Báo cáo Thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình

Chi nhánh NHCT KV Ba Đình với lịch sử hình thành và quá trình phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh gắn liền với tình hình kinh tế, xã hội đất nước.Trong giai đoạn đầu khi mới chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh, hoạt động của NH đã kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh của 1 NH trên địa bàn thủ đô.Tuy vậy, sau khi nâng cấp quản lý cùng đổi mới cơ chế hoạt động, hoạt động kinh doanh đã thu được những thành tựu đáng kể.Cho đến nay, bộ máy hoạt động của chi nhánh ngày càng hoàn thiện bao gồm 12 phòng ban hoạt động hiệu quả và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của chi nhánh cũng không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế. Các hoạt động liên quan đến đầu tư tại chi nhánh như đầu tư về nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư cho xây dựng cơ bản, công tác thẩm định ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, những hoạt động này cũng gặp phải không ít tồn tại và cần có những giải pháp để khắc phục và hoàn thiện.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 7.75% + Nợ nhóm III: 927 Triệu, chiếm tỷ trọng 0.04% So với kế hoạch : Nợ nhóm II gấp 2.91 lần so với kế hoạch ( 183390 triệu/ 63000 triệu) phát sinh chủ yếu ở doanh nghiệp xây dựng giao thông. Nợ xấu: tỷ trọng 0.04%, chỉ còn 927 triệu của công ty sản xuất vật liệu và xây dựng công trình I xếp loại nhóm III. Ngoài ra nhóm nợ xấu đã được xử lý ra ngoại bảng trong năm 2006 là 23651 triệu, chiếm gần 1%/ tổng dư nợ. + Năm 2006 nhìn chung chất lượng tín dụng đã được quản lý sát sao hơn. - Phân loại nợ theo tài khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn Nợ gia hạn đến 31/12/2006 là 68837 triệu, tăng 64.15% so với cuối năm trước. Nợ quá hạn 4461 tỷ, so với cuối năm trước giảm 14906 triệu, chiếm tỷ trọng 1.89%/ tổng dư nợ. * Thu nợ ngoại bảng & thu lãi dự thu nhóm II - Thu nợ ngoại bảng Từ nguồn xử lý rủi ro đạt 53.06% Nguồn chính phủ cấp: kế hoạch thu 3 tỷ, thực hiện 193 triệu, trong đó có món nợ, nhiều năm nay có vướng mắc cơ quan thi hành án không thực hiện được, doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ. - Thu lãi dự thu nhóm II Theo công văn 6123/CV – NHCT T11 của NHCTVN, đến 21/12/2006 có 25092 triệu đồng lãi dự thu nhóm II chi nhánh phải bóc tách khỏi thu nhập. Kết quả chỉ trong 1 tuần cuối cùng năm 2006, chi nhánh thu lại được 22327 triệu. 1.3. Hoạt động tài trợ thương mại * Bảo lãnh trong nước - Bảo lãnh 1907 món với giá trị 491,85 tỷ. - Không có món bảolãnh nào chi nhánh phải thanh toán cho bên được bảo lãnh, phí thu được 5,25 tỷ. - Số dư báo cáo đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ, tăng so với cuối năm trước là 115 tỷ. * Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền - Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 175triệu USD tương đương 2815 tỷ, tăng 10% so với năm 2005. Trong đó: + Thanh toán L/C NK 1120 món, với giá trị 108,317 triệu USD. + Thanh toán nhờ thu đến 205 món, giá trị 3,708 triệu USD. + Thanh toán L/C XK nhờ thu đi 7,401 triệu USD. - Chuyển tiền 1038 món, gía trị 31660 triệu USD. - Giá trị L/C đến 31/12/2006 chưa thanh toán 31963 triệu USD. * Kinh doanh ngoại tệ - Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 878,730 triệu USD, tăng 78% so với năm trước. - Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệu, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu. 1.4. Các hoạt động khác * Phát triển dịch vụ thẻ - Trong năm phát hành được 2908 thẻ ATM , tổng số thẻ chi nhánh đang quản lý lên tới 5831 thẻ. Đã lắp đặt 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng - Phát hành 60 thẻ tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch. lắp đặt 20 máy thanh toán EPC. * Kế toán giao dịch - Cơ chế thanh toán của NHNN không ngừng được hoàn thiện đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạt động, cùng qúa trình đổimới áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ thanh toán, khối lượng thanh toán qua NH tăng , tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng. - Hết năm 2006 có 5554 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, tăng 9.4%. + Khối lượng thanh toán là 299755 món, tăng 8.2% + Doanh số thanh toán 47863 tỷ, tăng 29% + Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 81.35% , tăng 3.49% so với năm trước. * Quản lý kho quỹ - Khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ NH trong năm đạt 14610 tỷVNĐ, tăng 32.2 % so với năm trước. - Kho quỹ đượcđảm bảo an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu. - Trong năm 2006 đã trả lại cho KH nộp tiền thừa 398 món, với số tiền 559.45 triệu VNĐ; 12200USD; 3000 EUR. * Phát triển các điểm giao dịch - Chi nhánh đã cải tạo nâng cấp 2 địa điểm quỹ tiết kiệm: Quỹ tiết kiệm 26 quán thánh, Quỹ tiết kiệm 21- Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu. - Chi nhánh đã tìm chọn và thuê một địa điểm mới tại đường Láng Hạ của tổng công ty XDCTGT I. Năm 2006 chi nhánh đã hoàn thiện và phát triển 3 điểm giao dịch mẫu, theo đúng kế hoạch của NHCTVN giao. * Công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ - Chi nhánh luôn có kiểm tra hàng tháng, hàng quý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, trong đó rất chú trọng triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu Vực Ba Đình giai đoạn 2003- 2006 2.1 Về huy động vốn Tên bảng: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2003- 2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư tỷ đồng 3.192 3.639 4.164 4.400 2 Phân theo loại tiền gửi 2.1 Tiền gửi VNĐ tỷ đồng 2.718 2.984 3.469 3.497 2.2 Tiền gửi ngoại tệ tỷ đồng 474 655 6.952 853 3 Phân theo chủ thể 3.1 Huy động từ TCKT,TC tỷ đồng 1.408 1.806 2.050 1.962 3.2 Huy động từ dân cư tỷ đồng 1.784 1.833 2.114 2.388 Bảng thể hiện nguồn vốn huy động của CN NHCT KV Ba Đình phân theo loại tiền gửi và chủ thể giai đoạn 2003 – 2006 ( Theo nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2003 – 2006). Phân tích số liệu thống kê từ bảng, ta thấy: - Tổng vốn đầu tư năm 2004 là 3639 tỷ, so với năm 2003 tăng 447 tỷ, trong đó: Tiền gửi VNĐ: 2984 tỷ đ, tăng 266 tỷ so với năm 2003, tức tăng 9.79% Tiền gửi ngoại tệ là 655 tỷ, tăng 181 tỷ so với năm 2003, tức tăng 38.2%. - Về cơ cấu vốn: Huy động từ tổ chức kinh tế là 1806 tỷ, so với năm 2003 tăng 398 tỷ, tức tăng 28.27% Huy động từ dân cư là 1833 tỷ, so với năm 2003 tăng 49 tỷ, tức tăng 2.7%. Năm 2005, tổng vốn huy động là 4164 tỷ, tăng so với năm 2004 là 525 tỷ, tương đương mức tăng là 14.43%. Trong đó: Vốn huy động là TG VNĐ là 3469 tỷ, tăng 16.25% so với năm 2004. Vốn huy động là ngoại tệ là 695 tỷ, tăng 6.1 % so với năm 2004 - Về cơ cấu vốn năm 2005: Huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác đạt 2050 tỷ, tăng 244 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 13.5% và tiền gửi dân cư tăng 281 tỷ, tức tăng 13.5%. - Năm 2006 : Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 là 4400 tỷ, cao hơn năm 2005 là 16.4%. Tổng nguồn vốn huy động cho đến 31/12/2006 là 4350 tỷ so với cùng kỳ năm 2005 tăng 190 tỷ. - Số dư tiền gửi TCKT đến 31/12/2006 dư 1962 tỷ, so cùng kỳ năm 2005 giảm 88 tỷ.Trong đó: Tiền gửi thường xuyên của một số doanh nghiệp có nguồn TG lớn là 1135 tỷ, so với đầu năm giảm 152 tỷ. Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ là 2388 tỷ, so cùng kỳ năm 2005 tăng 13.17 %. 2.2 Hoạt động kinh doanh tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Tên bảng: Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 - 2006 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1 Dư nợ cho vay tỷ đ 1703 1894 2816 2360 2 Giá trị bảo lãnh tỷ đ 400 570 496 491.85 Theo nguồn : BC kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2003 - 2006 Phân tích số liệu thống kê từ bảng cho thấy: - Năm 2004, dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, đạt 1894 tỷ đ, tăng 191 tỷ hay tăng 11.2% so với năm 2003.Về nghiệp vụ bảolãnh, năm 2004 phát hành 879 món với giá trị khoảng 400 tỷđ, không có trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh. Về chất lượng tín dụng, từ đầu năm 2004 chi nhánh rất chú trọng đến công tác thẩm định tín dụng. Đặc biệt sau hội nghị sơ kết hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2004 của NHCTVN, chi nhánh đã kịp thời triển khai thực hiện kế hoạch “ về nâng cao chất lượng tín dụng” trong đó đánh giá thực trạng về dư nợ và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn. Về nợ quá hạn: năm 2004 phát sinh 36814 triệu đồng, đã thu được 30960 triệu, dư nợ quá hạn còn 5904 triệu chiếm khoảng 0.31%. Về nợ gia hạn: thường ở mức cao, tính đến ngày 31/12/2004 là 116 tỷ đồng. - Năm 2005, dư nợ cho vay đạt 2816 tỷ, tăng 922 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 48.7%.Trong đó dư nợ dưới dạng VNĐ là 1950 tỷ, tăng 641 tỷ so với năm 2004 tức tăng 48.96% và ngoại tệ là 866 tỷ, tăng 281 tỷ so với năm 2004 tức tăng 48.03%. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dư nợ, tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn và nợ gia hạn, NH tăng cường cho vay có tài sản bảo đảm, kết quả là tình hình dư nợ của chi nhánh cho đến cuối năm 2005 có nhiều chuyển biến tốt. Về nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2005 phát hành 1374 món, với giá trị là 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ. - Năm 2006, dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2360 tỷ, so với cuối năm 2005 bằng 83.8%.Trong đó: dư nợ cho vay VNĐ là 1710 tỷ, so với cuối năm trước bằng 87.69% và dư nợ cho vay là ngoại tệ quy VNĐ là 650 tỷ, so với cuối năm 2005 bằng 75%. Dư nợ bình quân và dư nợ cuối kỳ đều giảm hơn so với năm 2005. Về nợ gia hạn đến 31/12/2006 là 68837 triệu, tăng 64.15 triệu so với cuối năm trước. Về nợ quá hạn là 4461 tỷ, so với cuối năm trước giảm 14906 triệu, chiếm tỷ trọng 1.89% trên tổng dư nợ. 2.3 Hoạt động tài trợ thương mại Đơn vị: USD Tên bảng: tình hinh tài trợ thương mại tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 - 2006 Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Kinh doanh ngoại tệ 205.160.955 273.253.876 493.370.638 878.730.000 Thanh toán XNK 104.113.740 131.611.842 159.009.733 175.000.000 Bảng thể hiện tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ và tổng thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giai đoạn 2003- 2006.( Nguồn: BC kết quả kinh doanh chi nhánh giai đoạn 2003 – 2006) Phân tích số liệu từ bảng thống kê cho thấy: * Năm 2004, tổng doanh số mua bán tăng 33.19% so với năm 2003, trong đó: Doanh số mua là 137.011.253 USD, tăng 35.430.302 USD, tương đương tăng 34.88% so với năm 2003 Doanh số bán là 136.242.623 USD, tăng 31.53% so với năm 2003. - Thanh toán hàng nhập là 118.327.659 USD, tăng 23.17% so với năm 2003. Trong đó: phát hành 828 L/C nhập với gía trị 98.922.658 USD, thanh toán 154 món với giá trị 3.191.480 USD, chuyển tiền đi 766 món, với giá trị 16.213.521 USD. - Thanh toán hàng xuất với giá trị 13.284.183 USD, tăng 65.12% so với năm 2003. * Năm 2005, tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 493.370.638 USD, tăng 220116762 USD, bằng 180.55% so với năm 2004. Tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhậpkhẩu đạt 159.009.733 USD, với 2061 món, tăng 20.8 % so với năm 2004. * Năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 878.730.000 USD,tăng 78% so với năm 2005. Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệu, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ là 1028 triệu đồng. Tổng doanh số thanh toán XNK đạt 175 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005. 2.4 Các hoạt động khác a. Phát triển dịch vụ thẻ - Năm 2004, chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ,lắp đặt thêm 4 máy ATM đưa tổng số máy lên 6 máy vào hoạt động tại các điểm giao dịch thuận tiện; phát hành thêm 1032 thẻ, tăng số thẻ của chi nhánh lên 1606 thẻ, trong đó có 690 thẻ trả lương hàng tháng của 4 doanh nghiệp với doanh số 2800 triệuVNĐ/ tháng. - Đến cuối năm 2005 chi nhánh đã phát hành 3142 thẻ ATM, 25 thẻ Visa/ Master card, lắp đặt 11 máy thanh toán thẻ riêng. - Đến năm 2006, chi nhánh đã phát hành được 2908 thẻ ATM, đưa tổng số thể của chi nhánh lên 5831 thẻ. Đã lắp đặt 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng.; Phát hành 60 thẻ tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch, thiết lập và lắp đặt 20 máy thanh toán EDC. b. Kế toán giao dịch - Năm 2005, khối lượng thanh toán 227.435 món, trong đó có 136.515 món thanh toán không dùng tiền mặt; tổng giá trị thanh toán đạt 36.916 tỷ VNĐ - Năm 2006, khối lượng thanh toán là 299755 món, tăng 8.2% so với năm 2005; tổng giá trị thanh toán đạt 47863 tỷ, tăng 29.6% so với năm 2005.Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 81.35%, tăng 3.49% so với năm 2005. c. Quản lý kho quỹ Tên bảng: Tình hình quản lý kho quỹ tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 - 2006 STT Năm Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 1 DS thu chi tiền mặt 10017(tỷvnđ) Và 85 (tr$) 15.025 (tỷVNĐ) và 127(tr$) 11051(tỷvnđ) Và 333(tr$) 14610(tỷ Vnđ) và 390( tr$) 2 Trả cho KH nộp thừa 400 món 460 món 398 món 3 Phát hiện & thu giữ tiền giả 802 (tờ tiền giả) 245 tờ Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2003 - 2006 Phân tích bảng số liệu ta thấy: - Doanh số thu chi tiền mặt năm 2004 là 15.025 tỷ VNĐ và 127 triệu USD, so với năm 2003 khối lượng tiền VNĐ tăng hơn 50% nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.Cán bộ kiểm ngân trả cho khách hàng nộp thừa 400 món bao gồm: 445.673.000 VNĐ, 4951 USD, 1000 EUR. Phát hiện và thu giữ 802 tờ tiền giả mệnh giá 51.790.000 đ. - Năm 2005, phát sinh thu tiền mặt 11.056 tỷ VNĐ, 226.050.113 USD; phát hiện và thu giữ 245 tờ tiền giả mệnh giá 21 triệu; trả tiền thừa cho khách hàng là 477,50 triệu đồng với 460 món. - Năm 2006, Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH trong năm đạt 14610 tỷ VNĐ, tăng 32.2% so với năm 2005.Ngoại tệ là 390 triệu USD, tăng 17.2% so với năm 2005.Kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu. Trong năm 2006 đã trả lại cho KH nộp tiền thừa là 398 món, với số tiền 559,45 trVNĐ, 12200$, 3000EUR. d. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra kiểm soát trên các mặt hoạt động nghiệp vụ ngày càng được chú trọng và được thực hiện chặt chẽ tại chi nhánh. Đặc biệt là việc triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ và an ninh mạng. Phần II. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tạ chi nhánh NHCT KV Ba Đình. I. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 1. Công tác lập, quản lý, kế hoạch hoá hoạt động đầu tư 1.1 Công tác lập kế hoạch, quy hoạch Ngân hàng có các hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực như: đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư cho nguồn nhân lực; và công tác thẩm định dự án.Cùng với việc phân cấp rõ ràng chức năng của từng phòng ban mà công tác lập kế hoạch, quy hoạch cho các hoạt động liên quan đến đầu tư cũng được phân chia rõ ràng. Công tác lập kế hoạch và quy hoạch cho các hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực được thực hiện bởi phòng tổ chức – hành chính.Theo đó chức năng của phòng tổ chức hành chính là: - Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên - Lập kế hoạch và thực hiện việc mua sắm tài sản, công cụ lao động, trang thiết bị… Trong công tác thẩm định dự án thì việc lậpkế hoạch được thực hiện bởi các phòng thực hiện chức năng này. 1.2 Công tác quản lý dự án Công tác quản lý dự án đầu tư: đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực… tại chi nhánh được thực hiện bởi phòng tổ chức – hành chính. 2. Đầu tư vào nhà xưởng , máy móc thiết bị Đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng là một mảng phải kể đến trong các hoạt động liên quan đến đầu tư của chi nhánh NHCT Ba đình. - Chi nhánh đã cải tạo và nâng cấp hai địa điểm Quỹ tiết kiệm 26 Quán Thánh và quỹ tiết kiệm 21 Thành Công thành 2 địa điểm giao dịch mẫu. - Chi nhánh đã tìm chọn và thuê thêm 1 địa điểm mới tại đường Láng Hạ của tổng công ty xây dựng công trình giao thông I. Năm 2006, chi nhánh đã hoàn thiện và phát triển 3 điểm giao dịch mẫu, theo đúng kế hoạch mà NHCT VN giao. Đặc biệt, hiện nay chi nhánh Ba Đình đang tiếp tục triển khai xây dựng toà nhà làm trụ sở cho hoạt động phát triển của chi nhánh theo kế hoạch và nguồn vốn được cấp từ NHCT VN.Toà nhà này được xây dựng ở vị trí đối diện với vị trí đang hoạt động hiện tại của chi nhánh. 3. Đầu tư vào nguồn nhân lực Chi nhánh đã tổ chức đào tạo lại 180 lượt cán bộ, tổ chức 2 lớp tin học trên 90 người tham gia, 100% cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng tham dự bồi dưỡng , tổ chức cho cán bộ kiểm ngân, thủ quỹ tập huấn về kiểm đếm, nhận biết tiền giả. Chi nhánh còn tổ chức thi nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tài trợ thương mại theo kế hoạch của NHCT VN, xây dựng đề thi nghiệp vụ tín dụng, chuẩn bị cử cán bộ thi nghiệp vụ do NHNN TP Hà Nội tổ chức. Chi nhánh còn có các hoạt động ngoài giờ cho cán bộ của chi nhánh, như kết hộp chặt chẽ với công đoàn, đoàn thanh niên phát động các đợt thi đua ngắn ngày, tổ chức tham gia các hội thi thể thao, diễn văn nghệ trong hệ thống khu vực… được các ngành, các cấp của thành phố đánh giá cao. 4. Đầu tư vào khoa học công nghệ Hiện nay, chi nhánh NHCT KV Ba Đình đang trong quá trình thực hiện định hướng và áp dụng vào cơ cấu tổ chức của mình.Trong việc ứng dụng kỹ thuật vào nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Đến 31/12/2005, chi nhánh đã phát hành 3142 thẻ ATM, 25 thẻ Visa/ Master card, lắp đặt 11 máy thanh toán thẻ riêng. Năm 2006 chi nhánh đã lắp đặt thêm 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận lợi cho khách hàng, Thiết lập và lắp đặt 20 máy thanh toán EPC.Chi nhánh luôn chú trọng đến phát triển khoa học công nghệ, để áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của mình. Một thành tựu phải kể đến trong hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ của chi nhánh đó là chi nhánh đã xây dựng được một hệ thống mạng LAN trong hệ thống các phòng ban tạo điều kiện cho việc liên lạc, trao đổi giữa các phòng ban và tìm thông tin của NH. 5. Công tác thẩm định dự án 5.1 Về quy trình thẩm định Quy trình thẩm định được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. 5.1.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ -Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ. Sau khi kiểm tra nếu đầy đủ cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình. 5.1.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn a. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn Cán bộ tín dụng kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin. - Kiểm tra hồ sơ khách hàng - Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay - Kiểm tra mục đích vay vốn b. Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư gồm điều tra về: - Khách hàng vay vốn - Về phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư c. Kiểm tra xác minh thông tin d. Phân tích ngành e. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn f. Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt g. Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư h. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 5.1.3 Xác định phương thức cho vay Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay. 5.1.4 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay 5.1.5 Lập tờ trình thẩm định Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định cho vay lên trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền. Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ tín dụng chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để lập tờ trình thẩm định 5.1.6 Tái thẩm định khoản vay Tổng giám đốc ngân hàng CT VN quy định giá trị của khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ. Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một tổ trưởng hoặc phó phòng tín dụng làm thành viên.Những thành viên này không bao gồm những cán bộ tín dụng đã thẩm định lần đầu. Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất có cho vay hay không và chịu trách nhiệm về các công việc nêu trên. 5.1.7 Trình duyệt khoản vay - Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở + Cán bộ tín dụng trình tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng ghi rõ ý kiến của mình về khách hàng, phương án vay vốn có được duyệt không để cho vay theo quy định của pháp luật và NHCTVN. + Trưởng phòng tín dụng: kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm…theo quy định hiện hành, ghi rõ trên tờ thẩm định ý kiến của mình. + Giám đốc ngân hàng phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình. - Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở + Cán bộ tín dụng thực hiện trách nhiệm như trên + Trưởng phòng thẩm định đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở triệu tập họp HĐTĐ cơ sở, chỉ đạo cán bộ thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng thẩm định cơ sở. + Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở: Triệu tập và điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở. 5.2 Về phương pháp thẩm định Hiện nay chi nhánh NHCT KV Ba Đình sử dụng chủ yếu 3 phương pháp thẩm định là: Phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy.Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các phương pháp này vẫn còn gặp phải một số hạn chế. - Phương pháp so sánh đối chiếu: việc áp dụng phương pháp này còn mang tính giản đơn: Mới chỉ dừng lại ở việc xem xét một số khía cạnh như hồ sơ dự án có hợp lệ hay không,hồ sơ dự án có đầy đủ không, có phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định của NHCT VN không,..Các chỉ tiêu về tình hình tài chính được so sánh giữa các năm với nhau.. - Phương pháp dự báo: dự báo về tình hình cung cầu, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm…mang tính chất định tính, dựa trên những thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng.. - Phương pháp phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy của dự án đã được sử dụng nhưng không nhiều. 5.3 Về nội dung thẩm định dự án đầu tư 5.3.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng 5.3.2 Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín khách hàng - Thẩm định năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Cán bộ tín dụng chú ý kiểm tra, phân tích, đánh giá những nội dung chính như: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động, quản trị điều hành, tình hình sản xuất kinh doanh… - Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng theo các nội dung là: + về thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh: Tổng thu của hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận, chi phí sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng.. + Về phân tích tình hình tài chính: các chỉ tiêu Tổng tài sản/nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, tình trạng hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt… 5.3.3 Thẩm định dự án đầu tư Các nội dung cần thẩm định gồm: - Thẩm định kinh tế dự án đầu tư + Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung cơ bàn của dự án + Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án + Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án - Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư Các nội dung thẩm định kỹ thuật gồm: + Địa điểm xây dựng + Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án + Thẩm định công nghệ, kỹ thuật , thiết bị, máy móc +Quy mô, giải pháp xây dựng - Thẩm định về khả năng thực hiện dự án đầu tư + Đánh giá về phương thức tổ chức, quản lý thực hiện dự án +Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn - Phân tích tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả kinh tế- tài chính và khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu phải đề cập và tính toán cụ thể là: + Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: Giá trị hiện tại của thu nhập thuẩn( NPV) Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) + Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ Nguồn trả nợ hàng năm: lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản, các nguồn thu khác Thời gian hoàn trả vốn vay (Tv) - Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro + phân loại rủi ro: Việc đánh giá phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rất quan trọng nhăm làm tăng tính khả thi và an toàn cho dự án đầu tư. Một số loại rủi ro thường gặp là rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán, rủi ro về cung cấp, rủi ro kỹ thuật và vận hành, rủi ro môi trường xã hội.. + Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà cán bộ tín dụng cần tập trung phân tích đánh giá đưa ra các điều kiện đi kèm với cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn vay. 5.3.4 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay Các nội dung cơ bản khi thẩm định bảo đảm tiền vay là: nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, số lượng chủng loại, hình thức chuyển nhượng, giá trị thị trường.. 5.4 Về công tác tổ chức thẩm định Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có 3 phòng thực hiện công tác thẩm định dự án, đó là: - Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn tổ chức thẩm định với những dự án đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. - Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức thẩm định với những dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phòng khách hàng cá nhân tổ chức thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các cá nhân. Công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng được phân cấp một cách rõ ràng giúp cho công tác thẩm định nhanh gọn và dễ dàng. 5.5 Về phương diện phục vụ cho công tác thẩm định Phương diện phục vụ cho công tác thẩm định bao gồm:công tác thu thậpvà quản lý thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. Tại ngân hàng việc kiểm tra thông tin ngày càng đa dạng : Thông tin do chủ đầu tư cung cấp được kiểm tra từ nhiều nguồn khác nhau: kiểm tra thông tin từ tài liệu lưu trữ trên hệ thống liên ngân hàng,thông qua bạn hàng của doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn..Công tác thu thập, quản lý thông tin tại ngân hàng ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định ngày càng nâng cao.Hiện nay tại ngân hàng hầu hết mỗi cán bộ thẩm định đều được trang bị một máy tính nối mạng. II. Đánh giá các hoạt động liên quan đến đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 1.Những kết quả đạt được 1.1 Công tác lập, quản lý , kế hoạch hóa hoạt động đầu tư Với việc ngày càng hoàn thiện và phát huy mạnh mẽ vai trò của các phòng ban công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư tại chi nhánh ngày càng vữnh mạnh và nâng cao. Trong việc lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư cho nhân lực, khoa học công nghệ, phòng tổ chức hành chính luôn đảm bảo hoàn thành chức năng của mình.Các kế hoạch được lập luôn đảm bảo nằm trong quy hoạch, kế hoạch chung của toàn chi nhánh.Kế hoạch được xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân chi nhánh để hoạt động đầu tư là cần thiết và đúng mức. 1.2 Trong hoạt động đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2006 với việc chi nhánh đã hoàn thiện và phát triển 3 điểm giao dịch mẫu theo kế hoạch của NHCT VN, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã thu được nhiều thành tựu đáng kể: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 là 4400 tỷ, cao hơn năm 2005 là 16.4%.Tổng nguồn vốn huy động cho đến ngày 31/12/2006 là 4350 tỷ so với cùng kỳ năm 2005 tăng 190 tỷ. Cũng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phải kể đến công trình xây dựng trụ sở của chi nhánh đang được gấp rút thực hiện. Công trình hoàn thành sẽ là một bước phát triển mạnh mẽ của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. 1.3 Trong hoạt động đầu tư nguồn nhân lực Nguồn nhân lực luôn được đánh giá là nguồn lực cốt lõi trong hoạt động của bất cứ cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính nào.Chính vì vậy mà tại NHCT VN nói chung và Chi nhánh NHCT KV Ba Đình nói riêng, hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực được đặc biệt chú trọng. Với những hoạt động đầu tư cho đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng nhận biết tiền giả…cho cán bộ của ngành kết quả là hầu hết các cán bộ nhân viên của chi nhánh đều đã sử dụng thành thạo máy tính, trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao. Ngoài ra, chi nhánh còn được các ngành, các cấp của thành phố đánh giá cao do có các hoạt động giải trí như tham gia hội thi thể thao, diễn văn nghệ.. 1.4 Hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, cần thiết phải xây dựng một cơ sở hạ tầng dịch vụ tài chính vững vàng, có khả năng cạnh tranh cao. Định hướng của NHCT VN là thực hiện tốt đề án cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Với chủ trương ứng dụng kỹ thụât hiện đại vào hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.Năm 2006, với việc lắp đặt thêm 13 máy ATM ở các vị trí thuận lợi cho khách hàng, lắp đặt 20 máy thanh toán EPC chi nhánh đã thu được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.5 Trong công tác thẩm định dự án 1.5.1 Về quy trình thẩm định Trong thời gian qua, chi nhánh đã thực hiện theo một quy trình tín dụng rõ ràng, khoa học . Quy trình được xây dựng trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, chức năng. Sự phối hợp này được thựchiện một cách rất hiệu quả, phát huy đựơc tính độc lập của từng phòng ban đồng thời không xảy ra sự chồng chéo trong các khâu của quy trình.Các khâu trong quy trình được trình bày một các rõ ràng, bài bản từ gặp gỡ khách hàng, rồi đến thẩm định khách hàng.. Điều này là cơ sở cho công tác thẩm định diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đạt kết quả chính xác. 1.5.2 Về nội dung thẩm định Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và sát thực hơn.Với 4 nội dung lớn: Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay Trong từng nội dung lại được phân chi tiết thành các nội dung nhỏ để tiến hành phân tích, đánh giá cụ thể, chính xác. Nếu trước đây, NH chủ yếu thẩm định khía cạnh tài chính dự án thì nay thẩm định trên tất cả các lĩnh vực dự án liên quan: khía cạnh pháp lý, kinh tế- xã hội, môi trường…Việc xem xét trên nhiều lĩnh vực giúp cho việc thẩm định chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi quyết định cho khách hàng vay. 1.5.3 Về công tác tổ chức thẩm định Công tác tổ chức và phân cấp thẩm định tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình được thực hiện rất rõ ràng. Công tác thẩm định được giao cho 3 phòng là : phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng doanh nghiệp cá nhân. Các phòng này tiến hành theo đúng quy trình và nội dung thẩm định đối với đối tượng khách hàng mà từng phòng đảm nhận. Việc phân cấp rõ ràng như vây đã giúp cho công tác thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng, không bị chồng chéo, đồng thời cũng dễ quản lý , theo dõi, kiểm tra dự án trong qúa trình triển khai từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của dự án. 1.5.4 Về phương diện phục vụ cho công tác thẩm định Thông tin là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án.Hiểu được điều đó, trong thời gian qua chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác thu thập, quản lý, các biện pháp để lưu trữ thông tin một cách hiệu quả phục vụ cho công tác thẩm định của dự án. Việc kiểm tra thông tin hiện nay được tiến hành ngày càng đa dạng phong phú. Nếu như trước đây việc kiểm tra những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp chủ yếu chỉ là kiểm tra tính hợp pháp của những số liệu thì nay được thực hiện qua nhiều nguồn khác nhau: qua bạn hàng, qua các phương tiện thông tin… Cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định ngày càng nâng cao góp phần hiện đại hoávà nhanh gọn trong công tác thẩm định. 2. Những tồn tại và nguyên nhân Các hoạt động liên quan đến đầu tư bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên vẫn còn một số tồn tại chi nhánh cần phải khắc phục. 2.1 Trong công tác lập, quản lý, kế hoạch hoá hoạt động đầu tư Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, trong công tác lập và quản lý hoạt động đầu tư vẫn còn một số tồn tại phải kể đến. Công tác lập và quản lý hoạt động đầu tư không có sự chuyên hoá sâu, từ khâu lập kế hoạch cho các hoạt động đầu tư cho nhân lực, đầu tư cho khoa học công nghệ, máy móc thiết bị.. đến khâu quản lý các hoạt động này đều do phòng tổ chức – hành chính phụ trách. Nguyên nhân của sự không chuyên môn hoá đó là vì: NHCT KV Ba Đình là một ngân hàng mà hoạt động kinh doanh chính là huy động vốn, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ..Các hoạt động liên quan đến đầu tư tại ngân hàng không nhiều, chủ yếu là công tác thẩm định.Do đó, các hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư cho máy móc thiết bị, nhân lực đều do phòng tổ chức – hành chính phụ trách. Thứ hai, do chi phí cho các hoạt động đầu tư của chi nhánh được đưa xuống từ trụ sở chính NHCT VN, bên cạnh đó thời gian thực hiện đầu tư và hiệu quả đầu tư lại phụ thuộc vào chi phí và kế hoạch được đưa xuống từ trụ sở chính cho nên công tác lập và quản lý các hoạt động đầu tư của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch của NHCT VN. 2.2 Trong hoạt động đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị Một hạn chế của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản tại chi nhánh đó là qúa trình triển khai xây dựng diễn ra chậm. Nguyên nhân do hoạt động đầu tư xây dựng do kế hoạch và nguồn vốn được chỉ đạo từ trụ sở chính của NHCT, tức là quá trình được triển khai qua nhiều khâu điều này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng. Thêm vào đó, vì ngân hàng không hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, do đó trong quá trình tiến hành xây dựng cơ bản, ngân hàng phải thuê các tổ chức và giám sát, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí, sự móc nối ăn bớt giữa tư vấn, giám sát và nhà thầu xây dựng. 2.3 Trong hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực Bên cạnh những mặt đạt được trong hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực kể trên thì tại chi nhánh vẫn còn bộc lộ một vài hạn chế. Trước hết phải kể đến, chi nhánh vẫn chưa đầu tư cho đội ngũ cán bộ thẩm định, cán bộ thẩm định vẫn là những cán bộ tín dụng.Những cán bộ này được đào tạo chưa chuyên sâu về thẩm định nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định những dự án lớn, có kỹ thuật phức tạp. Điều này là một hạn chế khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, vì sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, có nhiều lĩnh vực mới đòi hỏi tính chuyên sâu. Nguyên nhân của tồn tại trên đó là: do Ba Đình là một chi nhánh của NHCT VN, hoạt động theo mô hình tổ chức NHCT và do quy mô hoạt động quyết định mà NHCT Ba Đình vẫn chưa đầu tư chuyên sâu cho cán bộ của mảng này. 2.4 Trong hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ Mặc dù chi nhánh đã đạt nhiều kết quả trong việc phát triển thẻ và các dịch vụ thanh toán điện tử tuy nhiên thực tế cho thấy những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động trên địa bàn của chi nhánh. Mặt khác, một hạn chế nữa của chi nhánh đó là trang Web cung cấp thông tin về toàn hệ thống không mấy phát triển.Chi nhánh không chú trọng đầu tư cho Web của chi nhánh mình, điều này gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu thông tin về chi nhánh. Nguyên nhân của hạn chế trên : NH Ba Đình vì là một chi nhánh của NHCT VN, đồng thời với quá trình phát triển lâu đời ( NH đi vào hoạt động từ năm 1959) do đó NH đã đạt được mức uy tín rất cao vì vậy mà vấn đề đầu tư cho công nghệ thông tin trực tuyến đã bị xem nhẹ. 2.5 Trong công tác thẩm định dự án Trong công tác thẩm định tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình vẫn còn một số tồn tại phải kể đến. Đó là: - Thông tin là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải đầy đủ và chính xác trong quá trình thẩm đinh. Tuy nhiên trong quá trình thẩm định tại chi nhánh còn xảy ra hiện tượng thiếu thông tin, thông tin nhiều khi thiếu khách quan.Nguồn thông tin được khách hàng ( chủ dự án) cung cấp trong hồ sơ thẩm định, nhưng trong một số trường hợp nguồn thông tin này không được một công ty kiểm toán có uy tín kiểm toán và xác nhận. - Một vấn đề đáng lưu ý nữa đó là, không có phòng thẩm định riêng , cán bộ thẩm định là những cán bộ tín dụng trong hoạt động của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. Điều này đã gây khó khăn trong nhiều trường hợp khi tiến hành thẩm định những dự án phức tạp, những cán bộ tín dụng không am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà dự án hoạt động, không đáp ứng đòi hỏi thẩm định những dự án như vậy. Kết quả là việc thẩm định không đạt hiệu quả. - Trong công tác thẩm định, quá trình đánh giá tài sản và xử lý tài sản còn nhiều vướng mắc.Ngân hàng đã có một quy trình về bảo đảm cho vay, nhưng quy trình này rất dài dòng và phức tạp. - Khi thẩm định một dự án một mảng quan trọng đó là việc đánh giá hết những lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đem lại. Tuy nhiên, tại chi nhánh khi thẩm định, các cán bộ thẩm định chưa tính đến lãi suất xã hội mà khi tính NPV chỉ dựa vào lãi suất cho vay trên thị trường.Kết quả là trong nhiều trường hợp đã bỏ lỡ nhiều dự án khả thi. Ngoài ra trong công tác thẩm định các dự án tại chi nhánh còn xảy ra tình trạng không đồng bộ, thiếu khoa học, các cán bộ tín dụng đi thẩm định những dự án mà khách hàng liên hệ với mình mà không phân công theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Nguyên nhân là do chưa có sự phân chia cụ thể và chuyên sâu cho từng cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực cụ thể. Phần III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình I.Mục tiêu, định hướng của Chi nhánh trong giai đoạn 2007- 2010 Mục tiêu của các hoạt động đầu tư tại chi nhánh giai đoạn 2007- 2010 Trong giai đoạn 2007 – 2010 Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đề ra một số mục tiêu cho các hoạt động đầu tư của chi nhánh như sau: - Về công tác lập, quản lý, kế hoạch hoá hoạt động đầu tư: Mục tiêu của chi nhánh cho công tác quản lý, kế hoạch hoá hoạt động đầu tư là không ngừng chú trọng đến công tác này vì có quản lý và kế hoạch hoá tốt thì các hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ , máy móc thiết bị, nguồn nhân lực mới đạt hiệu quả cao, đó là các nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lập, quản lý , kế hoạch hoá hoạt động đầu tư cũng không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức. - Về đầu tư cho nguồn nhân lực: Mục tiêu của chi nhánh trong thời gian tới là đảm bảo và hoàn thiện đội ngũ cán bộ hoạt động tại ngân hàng, đặc biệt là cán bộ hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ nhân lực nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. - Về đầu tư cho khoa học công nghệ: mục tiêu trong thời gian tới là chi nhánh cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại vào hoạt động để đạt hiệu quả cao.Khoa học công nghệ là phần không thể thiếu trong hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh sẽ rút ngắn thời gian, làm đơn giản và linh hoạt các hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như việc áp dụng đề án tái cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. - Về đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản: trong thời gian tới mục tiêu của hoạt động xây dựng cơ bản của chi nhánh là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án xây dựng toà nhà chính của chi nhánh NHCT KV Ba Đình. Để đi vào hoàn thiện và ổn đinh cơ sở hoạt động của chi nhánh. - Về công tác thẩm định: mục tiêu của công tác thẩm định đó là cần tiếp tục nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định dự án. Công tác thẩm định cần được rõ ràng, khoa học, cụ thể hoá cho từng lĩnh vực, từng ngành , từng loại dự án khác nhau. Chất lượng nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định phải đảm bảo chính xác, đầy đủ để kết quả hoạt động thẩm định đạt chất lượng, tạo điều kiện để các trưởng phòng tín dụng có những quyết định cho vay hay không. Đội ngũ cán bộ thẩm định không ngừng nâng cao tầm hiểu biết về nhiều lĩnh vực, nâng cao trình độ chuyên môn về thẩm định các dự án, rèn luyện một tác phong làm việc hiệu quả, nghiêm túc. 2. Định hướng của các hoạt động đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình trong giai đoạn 2007- 2010 Hai hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực và công tác thẩm định được coi là hai hoạt động đầu tư chủ chốt, diễn ra thường xuyên tại ngân hàng CT KV Ba Đình. Vì vậy, định hướng của chi nhánh NHCT KV Ba Đình trong giai đoạn tới cho hai hoạt động đầu tư này như sau: - Với hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực: Định hướng của chi nhánh là tiến tới lựa chọn những cán bộ đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng. + Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ biến những kiến thức mới và kinh nghiệm và kỹ năng đánh giá khách hàng, thẩm định dự án đến các cán bộ tín dụng. + Ngoài ra, chi nhánh còn tập trung vào kiểm tra và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ phải tiếp xúc với nhóm khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài. + Thời gian tới, định hướng của chi nhánh còn gửi các cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. + Thêm vào đó, chi nhánh sẽ có các chính sách thu hút nhân tài và tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy tối đa năng lực của mình.Xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình. - Với công tác thẩm định đầu tư tại ngân hàng dựa trên một số định hướng sau: + Công tác thẩm định của ngân hàng phải đứng trên giác độ của người cho vay, người bỏ vốn để xem xét thẩm định dự án + Công tác thẩm định phải được tiến hành theo một quy trình khoa học, sát với thực tế . + Công tác thẩm định phải được tiến hành theo hướng đặc thù cho hoạt động cho vay tại ngân hàng, duy trì và phát triển thế mạnh vốn có. + Công tác thẩm định phải phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo, các trưởng phòng tín dụng để đưa ra những quyết định có cho vay hay không. + Công tác thẩm định phải đựơc tiến hành thường xuyên, toàn diện trên các mặt các nội dung của dự án, đòi hỏi tínhlinh hoạt , sáng tạo của cán bộ thẩm định.ie nguo II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình 1. Trong công tác lập, quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư Công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư là khâu rất quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động đầu tư.Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư đó là: - Không được xem nhẹ trình độ của đội ngũ cán bộ làm việc tại phòng tổ chức hành chính.Cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý, những cán bộ trẻ năng động có trình độ và kinh nghiệm về lập, quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư. Có những chính sách khuyến khích về hưu sớm với những cán bộ đã già, trình độ không còn phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng. - Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, không chỉ có các khoá đào tạo cán bộ tín dụng, mà cần có các khoá đào tạo cán bộ làm công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư. 2. Trong hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực Con người là nhân tố trung tâm chi phối ảnh hưởng và quyết định đến hoạt động của một tổ chức.Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì quan trọng là phải xác định được một chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực, từ đó biến những mục tiêu thành hiện thực. Để hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực hiệu quả, cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý, thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, có năng lực về chuyên môn. Sau khi tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ cần được đào tạo, đưa đi thực tiễn, mở các khoá học chuyên sâu. - Thường xuyên chú ý công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, giám sát chặt chẽ các lớp tập huấn để các cán bộ nắm vững tay nghề, mở rộng tầm hiểu biết, để công tác tập huấn đạt kết quả cao. - Ngoài ra, NH nên có những chính sách đãi ngộ, chính sách bảo hiểm y tế, BHXH thuận lợi cho cán bộ ngân hàng để họ gắn bó với hoạt động của ngân hàng. 3. Trong hoạt động đầu tư vào khoa học công nghệ Để hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ đạt hiệu quả, NH cần thựchiện một số giải pháp sau: - Trước hết, chi nhánh cần phát triển hệ thống trang Web điện tử cung cấp đầy đủ thông tin tín dụng cho khách hàng, xây dựng hệ thống mạng liên ngân hàng, kết nối giữa ngân hàng với bộ Công nghiệp, bộ Thương mại, với các ngân hàng khác…Web là một phương tiện rất hữu hiệu cho hoạt động của ngân hàng.Giúp mở rộng phạm vi hoạt động của NH, nhiều khách hàng tiềm năng tiếp cận với NH. - Thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục phát triển các dịch vụ thẻ, các loại thẻ đa dạng, dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại sao cho đáp ứng mục tiêu kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn tới. - Chi nhánh cần áp dụng dự án hiện đại hoá ngân hàng của ngân hàng công thương VN.Dự án gồm 12 môđun ứng dụng gồm: hồ sơ thông tin khách hàng, giao dịch chi nhánh, tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, tài trợ thương mại, tiền tệ ngân quỹ, sổ cái, báo cáo quản lý, quản lý nợ tập trung, internet banking, ATM và các môđun kỹ thuật. Đây là một đề án nhằm đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. 4. Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục mở rộng, phát triển thêm nhiều các điểm giao dịch, xây dựng các điểm giao dịch mẫu theo đúng kế hoạch của NHCT VN. Để hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, vì không chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nên ngân hàng cần thuê tư vấn giám sát chặt chẽ quá trình tiến hành xây dựng, hạn chế thất thoát lãng phí có thể xảy ra. Chi nhánh cần có những kiến nghị lên trụ sở chính NHCT VN để hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành liên tục và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 5. Trong công tác thẩm định - Trước hết, cần thành lập phòng thẩm định riêng trực thuộc chi nhánh. Nhiệm vụ này thực sự quan trọng trong thời gian tới, khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống các ngân hàng nói chung và chi nhánh NHCT KV Ba Đình nói riêng.Sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Nếu ngân hàng có cán bộ thẩm định chính là những cán bộ tín dụng, những cán bộ này sẽ không am hiểu chuyên sâu các lĩnh vực, do đó làm cho chất lượng thẩm định không cao, gây rủi ro cho ngân hàng.NH cần thành lập một phòng thẩm định riêng, đào tạo các cán bộ chuyên sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực, có khả năng phối hợp chặt chẽ. Việc thành lập phòng thẩm định riêng giúp cho việc đào tạo cán bộ cho công tác thẩm định dễ dàng hơn, chuyên sâu hơn. Ý kiến của phòng thẩm định sẽ trở nên thống nhất hơn, dễ dàng hơn cho trưởng phòng tín dụng trong việc ra quyết định cho vay hay không. - Nâng cao chất lượng thông tin trong quá trình thẩm định dự án.Quá trình thẩm định đòi hỏi hệ thống thông tin phải đầy đủ và chính xác thì kết quả thẩm định mới chính xác.Do đó cần có thông tin liên hệ trong mạng lưới các phòng ban của chi nhánh và thông tin từ Ngân hàng CT VN với các ngân hàng chi nhánh trong hệ thống. + Khi tiến hành thẩm định, dự án liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, phạm vi rộng liên quan đến nhiều phòng ban trong chi nhánh do đó cần hệ thống mạng LAN trong chi nhánh để liên hệ giữa các phòng. + Khi ngân hàng cho vay có thể gặp rất nhiều rủi ro ví dụ như việc cùng một dự án nhưng xin vay ở nhiều ngân hàng khác nhau. Do đó các ngân hàng cần có hệ thống thông tin liên lạc với nhau để ngăn chặn kịp thời những hành vi xấu, gian lận. + Ngoài ra để nâng cao chất lượng thông tin trong quá trình thẩm định dự án, chi nhánh có thể áp dụng biện pháp là phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp xin vay vốn và tiến hành điều tra trực tiếp tại cơ sở xin vay vốn. Chi nhánh có thể thu thập thông tin từ các doanh nghiệp có liên quan với doanh nghiệp xin vay vốn, có thể thuê công ty kiểm toán để kiểm tra tính chính xác của thông tin mà bên vay cung cấp. Giải pháp về cán bộ thẩm định: + NH cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý, thu hút đội ngũ cán bộ tre, có kinh nghiệm, năng lực về nghiệp vụ. Sau đó, mở các khoá đào tạo chuyên sâu về công tác thẩm định. + Tạo điều kiện để các cán bộ thẩm định nắm vững quy trình và nội dung thẩm định dự án. + Cần có chính sách ưu đãi riêng cho cán bộ thẩm định, để các cán bộ thẩm định có trách nhiệm và gắn bó với công việc của mình hơn. Về phía các cơ quan nhà nước : + NHNN: cần sớm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục cho vay vốn.Quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận thẩm định.. + Các cơ quan nhà nứơc: Phải đảm bảo một môi trường kinh doanh đồng nhất và ổn định để từ đó tạo tâm lý bình đẳng cho cán bộ thẩm định khi họ tiến hành thẩm định các dự án đầu tư ở các thành phần, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Cần tiếp tục hoàn thiện những thiếu sót trong các văn bản luật: luật đất đai.. để hoạt động thẩm định các dự án thuận lợi vì nội dung thẩm định một dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung, trên nhiều khía cạnh: pháp lý, kinh tế xã hội, tác động môi trường.. Kết luận Chi nhánh NHCT KV Ba Đình với lịch sử hình thành và quá trình phát triển lâu dài hoạt động kinh doanh gắn liền với tình hình kinh tế, xã hội đất nước.Trong giai đoạn đầu khi mới chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh, hoạt động của NH đã kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh của 1 NH trên địa bàn thủ đô.Tuy vậy, sau khi nâng cấp quản lý cùng đổi mới cơ chế hoạt động, hoạt động kinh doanh đã thu được những thành tựu đáng kể.Cho đến nay, bộ máy hoạt động của chi nhánh ngày càng hoàn thiện bao gồm 12 phòng ban hoạt động hiệu quả và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của chi nhánh cũng không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế. Các hoạt động liên quan đến đầu tư tại chi nhánh như đầu tư về nguồn nhân lực, đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư cho xây dựng cơ bản, công tác thẩm định…ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, những hoạt động này cũng gặp phải không ít tồn tại và cần có những giải pháp để khắc phục và hoàn thiện. Cùng với những giải pháp cụ thể, mong rằng chi nhánh NHCT KV Ba Đình trong những năm tới sẽ hoạt động hiệu quả, khắc phục được những tồn tại và phát triển vững chắc theo định hướng: ổn định – an toàn - hiệu quả và phát triển. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30111.doc
Tài liệu liên quan