Báo cáo về quá trình phát triển của nghề trồng nấm tại cơ sở trồng nấm thanh cao thuộc tỉnh đồng nai--> đưa ra quy trình trồng nấm công nghiệp đối với các giống nấm tại đây
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5069 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Khảo sát mô hình trồng nấm quy mô lớn tại cơ sở nấm Thanh Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 13
Quang, phường Xuân Thanh, xã Bình Lộc, phường Xuân Hòa, vận động và tạo điều
kiện cho các hộ có điều kiện từng bước đầu tư kiên cố hóa trại nấm, mở rộng qui mô
sản xuất để có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Đối
với xã Bàu Trâm, xã Hàng Gòn, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Suối Tre, Phường
Xuân Bình, phường Phú Bình... Vận động nhân dân tận dụng đất đai để phát triển
nhân rộng nghề nuôi trồng nấm các loại.
Từ tình hình thực tế trên đây các cơ quan chức năng tham mưu lên kế hoạch
phát triển tạo điều kiện cho các hộ nuôi trồng nấm mèo trên địa bàn, dự kiến kế
hoạch phát triển nghề nuôi trồng nấm qua các năm 2008, 2009, 2010,2011gửi về
phòng Kinh tế để tổng hợp báo cáo UBND thị xã; Đồng thời đề nghị Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính
sách xã hội thị xã quan tâm xem xét tăng định mức đầu tư, tăng nguồn vốn trung
hạn, dài hạn, vốn ưu đãi, tạo điều kiện cho các hộ dân phát huy nội lực, mạnh dạn
đầu tư vốn để trang bị các máy móc, nhà xưởng, như: máy đóng bịch nấm, máy hấp
bịch nấm, máy sấy nấm sau thu hoạch, nhằm xây dựng làng nghề nấm sản xuất theo
hướng công nghiệp, tạo ra sản phẩm an toàn, có sức cạnh tranh trên thị trường
Quy mô trồng nấm ở đây càng ngày càng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên tình hình chung ngành nấm ở Long
Khánh chưa có tiếng nói chung và chưa tạo được thế mạnh đặc chủng cho mình.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về các loại nấm được nuôi trồng tại cơ sở nấm Thanh Cao
Nấm Linh Chi, mộc nhĩ và bào ngư là các loại nấm có giá trị về dinh dưỡng, dược
liệu cũng như giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và trên thế giới. Tại cơ sở nấm Thanh
Cao hiện cũng đang trồng các loại nấm này kết hợp trồng thêm giống nấm sò nhật
để đưa vào quy mô sản xuất công nghiệp. Trong thời gian sắp tới sẽ đưa ra thị
trường, cung ứng cho các chợ đầu môi, hệ thống siêu thị và cung ứng bịch phôi
giống cho các địa phương lân cận tăng doanh thu cho cơ sở.
2.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý của nấm Linh chi, mộc nhĩ, bào ngư
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 14
2.1.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh lí của nấm Bào ngư :
Hình 14 Nấm bào ngư trắng
Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai … Nấm bào
ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus.
Trong đó có 2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt (nấm kết quả từ 200C – 300C) và nhóm
chịu lạnh (nấm kết quả thể từ 150C– 250C).
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm
mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai
nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở
nên sáng hơn.
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng
sơ cấp và thứ cấp, “kết thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. tai
nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn:
Dạng san hô —> Dạng dùi trống —> Dạng phễu —> Dạng phễu lệch —> Dạng lá
lục bình.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng
tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 15
lượng tăng). vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúa tai nấm vừa chuyển sang
dạng lá. Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào
ngư thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác
nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy …
Nhiệt độ: Nấm bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ
tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30oC, ở giai đoạn ra quả thể thì nhiệt độ không
quá 350C
Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm.
Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu tử 50 – 60%, còn độ ẩm
không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đoán nấm ra quả thể, độ ẩm
không khí tốt nhất là 70 – 95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và
chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ
nấm. Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt.
Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 – 7.
Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích
thích nụ nấm phát triển. Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200 – 300 lux
(ánh sáng khuếch tán – ánh sáng phòng).
Thông thoáng: Nấm cần có oxy để phát triển vì vậy nhà trồng cần có độ
thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp.
Thời vụ nuôi trồng: nấm bào ngư được trồng quanh năm, vào mùa mưa từ
tháng 6 - 9 thì lượng nấm này được sản sinh rất lớn do độ ẩm tăng cao.
Nguyên liệu trồng : Nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu
như: gỗ khúc, mạc cưa, rơm rạ, bả mía, võ cây đậu, cùi bắp,…. nói chung nấm bào
ngư có khả năng sử dụng tốt mọi nguồn hydrat carbon, nhất là cellulose. Hoạt động
này nhờ vào men thuỷ giải mạnh và đa dạng như: cellulase thủy giải cellulose;
hemicellulase thủy giải hemicellulose; xylanase thủy giải xylan; laccase thủy giải
lignin …
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 16
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lí của nấm Mộc nhĩ
Hình 16: Nấm Mộc nhĩ
Tên khoa học: Auricularia spp
Tên tiếng Anh: Yew’s ear; ood Ear; Ear fungys
Tên khác: nấm tai mèo, nấm mèo
Mộc nhĩ tên chung để chỉ các loài nấm ăn thuộc chi Auricularia. Chi này thuộc họ
Auricuriaceae, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật – emycota, giới nấm
fungi.
Mộc nhĩ có hàng chục loài khác nhau, phân bố khắp châu lục trên thế giới.
Mỗi loài đều có đặc điểm riêng về màu sắc, kích thước, độ dày mỏng của cánh nấm,
có lông hoặc không có lông,v.v… Ở Việt Nam nuôi trồng chủ yếu 2 loại: loại cánh
mỏng, màu nhung (Auricularia auricular) và loại cánh dày, màu sẫm ( Auricularia
ppolytrycha). Ngoài ra, người ta đã biết đến một số loài trong chi Auricularia như:
A.delicata; A. tenuis; A. emini chỉ phát triển ở các vùng nhiệt đới, loài A.
mesenteria; A.ornara mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong tự nhiên mộc
nhĩ mọc nhiều trên thân gỗ mục. Cánh mộc nhĩ có màu nâu nhạt tới nâu sẫm. Khi
già ở lớp mặt trên cánh mộc nhĩ có lớp bào tử trắng rất nhỏ, hàng triệu bào tử phát
tán vào các cành và cây gỗ mục. Gặp điều kiện thuận lợi các bào tử nảy mầm tạo
thành sợi nấm đơn tính (n) – sơ cấp. Các sợi đơn tính kết hợp với nhau tạo thành sợi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 17
lưỡng bội, sợi nấm thứ cấp mọc sâu vào trong thân gỗ. Mộc nhĩ có hệ men
Xenluloza rất khỏe, nhờ đặc tính này mà chúng phát triển tốt trên các nguyên liệu
giàu xenlulo,licnhin. Cánh mộc nhĩ là khối keo có thể trương nở (khi đủ nước) và
thay đổi kích thước gấp hàng chục lần. Tùy theo giống nấm có những cánh nấm
rộng tới 18 – 20cm , dày 1 – 2.5 m, có loại cánh nấm chỉ rộng 3 -5 cm, rất mỏng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mộc nhĩ:
Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của mộc nhĩ
như: nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, pH…
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để mộc nhĩ phát triển là từ 20 -30oC. Khi
nhiệt độ lên trên 350C hoặc dưới 150C thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất
thấp. Nhiệt độ không khí cao hơn 320c thì mộc nhĩ mọc thưa và cánh mỏng, cây nhỏ,
mép xoăn. Còn khi nhiệt độ xuống thấp mộc nhĩ dày và lông dài. Vì vậy tránh trồng
mộc nhĩ vào những mùa mà nhiệt độ không phù hợp.
Độ ẩm: Độ ẩm cơ chất trồng mộc nhĩ từ 60 – 65%. Độ ẩm không khí khu vực
nuôi mộc nhĩ tốt từ 90 – 95%.
Giai đoạn đầu trồng mộc nhĩ, sợi mọc vào cơ chất ta cần đảm bảo không khí thông
thoáng, tránh giữ chúng trong những nơi quá kín phí hơi. Giai đoạn mọc nấm ta cần
giữ độ thoáng vừa phải. Nếu gió mạnh sẽ làm mộc nhĩ phát triển chậm thậm chí có
thể chết.
Ánh sáng: Mộc nhĩ không có diệp lục để quang hợp nhưng cũng phải điều
chỉnh chế độ chiếu sáng từng giai đoạn cho phù hợp. Thời kì ủ sợi không cần ánh
sáng. Tới khi mộc nhĩ mọc tăng dần lượng ánh sáng và giữ ở mức ánh sáng có thể
đọc sách được, ánh sáng quá yếu thì mộc nhĩ sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém. Vì
vậy ta có thể nhìn màu của cánh mộc nhĩ để điều chỉnh, cánh mộc nhĩ có màu hồng
thịt là tốt nhất.
pH: Môi trường trồng mộc nhĩ thích hợp có pH từ 4 – 12, ở giai đoạn đầu ủ
sợi cần môi trường axit yếu. Tới giai đoạn quả thể mọc ưa môi trường trung tính tới
kiềm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 18
2.1.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của nấm Linh chi
Hình 18 Nấm Linh chi
Linh chi (Ganoderma) có chu trình sống giống các loại nấm đảm khác, vị trí phân
loại như sau:
Ngành: Eumycote
Bộ: Polyporales
Chi: Ganoderma
Lớp: Basidiomycetes
Họ: Ganodermataceae
Loài: Ganoderma lucidum
Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.
Cổ linh chi:
Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi
năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ
nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên
cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ
thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ
linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng
rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 19
trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới
hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài
khác nhau.
Hình19 Cổ Linh Chi
Linh chi:
Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên,
Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài
có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng.
Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi
cứng và dai.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất nhiều loài
khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y
Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng
chữa bệnh khác nhau:
- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
- Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
- Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
- Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
- Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
- Loại có màu tím gọi là Tử chi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 20
Bảng thành phần dược chất của nấm Linh chi Việt Nam và Trung Quốc ( xem phụ
lục 3 bảng phụ lục)
Thành phần dược liệu của nấm Linh Chi :
Histamin (từ acid amin histidin mất nhóm -COOH) có tác động làm dãn và
tăng tính thấm của mao mạch, tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim, co thắt cơ trơn
và gây ngộp thở ( ở người hen suyển), kích thích thần kinh, gây đau ngứa, gây dãn
mạch, nhức đầu, ức chế hiện tượng thực bào của bạch cầu trung tính, ức chế tạo
kháng thể của bạch cầu lymphocyte B và lymphokine của tế bào T.
ACE (Angiotension Converting Enzym): sự ức chế enzym này liên quan đến tác
dụng hạ huyết áp.
Trong đó, hai nhóm được quan tâm nhiều nhất là polysaccharid và triterpenoid.
Polysaccharid gồm 2 loại chính :
GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da
GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da
GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành phần
chính là Glu, nên gọi là Glucan.
b (1-3) -D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ rệt
(Kishida & al., 1988).
Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh Chi dùng điều trị ung thư đã được công
nhận sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, Cty Kureha Chemical Industry sản xuất
chế phẩm trích từ Linh Chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Cty Teikoko
Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh Chi có gốc glucoprotein làm chất ức
chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ
Linh Chi chất mucopolysaccharid dùng chống ung thư.
Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải
phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã
tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là
chất kích thích hoạt động của gan và bảo vệ gan.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 21
Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh Chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều
nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan
chặt chẻ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc
biệt là giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối.
Quy trình chung trong trồng nấm ăn và nấm dược liệu:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 22
2.2. Hệ thống phòng thí nghiệm và cách thức sản xuất giống nấm tại cơ sở
nấm Thanh Cao
2.2.1. Hệ thống phòng thí nghiệm
- Phòng giống cấp 1
- Phòng giống cấp 2
- Phòng giống cấp3
- Phòng bảo quản giống
Hình 2.2.1 Khu sản xuất giống cấp 1,2,3
2.2.2. Sản xuất giống nấm tại cở sở nấm Thanh Cao
2.2.2.1. Sản xuất giống cấp 1:
- Dùng để nhân giống các loại giống mới và bảo quản giống cũ. Giống ở đây
chủ yếu được chuyển từ Viện di truyền học Hà Nội.
2.2.2.2. Sản xuất giống cấp 2:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 23
ü Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
- 95% hạt lúa mì + 5% cám bắp trộn đều, đem hấp khử trùng trong 3 – 4h sau
đó để nguội từ 3 -4h.
- Giá thể được đựng trong chai thủy tinh có kích thước cao 20cm được mua từ
Viện di truyền học Hà Nội (xem hình 2 bảng mục lục)
ü Phòng cấy
- Phòng cấy vô trùng, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố dễ gây nhiễm cho bịch
giống;
- Nhiệt độ phòng nuôi cấy từ 23 – 28oc tránh nắng, gió;
- Trang bị một bàn inox đã khử trùng;
- Hệ thống đèn chiếu sáng
ü Thao tác
- Sử dụng giống cấp 1 cấy sang môi trường nuôi cấy giống cấp 2
- Chai thủy tinh đựng giá thể được hấp khử trùng trước khi cấy
- Giống cấp 1 à cấy chuyền sang giá thểà để ở nhiệt độ phòng trong vòng
10-15 ngày à Giống cấp 2
ü Đặc điểm giống cấp 2
- Tơ nấm mọc đều các hạt lúa
- Không có màu sắc lạ của các loại nấm bệnh
- Không bọng nước ở đáy chai
2.2.2.3. Sản xuât giống cấp 3:
ü Chuẩn bị môi trường giá thể nuôi cấy
- Cưa thân sắn thành từng đoạn 12cm. chẻ thân sắn ra làm 4 phần, ngâm nước
vôi nồng độ 1,5%, để ráo nước và cho vào bịch đựng giống, nút bông, bịt
giấy. hấp khử trùng ở áp xuất 1atm trong 3h. Lấy bịch để nguội, cấy giống
cấp 2 vào sau 10 – 15 ngày thì đem vào sử dụng (xem hình 2 bảng mục lục)
- Trộn bột cám gạo và bột bắp vào ( 5% cám gạo, 3% bột bắp)
ü Phòng cấy
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 24
- sử dụng phòng cấy giống cấp 2 để sử dụng
ü Thao tác
- Sử dụng giống cấp 2 để nhân giống cấp 3
- Bịch giá thể được hấp khử trùng trước khi cấy chuyền
- Cấy giống cấp 2 à giá thể à ủ trong 10 – 15 ngày sau khi cấy ở nhiệt độ
phòng à giống cấp 3
ü Đặc điểm giống cấp 3
- Tơ nấm mọc đầy bịch thì mới được xuất bán hoặc đem nuôi cấy tạo quả thể
- Không có các biểu hiện của bệnh lí
- Mọc đều, có màu sắc trắng
Giống cấp1 giống cấp 2 giống cấp 3
Hình 4 : Quá trình tạo giống để đem cấy chuyền vào bịch nấm cho nấm bào ngư tại
cơ sở nấm Thanh Cao
2.2.2.4. Quy trình chuẩn bị bich meo giống
Vô bịch
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 25
Hình 5 : Đóng mạt cưa vào bịch
Mạt cưa sau khi chế biến cho vào túi NILON PE. Nên chọn mua loại bao đặc
dụng, chuyên để trồng nấm có kích thước chuẩn và thiết kế đáy bịch vuông, ít bị
bung. Đóng mạt cưa vào bịch yêu cầu phải thật chặt tay, không để lỏng. Sau khi vô
bịch, đem bịch đi hấp khử trùng. Điều kiện hấp khử trùng phải có áp suất và nhiệt
độ.Hấp 1000C trong 12h và để nguội từ 9 -12h
Thiết bị hấp có áp suất cần đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Cần có trình độ và
kinh nghiệm sử dụng loại lò hấp này. Trong quá trình hấp phải có người trực liên
tục. Nếu áp suất lên cao mà không xử lý kịp thời sẽ dễ gây nổ lò hấp, rất nguy hiểm.
Cấy meo
Bịch sau khi hấp, để nguội đến khoảng 400C, cấy meo vào. Khâu cấy meo phải hết sức
cẩn thận, cần thao tác trong phòng có điều kiện tiệt trùng tốt. Phòng cấy và dụng cụ
phải được khử trùng trước khi cấy. Trong khi cấy phải kín gió.
Nuôi ủ tơ
Thời gian ủ dài hay ngắn tùy thuốc vào kích thước bịch. Với bịch chuẩn thì thời gian ủ
khoảng 20 – 25 ngày là tơ lan đầy. Trong quá trình ủ phải thường xuyên kiểm tra, nếu
thấy có dấu hiệu là như có mốc xanh, mốc đỏ cần bỏ ngay bịch đó ra khỏi nhà ủ. Nếu
không sẽ nhiễm sang các bịch xung quanh. Nhà ủ phải xịt thuốc diệt côn trùng, nền nhà
rắc vôi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 26
Hình 6: Nhà ủ
- Một số bệnh thường gặp trong khi ủ ( xem phụ lục 2 bảng phụ lục)
- Cơ chất dùng nuôi cấy hoặc trồng nấm cũng có thể là thức ăn cho nhiều loại vi sinh vật
khác. Trong đó, vi khuẩn và nấm mốc có tốc độ sinh sản nhanh, đặc biệt bào tử nấm mốc
phát tán rộng nên khả năng lây nhiễm của chúng thường nhiều hơn. Ở đa số trường hợp
ghi nhận được, thì nấm trồng có khả năng ức chế một phần mầm bệnh, thậm chí bao chụp
lên vết bệnh và vẫn ra tai nấm bình thường, tất nhiên sản lượng nấm sẽ giảm sút so với
không bệnh
2.3. Hệ thống nhà xưởng và nhà nuôi trồng nấm tại cơ sở nấm Thanh Cao
2.3.1. Mô hình nhà xưởng
Nhà xưởng được xây dựng với hơn 4000 m2
v Khu ủ mùn
v Khu hấp
v Khu cấy chuyền từ giống cấp 3 sang bịch mạt cưa đã hấp khử trùng
v Khu nuôi ủ tơ
v Khu chế biến nấm sau thu hoạch
v Khu ủ mùn
- Mạt cưa mua từ các tỉnh lân cận và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu là mạt cưa
cao su ;
- Sau khi mua về thì được ủ với vôi sống 5% nhằm khử trùng và giết các vi sinh vật
có trong mạt cưa mới chuyển về. Thời gian ủ từ 3 -5 ngày ;
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 27
- Mùn cưa đã sử dụng để nuôi cấy các loại nấm khác sau khi thu hoạch cũng được ủ
lại để phối trộn tạo bịch nấm ;
- ở đây sử dụng hệ thống vận chuyển và sàn lọc phối trộn
Xem Hình 6.1 danh mục hình
v Khu hấp
Hình 7: khu hấp nguyên bịch cơ chất và bịch cơ chất làm giống cấp 1,2,3
- Được trang bị với 1 nồi đun sôi nước có điều chỉnh được áp xuất và nhiệt độ do
công ty Thành Công sản xuất
- Hệ thống 2 nồi hấp khử trùng bịch mạt cưa trước khi cấy có công suất 5000 bịch/1
lần hấp. Thời gian hấp 12h ở nhiệt độ 1000C
- Hệ thống kệ đựng bịch mạt cưa
- Hệ thống máy bơm nước tự động khi lượng nước trong nồi hao hụt nhằm đảm bảo
lượng hơi nước trong nồi hấp
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 28
- Hệ thống nồi hấp nhỏ và luộc thanh khoai mì giúp thanh trùng giá thể dùng trong
tạo giống cấp 1, 2, 3.
v Khu cấy chuyền từ giống cấp 3 sang bịch mạt cưa đã hấp khử trùng
- Sau khi hấp xong khoản 12h thì bịch được di chuyển sang nơi chuẩn bị cấy giống
tạo bịch phôi ;
- Vị trí cấy giống được khử trùng sạch sẽ, hạn chế con trùng và gia súc đi vào khu
vực này nhằm giảm tối đa mức độ nhiễm cho bịch phôi khi thành phẩm
- Bàn inox dùng để khử trùng dụng cụ cấy : kẹp, thanh chọt lỗ, đèn cồn, cồn công
nghiệp ;
- Chuẩn bị bông để nhét nút cổ bịch sau khi cấy
- Về công nhân : sử dụng khẩu trang, sử dụng dép riêng khi vào khu vực cấy ;
Hình 8: khu cấy giống cấp 3 vào bịch cơ chất
v Khu nuôi ủ tơ
- Ít ánh sáng, nhưng không được quá tối
- Không bị dột mưa hay bị nắng chiều chiếu vào
- Phải sạch và thoáng mát
- Không để chung với các đồ đạc sinh hoạt gia đình, sách vở hay trong nhà
kho
- Không ủ chung với dàn nấm đang tưới hay mới thu hoạch xong ;
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 29
- Thời gian ủ dài hay ngắn tùy thuốc vào kích thước bịch. Với bịch chuẩn thì thời
gian ủ khoảng 20 – 25 ngày là tơ lan đầy. Trong quá trình ủ phải thường xuyên
kiểm tra, nếu thấy có dấu hiệu là như có mốc xanh, mốc đỏ cần bỏ ngay bịch đó
ra khỏi nhà ủ. Nếu không sẽ nhiễm sang các bịch xung quanh ;
- Nhà ủ phải xịt thuốc diệt côn trùng, nền nhà rắc vôi.
v Khu chế biến nấm sau thu hoạch
- Nấm một phần nấm được đóng bịch và đem tiêu thụ nấm tươi ;
- Khoảng sân rộng 200m2 dùng các mảnh tôn có kích thước 3 x 5m để phơi nấm
sau thu hoạch tạo nấm khô ;
- Nấm khô sau khi thu hoạch được cất vào kho và phân phối đến các địa phương
và xuất khẩu
(xem hình 9 danh mục bảng)
2.3.2. Mô hình nhà trại và các hình thức treo bịch nấm:
2.3.2.1. Các dạng treo bịch nấm
v Mô hình kệ để nấm
Chọn cây làm trụ là cây gỗ chắc như cừ tràm, keo, đước…, cây làm kệ là tầm
vông.Chôn cây trụ thật chắc chắn,sau đó đóng cây tầm vông lên cây trụ. Khoảng
cách từ mặt đất lên cây tầm vông đầu tiên là 20cm. Các cây tầm vông còn lại cách
nhau 40cm.
Hình 10: kệ để bịch phôi nấm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 30
Tiếp theo chôn cây trụ thứ 2 cách cây trụ thứ 1 khoảng cách 20cm như hình 5.
Đóng các cây tầm vông tương tự như trên.
Hình 11: Kệ kép
Mỗi một kệ dài 5m (bằng bề ngang của trại), ta chôn 4 cây trụ cách nhau
125cm.
Như vậy là ta đã hoàn thành được 1 kệ. Làm tương tự để được các kệ tiếp
theo, mỗi kệ cách nhau 1m. Khoảng cách này rất quan trọng vì sẽ thuận lợi cho
chúng ta đi chăm sóc hàng ngày. Nếu để khoảng cách quá nhỏ sẽ làm người đi đụng
vào nấm làm gãy nấm. Khoảng cách quá xa gây lãng phí. Vì vậy khoảng cách tối ưu
là 1m.
Trại chuẩn có diện tích 100m2 (5m x 20m), lợp bằng lá. Do cây nấm sống cần độ ẩm
và nhiệt độ thấp, vì vậy ta lợp lá để giữ ẩm cho trại và giảm nhiệt độ trong trại.
Xung quanh trại vây lưới để chống côn trùng.Đóng kệ thật chắc chắn, vì mỗi kệ để
khoảng 700 bịch phôi, tương đương khối lượng khoảng 1000kg (1 tấn).Có thể làm kệ
bằng sắt: Kích thước 2.5x 2.2m. Chia thành 10 ô, mỗi ô chứa từ 30- 32 bịch phôi khi
xếp bịch nấm lên kệ thì sẽ xếp đối đầu nhau nhằm tiết kiệm diện tích
v Dây treo bịch
Dây làm từ nilon có độ bền cao khả năng sử dụng chịu được sức căng từ 15- 20 kg
Khả năng chấm thấm nước tốt. Độ dài mỗi dây từ 2.5- 3m tùy vào số bịch nấm
treo;Trung bình khi treo ta thường treo 7- 12 bịch trên một dây. Khoảng cách giữa 2
dây từ 25-30 cm. Trong 1m2 có thể treo từ 5- 7 dây. Thường các bịch nấm như :nấm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 31
bào ngư và nấm mộc nhĩ thì phương pháp treo được ưa chuộng nhất. Với mỗi dây từ
7-10 bịch đối với nấm bào ngư và từ 8-12 bịch là đối với nấm mộc nhĩ.
Hình12: Treo bịch nấm bằng dây
2.3.2.2. Mái nhà
Mô hình nhà chữ A
Chiều cao nóc nhà 2.5 m Chiều ngang: 3 – 5m
Chiều dài : 10 – 20m Chiều cao 4 trụ: 2m
Mái nhà có thể chia làm ba lớp chính, thứ tự từ trên xuống dưới cụ thể như bảng sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 32
Hình13: nhà trồng nấm Linh chi, nấm mèo, nấm bào ngư
Bảng 1. Cấu tạo mái nhà
Lớp
1
Phên lứa Sử dụng phên lứa có bán sẵn trên thị
trường
Lớp
2
Giằn tre Tối thiểu mỗi bên có 06 giằn tre
Lớp
3
Bạt hoặc
nilon
Lớp bạt hoặc nilon dưới cùng vừa tạo độ
thoáng, ánh sáng lại tránh được nước
mưa
2.4. Quy trình sản xuất nấm mộc nhĩ, nấm bào ngư và nấm linh chi tại cơ sở
nấm Thanh Cao
2.4.1. Nấm bào ngư trắng:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 33
Quy trình trồng nấm bào ngư:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 34
Nguyên liệu:
Mạt cưa cao su ủ trong khoảng 5 -7 ngày;
Sau đó trộn kết hợp với 50 kg bột bắp và 50 kg bột cám gạo cho khoảng
1300 kg mạt cưa. Trộn đều trước khi đóng bịch.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trồng
Giai đoạn 1:
Xử lí nhà trồng nấm (xem hình 14.1 danh mục hình)
Sau khi các sợi bào tử của nấm bào ngư bao phủ được 2/3 bịch nấm thì ta bắt
đầu đem treo bịch. Mỗi dây từ 7 – 9 bịch và treo theo kiểu đối đầu hoặc thẳng, sau
khoảng thời gian từ 15 – 20 ngày thì các sợi tơ nấm bắt đầu bao phủ toàn bộ bịch.
lúc này bắt đầu rạch bịch có thể rạch bịch từ 7 – 12 đường, mỗi đường dài từ 5 -
7cm và rạch thẳng hàng với nhau.
Giai đoạn 2:
Tưới và thu nhận quả thể: Thời gian thu nhận quả thể sau khi rạch bịch
khoảng 7 ngày sau là sẽ có đợt nấm đầu tiên và kéo dài cho đến 45 ngày sau mới
kết thúc đợt thu hoạch;
Khi nấm bắt đầu ra quả thể từ ngày thứ 7- 10 ngày thì thời gian này tăng cường tưới
nước để tạo độ ẩm và kích thích cho nấm ra quả thể tốt hơn, độ ẩm ở thời điểm này
từ 75 – 95%, cường độ chiếu sáng lúc này cũng tăng cường hơn lúc ủ tơ;
Khi tai nấm bắt đầu lớn thì việc tưới nước giảm xuống tầm từ 3 – 4 ngày để tránh
hiện tượng rũ tai nấm, giảm giá thành của nấm thành phẩm
Giai đoạn 3 : Thu hái
Khi thu hái nấm bào ngư thì nắm rõ các thao tác, khi không thao tác đúng sẽ
dẫn đến tình trạng nấm không ra tại vị trí hái gây tổn thất cho quá trình nuôi trồng.
Vì vậy khi thu hoạch cần thu hoạch hết gốc của nấm thu hoạch để quả thể sau có
thể mọc ra từ vết rạch.
Thành phẩm:
- Bảo quản nấm bào ngư:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 35
Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 – 80C, có thể giữ tươi từ 5 –
7 ngày. Ở điều kiện gia đình có tủ lạnh, nấm bào ngư nên được bảo quản ở ngăn
rau.
Nấm bào ngư dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm
khô quéo lại. Nếu phơi và s6áy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy khoảng
50oC. Thường nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn, ngọt như
nấm tươi. Tỉ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10 kg tươi thu được 1kg nấm khô)
- Chế biến nấm bào ngư:
Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh,
vớt ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới chế biến.
Nấm chế biến thành nhiều món ăn: nấu cháo, nấu canh, xào mì với thịt, làm
nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng, pha lẫn với giò nạt
Với nấm sấy khô: rửa sạch trụng qua nước sôi 1 -2 phút để chế biến như
nấm tươi.
Chú ý: không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không
cần thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái
Hình 15 Quá trình sơ chế nấm bào ngư thành phẩm
2.4.2. Nấm mộc nhĩ
Quy trình trồng mộc nhĩ trên mạt cưa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 36
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 37
Giai đoạn 1
- Xử lí nguyên liệu
Mộc nhĩ có thể mọc trên nhiều loại mùn cưa khác nhau, tốt nhất là mùn cưa
cây cao su, các loại khác nên dùng mùn cưa 1 chủng loại như mùn keo, mùn bồ đề,
gỗ mít, mùn cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu. Không dùng mùn cưa đã bị mốc,
mùn cưa các loại cây gỗ cứng như đinh, lim.
Mùn cưa mới có thể dùng ngay nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc
trộn ủ bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất dinh dưỡng.
- Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi:
Nếu dùng mùn cưa thuần chủng như mùn cưa gỗ cao su, bồ đề, keo, mít,… ủ
đống và phối trộn theo tỷ lệ: 1000- 1300 kg nguyên liệu thì trộn với 50 kg bột cám
gạo,25kg bột bắp. Trộn thật đều nguyên liệu với vôi bột 3 - 4%, kiểm tra độ ẩm đạt
65%, thời gian ủ đống tối 5-7 ngày.
- Hấp khử trùng túi mùn cưa:
Mùn cưa sau khi ủ xong đóng bịch đem hấp khử trùng trong thời gian 12h ở
1000C. Sau đó để nguội 12 h và tiến hành cấy giống vào.
Giai đoạn 2
- Cấy giống và ươm túi mùn cưa
Giai đoạn này giống giai đoạn ủ tơ của nấm bào ngư, bịch phôi có thể xếp lên kệ
thay vì treo như nấm bào ngư.
Khoảng 25- 35 ngày thì sợi tơ nấm mộc nhĩ phủ 2/3 bịch thì tiến hành giai đoạn 3( giai
đoạn nuôi thu quả thể)
Giai đoạn 3
- Tưới đón nấm và thu hoạch
Dù xếp hay treo thì độ ẩm trong phòng lun phải đạt 80% để mộc nhĩ không bị
khô héo. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 30 – 45 ngày.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 38
Thời vụ nuôi trồng quanh năm nhưng mùa vụ chính ở đây là từ tháng 8 đên
đầu tháng 2 vì khoảng thời gian này độ ẩm và nhiệt độ môi trường phù hợp, cho
năng suất cao nhất trong các tháng xung quanh, hạn chế được bệnh tật;
ở nấm mộc nhĩ thường thu hoạch một lần và sau đó phải bỏ bịch phôi. Nhưng tại
đây có thể thu hoạch nấm 2 lần bằng kỹ thuật tạo ép để nấm ra lần 2 có năng suất
cao hơn lần 1.
Bịch nấm được để khô, nhà nấm được mở rộng và thoáng đến khi bịch nấm
khô lại thì bắt đầu tưới nước tạo độ ẩm. Nấm đợt này có tai nấm to hơn nấm đợt
đầu.
Thành phẩm: Nấm mộc nhĩ sau khi thu hái được đem vào nhà xử lí :
Nấm tươi : được đem tiêu thụ ở các chợ đầu mối
Nấm còn lại được sấy khô và để vận chuyển đến các địa phương và hệ thống
siêu thị.
Tỉ lệ nấm khô/ nấm tươi : 1/10
Hình 17: Nấm mộc nhĩ phơi khô
2.4.3. Nấm Linh chi
Quy trình trồng nấm Linh Chi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 39
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 40
Nguyên liệu:
Mạt cưa tươi (mới cưa xong) làm ẩm với nước vôi 1,5% (trộn 1,5 kg vôi vào
100 lit nước) đem ủ qua đêm đem trồng nấm linh chi cho năng suất cao hơn hẳn so
với các môi trường khác. Tuy nhiên đây cũng là nguồn dinh dưỡng hấp dẫn cho các
loại nấm khác, do đó nếu tiệt trùng không đạt yêu cầu thì tỉ lệ hư hỏng sẽ rất cao.
Mạt cư sau khi được làm ẩm sẽ được ủ đống ít nhất là 12h. Độ ẩm theo lý thuyết yêu
cầu là 50 – 60%. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách đơn giản như sau: vắt một nắm
mạt cưa trong lòng bàn tay, bóp thật mạnh. Nếu có nước rỉ ra ở các kẽ ngón tay là
dư ẩm (dư nước). Nếu thả tay ra mà mạt cưa bị rời rạc ra là thiếu ẩm (thiếu nước).
Nếu thả tay ra mà mạt cưa còn nguyên khối là đạt.
Hiện nay, để chủ động trong sản xuất, hâu hết các cơ sở làm nấm thường phải
trữ mạt cưa một thời gian dài (hàng tuần đến hàng tháng). Trong hoàn cảnh như vậy,
tất nhiên không thể nào phơi khô mạt cưa mới để trữ, mà phải dồn đống cho đỡ tốn
diện tích. Do đó khối mạt cưa còn ẩm sẽ là nơi tốt nhất cho các vi sinh vật lạ phát
triển. Các nhóm này không những cạnh tranh về nguồn thức ăn mà còn tạo ra nhiều
sản phẩm gây bất lợi cho nấm phát triển, kết quả làm giảm sút năng suất trồng. Để
khắc phục tình trạng trên, cần bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng vào mạt
cưu trước khi đóng bịch. Mạt cưa để trồng nấm linh chi cần trộn thêm một số chất
dinh dưỡng như bắp, vôi… Tùy vào mỗi công nghệ mà có công thức trộn với tỉ lệ và
số lượng khác nhau. Những công thức này thuộc về bí mật công nghệ của mỗi nhà
sản xuất.
Phương pháp xử lí nguyên liệu
Chuẩn bị:
- Mùn cưa
- Túi nilon chịu nhiệt, kích thước 25 x 35cm
- Bông nút, cổ nút…
- Các phụ gia :vôi tôi 1%, 5% cám gạo, cám ngô 5%, đường 0.5%, 7-8% phân
phân hủy từ các bịch nấm trước
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 41
- Nước sạch
Phương pháp đóng túi
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.
Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho
trọng lượng đạt từ 1.1- 1.15 kg đưa vào thanh trùng.
Phương pháp thanh trùng
Hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trong thời gian từ 10 -12 giờ.
Phương pháp cấy giống
Chuẩn bị
- Khay và dụng cụ cấy được khử trùng bằng cồn 96 0c khử trùng bằng cách đốt
cháy
- Người lao động dùng dép và đeo khẩu trang ở khu vực cấy
- Nguyên liệu: đã thanh trùng, để nguội
- Giống : được sử dụng trên que thân sắn cưa nhỏ
- Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm dại …
Cấy giống
Tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính từ 1.8 -2cm và sâu 15 – 17cm.
Dùng panh kẹp lấy que giống đưa vào bịch nguyên liệu đã thanh trùng
Phương pháp ươm túi
Ø Chuẩn bị khu vực ươm
Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75- 85%,
ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 20 – 300 C
Ø Ươm túi
- Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá miệng túi lên hoặc
treo bịch sao cho miệng túi quay ngang. Khoảng cách giữa các túi từ 2 – 3cm.
giữa các giàn có lối đi riệng để kiểm tra
- Trong thời gian ươm không tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 42
- Khoảng 20 -25 ngày sợ nấm mọc được 1/3 – 1/2 bịch nấm, có sự hình thành
quả thể ở miệng nút bông, ta phải tiến hành nới nút bông ở cổ nút chỉ để lại
1/5 lượng bông nút ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị kẹt.
- Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có tụi bị nhiễm cần phải loại bỏ
ngay khu vực vườn ươm đồng thời tìm nguyên nhân khắc phục.
Phương pháp chăm sóc, thu hái
Chuẩn bị các kiều kiện
- Nhà nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ
động được các điều kiên sinh thái như sau:
Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc từ 22- 28 0c
Độ ẩm không khí đạt 80 – 90 %
Ánh sáng khuyếch tán, và chiếu đều từ mọi phía
Kín gió
Trong nhà có hệ thống giàn giá đề tăng diện tích sử dụng
Thu hái
- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi. Lấy vôi đặc quét lên vết
cắt sát bịch nấm đề bịch nấm không bị bệnh
- Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2, 3
- Năng suất thu hoạch đạt từ 8 – 10% tươi, tương đương 2.5 – 3% khô. Khi kết
thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng hooc
môn với nồng độ từ 0.5- 1%
Thành phẩm
Quả thể nấm sau khi hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô
Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô
Cách sử dụng:
Ø Thái lát: (Cách này phổ biến nhất)
Cho 50g Linh chi và 1 ít Cam Thảo vào ấm đun cùng với 1L nước, đun
khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 43
khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 0.8L thì ta được nước
đầu tiên. Sử dụng lại 2 - 3 lần.
Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để
tắm, rất tốt cho da và tóc.
Ø Nghiền thành bột:
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.(Có
thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng
tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.)
Ø Ngâm rượu:
Thái lát trước khi ngâm. Ngâm 100g Linh Chi với 2L rượu loại ngon. Sau 1
tháng có thể sử dụng. Nên ngâm kết hợp với Táo tàu và mật ong để tăng hương vị.
2.5. Phòng trị bệnh
v Bệnh sinh lý
Nấm mèo và nấm bào ngư có thể biểu hiện một số bệnh không do nhiễm
khuẩn như: tơ thưa, sợi nấm mãnh, đầu hơi uốn khúc hoặc cuộn lại; tai nấm tạo
cuống dài, kết chùm bông cải, tai khô cứng, đổi màu sậm hoặc màu nhạt, mỏng
manh, mau già... Các biểu hiện trên thường liên quan đến yếu tố môi trường, như
nơi trồng bị yếm khí (ngộp), nước tưới bị phèn, bị chua, nhiệt độ cao, thiếu ánh
sáng, bị lạnh đột ngột..
v Bệnh nhiễm
Phổ biến là do vi khuẩn, nấm bệnh... Tuy nhiên, côn trùng, tuyến trùng và
nhện mạt (mites) cũng là đối tượng gây thất thu nặng, chúng ăn và cắn phá tơ nấm,
lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc... Có thể diệt chúng bằng các thuốc diệt côn trùng,
ruồi, muỗi, như : DDVP 2%, Azodrin 1%, nhiều nơi còn dùng Kelthan (Dicofol)
18,5%, Endosulfan (Thiodan) 2,5%, Karate 0,05- 0,07%, Trebon 10ND...
Đối với tuyến trùng, sử dụng Formalin (Formol) 0,2- 0,3%, Furadan 3H, Mocap...
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 44
Đối với nấm mốc ký sinh lên nấm mèo, có thể dùng các thuốc diệt, như Bennomyl
(Benlate - C) 0,1-0,2%, Sulfat sắt 0,02%, Macozeb (Dithane, Maneb), Zineb
(Tritofboral) 7%...
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn (vi khuẩn) hoặc nấm nhầy (myxomyces), có
thể dùng Chlorin (Hypoclorid Ca) 0,04- 0,05%, thuốc tím (KMnO4), Formol 0,2%...
Nấm linh chi thì chủng bệnh chủ yếu hiện nay tại cơ sở chỉ là các bệnh do mốc đen
và mốc xanh
Tuy nhiên, biện pháp dùng hoá chất vẫn không phải là tốt nhất đối với môi
trường, do đó, chỉ dùng khi nào thật cần thiết. Để tránh bệnh cho nấm, căn bản vẫn
là vệ sinh môi trường, giống gốc mạnh, dinh dưỡng đầy đủ và điều kiện nuôi ủ thích
hợp.
Hình 20 : Bệnh nấm trứng cá và ốc sên làm hư bịch nấm
Hình 21: Bệnh mốc đen và mốc xanh trên bịch nấm bào ngư và nấm mộc nhĩ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 45
2.6. Sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ
Nấm qua quá trình thu hoạch được đem vào nhà sơ chế và phơi khô tạo sản
phẩm khô. sản phẩm được chuyển cho các đại lý, chợ hoặc nhà hàng. Một mặt được
đem đi xuất khẩu.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 46
Nấm khô được bảo quản trong kho chờ đến đợt xuất.
2.7. Các vấn đề khác
2.7.1. Phòng cháy chữa cháy
Trại nấm có trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy và được
đặt ở những vị trí cần thiết trong nhà máy.
Mỗi công nhân viên đều được học tập về phòng cháy chữa cháy theo định kỳ.
Nguồn năng lượng phục vụ chủ yếu cho sản xuất là điện. Công ty quản lý
nguồn điện sản xuất, điện sinh hoạt thường xuyên, hằng ngày, hằng tuần, kiểm tra.
Bảo trì, sửa chữa đường dây. Cầu dao điện và thiết bì điện cần được bao bọc một
cách cẩn thận, được bố trí ở nơi dễ thao tác, vận hành. Mỗi thiết bị có màu sắc cầu
dao riêng để dễ nhận biết, phân biệt. Mỗi thiết bị đều có quy trình vận hành riêng,
được dán trên máy và được tảng bị cầu dao ngắt dòng riêng khi gặp sự cố thì không
ảnh hưởng đến máy móc.
Mỗi người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công việc
phong cháy chữa cháy.
2.7.2. Vấn đề xử lý môi trường:
Nguồn nước:
Công ty sử dụng ngườn nước thủy cục do nhà máy nước thành phố cung
cấp, nguồn nước đã qua hệ thống lọc và sử lý vi khuẩn. Nước được bơm vào các
bồn chứa, rồi từ đó mới phân phối đến các khu sản xuất và dùng trong sinh hoạt.
Nguồn năng lượng:
Nguồn điện: nhà máy sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia 380V
Dầu: được sử dụng để đun sôi nước, để tạo ra hơi nóng nhà máy, sử dụng trong
sản xuất.
Củi : được mua từ các địa phương khác chuyển về.
Phế phẩm sau thu hoạch
Các loại bịch nấm sau khi thu hoạch được tập trung lại để thu hủy và tái sử
dụng. Các túi nilon được thiêu hủy sau khi thu nhận phần mạt cưa còn trong bịch.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 47
Sau thời gian 4 -5 tháng thì lượng mạt cưa đó được đem vào tái sử dụng kết
hợp với tỉ lệ 1/8 cho các thế hệ bịch nấm sau.
Các mẫu bệnh phẩm thì được cách ly và thiêu hủy ngay sau khi phát hiện
bệnh nhằm ngăn cách bệnh lây lan cho khu vực nuôi trồng cũng như các bịch phôi
sản xuất đi bán ở các địa phương
2.8. Hoạch toán chi phí cho mô hình sản xuất các loại nấm trên
BẢNG HOẠCH TOÁN DOANH THU CỦA CƠ SỞ NẤM THANH CAO TRONG
NĂM 2010
SỐ CÔNG NHÂN 50 GIÁ NGUYÊN LIỆU 7,000,000
TIỀN LƯƠNG 3,000,000
TRỌNG
LƯỢNG(KG) 5,000
TỔNG 1 1,800,000,000 SỐ BỊCH 5,000
TIỀN NGUYÊN
LIỆU 2,520,000,000
TIỀN XÂY DỰNG
NHÀ NẤM 150,000,000
TỔNG 2 2,520,000,000
CHI PHÍ CHUYÊN
CHỞ 300,000,000
TIỀN BÁN NẤM
LINH CHI 510,480,000
CHI PHÍ KHÁC 100,000,000
TIỀN BÁN NẤM
MỘC NHĨ 746,550,000
TỔNG 3 400,000,000
TIỀN BÁN NẤM
BÀO NGƯ 847,800,000
TỔNG 4 2,104,830,000
SỐ TIỀN BÁN
BỊCH NẤM/1
NGÀY 12,500,000
TỔNG SỐ BỊCH 5,000
TIỀN GỖ ĐUN NỒI
HẤP 700,000
SỐ TIÊN BÁN
BỊCH NẤM 4,500,000,000 TỔNG 5 252,000,000
TỔNG CHI 5,122,000,000
TỔNG THU 6,604,830,000
DOANH THU 1
NĂM 1,482,830,000
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 48
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 49
3. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty chúng em đã học hỏi được nhiều điều bổ
ích từ việc tiếp cận với sản xuất thực tế, bổ sung rất nhiều cho những kiến thức từ
thực tế mà trường học không có điều kiện để chúng em tiếp xúc. Và điều đó rất có
ý nghĩa cho công việc của chúng em sau này. Trong thời gian thực tập thì chúng em
thấy công ty có một vài ưu điểm và nhược điểm:
v Ưu điểm
- Trại nấm có vị trí địa lý thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm vào thị
trường thành phố.
- Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, các loại thiết bị máy móc tân tiến.
- Có đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề.
- Có hệ thống quản lý đồng bộ và chặt chẽ.
- Cán bộ và công nhân có quan hệ mật thiết.
- Đa dạng các loại sản phẩm nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng và
thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới.
- Khả năng cung ứng sản phẩm nấm tươi cũng như nấm khô ra thị trường
trong và ngoài nước.
- Công tác vệ sinh được làm trước sau mỗi buổi sản xuất.
v Nhược điểm
- Đối với hệ thống sản xuất nấm khô chưa chủ động được do chưa có hệ
thống máy sấy.
- Nồi hấp dùng củi không ổn định được áp suất cũng như nhiệt độ trong
thời gian dài, không diệt được các loại nấm hoàn toàn
- Tuyển thêm nhân viên kỹ thuật hoặc cho công nhân có tay nghề học thêm
các lớp về kỉ năng sản xuất để cho quá trình sản xuất ít gặp sự cố hơn
cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất
4. PHỤ LỤC
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 50
Phụ lục 1
Bảng tỉ lệ % chất khô
Độ ẩm
(W)
Protein Lipit Hydratcacbon Tro Calo
Trứng 74 13 11 1 0 156
Nấm mỡ 89 24 8 60 8 381
Nấm hương 92 13 5 78 7 392
Nấm sò 91 30 2 58 9 345
Nấm rơm 90 21 10 59 11 369
Bảng Hàm lượng Vitamin và chất khoáng
Đơn vị tính: mg/100g chất khô
Bảng Thành phần acid amin (đơn vị tính: mg trong 100g chất khô)
Liz Histi Argi Theo Valin Methio Isoleuxi Lơxin
Axit
Nicotini
c
Riboflavin
Thiami
n
Axit
ascobi
c
Iron Canx
i
Phosphoru
s
Trứng 0.1 0.31 0.4 0 2.5 50 210
Nấm
mỡ
42.5 3.7 8.9 26.5 8.8 71 912
Nấm
hương
54.9 4.9 7.8 0 4.5 12 171
Nấm
sò
108.7 4.7 4.8 0 15.2 33 1348
Nấm
rơm
91.9 3.3 1.2 20.2 17.2 71 677
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 51
in -
Din
nin -
nin
nin n
Trứng 913 295 790 616 859 406 703 1193
Nấm
mỡ
527 179 446 366 420 126 266 580
Nấm
hương
174 87 348 261 261 87 318 348
Nấm
sò
321 87 306 264 390 90 266 390
Nấm
rơm
384 187 366 375 607 80 491 312
Phụ lục 2
Một số hiện tượng thường gặp khi ủ:
Ngày
(sau cấy)
HIỆN TƯỢNG ĐOÁN BỆNH CÁCH XỬ LÝ
5 – 10 - Đổ mồ hôi
- Có phấn hồng
(mốc cam)
Nhiễm mốc
Nhiễm mốc cam
(Neurospora),
Hấp lại, cấy lại
Cô lập, loại bỏ nguồn
bệnh
15 - Không có tơ
trắng ở cổ bịch
- Mốc xanh
- Bịch phôi có mốc
- Giống chết
Nguyên liệu bị nhiễm
- Nhiễm nấm
Trichoderma
- Nhiễm nấm nhầy
(exomycetes).
- Hấp lại, cây lại
Kiểm tra lại điều kiện
vô trùng
- Kiểm tra lại môi
trường xung quanh trại
trồng. Loại bỏ các bịch
nhiễm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 52
đen giống như râu - Trại quá ẩm. Vệ sinh
chưa tốt.
15 – 20 - Tơ mọc có dạng
da beo( lõm nhiều
chỗ, trơ mạt cưa)
- Tơ mọc trắng có
gân như rễ tre
- Tơ nhũn vàng từ
nóc bịch ăn xuống
- Nhiễm mitcs (bệnh
trứng)
- Nhiễm nấm nhầy
(myxomycetes)
- Nhiễm tuyến trùng
(nematode)
- Tách riêng, xịt thuốc
diệt và ngừa khu vực ủ
bịch
- Tách riêng tránh lây
nhiễm
- Xử lý lại nền đất.
Không để bịch quá sát
mặt đất.
25 – 30 - Tơ màu vàng
nhạt, thưa
- Bịch dập, thẫm
màu, chảy nước
- Môi trường quá kiềm
- Nóng quá, thừa ánh
sáng
- Bịch ủ quá hầm, quá
nóng.
- Trộn nhiều vôi quá.
- Thông gió
- Không nên ủ nơi quá
hầm.
30 – 40 - Thời điểm này tơ
mới mọc đầy bịch
- Giống yếu - Kiểm tra lại giống
Phụ lục 3
Bảng:Thành phần hoá học của nấm Linh Chi (T.Quốc và V.Nam)
THÀNH PHẦN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH CỦA VIỆT NAM
TRUNG QUỐC
(%)
Bột Linh Chi (%) Cao Linh Chi (%)
Nước
Cellulose
Đạm tổng số
Chất béo
12- 13
54- 56
1,6- 2,1
1,9- 2
12- 13*
62- 63*
17,1*
5,0*
Hợp chất Steroid 0,11- 0,16 1,15** 0,52**
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 53
Hợp chất Phenol
Chất khử
Saponin toàn phần
0,08- 0,1
4- 5
0,10**
0,30**
0,40**
1,23**
(*) Viện Pasteur TP.HCM
(**) Phân viện Dược liệu TP.HCM
Những nghiên cứu phân tích kết hợp với lâm sàng ghi nhận ở bảng sau:Bảng:
Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh Chi
NHÓM CHẤT HOẠT CHẤT HOẠT TÍNH
Alcaloid *** Trợ tim
Polysaccharid b-D-glucan
Ganoderan A, B, C
D- 6
Chống ung thư, tăng tính miễn
dịch
Hạ đường huyết
Steroid Ganodosteron
Lanosporeric acid A
Lonosterol
Giải độc gan
Ức chế sinh tổng hợp
Cholesterol
Triterpenoid
Ganodermic acid Mf,T-O
Ganodermic acid R, S
Ganoderic acid B,D,F,H,
K,S,Y...
Ganodermadiol
Ganosporelacton A, B
Lucidon A
Lucidol
Ưc chế sinh tổng hợp
Cholesterol
Ưc chế giải phóng Histamin*
Hạ huyết áp, ức chế ACE**
Chống khối u
Bảo vệ gan
Nucleosid Adenosin dẫn suất Ức chế kết dính tiểu cầu, thư
giản cơ, giãm đau
Protein Lingzhi – 8 Chống dị ứng phổ rộng, điều
hoà miễn dịch
Acid béo Oleic acid Ưc chế giải phóng Histamin
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 54
5. Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo từ Web
1.
trinh-trng-nm-t-mt-ca-mn-g.html
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8. .
Tài liệu tham khảo từ sách, báo
1. Đinh xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn.“ Kỹ
thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu”. NXB Nông Nghiệp, quý I
năm 2010
2. Nguyễn Lân Dũng. Công nghệ trồng nấm Tập I. NXB Nông Nghiệp,( 2003)
3. Nguyễn Lân Dũng.Công nghệ trồng nấm Tập II. NXB Nông Nghiệp,( 2003)
4. Lê Xuân Thám. Nấm Linh chi nguồn dược liệu quý ở Việt Nam. NXB Mũi Cà
Mau, (1996)
5. Đới Văn Ngọc. Nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu – Trung
tâm dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, (2005).
6. Nguyễn Tuấn Phong. Kỹ thuật trồng nấm rơm (Vol-variella volvacea) - Số 10
(2005)
7. Nấm ăn cơ sở khoa học và nuôi trồng – Trung tâm khuyến nông quốc gia.
NXB Nông Nghiệp Hà Nội, (2008).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao
GVHD: Th.s Trần Đức Việt
SVTH: Võ Trung Âu 55
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com