Báo cáo thực tập tại Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Báo cáo đã trình bày những vấn đề cơ bản sinh viên tiếp thu được trong giai đoạn thực tập tổng hợp: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập, thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển ở tầm vĩ mô đến những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư của đơn vị thực tập trong thời gian tới. Báo cáo cũng đã đưa ra một số ý kiến nhận xét, đánh giá, thể hiện sự nhìn nhận trên quan điểm của một sinh viên đang thực tập. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tham gia quản lý hoạt động đầu tư phát triển như thế nào? kết quả ra sao? là những kiến thức có ý nghĩa nhất mà sinh viên rút ra qua giai đoạn thực tập tổng hợp này. Bước sang giai đoạn thực tập chuyên đề, những kiến thức trên sẽ được tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn và chắc chắn sẽ bổ trợ tích cực, hiệu quả cho những kiến thức trong nhà trường.

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất vượt qua thời kì khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề để bước vào bươc phát triển mới - Thể hiện được các cân đối của nhiều mảng kế hoạch như : kế hoạch sản suất, kế hoạch ngân sách, kế hoạch tiêu thụ sản suất nông lâm sản ... - Các đơn vị, địa phương, trong quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm của Vụ thì các chỉ tiêu trong kế hoạch đều cơ bản đạt đựợc theo kế hoạch được giao. - Các kế hoạch được lập thì có sự tham gia lấy ý kiến của các Bộ, ngành, đơn vị địa phương có liên quan nên đảm bảo tính khách quan và khao học. - Các cán bộ trong Vụ đã tham gia nhiệt tình, đóng góp sức lực và trí lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất có thể được. - Nội dung các kế hoạch thì đảm bảo tuân thủ một cách nghêm ngặt các nội dung và trình tự lập kế hoạch. 1.2.Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại. 2. Công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB. 2.1.Những kết quả đạt được. 2.1.1.Nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện, chuyển nhanh sang sản suất hàng hoá, nhiều mặt hàng nông sản của nước ta đã chiếm vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế. - Sản xuất lương thưc tăng mạnh, giá trị sản suất lương thực tăng bình quân hàng năm 5% so với mục tiêu là 4,5-5%, tốc độ tăg GDP trong nông nghiệp bình quân đạt 4,55% - Năm 2000 tuy bị thiên tai rất nặng nề nhưng vẫn đạt 34,5 triệu tấn, trong đó sản lượng thóc là 32,6 triệu tấn. So với năm 1996 sl lương thự có hạt tăng 8 triệu tấn , bình quân mỗi năm tăng lên 1.6 triệu tấn. Nhiều vùng sản suất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành; sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diên tích cây công nghiệp lâu năm 2002 đa dạng hơn đạt hơn 1.4 triệu ha, một số cây công nghiệp tăng khá : cà phê 516,7 ngàn ha, gấp hơn 2,7 lần, cao su 407 ngàn ha tăng 46%... - Ngành chăn nuôi đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,3% năm, trong đó số lượng gia cầm tăng 6,7%năm, lựon tăng 44% năm. Năm 2002 đàn tâu bò đạt 3 triệu con ... - Xuất khẩu: Tỉ trọng hàng hoá của ngành nông nghiệp đã tăng nhanh, năm 1995 xuất khẩu bằng 37%GDP nông nghiệp, năm 2002 42%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD, tăn so với năm 1995: 1tỷ USD. 1.2.2.Lâm nghiệp đã có tiến bộ trong việc bảo vệ, trồng mới và phục hồi rừng, chế độ che phủ rừng đã tăng từ 28% năm 1995 lên 35% năm 2002. - Trong 5 năm qua đã thực hiện tốt chương trình 327, tiến hàng tổng kết và rút ra được những bài học kinh nghiệm, để chuyển sang thực hiện chươnng trình trồng mới 5 triệu ha rừng. - Toàn ngành đã có cố gắng lớn trong việc bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng. Trong 7 năm cả nứoc đã trồng mới được gần 230000 ha. Khoanh nuôi tái sih đạt 700000 ha, trong đó có 70.000 ha rừng phòng hộ. - Diên tích rừng bị phá hàng năm giảm từ 18,9 ngàn ha, năm 1995 xuóng còn 2,8 ngàn ha năm 2002. 1.2.3.Công tác thuỷ lợi được phát triển, cơ sở hạ tầng ở nông thôn được cải thiện. Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư XDCB đã được Nhà nước đầu tư cho công tác thuỷ lợi như sau: Nhờ có vốn đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân đã nâng cao năng lực tưới tiêuvà tạo nguồn hơn 85 vạn ha, ngăn mặn 15 vạn ha, tiêu nước 25 vạn ha, năm 2000 đạt được các chỉ tiêu do Đại hội VIII đề ra. Kết quả đưa diện tích được tưới nước từ 6,6triệu ha gieo trồng năm 1996 lên 8,5 triệu ha năm 2002. Chương trình ngọt hóa ĐBSCL, xây dựng hồ đập miền trung, Tây nguyên, nâng cấp các công trình thuỷ lợi DBSH phục hồi, nâng cấp các công trình thuỷ lợi nhỏ miền núi được tăng cường. Nhiều sa đầu tư thuỷ lợi đạt hiệu quả cao như các dự án vay vốn ODA; Khôi phục thuỷ lợi và chống lũ: như đê (Hà nội), dự án Đô lương (Nghệ An), Bái thượng (Thanh hoá). Dự án thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng gồm 30 tiểu dự án, thuỷ lợi miền Trunng gồm 7 tiểu dự án và dự án Quản Lộ- Phung hiệp.... Chưong trình hạ tầng nông thôn: vay vốn của ngân hàng phát triển châu á(ADB) đang được triển khai ở 23 tỉnh nghèo với số vốn 150triệuUSD,để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nứoc sạch, vệ sinh môi trường nông thôn .... Đến năm 2002đạt được mục tiêu100% huyện avf 85% số xã, phường trên toàn quốc có điện, 96% xã có đường đến trung tâm, trên 48% số hộ gia đình nông thôn có nước sạch, 98% xã có trạm ytế. 2.2.Nguyên nhân tạo nên những thành tựu trên: Trước hết là nhờ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các chính sách và cơ chế mới đã đi vào cuộc sống nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục phát huy, giải phóng lực lượng sản suất của hàng chục triệu nông dân, làm bật dậy tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn cả nước. Đầu tư lớn của Nhà nước và nhân dân ta trong nhiều thập kỉ trước, nhất là các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu cấp nước, chống lũ và giảm nhẹ thiên tai. Sự đầu tư một cách có hiệu quả vào ngành nông nghiệp, toàn ngành đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản suất, đặc biệt chương trình lai tạo giống mới, vật nuôi có năng suất cao vào sản suất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản suất với thị trường. Sự chỉ đạo diều hành sâu sát của Chính phủ, chính quyền các cấp và sự nỗ lực to lớn của hàng chục triệu nông dân. 2.3.Những khó khăn và tồn tại. 2.3.1.Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm chưa theo sát yêu cầu của thị trường, nhiều loại nông sản là gia chất lượng thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém, tiêu thụ sản phẩm khó khăn trở thành mối lo thường xuyên của người sản suất. Trong những năm qua đã có nhiều cố gắng tăng nhanh về sản lượng, nhưng có nhiều nơi sản suất vẫn chua bám sát theo yêu cầu của thị trường, một số sản phẩm làm ra có chất lượng thấp( nhất là rau, quả) hoặc giá thành cao. Một số sản phẩm trong nước chính sách thị trường nhưng không đáp ứng được nhu cầu như Bông , sữa, dầu ăn... Ngành sản suất chăn nuôi, lâm nghiệp tuy tăng hơn về quy mô nhưng hiệu quả kinh tế- xã hội còn yếu kém, chuă tương ứng với quy mô đầu tư và tiềm năng sẵn có. Đa số nông sản đều bán với giá thấp hơn giá quốc tế: gạo , cà phê, tiêu, điều...Chúng ta chưa có cơ chế chống trả hiệu quả mỗi khi có đột biến bất lợi trên thị trường thế giới và trong nuức giảm bớt khó khăn cho nông nghiệp. 2.3.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp còn rất thấp kém. Mặt dù đã có nhiều tiến bộ nhưng thực té mới có 38%diện tích đất nông nghiệp được tưới, số diện tích còn lại phụ thuộc vào nước trời. Đường giao thốnđa số các vùng nông thôn còn rất thấp kém, có tới 50% đường cấp xã và tới 30% đường cấp huyện otô không đi lại được vào mùa mưavà tới 500 xã chưa có đường tới khu trung tâm, Hạn hán năm 1998 làm gần 2 triệu người thiếu nước sinh hoạt cuộc sông gặp nhiều khó khăn. Khả năng ứng phó với thiên tai còn hết sức hạn chế nhát là trong vụ 2 cháy rừng U Minh thượng và U Minh hạ làm thiệt hại gần 2 triệu ha rừng, thiệt hại vì thiên tai tính mạng tài sản của nhân dân, Nhà nước rất nặng nề. Khoa học, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng trình độ chung còn rất thấp; năng suất nhiều cây trồng vật nuôi của nước ta còn thấp so vơi mức bình quân của khu vực và thế giới. Công nghiệp chế biến, bảp quản nông sản thực phẩm lạc hậu và phần lớn máy móc trang thiết bị, công nghệ chế biến từ những năm 60,70, mưói chế biến được 50% mía, 60% che, 10% trau quả..Là một nức nông nghiệp, nhưng cơ sở vật chất khoa học – công nghệ nông nghiệp rất lạc hậu yếu kém không tương sứng với yêu cầu nề sản suất nông nghiệphiện đại, bền vững. 2.3.3.Quan hệ sản suất ở nông thôn chậm đổi mới nên chưa phát huy cao năng lực của các thành phần kinh tế 2.3.4. Thu nhập và đời sống của nông dân nhìn chung còn thấp, khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng nagỳ càng có xu hướng rộng ra, tình trạng thiếu việc là trong nông thôn nagỳ càng gay gắt. Giá trị GDP nông nghiệp bình quânđầu người mới đạt 1,5 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ nghèo đói ở nhiều nơi vẫn cao, năm 1997 ở Lai Châu alf 37%, Sơn la36,5%. Vẫn còn khoảng 2 Triệu người du canh, du cư và tình trạng di dân tự do vẫn xảy ra ở múc độ cao. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động nông dân mới đạt 71,4, việc làm cho ccon em đang là sự quan tâm lớn cho nông dân hiện nay. 2.3.5.Hệ thống quản lý Nhà nước của ngành còn yếukém, nhất là cơ sở. - Hệ thống quản lý Nhà nước đối với Ngành còn yếu kấm nhất là đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , nông thôn, công tác thuỷ lợi, giống, thú y, thuốc bảo vệ thực vật....Lực lượng quản lý ngành ở mỗi cơ sở shỉ có 5 -6 người, còn ở xã hầu như không có cán bộ chuyên dẫn tới việc chuyển giaokhoa học kĩ thuật , hướng dẫn, tổ chức nông dân làm ăn gặp nhiều khó khăn nhất là miền nứi, dân tộc, vùng sâu vùng xa... - Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập, mối quanhệ giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Thương Mại chưa cụ thể. ChươngIII Định hướng đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư phát triển của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . I.Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2005 1.Mục tiêu tổng quát Xây dựng một nền nông nghiệp sản suất hàng háo quy mô lớn, hiệu quả à bền vững: có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng cấc thành tựu kế hoạch và công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu tỷong Nhà nước và xuất khẩu. Xây dựng nông thôn có cơ cấu hợp lý, có quan hệ sản suất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiên đại, giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh. 2.Nhiệm vụ chủ yếu của ngành. - Thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhằm phát triển hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế, xã hội và môi trường; tăng cường khối liên minh công- nông- trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo cho nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, phát triển sản suất cá loại nông sản hàng hoá xuất khẩu nước ta có lợi thế vơí quy mô hợp lý: phát triển sản suất có hiệu quả các mặt hàng thay thế nhập khẩu mà nước ta có điều kiện; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp nông thôn nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sông nhân dân. - Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền nông nghiệp Việt nam, đảm bảo sức cạnh tranh bền vững của hàng nông sản Việt nam trên thị trường quốc tế. - Mở rộng và nâng cao hiệuquả kinh tế đối ngoại, củng cố thị trường đã có và phát triển thị trường mới để tổ chức tiêu thụ nông sản, hàng hoá thu hút công nghệ từ bên ngoài, xúc tiến các hoạt động hội nhập quốc tế thực hiện cá cam kết song phương và đa phưong. - Đầu tư phát triển nông thôn, nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân nông thôn. - Bảo vệ các nguồn tài nguyên, bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái. * Các chỉ tiêu cụ thể - Tốc độ tăng trưởng Nông-Lâm nghiệp bình quân : 4,3% năm. - Độ che phủ rừng: 39% - Sản suất muối : 1,1triệu tấn. - Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản: 5 tỷ USD. - Cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005 - Tạo việc làm hàng năm 800 ngàn người. - Số dân được dùng nước sạch: 65%. - Số xã có điện : 100% - Số xã có trạm xá: 100% - Số xã có trường học:100% III. Những nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu Chuyển dịch cơ cấu nông sản gắn với xây dựng một nề nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy mô lớn, gắn sản suất với thị trường, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp. Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trên quan điểm sản suất hàng hoá, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước về lương thực với dân số lên tới 85 triệu người vào năm 2005. + Hình thành các vùng sản suất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. + Phát triển các vùng sản suất ngô, sắn tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển các cây công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng kết hợp với áp dụng các tiến bộ kỹ thuạt, hình thành các vùng sản suất tập trung quy mô lớn gắn với chế biến công hnghiệp và thị trường. phát triển rau quả và hoa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, được áp dụng nhanh các tiến bộ kĩ thuật, hình thành các vùng sản suất tập trung quy mô lớn gắn với công ngiệp chế biến và thị trường. Phát triển chăn nuôi quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Tăng cường hiệu lực quản lý về rừng, tuyên truyền giáo dục để mợi người dân hiểu và chấp hành luật bảo vệ rừng nhằm bảo vệ diên tích rừng còn nhất là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đẩy mạnh tốc độ khoanh nuôi tái sinh trồng rừng phủ sanh đất trống đồi núi trọc, tăng nhanh độ che phủ rừng, phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bảo vệ phát huy đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ nghiêm ngặt gần 11 triệu ha rừng hiện có, trồng mới 1,3 triệuha rừng tập trung đưa tỉ lệ che phủ rừng lêm 39% diên tích tự nhiên cả nước. Xác định cơ cấu cây lâm nghiệp phù hợp,áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất là giống mới để tạo ra vùng nguyên liệu tẩp trunggắnn với công nghiệp chế biến . Phát triển sản suất chế biến muối và lưu thông trong toàn quốc từ nay đến năm 2005, đảm bảo đủ muối chất lượng cao cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu muối cho sản suất công nghiệp và xuất khẩu. Cải tạo các dòng muối đang hoạt động có hiệu quả ở các vùng. Phát triển công nghiệp nông thôn Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Tập trung chủ yếu vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế cạnh tranh quốc tế, đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho đất nước, phát triển các cơ sở chế biến hoa mầu, công nghiệp sau và cạnh đường, đổi mới các cônng nghệ chế biến, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ sản suất hanngf thủ công mĩ nghệ, Tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ ở các cơ sở chế biến lâm sản hiện có. Phát triển các ngành sản suất tiểu thủ công nghiệp. Nhà nước có chính sách hỗ trị tích cực để khôi phục các làng nghề, khuyến khích các hoọ gia đình, tư nhân, hợ tác xã đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng như chế biến nông lâm sản, sản suất vật liệu xây dựng, gốm sứ thuỷ tinh rèn đúc, sữa chữa cơ khí, gia công may mặc ... để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tham gia xuất khẩu. phát triển dịch vụ nông thôn, thực hiện xã hội hoá dịch vụ nông thôn, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo cung cấp các dịch vụ sản suất và đời sống nông thôn, phát triển hệ thống khuyến nông, dịch vụ thuỷ nông, thú y, bảo vệ thực phẩm... 3.Xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hoá. - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: coi trọng việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quan tâm phát triển sản suất lương thực ở những vừng miền núi đặc biệt khó khăn; phát triển sản suất các loại nông sản hàng hoá suất khẩu có lợi thế quy mô hợplý; phát triển sản suất có hiệu quả các mặt hàng thay thế nhập khẩu nước ta có điều kiện; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ công nghiệp nông thôn, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông thôn. - Triển khai thực hiện cá biên pháp để xoá đói giảm nghèo, trước mắt tập trung vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình phát triển nông lam nghiệp, nhất là về giống và chế biến nhỏ. Phát triển thuỷ lợi nhỏ... - Gắn việc phan bổ sản suất với phân bổ dân cư đến các vùng còn nhiều đất để sản suất. - Tiếp tực triển khai chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trước mătý là phát triển thuỷ lợi, kiên cố háo kênh mương, nước sạch cho sinh hoạt, đảm bảo đên năm 2005: 65% dân cư nông thôn có nươc sạch tiêu dùng; phát triển đường giao thông theo tiêu thức cứng hoá mặt đường; phát triển hệ thống điện avf bưu chính viễn thông, hệ thống ytế giáo dục, văn hoá nông thôn .... *Mục tiêu định hướng đầu tư xây dựng cơ bản. Đảm bảo nhu cầu nước để mở rộng diên tích sản suất nông nghiệp + Về lúa: Đảm bảo tưới, tiêu ổn định, vững chắc chủ động cho 4 triệu ha diện tích đã có. + Chuyển hướng ưu tiên đầu tư cho tưới cho amù, cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế so sánh của từng vùng hướng mạnh sang xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi Miền Núi. Đảm bảo đủ nước phục vụ cho phát triển đo thị, công nghiệp, dân sinh, giao thông vận tải. Thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Về mức vốn đầu tư dự kiến đầu tư cho ct thuỷ lợi thuộc vốn đầu tư XDCB Trong đó mục tiêu đầu tư cho thuỷ lợi năm 2003 với vốn đầu tư là 2880 tỉ đồng, vốn ngoài nước 553 tỉ đồng. Được chia cho các công trình thuỷ nông là 2710 tỉ đồng, trong đó vốn ngoài nước là 553 tỉ đồng. Công tác đê điều vói vốn đầu tư là 170tỉ đồng. Năm 2004 với mức vốn đầu tư là 2939 tỉ đồng, vốn ngoài nước 737 tỉ đồng. được chi cho công tác thuỷ nông 2769 tỉ đồngvốn trong nước và 737 vốn ngoài nước. Cho công tác đê điều là 170 tỉ đồng . Năm 2005, với tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi là 3095 tỉ đồng và vốn nước ngoài chiếm là 880 tỉ đồng. Trong đó cho công tác thuỷ nông là 2925 tỉ, vốn nước ngoài là 880 tỉ đồng, vốn cho công tác đê điều là 170 tỉ đồng. Như vậy trong tổng vốn đầu tư cho công tác đê điều của hoạt động thuỷ lợi hàng năm là 170 tỉ đồng , cho công tác thuỷ nông thì ngày càng tăng . * Về đầu tư cho nông nghiệp Trong năm 2003 thì tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp là 409 vốn nước ngoài chiếm 198 tỉ đồng. Vốn này được chia cho các dự án trong nyức và dự án nước ngoài. Dự án trong nước với mức vốn đầu tư là 201 tỉ đồng, dự án nước ngoài với vốn đầu tư là 90 tỉ trong đó toàn bộ alf vốn đầu tư nước ngaòi. Năm 2004, ttổng vốn đầu tư cho công tác nông nghiệp là 487 với vốn đầu tư nước ngoài chiếm 250 tỉ đồng. Trong đó, dự án trong nước với vốn đầu tư trong nước là 230 tỉ được chia cho các dự án thuộc chương trình giống, và các dự án đầu tư nhà nước khác. Các công trình có vốn ngoài nước đầu tư với vốn đầu tư là tổng số vốn là 257 tỉ, vốn nuớc ngoài là 250tỉ đồng. Năm 2005, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp là 571 tỉ đồng, vốn nước ngoài là 310 tỉ đồng . Các dự án trong nước có vốn đầu tư là 256 tỉ đồng. Công trình có vốn đầu tư nước ngoài là 315 tỉ, vốn nước ngoài là 310 tỉ đồng . * Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn Năm 2003 tổng vốn đầu tư là 500 tỉ đồng trong đó vốn nước ngoài là 40tỉ đồng. Năm 2004, Tổng vốn đầu tư là 280 tỉ đồng với vốn nước ngoài là 200 tỉ đồng. *Đầu tư cho Lâm nghiệp Năm 2003 với mức vốn đầu tư là 517 tỉ đông, vốn nước ngoài là 427 tỉ đồng. Trong đó được chia cho các dự án nhóm A, các dự án nhóm B và các dự án nhóm C. Năm 2004 , Tổng vốn đầu tư là 509 tỉ, vốn ngoài nuớc 367 tỉ. Năm 2005, tổng vốn đầu tư là 454 tỉ đồng với vốn ngoài nước là 290 tỉ. Tập trung đầu tư cho các dự án nhóm A như vườn quốc gia cát tiên, khu vực lâm nghiệp và bảo vệ, bảo vệ rừng và phát triển ... * Ngoài ra còn vốn đầu tư cho các chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học, giao thông vận tải, ytế và bảo vệ sức khoẻ, quản lý Nhà nước .... II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư. 1. Một số giải pháp lớn. Thực hiện được những nhiệm vụ, trong 5 năm tới toàn ngành tập trung thực hiện một số giải pháp lớn sau đây: 1.1. Tiếp tục đổi mới chính sách. ( 1) Phát huy nguồn lực các thành phố kinh tế. Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu , tồn tạo lâu dài ở nông thôn nước ta, Nhà nước có chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hoá với trình độ ngày càng cao và qui mô ngày càng mở rộng khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, nhiều qui mô, nhiều cấp độ đa dạng để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế xã hội nông thôn. Hợp tác xã tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức thực hiện tốt việc qui hoạch, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học công nghệ mới, chuyển đổi cơ cầu sản xuất, liên kết với doanh nghiệp n và các thành phần kinh tế khác để bán vật tư và mua nông sản hàng hoá cho nông dân, Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã đào tạo cán bộ, giải quyết dứt điểm nợ đọng, có chính sách thuế phù hợp đối với các hoạt động dịch vụ củ hợp tác xã. Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ở xã để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong kinh doanh lúa gạo phân bón, phát triển chế biến nông, lâm, thuỷ sản qui mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao vốn lớn và liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nguyên liệu, giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện các nhiệm vụ công ích. Riêng đối với khu vực miền núi thì doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Khuyến kinh tế tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề đa dạng, nhất là với qui mô vừa và nhỏ. Đây là lực lượng quan trọng để tăng khả năng chế bién tiru thụ nông sản, dịch vụ kỹ thuật và đời sống ở nông thôn. Thực hiện liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ tạo điều kiện để nông dân và hợp tác xã tham gia cổt phẩn ngày từ đầu với các doanh nghiệp, khuyến ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân, doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyển giao ký thuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý. Đây là biện pháp quan trọng để tạo sự ổn định về thị trường và hạn chế yếu tố tự phát trong nông nghiệp. ( 2) Về chính sách đất đai. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân thực hiện” đồn điền, đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện, cho phép nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp cỏ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết…tạo điều kiện để việc chuyển đổi mục đích sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật được thuận lợi, dễ dàng. Các địa phương qui hoạch các khu vực đất phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các doang nghiệp thuê với chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ, phát triển các trang trại chăn nuôi… (3) Về chính sách tạo việc làm và phát triển nhân lực. Thực hiện việc phân công lại lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ nông thon và giảm ỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 65% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Nhà nước đầu tư hạc cho nông dân vay vốn để khai hoang mở thêm địa mới, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển ngành nghề và dịch vụ, đồng thời có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu ta vào nông thôn để tạo thêm việc làm cho lao động ở nông thôn. đầu tư và nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, đảm bảo hàng năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên 30% vào năm 2010. Có chính sách khuyến khích những người được đào tạo về làm việc ở nong thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa. ( 4) Chính sách nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển nhanh nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đối với cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính và nhân sự để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân. Hàng năm Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp đạt 1% GDP nông nghiệp ( hiện nay là 0,3%), tạo điều kiện hình thành các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng mạnh, có đủ năng lực đưa ra những đột phá về khoa học công nghệ, Nhà nước dành kinh phí thoả đáng để nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhất là các loại giống, máy móc, thiết bị… phục vụ kịp thời cho sản xuất, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển khoa học công nghệ. Đổi mới và mở rộng hệ thống khuyến nông tới cơ sở, thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông. Sử dụng có hiệu quả lực lượng của các tổ chức nghiên cứu khoa học các trường đào tạo vào công tác khuyến noong. ( 5) Về chính sách tài chính, tín dụng. Mức đầu tư cho nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tương ứng với đóng góp GDP của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Cho phép các tổ chức tín dụng ( ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng, cổ phần…) hoạt động dưới hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thoả thuận , khuyến khích phát triển quĩ tín dụng nhân dân ở các xã. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thuỷ sản ở nông thôn. Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn chi nông dân vay sản xuất nguyên liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quĩ bảo hiểm ngành hàng để trợ giúp người sản xuất khi gặp rủi ro. ( 6) Về chính sách tiêu thụ, thương mại và hội nhập kinh tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường kinh doanh vật tư, tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân. Chủ dộng chuẩn bị và thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo họ hợp lý một số ngành có triển vọng nhưng còn khó khăn, như chăn nuôi, rau quả… thông qua các hình thức hỗ trợ đầu tư vào (giống, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến…). Có chính sách thích hợp huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng bến cảng, kho tàng, chợ bán buôn, bán lẻ….., thúc đẩy phát triển thương mại ở nông thôn. Tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và baỏ vệ thương hiệu hoá của Việt Nam, khuyến khích hình thành các hiệp hội thành ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, lâm thuỷ sản. 1.2. Phát triển khoa học – công nghệ là cơ sở đảm bảo sản xuất với năng suất – chất lượng khả năng cạnh tranh cao. Trước nhữngyêu cầu bức xúc cần phải tăng nhanh năng suất và chất lượng sản phẩm và khả năng cạn tranh của nền nông nghiệp cần nhanh chóng tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ theo các nội dung sau: Mục tiêu khoa học công nghệ. + Xây dựng hệ thống khoa học công nghệ nông nghiệp mạnh và đồng bộ đủ khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ hiện đại nước ngoài, vừa tự tạo ra được ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của dự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao tỷ tỷọng đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp thông qua quá trình áp dụng và đổi mới cong nghệ ( tỷ lệ đóng góp này là 40 – 50%). + Thực hiện đối mớicông nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kết cấu hạ tầng chủ yếu theo hướng hiện đại hoá từng khâu, từng lĩnh vực bằng nhập công nghệ v à phát triển năng lực nghiên cứu triển khai nhằm tạo điều kiện tiếp thu, làm chủ công nghệ mới. Tập trung đi vào những công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao góp phần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của đất nước, trước mắt là quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo v ệ môi trường, dự báo phòng chống thiên tai, tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuô và tăng tỷ suất nông sản hàng hoá, đáp ứng yêu cầu chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng lúa về sinh học và phát triển bền vững. Trước mắt ưu tiên chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ( lúa, cà phê, chè, cao su, điều, gà, vịt, lợn…) các giống cây ăn quả ( vải, nhã, sầu riêng, hồng, xoài…giống cây lâm nghiệp. Nghiên cứu khoa học công nghệ sinh học: công nghệ tái suất phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, các thuốc trừ sâu sinh học, các loại thắc ăn giàu dinh dưỡng, các loại thuốc thú y và vác xin thế hệ mới. ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ nuôi cấy bao phấn, công nghệ cấy truyền hợp tử, công nghệ chuyển gen… vào công tác chọn giống. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thức phẩm. Trước hết, tập trung áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), nghiên cứu qui luật phát triển của sâu bệnh, biện pháp phòng trừ sinh học ( thuốc vi sinh, thảo mộc…); Kỹ thuật tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và tổ chức để khống chế bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán: thanh toán các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, New Catsle, nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng cho các gia súc, gia cầm… Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch hướng vào nghiên cứu và phổ biến công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói các loại nông sản, nhất là các sản phẩm tươi sống rau, hoa, quả, thịt….khảo sát nghiên cứu, chọn lọc các loại máy móc, thiết bị, chế biến nông lâm sản tiến bộ của các nước để phổ biển nhập nộp vào sản xuất. Nghiên cứu chế tạo các công cụ, thiết bị cơ khí cải tiến trong nước như: máy sấy chè, ngô, lúa, máy xay gạo, ngô,máy ép đường thủ công máy lam phở, bún, miến,… Nghiên cứu cơ sở khó học và thực tiễn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp tập trung vào 2 vùng đồng bằng và các tỉnh còn nhiều tiềm năng về đất ( trung du miền núi phía Bắc duyên hải và Tây nguyên); nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, quản lý trong cơ chế thị trường, nhất là nghiên cứu thị trường nông sản trong và ngoài nước. 1.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư nông lâm nghiệp. trong 5 năm tới 2001 – 2005, toàn ngành thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tư, theo hướng tiếp tục đầu tư các công trình thuỷ lợi, chủ yếu phục vụ cho cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp và lâm nghiệp, cụ thể như sau: Về thuỷ lợi. Mục tiêu của thuỷ lợi trong 5 năm 2001 – 2005 Đảm bảo nhu cầu nước để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp + Về lúa: đảm bảo tưới, tiêu ổn định, vững chắc chủ động cho 4 triệu ha diện tích đã có. + Chuyển hướng ưu tiên đầu tư tưới cho màu, cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế so sánh của từng vùng hướng mạnh xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi ở miền núi. Đảm bảo đủ nước phục vụ cho phát triển đô thị, công nghiệp dân sinh, giao thông vận tải. Chủ trương đầu tư ở từng vùng như sau: ở ĐBSCL. Bổ sung nâng cao điều chỉnh, qui hoạch thuỷ lợi kết hợp với việc sản xuất lúa, thuỷ sản và thoát lũ…đảm bảo phát huy hiệu quả phù hợp với tập quán canh tác của từng vùng. Về ngọt hoá: tiếp tục thực hiện chương trình ngọt hoá, xây dựng các kênh trục tạo nguồn ngọt từ sông Tiền, sông Hậu, đồng thời xây dựng các cống, đê biển ngăn mặn, từng bước đưa nước ngọt về các vùng chưa được ngọt hoá như vùng mũi Cà mau, vùng các huyện ven biển Bạc liêu, Sóc trăng, Trà vinh, Bến tre. Đẩy mạnh nhanh tiến độ và hoàn thành dự án Ô Môn – Xà No, Quản Lộ Phụng Hiệp, Nam Măng Thít….bằng nguồn vốn của WB. Về thoát lũ: xây dựng các công trình kiểm soát lũ từ đầu mối đến kênh trục nội đồng để tăng khả năng thoát lũ ra biẻen tây ở vùng tứ giác Long xuyên, ra sông Tièn, sông Vàm cỏ ở vùng Đồng tháp Mười để kéo dài thời vụ sản xuất, ( nhằm ngăn lũ sớm để đảm bảo an toàn thu hoạch lúa mùa hè thu, đồng thời thoát lũ nhanh để xuống giống vụ đông xuân kịp thời vụ). Điều tra, nghiên cứu để có biện pháp thích hợp vấn đề sạt lở sông Tiền, sông Hậu. Xây dựng tuyến dân cư theo bờ kênh, đường giao thông hay theo cụm dân cư, việc xây dựng hệ thống đê bao cho khu dân cư phải theo uqui hoạch, đúng hướng cho từng địa bàn vùng ngập nông, ngập sâu. ở ĐBSH - Tiếp tục chương trình phục hồi, nâng cấp các công trình đã có bằng nguồn vốn vay ADB3 để chủ động giải quyết vấn đề tưới tiêu nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh. Đầu tư “ cứng hoá” kênh mương, để tiết kiệm đất, nước….tăng khả năng ổn định tưới tiêu đảm bảo thâm canh tăng vụ, chuyển vụ… ở các tỉnh miền Trung: tập trung đầu tư xây dựng các công trình hồ, đập để phục vụ cấp nước, tưới nước và sinh hoạt… Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công như hồ: sông Sào ( Nghệ an), Phú hoà ( Quảng bình), Vạn hội ( Bình định), núi Ngang ( Quảng ngãi), Suói dầu ( Khánh hoà), Đồng tròn ( Phú yên), Lòng Sông ( Bình thuần). Nâng cao hiệu quả các công trình đã được xây dựng như: nâng cấp, củng cố các công trình đầu mối, đặc biệt là các hồ chứa nước đảm bảo an toàn trong mùa lũ lụt, kiên có các hệ thống kênh mương. Tìm các nguồn vốn ODA để từng bước đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn ở đầu nguồn các sông như Cửa đạt ( Thanh hoá), tả trạch ( Thừa thiên huế). Bình định ( Bình định) để chống lũ, cấp nước, thủy sản….và cải tạo môi trường sinh thái. Vùng đồng bằng ven biển xây dựng các cống đập ngăn mặn, tiêu ứng, giữ ngọt như: Duy thành ( Quảng nam), Thảo long ( Thừa thiên huế), sông Nghèn ( hà tĩnh), sông Lèn ( Thanh hoá). Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư để giảm nhiều tổn thất cho người và tài sản khi thiên tai xảy ra. ở các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các công trình hồ, Tràng vinh ( Quảng ninh), suối Nứa ( Bắc giang), xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ hoặc cụm công trình thuỷ lợi giải quyết nước tưới cho lúa rau màu, cây công nghiệp, nước sinh hoạt , gắn với địa bàn sản xuất nông, lâm kết hợp ruộng bậc thang, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, định canh định cư an ninh quốc phòng biên giới. ở Tây nguyên, miền đông nam bộ ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập giữ nước tưới cho các cây công nghiệp, cà phê, hồ tiêu, lúa, rau màu, nước sinh hoạt, công nghiệp…phát huy thế mạnh của vùng, khai thác có hiệu quả nguồn nước của hệ thống dông Đồng nai, Serepok, Xexan, Sông Ba… Đẩy nhanh tiến độ các công trình A Soup thượng ( Đaklak), Đak yên ( Kon Tum, Ayun Hạ ( Gia lai), Đá đen ( Bà rịa – Vũng tàu), Đồng Xoài ( Bình phước), An sơn – Lái thiêu ( Bình dương), sửa chữa an toàn hồ Dầu tiếng ( Tây ninh)… chuẩn bị tốt công tác kỹ thuật hồ, Phước hoà ( Bình phước). Đổi mới công tác thuỷ lợi theo hướng đa dạng hoá mục tiêu, xã hội hoá về phương thức hiện đại hoá về qui mô, tiến hành phân cấp, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình. Về công tác đê điều và phòng chỗng lụt bão. Công tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai phải đạt được yêu cầu bền vững an toàn trước thiên tai, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn đê điều là đảm bảo an toàn quốc gia, nhất là trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa. ĐBSH tiếp tục đầu tư củng cố nâng cấp 5.700 km đê hệ thống đê sông Hồng, sông Thái bình, nâng cao mức đảm bảo an toàn của công trình có thể chống mới mức lỹ thiết kế 13,3m ở Hà Nội, 7,21m ở Phả lại, đê vùng bắc khu 4 cũ chống đỡ an toàn với các trận lũ lịch sử đã xảy ra. Đồng bằng sông Cửu long thực hiện chương trình kiểm soát lũ, củng cố bờ bao đê biển đã có với mục tiêu chung sống với lũ nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân, ổn định đời sống, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn ngày càng trù phú. Miền trung tăng cường biện pháp công trình và không công trình để phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, ổn định sản xuất, đời sống trong môi trường thiên tai. Nâng cao mức bền vững của hệ thống đê biển, đê ngăn mặn ở các vùng Duyên hải đảm bảo chống được các trận báo cấp 9 – 10 với tổ hợp triều trung bình. Xây dựng qui trình vận hành các hồ chứa nước thượng nguồn đã có, để tham gia cắt lũ, như hồ sông Đà, Thác bà, núi Cốc. Cấm sơn…đồng thời nghiên cứu xây dựng một số hồ chứa lớn, kết hợp phát điện, chống lũ ở thượng nguồn: Đại thị trên sông Gấm, Sơn la trên sông Đà, Cửa đạt trên sông Chu, Tả trạch trên sông Hương, Định bình trên sông Côn… Giải phóng lòng sông, cửa sông, để thoát lũ thực hiện nghiêm chính pháp lệnh quản lý đê điều và phòng chống lũ bão. Tăng cường trồng rừng hộ đầu nguồn, tăng độ che phủ của rừng để giữ nước, giữ đất chống lũ quét… Nghiên cứu các giải pháp nhân, chậm lũ đảm bảo an toàn cho hệ thống đê ở ĐBSH. Công tác quản lý tài nguyên nước. Xây dựng tổ chức quản lý tài nguyên nước từ trung ương đến địa phương ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các công tác quản lý tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi tạo điều kiện phát triển sản xuất và dân sinh. ứng dụng khoa học công nghệ mới trong thi công và quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi để từng bươcs hiện đại hoá công trình thuỷ lợi. Đầu tư phát triển nông nghiệp Tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm: tiếp tục đầu tư để hiện thị trườngại hoá hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp. các cơ sở sản xuất và cung ứng giống cây, con, tăng cường kinh phí cho nghiên cứu, chọn tạo và nhập khẩu giống tốt có chất lượng cho sản xuất. Đầu tư hệ thống bảo vệ thực vật, thú y ( cơ sở nghiên cứu dự báo sâu, bệnh, kho tàng, cơ sở sản xuất thuốc, dụng cụ thú y, bơm nước trừ sâu). Tăng cường đầu tư hệ thống kho phân bón, nhất là kho dự trữ phân bón ở các vùng, các cơ sở sản xuất phân vi sinh thuốc bảo vệ thực vật. Củng cố lại hệ thóng cơ khí phục vụ nông nghiệp lập phương án đầu tư theo hướng hiện đại hoá, đảm baỏ cung cấp máy móc thítt bị cho cơ khí hoá nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông lâm sản. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến nông sản. + Nâng cao năng lực sấy, bảo quản xay, xát lúa gạo, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, với tỷ lệ được chế biến là 90%, nâng cấp 14.000 tấn kho hiện có và xây dựng mới 650.000 tấn kho có trang bị hiện đại để bảo quản lúa gạo gắn với các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. + Mở rộng công suất chế biến cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu theo tiến độ sản xuất nguyên liệu, phát triển chế biến sau cà phê, cao su, hồ tiêu, đảm bảo 100% cà phê, cao su, điều 70 – 75% chè búp khô được chế biến. Kết hợp cả chế biến qui mô nhỏ chủ yếu là sơ chế ở hộ gia đình, với chế biến qui mô lớn chủ yếu là tinh chế ở các vùng nguyên liệu tập trung. + Phát triển bảo quản chế biến rau, quả rau quả tươi, bảo quản bằng nhà lạnh, hầm lạnh rau quả hộp, nước quả cô đặc, rau quả sấy khô. Phấn đấu 20% rau: 25% quả được chế biến bằng công nghệ hiện đại, với các loại sản phẩm đa dạng, đáp ứng sát nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. + Mở rộng công suất chế biến thức ăn chăn nuôi. Dự kiến năm 2000, nhu cầu thức ăn chăn nuôi là 8,5 triệu tấn, năm 2005 là 11 triệu tấn, trong đó thức ăn công nghiệp 60 – 60%. + Phát triển công nghệ chế biến sau đường, tận dụng hết nhữnh sản phẩm phụ để sản xuất các sản phẩm như cồn, rượu, thức ăn gia súc, phân bón. Phát triển chế biến thịt, sữa, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu, trang bị các dây chuyền giết mổ kết hợp với kiểm tra thú y, bảo quản mát, xe chờ nguyên liệu, công nghệ xử lý các thực phẩm, đa dạng hoá các sản phẩm… Đầu tư phát triển lâm nghiệp. trước hết tập trung đầu tư hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ( Viện, Trung tâm, trường). đầu tư các cơ sở sản xuất giống, có chính sách hỗ trợ giống để đảm bảo dân có đủ giống tốt trồng phát triển rừng, giành kinh phí thoả đáng cho nhập khẩu giống cây rừng. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị đầy đủ thiết bị nghiên cứu , phương tiện….cho các vườn quốc gia, để đảm bảo chức năng nghiên cứu bảo tốn được các nguồn gen quí hiếm. Nghiên cứu bổ sung chính sách đầu tư hỗ trợ cho dân khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng. Hỗ trợ và một phần kinh phí khai hoang trồng rừng mới, bao gồm cả rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị phươg tiẹn cho hệ thống kiểm lâm, nhất là kiểm lâm cửa rừng để ả được chức năng bảo vệ rừng. Đầu tư cơ sở chế biến nông lâm sản hiện có ( khoảng 100 doanh nghiệp) với công nghệ và thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Hỗ trợ và khuyến khích phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ ở nông thôn, như mộc, mây tre đan, khảm trai, sơn mài… Đầu tưphát triển diêm nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu muối biển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng muối ( thuỷ lợi, giao thông, muố sinh hoạt), từng bước hiện đaị hoá đồng muối sản xuất. Thông qua HTX đầu tư hệ thống kho để mau muối đưa vào tạm giữ chờ chế biến và tiêu thụ. Đầu tư hiện đại hoá các cơ sở chế biến muối tinh, muối ăn i ốt… Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại nông sản. Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, mõi xã ít nhất 1 chợ, hiện đã có 5000 chợ, cần đầu tư xây dựng thêm 4000 chợ xã, huyện. Xây dựng hệ thống chợ bán buôn ven đô thị lớn nhưL hệ thống chợ cá, chợ ray qủ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chợ nổi ở ĐBSCL, chợ các đường biển… Đầu tư xây dựng Trung tâm bán buôn ở các vùng hàng hoá tập trung; chợ gạo ở Cần thơ, Đồng tháp, Tiền giang, Hải dương, nam định…chợ rau quả ở ven khu đô thị lớn, vùng chuyên canh, trước mắt đề nghị xây dựng chợ rau quả ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, có đủ mặt hàng, cơ sở hạ tâng., chi nhánh ngân hàng, cơ quan kiểm tra chất lượng, kho, thông tin liên lạc và các dịch vụ khá. Xây dựng các bến cảng song biển phục vụ xuất nhập khẩu nông sản, nhanh chóng nâng cấp cảng Cần thơ làm đầu mối xuất khẩu nông sản và nhập khẩu vật tư cho ĐBSCL. đầu tư xây dựng một số kho ngoại quan ở Nga, Cu ba, Du Bai, phòng trưng bày giao dịch hàng nong sản và hàng thủ công mỹ nghệ từ nông thôn ơ các thị trường lớn như Nhật, Châu âu, Nga, Mỹ. Xây dựng và phát triển nhanh mạng lưới bưu chính – viễn thông ở nông thôn, bảo đảm tính sẵn sáng, tính tiếp cận và tính phổ cập thông tin trong mọi lĩnh vực, mọi thời tiết, mọi điều kiện. Xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản với các nước: Trung quốc, Nga, Iraq, ASEAN, Câhu á ( chè, cà phê, cao su).. Dự kiến vốn đầu tư 5 năm như sau: Vốn ngân sách Tổng số 5 năm 18980tỉ đồng Trong đó: + Thuỷ lợi 12700tỷ đồng + Nông nghiệp 2100 tỉ đồng + Lâm nghiệp 2300 tỉ đồng + diêm nghiệp1500tỉ đồng + Hạ tầng nông thôn 1550tỉ đồng +Nghiên cứu khoa học 5000tỉ đồng + Đào tạo 340tỉ đồng + Giao thông nông thôn 127 tỉ đồng 1.4.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp – nông thôn Trong 5 năm tới đào tạo nhan lực được coi là nhiệm vụ trọng tâm hướng vào các nội dung sau: Thông qua tập huấn ngắn hạn, các lớp khuyến nông và các loại hình đào tạođể huýân luyện kĩ thuạt cho nông dan, mỗi năm khoảng 1 triệu người. Đào tạo tay nghề cho klao động nông thôn để alfm công nghiệp và dịch vụ, mỗi năm 6000 ngàn người. Đào tạo cán bộ quản lý mỗi năm dự kiến khoảng 50 ngàn người công nhân kĩ thuật, 10000 người trung học chuyên nghiệp, 2000 người cao đẳng và đị học, 3000 người trên đại học,10000 lượt người được đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công chức 1000 lượt người. 1.5. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành 4 luật cơ bản ( Luật đai đai; Luật tài nguyên nước; Luật bảo vệ rừng: Luật hợp tác xã), 7 pháp lện và nhiều nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của các Bộ có liên quan. Các văn bản này thể hiện chủ trương, đwongf lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, làm cơ sở cho quá trình đổi mới nông lâm nghiệp. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện còn nhiều thiếu sót, buông lonnngr và một số văn bản đã lạc hậu so với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá định hưưóng xuất khẩu, công nghiẹp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu định hướng chính sách lớn về các thành phần kinh tế, đất đai, khoa học, công nghệ, đầu tư tín dụng và thị trường. Trong tưòi gian tới cần tập trung nha chóng thể chế hoá các chủ trương đó để thựuc hiện. Đồng thời, phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luạt và tổ chức thưc hiện pháp luật. 2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ có liên quan phải thực hiện đầy đủ chức năng quản lý toàn diện về nông nghiệp, về tài nguyên đất, nước, rừng và xây dựng nông thôn mới. - Cần yêu cầu kế hoạch đầu tư của các bộ, ngành, địa phương phải thể hiện tất cả các nguồn vốn, vốn ngân sách đầu tư được kế hoạch hoá toàn diện. - Tăng cường vai trò, trách nhiệm sự chủ động của các Bộ ngành, địa phương trong việc huy động và sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển. - Cần thực hiện rà soát quy hoạch, gắn công tác quy hoạch với công tác thực hiên sản suất ngành. - Rà soát quy hoạch để kịp thời bổ xung những thiếu sót, những hạn chế trong công tác lập kế hoạch. Nhằm làm cho các kế hoạch được thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra. Nhằm thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu ngành. - Công tác lập kế hoạch thì cần phải mang tính linh hoạt hơn, để có thể tthay đổi khi các điều kiên khác thay đổi nhằm thực hiện tốt các kế hoạch. - Trong công tác lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu về Kinh tế – xã hội thì cần chủ động hơn phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực nhằm từng bước đi lên quá trình công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước. - Trong công tác lập kế hoạch, cần chú trọng hơn nhằm đảm bảo cho các kế hoạch mang tính khoa học, tính đồng bộ và đảm bảo tính chính xác cao nhất có thể được để các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể thực hiện các kế hoạch này với hiệu quả cao nhất. - Cần thực hiện nhiều hơn các công tác tham khảo lấy ý kiến của các Bộ, Ngành, đơn vi ,đia phương liên quan trong các kế hoạch, nhằm đảm bảo các kế hoạch được thực hiện trên cơ sở nhu cầu, đảm bảo tính khách quan gớp phần đưa nền kinh tế đi dúng hướng trong những bước thực hiện quá trình CNH- HĐH đất nước. Tổ chức các công tác tiếp cận thị trường để lập kế hoạch và kịp thời bổ sung các kế hoạch. - Các kế hoạch được lập phải trên cơ sở thực hiện được các cân đối lớn giữa vùng, ngành, nhằm đảm bảo cho các vùng phát triển một cách đồng đều,đảm bảo cân đối trong cơ cấu đầu tư. - Các vấn đề quản lý đầu tư như xử lý vốn , phân bổ vốn cần đưa ra bàn bạc tập thể, dân chủ, công khai. - Nâng cao chất lượng bộ phận tổng hợp để có thể xử lý nhanh chóng, bao quát hết các loại baó cáo. - Duy trì công tác giao ban hàng tuần, thông báo kịp thời các thông tin cần thiết , cập nhật về đầu tư cho các cán bộ trong vụ. - Vụ cần chủ động đề xuất các ý kiến lên lãnh đạo bộ hằm tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tực hiện kế hoạch . - Vụ cần soát xét lại chức năng, nhiệm vụ của mình, kiện toàn tổ chức, tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo cácbộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư , đưa ra các kiến nghị lên cấp trên nhằm tăng thêm quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, đồng thời có kế hoạch giám sát chặt chẽ, liên tục kế hoạch đầu tư , quản lý đầu tư của các đơn vị cơ sở. 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đầu tư XDCB 3.1. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Đối với các dự án nhóm A đã có danh mục trong qui hoạch được duyệt, đề nghị không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập ngay báo cáo khả thi và tổ chức thẩm định, phê duyệt theo phân cấp và uỷ quyền đối với của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các dự án nhóm B, C cũng cần thay đổi một số điểm trong cơ chế quản lý theo hướng phân cấp mạnh hơn và đơn giản hoá thủ tục phê duyệt. Khi duyệt các dự án đầu tư, cấp có thẩm quyền phải có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn cho dự án, triển khai đúng tiến độ, tránh hiện tượng phê duyệt, tràn lan, sử dụng lãng phí ngân sách Nhà nước. 3.2. Tham gia phân cấp hợp lý giữa trung ương và địa phương Tạo điều kiện, cơ chế để nâng cao quyền và trách nhiệm của các đơn vị cấp dưới trong việc xem xét chủ trương đầu ta, thẩm định, phê duyệt dự án, bố trí kế hoạch và chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện. Đơn giản hơn nữa thủ tục đầu tư, tăng cường quyền hạn của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư bằng vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp Nhà nước , vốn của dân cư và tư nhân. 3.3. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan như về giải phóng mặt bằng, xác định khung giá đền bù, vốn để sử dụng đất đai, trong các khu công nghiệp. 2.4. Quản lý chặt chẽ việc triển khai pháp lệnh về đấu thầu. 3.5. Có biện pháp khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng. Vụ cần đề xuất lãnh đạo Bộ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương rà soát lại các công trình theo qui hoạch, chỉ phê duyệt những dự án nằm trong quy hoạch, chịu trách nhiệm về chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt. Cần chủ động kiểm tra, phát hiện và đề nghị xử lý những hành vi vi phạm qui chế quản lý đầu tư và xây dựng. Kiến nghị những biện pháp xử lý kiên quyết các đơn vị vi phạm các hành vi tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư và xây dựng. Tham gia triển khai công tác giám định đầu tư, nghiên cứu bổ sung chế tài, tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác này. Củng cố và chấn chỉnh lại trong nội bộ đơn vị, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ đủ năng lực quản lý. Yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Thường xuyên nắm chắc tình hình các dự án, kịp thời phát hiện các sai phạm vụ cùng các cơ quan liên quan , rà soát lại các cơ quan tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế…những đơn vị này không chỉ tiêu thì đề nghị giải thể. Đây là những biện pháp cơ bản đã được các cơ quan nghiên cưú, rút ra kinh nghiệm thực tiễn. Có làm tốt những biện pháp quản lý này, hoạt động đầu tư mới có thể mang lại những kết quả to lớn phục vụ cho đất nước. Kết luận. Báo cáo đã trình bày những vấn đề cơ bản sinh viên tiếp thu được trong giai đoạn thực tập tổng hợp: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập, thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển ở tầm vĩ mô đến những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư của đơn vị thực tập trong thời gian tới. Báo cáo cũng đã đưa ra một số ý kiến nhận xét, đánh giá, thể hiện sự nhìn nhận trên quan điểm của một sinh viên đang thực tập. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tham gia quản lý hoạt động đầu tư phát triển như thế nào? kết quả ra sao? là những kiến thức có ý nghĩa nhất mà sinh viên rút ra qua giai đoạn thực tập tổng hợp này. Bước sang giai đoạn thực tập chuyên đề, những kiến thức trên sẽ được tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn và chắc chắn sẽ bổ trợ tích cực, hiệu quả cho những kiến thức trong nhà trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC187.doc
Tài liệu liên quan