- Nghiệp vụ tín dụng: là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng.
- Các hình thức cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn. Đối với mỗi khách hàng có thể sử dụng những phương thức cho vay như: Cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi, cho vay thông thường, cho vay luân chuyển, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua
- Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi nợ. Việc thực hiện quy trình này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khoản vay đó. Quy trình cho vay gồm các khâu như sau:
Hướng dẫn khách hang về điều kiện tín dụng và nộp hồ sơ vay vốn, điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin của khách hàng và các phương án vay vốn. Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn – quyết định cho vay, kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, lập hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh- giải ngân- giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro – thu hồi nợ - xử lý rủi ro – thanh lý hợp đồng vay vốn.
22 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu.
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay thì với mọi doanh nghiệp việc hoàn thành được mục tiêu kinh doanh đặt ra là một thành công lớn của cả một tập thể. Cũng không ngoài mong muốn nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Thành Phố Hà Nội cũng cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch dược giao của mình.
Chi nhánh Ngân hàng công thương Thành Phố Hà Nội là chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Qua việc nghiên cứu kết cấu của phần thực tập tổng hợp gồm có 3 phần:
Phần I: Sự hình thành và phát triển chi nhánh.
Phần II: Đặc điểm cơ cấu tổ chức và quản lý.
Phần III: Kết quả hoạt động kinh doanh.
I. Sự hình thành và phát triển chi nhánh.
1. Vài nét về chi nhánh.
Ngân hàng công thương Việt Nam( NHCT VN) là một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu trong hệ thống ngân hàng nhà nước được hình thành từ Vụ tín dụng công nghiệp và Vụ tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước trung ương, các phòng tín dụng công nghiệp và các chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh, thành phố, quận, thị xã.
Ngân hàng công thương bắt đầu hoạt động từ tháng 07/1987 theo nghị định số 53/HDDBT ngày 26/03/1988 về việc tổ chức lại bộ máy ngân hàng nhà nước và quyết định sôd 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của chủ tịch HDDBT, Ngân hàng Thương mại Quốc doanh Công thương Việt Nam ra đời (Industrial & commercial Bank of Vietnam_ICBV) gọi tắt là Vietinbank. Từ đó NHCT VN trở thành ngân hàng nhà nước là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay với trên 11500 cán bộ công nhân viên…..
Ngân hàng Công thương chi nhánh Thành Phố Hà Nội (NHCT CN TP HN) là một Ngân hàng thương mại, trực thuộc NHCT Việt Nam, được thành lập vào tháng 12/1998 có trụ sở hiện nay tại 34 Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Chi nhánh NHCT CN TP HN là ngân hàng cấp I,thành lập từ năm 1998 đến nay, là một Ngân hàng có tiến độ phát triển nhanh và toàn diện, với quy mô đầy đủ các phòng ban chức năng theo quy định của NHCT Việt Nam. Đây là bước đầu cho chi nhánh phát triển.
Hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM, có thể nói là rất nổi bật, luôn đổi mới và trở thành trung tâm thực sự của nền kinh tế, chi nhánh thành phố Hà Nội đã và đang tìm ra hướng đi thích hợp cho riêng mình. Hướng đi đó trước hết phải đảm bảo hai yếu tố: an toàn và lợi nhuận hợp lý đi đôi với việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
2. Nhiệm vụ của chi nhánh Thành Phố Hà Nội trong từng giai đoạn.
Năm 2009: chi nhánh Thành Phố Hà Nội đã tự cân đối được vốn kinh doanh nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả, phát triển đa dạng dịch vụ ngân hàng và có được chất lượng dịch vụ cao nhằm thỏa mãn khách hàng mang đến sự an toàn và tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng.
Năm 2010: chi nhánh tiếp tục tự cân đối được vốn kinh doanh phấn đấu nguồn vốn tăng trưởng 10% so với năm 2009, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo đầu tư an toàn hiệu quả và phát triển đa dạng dịch vu ngân hàng.
2.1. Công tác huy động vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng cường công tác tiếp thị như phát tờ rơi, tuyên truyền phát thanh qua đàì, báo…Tìm kiếm các khách hàng trên dịa bàn có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn, tích cực khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội, thông qua việc mở rộng quan hệ thanh toán và các tiện ích ngân hàng, trang thủ nguồn vốn trong thanh toán, nguồn vốn có lãi suất thấp để tạo lợi thế và khả năng cạnh tranh với các hệ thống ngân hàng khác. Từ đó duy trì được lượng khách hàng hiện tại và dần mở rộng thị trường hơn nũa.
Cũng cố khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới bằng các chính sách chăn sóc khách hàng. Tích cực khai thác tăng nguồn tiền gửi dân cư, gắn kết các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng với quản lý và khai thác vốn của mọi đối tượng khách hàng.Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.
Thực hiện khuyến khích khen thưởng kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nghành có đóng góp vào công tác huy động tiền gửi với lãi suất hợp lý và hiệu quả.
Áp dụng mức lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép của NHCT Việt Nam đối với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
Bố trí các bàn thu di động tại các điểm có ngồn thu ( Các điểm đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền bán hàng….), thực hiện thu tiền tại nhà trong trường hợp khách hàng có số tiền gửi lớn.
Mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cấp các quỹ tiết kiệm để phù hợp với tình hình phát triển của chi nhánh.
2.2. Công tác đầu tư tín dụng.
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của ngân hàng Công thương Vietj Nam, đặc biệt chú trọng các khâu thủ tục hồ sơ, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát tiền vay.
Rà soát đánh giá phân loại khách hàng , tập trung vốn đầu tư cho các khách hàng có tiềm lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả đồng thời cương quyết giảm dư nợ đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ tránh dẫn đến tình trang nợ xấu
Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản (tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản cao). Đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ nhằm khai thác tối đa nguồn vốn ngoại tệ tại chỗ. Mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chú trọng đầu tư các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ.
Xây dựng lực lượng khách hàng chiến lược, có chính sách, cơ chế thích hợp đối với khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đồng thời cho vay theo nguyên tắc thị trường và thương mại, cho vay và đầu tư phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, bền vững.
Thường xuyên tổ chức các lớp học tập nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với quá trình đầu tư tín dụng.
Tập trung chỉ đạo bằng mọi biện pháp thu hồi nợ xấu qua hạn, nợ gia hạn, nợ ngoại bảng. Giao chi tiêu cụ thể thu hồi nợ xấu cho từng cán bộ tín dụng và có kiểm điểm đánh giá hàng tháng, hàng quý.
2.3. Về phát triển dịch vụ.
Tiếp tục phát triển các dịch vụ như chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, chi trả kiều hối…đến tất cả các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch của chi nhánh. Mở thêm các đại lý thu đổi ngoại tệ.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh nhằm tăng số lượng tài khoản khách hàng giao dịch thanh toán qua ngân hàng, đây là nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng thu dịch vu phí.
Thành lập tổ thẻ nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại chi nhánh theo định hướng của NHCT Việt Nam. Trong năm 2010, phấn đấu tăng tối đa số lượng thẻ ATM để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
2.4. Các công tác khác.
Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, mở rộng các hoạt động dịch vụ thanh toán. Phát triển tốt hoạt động kinh doanh đối ngoại, tìm kiếm và chú trọng khai thác các khách hàng xuất khẩu, mở rộng mạng lưới thu đổi ngoại tệ.
Tăng cường thu chi tiền mặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kho quỹ, đảm bảo thu nhanh đủ chi, không để khách hàng khiếu lại gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng.
Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên động viên toàn thể cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế dân chủ từ cơ sở tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và quản lý.
1. Cơ cấu tổ chức của NHCT Việt Nam.
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
Phòng
giao dịch
Trụ sở chính
Sở giao dịch
Chi nhánh cấp 1
Đơn vị sự nghiệp
Văn phòng đại diện
Quĩ tiết kiệm
Chi nhánh cấp 2
Phòng
giao dịch
Quĩ tiết kiệm
Phòng giao dịch
Quĩ tiết kiệm
Công ty
trực thuộc
Chi nhánh phụ thuộc
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính
Hội đồng
quản trị
Tổng giám đốc
Bộ máy
giúp việc
Ban kiểm soát
Phó
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng
Hệ thống kiểm tra kiểm soát nôi bộ
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2
Quĩ tiết kiệm
Trưởng phòng
Kế toán
Giám đốc
Phó giám đốc
Các phần
chuyên môn nghiệp vụ
Phòng
giao dịch
Tổ kiểm tra
nội bộ
Bộ máy quản lý của chi nhánh NHCT chi nhánh Thành Phố Hà Nội được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này cơ quan chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp cho các phòng ban chức năng khác.
Các bộ phận chức năng chỉ tham mưu tư vấn giúp ban giám đốc khi ra quyết định hoặc góp ý kiến để tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp.
Thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng sẽ đẩy việc chuyên môn hóa và các bộ phận chức năng phải tham mưu cho toan bộ hệ thống trực tuyến chứ không riêng với cấp quản trị mà mình trực thuộc. Do đó các bộ phận của chi nhánh phải quan tâm đến những hoạt động của các bộ phân khác làm cho việc đào tạo sủ dụng con người có hiệu quả hơn.
2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
2.1. Phòng khách hàng 1 ( Doanh nghiệp lớn)
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương VIệt Nam( NHCT VN).
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
- Nhiệm vụ :
+ Khai thác nguồn vốn bằng VND & ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn.
+ Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hang điện tử….
+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác.
Giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
+ Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi.
+ Cung cấp hồ sơ tài liệu , thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định.
+ Cập nhật, phân tích thường xuyên hoat động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
+ Thực hiên phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng Quản lý rủi ro để tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
+ Lưu trữ hồ sơ số liệu, lam báo cáo, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
2.2. Phòng khách hàng 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ)
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phảm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhiệm vụ:
+ Khai thác nguồn vốn bằng ngoại tệ và VND từ khách hàng.
+ Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hang điện tử…
+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác.
Giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
+ Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi.
+ Cung cấp hồ sơ tài liệu , thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định.
+ Cập nhật, phân tích thường xuyên hoat động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
+ Thực hiên phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng Quản lý rủi ro để tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
+ Lưu trữ hồ sơ số liệu, lam báo cáo, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
+ Làm công tác khi được giám đốc giao.
2.3. Phòng khách hàng cá nhân.
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thương VIệt Nam( NHCT VN).
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân.
- Nhiệm vụ:
+ Khai thác nguồn vốn bằng ngoại tệ và VND từ khách hàng.
+ Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hang điện tử…
+ Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác.
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác.
Giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
+ Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định của NHCT VN.
+ Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi.
+ Cung cấp hồ sơ tài liệu , thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định.
+ Cập nhật, phân tích thường xuyên hoat động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
+ Thực hiên phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành, chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng Quản lý rủi ro để tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
+ Lưu trữ hồ sơ số liệu, lam báo cáo, tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
+ Làm công tác khi được giám đốc giao.
+ Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT.
2.4. Phòng quản lý rủi ro
- Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tin dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.. Thự hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng …
Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế
Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng.
+ Thực hiện thẩm định độc lập hoặc tái thẩm định:
Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của NHCT VN trong từng thời kỳ.
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
+ Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
+ Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại , chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc NHCT VN.
+ Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tải sản đảm bảo.
+ Tham gia HĐTD, HĐ miễn giảm lãi, HĐ xử lý rủi ro theo quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh/Chủ tịch HĐ.
+ Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng; rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh toán, …
+ Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính NHCT VN khi có yêu cầu.
+ Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của NHNN.
+ Lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT VN.
+ Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nợ có vấn đề được quy định tại quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006.
+ Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.5. Phòng kế toán giao dịch
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà Nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Nhận dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCT VN; thiết lập thông số đầu ngày đề thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với ngân hàng:
Mở đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND);
Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản;
Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định;
Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt;
+ Thực hiện kiểm soát sau:
Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh.
Kiểm tra, đối chiếu các báo cáo kế toán thuộc phòng KTGD.
+ Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán ngân hàng.
+ Quản lý thông tin.
+ Quản ký séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc …của các Giao dịch viên và toàn chi nhánh.
+ Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày; Thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với Phòng Tiền tệ kho quỹ theo quy định của NHNN và NHCT VN.
+ Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của NHCT VN.
+ Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và NHCT VN.
+ Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
+ Làm công tác khác do Giám đốc giao.
2.6. Phòng kế toán tài chính
- Chức năng:
Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng công thương.
- Nhiệm vụ:
+ Tính lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
+ Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, lập và in báo cáo theo quy định của nhà nước NHCT.
+ Quản lý sec và giấy tờ có giá, các chứng từ gốc của chi nhánh.
+ Tổ chức quản lý và theo dõi hoạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho in ấn, chi tieu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với phòng tổ chức hành chinh lập kế hoạch bảo trì bỏa dưỡng tài sản cố định.
+ Kiểm soát đối chiếu tính, hạch toán, đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ.
+ Kiểm soát sau các bút toán đieuf chỉnh của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm … Cuối ngày kiểm tra lại chứng từ kế toán của các phòng trước khi đưa vào lưu trữ.
+ Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
+ Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định.
+ Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng công thương.
+ Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định.
+ Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN.
+ Phối hợp với phòng tổ chức hành chính, xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
+ Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của nhà nước và NHCT.
+ Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
+ Làm công tác khác do Giám đốc giao.
2.7. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp:
Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu; Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu.
Phối hợp với các phòng khách háng số 1, phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng tử, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối.
+ Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ:
Xây dựng giá mua, giá bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh.
Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý.
+ Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện việc chuyển tiền nước ngoài: kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền khác theo quy định của NHCT VN.
+ Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành.
+ Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
+ Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu.
+ Tham gia hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giam lãi, Hội đồng xử lý rủi ro (khi có yêu cầu).
+ Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định.
+ Đảo bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định.
+ Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
+ Làm công tác khác do Giám đốc giao.
2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN . Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN.
+ Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác.
+ Thu chi tiền mặt, giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng.
+ Phối hợp với Phòng kế toán, Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHCT VN trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động.
+ Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý.
Lập kế hoạch sữa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN.
+ Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.
+ Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của các phòng.
+ Thực hiện một số công tác khác do Giám đốc giao.
2.9. Phòng tổ chức hành chính
- Chức năng:
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy đinh của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
+ Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
+ Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh.
+ Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sữa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, QTK, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT VN.
+ Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh.
+ Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định của Nhà nước và của NHCT VN.
+ Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
+ Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết …và Ban giám đốc tiếp khách.
+ Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
+ Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; Phối hợp với các phòng Kế toán giao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; phòng cháy nổ; chống bảo lụt theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng.
2.10. Phòng thông tin điện toán
- Chức năng:
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyển được giao.
+ Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Theo ủy quyền của Giám đốc nhận chuyển giao ứng dụng/các dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCT VN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của chi nhánh.
+ Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị, ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh.
+ Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới từ phía NHCT VN triển khai cho chi nhánh.
+ Lập, gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của NHCT VN, NHNN.
+ Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT VN. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin, điện toán của chi nhánh, xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, phục hồi dữ liệu toàn chi nhánh.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới đưa ra các yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống; triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. Phối kết hợp với phòng TCHC xây dựng quy định về quản lý và sử dụng trang thiết bị về công nghệ thông tin tại chi nhánh.
2.11. PHÒNG TỔNG HỢP
- Chức năng:
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
- Nhiệm vụ:
+ Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh.
+ Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN.
+ Làm công tác thi đua của chi nhánh.
+ Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT VN quyết định.
+ Làm đầu mối tổng hợp về cơ chế lãi suất, phí, thông tin quảng cáo tai chi nhánh.
+ Thực hiện việc đầu tư, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn theo hạn mức cho phép của Ban lãnh đạo NHCT VN.
+ Tổ chức hoạt động nâng cao trình độ của cán bộ trong phòng.
+ Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.12. Phòng dịch vụ thẻ.
- Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện tham mưu cho Ban Giám đốc nghiên cứu phát triển dịch vụ thanh toán các loại thẻ do NHCT phát hành.
Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng qui định của NHCT VN bảo đảm an toàn hiệu quả phụ vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, văn minh.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện tốt nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ cho khách hàng theo đúng quy định của NHCT VN.
+ Tổ chức theo dõi, hạch toán, tất toán kịp thời, đúng chế độ các nghiệp vụ kế toán liên quan đến nghiệp vụ thanh toán thẻ.
+ Nhận thẻ từ NHCT giao cho chủ thẻ và hướng dẫn cho khách hàng các cơ sở chấp nhận thẻ sử dụng thẻ thuận lợi, hiệu quả.
+ Tổ chức nghiên cứu thị trường, tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng và mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, mạng lưới khách hàng sử dụng thẻ theo đúng định hướng của NHCT VN và yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ của SGDI.
+ Thực hiện công tác tiếp thị , quảng cáo, tuyên truyền, vận động, chăm sóc khách hàng sử dụng thẻ do NHCT Vn phát hành và chấp nhận các loại thẻ tín dụng quốc tế.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan lắp đặt các trang thiết bị chuyên dùng để thanh toán thẻ cho khách hàng.
+ Trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với phòng thẻ NHCT VN để giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của chủ thẻ, thu thập thông tin, nghiên cứu đề xuất của Ban giám đốc SGDI, NHCT các biện pháp đề ngừa giả mạo trong việc thanh toán thẻ.
+ Phối hợp với các phòng Tiền tệ Kho quỹ và các phòng nghiệp vụ liên quan thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp quỹ, hoàn quỹ, quản lý tiền mặt đảm bảo chi trả kịp thời cho khách hàng và định mức tồn quỹ cuối ngày.
+ Thực hiện các loại báo cáo định kỳ đột xuất theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
III. Kết quả hoạt dộng kinh doanh.
1. Đặc điểm các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thành Phố Hà Nội.
1.1. Hoạt động huy động vốn.
Đối với bất kì ngân hàng nào vấn đề tạo vốn luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng vì nó là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc mở rộng quy mô hoạt động. Nếu thu hút được nguồn vốn đầu tư vào sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động sử dụng vốn tín dụng tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
Nhận thức được điều này chi nhánh NHCT Thành Phố Hà Nội đã có những phương thức hợp lý để huy động vốn từ các thành phần kinh tế để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch có thể huy động được nhiều vốn hơn. Bên cạnh đó ngân hàng còn đổi mới công tác phục vụ khách hàng, thực hiện chính sách ưu đãi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế làm tăng quy mô huy động vốn.
1.2. Hoạt động tín dụng.
- Nghiệp vụ tín dụng: là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng.
- Các hình thức cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn. Đối với mỗi khách hàng có thể sử dụng những phương thức cho vay như: Cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi, cho vay thông thường, cho vay luân chuyển, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua…
- Quy trình cho vay:
Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi nợ. Việc thực hiện quy trình này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khoản vay đó. Quy trình cho vay gồm các khâu như sau:
Hướng dẫn khách hang về điều kiện tín dụng và nộp hồ sơ vay vốn, điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin của khách hàng và các phương án vay vốn. Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn – quyết định cho vay, kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay, lập hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh- giải ngân- giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro – thu hồi nợ - xử lý rủi ro – thanh lý hợp đồng vay vốn.
2. Tình hình huy động vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
VND
NTQD
Tổng số
A. Vốn huy động
10,516,664
5,342,228
15,858,892
1. Tiền gửi doanh nghiệp
6,095,245
1,151,590
7,246,835
2. Tiền gửi tiết kiệm
950,245
1,471,735
2,422,645
3. Phát hành CC nợ(KP,TP..)
674,984
99,717
774,701
4. Tiền gửi của TCTD
2,795,525
2,619,186
5,414,711
5. Nhận vốn của các TC khác
0
0
0
B. Thanh toán vốn
61,517
49,583
11,100
C. Thu nhập
1,734,351
Trong đó: Phí dịch vụ
27,625
Nội bộ khác
907
( Nguồn: phòng tổng hợp)
Dựa vào bảng ta thấy vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ tiền gửi của doanh nghiệp chimes gần 50%, tiếp đến là tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện linh hoạt một số chính sách nhằm thu hút một cách tối đa lượng vốn huy động như: Chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tiếp thị khuyến mãi….
3. Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn năm 2009.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
VND
NTQD
Tổng số
A. Dự trữ và thanh toán
35,323
9,244
44,567
B. Các khoản cho vay & đầu tư
5,208,639
1,888,718
7,097,357
1. Các khoản đầu tư, KD khác
1,153,606
141
1,153,747
2. Cho vay nền kinh tế
4,055,033
1,888,577
5,943,610
a. Nợ quá hạn
8,358
0
8,358
b. Nợ khoanh
C. Điều chuyển vốn
5,598,493
3,438,629
9,037,122
D. Chi phí
1,500,185
( Nguồn: phòng tổng hợp)
Trên cơ sở nguồn vốn huy động đượcchi nhánh đã tập trung cho vay một cách năng động. Thường xuyên bám sát, kiểm tra, kiểm soát mục tiêu phát triển kinh tế của tưng đơn vị, luôn năng động đổi mới tập trung vốn đầu tư đối với các đơn vị trọng điểm làm ăn có lãi, chính vì tuân thủ mọi quy trình cho vay của NHCT VN nên tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ, điều đó cần được khắc phục. Chủ trương của chi nhánh là đầu tư cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiên cho vay đối cới các đơn vị xuất nhập khẩu, bảo lãnh….
Kết luận
Tóm lại với vị trí là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Thành Phố Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống thực hiên tốt các mục tiêu kinh doanh đã đề ra,tiếp tục đổi mới và phong phú hơn các dịch vụ ngân hàng làm thỏa mãn khách hàng tốt nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26222.doc