Báo cáo Thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, từng đơn vị trực thuộc để nâng cao khả năng tác nghiệp, tránh chồng chéo, phiền phức cho khách hàng. - Làm tốt côgn tác quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ theo định hướng, xuát phát từ yêu cầu công tác, quan tâm đến quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. - Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tọa lại đội ngũ cán bộ Chi nhánh đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ, khuyến khích cán bộ tự học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác chuyên môn. - Thực hiện chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt các phong trào văn hóa văn nghệ thể thao giúp người lao động gắn bó hơn với cơ quan, cùng chung sức xây dựng NH trong sạch vững mạnh.

doc21 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hết sức quan trọng đối với sinh viên của các trường đại học trước khi kết thúc khóa học. Nhờ thực tập tốt nghiệp, sinh viên sẽ có một cái nhìn tổng thể và sinh động hơn đối với các vấn đề thực tế, làm giàu hơn những lý thuyết được học tập trên ghế nhà trường. Đây cũng là quá trình tạo ra các kỹ năng làm việc để sinh viên hòa nhập tốt với môi trường xã hội sau khi tốt nghiệp. Giai đoạn thực tập chia thành 2 phần là thực tập tổng hợp và thực tập chuyên đề, trong đó thực tập tổng hợp hướng sinh viên đến việc tìm hiểu chung về doanh nghiệp, có được cái nhìn tổng quan nhất. Được sự giúp đỡ từ phía thầy cô và nhà trường, em đã đến thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Trong thời gian vừa qua em đã tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban và các hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía Ngân hàng. Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Ngân hàng, em đã tương đối nắm vững các hoạt động tại Ngân hàng, qua đó bổ sung thêm những kiến thức thực tế bổ ích. Em xin trình bày những vấn đề đúc rút được qua quá trình thực tập trong báo cáo này. Báo cáo gồm có 3 phần chính: Chương 1: Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Chương 3: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PT BÁCH KHOA 1.1. Vài nét chung về NHNo&PTNT Việt Nam và Chi Nhánh Bách Khoa NHNo&PTNT Việt Nam – Agribank tiền thân là NH Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cuối năm 1996, quyết định số 280/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam đổi tên NH Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới ngoài chức năng là một NHTM, NHNo&PTNT Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng vốn trung trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: - Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng. - Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng. - Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng. - Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. - Nhân sự: 35.135 cán bộ. - Khách hàng: 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng: củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, đẩy mạnh việc tiếp cận và dần dần chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập với thế giới. Từ thực tiễn trên, NHNo&PTNT Việt Nam đã mở rộng hệ thống Chi nhánh trên khắp đất nước, với phương châm mang phồn thịnh đến cho khách hàng và đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới. Chi Nhánh Bách Khoa được thành lập năm 2007 đã thể hiện hướng đi đúng đắn, góp phần không nhỏ vào việc mở rộng quy mộ hoạt động trên địa bàn Hà Nội, ổn định và phát triển ngày càng vững chắc trong thời gian qua. 1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Bách KHoa 1.2.1. Cơ cấu tổ chức trong giai đoạn đầu Tổng số cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh Bách Khoa trong thời gian mới thành lập gồm 62 người, ban đầu các cán bộ của Chi Nhánh Bách Khoa trực thuộc biên chế của Chi Nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Về mặt tổ chức, Chi Nhánh Bách Khoa có Ban Giám Đốc gồm 3 người, chi có 4 phòng ban là phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính nhân sự và phòng Kiểm soát nội bộ. Ngoài ra Chi Nhánh có 2 phòng giao dịch trực thuộc tại 54 – Lê Thanh Nghị và 224 – Lò Đúc. Trải qua bước đầu khó khăn bỡ ngỡ, Chi nhánh từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm việc trách nhiệm. Chi nhánh coi yếu tố con người là nhiệm vụ phát triển trọng tâm trong quá trình phát triển sau này. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực luôn nhận được sự quan tâm đúng đắn, ngày càng hoàn thiện hơn. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi Nhánh Bách Khoa hiện nay Về mạng lưới giao dịch, Chi nhánh tiếp tục mở rộng thêm 2 phòng giao dịch trên các địa bàn lân cận, nâng tổng số điểm giao dịch trực thuộc lên con số 5, cụ thể như sau: - Trụ sở chi nhánh Bách Khoa: số 92 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Phòng giao dịch s04 số 224 Lò Đúc\ - Phòng giao dịch 09 số 54 Lê Thanh Nghị - Phòng giao dịch 07 số 326 Kim Ngưu - Phòng giao dịch Kim Liên số 1 Đào Duy Anh Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh nên số lượng cán bộ nhân viên ngày càng tăng, cơ cấu được hoàn thiện. Tổng số cán bộ nhân viên lên đến 102 người, trong đó trình độ sau Đại học là 3 người, trình độ Đại học là 78 người, trình độ Cao đẳng & Trung cấp là 14 người, chưa qua đào tạo là người. Chi nhánh cũng đã thành lập chi bộ đảng với 14 đảng viên, tích cực đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể. Mô hình tổ chức thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Giám đốc Phó GĐ Phó GĐ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra Kiểm soát Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Tin học Phòng Tín dụng Phòng Nguồn vốn Phòng GD Số 04 Phòng GD Số 07 Phòng GD Số 09 Phòng GD Kim Liên 1.3. Chức năng, nhiệm vụ chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ chung Với tư cách là Chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Bách khoa có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và một số hoạt động kinh doanh khác theo sự phân cấp địa bàn của NHNo&PTNT. Chi nhánh cũng tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của tổng GĐ NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Bách Khoa: Nhận tiền gửi tiết kiệm Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Phát hành các chứng chỉ tiền gửi Cho vay sản xuất Cho vay tiêu dùng Chiết khấu giấy tờ có giá Cho vay vốn hợp đồng tài trợ các dự án Bảo lãnh Nhận chi trả lương qua tài khoản cho CBCNV các doanh nghiệp Thanh toán xuất nhập khẩu Chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng Các dịch vụ kinh doanh ngoại hối theo quy định của pháp luật Chuyển tiền trong nước Chuyển tiền nhanh WESTERN UNION Chi trả kiều hối Phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế Dịch vụ ngân quỹ, thu và chi trả tiền mặt cho các doanh nghiệp Phục vụ dự án Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 1.3.2.1. Phòng Nguồn vốn Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa bàn hoạt động Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. 1.3.2.2. Phòng Tín dụng Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NH cấp trên Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm. thử nghiệm địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuát phương hướng khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. 1.3.2.3. Phòng Kế toán Ngân quỹ Trực tiếp kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu thữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. 1.3.2.4. Phòng Hành chính Nhân sự Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự. kinh tế lao động liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính , văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa –tinh thần và thăm hỏi ốm , đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. Xây dựng quy định lề lói làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Đề xuất định mực lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong nước hay nước ngoài. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, của ngánh NH. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. 1.3.2.5. Phòng vi tính Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chu nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học. 1.3.2.6. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Xây dựng, chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của NH mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh NH cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thếu sớt của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007 – 2009 2.1.1. Về hoạt động nguồn vốn Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn 2007 – 2009, bất chấp những biến động lớn về kinh tế xã hội gây ra nhiều khó khăn và thách thức to lớn. Năm 2007 2008 2009 Tổng Nguồn vốn (tỷ đồng) 725 tỷ 1028 tỷ 1385 tỷ Mức tăng trưởng (%) 100 142 135 Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng Tổng nguồn vốn Năm 2007, tổng vốn của Chi nhánh mới chỉ có 725 tỷ, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 42%, đạt 1028 tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra 28 tỷ tương đương 3% so với năm 2007. Đến năm 2009, Chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng với tốc độ tăng lên đến 35%, vượt chỉ tiêu đề ra 41 tỷ tương đương 4% so với năm 2008. Như vậy, với ưu thế Chi nhánh đi sau và phương châm huy động vốn đúng đắn, Chi nhánh Bách Khoa đã ngày càng tăng cường khả năng thu hút vốn của mình, trong đó cụ thể cơ cấu vốn như sau: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Tổng nguồn vốn 725 100 1028 100 1385 100 1. NV theo loại tiền NV nội tê 515 71 771 75 1121.8 81 NV ngoại tệ 210 29 257 25 263.2 19 2. NV theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân cư 181 25 267.3 26 387.8 28 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 275.5 38 411.2 40 526.3 38 Tiền gửi các TCTD 232 32 287.8 28 415.5 30 Phát hành giấy tờ có giá 36.5 3 61.7 6 55.4 4 3. NV theo kỳ hạn NV không kỳ hạn 152.3 21 246.7 24 277 20 NV có kỳ hạn dưới 12T 217.5 30 205.6 20 221.6 16 NV có kỳ hạn trên 12T 355.2 49 575.7 56 886.4 64 Bảng 2. Cơ cấu vốn giai đoạn 2007 – 2009 Theo loại tiền, từ bảng trên ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng của Nguồn vốn theo ngoại tệ giảm dần, tỷ trọng Nguồn vốn nội tệ tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Mặc dù tổng lượng vốn ngoại tệ có tăng nhẹ nhưng không đáng kể, VD năm 2009 chỉ tăng 6.2 tỷ, cho thấy Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu hút ngoại tệ từ dân cư. Theo thành phần kinh tế, tiền gửi của dân cư liên tục tăng trưởng khá đều đặn qua từng năm, điều này thể hiện rằng Chi nhánh đã làm rất tốt công tác huy động, có nhiều chính sách và biện pháp khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý. Mặc dù vậy, việc phát hành giấy tờ có giá chưa được đẩy mạnh, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ từ 3-5% tổng nguồn vốn, chưa đạt kế hoạch đề ra. Theo kỳ hạn, nhìn chung Nguồn vốn của Chi nhánh phần lớn là vốn dài hạn trên 12 tháng, điều này góp phần tích cực trong việc hoạch định các chính sách sử dụng vốn. Mặc dù vậy, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chưa có tính ổn định và đang giảm dần tỷ trọng qua từng năm. 2.1.2. Về hoạt động tín dụng Đây là hoạt động quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh cũng có thay đổi theo từng năm, cụ thể: Năm 2007 2008 2009 Tổng Dư nợ (tỷ đồng) 215 tỷ 382.7 tỷ 401 tỷ Mức biến động (%) 100 178 104.7 Bảng 3. Tổng dư nợ giai đoạn 2007-2009 Tổng dư nợ năm 2007 đạt 215 tỷ, vượt chỉ tiêu được giao hồi đầu năm 12 tỷ tương đương với 5.58%. Đến năm 2008 tổng dư nợ tăng rất nhanh do chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế của chính phủ, tăng 167.7 tỷ tương đương với 78%, đây là mức tăng vượt rất xa kế hoạch cho vay đã được ban GĐ Chi nhánh phê duyệt tới 72 tỷ (33.5%). Tuy nhiên đến năm 2009, Chi nhánh lại không hoàn thành kế hoạch cho vay khi tổng dư nợ chỉ tăng nhẹ 18.3 tỷ tương đương với 4.78%. Tính riêng trong năm 2009, Chi nhánh chỉ đạt 92.6% kế hoạch cho vay đã đề ra là 433 tỷ đồng. Một vấn đề rất quan trọng khác trong công tác cho vay của Chi nhánh, đó là tình hình nợ xấu qua từng năm. Năm 2007 2008 2009 Nợ xấu 0.452 tỷ 0.92 tỷ 1.4 tỷ Tỷ lệ %/ Tổng Dư nợ 0.21 0.24 0.35 Bảng 4. Nợ xấu trong giai đoạn 2007-2009 Từ bảng trên dễ nhận thấy Nợ xấu của Chi nhánh tăng lên qua từng năm, đặc biệt từ năm 2008 đến 2009 đã tăng 0.11% tổng dư nợ. Điều này là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn về vấn đề tài chính trong bối cảnh chung của nền kinh tế. Chi nhánh cần phải làm tốt hơn nữa công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493, rà soát dư nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lượng tín dụng. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh số mua ngoại tệ Triệu USD 52.7 33.4 41 2 Doanh số bán ngoại tệ Triệu USD 53.5 35.7 40.2 3 Tổng doanh số mua và bán ngoại tệ Triệu USD 106.2 69.1 81.2 4 Lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ Triệu đồng 113 72 85 Bảng 5. Tình hình kinh doanh ngoại tệ Năm 2009, doanh số mua ngoại tệ đạt 41 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 40.2 triệu USD, tổng doanh số đạt 81.2 triệu USD tăng 17.5% so vói thực hiện năm 2008, đạt xấp xỉ 105% kế hoạch năm 2009. Lãi ròng thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 85 triệu đồng trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của Trung ương. Như vậy có thể thấy được hoạt động mua bán ngoại tệ đã phần nào đáp ứng nhu cầu thanh toán của dân cư và doanh nghiệp, các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, quản lý tài khoản điều vốn, nghiệp vụ kiều hối… đều được thực hiện kịp thời chính xác không xảy ra những sai sót. Tuy vậy lợi nhuận mang lại từ hoạt động này không thực sự cao. 2.1.4. Hoạt động Kế toán Ngân quỹ Trong nhũng năm qua, Chi nhánh đã làm tốt công tác kế toán, công tác thu chi ngân quỹ đảm bảo an toàn, chính xác, kịp thời, hạn chế tối đa sai sót. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp cao, gây được ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Doanh số thanh toán tăng nhanh qua từng năm: 2007 đạt 40.426 tỷ đồng; năm 2008 tăng 6% đạt 42.85 tỷ; năm 2009 tăng 3.5% đạt 44.135 tỷ, doanh số chuyển khoản có đóng góp chủ yếu trong tổng doanh số. Công tác Ngân quỹ cũng thực hiện tốt, trong năm 2009 lượng thu chi bình quân đạt từ 12-14 tỷ/ngày. Chi nhánh đã làm tôt công tác phát triển thẻ tín dụng, thẻ ATM, thực hiện các chương trình khuyến mãi và thi đua lập thành tích phát hành thẻ trong nội bộ Chi nhánh. Các dịch vụ thanh toán truyền thống và các dịch vụ mới triển khai như dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING ngày càng phát triển hơn. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng thu Tỷ đồng 108.25 155.7 202.63 2 Tổng chi Tỷ đồng 71.73 133.55 172.96 3 Thu nhập Tỷ đồng 36.52 22.15 29.67 Bảng 6. Kết quả hoạt động tài chính Tổng thu qua các năm đều tăng lên, cụ thể năm 2008 tăng 47.45 tỷ đồng tương đương với 43.8%, năm 2009 tăng 46.93 tỷ đồng tương đương với 30.14%. Mặc dù vậy thu nhập quỹ của Chi nhánh lại có sự biến động: năm 2008 dù tổng thu tăng nhưng tổng chi lại tăng với tốc độ nhanh hơn nên giảm sút 14.37 tỷ đồng tương 39.34%, không đạt kế hoạch đề ra trong năm này. Đến 2009, thu nhập quỹ tăng trở lại với mức tăng 7.52 tỷ đồng tương đương 34%. 2.1.6. Một số hoạt đông khác Về công tác kế hoạch hoá: Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch theo Quý, năm dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và định hướng của Trung ương, đảm bảo cân đối vốn hàng ngày và quản lý hạn mức thanh khoản theo cơ chế. Công tác giao và quyết toán kế hoạch cho các đơn vị cũng được thực hiện kịp thời. Về mở rộng mạng lưới: Năm 2009, Chi nhánh đã thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, tăng số lượng phòng Giao dịch thêm 2 PGD so với năm 2007, đồng thời nâng cao chất lượng của hạ tầng cơ sở. Về tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ: Làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn, tổ chức các lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức, cử cán bộ đi học các lớp do Trung ương tổ chức cả về nâng cao nghiệp vụ cũng như bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị. Các chế độ về lương, thưởng và bảo hiểm đều thực hiện theo đúng chế độ Nhà nước, duy trì thường xuyên các phong trào thi đua. Về công tác kiểm tra kiểm soát: Tổ chức tốt các đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất phát hiện kịp thời các sai sót để chỉnh sửu từ đó hạn chế rủi ro để phòng tránh giảm sai sót đến mức thấp nhất, tham mưu kịp thời cho Ban giám đốc phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Về công tác tiếp thị: Triển khai tốt các chươngtrình tiếp thị thông tin tuyên truyền của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời xây dựng các chương trình riêng của Chi nhánh trong các đợt huy động vốn, khuyếch trương sản phẩm mới nhằm xây dựng thương hiệu AGRIBANK. Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống bằng các chính sách đãi về lãi suất, phí thanh toán. Về công tác tin học: Đảm bảo an ninh hệ thống- an toàn dữ liệu phòng chống virus, phòng chống truy cập trái phép, vận hành tốt hệ thống trang thiết bị, sao dự phòng dữ liệu định kỳ, cập nhật các chương trình mới phục vụ cho công tác thống kê, thông tin báo cáo, thông tin quản lý theo hướng tin học hoá. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Mục tiêu cơ bản năm 2010 - Nguồn vốn: 1731 tỷ đồng tương đương với mức tăng 25% so với năm 2009, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 519 tỷ tương được 30% tổng vốn. - Dư nợ: 562 tỷ đồng tương đương với mức tăng 40% so với năm 2009. Đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3%. 3.2. Phương hướng phấn đấu giai đoạn 2010-2012 3.2.1. Hoạt động nguồn vốn: - Làm tốt công tác phát triển sản phẩm: tổ chức tốt các đợt huy động vốn do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành; xây dựng kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn tại chi nhánh như kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn phù hợp nhằm giữ vững thị phần về ngườn vốn từ dân cư trên địa bàn; thường xuyên tổ chức phân tích nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh của cá TCTD khác để xây dựng các sán phẩm huy động vốn mới, tiếp tục triển khai hính thức tiết kiệm bậc thang, mở rộng thêm một số ưu đãi. - Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của NH phục vụ giải ngân đối cới các Dự án nước ngoài của một số Bộ, ngành quản lý đã triển khai tại Chi nhánh, tranh thủ kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có để tiếp cận với các Dự án mới mang lại nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động kinh doanh. - Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để xây dựng biểu lãi suất của Chi nhánh để phù hợp với biến động của thị trường. 3.2.2. Hoạt động tín dụng - Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng gnuoonf vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn về hoạt dộng, cơ cấu vốn hợp lý theo đúng chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ. - Chuyển đổi cơ cấu đầu tư tập trung vào các hoạt động mang hiệu quả cao như chuyển sang cho vay đồng nội tệ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm tăng hàng xuất, đàm phán với doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp. - Thực hiện phan loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đung yêu cầu, xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng. - Tăng trưởng tín dụng, mở rộng kinh doanh phải gắn liền với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm soát được vốn đã cho vay, coi trọng coogn tác thẩm định cho vay tù hồ sơ pháp lý đến hồ sơ cho vay vốn, hiệu quả của dự án và tình hình tài chính của khách hàng. - Khách hàng tổ chức phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, có các biện pháo thu hồi nợ triệt để giảm tuy lệ nợ xấu nhằm tăng năng lực tài chính. 3.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, củng cố khách hàng đã có, nâng cao uy tín thanh toán kịp thời, chính xác, àn toàn, hạn chế các thiếu soát. - Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong đó chú trọng hạch toán chi tiết thu nhập – chi phí, thương lượng với khách hàng để chia sẻ phí mua bán nội bộ đồng thời tích cực khai thác nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do và từ khách hàng xuất khẩu. Tư vấn khách hàng chuyển nhu cầu ngoại tệ sang các đồng tiền khác nhằm giảm sức ép về đồng USD. 3.2.4. Hoạt động kế toán ngân quỹ - Không ngừng cải tiến phong cách giao dịch với khách hàng, đảm bảo tác phong giao dịch văn minh chuyên nghiệp để tạo lòng tin và có ấn tượng tốt đối với khách hàng. - Làm tốt công tác tiếp thị tư vấn khách hàng, thực hiện tốt công tác kế toán giao dịch và ngân quỹ nhằm tăng tỷ lệ thu dịch vụ, tăng thị phần thanh toán trên địa bàn thủ đô. Với nền tảng của hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện đẩy mạnh công tác thanh toán kịp thời. Tiết kiệm chi phí quản lý liên quan đến ý thức người lao động như chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm... 3.2.5. Hoạt động nguồn nhân lực - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, từng đơn vị trực thuộc để nâng cao khả năng tác nghiệp, tránh chồng chéo, phiền phức cho khách hàng. - Làm tốt côgn tác quy hoạch bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ theo định hướng, xuát phát từ yêu cầu công tác, quan tâm đến quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. - Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tọa lại đội ngũ cán bộ Chi nhánh đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ, khuyến khích cán bộ tự học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận và thực tiễn phục vụ cho công tác chuyên môn. - Thực hiện chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt các phong trào văn hóa văn nghệ thể thao giúp người lao động gắn bó hơn với cơ quan, cùng chung sức xây dựng NH trong sạch vững mạnh. 3.2.6. Hoạt động kiểm tra kiếm soát - Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao vai trò tự kiểm tra của các cấp lãnh đạo, các phòng chuyên đề, tổ chức các đợt tự kiểm tra, kiểm tra chéo nhằm phát hiện chỉnh sửa những sai lệch kịp thời. Gắn kết công tác kiểm tra với việc nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành. - Làm tốt công tác chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, giai quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm tránh để dư luận xấu ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh của Chi nhánh. - Xây dựng cơ chế phòng ngữa và xử lý rủi ro, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, đặc biệt là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh. 3.2.7. Hoạt động xây dựng củng cố mạng lưới ngân hàng - Củng cố, giữ vững và phát triển thị phần tại các đơn vị mạng lưới, có kế hoạch nhằm nâng cao năng lực hoạt động của phòng GD ngang tầm nhiệm vụ mới. Tiếp tục tìm kiếm địa điểm để mở thêm 01 phòng GD nếu có đủ điều kiện. - Lực chọn địa điểm mở màng lưới, trang bị co sở vật chất hiện đại, đẹp đẽ đê tạo niềm tin cho khách hàng, thực hiện nâng cấp các địa điểm giao dịch nhỏ, không có hiệu quả theo hướng sát nhập hoặc chuyển địa điểm. 3.2.8. Hoạt động khác - Hoàn thiện quy chế về khoán tài chính tại Chi nhánh khoán trực tiếp đến từng phòng tổ, từng cá nhân để đưa vào thực hiện, tiếp tục chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với thực tiễn trong các năm tiếp theo góp phần thúc đẩy toàn diện các mặt hoạt động, tăng năng suất và chất lượng hoạt động. - Phát huy mạnh mẽ các phong trào thi đua trong đó kịp thời khen thưởng động viên các thành tích s\xuất sắc trong công tác và xử lý kỷ luật nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tạo động lực làm việc cho cán bộ Chi nhánh. - Đẩy mạnh tiến bộ ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ Ngân hàng, bố trí đào tạo cán bộ đủ khả năng trình độ tiếp nhận công nghệ hiện đại nhằm khai thác. Nâng cao năng lực thiết bị hiện có. - Duy trì tốt công tác hành chính quản trị đảm bảo an toàn kho quỹ, phòng chống cháy nổ, cải tiến công tác lễ tân tiếp khách đảm bảo trang trọng, lịch sự tiết kiệm. KẾT LUẬN Được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang trải qua thời kì hội nhập và phát triển, Chi nhánh Bách Khoa cũng đã phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cán bộ nhân viên, với hướng đi đúng đắn của lãnh đạo, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã lập nên những thành tích đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực, không những đã huy động được một khối lượng nguồn vốn lớn, bảo đảm chủ động đầu tư tín dụng trên địa bàn, mà còn góp phần cung cấp lượng vốn lớn về NHNo&PTNT Việt Nam. Bên cạnh những chuyển biến tích cực và kết quả đạt được, trong quá trình thực tập tổng hợp tại chi nhánh, em nhận thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là về hoạt động huy động vốn, hoạt đông cơ bản quan trọng nhất trong hoạt động của NHTM. Vì vậy em xin lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Tăng cường huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự chỉ bảo tận tình của ThS Lê Thu Thủy cùng các cô chú, anh chị tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Trong phạm vi thời gian và kiến thức hạn chế của bản thân, bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo để phục vụ tốt hơn cho chuyên đề thực tập sắp tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26976.doc
Tài liệu liên quan