Lắng là một quá trình rất phức tạp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là nhiệt độ
và pH nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lắng về mặt chất lượng thành phẩm, hiệu
suất thu hồi đường
Qua kết quả khảo sát rút ra được kết luận như sau: Có thể thực hiện quá trình lắng có
bổ sung chất trợ lắng Accofloc A130 với nồng độ 3ppm nhằm rút ngắn thời gian lắng
hạn chế sự phân hủy đường.và thực hiện ở điều kiện nhiệt độ khoảng 95 – 100oC và
pH = 6,8 – 7,0 là tương đối tốt, có thể hạn chế được sự chuyển hóa đường, sự phân
hủy đường khử đồng thời có thể giảm được độ màu và có tốc độ lắng tương đối.
94 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập nhà máy đường phụng hiệp khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và ph đến tốc độ lắng trong nước mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra nước nóng, lạnh cấp cho cánh khuấy trợ tinh có đủ và thông không.
- Kiểm tra xem hệ thống truyền động chạy có tốt không.
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho động cơ.
- Báo cho các bộ phận có liên quan biết.
+ Khởi động
- Nhấn nút khởi động cánh khuấy.
- Chạy không tải cánh khuấy vài vòng trước khi xả đường non vào trợ tinh.
+ Trong lúc chạy
Thời gian trợ tinh đường non B ≥ 24 giờ (kể từ khi nhả đường non vào trợ tinh): trợ
tinh chia làm 2 giai đoạn.
- Cuối giai đoạn làm nguội: hạ nhiệt độ đường non xuống 45 – 50oC.
- Cuối giai đoạn hâm nóng vào máng chờ xuống li tâm nhiệt độ đạt 50 – 55oC.
+ Dừng máy
- Khi hết đường non trong trợ tinh.
- Nhấn nút tắt động cơ cánh khuấy trợ tinh.
- Đóng các van nước cấp cho cánh khuấy trợ tinh.
3.8. Thiết bị ly tâm
3.8.1 Thiết bị ly tâm gián đoạn ( Ly tâm A)
Máy ly tâm gián đoạn vận tốc thấp 1450 vòng/phút dùng dể tách mật đường non cao
phẩm A, B có thể chế tạo để chạy tự động hoàn toàn hoặc bán tự động.
a. Cấu tạo
Máy gồm thùng quay gắn với trục quay, trục quay cùng với thùng nhờ gối đỡ trục
được treo tự do so với thùng. Đáy máy được đậy bằng chóp nón nằm trên gờ, khi xả
đường được nâng lên. Thùng quay bên trong vỏ cố định. Mật tách ra qua lưới ly tâm
chảy vào khoảng giữa của lưới và vỏ rồi chảy vào thùng chứa. Máy ly tâm quay nhờ
motor qua khớp nối, dừng máy bằng bố thắng. Thông thường trên máy ly tâm lót 2 lớp
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
50
10
5
4
2
3
1
6
11
9
8
7
lưới đồng có kích thước thích hợp tuỳ theo yêu cầu phân mật của loại đường non.
Máy ly tâm quay nhờ motor thông qua khớp động. Dừng máy bằng bố thắng. Ngoài ra
trên máy còn có hệ thống ống dẫn hơi và nước để rửa đường.
1 0
5
4
Hình I.16: Cấu tạo máy ly tâm A
1 và 3- Ống phun nước nóng
2- Phểu nhập liệu
4- Ống dẫn mật
5- Thùng chứa mật
6- Máng tháo đường
7- Nón
8- Thùng trong (thùng quay)
9- Thùng ngoài
10- Chân treo
11- Motor
b. Nguyên lý hoạt động
Hoạt động của máy ly tâm gián đoạn là đường non xuống từng mẻ. Sau khi tách mật
xong xuống đường và bắt đầu thực hiện trở lại một chu trình tiếp theo. Một chu trình
bao gồm:
- Khởi động cho đường vào máy. Đầu tiên do máy ly tâm quay từ từ khi tốc độ đạt
200-300 vòng/phút cho đường non vào phân phối đều trong thùng. Thường cho
đường non vào đầy thùng để nâng cao năng suất nhưng không nên quá đầy làm văng
đường ra.
- Phân mật: Sau khi cho đường đầy, tăng tốc độ để nâng cao lực ly tâm làm mật tách
ra khỏi dung dịch.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
51
- Rửa nước hoăc hơi rửa lớp mật bám bên ngoài tinh thể nhằm nâng cao tinh độ của
đường. Hơi có tác dụng làm khô đường, tăng nhiệt độ giảm độ nhớt nên thường
dùng hơi để rửa ở giai đoạn cuối.
- Ngừng máy và xả đường: Thời gian phân mật cần thiết của mỗi loại đường khác
nhau, tuy nhiên thông thường như sau.
Khởi động và xuống đường: 1 phút
Phân mật: 2 phút
Rửa nước: 30 giây
Rửa hơi: 30 giây
Hãm máy (phanh): 30 giây
c. Cách vận hành
+ Kiểm tra
- Kiểm tra xem có vật lạ gì trong thùng ly tâm hay không.
- Kiểm tra các van có đóng kín không.
- Kiểm tra dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn.
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp.
- Kiểm tra nhiệt độ nước siêu nhiệt.
- Kiểm tra áp lực khí nén.
+ Khởi động
- Quay tay 1- 2 vòng xem giỏ lưới có quay nhẹ nhàng không.
- Mở toàn bộ hệ thống cài đặt về auto.
- Nhấn nút cho chạy.
- Cho máy chạy không tải từ 1- 2 chu kỳ, nếu ổn thì cho mang tải.
+ Trong lúc hoạt động
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy trong lúc máy chạy.
- Kiểm tra độ màu, độ ẩm của đường bằng cảm quan để có hiệu chỉnh kịp thời trong
khi chờ kết quả của phòng hóa nghiệm.
+ Dừng máy
- Khi cày xả hết đường trong thùng ly tâm, ta vệ sinh sạch sẽ thùng.
- Nhấn nút dừng máy.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
52
- Dừng các bộ phận liên quan.
3.8.2 Thiết bị ly tâm liên tục ( ly tâm B và C)
a. Cấu tạo
Gồm: Vỏ trong, vỏ ngoài, rổ cùng với vỏ rổ, vòng kẹp và lưới, bộ phận phân phối, gối
đỡ bạc đạn, ống nối với tấm làm kính, giá đỡ vỏ, đệm cao su, ống cung cấp đường
non, hệ thống béc phun, van thoát đường, giá đở cơ động, động cơ dẫn động, bộ đai
thang.
2
8 9 10
1112
Hình I. 17: Cấu tạo máy ly tâm liên tục B và C
1- Máng chờ
2- Phểu nhập liệu
3- Vỏ ngoài
4- Vỏ trong
5- Rổ
6- Bộ phận giảm chắn
7- Phểu tháo liệu
8- Puli
9- Cuaroa
10- Ống dẫn mật
11- Motor
12- Ống phun nước nóng
3
4
5
6
7 8 9
12 11
2
1
10
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
53
b. Nguyên lý hoạt động
Máy ly tâm liên tục làm việc dựa trên nguyên lý lớp mỏng đơn. Đường non được cho
vào lỗ lưới, phân phối khắp mặt rổ và di chuyển trong rổ từ đáy lên tới đỉnh theo
đường xoắn ốc, do lớp đường non rất mỏng nên bất kỳ đừng non có độ nhớt nào cũng
được tách mật trong máy ly tâm. Lực ly tâm được phân tách thành 2 lực tác dụng là
lực song song với mặt lưới và lực tiếp tuyến với mặt lưới. Lực tiếp tuyến với mặt lưới
giúp làm sạch lỗ mật trong khi đó lực song song với mặt lưới giúp đẩy những phần tử
đường hướng lên phía trên. Lực ma sát thì ngược chiều với lực này (lực song song với
mặt lưới). Những lực này mang những phân tử đường hướng lên cạnh rổ. Ở cạnh rổ
lực ma sát bị triệt tiêu, chỉ còn lại lực ly tâm vì thế những phần tử đường được ném
văng vào ngăn chứa đường.
c. Cách vận hành
+ Kiểm tra
- Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn.
- Kiểm tra hơi nước sử dụng xem có đạt yêu cầu không.
- Kiểm tra xem có vật lạ trong máy không.
+ Khởi động
- Dùng tay quay mâm ly tâm 1 - 2 vòng.
- Nhấn nút cho máy chạy (nhấn chạy rồi tắt 2 - 3 lần).
- Cho máy chạy không tải đến khi đồng hồ ampe ổn định 50 - 60 ampe.
- Khi máy chạy ổn ta cho mang tải.
+ Trong lúc chạy
- Mở van nguyên liệu xuống vừa phải.
- Chạy trung bình từ 50 - 70 ampe tối đa không quá 100 ampe.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ đường non C đảm bảo trong khoảng 50 - 52 0C.
- Điều chỉnh các thông số chỉ tiêu thông số kỹ thuật đảm bảo chính xác.
- Cuối mỗi ca phải mở nước và hơi rửa máy.
- Trong lúc chạy phải thường xuyên kiểm tra đồng hồ Ampe để kịp điều chỉnh van
đường non nhằm đảm bảo an toàn cho máy.
- Phải thường xuyên kiểm tra xem máy chạy có rung hay có tiếng kêu lạ không.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
54
Chương IV: CÁC PHÂN XƯỞNG PHỤ
4.1. Phân xưởng lò hơi
4.1.1. Lưu trình sản xuất hơi
Hình I. 18: Sơ đồ lưu trình sản xuất hơi
Nước giếng
Nước trong lò
Kiểm tra
nước cấp lò
Chứa nước mềm
Khử khí
Cấp nước lò
Hóa chất
Cấp hơi Xả đáy bỏ
Xử lý nước
Nhiên liệu
Không đạt
Không đạt
Bổ sung hóa chất
Hóa chất
Dừng xử lý và tái
sinh cột Resin
Nước ngưng đưa
về lò hơi
Hơi
Đạt
Không đạt
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
55
4.1.2. Kiểm soát lưu trình sản xuất hơi
Bảng I. 5: Kiểm soát lưu trình lò hơi
STT HOẠT
ĐỘNG
THÔNG SỐ
KỸ THUẬT
CHUẨN MỰC
CHẤP NHẬN
TẦN SỐ
KIỂM
SOÁT
THIẾT BỊ
pH 6,4÷7,2
1
Xử lý nước
Độ cứng 1 ppm
Khi cần
mới xử lý
Hệ thông xử
lí nước
2
Dừng xử lý
và tái sinh
cột resin
Độ cứng sau
xử lý 1 ppm
Khi tái
sinh xong
Lọc sắt,
lọc cơ, cột
resin,
bồn nước
muối
3
Chứa nước
mềm
Đảm bảo
mực nước
trong bồn
≥70% 1 giờ
Bồn chứa
nước mềm
Nhiệt độ
trong bồn
102÷1050C
4 Khử khí
Áp suất
trong bồn
0,2÷0,3 kg/cm2
1 giờ
Bồn không
Khí
5
Cấp nước lò
Áp suất đẩy
của bơm ≥ 25 kg/cm
2
1giờ
Bơm cấp
nước lò
pH 10÷11,5
Độ cứng ≤0,4 ppm
2 giờ
SiO2 90 ppm 4 giờ
6 Nước trong
lò
Na2SO3 120÷180 ppm 8 giờ
Lò hơi và
các thiết bị
phụ trợ kèm
theo
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
56
Thu hồi nước
thải
NaOCl
Nước thải đã
xử lý
Thải ra sông
Tách bùn
Bùn khô Lắng Bùn lắng
Nước thải
sau lắng
Thải bỏ
Lưu giữ yếm khí nước thải
(3)
Nước thải
Điều tiết nước thải
Thu hồi nước thải
Lọc liên tục nước thải
50%
50%
Hoàn lưu
PO43- 20÷40 ppm
7 Xả đáy bỏ
Hàm lượng
SiO2 trong
nước lò
Xả đến khi SiO2
trong nước lò
90ppm
4 giờ
Van xả đáy
lò
T0C 345 ± 15oC Nhiệt kế
8 Cấp hơi
P 18 ÷ 21kg/cm2
1 giờ
Áp kế
Nguồn: Số liệu thực tế Nhà máy đường Phụng Hiệp
4.2. Khu xử lý nước thải
4.2.1. Quy trình xử lý nước thả
Hình I. 19: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
57
4.2.2. Kiểm soát lưu trình xử lý nước thải
Bảng I. 6: kiểm soát lưu trình xử lý nước thải
STT Thống số kỹ thuật Chuẩn mực chấp nhận
Tần số kiểm
soát
Thiết bị
1 Rác Nước thải không có rác Ca sản xuất Lưới chắn rác
2 Mực nước thải
Ngập phía trên giỏ chắn
rác
1 giờ Bể trung hòa
3 Thời gian lưu giữ 8 – 10 ngày Không áp dụng Bể yếm khí
4 Mực nước thu hồi Ngập ống hút nước Liên tục Bể thu hồi
5 Tỉ lệ nước sau lọc 50% quay lại bể thu hồi, 50% đi lắng Liên tục Bể lọc
6 Nước sau lắng Không quá đục Liên tục Bể lắng
7 Độ đậm đặc
Đặc đến mức có thể bơm
đi được
Ca sản xuất Bơm bùn
8 Thời gian 7 – 8 ngày 10 ngày Hố phơi bùn
10
Bổ sung dd NaOCl
30%
150kg/ngày Ca sản xuất Bể thu hồi
11 Độ màu Không bị đen Thường xuyên Bằng mắt
Nguồn: Số liệu thực tế Nhà máy đường Phụng Hiệp
4.2.3. Cách vận hành khu xử lý nước thải
Kiểm tra thiết bị
− Công suất: 500 m3/ ngày.
− Kiểm tra song chắn rác trước khi đưa nước thải vào bể trung hoà.
− Kiểm tra các cổng vào và cổng ra của 2 bể yếm khí.
− Kiểm tra tình trạng hoạt động các bơm, đường ống, bể chứa.
− Nếu sau khi kiểm tra tình trạng các thiết bị trên không có gì lạ thì ta đưa vào hoạt
động.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
58
Vận hành thiết bị
− Nước thải từ nhà máy sẽ được dẫn qua vào bể trung hoà.
− Mở bơm tải nước thải đến bể yếm khí lưu trữ trong thời gian 8-10 ngày (mở 1 trong
2 bể yếm khí luân phiên nhau).
− Nước thải từ bể yếm khí sau thời gian xử lý 8-10 ngày sẽ được thu gom về bể thu
hồi. Khi bể thu hồi đi chạy bơm cung cấp cho thiết bị lọc chảy.
− Mở các van xả của thiết bị lọc và đưa nước thải chảy về bể lắng và quay về bể thu
hồi với tỷ lệ 50:50.
− Nước sau khi ra khỏi bể lắng được bổ sung thêm chất NaOCl với hàm lượng Clo hữu
hiệu >= 95%, lưu lượng sử dụng 0.03% (khoảng 150 kg/ngày) và nước được giữ lại
bể ổn định nước trong thời gian 15-20 phút trước khi xả ra cống.
− Cứ sau 4 giờ thì mở van xả bùn ở phía dưới bể lắng khoảng 15-20 phút vào hố bùn.
− Khi hố bùn đầy mở van tải bùn chuyển bùn đến các hố phơi bùn.
− Có hai hố phơi bùn liên tiếp chỉ cấp bùn cho 1 hố và giữ lại nước đến khi đầy khoảng
10 ngày. Sau đó chuyển sang hố 2. Trong thời gian 7-8 ngày lượng bùn đã cung cấp
sẽ được khử nước và làm khô, cạo bỏ bùn khô bằng tay và đưa thiết bị quay về hoạt
động.
Ghi chú: Để cân bằng cho hệ thống xử lý nước thải, trong quá trình vận hành phải
đảm bảo.
− Lưu lượng từ bể trung hoà bơm lên bể yếm khí phải liên tục ổn định cân bằng (không
được dao động lớn).
− Lưu lượng bơm từ bể thu hồi lên bể lọc chảy cũng phải đảm bảo liên tục và ổn định.
Dừng thiết bị
− Lượng nước trong bể trung hoà phải bơm hết lên bể yếm khí sau đó dừng bơm
− Khóa van nước lọc 50% về bể thu hồi lại và bơm hết lượng nước thu hồi từ bể yếm
khí đến thiết bị lọc, dừng bơm
− Bơm hết lượng bùn chứa ở hố bùn đến 2 và sau đó dừng bơm
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
59
Chương V: MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ THÀNH PHẨM
5.1. Chỉ tiêu chất lượng đường thành phẩm
Nhà máy sản xuất 4 loại sản phẩm chủ yếu: Đường cát trắng hạng A, đường cát trắng
hạng B, đường cát vàng loại I, đường cát vàng loại II. Chỉ tiêu chất lượng của từng loại
như sau:
Chỉ tiêu chất lượng đường cát trắng Hạng A
- Độ màu (Icumsa colour) ≤ 160 oIU
- Độ Pol (Polarisation) ≥ 99,7 oZ
- Độ ẩm (Moisture) ≤ 0,06 m/m
- Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤ 0,07 m/m
- Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤ 60 ppm
- Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤ 0,1 m/m
Chỉ tiêu chất lượng đường cát trắng hạng B:
- Độ màu (Icumsa colour) ≤ 200 oIU
- Độ pol (Polarisation) ≥ 99,5 oZ
- Độ ẩm (Moisture) ≤ 0,07 m/m
- Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤ 0,1 m/m
- Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤ 90 ppm
- Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤ 0,1 m/m
Chỉ tiêu chất lượng đường cát vàng loại I:
- Độ màu (Icumsa colour) ≤ 300 oIU
- Độ Pol (Polarisation) ≥ 99,4 oZ
- Độ ẩm (Moisture) ≤ 0,07 m/m
- Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤ 0,2 m/m
- Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤ 300 ppm
- Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤ 0,2 m/m
Chỉ tiêu chất lượng đường cát vàng loại II:
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
60
- Độ màu (Icumsa colour) ≤ 500 oIU
- Độ Pol (Polarisation) ≥ 99,3 oZ
- Độ ẩm (Moisture) ≤ 0,07 m/m
- Tro dẫn điện (conductive Ash) ≤ 0,3 m/m
- Tạp chất không tan (Insoluble matter) ≤ 500 ppm
- Hàm lượng đường khử (Reducing Sugar) ≤ 0,25 m/m
5.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm
Bảng I. 7: Yêu cầu kỹ thuật đối với bao PP và PE chứa đường thành phẩm
Tên gọi Màu nền Cấu tạo bởi Khối lượng và
kích thước Quy cách in
Yêu cầu
khác
1. Bao PP
chứa
đường
trắng hạng
A1, loại
bao 50kg
Trắng
Hạt PP chính
phẩm
130 ±5 g/bao
(50 x 98) ±1cm
In 2 mặt 5
màu, có hình
viên kim
cương, theo
mẫu in được
nhà máy
chấp nhận
(lưu mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
2. Bao PP
chứa
đường
trắng hạng
A2, loại
bao 50kg
Trắng
Hạt PP chính
phẩm
130 ± 5 g/bao
(50 x 98)±1cm
In 2 mặt 5
màu, có logo
công ty lớn,
theo mẫu in
được nhà
máy chấp
nhận (lưu
mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
3. Bao PP
chứa
đường
trắng hạng
B, loại bao
50kg
Vàng
Hạt PP chính
phẩm
130 ± 5 g/bao
(50 x 98)±1cm
In 2 mặt 3
màu, theo
mẫu in được
nhà máy
chấp nhận
(lưu mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
61
4. Bao PP
chứa
đường
vàng loại
bao 50kg
Trắng
Hạt PP chính
phẩm
130 ± 5 g/bao
(50 x 98) ±1cm
In 2 mặt 3
màu, theo
mẫu in được
nhà máy
chấp nhận
(lưu mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
5. Bao PP
chứa
đường
trắng hạng
A1, loại
bao 20kg
Trắng
Hạt PP chính
phẩm
70 ± 3 g/bao
(45 x 70)±1cm
In 2 mặt 5
màu, có hình
viên kim
cương, theo
mẫu in được
nhà máy
chấp nhận
(lưu mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
6. Bao PP
chứa
đường
trắng hạng
A2, loại
bao 20kg
Trắng
Hạt PP chính
phẩm
70 ± 3 g/bao
(45 x 70)±1cm
In 2 mặt 5
màu, có logo
công ty lớn,
theo mẫu in
được nhà
máy chấp
nhận (lưu
mẫu)
May 2
đường chỉ
đáy
7. Túi PE
chứa
đường loại
bao 50kg
Trắng
trong
Hạt PE chính
phẩm
60 ± 5 g/túi
(62x101)±1cm
May 2
đường chỉ
đáy
8. Túi PE
chứa
đường loại
bao 20kg
Trắng
trong
Hạt PE chính
phẩm
40 ± 3g/túi
(47 x 74)±1cm
May 2
đường chỉ
đáy
9. Chỉ may Màu trắng Cotton
Nguồn: Số liệu thực tế Nhà máy đường Phụng Hiệp
5.3. Những biến đổi của đường trong quá trình bảo quản
5.3.1. Đường bị ẩm
Không khí đi vào kho sẽ ngưng tụ trên bề mặt tinh thể làm cho đường bị ẩm. Đây là
hiện tượng thường xảy ra và quan trọng nhất trong quá trình bảo quản.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
62
5.3.2. Đường đóng bánh
Nguyên nhân là do đường sau khi sấy chưa làm nguội đã đóng bao đột ngột, lớp nước
bão hòa quanh tinh thể đường có thể đạt đến quá bão hòa sinh ra các tinh thể mới
chúng liên kết với nhau tạo thành từng mảng đường hay còn gọi là đóng bánh.
5.3.3. Thành phần đường giảm
Trong điều kiện bảo quản không tốt, đường bị ẩm, vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và
gây nên hiện tượng chuyển hóa đường.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
63
Phần II: KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ pH ĐẾN
TỐC ĐỘ LẮNG NƯỚC MÍA HỖN HỢP
Chương I: LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH LẮNG TRONG NƯỚC MÍA
1.1. Mục đích
Nước mía hỗn hợp sau khi qua các giai đoạn gia công như gia vôi, gia nhiệt, xông lưu
huỳnh, trung hòa sẽ sinh ra rất nhiều chất kết tủa. Đồng thời một số chất keo bị phá
hủy tạo rất nhiều đám ngưng tụ. Những hạt kết tủa này cùng với những hạt rời to nhỏ
khác phân tán lơ lững trong nước mía. Vì thế cần phải tiến hành xử lý phân li chất rắn
khỏi nước mía hỗn hợp mới có thể thu được nước mía trong sạch.
1.2. Nguyên lý lắng các hạt lơ lửng trong nước mía
Theo định luật Acximet, khi các vật lơ lửng trong nước mía lắng xuống không chịu sự
can nhiễu và va chạm vào các vật khác, các hạt lơ lửng này trong nước mía ở trạng thái
tĩnh sẽ chịu tác dụng của hai lực: trọng lực bản thân hạt theo hướng đi xuống và lực
đẩy của chất lỏng theo hướng đi lên. Nếu trọng lực lớn hơn lực đẩy, hạt đó sẽ lắng
xuống và ngược lại, còn khi trọng lực và lực đẩy sai khác nhau rất nhỏ thì hạt này sẽ ở
trạng thái lơ lửng trong chất lỏng. Từ đó, ta thấy các hạt kết tủa trong bộ lắng, lắng
nhanh hay chậm chủ yếu quyết định bởi độ chênh lệch về trọng lượng giữa chất rắn và
chất lỏng.
Mặt khác, quá trình lắng của các hạt lơ lửng này còn quyết định bởi độ nhớt của nước
mía, độ nhớt càng lớn thì lực ma sát với chất lỏng sinh ra khi các hạt này lắng xuống
càng lớn, làm cản trở hạt đó lắng xuống.
Trong nước mía các chất cao phân tử như chất keo, albumin có khối lượng riêng nhỏ
xấp xỉ nước mía nên ở trạng thái lơ lửng, còn chất béo, chất sáp có khối lượng riêng
nhỏ hơn nước nên chúng nổi trên bề mặt, gọi là bọt. Do đó cần phải tạo kết tủa để đạt
mục đích tách chất rắn ra khỏi dung dịch.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng trong nước mía
Theo định luật Stock, ta có phương trình vận tốc lắng:
grV
η
ρρ 1)(
9
2
21
2
−=
Trong đó, V : Vận tốc lắng của phần tử (m/s)
r : Bán kính phần tử lắng (m)
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
64
ρ1, ρ2: Khối lượng riêng phân tử lắng và chất lỏng (kg/m3)
η : Độ nhớt của môi trường (Ns/m2)
g : Gia tốc trọng trường (m/s2)
Như vậy vận tốc lắng phụ thuộc vào mức độ phân tán của hỗn hợp, kích thước phần tử
lắng và khối lượng riêng của hai pha. Khi kích thước hạt càng lớn, chênh lệch khối
lượng riêng của hai pha lớn tốc độ lắng sẽ tăng lên, ngược lại khi độ nhớt của dung
dịch lớn, tốc độ lắng giảm.
1.3.1. Khối lượng riêng của các hạt
Quá trình lắng nhanh hay chậm của các hạt lơ lửng phụ thuộc vào độ chênh lệch khối
lượng riêng của các phần tử chất lắng có trong nước mía với nước mía, do đó cần phải
lợi dụng diện tích ngoài của các chất kết tủa vô cơ như sulfit canxi, phôtphat canxi để
thu hút các chất keo nhẹ hơn cùng lắng xuống.
1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước mía đi vào bộ lắng có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lắng trong
nước mía.
Nếu khống chế nhiệt độ không tốt thường gặp các trường hợp sau:
• Nhiệt độ cao thời gian dài gây hiện tượng caramen hóa.
• Nhiệt độ cao sẽ phân hủy đường khử tạo chất màu và các acid hữu cơ.
• Quá trình đun nóng nước mía sẽ xảy ra sự thủy phân vụn mía sản sinh chất keo.
• Nhiệt độ thấp sẽ làm cho độ nhớt dung dịch cao gây cản trở quá trình lắng.
Nếu khống chế nhiệt độ tốt sẽ có tác dụng:
• Loại được không khí trong nước mía, giảm bớt sự tạo bọt.
• Tăng tốc độ các phản ứng hóa học, kết tủa các chất không đường.
• Nhiệt độ tăng làm tỷ trọng của nước mía giảm, chất keo ngưng tụ tăng tốc độ lắng
của chất kết tủa.
1.3.3. pH
Trị số pH của nước mía trung hòa đưa về bồn lắng cần phải khống chế đều đều và ổn
định. Nếu pH quá cao lượng đường hoàn nguyên bị phá hủy, hình thành lại một số chất
keo. Đồng thời chất kết tủa CaSO4 gây nên tác dụng thủy hóa làm thể tích tăng, giảm
khối lượng hạt ảnh hưởng đến quá trình lắng.
Nếu pH quá thấp kết tủa không hoàn toàn, hình thành hợp chất Ca(HSO3)2 có tính tan
ảnh hưởng đến tốc độ lắng, đồng thời làm đường saccharose bị chuyển hóa.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
65
pH làm ngưng tụ chất keo:
Chất keo trong nước mía chia làm hai loại: keo thuận nghịch và keo không thuận
nghịch; keo ưa nước và keo không ưa nước. Nhưng phần lớn keo trong nước mía đều
có tính chất ưa nước và mức độ ưa nước của chúng cũng khác nhau. Keo ưa nước
nhiều như protein, pentosan, pectin. Keo ưa nước ít như sắc tố, chất béo, sáp mía.
Để ngưng kết chất keo, thường cho vào nước mía những chất điện li để thay đổi pH
của môi trường. Dưới điều kiện pH nhất định, keo hấp thụ chất điện li và dẫn đến trạng
thái trung hòa điện. Lúc đó keo mất trạng thái ổn định và ngưng kết. Ở trị số pH làm
chất keo ngưng kết gọi là pH đẳng điện.
Các nghiên cứu cho thấy trong nước mía có hai điểm đẳng điện làm ngưng kết chất
keo: pH dưới 7 và pH trên dưới 11. Điểm pH = 11 không gọi là điểm đẳng điện mà là
điểm ngưng kết của protein trong môi trường kiềm mạnh. Khi đó đường saccharose
trong nước mía và vôi sẽ tạo thành hợp chất có tính hấp thụ protein tạo kết tủa.
pH làm chuyển hóa đường saccharose:
Khi nước mía ở môi trường acid sẽ làm chuyển hóa đường saccharose tạo thành hỗn
hợp đường glucose và fructose gọi là đường nghịch đảo, phản ứng này gọi là phản ứng
nghịch đảo.
Tốc độ chuyển hóa phụ thuộc vào nồng độ H+. Nếu [H+] trong nước mía càng lớn thì
tốc độ chuyển hóa càng nhanh.
Tốc độ chuyển hóa saccharose còn phụ thuộc vào nồng độ đường, nhiệt độ và thời
gian.
1.4. Cách tính vận tốc của quá trình lắng trong nước mía
Giả sử xác định vận tốc của quá trình lắng theo 16 mẫu tương ứng với 4 mức nhiệt độ
(90oC, 95 oC, 100 oC, 105 oC) và pH (6.6, 6.8, 7.0, 7.2) là:
A1 (90oC; 6,6)
A2 (90oC; 6,8)
A3 (90oC; 7,0)
A4 (90oC; 7,2)
A5 (95oC; 6,6)
A6 (95oC; 6,8)
A7 (95oC; 7,0)
A8 (95oC; 7,2)
A9 (100oC; 6,6)
A10 (100oC; 6,8)
A11 (100oC; 7,0)
A12 (100oC; 7,2)
A13 (105oC; 6,6)
A14 (105oC; 6,8)
A15 (105oC; 7,0)
A16 (105oC; 7,2)
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
66
Với số lần lặp lại là 3 và số lần đo chiều cao cột lắng là 8
Gọi i là số lần lặp lại (i = 1, 2, 3)
j là số lần đo (j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8).
xij là chiều cao cột lắng lặp lại lần thứ i và đo lần thứ j (cm)
vij là vận tốc lắng ở lần lập lại thứ i và lần đo thứ j (cm/p)
vjAk là vận tốc trung bình ở lần đo thứ j cho thí nghiệm Ak (k=1, 2, 3,,16)
ình
Hình II.1: Quá trình lắng của nước mía
Giả sử ở mẫu A1
Lặp lại lần 1, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
11
11 t
XV =
Lặp lại lần 2, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
21
21 t
XV =
Lặp lại lần 3, đo lần 1 sau khoảng thời gian t1:
1
31
31 t
XV =
Suy ra:
3
1
1 11 21 31
1 1 3 3
i
i
A
V
V V VV = + +=
∑
Tương tự cho các lần đo thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ta được V2A1, V3A1, V4A1, V5A1, V6A1,
V7A1, V8A1 Ở mẫu 1.
Tương tự như trên ta tính cho các thí nghiệm còn lại.
Nước chè trong dung dịch nước mía
trước lắng
Sau thời gian t
Nước bùn
x
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
67
Chương II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1. Phương tiện thí nghiệm
Đề tài này được thực hiện nghiên cứu và thu thập số liệu tại nhà máy đường Phụng
Hiệp – Hậu Giang.
2.1.1. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
Thiết bị
• Nhiệt kế
• pH kế
• Chiết quang kế
• Tủ sấy
• Máy đo độ đục Jenway 6300
• Cân điện tử 200g, độ chính xác 0.001
• Bếp điện
Dụng cụ
• Cốc thủy tinh
• Cốc nhựa
• Bình định mức 500ml
• Bình tam giác
• Ống hút 10ml
• Kẹp
• Thùng nhựa 10lít
2.1.2. Hóa chất
• Dung dịch xanh methylen
• Dung dịch Fehling A+B
• Axit H2SO4
• Sữa vôi
• Chất trợ lắng Accofloc A130
2.2. Phương pháp thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến tốc độ lắng nước mía hỗn hợp.
2.2.1. Mục đích
Tìm khoảng nhiệt độ và pH tối ưu để quá trình lắng tốt nhất.
2.2.2. Chuẩn bị mẫu
Mẫu được lấy trên dây chuyền sản xuất đường của nhà máy, sau công đoạn trung hòa
và trước khi vào bồn lắng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
68
Hình II. 2: Sơ đồ lấy mẫu
Số mẫu khảo sát là 16
Số lần lặp lại là 3
Tổng số nghiệm thức là 48
Thể tích mỗi mẫu là 500ml
2.2.3. Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên 2 nhân tố là nhiệt độ và pH với số lần lặp lại là 3.
Hình II. 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Theo sơ đồ bố trí trên ta có 16 mẫu:
− Mẫu 1: nhiệt độ 90oC, pH=6,6
− Mẫu 2: nhiệt độ 90oC, pH=6,8
− Mẫu 3: nhiệt độ 90oC, pH=7,0
− Mẫu 4: nhiệt độ 90oC, pH=7,2
− Mẫu 5: nhiệt độ 95oC, pH=6,6
− Mẫu 6: nhiệt độ 95oC, pH=6,8
− Mẫu 7: nhiệt độ 95oC, pH=7,0
− Mẫu 8: nhiệt độ 95oC, pH=7,2
Thiết bị
lắng
Chất trợ lắng
Accofloc
Vị trí lấy mẫu
Mẫu nước mía
Lắng
Điều chỉnh
nhiệt độ
Điều
chỉnh pH
7,2
7,0
6,8
6,6
Accofloc
(3ppm)
90oC
95oC
100oC
105oC
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
69
− Mẫu 9: nhiệt độ 100oC, pH=6,6
− Mẫu 10: nhiệt độ 100oC, pH=6,8
− Mẫu 11: nhiệt độ 100oC, pH=7,0
− Mẫu 12: nhiệt độ 100oC, pH=7,2
− Mẫu 13: nhiệt độ 105oC, pH=6,6
− Mẫu 14: nhiệt độ 105oC, pH=6,8
− Mẫu 15: nhiệt độ 105oC, pH=7,0
− Mẫu 16: nhiệt độ 105oC, pH=7,2
2.2.4. Tiến hành thí nghiệm
Mẫu lấy về đem đo độ Brix và đo đường khử
- Đo độ Brix bằng chiết quang kế
- Xác định đường khử bằng phương pháp muối đồng.
Sau đó điều chỉnh pH, nhiệt độ theo yêu cầu rồi cho vào ống đong có thể tích 500ml đã
có chất trợ lắng sẵn, khuấy đều và giữ ổn định nhiệt độ của dung dịch trong tủ sấy.
Tiến hành bấm giờ khi quá trình lắng bắt đầu và sau 2 phút ta sẽ đọc đọc phần thể tích
nước chè trong phía trên ống đong và quan sát 8 khoảng thời gian: 2 phút, 4 phút, 6
phút, 8 phút, 10 phút, 12 phút, 14 phút, 16 phút. Ghi lại phần thể tích nước chè trong
của 8 lần quan sát sau đó ta lấy thước đo khoảng cách dung dịch lắng xuống của 8 lần
quan sát đó.
Sau khi lắng hoàn toàn lấy phần thể tích nước trong đem để nguội rồi đo độ Brix, đo
đường khử và đo độ đục của nước chè trong. So sánh hàm lượng đường khử của nước
mía trước khi lắng và sau khi lắng đồng thời so sánh độ đục của nước chè trong với
từng mẫu.
Thí nghiệm sẽ lặp lại tương tự với các mẫu khác.
2.2.5. Kết quả thu nhận
− Chiều cao cột nước chè trong, từ đó tính ra vận tốc của quá trình lắng.
− Hàm lượng đường khử của nước mía trước và sau khi lắng
− Độ đục của nước chè trong.
Từ đó rút ra được khoảng nhiệt độ và pH lắng tối ưu
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
70
Chương III: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
Bảng II. 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
pH Nhiệt độ
pH=6.6 pH=6.8 pH=7 pH=7.2
Kết quả TB
90 3.5 3.7 3.0 3.7 3,65
a
95 4.8 3.3 3.0 2.9 3,55
a
100 4.4 3.8 4.0 3.9 4,15
ab
105 4.7 4.5 4.4 5.4 5,22
b
Kết quả TB 4,5333a 4,0167a 3.8417a 5,22b
Đồ thị 1: Sự phụ thuộc của độ đục nước chè trong vào nhiệt độ và pH nước mía
Từ đồ thị trên cho thấy ở nhiệt độ 90 – 950C và pH 7,0 – 7,2 thì độ đục của nước chè
trong thấp nhất nghĩa là nước chè trong càng trong thuận lợi cho các quá trình sau.
Ở nhiệt độ 95-1050C và pH=6,6 có độ đục tương đối cao là do: ở pH này không gần
với điểm đẳng điện của chất keo nên quá trình lắng không được tốt, còn nhiều chất lơ
lửng nên có độ màu cao.
Ở pH = 7.2 và nhiệt độ 1050C có độ đục cao do ở môi trường kiềm và nhiệt độ cao,
đường bị phân hủy thành các hợp chất màu theo chuỗi phản ứng:
Saccharose → Izosacaran → Caramelan → Caramelen → Caramelin →Humin
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
90 95 100 105 nhiệt độ (oC)
độ
đụ
c
(oI
U
)
pH=6.6
pH=6.8
pH=7
pH=7.2
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
71
3.2. Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ ứng với thời gian khác nhau
Bảng II. 2: Kết quả trung bình vận tốc lắng của nước mía
Nhiệt độ(0C) 2
phút
4
phút
6
phút
8
phút
10
phút
12
phút
14
phút
16
phút
90 8,06 4,42 3,09 2,38 1,93 1,63 1,42 1,24
95 7,98 4,41 3,07 2,37 1,93 1,62 1,40 1,24
100 8,65 4,63 3,21 2,45 1,98 1,67 1,44 1,26
pH=6,6
105 8,71 4,70 3,28 2,51 2,03 1,70 1,47 1,29
90 8,06 4,47 3,09 2,39 1,95 1,65 1,44 1,26
95 7,84 4,33 3,02 2,34 1,90 1,61 1,40 1,23
100 8,71 5,07 3,23 2,48 2,01 1,68 1,44 1,27
pH=6,8
105 9,04 4,87 3,35 2,56 2,07 1,74 1,50 1,31
90 8,12 4,47 3,12 2,39 1,94 1,63 1,41 1,24
95 7,92 4,31 3,01 2,32 1,89 1,60 1,39 1,22
100 8,68 4,69 3,22 2,47 1,99 1,68 1,46 1,28
pH=7,0
105 9,04 4,84 3,32 2,54 2,05 1,72 1,49 1,31
90 7,98 4,54 3,17 2,44 1,99 1,68 1,45 1,28
95 7,53 4,21 2,98 2,30 1,88 1,60 1,38 1,22
100 8,62 4,62 3,18 2,44 1,98 1,66 1,44 1,26
pH=7,2
105 8,85 4,76 3,29 2,51 2,02 1,70 1,47 1,29
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
72
Đồ thị 2: Sự thay đổi vận tốc lắng theo pH và nhiệt độ ứng với thời gian lắng.
Từ bảng số liệu và đồ thị trên cho thấy ở giai đoạn đầu tốc độ lắng rất nhanh sau một
thời gian khoảng 6 phút thì tốc độ lắng rất chậm.
Trong khoảng thời gian đầu dung dịch còn ở dạng huyền phù, thể tích khoảng không
còn lớn nên khi các phân tử chất trợ lắng ngưng kết các phần tử chất lắng thì dễ dàng
lắng xuống mà không bị cản trở. Sau khoảng thời gian đó do sự chuyển động đối lưu:
Nước mía sẽ di chuyển đi lên, còn các hạt rắn lắng dần xuống phía đáy, đồng thời các
hạt chất lắng càng liên kết chặt chẽ hơn tạo bùn chắc hơn vì vậy phía đáy thiết bị sẽ bị
bùn kết lắng chiếm không gian nhiều hơn vì vậy mà gây cản trở sự chuyển động của
các hạt cặn làm cho tốc độ lắng giảm dần.
Ở cùng một thời điểm thì pH= 6,8 ÷ 7,0 và nhiệt độ từ 100 ÷ 105oC có tốc độ lắng
nhanh. Do ở khoảng pH này gần với điểm đẳng điện của chất keo làm cho chất keo kết
tủa và lắng xuống đồng thời ở nhiệt độ khoảng này thì độ nhớt của dung dịch giảm
mạnh giúp cho các chất lắng xuống tốt hơn.
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
9.00
10.00
2 4 6 8 10 12 14 16 thời gian (phút)
v
ận
tố
c(c
m
/p
)
pH=6.6,T=90
pH=6.6,T=95
pH=6.6,T=100
pH=6.6,T=105
pH=6.8,T=90
pH=6.8,T=95
pH=6.8,T=100
pH=6.8,T=105
pH=7.0,T=90
pH=7.0,T=95
pH=7.0,T=100
pH=7.0,T=105
pH=7.2,T=90
pH=7.2,T=95
pH=7.2,T=100
pH=7.2,T=105
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
73
Bảng II. 3: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào nhiệt độ
Nhiệt độ (0C) Vận tốc (cm/phút)
90 2,9783a
95 3,1332b
100 3,1975b
105 3,3497c
Bảng thống kê trên cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về vận tốc lắng giữa các điểm
nhiệt độ như: 90 – 95, 90 – 100, 90 – 105, 95 – 105, 100 – 105 và không có sự khác
biệt ý nghĩa giữa 95 – 100. Vận tốc lắng trung bình của nước mía cao nhất ở nhiệt độ
105 oC. Đồng thời vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH = 6.8 cao hơn vận tốc
lắng của các điểm pH còn lại tuy nhiên không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng II. 4: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào pH
pH Vận tốc (cm/phút)
6,6 3,1669a
6,8 3,1826a
7,0 3,1773a
7,2 3,1320a
Bảng kết quả trên cho thấy vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH=6,8 cao nhất và
vận tốc lắng trung bình của nước mía ở pH=7,2 nhỏ nhất. Tuy nhiên không có sự khác
biệt nghĩa về mặt thống kê.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
74
Bảng II. 5: Sự phụ thuộc của vận tốc lắng vào thời gian
Thời gian (phút) Vận tốc (cm/phút)
2 8,5954h
4 4,6623g
6 3,2077f
8 2,4573e
10 1,9944d
12 1,6800c
14 1,4517b
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
75
3.3. Sự biến đổi hàm lượng đường khử theo nhiệt độ và pH của quá trình lắng
Bảng II. 6: Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hàm lượng đường khử trong nước mía
pH, nhiệt độ (0C) RS% NMTH RS% NCT
pH= 6.6, T=90oC 0.48a 0.49a
pH= 6.6, T=95oC 0.54a 0.55a
pH=6.6, T=100oC 0.54a 0.56a
pH=6.6, T=105oC 0.50a 0.51a
pH=6.8, T=90oC 0.51a 0.52a
pH=6.8, T=95oC 0.50a 0.53a
pH=6.8, T=100oC 0.50a 0.52a
pH=6.8, T=105oC 0.46a 0.48a
pH=7.0, T=90oC 0.48a 0.50a
pH=7.0, T=95oC 0.53a 0.54a
pH= 7.0, T=100oC 0.54a 0.54a
pH=7.0, T=105oC 0.53a 0.54a
pH=7.2, T=90oC 0.53a 0.53a
pH=7.2, T=95oC 0.55a 0.54a
pH=7.2, T=100oC 0.56a 0.55a
pH=7.2, T=105oC 0.58a 0.57a
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
76
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
90 95 100 105 nhiệt độ
R
S%
RS%NMTH,pH=6.6
RS%NCT,pH=6.6
RS%NMTH,pH=6.8
RS%NCT,pH=6.8
RS%NMTH,pH=7.0
RS%NCT,pH=7.0
RS%NMTH,pH=7.2
RS%NCT,pH=7.2
Đồ thị 3: Biểu thị sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử
Từ đồ thị trên cho thấy ở môi trường acid thì hàm lượng đường khử sau khi lắng tăng
là do: Trong môi trường acid và nhiệt độ cao thì đường saccharose sẽ bị chuyển hóa
thành đường glucose và fructose hay còn gọi là đường khử nhiều hơn lượng đường
khử bị phân hủy đi do nhiệt độ.
Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao thì hàm lượng đường khử sau khi lắng giảm
hơn so với trước khi lắng là do: Ở môi trường kiềm và nhiệt độ cao thì đường khử bị
phân hủy mạnh tạo thành một số hợp chất keo kết hợp với CaSO3 lắng xuống làm cho
hàm lượng đường khử sau khi lắng giảm.
Để hạn chế sự thất thoát đường ta nên thực hiện quá trình lắng trong điều kiện pH
khoảng 6,8 – 7,0 và nhiệt độ khoảng 95 – 100 0C trong thời gian ngắn.
(0C)
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
77
Chương IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Lắng là một quá trình rất phức tạp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là nhiệt độ
và pH nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lắng về mặt chất lượng thành phẩm, hiệu
suất thu hồi đường
Qua kết quả khảo sát rút ra được kết luận như sau: Có thể thực hiện quá trình lắng có
bổ sung chất trợ lắng Accofloc A130 với nồng độ 3ppm nhằm rút ngắn thời gian lắng
hạn chế sự phân hủy đường.và thực hiện ở điều kiện nhiệt độ khoảng 95 – 100oC và
pH = 6,8 – 7,0 là tương đối tốt, có thể hạn chế được sự chuyển hóa đường, sự phân
hủy đường khử đồng thời có thể giảm được độ màu và có tốc độ lắng tương đối.
4.2. Kiến nghị
Qua khóa thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đường Phụng Hiệp thì em có các kiến nghị
sau:
- Nên xây dựng khu chứa bã mía cách li với phân xưởng để hạn chế bụi trong môi
trường làm việc và giảm một lượng tạp chất cho sản phẩm
- Nên khảo sát và tính toán lưu lượng nước chè trong sau khi ra khỏi thiết bị lắng để
có thể tính được lượng đường Saccharose bị tổn thất từ giai đoạn trung hòa đến sau
lắng.
- Cần kiểm tra nước ngưng thường xuyên để tránh hiện tượng nước ngưng đưa về lò
hơi bị nhiểm đường làm ăn mòn thiết bị.
- Cần kiểm soát quá trình thay đổi pH từ gia vôi chính đến trung hòa để đảm bão các
chất đã kết tủa không bị hòa tan trở lại khi xông SO2.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Vinh (1998), Phân Tích và Quản Lý Hóa Học Mía – Đường, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Lê Văn Lai (1996), Làm sạch nước mía bằng phương pháp sulfite hóa, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.
Huỳnh Thị Phương Loan và Đoàn Anh Dũng (2008), Giáo trinh Công Nghệ Sản Xuất Đường, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Ngộ (1984), Công Nghệ Sản Xuất Đường Mía, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà
Nội.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
x
PHỤ LỤC A
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG KHỬ:
Nguồn: Phân tích và quản lý mía đường - Bùi Quang Vinh
Dùng ống hút định mức hút định lượng (pipet) hút 10 ml dung dịch Fehling A + B cho
vào bình tam giác 250 ml.
Cho thêm từ 20 ml nước cất, rồi lắc đều đặt bình tam giác lên bếp đun sôi trong 2 phút,
vừa đun sôi vừa nhỏ giọt cho nước mía từ từ chảy xuống bình tam giác cho đến khi
dung dịch đổi sang màu đỏ gạch, để kiểm chứng phản ứng đã hoàn toàn chưa, ta cho
ngay vào 1 giọt Blue methylene mà vẫn giữ màu đỏ gạch là được.
Hàm lượng đường khử được tính:
dV
FRS
×
××
=
10005.0%
Trong đó F: Hệ số đương lượng hiệu chỉnh của dung dịch Fehling (ml) F = 1.09
V: Thể tích nước mía nhỏ giọt hết (ml)
d: Tỷ trọng nước mía suy ra từ giá trị đo độ Brix của mẫu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xi
PHỤ LỤC B
KẾT QUẢ THỐNG KÊ:
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến độ đục nước chè trong
Analysis of Variance for doducnct - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 20.97 3 6.99 2.84 0.0498
B:ph 3.12167 3 1.04056 0.42 0.7381
RESIDUAL 101.065 41 2.465
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 125.157 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for doducnct by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
95 12 3.55 X
90 12 3.65 X
100 12 4.15 XX
105 12 5.21667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 0.1 1.29445
90 - 100 -0.5 1.29445
90 - 105 *-1.56667 1.29445
95 - 100 -0.6 1.29445
95 - 105 *-1.66667 1.29445
100 - 105 -1.06667 1.29445
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for doducnct by ph
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
ph Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7 12 3.84167 X
6.8 12 4.01667 X
7.2 12 4.175 X
6.6 12 4.53333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.516667 1.29445
6.6 - 7 0.691667 1.29445
6.6 - 7.2 0.358333 1.29445
6.8 - 7 0.175 1.29445
6.8 - 7.2 -0.158333 1.29445
7 - 7.2 -0.333333 1.29445
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xii
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử nước mía trung hòa.
Analysis of Variance for RS%nmth - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 0.0213063 3 0.00710208 0.95 0.4265
B:pH 0.0141063 3 0.00470208 0.63 0.6014
RESIDUAL 0.307235 41 0.00749355
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 0.342648 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nmth by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 12 0.509167 X
105 12 0.515833 X
95 12 0.535833 X
100 12 0.563333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 -0.0266667 0.071371
90 - 100 -0.0541667 0.071371
90 - 105 -0.00666667 0.071371
95 - 100 -0.0275 0.071371
95 - 105 0.02 0.071371
100 - 105 0.0475 0.071371
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nmth by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6.8 12 0.509167 X
6.6 12 0.523333 X
7 12 0.535833 X
7.2 12 0.555833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.0141667 0.071371
6.6 - 7 -0.0125 0.071371
6.6 - 7.2 -0.0325 0.071371
6.8 - 7 -0.0266667 0.071371
6.8 - 7.2 -0.0466667 0.071371
7 - 7.2 -0.02 0.071371
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xiii
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự phân hủy đường khử nước chè trong
Analysis of Variance for RS%nct - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 0.0348 3 0.0116 1.25 0.3051
B:pH 0.0129167 3 0.00430556 0.46 0.7097
RESIDUAL 0.38135 41 0.00930122
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 0.429067 47
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nct by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 12 0.508333 X
105 12 0.531667 X
95 12 0.551667 X
100 12 0.581667 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 -0.0433333 0.0795148
90 - 100 -0.0733333 0.0795148
90 - 105 -0.0233333 0.0795148
95 - 100 -0.03 0.0795148
95 - 105 0.02 0.0795148
100 - 105 0.05 0.0795148
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for RS%nct by pH
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6.8 12 0.521667 X
6.6 12 0.535833 X
7 12 0.55 X
7.2 12 0.565833 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 0.0141667 0.0795148
6.6 - 7 -0.0141667 0.0795148
6.6 - 7.2 -0.03 0.0795148
6.8 - 7 -0.0283333 0.0795148
6.8 - 7.2 -0.0441667 0.0795148
7 - 7.2 -0.0158333 0.0795148
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xiv
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và pH, thời gian đến vận tốc lắng của nước mía
Analysis of Variance for vantoc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhietdo 6.81784 3 2.27261 19.80 0.0000
B:ph 0.149231 3 0.0497437 0.43 0.7293
C:thoigian 2032.36 7 290.337 2529.22 0.0000
RESIDUAL 42.4735 370 0.114793
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 2081.8 383
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for vantoc by nhietdo
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhietdo Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
90 96 2.97833 X
95 96 3.13323 X
100 96 3.1975 X
105 96 3.34969 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
90 - 95 *-0.154896 0.0961634
90 - 100 *-0.219167 0.0961634
90 - 105 *-0.371354 0.0961634
95 - 100 -0.0642708 0.0961634
95 - 105 *-0.216458 0.0961634
100 - 105 *-0.152188 0.0961634
--------------------------------------------------------------------------------
Multiple Range Tests for vantoc by ph
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
ph Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7.2 96 3.13198 X
6.6 96 3.16688 X
7 96 3.17729 X
6.8 96 3.1826 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
6.6 - 6.8 -0.0157292 0.0961634
6.6 - 7 -0.0104167 0.0961634
6.6 - 7.2 0.0348958 0.0961634
6.8 - 7 0.0053125 0.0961634
6.8 - 7.2 0.050625 0.0961634
7 - 7.2 0.0453125 0.0961634
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 29 năm 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
xv
Multiple Range Tests for vantoc by thoigian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
thoigian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
16 48 1.26875 X
14 48 1.45167 X
12 48 1.68 X
10 48 1.99438 X
8 48 2.45729 X
6 48 3.20771 X
4 48 4.66229 X
2 48 8.59542 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
2 - 4 *3.93312 0.135996
2 - 6 *5.38771 0.135996
2 - 8 *6.13812 0.135996
2 - 10 *6.60104 0.135996
2 - 12 *6.91542 0.135996
2 - 14 *7.14375 0.135996
2 - 16 *7.32667 0.135996
4 - 6 *1.45458 0.135996
4 - 8 *2.205 0.135996
4 - 10 *2.66792 0.135996
4 - 12 *2.98229 0.135996
4 - 14 *3.21062 0.135996
4 - 16 *3.39354 0.135996
6 - 8 *0.750417 0.135996
6 - 10 *1.21333 0.135996
6 - 12 *1.52771 0.135996
6 - 14 *1.75604 0.135996
6 - 16 *1.93896 0.135996
8 - 10 *0.462917 0.135996
8 - 12 *0.777292 0.135996
8 - 14 *1.00562 0.135996
8 - 16 *1.18854 0.135996
10 - 12 *0.314375 0.135996
10 - 14 *0.542708 0.135996
10 - 16 *0.725625 0.135996
12 - 14 *0.228333 0.135996
12 - 16 *0.41125 0.135996
14 - 16 *0.182917 0.135996
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0194.pdf