Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

Từ khi có đầy đủ các ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời(1988), hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện tính cạnh tranh trên thị trường mà chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng. Trong qúa trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng cao và phức tạp. Với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, hoạt động trong thị trường tài chính – ngân hàng còn nhiều khó khăn do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế. Tuy nhiên, CH NHCT Cầu Giấy đã chủ động tìm ra giải pháp, khắc phục khó khăn để hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Mở đầu Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh, hệ thống tài chính - ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng đang có nhiều thời cơ mới nhưng cũng gặp phải không ít những khó khăn thách thức. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới vừa mở ra những thi trường mới, có nhiều sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển cho các ngân hàng thương mại Nhà nước trong đó có Ngân hàng công thương Việt Nam nhưng cũng gây sức ép lớn về cạnh tranh và hội nhập cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy nghiên cứu về hoạt động tài chính nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà Nước nói riêng là một việc hết sức cần thiết. Là sinh viên khoa Ngân hàng tài chính, trong bối cảnh chung của cả đất nước, em nhận thấy mình cần phải trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết về lĩnh vực ngân hàng – tài chính để hiểu được những vấn đề cơ bản của hoạt động ngân hàng, nắm bắt được những thay đổi, những nhân tố tác động trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó hoàn thiện thêm kiến thức cho mình. Để có những kiến thức thực tế góp phần củng cố và hoàn thiện thêm kiến thức đã được các thầy cô giáo truyền dạy trong nhà trường, trong kỳ thực tập tốt nghiệp của mình, em xin được thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy. Trong bản Báo cáo tổng hợp của mình, vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và hướng dẫn tận tình của PGS. TS . Vương Trọng Nghĩa về bản Báo cáo tổng hợp này và trong suốt thời gian thực tập tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy. B – nội dung Phần I Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy được thành lập vào tháng 03/2001, được tách ra từ chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình , là chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công thương Việt Nam, một trong bốn Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Chi Nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy có trụ sở tại 117A, Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Là chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy được tổ chức, hoạt động kinh doanh theo đúng Luật tín dụng và quy chế hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Theo Quyết định số 066\QĐ- HĐQT-NHCT ban hành ngày 30/3/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam, thì bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương( CN NHCT ) Cầu Giấy được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, gồm Ban giám đốc và các phòng ban. * Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. * Các phòng ban: bao gồm 08 phòng ban, cụ thể: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng tín dụng đối nội, phòng tín dụng đối ngoại, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng kiểm tra nội bộ, phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị, phòng giao dịch Cầu Diễn. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó gim Phòng giao dịch Cầu Diễn Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng KH TH NV&TT Phòng kinh doanh đối nội 2. Chức năng của các phòng ban: 2.1 Ban Giám đốc: * Giám đốc: có chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Công thương Nhà Nước về hoạt động chung của Ngân hàng, và quản lý hoạt động của các phòng ban: Phòng kinh doanh đội nội, phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm tra nội bộ. * Phó giám đốc: Phó giám đốc thứ 1 chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của: phòng kinh doanh đối ngoại, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng giao dịch Cầu Diễn. Phó giám đốc thứ 2 chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của: phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị. 2.2 Các phòng ban: *Phòng tổ chức hành chính: Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà Nước và quy định của NHCT Việt Nam. thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. Nhiệm vụ: - Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đầo tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ nhân viên chi nhánh. Thực hiện việc mua sắm, theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà Nước và của NHCT Việt Nam. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà Nước và của NHCT Việt Nam. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tổ chức hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết... Thực hiện một số công việc khác do Ban giám đốc giao. *Phòng kế toán tài chính: Chức năng: Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo quy định của Nhà Nước và của NHCT. Nhiệm vụ: Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, phối hợp với các phòng ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo đúng quy định của Nhà Nước và NHCT. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng các chứng từ gốc... của chi nhánh. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với phòng tổ chức hánh chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng kinh doanh đối nội: Chức năng : Phòng kinh doanh đối nội là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước, thực hiện các nghiệp vụ khai thác vốn; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phối hợp với các phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng. Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng bao gồm: Cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi cho khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý các hạn mức tín dụng đã đưa ra theo từng khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch: Nhận và xử lý các nghiệp vụ vay vốn, bảo lãnh; thẩm định dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh theo quy định; đưa ra các quyết định chấp thuận/từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh; kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản cho vay trong và sau khi cho vay, phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn theo hợp đồng đã kí. Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Tìm các biện pháp thu hồi các khoản cho vay này; Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp tài chế tín dụng và xử lý các tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này. Nắm cập nhập phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh; Quản lý các tài sản đảm bảo. Theo dõi, phân tích, quản lí thường xuyên hoạt dộng kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. * Phòng tín dụng đối ngoại: Chức năng: Phòng tín dụng đối ngoại là phòng nghiệp vụ tổ chức nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp: Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu; thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu; Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu; Phát hành, thông báo bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: Xây dựng giá mua bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh; thực hiện việc mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân theo quy định của NHCT Việt Nam. Phối hợp với phòng kế toán chuyển tiền ra nước ngoài. Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại. Làm công tác khác cho Giám đốc giao. * Phòng tiền tệ kho quỹ: Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Nhiệm vụ: Quản lí an toàn kho quỹ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà Nước và NHCT Việt Nam. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Phối hợp với phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với Ngân hàng Nhà Nước, các CN NHCT trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động( ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ. kịp thời nhu cầu tại chi nhánh. Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và NHCT Thực hiện việc đóng gói lập bảng kê chuyển séc du lịch hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. * Phòng kiểm tra nội bộ: Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà Nước và cơ chế quản lý của nghành. Nhiệm vụ: Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc về tổ chức thực hiện quy trình, nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước, và NHCT Việt Nam. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lí cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán. Theo dõi, giám sát hoặc tham gia giải quyết, đôn đốc kiến nghị sau thanh tra các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh. Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với các phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Tham mưu cho Giám đốc về công tác phòng chống tham nhũng. Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại chi nhánh. Tham gia Hội đồng tín dụng tại chi nhánh với tư cách giám sát. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. * Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị: Chức năng: Phòng kế hoạch tổng hợp nguồn vốn và tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Nhiệm vụ: Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp , báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm báo cáo theo quy định của NHCT Việt Nam. Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm. Hướng dẫn khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ dầu mối thẻ: Lắp dặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng... Làm công tác thi đua của chi nhánh. Làm đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng màng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT Việt Nam quyết định. Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng giao dịch Cầu Diễn: Chức năng: Phòng giáo dịch Cầu Diễn là phòng nghiệp vụ được tách khỏi chi nhánh nhưng có một số chức năng của các phòng khác tại chi nhánh như: kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, kế toán tài chính, kiểm soát nội bộ... Nhiệm vụ: Phòng giao dịch Cầu Diễn có chức năng như các phòng trên nên nhiệm vụ của Phòng giao dịch Cầu Diễn cùng bao gồm nhiệm vụ của phòng tín dụng, phòng kế toán tài chính, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng kiểm tra nội bộ... Phần II Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Các sản phẩm dịch vụ của CN NHCT Cầu Giấy. Là chi nhánh cấp 01 của NHCT Việt Nam, hoạt đông kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là nơi có tình hình kinh tế, xã hội phát triển vào bậc nhất của đất nước đặc biệt trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng nên CN NHCT Cầu Giấy cung cấp đến khách hàng các nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ mà CN NHCT Cầu Giấy cung cấp cho khách hàng là: Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối. Hệ thống thanh toán điện tử, thiết bị truyền thông hiện đại nhanh chóng hoàn tất một lệnh thanh toán tự động thông qua mạng máy vi tính kết nối giữa các chi nhánh NHCT hoặc giữa NHCT với các ngân hàng khác. Phát hành thư bảo đảm, xác nhận bảo lãnh trong nước và quốc tế theo yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng, chính xác. Cung cấp dịch vụ tư vấn, đầu tư phát triển kinh doanh. Thực hiện các dịch vụ giao dịch tự động, thẻ ATM, Cash Card. Kết quả thực hiện các hoạt động kinh doanh của CN NHCT Cầu Giấy. Do tác động của những biến động kinh tế, xã hội trong khu vực và quốc tế, trong nhưng năm vừa qua tế đất nước ta phải đương đầu với một số khó khăn lớn gây bất lợi đối với nền kinh tế: giá một số nguyên liệu nhập tăng cao, một số doanh nghiệp của Việt Nam bị mất thị trường...Tuy vậy với sự nỗ lực lớn của toàn bộ nền kinh tế, năm 2004, GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khá.Trong lĩnh vực Ngân hàng, do tác động cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ nên tình hình lãi suất của nước ta đã có xu hướng trái chiều giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ trong một thời gian dài và tác động chuyển dịch trong cơ cấu vốn huy động: vốn huy động VNĐ tăng trong khi vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm. Mặt khác trong huy động vốn VNĐ có nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn như: Trái phiếu Chính phủ, kỳ phiếu của Tổng công ty Dầu khí...nên công tác huy động vốn của các Ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc huy động vốn trung và dài hạn. Điều này tác động lớn đến công tác tín dụng tại chi nhánh. Về công tác huy động vốn: Từ năm 2002, cùng với những thuận lợi do Ngân hàng Nhà Nướ có những quy định thông thoáng hơn trong cơ chế, chính sách tín dụng, tỷ giá, đặc biệt là cho phép các ngân hàng thương mại tự do thoả thuận lãi suất khi huy động vốn , thì đồng thời điều này cũng khiến cho các ngân hàng phải khó khăn hơn trong việc cân đối vốn cho hoạt động tín dụng. Trên các địa bàn có nhiều tổ chức tham gia huy động vốn với các hình thức và mức lãi suất hấp dẫn tạo nên sự cạnh tranh huy động ngày càng lớn... Do đó, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nằm trong tình trạng căng thẳng về vố, đặc biệt là nguồn vốn khả dụng VNĐ. Trong bối cảnh ấy, là một ngân hàng mới thành lập vào năm 2001, CN NHCT Cầu Giấy không thể không chịu những tác động chung. Tuy nhiên do sớm chủ động và có những biện pháp tích cực nên CN NHCT Cầu Giấy đã vượt qua khó khăn, đạt tốc độ tăng trưởng cao trong toàn hệ thống. Tình hình huy động và cơ cấu vốn huy động trong 03 năm gần đây tại CN NHCT Cầu Giấy thể hiện trong bảng chỉ tiêu sau: huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng vốn huy động 615 569 1 281 032 1 330 443 Phân loại theo đối tượng huy động: Tiền gửi doanh nghiệp 185 426 590 104 532 819 Tiền gửi dân cư 430 138 690 924 721 624 Tiền gửi TCKT khác 5 5 - Tiền vay tổ chức tín dụng - - 76 000 Phân theo loại tiền: VNĐ 430 228 761 917 818 357 Ngoại tệ 185 340 519 115 512 085 Phân loại theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn 133 263 376 184 327 214 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 th 270 291 468 779 413 143 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 th 133 471 309 712 350 276 Tiền gửi đảm bảo thanh toán 15 672 4 090 8 008 Phát hành công cụ nợ 62867 122 263 155 802 Theo bảng trên trong cơ cấu vốn huy động tiền gửi của các doanh nghiệp và dân cư đều tăng qua các năm. Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trong cao hơn của doanh nghiệp. Năm 2003, tiền gửi của dân cư tăng 60,63% (260 786 triệu đồng) so với năm 2002 trong khi tiền gửi của doanh nghiệp tăng 218,24% (404 678 triệu đồng). Năm 2004, tiền gửi của dân cư tăng 4,44% (30 700 triệu đồng) so với năm 2003 trong khi tiền gửi của các doanh nghiệp giảm 9,71% (57 285 triệu đồng) so với năm 2003; Tiền gửi bằng VNĐ tăng7,41% ( 56 440triệu đồng) trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ giảm1,35% (7 030 triệu đồng). Năm 2003, tiền gửi ngắn hạn tăng 182,29% (242 921 triệu đồng) so với năm 2002, tuy nhiên năm 2004 tỷ lệ này giảm 13,02% (48 970 triệu đồng).Tiền gửi trung hạn giảm 11,87% (55 636 triệu đồng) so với năm 2003. Tiền gửi dài hạn và phát hành công cụ nợ tăng nhưng tốc độ giảm so với năm 2003. Tiền gửi đảm bảo thanh toán năm 2003 giảm 73,90% (11 982 triệu đồng) so với năm 2002 nhưng năm 2004 tỷ lệ này tăng lên 95,79% (3918 triệu đồng).Tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác là không đáng kể. Mức huy động vốn trong các tổ chức kinh tế đã phản ánh đúng tình hình tài chính của các doanh nghiệp hiện nay về vốn sau kết thúc năm kinh doanh, ngoài việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước, chi trả lương cho người lao động. Mặt khác tại chi nhánh có một số doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có số dư tiền gửi trong năm rất lớn nhưng trước khi kết thúc năm phải chuyển vốn về đơn vị chính tại các ngân hàng khác nên tiền gửi vốn huy động của các tổ chức kinh tế giảm nhiều về cuối năm. Về công tác tín dụng: Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam theo phương châm” Phát triển-An toàn- Hiệu quả” , CN NHCT Cầu Giấy đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Tình hình sử dụng vốn tại CN NHCT Cầu Giấy được thể hiện tổng quát qua bảng sau: Sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng dư nợ đầu tư và cho vay 1 171 231 1 208 080 1 216 762 Dư nợ đầu tư 3 031 1 968 2 460 Dư nợ nền kinh tế 1 168 201 1 206 111 1 214 302 Trong đó, dư nợ đối với nền kinh tế phân theo: Theo đối tượng cho vay: DNQD 838 081 762 788 680 620 DNNQD 330 118 443 322 533 682 Theo kỳ hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn 920 868 881 661 878 292 Cho vay trung hạn 76 113 85 833 70 122 Cho vay dài hạn 171 219 238 617 265 888 Theo cơ cấu loại tiền: VNĐ 1 089 682 990 635 971 740 Ngoại tệ 78 518 215 476 242 563 Cùng với việc huy động vốn tăng lên thì kết quả sử dụng vốn của chi nhánh trong thời giân qua cungx được đánh giá là khá thành công. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của CN NHCT Cầu Giấy đều tăng qua các năm, mức dư nợ cho vay năm 2004 đạt 1 214 302 triệu đồng, tăng 0,68% so với năm 2003, về mặt tuyệt đối cao hơn năm 2003 nhưng tốc độ tăng thấp hơn năm 2003( năm 2003 đạt 1 206 111 triệu đồng, tăng 3,24% so với năm 2002). Trong cơ cấu tín dụng, tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà Nước luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh song tỷ trọng này có xu hướng ngày càng giảm dần, đồng nghĩa với việc đối tượng khách hàng sử dụng tín dụng của CN NHCT Cầu Giấy là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khi số lượng các doanh nghiệp Nhà Nước đã và đang tiến tới cổ phần hoá ngày càng lớn. Các doanh nghiệp Nhà Nước được cổ phần hoá đều là các doanh nhiệp được xếp loại A có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước đây đa số đều được CN NHCT Cầu Giấy cho vay với hình thức không có bảo đảm bằng tài sản với số dư nợ lớn. Sau khi cổ phần hoá, dư nợ cho vay giảm mạnh do sau khi các doanh nghiệp Nhà Nước cổ phần hoá CN NHCT Cầu Giấy đã xác định đây là các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và tiếp tục cho vay như đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng cách bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay. Thực tế, sau khi cổ phần hoá số lượng các doanh nghiệp quốc doanh được CN NHCT Cầu Giấy cho vay có bảo đảm bằng tài sản đã giảm, chủ yếu là tập trung thu nợ. Xét về mặt chất lượng tín dụng thì ngày càng tăng, hệ số rủi ro giảm nhưng xét về mặt kinh tế thì lợi nhuận thu được từ các khách hàng này giảm mạnh vì CN NHCT Cầu Giấy không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho khách hàng ( do quy chế tín dụng hiện hành của NHCT Việt Nam thì mức cho vay theo hình thức không có bảo đảm tối đa bằng vốn chủ sở hữu nhưng không vượt quá 10 tỷ đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 5 tỷ đồng đối với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài) trong khi các ngân hàng khác vẫn giải quyết cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Điều đáng nói là nếu trước đây cơ cấu dư nợ cho vay các NHTM nói chung dành cho khu vực doanh nghiệp Nhà Nước chiếm tỷ trọng cao thì trong thời gian qua CN NHCT Cầu Giấy lại mạnh dạn đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt cho thực hiện các chương trương trình tín dụng như: Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế phụ, phương tiện sinh hoạt đối với cán bộ công nhân viên và cho sinh viên vay vốn học tập...chiếm tỷ lệ khá cao. Nhiều dự án quan trọng trên địa bàn do được đầu tư kịp thời từ nguồn vốn của chi nhánh nên đã phát huy hiệu quả. Trong số đó, những dự án đáng chú ý như: Đầu tư năng lực cơ sở vật chất và thiết bị thi công cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty cơ khí giao thông, Tổng công ty cơ khí xây dựng, Nhà máy gạch Cotto Xuân Hoà, Thiết bị chuyên dùng công ty may xuất khẩu Chiến Thắng, Công ty cao su Hà Nội, toà nhà làm việc và cho thuê của công ty cổ phần Ford Thăng Long, đầu tư đổi mới phương tiện và thiết bị thi công cơ giới cho công ty Cầu 12, công ty cổ phần xây dựng Công trình giao thông 118... Ngoài ra, do nắm bắt được nhu cầu thị trường và sẵn sàng tạo mọi điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư cũng như hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng khác nhau sử dụng dịch vụ tiện ích ngân hàng, ngay sau khi được thành lập CN NHCT Cầu Giấy đã tiến hành các hoạt động bảo lãnh, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Đến nay, hoạt động này cũng đạt kết quả và góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả kinh doanh trong thời gian qua: Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng một địa bàn hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay vốn, lại thêm việc là một ngân hàng mời được thành lập trong một thời gian ngắn nên còn nhiều hạn chế về quy mô và khả năng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, CN NHCT Cầu Giấy đã có chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đầu tư vốn. Do vậy, kết quả kinh doanh từ năm 2002 đến nay được khái quát trong bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thu nhập 73 078 108 775 95 093 Chi phí 62 990 88 635 90 318 Lợi nhuận 10 088 20 140 4 775 - Doanh thu năm 2004 giảm so với năm 2003 là 13 682 triệu đồng. Chi phí tăng 1 683 triệu đồng. Lợi nhuận giảm 15 365 triệu đồng. Điều này đòi hỏi công tác lãnh đạo kinh doanh của CN NHCT Cầu Giấy cần tập trung và đổi mới để thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Phần III Phương hướng nhiệm vụ phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy trong thời gian tới Kể từ khi thành lập đến nay, sau 04 năm đi vào hoạt động và phát triển, tuy là một ngân hàng còn non trẻ nhưng Chi nhánh NHCT Cầu Giấy đã và đang đạt được sự thay đổi cơ bản về chất, đang dần đi vào quỹ đạo của sự phát triển vững chắc để hướng tới một chi nhánh ngân hàng phát mạnh, hiện đại tham gia vào hệ thống Ngân hàng Công thương và hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, CN NHCT Cầu Giấy còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ và các kết quả kinh doanh đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là kết quả kinh doanh năm 2004 và sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về kế hoạch kinh doanh tại Hội nghị triển khai công tác năm 2005 trong toàn hệ thống của NHCT Việt Nam, CN NHCT Cầu Giấy xây dựng phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm sau: 1. Về công tác huy động vốn: Tăng cường công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt mở rộng thu hút tiền gửi từ dân cư. Tiếp tục giữ vững các tổ chức kinh tế các khách hàng thường xuyên, có tiền gửi lớn tại chi nhánh. Mặt khác tiếp tục tiếp cận khách hàng mới có nguồn vốn nhận từ tài trợ quốc tế về mở tài khoản và gửi tiền tại chi nhánh. Thực hiện đa dạng hoá các hình thứ huy động vốn với nhiều tiện ích cho người gửi tiền, có những chính sách thích hợp đối với từng khách hàng để áp dụng lãi suất huy động vốn linh hoạt theo định chế của NHCT VIệt Nam. Thường xuyên nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác để giữ vững và thu hút thêm khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Về công tác tín dụng: Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững, không để để phát sinh tăng các khoản nợ khó đòi. Quán triệt nguyên tắc cho vay theo nguyên tắc thương mại và thị trường nhưng phải đảm bảo có mức tăng trưởng và chất lượng tín dụng lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Thực hiện phân tích đánh giá tính hình tài chính và khả năng sản xuất kinh doanh của các khách hàng. Tổ chức phân loại khách hàng để xác định mức cho vay, phương thức cho vay, biện pháp đảm bảo nợ cho phù hợp với từng đối tượng cho vay và từng khách hàng cụ thể, trong đó cần nắm chắc về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong nghành xây dựng. Đới với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhỏ so với tổng tài sản nợ của doanh nghiệp, chỉ cho vay ở mức độ phù hợp khi đã được sự chấp thuận của NHCT Việt Nam. Tiếp tục giảm dần dư nợ ở một số doanh nghiệp thường xuyên phải gia hạn nợ, thu hết nợ ở những doanh nghiệp yếu kém hiện đang vay vốn ở một số chi nhánh trong cùng hệ thống và vay vốn tại cáctổ chức tín dụng khác. Không tập trung vốn lớn vào một khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. Đối với cho vay trung và dài hạn: thực hiện nghiêm túc các định chế về cho vay hiện hành của NHCT Việt Nam trong đó phải tuân thủ nghiêm túc về vốn tự có, tài sản bảo đảm. hiệu quả kinh tế theo từng dự án cụ thể, không để vượt quá tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn theo định hướng của NHCT Việt Nam. Tiép tục tiếp cận các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đầu tư cho vay. Về xử lý nợ tồn đọng: Tiếp tục nỗ lực xử lý hết số tài sản đảm bảo còn lại, giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng theo chủ trương của Chính Phủ và Đề án tái cơ cấu của NHCT Việt Nam. Đồng thời rà soát lại những món nợ tồn đọng của cả ba nhóm: huy động vốn, kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại để tiếp tục thực hiện xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước và NHCT Việt Nam. Về các hoạt động khác: Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý điều hành kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong chi nhánh nhằm đảm bảo phát triển an toàn và đúng định hướng. Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thông thanh toán, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng cung ứng các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ đảm bảo cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để thực hiện thành công phương hướng nhiệm vụ của CN NHCT Cầu Giấy và sự nghiiệp đổi mới của NHCT Việt Nam C –Kết luận Từ khi có đầy đủ các ngân hàng thương mại quốc doanh ra đời(1988), hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện tính cạnh tranh trên thị trường mà chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ ngân hàng. Trong qúa trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng cao và phức tạp. Với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, hoạt động trong thị trường tài chính – ngân hàng còn nhiều khó khăn do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế. Tuy nhiên, CH NHCT Cầu Giấy đã chủ động tìm ra giải pháp, khắc phục khó khăn để hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Thời gian tới tuy còn nhiều khó khăn thử thách song với kinh nghiệm sự nỗ lực và những bước đi vững chắc của mình CN NHCT Cầu Giấy sẽ tiếp tục phát huy những thành công và khắc phục, hạn chế những tồn tại và yếu kém, thực hiện tốt kế hoạch đề ra trong thời gian tới, CN NHCT Cầu Giấy cần nỗ lực hơn nữa, nhanh chóng hoàn thành quy trình hiện đại hoá ngân hàng theo yêu cầu tái cơ cấu của NHCT Việt Nam, tiến hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trở thành một chi nhánh “Phát triển- an toàn- hiệu quả” trong toàn hệ thống, đủ sức tham gia cạnh tranh với các ngân hàng cùng hoạt động trong khu vực và trong nước. Mục lục a - mở đầu 1 b - nội dung Phần II Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại CN NHCT Cầu Giấy 2 1. Cơ cấu tổ chức tại CN NHCT Cầu Giấy 2 2. Chức năng của các phòng ban 3 Phần II Hoạt động kinh doanh của CN NHCT Cầu Giấy 10 1. Các sản phẩm dịch vụ của CN NHCT Cầu Giấy 2. Kết quả thực hiện các hoạt động kinh doanh tại CN NHCT Cầu Giấy 10 2.1 Về công tác huy động vốn 11 2.2 Về hoạt động tín dụng 13 2.3 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua 16 Phần II Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của CN NHCT Cầu Giấy trong thời gian tới 17 1. Về công tác huy động vốn 17 2. Về công tác tín dụng 18 3. Về xử lý nợ tồn đọng 18 4. Về các hoạt động khác 19 c - kết luận. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34774.doc
Tài liệu liên quan