập tổng hợp ngắn nhưng em đã hiểu thêm phần nào công tác tổ chức hạch toán kế toán. Điều đó giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập không dài nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiều sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú để báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY VĨNH PHÚ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú
1.1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty cổ phần giày Vĩnh phú
Tên giao dịch: VINHPHU SHOES JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Đây vừa là nơi giao dịch vừa là nơi sản xuất cuả công ty.
Diện tích mặt bằng của công ty hiện nay là 15.000m2.trong đó :
- Nhà xưởng : 9000m2
- Văn phòng : 1000m2
- Kho bãi : 4000m2
- Phục vụ công cộng : 1000m2
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Sau 20 năm thành lập, công ty cổ phần giày Vĩnh Phú đã trải qua những thăng trầm trên con đường phát triển đi lên. Chặng đường đó có thể chia thành từng giai đoạn cụ thể như sau:
*Giai đoạn I (1989-1991)
Tiền thân của công ty cổ phần giày Vĩnh Phú là xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì thuộc UBND thành phố Việt trì, được thành lập tháng 2 năm 1989
với những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Gia công mũ giày cho Liên Xô theo hiệp định 19/5 ký giữa 2 chính phủ Việt Nam và Liên xô.
- Sản xuất và gia công găng tay bảo hộ lao động cho CHLB Đức và các nước XHCN Đông Âu.
*Giai đoạn II ( 1992-2000)
Năm 1992 do tình hình biến động tại Liên xô và các nước XHCH Đông Âu, xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt trì không còn thị trường tiêu thụ phải chuyển hướng sản xuất để duy trì sự tồn tại . Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ 1992-2000 của xí nghiệp là sản xuất các mặt hàng tiêu thụ tiêu thụ nội địa như găng tay bảo hộ lao động, túi cặp... nhằm mục đích duy trì sản xuất và nâng cao trình độ cho công nhân có tay nghề để chờ cơ hội đầu tư mới. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, để thay đổi công nghệ xí nghiệp không có khả năng sản xuất các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy kết quả sản xuất kinh doanh của không cao, đời sống của người công nhân thấp.
*Giai đoạn III (2001-2009)
Sau thời kỳ khủng hoảng, lúng túng trong giao dịch ký kết hợp đồng, trong tổ chức sản xuất. Xí nghiệp đã tìm ra được con đường mới, bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mình. Đó là việc xí nghiệp đã tự tìm đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc), một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm trong 5 năm. Đây là quyết định mang tính chiến lược lâu dài, phù hợp với xu thế mở của hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới
Tại quyết định 1149/QĐ-UB ngày 7/7/2001 dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giày đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Tổng mức vốn đầu tư của dự án: 18.046 triệu đồng trong đó:
Thiết bị : 12.883 triệu đồng
Xây lắp : 5.163 triệu đồng
Ngày 25/12/2001, xí nghiệp đã ký hợp đồng mua bán với công ty FREEDOM mua 2 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày thể thao.
Tại quyết định số 2087/QĐ-UB ngày 30/12/2001, UBND tỉnh Phú thọ cho phép “xí nghiệp giày da xuất khẩu Việt Trì” đổi tên gọi thành “Công ty giày Vĩnh Phú”.
Sau một thời gian xây dựng và cải tạo mới nhà xưởng, lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất giày thể thao, T10/2002 hai dây chuyền này chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện chủ chương của Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tại quyết định số 2903/QĐ-CT ngày 9/9/2003 được sự đồng ý của UBND tỉnh cho phép Công ty giày Vĩnh phú là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần giày Vĩnh phú và được giữ nguyên tên gọi này cho đến ngày nay.
Quá trình phát triển và trưởng thành của công ty gắn liền với quá trình phát triển trưởng thành của nghành công nghiệp. Đó là quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ tổ chức quản lý hạch toán kinh tế từng phần đến hạch toán sản xuất và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Với những kết quả đạt được sau 20 năm thành lập và phát triển đã cho thấy sự nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty qua các thời kỳ, cho thấy khả năng điều hành năng động sáng tạo của bộ máy lãnh đạo, là một chiến lược đầu tư đúng hướng về hệ thống máy móc thiết bị, dây truyền đồng bộ đi đôi với việc đào tạo và phát triển đội ngũ thợ lành nghề. Hiện nay công ty đã thực sự khẳng định được vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao và đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm trong ngành da giày.
Cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân công ty, đồng thời là sự giúp đỡ của bộ công nghiệp, Công ty Cổ phần giày Vĩnh phú đã có những kết quả thực tế như sau:
Biểu số 1.1
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
1
Tổng doanh thu
78.621,965
85.844,340
125.459,535
2
Các khoản giảm trừ
3
Doanh thu thuần
78.621,965
85.844,340
125.459,535
4
Giá vốn hàng bán
74.917,350
81.640,465
120.625,467
5
Lợi nhuận gộp
3.704,615
4.203,874
4.834,068
6
Lợi nhuận trước thuế
157,826
277,434
260,375
6
Nộp ngân sách nhà nước
13,614
25.,618
24,919
7
Lợi nhuận sau thuế
144,212
251,816
235,456
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu năm 2008 như sau:
Số lượng lao động 710 lao động
Thu nhập bình quân 1.380.000 đ/tháng
Nguồn dữ liệu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm
Báo cáo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Báo cáo tình hình tổ chức
Doanh thu không ngừng tăng cùng trong 2 năm 2006, 2007 phản ánh tình hình kinh doanh của công ty đã và đang trên đà phát triển. Qua đó cũng thấy được những bước đi vững chắc của công ty trên con đường đã lựa chọn. Tuy nhiên năm 2008 doanh thu giảm do tình hình kinh tế khủng hoảng trong khu vực cũng như quốc tế.
Để thực hiện mục tiên từng bước khẳng định uy tín của công ty trên thị trường giày xuất khẩu, toàn bộ cán bộ công nhân viên cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm không chỉ dừng lại ở xuất khẩu, mà cần tận dụng cơ hội kinh doanh trong nước một thị trường tiêu thụ tiềm năng.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty
Là một đơn vị sản xuất có qui mô vừa, công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng công thương tỉnh Phú thọ. Công ty có con dấu riêng để giao dịch và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Theo giấy phép kinh doanh ngày 5/4/2004, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sản xuất các loại giày thể thao xuất khẩu thị trường EU và Mỹ theo đơn đặt hàng của công ty FREEDOM (Hàn Quốc). Bên cạnh đó còn tổ chức thực hiện sản xuất các loại giày dép và đồ dùng bằng da tiệu thụ trên thị trường nội địa.
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty.
1.2.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất thành các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một công đoạn sản xuất cụ thể. Sản phẩm của từng phân xưởng sẽ được ghép lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh tại phân xưởng hoàn thành. Vì vậy việc sản xuất của công ty được chia thành từng phân xưởng thực hiện theo dây chuyền như sau:
- Phân xưởng chuẩn bị : có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện, vật liệu cho sản xuất giày. Ví dụ như bồi vải(cám bồi), mài đế...
- Phân xưởng chặt: Có nhiệm vụ dùng dao chặt chuyên dùng để chặt vải, da từng loại theo chi tiết mẫu mã cụ thể của từng lô hàng. Sau đó giao cho phân xưởng may mũ giày. Đồng thời in các trang trí trên giày theo mẫu đơn đặt hàng.
- Phân xưởng may: Có nhiệm vụ giáp các chi tiết của giày mà phân xưởng chặt đã chặt thành mũ giày hoàn chỉnh.
- Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị (đế giày) và bán thành phẩm của phân xưởng may (mũ giày) giáp với nhau. Sau đó đưa lên giàn sấy thành giày hoàn chỉnh.
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Cũng như các ngành sản xuất khác, để tiến hành tổ chức sản xuất, sắp xếp phân công công tác cho từng người, từng bộ phận cụ thể thì trước hết cần căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất thực tế tại doanh nghiệp.
Quy trình sản xuất sản phẩm thực tế tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú như sau: từ những nguyên vật liệu ban đầu như vải, da ,keo... công nhân tiến hành bồi vải để tạo độ cứng thích hợp. Sau khi vải đã được bồi tiếp tục công doạn cắt mũ giày và tạo dang cho mu giày bằng các máy, máy may chuyên dụng. Rồi tiếp tục đưa mũ giày qua máy hoàn thiện mũ giày để hoàn thiện.
Song với công đoạn tạo và hoàn thiện mũ giày là khâu tạo đế giày, sau khi đã hoàn thiện cả hai khâu trên các bán thành phẩm tiếp tục được đưa vào phân xưởng hoàn thành để quét keo giáp đế vào mũ giày và hoàn thiện sản phẩm.
Các công đoạn của quá trình sản xuất giày được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất giày
Vải, da, hoá chất
Bồi vải và cắt mũ giày
Máy hoàn thiện mũ giày
Quét keo vào đế và mũ giày giáp đế và hoàn thiện
Đế giày
1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty CP giày Vĩnh phú là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến và mô hình quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Mỗi phòng ban trong công ty nhận quyết định của thủ trưởng cấp trên trực tiếp theo nguyên tắc trực tuyến và người ra quyết định cuối cùng là giám đốc của công ty.
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.2.Mô hình tổ chức quản lý của công ty
Đại cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng sản xuất
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán – tài vụ
Phân xưởng may
Phân xưởng hoàn thành
Phân xưởng chuẩn bị
Phân xưởng chặt
*Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau
- Đại cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Công ty tiến hành họp đại hội cổ đông sau khi năm tài chính kết thúc được 3 tháng.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại cổ đông.
Trên cơ sở nội dung của đại hội cổ đông đề ra, hội đồng quản trị tiến hành họp thường xuyên. Hàng tháng lên phương án phát triển lập kế hoạch sản xuất, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của ban giám đốc
- Giám đốc:
Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời giám đốc giữ vai trò là đại diện pháp nhân của công ty. Trách nhiệm cụ thể của giám đốc như sau:
Quản lý điều hành moi hoạt động của công ty.
Quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, phương án đàu tư và phát triển năng lực sản xuất của công ty.
Quyết định các vấn đề về cán bộ lao động, tiền lương, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
Tạo điều kiện cần thiết để kế toán trưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ Tài chính – Kế toán do Nhà nước ban hành.
- Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc được giao trong những lúc giám đốc đi vắng, đồng thời có quyền chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng trong giới hạn của mình.
- Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ xây dựng cơ chế bộ máy quản lý phù hợp với năng lực và trình độ của công ty. Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, quản lý về số lượng lao động ngày công, giờ công. Thực hiện quy chế tiền lương, thưởng, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động theo pháp luật hiện hành; cân đối lao dộng trong và ngoài công ty để có kế hoạch bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra phòng hành chính còn thực hiện các công việc sau: tổ chức hội nghị,cho cán bộ đi học tập và công tác,... trong và ngoài nước.
- Phòng chỉ đạo sản xuất:
Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác thuộc lĩnh vực kế hoạch sản xuất, kỹ thuật kiểm tra chất lượng ssản phẩm và các mặt kinh doanh khác.
- Phòng kinh doanh:
Thực hiện công việc thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích số liệu trên cơ sở đó lập kế hoạch kinh doanh. Có trách nhiệm liên hệ và mua các loai nguyên vật liệu trong và ngoài nước để phục vụ sản xuất chịu trách nhiệm bán hàng theo các đơn đặt hàng. Ngoài ra còn tìm hiểu nhu cầu của thị trường từ đó thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Phòng kế toán tài vụ:
Quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước, kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh. Thông qua việc giám đốc bằng đồng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh .
- Các phân xưởng sản suất:
Quản lý công nghệ thiết bị sản xuất, quản lý nhân công. Thực hiện ghi chép số liệu ban đàu hoàn thành các kế hoạch tác nghiệp đã đề ra và là bộ phận có số lượng lao động lớn nhất trong công ty.
Tất cả các phòng ban, phân xưởng của công ty đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để hoàn thành kế hoạch của công ty nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm giữ chữ tín với khách hàng. Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, tạo thế cạnh tranh để công ty có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY VĨNH PHÚ
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty, mô hình hoạt động của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo dạng tập trung là phòng kế toán tài vụ.
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ngoài ra, cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán của công ty ở mỗi phân xưởng đều có 1 nhân viên kế toán nhưng chỉ giới hạn ở hạch toán ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Định kỳ gửi toàn bộ các chứng từ thông tin liên quan về phòng tài vụ.
Tại phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ ban đầu, theo sự phân công của các nhân viên kế toán thực hiện các công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ lập các bảng kê, bảng phân bổ,....... cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu càu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế để giúp lãnh đạo công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất.
Hiện nay phòng kế toán tài vụ của Công ty CP giày Vĩnh phú gồm 7 người:
+ Kế toán trưởng
+ Phó phòng kế toán
+ Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán
+ Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định
+ Thủ quỹ
Mối quan hệ về nhiệm vụ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán được phản ánh bằng sơ đồ bộ máy kế toán.
Sơ đồ 2.1. bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán
Kế toán chi phí SXKD, tính giá thành SP
Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Thủ quỹ
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán viên
Chức năng và nhiệm vụ của từng người được phân công rõ ràng, mỗi người phụ trách một phần hành nhất định, cụ thể như sau:s
*Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán của công ty, tổ chức, điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra ghi chép luân chuyển chứng từ. Hướng dẫn chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu sổ sách kế toán. Lựa chọn và cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn cho sản xuất kinh doanh của đơn vị. Kế toán trưởng còn chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công việc do phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện. Kế toán trưởng cùng với phó phong kế toán tiến hành công tác kế toàn tổng hợp, lập quyết toán báo cáo tài chính. Ngoài ra kế toán trưởng còn tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty.
*Phó phòng kế toán:
Phối hợp cùng kế toán trưởng tiến hành công tác kế toán tổng hợp.
Trực tiếp làm công việc kế toán theo dõi các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời làm những công việc của kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng.
*Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán:
Có nhiệm vụ theo dõi các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản tiền vay.
Lập kế hoạch thu chi bằng tiền mặt
Theo dõi tình hình công nợ
*Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh:
Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty và tính giá thành sản phẩm, tính kết quả kinh doanh.
*Kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định:
Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm.
Theo dõi sự biến động tăng giảm tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
*Kế toán tiền lương:
Trên cơ sở số sản phẩm sản xuất cảu từng công nhân do từng phân xưởng gửi lên và ngày công lao động, kế toán thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản kháccos liên quan cho cán bộ công nhân viên
Đồng thời tiến hành hạch toán chi phí tiền lương của các bộ phận vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
*Thủ quỹ :
Trên cơ sở các phiếu thu phiếu chi có giá trị pháp lý, thủ quỹ thực hiện thu chi tiền mặt tại quỹ. Thủ quỹ phải theo dõi cập nhật chính xác số tiền đã thu hoặc chi, đồng thời luôn nắm được số tiền hiện có trong quỹ để tiến hành đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt, TGNH và cung cấp số liệu kịp thời thường xuyên.
2.2. Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú
Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính. Cụ thể như sau:
-Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
-Kỳ kế toán: Tính theo từng quý, mỗi năm có 4 quý
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
-Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước
-Tính thuế giá trị gia tăng : Theo phương pháp khấu trừ
-Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
2.3. Đặc diểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo các quy định trong quyết định 15/2006/QĐ- BTC phù hợp với hình thức ghi sổ tại công ty là nhật ký chung
Một số loại chứng từ sử dụng :
Lao động và tiền lương:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Giấy đi đường
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,....
Hàn tồn kho:
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ,....
Tiền tệ:
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tạm ứng
Biên lai thu tiền, giấy đè nghị thanh toán,...
Tài sản cố định:
Biên bản bàn giao TSCĐ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,...
Ngoài các chứng từ ban hành theo QĐ 15 của bộ tài chính, công ty còn sử dụng các loại chứng từ ban hành theo các văn bản luật khác như:
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng,...
2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được qui định theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính, ngoài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết
Một số tài khoản sử dụng trong công ty cổ phần giày Vĩnh Phú:
Tk 111 ( tiền mặt ) có 2 tk cấp 2: Tk 1111 ( tiền Việt Nam )
Tk 1112 ( ngoại tệ)
Tk 112 ( tiền gửi ngân hàng ) có 2 tk cấp 2:
Tk 1121 ( tiền Việt Nam )
Tk 1122 ( ngoại tệ )
Tk 131 ( phải thu của khách hàng) lập chi tiết cho từng khách hàng : công ty FREEDOM ( hàn quốc )
Tk 141 ( tạm ứng)
Tk 152 ( nguyên vật liệu )
Tk 331 ( phải trả người bán), tk 334, tk 338, tk 411, tk 511, tk 621, tk 622,...
2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Căn cứ vào qui mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên, công ty CP giày Vĩnh phú đã tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung ( NKC )
Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thể hiện trên các chứng từ gốc đều được kế toán phân loại và định khoản theo đúng mối quan hệ đối ứng tài khoản. Theo đó kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC, vào sổ chi tiết đối với các nghiệp vụ cần theo dõi chi tiết, sau đó từ sổ NKC đưa lên sổ cái tài khoản liên quan. Kế toán kiểm tra các bút toán có đúng trình tự không trên cơ sở đối chiếu chứng từ gốc. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu ghi trên sổ caí với bảng tổng hợp chi tiết. Nếu không có sự sai sót kế toán lập bảng cân đối dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản, sau đó lập các báo cáo tài chính, hiện nay ở công ty không thực hiện phần mềm kế toán máy.
Hệ thống sổ kế toán của công ty gồm có:
-Sổ nhật kí chung ( mẫu S01a – DN )
-Sổ cái dùng cho các tài khoản ( mẫu S03b – DN )
-Các sổ chi tiết bao gồm các sổ thể chi tiết như: sổ kho( thẻ kho), thẻ tài sản cố đinh, sổ thanh toán chi tiết với người mua, sổ thanh toán chi tiết với người bán, sổ chi tiết bán hàng, thẻ tính giá thành sản phẩm,...
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Báo cáo
tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi tết
Sổ cái
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra2.6. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán của công ty thực hiện theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006, gồm những quy định chung sau:
Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm, năm đầu tiên đi vào hoạt động tính từ ngày thành lập đến ngày 31/12 của năm đó.
Cuối năm kế toán, sau khi kiểm tra đối chiêu các số liệu trên sổ cái , các sổ chi tiết, bảng tổng hợp, kế toán trưởng tiến hành lập các báo cáo tài chính năm
Hệ thống báo cáo tài chính năm theo qui định 15, của công ty cổ phần giày Vĩnh Phú gồm các loại sau:
Bảng cân đối kế toán
Mẫu sổ B 01-DN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu sổ B 02-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu sổ B 03-DN
Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu sổ B 09-DN
Ngoài hệ thống báo cáo tài chính do nhà nước qui định công ty còn lập thêm báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành để phục vụ cho hoạt động quản trị trong công ty.
Cuối năm kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập các báo cáo trên để gửi đến ban lãnh đạo công ty, ngân hàng, cục thuế tỉnh Phú Thọ và các bên có liên quan, để các bên liên quan có thể nẵm bắt được tình hình hoạt động của công ty phản ánh qua: tình hình công nợ, vốn chủ sở hữu, tài sản, kết quả kinh doanh của công ty...
2.7. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
2.7.1. Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú
2.7.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu nhập từ Hàn Quốc (chiếm 90%) đều là những loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm như: da, vải da, đế giày... những loại nguyên vật liệu này nhập với giá tương đối đắt vì phải chịu thêm thuế nhập khẩu và khoản chi phí thu mua đường dài. Ngoài ra các nguyên vật liệu nhập trong nước phục vụ cho sản xuất như keo 5.100, giấy mời, giấy gói...
Nguyên vật liệu để sản xuất giày thường dễ bảo quản, có thể dự trữ trong kho với thời gian dài mà không bị xuống cấp về chất lượng. Chính vì vậy mà phần nào tiết kiệm được chi phí bảo quản nguyên vật liệu tại kho.
2.7.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm giày có nhiều loại khác nhau để tiện cho việc theo dõi và quản lý có hiệu quả việc sử dụng nguyên vật liệu. Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Phú đã phân loại chi tiết từng nguyên vật liệu trên cơ sở căn cứ vào công cụ của từng nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất và sản phẩm.
Các nguyên vật liệu bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Gồm có da, vải giả da, vải, đế giày. Những loại nguyên vật liệu này chủ yếu nhập từ Hàn Quốc. Đây là thành phần cơ bản để tạo nên sản phẩm giày.
- Nguyên vật liệu phụ: Chỉ là những NVL phụ trợ như chỉ, dây giày...
- Nhiên liệu: Xăng A76, xăng A92, than đốt lò...
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng cho máy khâu như: ở trao máy, suốt máy, vòng bi, dây cu loa...
- Các nguyên vật liệu khác: Gồm có giấy gói, hộp đựng giày...
Qua việc phân loại nguyên vật liệu trên tạo điều kiện cho kế toán có thể theo dõi được chi tiết từng thứ, loại nguyên vật liệu, đồng thời cung cấp kịp thời thông tin cho phòng kinh doanh ,từ đó lên kế hoạch về việc thu mua nguyên vật liệu của Công ty.
2.7.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu:
Tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú đối với nguyên vật liệu nhập, xuất kho đều được đánh giá theo giá trị thực tế.
a- Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
- Nguyên vật liệu nhập kho trong nước: Giá nguyên vật liệu nhập kho là giá mua thực tế + chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ...) vì Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên phần thuế GTGT của nguyên vật liệu mua vào không tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
Công thức:
Giá trị thực tế
NVL nhập kho
=
Giá mua ghi
trên hoá đơn
+
Chi phí
thu mua
- Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài: thì giá thực tế của nguyên vật liệu nhập khẩu + thuế nhập khẩu và chi phí thu mua. Nhưng theo hợp đồng kinh tế giữa Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú và Công ty Thương mại FREEDOM (Hàn Quốc) thì toàn bộ chi phí thu mua nguyên vật liệu nhập khẩu đều do Công ty Thương mại FREEDOM (Hàn Quốc) chịu (đã tính vào giá trị nguyên vật liệu bán cho Công ty giày Vĩnh Phú) Công ty Thương mại FREEDOM (Hàn Quốc) chịu trách nhiệm vận chuyển số nguyên vật liệu đến tận kho của Công ty Cổ phần giày Vĩnh Phú. Thủ kho nhập hoá đơn COMMERGAL INVOICE.
b- Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
Khi xuất dùng nguyên vật liệu công ty giày Vĩnh Phú hạch toán theo phương pháp nhập trước- xuất trước, nguyên vật liệu nào nhập trước khi xuất dùng thì được xuất trước. Sử dụng phương pháp này để tránh ứ đọng hàng tồn.
2.7.1.4.Tổ chức kế toán nguyên vật liệu
a-Hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện nay để tiến hành hạch toán tổng hợp tình hình biến động của toàn bộ nguyên vật liệu, công ty cổ phần giày Vĩnh Phú sử dụng 2 tài khoản chính:
TK 151 “ hàng mua đi đường”
TK 152 “ nguyên vật liệu”
Đối với TK152 đơn vị không chi tiết.
Ngoài ra đơn vị còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 141, TK 621, TK 627, ...
b- hệ thống sổ sách được sử dụng:
Công ty sử dụng các sổ như: sổ chi tiết thanh toán, sổ nhật kí chung, sổ cái TK151, 152, bảng phân bổ nguyên vật liệu , sổ chi tiết nguyên vật liệu,...
c- phương pháp hạch toán
Để hạch toán chi tiết, hiện nay công ty cổ phần giày Vĩnh Phú sử dụng phương pháp thẻ song song, đồng thời đối chiếu với số liệu tồn thực tế tại kho.
+ Thủ kho: mở thẻ kho để theo dỗi tình tình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu về mặt số lượng
+ Phòng kế toán: tiến hành mở thẻ kế toán chi tiết cho tùng danh điểm vật liệu, kế toán theo dõi về mặt số lượng và mặt giá trị của nguyên vật liệu.
Định kỳ (3 ngày) thủ kho chuyển các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu lên phòng kế toán. Mỗi thẻ kho được mở cho một loại nguyên vật liệu và cho cả năm.
Sau khi nhận chứng từ được thủ kho đưa lên, kế toán hàng tồn kho tiến hành kiểm tra đối chiếu, định khoản rồi tiến hành phản ánh vào sổ nhật kí chung và sổ chi tiết vật liệu. Kế toán tiếp tục vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn mà có thể biết được tình hình biến động của nguyên vật liệu.
2.7.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.7.2.1. Tổ chức hạch toán lao động
Tại công ty cổ phần giày Vĩnh Phú, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ hạch toán về số lượng lao động và kết quả lao động. Đối với lao động trực tiếp thì sử dụng bảng chấm công do quản đốc phân xưởng thực hiện.
Để hạch toán số lượng lao động, phòng tổ chức hành chính sử dụng sổ “theo dõi lao động”, sổ này hạch toán từng loại lao động theo nghề nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân viên, sổ này được lập 2 bản, một bản do phòng tổ chức hành chính giữ, một bản do phòng kế toán - tài vụ giữ
Để hạch toán kết quả lao động công ty căn cứ vào giá, khối lượng sản phẩm hoàn thành và ngày công thực tế của công nhân viên.
2.7.2.2.Các hình thức trả lương trong công ty
a- hình thức trả lương theo sản phẩm
Công ty căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một sản phẩm để tính trả lương cho công nhân. Hình thức trả lương này áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất.
Do chủ yếu sản xuất giày xuất khẩu sang Hàn Quốc nên đơn giá sản phẩm của công ty được tính cho từng đôi giày, nhưng do đặc thù có nhiều công đoạn sản xuất trong một phân xưởng, mỗi công nhân làm công việc riêng nên để tính đơn giá tiền lương sản phẩm của từng công nhân là rất khó, nên công ty tính bình quân cho tất cả công nhân trong phân xưởng.
Biểu 2.1. Đơn giá lương sản phẩm năm 2008
Phân xưởng
Đơn giá lương/ 1 đôi
(vnđ)
Chuẩn bị
2000
Chặt
2000
May
7000
Hoàn thành
3000
b- Hình thức trả lương theo thời gian
Công ty áp dụng hình thức trả lương này cho công nhân không trực tiếp sản xuất,công ty căn cứ vào tổng tiền lương phải trả cho CNTTSX tại các phân xưởng để tính lương bình quân cho một công nhân, công thức tính lương theo thời gian như sau:
Lương thời
gian của lao
động gián tiếp
Lương BQ tháng của CNTTSX
Số ngày lao động thực tế
Hệ số lương
=
_________________________
+
+
Số ngày lao động theo chế độ
Trong đó hệ số lương được hưởng của lao động gián tiếp do công ty quy định, ví dụ như của giám đốc là: 5,23
của phó giám đốc là: 4,66
của kế toàn trưởng là: 4,33
2.7.2.3. Một số chế độ lương , phụ cấp khác
a- Các khoản trích theo lương
Theo chế độ đã quy định, hàng tháng công ty căn cứ vào tiền lương cơ bản của công nhân viên để thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau:
Về BHXH, hàng tháng căn cứ vào tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp, kế toán tiến hành trích 20% để nộp vào quỹ BHXH thành phố Việt Trì, trong đó sẽ trừ vào lương tháng của công nhân viên là 5%, 15% còn lại tính vào chi phí sản xuất trong tháng.
Về BHYT, công ty trích 3% lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trong đó 1% trừ vào thu nhập của người lao động, 2% tính vào chi phí sản xuất của công ty.
Về KPCĐ, công ty trích 3% trên lương cơ bảnvaf các khoản phụ cấp, trong đó 2% trích trên lương cơ bản được nộp cho quỹ công đoàn cấp trên, công ty tính vào chi phí sản xuất, còn 1% công trừ vào lương của người lao động. Số 1% này được công ty giữ tại quỹ của mình để chi trả cho hoạt động công đoàn cơ sở như: thăm hỏi công nhân ốm đau, tổ chức hoạt động thăm quan du lịch, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,...
b- Các khoản phụ cấp
* Phụ cấp độc hại
Đây là loại phụ cấp chỉ áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất, tiếp xúc với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất,... chủ yếu là tại các phân xưởng
như: phân xưởng chặt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Cách tính phụ cấp độc hại :
PC đh = ĐG x HSpc x NC
Trong đó
PC đh : Phụ cấp độc hại
ĐG : Đơn giá bồi dưỡng độc hại
HSpc : Hệ số phụ cấp tùy theo từng công việc
NC : Ngày công làm việc thực tế
* Phụ cấp trách nhiệm
Được áp dụng cho các cán bộ quản lý, các phòng ban trong công ty, phân xưởng hoạc một số cá nhân có trách nhiệm cao.
Cách tính như sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số phụ cấp x Hệ số lương x 540.000 (đ)
Trong đó hệ số phụ cấp trách nhiệm được quy định cụ thể cho từng đối tượng
Ngoài ra công ty còn thực hiện các chế đọ phụ cấp khác như phụ cấp làm thêm ca 3, thứ 7, chủ nhật,...
2.7.2.4. Kế toán tiền lương
Cuối thánh phòng tổ chức hành chính dựa trên bảng chấm công, chất lượng sản phẩm, số ngày công thực tế,... để tính ra lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Sau đó chuyển lên cho phòng kế toán – tài vụ. Tại phòng kế toán các nhân viên kế toán tiến hành tính tổng quỹ lương của toàn công ty rồi lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH rồi định khoản kế toán, đưa vào sổ nhật ký chung. Tiếp đó kế toán tiến hành ghi sổ cái các TK 334, TK 338 bên Có, đối ứng bên nợ là các tài khoản liên quan TK 622, TK 627, TK 642,..., từ đây sẽ tính toán đưa lương vào giá thành sản phẩm.
2.7.2.5 Kế toán các khoản trích theo lương
Đối với BHXH công ty thực hiện trích lập căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương hàng tháng, tỷ lệ trích quy định như trên và được ghi trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sau đó kế toán định khoản và ghi vào sổ cái TK 3383.
Đối với BHYT, KPCĐ hiện nay được trích hàng tháng căn cứ vào số lương cơ bản được ghi ở cột lương tháng trong bảng thanh toán lương, cùng tỷ lệ trích theo quy định. Sau khi tính toán kế toán tiền lương định khoản và nhập số liệu vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 3382, 3384, 622, 627, 642.
Khi tham gi đóng BHXH, BHYT, KPCĐ công nhân viên sẽ được hưởng quyền lợi từ quỹ này như sau:
- BHXH: trong tháng công nhân viên bị ốm đau, tai nạn,... thì những ngày nghỉ không làm việc sẽ không được hưởng lương thời gian hay lương sản phẩm mà thay vào đó họ sẽ được hưởng BHXH do BHXH cấp thành phố chi trả
- BHYT: cán bộ công nhân viên khi ốm đau sẽ được miễn giảm một phần viện phí điều trị.
- Đối với KPCĐ: công nhân viên, cán bộ được tham gia các hoạt động công đoàn cơ sở như: tham quan, du lịch...
2.7.3. Tổ chức kế toán tài sản cố định
2.7.3.1. Đặc điểm và tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty
Do đặc điểm sản xuất của công ty TSCĐ của công ty bao gồm rất nhiều loại nhưng giá trị từng loại TSCĐ là không lớn.Tổng nguyên giá tính đến hết ngày 31/12/2004 là: 22.738.105.630 đ
Từ khi công ty tìm được đối tác kinh doanh là công ty FREEDOM (Hàn Quốc) một công ty có uy tín ở Hàn Quốc và thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ, vì vậy TSCĐ trong công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc và nó được hình thành từ 2 nguồn vốn vay ngân hàng và vốn từ các cổ đông đóng góp trong đó nguồn vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Cũng từ lý do đó công tác quản lý sử dụng TSCĐ của công ty ngày càng được quan tâm chú trọng hơn nhằm đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và đảm bảo hoàn trả vốn đúng hạn.
* Để đánh giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ta có biểu sau:
Biểu 2.2. Biểu đánh giá TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ở
Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú (tính đến 31/12/2007)
ĐVT:đồng
TSCĐ tính theo
TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh
Tổng TSCĐ
Tỉ lệ (%)
Nguyên giá
22.316.113.720
22.738.105.630
98
Hao mòn
13.622.040.500
13.791.849.545
98,77
Giá trị còn lại
8.694.073..220
8.946.256.085
97,2
(Số liệu :Bảng cân đối kế toán và Bảng tổng hợp TSCĐ)
Toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ bởi 3 loại giá: nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nhờ vậy phản ánh được số vốn đầu tư mua sắm xác định TSCĐ và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
2.7.3.2. Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là một yêu cầu quản lý về mặt giá trị. ở công ty việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán đã ban hành. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Theo nguyên giá
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ nếu mua sắm
NG TSCĐ = giá mua (giá hoá đơn ) + chi phí khác
* Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại = NG TSCĐ - Hao mòn luỹ kế
2.7.3.3.Kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ của công ty trong những năm gần đây tăng chủ yếu do nguồn vốn vay ngân hàng. Vì vậy trước khi đầu tư vào mua sắm, trang bị hay cải tiến đổi mới một loại TSCĐ nào đó thì công ty phải lập kế hoạch phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản đó xem việc đầu tư có đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chưa đầu tư hay không để có khả năng thanh toán các khoản nợ và đem lai lợi ích cho công ty thì công ty quyết định đầu tư và ngược lại.
Các tài khoản sử dụng: TK 211, TK 411, TK 214, TK 241.
Công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu này để hạch toán TSCĐ các tài khoản này có nội dung kinh tế, tính chất, kết cấu hoàn toàn theo đúng chế độ quy định của bộ tài chính.
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay ngân hàng
Căn cứ dự án đầu tư chiều sâu nâng cao công suất máy móc thiết bị sản xuất giày thể thao xuất khẩu của công ty cổ phần giày Vĩnh phú. Sau khi kiểm tra thẩm định thực tế, ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ và công ty cổ phần giày Vĩnh phú ký hợp đồng tín dụng cho vay vốn để đầu tư theo dự án khả thi đã được thẩm định.
Kế toán tiến hành định khoản
Tăng nguyên giá:
Nợ TK 211:
Có TK 331:
Trả tiền vận chuyển bốc xếp máy :
Nợ TK 211:
Nợ TK 133:
Có TK 111, 331:
Căn cứ vào chứng từ yêu cầu thanh toán của ngân hàng bên bán, ngân hàng công thương Phú Thọ và làm thủ tục ghi nợ công ty CP giày Vĩnh Phú
Nợ TK 331:
Có TK 341:
-Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty cổ phần giày vĩnh phú được thực hiện theo phương thức giao thầu. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện thi công do bên nhận thầu bỏ ra. Công ty thành toán cho đơn vị thi công theo giá quyết toán công trình được duyệt lần cuối.
Khi công trình hoàn thành bàn giao kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu, hợp đồng kinh tế, quyết định sử dụng nguồn vốn định khoản tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ TK 211:
Có TK 241(2):
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn
Nợ TK 441:
Có TK 411:
Sau khi định khoản kế toán tiến hành vào sổ Nhật ký chung và sổ cái các TK 211, 241(2).
2.7.3.4.Kế toán giảm TSCĐ
TSCĐ của công ty cổ phần giày Vĩnh phú giảm chủ yếu do thanh lý không cần dùng hoặc việc tiếp tục sử dụng những tài sản đó không mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị.
TSCĐ giảm do thanh lý
Trong quá trình sử dụng đơn vị theo dõi và chủ động làm tờ trình để xin thanh lý TSCĐ khi thấy TSCĐ bị hư hỏng. Khi có quyết định thanh lý của ban giám đốc thành lập hội đồng thanh lý bao gồm: Đại diện cho bên kỹ thuật, bộ phận sử dụng ban giám đốc và phòng kế toán. Hội đồng tiến hành họp về việc thanh lý TSCĐ, xác định giá trị còn lại thực tế đối chiếu sổ sách tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, …. lập biên bản thanh lý TSCĐ.
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ trên kế toán ghi sổ nghiệp vụ giảm TSCĐ và phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 211 theo định khoản
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
Phản ánh thu từ thanh lý:
Nợ TK 111
Có TK 711
Phản ánh chi thanh lý:
Nợ TK 811: 200.000
Có TK 111: 200.000
2.7.3.5.Kế toán khấu hao TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao thực hiện theo quyết định số 206/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính
Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Mức trích khấu hao
Hàng năm
=
Nguyên giá TSC
______________
Số năm sử dụng
Mức trích khấu hao
Hàng tháng
=
Mức trích khấu hao năm
______________________
12 tháng
Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng
=
Số khấu hao đã trích tháng trước
+
Số khấu hao tăng trong tháng này
_
Số khấu hao giảm trong tháng này
Vào cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ và thẻ TSCĐ để ghi mức trích khấu hao của từng TSCĐ trong kỳ, tính mức khấu hao theo nhóm TSCĐ sau đó tổng hợp trên bảng tính và phân bổ kế hoạch TSCĐ.
Việc trích và thôi trích khấu hao cho TSCĐ ở công ty thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng hay giảm, ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu tháng tiếp theo.
Việc trích và phân bổ số khấu hao TSCĐ hàng tháng được thực hiện trên “bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ NKC (biểu 17) , sổ cái TK 214 biểu …..
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu kế toán ghi sổ nhật ký chung:
Nợ TK 627:
Nợ TK 641:
Nợ TK 642:
Có TK 214:
Bút toán này được thể hiện trên sổ NKC và sổ cái TK 214
Đồng thời ghi Nợ TK 009:
2.7.3.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như quản lý TSCĐ phục vụ công cộng, TSCĐ bị hao mòn dần và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo năng lực hoạt động của TSCĐ công ty phải tiến hành sửa chữa, thay thế để TSCĐ hoạt động bình thường.
Ở công ty sửa chữa theo 2 phương thức: tự làm (do tổ cơ điện đảm nhiệm) và thuê ngoài đối với công trình lớn.
- TK sử dụng: Để theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ kế toán sử dụng TK 241, 142, và các TK liên quan khác.Căn cứ vào tính chất công việc và quy mô sửa chữa, chia ra sửa chữa thường xuyên (mang tính chất bảo dưỡng thay thế) và sửa chữa lớn.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN GIÀY VĨNH PHÚ
3.1.Những thành tựu đạt được của công ty CP giày Vĩnh Phú
Thành lập trong năm 1989, khi kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty đã tìm ra được giải pháp đứng đắn hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển như ngày nay. Công ty CP giày Vĩnh phú là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, trong những năm gần đây công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất, quản lý, kinh doanh... góp phần không nhỏ xây dựng nền công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Những thành tích trong kinh doanh
Trải qua 20 năm thành lập và phát triển công ty đã gặp không ít khó khăn, nhưng công ty vẫn tiếp tục phát triển. Hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, thể hiện thông qua doanh thu ngày càng cao trong vòng 3 năm trở lại đây. Do đặc thù sản xuất là sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường EU nên đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng tốt vì yêu cầu khắt khe của thi trường này. Công ty góp phần không nhỏ tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm trở lại đây.
Những thành tích trong công tác quản lý
Là một công ty vừa và nhỏ nên công ty tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý. Công ty quản lý theo hình thức trực tuyến là rất phù hợp với yêu cầu cuãn như hiệu quản quản lý. Các phòng ban hoạt động có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm , nghiên cứu, mở rộng, thị trường, quản lý kinh tế..., phù hợp với điều kiện hiện nay, với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất của công ty . Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất, quan hệ với khách hàng .
Những thành tích trong đầu tư trang bị TSCĐ
Tính đến ngày 31/12/2007, cơ cấu TSCĐ đang dùng của công ty như sau
Biểu 3.1. Cơ cấu TSCĐ
Loại TSCĐ
Đầu năm
Cuối kỳ
NG (đ)
Tỷ trọng (%)
NG (đ)
Tỷ trọng (%)
TSCĐ đang dùng trong sản xuất
21.195.792.320
98,86
22.316.113.720
98,92
TSCĐ phúc lợi công cộng
244.360.000
1,14
244.360.000
1,08
Cộng
21.440.152.320
100
22.560.473.720
100
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh tỷ trọng tương ứng đầu năm chiếm 98,86% tương ứng với giá trị là 21.440.152.320 đ, số cuối năm chiếm 98,92% tương ứng với giá trị 22.560.473.720 đ, trong khi tài sản dùng cho phúc lợi công cộng không có sự thay đổi đáng kể với tỷ trọng từ 1,14% đầu năm và 1,08% cuối năm. Có thể nói cơ cấu TSCĐ của công ty có lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
Điều đó cho thấy sự cố gắng tích cực trong việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Những thành tích trong công tác kế toán
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, đây là hình thức tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty trong thời gian qua . Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cao.công việc kế toàn trong công ty được phân công rõ ràng người đảm nhận một phần hành kế toán riêng biệt, từ đó mỗi người có thể chuyên sâu vào mỗi công việc hơn. Nhưng đòng thời cũng đòi hỏi sự phối hợp làm việc của các bộ phận kế toán ăn ý, hiệu quả.
Công ty đang áp dụng hình thức NKC, đây là hình thức kế toán khoa học, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý trong công ty. Hình thức NKC làm giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác, kế toán công ty có hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, ghi chép đúng chế độ.
Những đóng góp về mặt xã hội
Công ty đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho 710 lao động, góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống của người lao động. Không chỉ vậy công ty thường xuyên tổ chức học tập nhằm nâng cao tay nghề cho người lao đông, góp phần nâng cao trình độ của người dân trên địa bàn hoạt đông.
3.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại
Sản phẩm sản xuất của công ty chưa đa dạng về mẫu mã và chủng loại, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của công ty FREEDOM ( Hàn Quốc). Do đó lợi nhuận chủ yếu là thu từ hoạt dộng gia công hàng cho phía nước ngoài nên chưa cao, công ty cần phải tổ chức hoạt động kinh doanh trực tiếp, tự sản xuất và tiêu thụ. Làm được điều này công ty sẽ hoạt động ổn định hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào phía đối tác Hàn Quốc.
Hiện nay tại công ty vẫn có hiện tượng công nhân co tay nghề bỏ việc. Điều này gây không ít khó khăn cho công ty vì chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới là không nhỏ. Lý do cho hiện tượng này là do hiện nay có nhiều công ty giày liên doanh được thành lập thu hút nhiều công nhân giày có tay nghề, ngoài ra công ty còn chưa tổ chức được chỗ ở cho công nhân. Vì vậy công nhân chưa ổn định tâm lý để chuyên tâm làm việc
Để giải quyết tôt vấn đề này hiện nay bộ máy quản lý của công ty đã đưa ra các giải pháp cụ thể giải quyết tăng thu nhập cho công nhân, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Công ty còn tiến hành đầu tư vào việc cải thiện môi trường lao động cho công nhân, thực hiện tốt công tác công đoàn. Ngoài ra công ty sẽ có qui định chặt chẽ trong tuyển dụng và sủ dụng lao động.
Về công tác kế toán của công ty còn thực hiện thủ công, tuy được trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán nhưng công ty lại không áp dụng hình thức kế toán máy. Công ty nên sử dụng các phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán nhặm làm giảm số lượng ghi chép cho cán bộ kế toán, tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời việc sử dụng phần mèm kế toán còn giúp nâng cao tính chính xác trong hạch toán, tổ chức kiểm tra xác định sai sot một cách dễ dàng.Một số nghiệp vụ kế toán cụ thể còn nhiều hạn chế, một số nghiệp vụ kế toán ghi chép còn trùng lặp.
KẾT LUẬN
Là một công ty chuyên xuất khẩu giày cho công ty FREEDOM của Hàn Quốc, qua thời gian hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn trước những biến động của thị trường, đến nay công ty đã từng bước khắc phục được khó khăn và đang trên đà phát triển. Có được những thành quả trên là do sự hoàn thiện và nâng cao không ngừng của hoạt động kế toán tại doanh nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Sau quá trình học tập ở trường , thời gian thực tập ở công ty CP giày Vĩnh phú em đã hiểu hơn phần nào công tác hạch toán kế toán trong thực tế, các công kế toán tại công ty. quá trình thực tập giúp em tích lũy kinh nghiệm để áp dụng trong công việc sau khi em hoàn thành khóa học.
Vì thời gian nghiên cứu, học hỏi có hạn nên bản báo cáo thực tập tổng hợp không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý kiến của các thầy cô
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa kế toán đặc biệt là cô giáo PGS,TS Phạm Thị Lời cùng toàn thể các cô, chú cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán tài vụ của công ty CP giày Vĩnh phú đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Việt Trì, Ngày 8 tháng 3 năm 2009
Sinh viên
Hoàng Thu Huyền
MUC LUC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21517.doc