Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với mạng lưới rộng khắp hơn 2000 chi nhánh với phưong châm mang phồn thịnh đến cho khách hàng. Cùng với các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cả nước, Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên đã triển khai và thực hiện tốt công tác cho vay các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của đất nước .
Với điều kiện kinh tế xã hội, vị trí địa lý thuận lợi. Trong thời gian tới Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên sẽ có những bước phát triển mới, bộ mặt kinh tế xã hội Huyện Văn Giang sẽ ngày một cải thiện và đi lên, cuộc sống ấm no hơn, phồn thịnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến Sỹ, Trần Đăng Khâm và toàn thể cán bộ Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết báo cáo tổng hợp này.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Chi nhánh NHN0&PTNN Huyện Văn Giang – Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở đầu
Kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước. Thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi hoạt động gần như không biên giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu sắc và gay gắt thêm quá trình cạnh tranh. Trong lĩnh vực ngân hàng, xu thế mở cửa và hội nhập càng tiến triển nhanh chóng. Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam( NHN0&PTNTVN) là một ngân hàng quốc doanh trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành. Từ một ngân hàng nhỏ bé đã trở thành một ngân hàng có vị thế trong khu vực và đang khẳng định uy tín trên thế giới. NHN0&PTNNVN đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, phồn thịnh của khách hàng cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Xuất phát từ lý do đó em đã chọn chi nhánh NHN0&PTNN Huyện Văn Giang – Hưng Yên là nơi thực tập của mình. Qua thời gian thực tế tại Ngân hàng đề tài báo cáo tổng hợp về hoạt động của cơ sở thực tập của em gồm 4 phần:
Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên.
Phần II: Cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên.
Phần III: Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hoạt động của chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên.
Phần IV: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên trên cơ sở báo cáo tài chính.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS.Trần Đăng Khâm và ban giám đốc cũng như các cô các chú tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Phần I: sơ lược quá trình hình thành và phát triển của
chi nhánh nhn0&ptnt huyện văn giang – hưng yên
Tiền thân là ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào 26/3/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng ( nay là thủ tướng chính phủ). Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển, chứng tỏ vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế, đặc biệt là nước có nền nông nghiệp lâu đời như nước ta.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là doanh nghiệp được nhà nước xếp hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Ngân hàng nông nghiệp do hội đồng quản trị quản lý và tổng giám đốc điều hành, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng tới khách hàng trong nước và nước ngoài, đầu tư các dự án phát triển kinh tế- xã hội, uỷ thác tín dụng đầu tư do chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tức là ngân hàng nông nghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước.
Đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có mạng lưới rộng khắp tại tất cả các đô thị và các vùng nông thôn, gồm một số lượng lớn nhân viên làm việc tại các sở giao dịch, chi nhánh tỉnh, thành phố, huyên, liên huyện, xã, liên xã. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Giang là một trong số các chi nhánh cấp hai trực thuộc ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hưng Yên quản lý.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang được thành lập theo quyết định số 184/HĐBT năm 1996 và bắt đầu hoạt động 2/4/1996. Tiền thân là phòng giao dịch Văn Giang thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Giang tỉnh Hải Hưng (trước đây). Đến tháng 9/1999 tái lập huyện Văn Giang. Từ đó đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh. Ngân hàng có trụ sở chính tại trung tâm thị trấn Văn Giang- Hưng Yên và có một chi nhánh cấp 3 đó là Ngân hàng nông nghiệp Long Hưng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Giang là một Ngân hàng thương mại Quốc Doanh trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được phép kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác:
Huy động vốn: Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác.
Cho vay các thành phần kinh tế.
Cho vay đời sống.
Thanh toán điện tử toàn quốc.
Chi trả kiều hối.
Mua bán ngoại tệ.
Thực hiện các dịch vụ khác như hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định. Thu chi tiền mặt, két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ có giá trị.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.
Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng. Đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêu cầu đột xuất của giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh ngân hàng cấp trên giao.
Như vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang đi vào hoạt động chính là huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế, cho vay đối với hộ sản xuất, làng nghề và dịch vụ ngân hàng khác theo quy định và luôn chịu sự quản lý giám sát của ngân hàng cấp trên cũng như Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Văn Giang đã và đang ngày càng phát triển hoà chung vào sự phát triển của toàn ngành và của đất nước. Phát huy được vai trò to lớn của mình đối với kinh tế địa phương, đưa kinh tế huyện đi lên, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Phần II: cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn giang.
Hiện nay, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Giang có 30 cán bộ công nhân viên chức. Trong đó:
Về giới: Có 13 cán bộ công nhân viên là nam chiếm 43,3%. Nữ cán bộ công nhân viên là 17 cán bộ chiếm 56,7%
Về trình độ: 12 cán bộ đạt trình độ đại học chiếm 40%, một công nhân lái xe và một bảo vệ, 16 cán bộ còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 53,33%.
Về chính trị: Có 15 cán bộ là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chiếm 50% tổng số.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Giang:
Giám đốc
Hành chính - Nhân sự
Phòng tín dụng
Kế toán ngân quỹ
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Theo quyết định số 179/QĐ/HĐBT- 02 ngày 7/9/2000 của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Là một ngân trực thuộc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Giang tuân thủ các quy định trên. Ngân hàng Văn Giang là chi nhánh ngân hàng cấp 2 được tổ chức các phòng: Phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự và một chi nhánh ngân hàng cấp 3 ở Long Hưng.
Cụ thể chức năng các phòng ban như sau:
Giám đốc:
Giám đốc có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi công việc, các vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Phó giám đốc:
Một phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng hay hoạt động kinh doanh ngân hàng và một phó giám đốc phụ trách kho quỹ, hành chính nhân sự.
Các phó giám đốc được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc ngân hàng đi vắng( Theo uỷ thác của giám đốc) và báo cáo lại công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nhiệm vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyết định của mình.
Bàn bạc tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập chung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng kế toán ngân quỹ.
Phòng kế toán ngân quỹ là phòng trực tiếp hạch toán kế toán và hạch toán thống kê kế toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Phòng kế toán ngân quỹ là trung tâm tổng hợp của cơ quan bởi hầu hết mọi hoạt động của ngân hàng đều thông qua mảng kế toán tài chính.
Phòng thực hiện xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, thực hiện dự trữ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, thu chi nội bộ ngân hàng, quản lý giấy tờ có giá.
Tổng hợp lưu giữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
Thực hiện việc thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành các quy định an toàn về kho quỹ và định mức tồn theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng và phát triển nông thôn giao.
Phòng hành chính tổng hợp.
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc và thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh ngân hàng giao phó.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc .
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính, liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh ngân hàng.
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ning trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế ngân hàng.
Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc giao.
Phòng tín dụng ( Phòng chuyên môn nghiệp vụ ):
Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng với các nhiệm vụ:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: Sản xuất chế biến, tiêu thụ xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo từng phân cấp uỷ quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện các hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp trên theo uỷ quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm nhiệm vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thí điểm trên địa bàn.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo
Tổng hợp các báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Trên đây là chức năng, nhiệm vụ riêng của từng phòng ban, bộ phận trong chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Văn Giang – Hưng Yên. Nhưng xét chung ngân hàng có chức năng nhiệm vụ là phục vụ cho vay hộ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây cảnh xoá đói giảm nghèo, cho vay doanh nghiệp nhỏ trong Huyện chủ yếu bằng Việt Nam Đồng, kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là Đô La Mỹ.
Phần III: Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hoạt động của chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên
Ngân hàng là trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tiền tệ, rất nhạy cảm với nhiều yếu tố như: Chính trị, kinh tế , xã hội, chiến tranh, tâm lý.... và đồng thời nó cũng có khả năng tác động tới các yếu tố này. Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong hành lang hẹp. Điều này thể hiện ở các quy định, qui chế, pháp lệnh, điều khoản luật đối với Ngân hàng. Ví dụ, Ngân hàng thương mại mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước và có khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc tại tài khoản, giới hạn phạm vi của mức cung ứng vốn vào thị trường.
Sản phẩm của Ngân hàng là hình thức dịch vụ, mang hình thái phi vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đồng thời với sự tham gia của: Khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ nhất là khách hàng sẽ thể hiện nhu cầu của mình đối với sản phẩm, đồng thời đánh giá chất lượng sản phẩm. Thứ hai là Nhân viên Ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng là hình ảnh của Ngân hàng. Thứ ba là cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
Đối với chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng được tiến hành đồng thời với sự tham gia của ba yếu tố trên vì vậy Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hoạt động của chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên có thể kể đến là:
3.1. Nhân tố môi trường kinh tế môi trường pháp lý.
Thứ nhất: Nhân tố từ môi trường kinh tế.
Bao gồm các chính sách, cơ chế quản lý điều hành nền kinh tế của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế quốc dân, lạm phát, nhân tố môi trường kinh tế địa phương nơi mà địa bàn Ngân hàng hoạt động đều có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động của Ngân hàng đều chịu chi phối của môi trường kinh tế.
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của Huyện Văn Giang – Hưng Yên cũng ngày một phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cá nhân sẽ có nhu cầu vốn lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng gia sản xuất, đó là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng cho vay.
Thứ hai: Môi trường pháp lý.
Các nhân tố pháp lý bao gồm: Tính đồng bộ của quan hệ pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của văn bản dưới luật như các quy định về dự trữ bắt buộc, các quy định về bảo đảm tiền vay, quy chế cho vay đối với khách hàng... Môi trường pháp lý là cơ sở để các thành phần kinh tế hoạt động một cách hợp pháp và có hiệu quả. Hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động kinh tế, đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất vào hoạt động theo khung pháp lý đã quy định. Bên cạnh đó , chính sách của Đảng và nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng có tác động tới hoạt động của Ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn cho hộ sản xuất bởi vì nó tạo ra cơ chế đặc biệt ưu đãi đối với các Ngân hàng cũng như khách hàng. Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/99 của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn, văn bản số 320/CV-NHNN 14 ngày 16/4/99 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn cho vay đối với các hộ theo tinh thần quyết định của chính phủ đã tạo ra cơ chế cực kỳ thuận lợi để chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên có thể mở rộng tín dụng.
3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng.
Thứ nhất là lãi suất.
Lãi suất của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đối với hoạt động huy động vốn lãi suất huy động là chi phí và lãi suất tín dụng là doanh thu của ngân hàng, chênh lệch hai khoản lãi suất kể trên là thu nhập mà ngân hàng có được từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh hết sức gay gắt không cho phép giảm lãi suất huy động và tăng quá cao lãi suất tín dụng. Chính vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng và vẫn bảo đảm môi trường sinh lợi ngân hàng, các ngân hàng cần xác định mức lãi suất tín dụng phù hợp.
Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên cũng như các Ngân hàng thương mại khác phải đối mặt với sự thay đổi thường xuyên của lãi suất thị trường. Ngân hàng nông nghiệp áp dụng nhiều hình thức lãi suất phù hợp tạo vị thế cạnh tranh như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có quà tặng... và tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiết kiệm từ dân chúng.
Thứ hai: Công tác tổ chức của Ngân hàng.
Công tác tổ chức của Ngân hàng là công tác mà ngân hàng bố trí các hoạt động của mình thông qua việc xây dựng nên các phòng ban chuyên trách. Các phòng ban này ít nhiều đều có sự phối hợp, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định cấp tín dụng. Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên có cơ cấu tổ chức sắp xếp một cách khoa học hợp lý, nhịp nhàng không chồng chéo. Điều đó tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng giúp ngân hàng kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba: Cơ sơ vật chất kỹ thuật.
Một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mạng lưới chi nhánh khắp mọi địa bàn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, giảm bớt được các khoản chi phí đi lại, thời gian, quản lý các khoản vay... từ đó nâng cao hiệu quả vốn cho cả ngân hàng và khách hàng.
chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên. Nằm trên địa bàn huyện nhỏ nên chỉ có một trụ sở chính ở trung tâm Huyện và một chi nhánh cấp 3 ở xã Long Hưng. Tuy vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh do được sự quan tâm cấp trên nên mọi nghiệp vụ đều được thực hiện trên máy tính hiện đại đáp ứng nhu cầu an toàn nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ tư: Các chính sách và trình độ cán bộ của Ngân hàng.
chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên được thành lập từ vốn của Ngân hàng cấp trên, là một Ngân hàng quốc doanh nên cơ chế chính sách cũng được áp dụng như bất kỳ một Ngân hàng quốc doanh khác. Các nhân viên được hưởng lương theo cấp bậc lương của mình ngoài ra còn có thêm khoản lương kinh doang của Ngân hàng cộng với các khoản lương làm thêm giờ và các buổi trực tại cơ quan. Chế độ lương của Ngân hàng hết sức đãi ngộ tạo động lực các nhân viên thường xuyên trao dồi kiến thức nâng cao nghiệp vụ để thành các cán bộ giỏi tận tâm với nghề.
Khả năng chuyên môn nghiệp vụ đạo đức của cán bộ Ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội... chính là điều kiện để nâng cao hoạt động của Ngân hàng bởi như vậy mới đảm bảo khả năng thu hồi và sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng là công cụ marketing tốt nhất để mở rộng tín dụng cho vay cũng như huy động tiết kiệm của Ngân hàng. Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên rất chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ hàng năm cử cán bộ đi học để hoàn chỉnh kiến thức đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
3.3. Nhân tổ từ phía khách hàng.
Ngân hàng chỉ có thể cho vay khi khách hàng có nhu cầu mở rộng vốn sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn sản xuất mặt hàng mới. Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên hoạt động chủ yếu cho vay các hộ sản xuất để trồng trọt chăn nuôi, một số ít là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Huyện Văn Giang nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh và cây ăn quả như cam đường canh, cam vinh... vì vậy nhu cầu vốn chủ yếu của các hộ của địa bàn huyện chủ yếu là để mở rộng trồng cây cảnh, cây ăn quả góp phần phát triển kinh tế địa phương với nhu cầu vay vốn của các hộ là rất lớn.
3.4. Vị trí địa lý và môi trường tự nhiên.
Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên nằm ngay trung tâm huyện, cách thủ đô Hà Nội không xa. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Ngân hàng phát triển, mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh của mình bởi dự án về khu đô thị Văn Giang đã được phê duyệt và sẽ được xây dựng trong thời gian không xa.
Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhất là ngân hàng với bản chất là phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Những biến động bất khả kháng như thiên tai, động đất, hạn hán, lũ lụt... đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy môi trường tự nhiên không thuận lợi, thì các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá, tức là gián tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bởi liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Như vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của Chi nhánh NHN0&PTNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên. Bản thân Ngân hàng phải lắm vững từng nhân tố đó và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tổ, tìm cách phát huy những mặt tích cực hạn chế những mặt tiêu cực để giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải. Từ đó góp phần cho sự phát triển nền kinh tế địa phương nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Phần IV: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên trên cơ sở báo cáo tài chính.
Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên ra đời và hoạt động với sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự cố gắng lỗ lực của toàn thể cán bộ chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên nên trong những năm qua hoạt động của chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kể, thể hiện qua kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh thể hiện qua bảng:
4.1. Thu nhập – Chi phí
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Thu nhập
+ Thu lãi cho vay
+Thu dịch vụ thanh toán
+ Thu khác
12.560
11.320
180
1060
100%
90,13%
1,4%
8.47%
15.765
15.260
256
249
100%
96,8%
1,62%
1,58%
18.590
17.670
900
201
100%
95,05%
4,84%
0,1%
Chi phí
+ Chi lãi huy động và trả vay vốn ngân hàng cấp trên
+ Chi cho nhân viên
+ Chi trích lập quỹ dự trữ dự phòng tổn thất
+ Chi khác
8.940
6.258
1.969
156
557
100%
70%
22,02%
1,74%
6,23%
11.866
7.840
2.231
165
1.630
100%
66,07%
18,8%
1,39%
13,74%
11.800
8.500
2300
120
880
100%
72,03%
9,5%
1,01%
7,46%
3. Chênh lệch thu nhập – chi phí
3.620
3.899
6.790
Qua bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận của Ngân hàng tăng theo từng năm, chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và có lãi.
Qua đó ta cũng thấy do lãi suất tiền gửi tăng do vậy chi phí tăng lên là do chi phí huy động vốn chiểm tỷ trọng cao điều đó cũng phù hợp với thực tế . Đồng thời các năm qua chi nhánh luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp theo chế độ quy định và bảo đảm chênh lệch lãi suất theo định hướng của ngân hàng cấp trên.
Ngoài ra công tác kế toán – ngân quỹ làm tốt công tác thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thực hiện hạch toán đúng quy định. Nên thu nhập từ hoạt động thanh toán và thu nhập từ các hoạt động khác của Ngân hàng cũng tăng theo từng năm. Công tác thanh tra kiểm soát cũng hoàn thành tốt.
4.2.Huy động vốn.
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch khác. Huy động vốn tạo nguồn cho ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng.
Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên thực hiện kinh doanh tiền tệ – tín dụng trên địa bàn khu vực quản lý chủ yếu là nông nghiệp thuần tuý. Ngân hàng nông nghiệp Văn Giang đặc biệt chú trọng công tác huy động vốn từ các kênh là huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tư nhân bằng các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ trực tiếp huy động tại các thôn.
Công tác huy động vốn trên địa bàn liên tục tăng qua các năm và hoàn toàn chủ động được trong việc mở rộng tín dụng và các khoản rút của người dân, các tổ chức kinh tế xã hội. Điều này cũng phản ánh cố gắng tích cực của ngân hàng Văn Giang trong việc huy động vốn.
Bảng: Nguồn vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
+,- 2004 so với 2003
+,- 2005 so với 2004
I
Nội tệ
85.000
94.000
100.000
9.000
6.000
1
Tgửi KKH
20.000
13.000
12.000
7.000
-1.000
2
Tgửi CKH
65.000
81.000
88.000
17.000
7.000
2.1
CKH dưới 12t
45.000
51.000
40.000
6.000
-11.000
2.2
CKH trên 12t
20.000
30.000
48.000
10.000
18.000
II
Ng.Tệ(15875/$)
21.315
27.375
28.651
6.060
1.276
Nguồn phòng nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT Văn Giang
Qua bảng kết quả huy động vốn cho thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Nội tệ tăng 9.000 triệu và 6000 triệu, ngoại tệ tăng 1.276 triệu và 6060 triệu. Đạt được kết quả đó là do Ngân hàng đã tích cực tuyên truyền và phổ biến các nghiệp vụ huy động vốn cho khách hàng biết bằng nhiều hình thức. Tổ chức thành lập bàn huy động vốn lưu động tại các địa bàn xã để thu hút lượng tiền nhàn dỗi trong dân. Do vậy nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao song cũng có sự biến động từ loại hình này sang loại hình khác do nhu cầu của khách hàng. Khi đời sống được nâng cao họ muốn gửi tiết kiệm dài hạn nhằm thu được lợi suất cao hơn.
4.3. Tình hình sử dụng vốn.
Do nguồn vốn huy động tăng đã góp phần mở rộng cho vay các thành phần kinh tế đặc biệt là các hộ sản xuất. Ngân hàng cố gắng mở rộng tín dụng cho khách hàng và giảm thiểu nợ quá hạn do đó chất lượng tín dụng ngày một cải thiện, đưa Ngân hàng tiến tới hoạt động ngày một hiệu quả.
Nếu phân tổng dự nợ theo tiêu thức thời gian và theo đối tượng vay vốn thì kết quả sử dụng vốn của Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên như sau:
Bảng: Kết quả sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
stt
Chỉ tiêu
DN 31/12/03
DN 31/12/04
DN31/12/05
Tổng dư nợ
70.320
75.236
80.000
1
Phân theo thời gian
1.1
Cho vay ngắn hạn
49.369
52.560
56.930
1.2
Cho vay trung hạn
20.915
22.676
23.070
2
Phân theo đối tượng vay
2.1
Sản xuất nông nghiệp
50.000
52.560
55.630
2.2
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
8.250
10.000
11.000
2.3
DV,TM khác
12.070
12.676
13.370
Nguồn: Phòng tín dụng của NHNO%PTNT Văn Giang
Từ bảng báo cáo cho thấy, dư nợ qua các năm đều tăng. Phân theo thời hạn vay thì cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp do nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn vì vậy việc tài trợ của Ngân hàng cũng chủ yếu là ngắn hạn Phần lớn Ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ vốn trung hạn, làm như vậy đôi khi gặp rủi ro vì vậy ngân hàng phải có chiến lược huy động và tài trợ phù hợp vừa đảm bảo vốn vay của người dân vừa đảm bảo an toàn sinh lợi đó luôn là chiến lược và mục tiêu của Ngân hàng.
Phân theo thành phần kinh tế thì do đặc thù của Huyện vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp vì vậy Ngân hàng chủ yếu tài trợ vốn cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Cho vay công nghiệp và dịch vụ thương mại còn thấp.
Như vậy, qua báo cáo tài chính của Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên cho thấy lợi nhuận Ngân hàng qua các năm đều tăng, nguồn vốn huy động sử dụng có hiệu quả. Ngân hàng góp phần không nhỏ đến công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương, đời sống nhân dân ngày một nâng cao chính nhờ từ đồng vốn vay của ngân hàng.Đạt được kết quả trên là do công tác quản trị điều hành kinh doanh xác định đúng mục tiêu, khai thác tốt thế mạnh tín dung, phối hợp tốt với đảng uỷ địa phương. Chất lượng tín dụng từng bước nâng lên.
Kết luận
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với mạng lưới rộng khắp hơn 2000 chi nhánh với phưong châm mang phồn thịnh đến cho khách hàng. Cùng với các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cả nước, Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên đã triển khai và thực hiện tốt công tác cho vay các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của đất nước .
Với điều kiện kinh tế xã hội, vị trí địa lý thuận lợi. Trong thời gian tới Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên sẽ có những bước phát triển mới, bộ mặt kinh tế xã hội Huyện Văn Giang sẽ ngày một cải thiện và đi lên, cuộc sống ấm no hơn, phồn thịnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến Sỹ, Trần Đăng Khâm và toàn thể cán bộ Chi nhánh NHN0&PTNNT Huyện Văn Giang – Hưng Yên đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết báo cáo tổng hợp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang Hưng Yên.
TS. Phan Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Giáo trình Ngân hàng thương mại.
Thông tin Ngân hàng Nông nghiệp - các số năm 2004,2005.
Tạp chí ngân hàng - số 7 năm2004, số 9 năm 2005.
Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang- Hưng Yên. 2
Phần II: Cơ cấu tổ chức nhân sự của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang- Hưng Yên. 4
Phần III: Các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang- Hưng Yên.
3.1. Nhân tố môi trường pháp lý môi trường kinh tế. 8
3.2. Nhân tố từ phía Ngân Hàng. 9
3.3. Nhân tố từ khách hàng. 11
3.4. Vị trí địa lý và môi trường tự nhiên. 11
Phần IV: Kết quả kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT Văn Giang- Hưng Yên.
4.1. Thu nhập – Chi phí. 12
4.2. Huy động vốn. 13
4.3. Tình hình sử dụng vốn. 14
Kết luận 16
Danh mục tài liệu tham khảo 17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC159.doc