Cần quan tâm hơn tới các công tác thuộc chức năng của Ban, nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao; chủ động cung cấp các thông tin về kinh tế quốc tế cho Lãnh đạo.
Hoàn thành tốt đề tài cấp Bộ năm 2003. Đây là một đề tài tổng hợp, đòi hỏi có những số liệu, dữ liệu thực tế Ban sẽ bố trí thời gian và đề cương đi khảo sát nhằm nâng cao tính thực tiễn của đề tài.
Mỗi cán bộ cố gắng sự trau dồi kiến thức, tăng cường nghiên cứu đáp ứng những đòi hỏi của thời kì phát triển mới của đất nước.
Có các chương trình nghiên cứu dài hạn các vấn đề kinh tế quốc tế.
Tập trung cho khai thác Internet, phân tích sâu hơn các thông tin phục vụ Viện và Bộ, VPTW; tổ chức hệ thống tư liệu của Ban.
Khuyến khích các thành viên trong Ban khai thác công việc tăng thu nhập, nhất là những công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban.
Đề nghị Viện hỗ trợ thêm cho Ban về kinh phí khai thác Internet và một đầu dây chuyên, đảm bảo tìm kiếm và cung cấp nhanh các thông tin về kinh tế quốc tế hơn cho lãnh đạo các cấp và cán bộ nghiên cứu của Viện.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ban Dự báo, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thực tập cần thiết cho sinh viên như một cầu nói giữa lý luận và thực tiễn, giúp sinh viên làm quen với thực tế, vận dụng kiến thức lý luận của nhà trường vào việc phân tích lý giải và xử lý các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố nâng cao kiến thức đã được trang bị.
Sau 5 tuần thực tập tại Ban Dự báo, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Ban, tôi đã tìm hiểu rõ về quá trình hình thành, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình đang thực tập và xin được trình bày trong bản Báo cáo Tổng hợp này
Bố cục Báo cáo tổng hợp được chia làm 3 phần như sau:
Phần I : Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư
Phần II : Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển
Phần III : Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Dự báo
Phần I
quá trình hình thành, chức năng, Nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của bộ kế hoạch và đầu tư
I . Quá trình hình thành bộ kế hoạch và đầu tư
- Do yêu cầu phát triển của đất nước, ngày 8/10/1955 Chính phủ thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia để thực hiện từng bước nhiệm vụ lập kế hoạch khôi phục và phát triển kinnh tế – văn hoá cho cả nước, tiiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch Nhà nước. Từ đó, hệ thống Kế hoạch từ Trung Ương đến địa phương được thành lập, bao gồm:
Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia
Các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương
Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện trong Uỷ ban Hành chính khu, tỉnh, huyện
- Ngày 16/10/1961 hội đồng Chính phủ ra nghị định 158-CP đổi tên Uỷ ban Kế hoạch quốc gia thành Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (UBKHNN). Đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy này. Theo nghị định này, UBKHNN là cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chích sách của Đảng và nhà nước. UBKHNN còn có trách nhiệm quản lí công tác xây dựng cơ bản theo đúng đường lối chính sách kế hoạch của Nhà nước
- Ngày 25/3/1974 Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của UBKHNN bằng nghị định 49-CP, bao gồm các chức năng chủ yếu
Thực hiện kế hoạch hoá nề kinh tế quốc dân.
Tham mưu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước phát triển nền kinh tế quốc dân theo đúng kế hoạch.
Nghiên cứu và dự đoán sự phát triển nền kinh tế thế giới và Việt nam.
Tổng hợp cân đối, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội dài hạn cho 10-15 năm.
Nghiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hoá
- Ngày 5/10/1990, chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đẵ khẳng định vị trí của cơ quan Kế hoạch nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần
- Ngày 27/10/1992, Chính phủ quyết định đưa Viện Quản lý kinh tế TW về UBKHNN
- Ngày 12/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 86-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBKHNN.
- Ngày 21/10/1995, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ VIII của Quốc hội khoá IX sát nhập UBKHNN và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Ngày 06/6/2003 Chính phủ ban hành nghị định số 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
II. Chức năng và nhiệm vụ
1. Chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nứơc; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của Pháp luật
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm Pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ
2) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân , trong đố có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ.
Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạc, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩng vực thuộc phạm vi quản lí của Bộ.
5) Về quy hoạch, kế hoạch :
a) Trình chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dã được quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nnhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được chính phủ giao.
b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của chính phủ.
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với nền kinh tế quốc dân : cân đối tích luỹ và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước kế hoạch.
6) Về đầu tư trong nước và ngoài nước
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng Nhà nước, tổn mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách TW trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ Nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
e) Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, kiểm tra và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc củaThủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
7) Về quản lý ODA:
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chúc vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA.
c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các nhà tài trợ.
d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuổn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngan sách Nhà nước cấp phát hoạc cho vay lại, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
) Theo dõi hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA.
f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề đó liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
8) Về quản lý đấu thầu:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu được Chính phủ phê duyệt.
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý thông tin về đấu thầu.
9) Về quản lý Nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước.
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt.
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10) Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước.
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước và tình hình phát triển doanh nhiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của hội đồng khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c) Thống nhất quản lý Nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu nhập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
12) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
13) Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định Pháp luật; quản lý và chỉ đạo hạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
14) Quản lý Nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
15) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ.
16) Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêuvà nội dung, chương trình cải cách hành chính Nhà nước dẫ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
17) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, lỉ luật đói với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
1. Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân;
2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ;
3. Vụ Tài chính tiền tệ;
4. Vụ Kinh tế công nghiệp;
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp;
6. Vụ Thương mại và dịch vụ;
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị;
8. Vụ Quản lý công nghiệp và khu chế xuất;
9. Vụ Thảm định và giám sát đầu tư;
10. Vụ Quản lý đấu thầu;
11. Vụ Kinh tế đối ngoại;
12. Vụ Quốc phòng – An ninh
13. Vụ Pháp chế
14. Vụ tổ chức cán bộ
15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường
16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội
17. Cục Đầu tư nước ngoài
18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
19. Thanh tra
20. Văn phòng
Vụ Kinh tế đối ngoại, vụ tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định sau khi thống nhất với bộ trưởng Bộ Nội vụ
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ
1. Viện Chiến lược phát triển
2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
3. Trung tâm thông tin kinh tế – xã hội quốc gia
4. Trung tâm Tin học
5. Báo Đầu tư
6. Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện Chiến lược phát triển và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Phần II
quá trình hình thành, chức năng, Nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức Viện chiến lược phát triển
I. Quá trình hình thành viện chiến lược
Viện chiến lược phát triển được thành lập dựa trên cơ sở hai vụ tiền thân của UBKHNN (nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư ): Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế.
Quá trình hình thành Viện Chiến lược phát triển :
Năm 1964
Thành lập Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn
Thành lập Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế
Hai vụ trên được thành lập theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 3 năm 1964 của hội đồng chính phủ, hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về xây dựng kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất.
Năm 1974
Tại nghị định số 49- CP ngày 15 tháng 3 năm 1974 của hội đồng chính phủ, ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của UBKHNN, thành lập viện phân vùng và Quy hoạch
Năm 1983
Thành lập Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn . Do vị trí và chức năng nhiệm vụ của Viện , bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp tổng cục, cán bộ phụ trách các ban và văn phòng Viện tương đương cấp vụ
Năm 1986
Đổi tên viện phân vùng và quy hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất
Năm 1988
Viện nghiên cứu Kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất sát nhập thành Viện kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất.
Căn cứ vào nghị định số 86-CPngày 12/8/1994 của Chính phủ, nhà nước ban hành quyết định số 116 UB/TCCB ngày 01/10/1994 đổi tên Viện kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thành viện Chiến lược phát triển, có vị trí tương đương cấp tổng cục loại I.
Ngày 13/12/2003 tại quyết định số 232/2003/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ Viện Chiến lược phát triển là viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ và chức năng của viện chiến lược phát triển.
Tại quyết định số 232/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng chính phủ đã quy định rõ Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc bộ kế hoạch và đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Viện Chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ Trưởng kế hoạch và đầu tư.
2. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước đã được phê duyệt; theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ.
3. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
4. Tổ chức triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.
5. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
6. Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
7. Thực hiện mhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
8. Tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao.
III. Cơ cấu tổ chức của viện và nhiệm vụ của các ban trong Viện
1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của viện Chiến lược phát triển
Viện Chiến lược phát triển có viện trưởng và các phó viện trưởng.
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
Đến ngày 31/12/2003 Viện có 71 cán bộ trong biên chế, 22 cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn và 20 cán bộ hợp đồng xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là 57 người , đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học của Viện Chiến lược phát triển là 34 người, trong đó có 3 Phó Giáo sư, 1 tiến sĩ khoa học, 23 tiến sĩ , 10 thạc sĩ. Các Phó Giáo sư, một số tiến sĩ của Viện Chiến lược phát triển đã và đang tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Thương mại, Trường đại học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia …
2. Nhiệm vụ của các ban, trung tâm và văn phòng viện
Ban tổng hợp:
Nghiên cứu tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học công nghệ , tài nguyên , môi trường và bản đồ, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô để phục vụ việc xử lý liên ngành, liên vùng trong các sản phẩm đầu ra của Viện.
Ban dự báo:
Tập trung nhiệm vụ dự báo các biến động kinh tế,chính trị, công nghệ, môi trường của thế giới và trong nước, ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, làm căn cứ để nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất:
Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển các ngành sản xuất. Than gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các dự án cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành sản xuất.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ:
Nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các ngành dịch vụ trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ.
Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội:
Nghiên cứu tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến giáo dục- đào tạo, văn hoá thông tin, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế xã hội.
Ban nghiên cứu phát triển vùng:
Nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và các vùng lãnh thổ. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để hướng dẫn các ngành các địa phương triển khai công tác nghiên cứu quy hoạch.
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng:
Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các ngành xây dựng, giao thông, bưu điện… Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam:
Xây dựng xử lý tổng hợp quy hoạch, thu thập xử lý thông tin về kế hoạch, quy hoạch của các tỉnh phía Nam nhằm phục vụ lãnh đạo Bộ và Viện.
Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển:
Xây dựng bộ phận đào tạo sau đại học và bộ phận tư vấn phát triển hỗ trợ các ngành và các địa phương trong công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Văn phòng viện:
Đảm bảo đủ điều kiện vật chất và tài chính chi Viện hoạt động. Thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi, quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế.
IV. Mối quan hệ của Viện chiến lược phát triển
1.Trong nước
Viện có mối quan hệ với các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các sở kế hoạch và đầu tư tỉnh và thành phố trong các lĩnh vực:
Phối hợp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.
Hướng dẫn một số sinh viên thực tập và thực tập tốt nghiệp của các trường Đại học ở Hà Nội.
2.Ngoài nước
Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiều nước và tổ chức quốc tế.
Viện chiến lược phát triển đã mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước về nghiêm cứu chiến lược và quy hoạch phát triển. Trong đó có chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDF), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc (UNCRD): nghiên cứu chính sách công nghiệp hoá, vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn, quy hoạch hành lang phát triển, đào tạo cán bộ và trao đổi kinh nghiệm về quy hoạch vùng.
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).
Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) nghiên cứu quy hoạch về năng lượng, chiến lược phát triển miền Trung Việt Nam.
Viện phát triển quốc tế thuộc trường Đại học Havớt Mỹ (HHD): nghiên cứu các vấn đề vĩ mô của Việt nam.
Cơ quan phát triển quốc tế thuộc Thuỵ Điển (SIDA): tăng cường năng lực nghiên cứu quy hoạch và quản lí vùng biển, nghiên cứu kinh tế vĩ mô.
Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA): nghiên cứu quản lí vùng của Việt nam.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA): nghiên cứu quy hoạch 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, khu đô thị mới Hoà Lạc – Xuân Mai.
Cơ quan phát triển vùng của Pháp (DATAR): nghiên cứu quy hoạch vùng.
Viện phát triển Hàn Quốc (KDI): tăng cường năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo kinh tế.
Viện nghiên cứu Nhật bản (JRI): và quỹ NIPPON Nhật Bản: nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam.
Viện phát triển nguồn nhân lực trương Đại học Tham-ma-sát Thái Lan: nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ.
Quỹ hoà bình Sasakawa (SPF) Nhật bản: nghiên cứu kinh tế thị trường và đào tạo cán bộ.
ủy ban kế hoạch Nhà nước Lào: xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào, và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Khăm Muộn. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước CHDCND Lào.
Quỹ động vật hoang dã (WWF) nghiên cứu về Môi trường.
Quỹ Hanns Seidel của CHLB Đức: nghiên cứu về cải cách kinh tế.
Dự án quy hoạch tổnh thể phát triển thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào)
Làm đầu mối triển khai trương trình của dĩên đàn Việt - Pháp giai đoạn hai theo phân công của Bộ.
Phối hợp với quỹ hoà bình Sasakawa (Nhật Bản) tổ chức hội thảo với chủ đề “Đối thoại chính sách về mô hình hoá và dự báo kinh tế giữa các nước ASEAN và Việt Nam”.
Phối hợp với trường đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) tổ chức các khoá khảo sát, nghiên cứu tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam, và tổ chức hội thảo ở Hà Nội.
Phối hợp nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm với Viện phát triển Hàn Quốc (KDI) và Viện nghiên cứu kinh tế Cu Ba.
Tiếp một số đoàn khách quốc tế tìm hiểu tình hình kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến Viện.
V. Các chương trình, đề tài nghiên cứu chủ yếu và phương hướng nhiệm vụ công tác năm tới.
1. Các chương trình, đề tài nghiên cứu chủ yếu
Từ khi thành lập đến nay,Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, chủ yếu là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hiạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong thời gian gần đây, Viện đã tổ chức triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 1991 – 2000” trình đại hội VII của Đảng
Tham gia dự thảo văn kiện Đại hội Viii của Đảng: báo cáo chính trị và báo cáo kế hoạch 5 năm; tham gia xây dựng các báo cáo chuyên đề về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công ngiệp hoá, hiện đại hoá, định hướng phát triển các lĩnh vực: công nghiệp, kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, các vùng lãnh thổ, phát triển nguồn nhân lực và xã hội…, xây dựng bộ bản đồ kinh tế – xã hội Việt Nam phục vụ Đaih hội VIII
Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ kế hoạch và đầu tư với các ngành trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 – 2010, quy hoạch các khu công nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010.
Chủ trì xây dựng Chương trình của Chính phủ thực hiện nghị quyết Đại hội IX. Chủ trì xây dựng các báo cáo, đề án phát triển các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đòng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, Đề án Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tổng kết phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm, một số đơn vị lãnh thổ đặc biệt như Phú Quốc, Côn Đảo, Vịnh Văn Phong, Vịnh Cam Ranh, vùng Tây Nguyên, khu vực tam giác ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia…
Chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000. Giúp uỷ ban Kế hoạch nhà nước CHDCND Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muộn, Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước Lào đến năm 2020, và xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào đến năm 2010.
Năm 2003, năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX, Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành nhiệm vụ trên giao cả về chất lượng và thời gian; đội ngũ cán bộ trưởng thành cả về mặt số lượng và trình độ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch; đã tham mưu cho Bộ đổi mới về công tác lập và quản lý Nhà nước về quy hoạch ; đã có đóng góp cho Đảng và Nhà nước, chất lượng các sản phẩm được nâng cao.
Năm 2003, Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành các dự án và đề án sau đây:
Xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về công tác quy hoạch.
Báo cáo Tổng kết ba vùng kinh tế trọng điểm.
Rà soát quy hoạch ba vùng kinh tê trọng điểm để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại; các báo cáo đã trình Thủ tướng Chính phủ.
Đề án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Vịnh Văn Phong.
Đề án quy hoạch phát triển tổng thể khu vực vịnh Vam Ranh.
Xây dựng đề án phát triển khu kinh tế mở Văn Phong (tỉnh Khánh Hoà).
Xây dựng báo cáo đề án phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSH thời kỳ đến năm 2010.
Xây dựng báo cáo đề án phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2010.
Xây dựng báo cáo đề án phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam bộ thời kỳ đến năm 2010.
Chủ trì thực hiện dự án quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội khu vực tam giác biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Xây dựng đề án cơ chế phối và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức bộ máy của tổ chức phối hợp trong các vùng kinh tế trọng điểm.
Xây dựng báo cáo về chênh lệch về các vùng, báo cáo đánh giá cơ chế phát triển vùng phục vụ tổng kết hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Viện đã triển khai giúp tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên về xây dựng các phương hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tham gia nghiên cứu, phản biện, góp ý kiến nhiều đề án, văn bản cuẩ các bộ ngành theo yêu cầu của Bộ.
Về thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của Viện năm 2003:
Nghiên cứu khoa học thực sự có đổi mới, bước đầu nâng cao chất lượng nghiên cứu ký luận, phương pháp luận; xây dựng công cụ nghiên cứu đã có kết quả. Khởi động hướng nghiên cứu mới, xây dựng hệ thống các khái niệm thuật ngữ về chuyên ngành phục vụ chỉ đạo nhà nước về thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của Viện năm 2003:
Nghiên cứu khoa học thực sự có đổi mới, bước đầu nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, phương pháp luận; xây dựng công cụ nghiên cứu đã có kết quả. Khởi động hướng nghiên cứu mới, xây dựng hệ thống các khái niệm thuật ngữ về chuyên ngành phục vụ chỉ đạo nhà nước về quy hoạch .
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn Bộ đã cho phép Viện thực hiện một số đề án phục vụ công tác chuyên môn: Dự án điều chỉnh phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Vịêt Nam đến năm 2010
Đề án Nghiên cứu tổng kết và xây dựng phương án đổi mới quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch .
Đề án xây dựng kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, các đề án này đã hoàn thành nội dung theo tiến độ đã đăng ký và có đóng góp quan trọng.
Đã hoàn thành cơ bản hệ thống đề tài năm 2003; hoàn thành tốt nghiệm thu 7 đề tài năm 2002; triển khai đăng ký kịp thời 8 đề tài cho năm 2004
Thực hiện có kết quả hai đề tài trong chưong trình NCKH cấp Nhà nước:
Đề tài KC.09-11 về “Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” trong Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Biển (KC.09).
Đề tài nghiên cứu khoa học KC.08-23 về “ Nghiên cứu giải pháp tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trưòng Tây Nguyên trong tình hình mới”.
Công tác nghiên cứu bản đồ đã cập nhật và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng bản đồ ohục vụ kịp thời các yêu cầu của Bộ và Viện: cập nhật bổ sung tư liệu bản đồ toàn quốc trên máy vi tính, xây dựng bản đồ theo yêu cầu của Viện: bản đồ Phú Quốc, Côn Đảo, Văn Phong, Cam Ranh, Lai Châu, Miền Trung, hiện trạng và dự báo các khu công nghiệp, bản đồ quy hoạch vùng công nghiệp, bản đồ Quảng Ninh, bản đồ chiến lược biển, bản đồ vùng tam giác biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia, một số bản đồ quy hoạch huyện.
Phối hợp với một số Viện nghiên cứu của các Bộ ngành tham gia các chuyên đề nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
2. Phương hướng nhiệm vụ công tác năm tới
Phương hướng tổng quát:
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng và các Nghị quyết HNTW khoá IX theo lãnh đạo và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, tiến tới chủ động chuẩn bị văn kiện Đại hội làn thứ X của Đảng.
Tiếp tục củng cố tổ chức, tăng cường năng lực công tác đảm bảo chất lượng các sản phẩm của Viện
Mở thêm các hoạt động bổ trợ: đào tạo, tư vấn phát triển, hợp tác với các cơ quan khác một cách có hiệu quả.
Nhiệm vụ trọng tâm.
Thực hiện giai đoạn I hai đề án Bộ giao
- Đề án: “Phân tích, dự báo lợi thế so sánh, các hạn chế, thách thức và lựa chon chiến lược phát triển hiệu quả, bền vững của Việt Nam”, (thực hiện trong giai đoạn hai năm 2004 - 2005).
- Dự án: “Điều tra, phân tích và đánh giá tổng hợp lực lượng cốt yếu của nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH”, (thực hiện trong hai năm 2004, 2005).
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác khoa học theo định hướng tổng quát là tập tring nghiên cứu lý luận và phương pháp luận, xây dựng mô hình nghiên cứu và triển khsi nghiên cứu các vấn đề quan trọng về chiến lược và quy hoạch.
Nghiên cứu lí luận, phương pháp luận và xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên ngành
Thực hiện các đề tài NCKH năm 2004
Kiện toàn Hội đồng khoa học của Viện
Tổ chức nghiệm thu các đề tài năm 2003 và đăng ký các đề tài NCKH năm 2005.
Tổ chức các hội thảo khoa học
Hoàn thành Đề án Chiến lược kinh tế biển và các đề án vùng
Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch cho đội ngũ cán bộ của Viện
Củng cố tổ chức và tăng cường cán bộ, xây dựng quy chế hoạt động của Viện; xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu chiến lược , quy hoạch
Triển khai công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch: Đào tạo sau Đại học theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quy hoạch cho cán bọ các ngành và các địa phương.
Thực hiện chức năng tư vấn phát triển cho các ngành và địa phương
Tổ chức Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Chiến lược phát triển (Trong đó có tổ chức Hội thảo, và xuất bản ấn phẩm kỷ niệm 40 năm thành lập Viện; làm thủ tục để Nhà nước tặng Huân chương Độc Lập Hạng Ba).
VI. Một số khó khăn của viện hiện nay và các phương hướng khắc phục
Một số khó khăn:
Hoạt động của Viện chủ yếu là các hoạt động nghiên cứu đề ra các biện pháp giải quyết cho một vấn đề hay đưa ra một định hướng cho một đơn vị nào đó trong hoạt động sắp tới. Do vậy Viện rất cần các nguồn thông tin một cách dồi dào, chính xác và cập nhật thế nhưng đây lại là một điểm yếu.
Công tác triển khai còn thiếu kế hoạch và phối hợp chưa được tốt.
Một số công việc còn chậm hơn so với nhu cầu.
Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện còn hạn chế và đội ngũ cán bộ khoa học của Viện là chưa nhiều.
Phương hưóng khắc phục:
Trang bị một hệ thống thông tin và cập nhật thông tin từ nhiều nguồn chứ không nên chờ đợi vào một nguồn.
Tạo ra sự gắn kết giữa các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp và các trường đại học đồng thời mở rộng liên kết với các tổ chức nghiên cứu trên trế giới để có thể trao đổi kinh nghiệm và thông tin.
Phấn đấu đạt tỷ lệ khoảng 30% cán bộ khoa học của Viện có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; có đội ngũ chuyên gia khoa học đầu đàn và hầu hết cán bộ khoa học biết và sử dụng được tiếng Anh trong công việc.Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch. Tiến hành đào tạo lại để bổ sung kiến thức, cập nhật kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quy hoạch trong bối cảnh mới.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện về cơ sở làm việc, thư viện,và phương tiện làm việc.
Phần III
quá trình hình thành, chức năng, Nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức Ban dự báo
1. Lịch sử hình thành
Được hình thành theo QĐ232/2003/QĐ- TTG ngày 13/12/2003 trên cơ sở hai Ban:
Ban Kinh tế Thế giới và Ban Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô cũ
2. Chức năng, nhiệm vụ
1. Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường,liên kết quốc tế của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
2. Phân tích tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế – xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch.
3. Dự báo khẳ năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam
4. Tham gia nghiên cứu xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề liên quan
5. Nghiên cứu lí luận, phương pháp luận, phương pháp dự báo
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức
1. Ban lãnh đạo
- Trưởng ban: Phụ trách, chỉ đạo chung và chuyên trách về vấn đề lí luận, phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu
- Phó Trưởng ban: Chịu trách ngiệm chỉ đạo về phân tích tổng hợp các dự báo về kinh tế, công nghệ, môi trường và liên kết quốc tế của thế giới phục vụ nghiên cứu của chiến lược, quy hoạch và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam; xử lí tổng hợp để hình thành kết quả chung của nhóm.
Phó Trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu và dự báo các biến độnh kinh tế – xã hội trong nước, các khả năng tăng trưởng kinh tế; xử lí tổng hợp để hình thành kết quả chung.
2. Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ, môi trường của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch:
+ Nghiên cứu các vấn dề liên kết quốc tế.
+ Nghiên cứu vấn đề thương mại thế giới và các công ty xuyên quốc gia;
+ Nghiên cứu về các luồng vốn quốc tế;
+ Nghiên cứu về tiến bộ khoa học công nghệ và môi trường
Đồng thời bố trí từng cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về tác động của một nền kinh tế lớn đối với Việt nam (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ, Nga, EU.)
3. Nhóm phân tích tổng hợp và dự báo các biến động trong nước phục vự nghiên cứu chiến lược quy hoạch:
+ Nghiên cứu về tác động của các chính sách kinh tế dối với chiến lược và quy hoạch.
+ Nghiên cứu về tác động của các yếu tố cộng đồng dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội
+ Nghiên cứu về tác động của sự chênh lệch phát triển giữa các vùng lãnh thổ đối với vấn đề tăng trưởng và ổn định kinh tế – xã hội
4. Nhóm dự báo khả năng hội nhập quốc tế và xây dựng hệ thống thông tin quốc tế
+ Dự báo khả năng bién động của nền kinh tế.
+ Dự báo các khả năng hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Xây dựng Ngân hàng dữ liệu về thông tin quốc tế.
4. Thành tích chủ yếu của ban
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng
Tham gia xây dựng báo cáo về phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2010.
Hoàn thành đề tài về đánh giá tình hình thực hiện FDI phục vụ chương trình quy hoạch Dải ven biển Việt Nam.
Hoàn thiện và bảo vệ xuất sắc đề tài cấp Bộ năm 2001 “Chính sách kinh tế trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế (AFTA, AFEC, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU”. Hội đồng xét duyệt đề nghị nên xuất bản thành sách.
Góp ý, nhận xét các văn bản, báo cáo theo chức năng của Ban (tài liệu đánh giá kinh tề Việt Nam năm 2002 của WB; phương hướng xuất khẩu của Vụ Thương mại; Khu Kinh tế mở Chu Lai; Chiến lược Hỗ trợ quốc gia của WB…).
Hoàn thành 2 bản tin kinh tế thế giới, đang chuẩn bị phát hành bản tin tiếp theo
Hoàn thành báo cáo về chiến lược phát triển kinh tế biển và quản lý 1 biển của các nước trên thế giới
Hoàn thành 2 bản tin, một bản làm thông tin chuyên đề cho VP TW Đảng;
Hoàn thành báo cáo chuyên đề về “Các chương trìmh, đề án phát triển có liên quan đến Quy hoạch Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia”;
Hoàn thành báo cáo kinh nghiệm các nước “Kinh nghiệm các nước về Quản nhà nước đối với công tác Quy hoạch”, báo cáo đã được yêu cầu xây dựng thành phụ lục đi kèm với Nghị định về công tác quy hoạch để trình Chính phủ và Quốc hội.
Hoàn thành chuyên đề “Vấn đề hội nhập khu vực và phân bố không gian công nghiệp”.
Hoàn thành chuyên đề về bối cảnh Biển Đông tác động đến phát triển kinh tế biển nước ta.
Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Bộ năm 2003 đang khẩn trương hoàn thành
Cung cấp thông tin về ODA, FDI các vùng kinh tế trọng điểm đế viện là căn cứ báo cáo tổng kết VKTTĐ.
Công tác nhiệm vụ khác
Đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 giúp Huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Báo cáo được đánh giá sát thực và có căn cứ khoa học, đã được Tỉnh chính thức phê duyệt. Đối với 3 Huyện ở Cà Mau đã gửi báo cáo cho Tỉnh, chờ bố trí lịch báo cáo . Mặc dù chỉ là phác thảo ban đầu nhưng cũng được đánh giá là chi tiết và sát thực tế, nhưng báo cáo đề dẫn của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp đã được chấp nhận thành báo cáo cuối cùng chờ hoàn thiện. Đang triển khai 2 Huyện của tỉnh Bạc Liêu
Một số đồng chí trong Ban được cử tham gia các đoàn đi khảo sát của Viện
Tiếp một số khách theo yêu cầu của Viện
Ban đã hướng dẫn được một số sinh viên thực tập và thực tập tốt nghiệp của các trường Đại Học ở Hà Nội
Đã hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 giúp huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, Uminh, Thới Bình, Trần văn Thời (Cà Mau). Đang hoàn thành các báo cáo của huyện Giá Rai, Đông Hải (Bạc Liêu); Thanh Miện, Gia Lộc (Hải Dương);
Nhận xét chung
Mặt tốt
Đã hoàn thành chất lượng khá các nhiệm vụ được giao, nhất là những công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ. Mỗi cán bộ trong Ban đều có ý thức tự học hỏi, rèn luyện công tác chuyên môn, tự nâng cao trình độ đồng thời để nâng cao chất lượng công tác chuyên môn nói chung:
Bảo đảm tinh thần đoàn kết hợp tác trong và ngoài Ban. Trong nội bộ Ban đã có sự hợp tác, cùng nhau thực hiện nhẽng nhiệm vụ được giao.
Các hoạt động của Ban bước đầu đã đi vào nề nếp. Phân công công tác tương đối đều giữa các cán bộ trong ban. Có chú ý đến sở trường của mỗi cán bộ;
Có ý thức hớp tác cùng các đơn vị bạn thực hiện những nhiệm vụ chung.
Từng bước ổn định việc cải thiện đời sống cho cán bộ của Ban
Mặt yếu cần tăng cường
Công tác triển khai còn thiếu kế hoạch được bố trí tốt, phối hợp tốt nên chưa phát huy hết năng lực của các cán bộ trong Ban.
Một số công việc tiến hành còn chậm so với nhu cầu. Cần có một chương trình nghiên cứu dài hạn đối với các vấn đề kinh tế quốc tế, để có thể định kì phát hành các bản tin.
Các báo cáo chuyên đề phục vụ tổng hợp các đề tài của Ban, nhìn chung còn sơ sài, cần rút kinh nghiệm.
Cần tiếp tục xây dựng và cập nhập hệ thống tư liệu hoàn chỉnh phục vụ cho những nghiên cứu hoặc xây dựng báo cáo về kinh tế quốc tế…
Bước đầu đã khai thác tốt các thông tin Internet, phân tích sâu các vấn đề kinh tế quốc tế nhưng cần tích cực và chủ động hơn;
Chưa kết hợp tốt việc thực hiện các chức năng của Ban với việc cải thiện đời sống tăng thu nhập.
5.Phương hương công tác năm tới
Cần quan tâm hơn tới các công tác thuộc chức năng của Ban, nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao; chủ động cung cấp các thông tin về kinh tế quốc tế cho Lãnh đạo.
Hoàn thành tốt đề tài cấp Bộ năm 2003. Đây là một đề tài tổng hợp, đòi hỏi có những số liệu, dữ liệu thực tế Ban sẽ bố trí thời gian và đề cương đi khảo sát nhằm nâng cao tính thực tiễn của đề tài.
Mỗi cán bộ cố gắng sự trau dồi kiến thức, tăng cường nghiên cứu đáp ứng những đòi hỏi của thời kì phát triển mới của đất nước.
Có các chương trình nghiên cứu dài hạn các vấn đề kinh tế quốc tế.
Tập trung cho khai thác Internet, phân tích sâu hơn các thông tin phục vụ Viện và Bộ, VPTW; tổ chức hệ thống tư liệu của Ban.
Khuyến khích các thành viên trong Ban khai thác công việc tăng thu nhập, nhất là những công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Ban.
Đề nghị Viện hỗ trợ thêm cho Ban về kinh phí khai thác Internet và một đầu dây chuyên, đảm bảo tìm kiếm và cung cấp nhanh các thông tin về kinh tế quốc tế hơn cho lãnh đạo các cấp và cán bộ nghiên cứu của Viện.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Phần I: Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư
2
I. Quá trình hình thành Bộ kế hoạch và đầu tư
2
II. Chức năng , nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư
3
III. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư
6
Phần II : Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển
8
I. Quá trình hình thành Viện Chiến lược phát triển
8
II. Chức năng , nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển
8
III. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển
9
IV .Mối quan hệ của Viện Chiến lược phát triển
11
V. Các chương trình, đề tài nghiên cứu chủ yếu và phương hướng nhiệm vụ công tác năm tới
13
VI. Một số khó khăn của Viện và các phương hướng
khắc phục
16
Phần III : Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Dự báo
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC258.doc