Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta đã trải qua hơn 10 năm và bước đầu đã thu được một số thành tựu quan trọng trên cả lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ. Với vai trò trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, ngành kinh doanh thương mại đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước thông qua việc thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp thương mại phải có sự đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Bách hoá Hà Nội để tìm hiểu thực tế, em nhận thấy:
Công ty Bách hoá Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và tương đối phát triển. Là một Công ty hoạt động trên quy mô lớn, Công ty đã chọn cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy tài chính kế toán hợp lý.
Tuy còn có những khó khăn nhất định, nhưng Công ty vẫn cố gắng đứng vững và phát triển đi lên trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Công ty đã có những đóng góp không nhỏ vào ngành thương mại Hà Nội nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
Công ty đã đóng góp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, chấp hành đúng chế độ sổ sách, ghi chép theo quy định của Nhà nước.
Trên đây là một số nhận xét mang tính chủ quan của cá nhân, nên không tránh khỏi những hạn chế. Do vậy em rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo Mai Thanh Xuân giảng viên Khoa Kinh tế và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty Bách hoá Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bách hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau hơn mười năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã có tác động không nhỏ đến quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước phải chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải vạch ra được những chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao để tồn tại được trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Một trong các công tác quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là công tác tài chính - kế toán. Trước hết, công tác kế toán trong nền kinh tế hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra và bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp thương mại cũng như các doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, kế toán đưa ra những thông tin, số liệu chính xác đáng tin cậy để Nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô và để các khách hàng của doanh nghiệp căn cứ vào đó mà có các quyết định cộng tác với doanh nghiệp. Bên cạnh đó công tác tài chính cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong các doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không? Sự quay vòng vốn nhanh hay chậm? Sự phân phối lợi nhuận có hợp lý hay không?.... Như vậy, công tác Tài chính - Kế toán là hai yếu tố như nhau và chúng ta phải biết kết hợp hai yếu tố này sao cho thật hài hoà và hợp lý.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Bách hoá Hà Nội cùng với kiến thức được trang bị ở trường và sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công ty, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên trong phòng kế toán tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.
Phần I
Tổng quan về công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, ngày 28/09/1954 Bộ Công thương ra Quyết định số 97 thành lập Công ty Bách hoá Hà Nội, với tên gọi ban đầu là Công ty Mậu dịch Bách hoá Hà Nội. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày đầu thành lập chỉ gồm 20 người, cơ sở vật chất nghèo nàn, trải qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty đã có nhiều thay đổi về hình thức tổ chức và tên gọi. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, để phù hợp với tình hình mới, ngày 23/05/1998 theo Quyết định số 289/QĐUB, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định đổi tên thành Công ty Bách hoá Hà Nội và là tên giao dịch hiện nay của Công ty.
Ngày nay đội ngũ nhân viên của Công ty gồm 749 người, trong đó 87 người có trình đội Đại học hay tương đương Đại học, 236 người đã có trình độ trung cấp hoặc đã qua đào tạo cơ bản về công tác thương nghiệp. Trong Công ty, lực lượng lao động nữ chiếm 75%.
Công ty Bách hoá Hà Nội có trụ sở chính tại 45 phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng của Nhà nước. Công ty hoạt động theo điều lệ Công ty do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
II. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
1. Chức năng của Công ty.
- Tổ chức các quá trình nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh thương mại bao gồm: nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn hàng dự trữ và bảo quản hàng hoá, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, bán hàng cho các đơn vị trực thuộc và người tiêu dùng.
- quản lý mọi mặt của Công ty: quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, báo cáo tiếp thị, quản lý việc sử dụng vốn, lao động, quản lý về cơ sở vật chất, kỹ thuật, quản lý công tác kế toán.
2. Nhiệm vụ của Công ty
Thực hiện theo mục đích kinh doanh đúng như theo quyết định thành lập Công ty.
Kinh doanh những mặt hàng đăng ký, phục vụ nhu cầu của khách hàng nhằm kinh doanh có lãi. Bảo toàn và phát triển vốn được giao, quản lý tốt lao động trong công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng phấn đấu lớn mạnh và đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Cho đến nay, Công ty Bách hoá Hà Nội là một trong những doanh nghiệp thương nghiệp lớn, doanh số hàng năm chiếm khoảng 25-25% doanh thu của toàn ngành thương nghiệp thành phố. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn quản lý. Về cơ sở vật chất, từ chỗ chỉ có 03 cửa hàng tập trung ở khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm với trang thiết bị nghèo nàn, ngày nay mạng lưới kinh doanh của Công ty đã trải rộng khắp các quận nội thành và ven đô. Hệ thống các cửa hàng, trung tâm thương mại đều đã được nâng cấp và trang bị hiện đại.
III. Đặc điểm về tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
Là một doanh nghiệp thương mại với mặt hàng kinh doanh chính là hàng tiêu dùng, hoạt động do vốn của Nhà nước cấp và vốn tự có.
- Mặt hàng kinh doanh: bao gồm tất cả các ngành hàng tiêu dùng như văn phòng phẩm, bánh kẹo, may mặc, đồ da dụng,...
- Phương thức kinh doanh:
+ Bán buôn: bao gồm bán buôn cho các đầu mối bán lẻ và các đơn vị trực thuộc.
+ Bán lẻ: diễn ra chủ yếu ở các cửa hàng bách hoá và các siêu thị.
- Nguồn hàng chủ yếu: Công ty có quan hệ bạn hàng ở khắp nơi trong nước như: Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Kim khí Thăng Long, Công ty Đường Biên Hoà. Chính nhờ có nguồn hàng phong phú như vậy nên Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Mạng lưới kinh doanh: Trụ sở chính của Công ty ở 45 Hàng Bồ, đây là nơi thâu tóm mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, duy trì hoạt động của các đơn vị cơ sở ở khắp nơi trong thành phố. Hệ thống đơn vị trực thuộc của Công ty nằm rải rác ở nhiều khu vực, bao gồm:
+ 12 cửa hàng bách hoá: Giảng Võ, Đồng Xuân, phố Huế, Bờ Hồ, Kim Liên, Hàng Gai, Hàng Đào, Ngã Tư Sở, Nguyễn Công Trứ, Chợ Mơ, Thanh Xuân, Yên Phụ.
+ Các bộ phận kinh doanh: Trạm kinh doanh I, Trạm kinh doanh II, Trung tâm Thương Mại Bờ Hồ,...
Hầu hết các cửa hàng đều nằm ở vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, luân chuyển hàng hoá. Mạng lưới các đơn vị kinh doanh được lãnh đạo Công ty đôn đốc, theo dõi sát sao, mọi chính sách, chế độ đều được thông báo kịp thời xuống các đơn vị để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.
IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty
Kể từ lúc bắt đầu thành lập cho đến nay, bộ máy kinh doanh của Công ty đã có nhiều thay đổi để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty và sự thay đổi của cơ chế thị trường. Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh hiện nay của Công ty có thể được thể hiện như sau:
P.Tài chính -Kế toán
PhòngThanh tra
PhòngKinh doanh
P. Tổ chức -Hành chính
C.hàngBách hoá
V.phòngCông ty
Trung tâmT.mại
Tổng kho
Trạmkinh doanh
Ban Giám đốc
ã Ban Giám đốc: Gồm 01 Phó Giám đốc phụ trách điều hành hoạt động của Công ty.
ã Hệ thống các phòng ban bao gồm:
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán của toàn Công ty, quản lý tài chính, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình thu chi, lập báo cáo tài chính.
- Phòng Thanh tra: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám đốc các hoạt động của các phòng ban, hoạt động của các cửa hàng, bộ phận cá thể của công ty.
- Phòng Kinh doanh: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá nhu cầu mong muốn chưa được thoả mãn của người tiêu dùng để xác định chiến lược Marketing Mix cho thị trường của công ty. Tổ chức hợp lý việc quản lý nguồn hàng, thực hiện ký kết hợp đồng với các bạn hàng,...
- Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý bộ máy hành chính, phân bổ mạng lưới kinh doanh, hợp lý hoá việc sử dụng lao động,...
ã Các đơn vị trực thuộc:
Tại các cửa hàng bách hoá, trạm kinh doanh, trung tâm thương mại,... đều có các cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị và đội ngũ nhân viên đảm nhận các công việc cụ thể. Các đơn vị trực thuộc Công ty không có tư cách pháp nhân, mọi đề xuất và phương án kinh doanh đều phải thông qua Công ty xét duyệt. Các đơn vị được cung cấp vốn, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn được giao. Đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của mình. Định kỳ, thủ trưởng các đơn vị sẽ lên báo cáo về tình hình kinh doanh của mình.
V. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty.
1. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kế toán.
Phòng kế toán có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế toán toàn Công ty.
- Quản lý vốn, quỹ toàn Công ty, tham gia lập phương án điều hoà vốn và điều tiết thu nhập trong Công ty.
- Tham gia giao nhận, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
- Duyệt quyết toán tài chính cho các đơn vị cơ sở.
- Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên cấp trên theo chế độ quy định.
- Tham gia xây dựng và quản lý mức giá trong Công ty.
- Kiểm tra, hướng dẫn các nghiệp vụ tài chính - kế toán. Đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời chính xác, đầy đủ để kế toán là công cụ quản lý của Công ty.
2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Do là một đơn vị kinh doanh nên công ty chọn mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán được minh hoạ bằng sơ đồ sau đây:
Thủ quỹ
P.Phòngkiêm kế toánTSCĐ
Kế toánchi phí
Kế toánvốnbằngtiền
Kế toántiềnlươngchế độ
Kế toánthanh toán công nợ
Kế toán ở đơn vịhạch toán độc lập
Kế toán ở đơn vịhạch toán tập trung
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán ở Phòng Kế toán Công ty được tổ chức khá gọn nhẹ và khoa học. Phòng gồm 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng và 06 nhân viên kế toán. Mỗi thành viên trong phòng đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích chung là theo dõi, kiểm tra, ghi chép, tính toán một cách chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Cụ thể:
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của Công ty, là người phụ trách chung, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán định kỳ.
- Phó phòng kế toán: giúp đỡ kế toán trưởng quản lý, thực hiện tổng hợp, kiểm tra đối chiếu số liệu để lên báo cáo. Ngoài ra còn theo dõi TSCĐ của toàn Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Các kế toán viên có nhiệm vụ theo dõi, quản lý các khâu được giao như: kế toán chi phí, kế toán ngân sách, kế toán tiền lương và bảo hiểm, kế toán vốn bằng tiền,...
Đối với các đơn vị trực thuộc Công ty và được phép hạch toán độc lập, bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh và có nhiệm vụ mở các sổ kế toán theo đúng chế độ quy định, tiến hành hạch toán kinh doanh trong kỳ. Định kỳ, gửi các báo cáo kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh lên Phòng Kế toán Công ty.
Còn đối với các đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán tập trung như văn phòng Công ty, trung tâm thương mại, trạm kinh doanh số I, số II, quầy ống nước, cũng có các nhân viên kế toán ghi chép và mở sổ sách kế toán. Định kỳ các đơn vị này sẽ nộp các bảng kê và chứng từ liên quan lên phòng kế toán Công ty. Tại đây, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp số liệu của 05 đơn vị này, tính toán, theo dõi và lên báo cáo ở bộ phận hạch toán tập trung.
Việc thực hiện hình thức tổ chức kế toán tập trung, vừa phân tán ở Công ty Bách Hoá Hà Nội tạo điều kiện cung cấp thông tin kinh tế chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.
Do đặc điểm về hoạt động kinh doanh, lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ra nhiều và Công ty chưa sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán nên hình thức kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ.
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ, sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, tiến hành ghi Sổ kế toán chi tiết, ghi Bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan. Từ Nhật ký chứng từ, cuối tháng kế toán hạch toán vào Sổ cái các tài khoản tương ứng. Mặt khác, từ các Sổ chi tiết, lập Bảng tổng hợp chi tiết. Định kỳ từ Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng kê, NKCT lập Báo cáo tài chính.
VI. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong những năm gần đây, trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, Công ty đã tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển đi lên. Hàng năm, doanh thu của Công ty không những bù đắp được tất cả các khoản chi phí mà còn đem lại lợi nhuận.
Tuy vậy, Công ty cũng còn gặp phải một số khó khăn, trở ngại do đó hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 1999 không đạt được hiệu quả cao.
Có thể minh hoạ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trên một số chỉ tiêu qua hai năm hoạt động 1998 - 1999 như sau:
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Tổng doanh thu
103.280.431.628
106.620.177.068
3.339.745.440
3,234
2. Doanh thu thuần
101.467.118.350
106.620.177.068
5.135.058.718
5,078
3. Giá vốn hàng bán
90.115.981.553
96.596.511.248
6.410.529.695
7,114
4. Lợi nhuận gộp
11.351.136.803
10.023.665.820
-1.327.470.983
-11,695
5. Tổng chi phí
10.525.619.606
9.425.691.427
-1.009.928.179
-10,450
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
825.517.197
570.974.393
-254.542.804
-30,830
7. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
23.427.566
55.700.447
32.227.811
137,564
8. Tổng lợi nhuận trước thuế
848.944.763
626.674.840
-222.269.923
-26,182
9. Thuế thu nhập
343.600.000
183.000.000
-160.000.000
-46,74
10. Lợi nhuận sau thuế
505.334.763
443.674.340
-61.659.923
-12,2
Thông qua một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy:
Tổng doanh thu của Công ty tăng lên, điều đó có nghĩa là Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty cũng đã giảm được tổng chi phí nhưng giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt được giảm đi. Do vậy, lợi nhuận sau thuế năm 1999 giảm đi so với năm 1998 là: 61.659.923 đồng.
phần II
công tác tài chính của công ty
I. Phân cấp quản lý tài chính của Công ty.
Công ty Bách hoá Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn của ngành thương mại Hà Nội, do đó mặt hàng kinh doanh rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã. Công ty kinh doanh các mặt hàng như Văn phòng phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, hàng may mặc, đồ gia dụng, tạp phẩm,... xuất phát từ đặc điểm trên, để giúp Công ty làm tốt công tác tài chính, ban Giám đốc giao cho phòng kế toán kiêm nghiệp quản lý tài chính của Công ty.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung công việc của phòng, thay mặt cho phòng quan hệ với lãnh đạo. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính, thường xuyên kiểm tra công việc cán bộ giúp việc, thực hiện các chỉ tiêu của các bộ phận liên quan, theo dõi tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Phó phòng kế toán giúp kế toán trưởng quản lý phòng, đồng thời cùng các kế toán viên khác thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thủ quỹ có trách nhiệm thu - chi tiền mặt hàng ngày, theo dõi, bảo quản quỹ tiền mặt.
II. Công tác kế hoạch tài chính.
Các hoạt động tài chính của Công ty phải được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là công việc cần thiết giúp cho đơn vị chủ động đưa ra các biện pháp khi có sự biến động của thị trường.
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Công ty, kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng gồm:
- Kế hoạch khấu hao tài sản cố định.
- Kế hoạch thu - chi tiền mặt.
- Kế hoạch về quản lý phí, thuế thu nhập, thuế vốn.
- Kế hoạch quản lý vốn, quản lý các quỹ trong Công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch gồm cụ thể hoá kế hoạch năm bằng việc lập các kế hoạch ngắn hạn theo từng quỹ. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ để theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch và báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc để điều hành chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch khi cần thiết. Đến cuối năm, làm báo cáo tình hình thực hiện tài chính và mức độ hoàn thành kế hoạch.
III. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty.
1. Tình hình biến động của nguồn vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
I. Nguồn vốn kinh doanh
5.060.422.246
5.060.422.246
0
0
1. Ngân sách Nhà nước cấp
3.701.813.423
3.701.813.423
0
0
2. Tự bổ sung
1.358.608.823
1.358.608.823
0
0
II. Các quỹ
601.193.180
59.767.635
-4.425.545
-0,736
1. Quỹ phát triển kinh doanh
393.730.750
433.384.099
39.653.349
10,07
2. Quỹ dự phòng tài chính
53.000.000
13.000.000
-40.000.000
-75,47
3. Quỹ khen thưởng phúc lợi
154.462.430
150.383.536
-4.078.894
-2,64
III. Nguồn vốn đầu tư XDCB
31.693.427
31.693.427
0
0
1. Ngân sách cấp
0
0
0
0
2. Nguồn khác
31.693.427
31.693.427
0
0
Qua bảng trên ta thấy, vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 1999 hầu như là không có sự biến động lớn. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty vẫn giữ nguyên không thay đổi, chỉ có các quỹ của Công ty là có sự thay đổi. Quỹ phát triển kinh doanh của Công ty tăng lên so với đầu năm là 39.635.349 đồng, điều này cho ta thấy Công ty chú trọng cho việc đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh trong năm tới. Còn quỹ dự phòng tài chính và khen thưởng, phúc lợi của Công ty lại giảm, riêng quỹ dự phòng tài chính giảm với số tiền và tỉ lệ khá cao, giảm tới 75,47%. Nguồn vốn đầu tư quỹ xây dựng cơ bản ở cuối năm cũng không thay đổi so với đầu năm.
2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty.
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
A. Nợ phải trả
7.764.572.739
9.840.867.388
2.076.294.649
26,74
I. Nợ ngắn hạn
7.745.593.319
9.809.385.883
2.063.792.564
26,64
1. Vay ngắn hạn
1.969.025.000
1.999.406.500
30.381.500
1,54
2. Phải trả người bán
3.719.539.170
6.280.552.452
2.561.013.282
68,85
3. Người mua trả tiền trước
496.542.718
81.853.475
-414.599.243
-88,32
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
398.559.344
645.112.611
246.553.267
61,86
5. Phải trả công nhân viên
393.923.872
266.637.812
-127.286.060
-32,31
6. Các khoản phải trả, phải nộp khác
777.093.215
535.283.033
-241.270182
-31,05
II. Nợ khác
18.979.420
31.481.505
12.502.085
65,87
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
5.841.460.506
5.779.981.130
-61.479.376
-1,05
1. Nguồn vốn quỹ
5.841.460.506
5.779.981.130
-61.479.376
-1,05
Tổng nguồn vốn
13.303.033.245
22.139.690.777
8.533.657.532
62,72
Như vậy, trong quá trình kinh doanh, Công ty sử dụng đồng thời cả hai nguồn vốn bên trong và bên ngoài, cơ cấu của hai nguồn vốn có sự thay đổi trong năm. Đầu năm thì hai nguồn vốn này tương đương nhau, nhưng đến cuối năm nợ phải trả tăng lên với tỷ lệ khá cao, còn nguồn vốn chủ sở hữu thì lại giảm với tỷ lệ nhỏ. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu giảm có thể là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 nhỏ hơn lợi nhuận thu được năm 1998.
IV. Tình hình tài chính của Công ty.
1. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
Với đặc điểm kinh doanh của mình thì hàng năm, Công ty phải nộp ngân sách Nhà nước các loại thuế như: thuế GTGT, thuế thu nhập, thuế vốn, thuế đất, thuế môn bài và các loại thuế khác. Ngoài ra Công ty còn phải nộp các khoản bảo hiểm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Chỉ tiêu
Còn phải nộp kỳ trước
Còn phải nộp kỳ này
Số đã nộp
Số còn phải nộp cuối kỳ
Tổng thuế
712.114.826
2.612.644.728
2.747.648.134
577.111.426
Thuế VAT phải nộp
477.862.836
1.685.570.507
1.820.714.653
342.718.696
Thuế thu nhập DN
-21.666.727
183.000.000
50.560.000
110.773.273
Thuế vốn
11.355.549
219.500.000
166.700.000
64.155.549
Thuế đất
244.563.168
500.599.221
685.698.481
59.463.908
Thuế khác
0
23.975.000
23.975.000
0
Như vậy, tổng số thuế mà Công ty còn phải nộp là một số lớn hơn 0 do đó đơn vị chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TL (%)
TT (%)
Tài sản lưu động
12.089.312.811
88,85
20.940.229.353
94,58
8.850.916.542
73,21
5,73
Tiền
3.122.955.756
22,95
2.519.299.306
11,38
-603.656.450
-19,33
-11,57
Các khoản phải thu
1.757.061.985
12,91
2.129.220.831
0,62
372.158.846
21,18
-3,29
Hàng tồn kho
5.378.851.489
39,53
1.426.403.177
64,43
8.885.151.688
165,19
24,9
TSLĐ khác
1.830.443.581
13,46
2.027.706.039
9,15
197.262.458
10,77
-4,31
Tài sản cố định
1.516.720.434
11,15
1.199.461.424
5,42
-317.259.210
-20,92
-5,73
Tài sản cố định
1.508.820.434
11,09
1.191.561.424
5,38
-317.259.210
-21,03
-5,71
Phí XDCB dở dang
7.900.000
0,06
7.900.000
0,004
0
0
-0,02
Tổng cộng
13.606.033.245
00
22.139.390.777
00
8.533.657.532
7,72
2. Tình hình tài sản của Công ty.
Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty tăng lên với số tiền là 8.533.657.532 với tỷ lệ là 62,72%. Tổng tài sản tăng là do tài sản lưu động tăng lên, còn tài sản cố định giảm đi. Tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định có tỷ trọng rất lớn. Tài sản lưu động có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều lần so với tài sản cố định. Công ty Bách hoá Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định như vậy là hợp lý, bởi vì ở doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là hàng tồn kho phải chiếm tỷ trọng lớn để phục vụ trực tiếp cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp.
3. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công nợ của Công ty.
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TL (%)
TT (%)
Công nợ phải thu
2.415.419.316
100
3.031.683.730
100
616.264.414
25,51
0
Phải thu khách hàng
1.419.588.968
58,73
1.048.875.736
34,6
-370.713.232
-26,11
-24,17
Trả trước người bán
162.309.495
6,72
930.516.571
30,69
768.207.076
473,8
23,97
Phải thu tạm ứng
595.891.642
24,67
887.237.526
29,27
291.345.884
48,89
4,6
Phải thu khác
237.629.211
9,84
165.053.897
5,44
-72.575.214
-30,54
4,4
Công nợ phải trả
8.087.128.221
100
163.368.403.666
100
8.249.712.145
102,01
0
Nợ ngắn hạn
8.087.128.221
100
163.368.403.666
100
8.249.712.145
102,01
0
Tình hình công nợ phải thu của Công ty tăng lên với số tiền và tỷ lệ khá cao. Đó là do việc Công ty tạm ứng trước và trả trước cho người bán tăng lên, còn phải thu của khách hàng giảm so với đầu năm. Công nợ phải trả của Công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên với tỷ lệ rất cao, tới 102,01%.
Khả năng thanh toán của Công ty: vì Công ty Bách hoá Hà Nội là Công ty thương mại, nên ta chỉ quan tâm đến nguồn thanh toán nợ ngắn hạn.
= = = 2,54
Khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn của Công ty là rất tốt, Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và vẫn có thể hoạt động kinh doanh bình thường.
=
= = 0,809
Khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của Công ty không được tốt, bởi vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động.
phần III
tình hình thực hiện các nghiệp vụ kế toán của Công ty
I. Kế toán nghiệp vụ mua hàng.
1. Chứng từ sử dụng.
ã Hoá đơn do người bán lập gồm có:
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
ã Biên bản giao nhận hàng hoá
ã Phiếu nhập kho
ã Các chứng từ thanh toán.
- Phiếu chi
- Phiếu báo nợ
- Giấy nhận nợ
2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156 hàng hoá
Tài khoản 133
3. Phương pháp hạch toán
ã Khi mua hàng hoá vào nhập kho, căn cứ hoá đơn phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 1561
Nợ TK 133
Có TK 331, 111, 112
ã Phát sinh chi phí liên quan đến quá trình mua hàng hoá, kế toán ghi:
Nợ TK 1562
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141
ã Nếu hàng mua được chiết khấu, kế toán ghi:
Nợ TK 321, 111, 122
Có TK 1561
Có TK 133
II. Kế toán nghiệp vụ thanh toán tiền mua hàng.
1. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Giấy báo nợ
2. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 111, 112
- Tài khoản 141
- Tài khoản 331
3. Phương pháp hạch toán
- Mua hàng thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu hoặc séc, kế toán ghi:
Nợ TK 156
Có TK 111, 112
- Khi mua hàng bằng tiền tạm ứng, ghi:
Nợ TK 165
Có TK 141
- Mua hàng chậm trả, ghi:
Nợ TK 165
Có TK 331
- Khi thanh toán tiền hàng chậm trả cho người bán.
Nợ TK 331
Có TK 111, 112, 141
III. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.
1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán hàng hoá bán buôn.
a. Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu thu
- Giấy báo có
- Biên bản kiểm nghiệm
b. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng
- Tài khoản 157 - Hàng gửi bán
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng
c. Phương pháp hạch toán
* Xuất kho giao bán:
- Xác định doanh thu tiêu thụ hàng hoá và số tiền của người mua, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 331
- Xác định giá vốn hàng hoá xuất bán
Nợ TK 632
Có TK 156
* Xuất kho gửi bán:
- Khi xuất kho hàng hoá gửi bán cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 157
Có TK 156
- Khi hàng gửi bán được xác định tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 331
- Phát sinh các khoản chiết khấu
Nợ TK 521
Có TK 331
Có TK 111, 112, 131
- Kết chuyển
Nợ TK 511
Có TK 521
2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá bán lẻ.
a. Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn bán hàng
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá
- Thẻ quầy
b. Tài khoản sử dụng
- TK 632 - Giá vốn hàng bán
- TK 511 - Doanh thu bán hàng
c. Phương pháp hạch toán
Hàng ngày căn cứ vào bảng kê bán hàng do người bán lập, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 156
Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
IV. Kế toán tài sản cố định
1. Kế toán tăng tài sản có định hữu hình
a. Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
Ngoài ra còn có hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, phiếu chi.
b. Tài khoản sử dụng
TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Ngoài ra còn có các TK 411, 241, 1332, 33312
c. Phương pháp hạch toán
- Khi nhận tài sản cố định do Nhà nước cấp hoặc trên cấp, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 411
Có TK 111, 112
- Khi mua tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 1332
Có TK 111, 112, 341, 331
- Nhận tài sản cố định do điều chuyển nội bộ
Nợ TK 211
Có TK 214
Có TK 336
2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình
a. Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Các chứng từ thanh toán: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thu, giấy báo có, phiếu nhập kho.
b. Tài khoản sử dụng
TK 111, 214, 3312
c. Phương pháp hạch toán
ã Khi bàn giao tài sản cố định cho các đơn vị khác theo quyết định của cấp trên:
Nợ TK 214
Có TK 1411
Có TK 211
ã Nhượng bán tài sản cố định
+ Phản ánh giá bán tài sản cố định
Nợ TK 111, 112
Có TK 721
Có TK 33312
+ Phản ánh chi phí nhượng bán tài sản cố định
Nợ TK 421
Có TK 111, 112
+ Ghi giảm tài sản cố định
Nợ TK 214
Nợ TK 821
Có TK 221
ã Thanh lý tài sản cố định
+ Nếu có phế liệu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 721
+ Nếu bán phế liệu:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721
Có TK 33312
+ Chi phí thanh lý:
Nợ TK 821
Có TK 111, 112, 334
+ Ghi giảm tài sản cố định:
Nợ TK 214
Có TK 821
Có TK 211
ã Chuyển tài sản cố định thành công cụ, dụng cụ:
+ Nếu là tài sản cố định mới, chưa qua sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 153
Có TK 211
+ Nếu là tài sản cố định cũ, ghi:
Nợ TK 214
Có TK 641
Có TK 211
ã Đánh giá giảm tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 412
Có TK 211
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định
a. Chứng từ sử dụng
b. Tài khoản sử dụng.
TK 214 - Hao mòn tài sản cố định
TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản
c. Phương pháp hạch toán
- Định kỳ trích khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Nợ TK 641
Có TK 2141
Đồng thời ghi nợ 009
Cuối niên độ kế toán tính hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4313
Có TK 214
- Khi đầu tư XDCB mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn khấu hao tài sản đã đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi: Có TK 009
V. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm.
1. Kế toán tiền lương.
a. Chứng từ sử dụng
- Bảng thanh toán lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Phiếu chi
b. Tài khoản sử dụng
TK 334
c. Phương pháp hạch toán
- Khi tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên chức, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên chức:
Nợ TK 642
Có TK 334
- Khi phát sinh các khoản khấu trừ vào lương như: tiền tạm ứng thừa, tiền bồi thường trách nhiệm vật chất, tiền bảo hiểm mà người lao động phải chịu:
Nợ TK 334
Có TK 141
Có TK 138
Có TK 338
- Khi thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
2. Kế toán các khoản bảo hiểm
a. Chứng từ sử dụng
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
b. Tài khoản sử dụng
TK 338
c. Phương pháp hạch toán
- Trích lập các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn:
Nợ TK 641
Có TK 338 (2,3,4)
- Khi tính bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động:
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Phản ánh chỉ tiêu kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
- Khi nộp các khoản bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn cho các cấp:
Nợ TK 338 (2,3,4)
Có TK 111, 112
VI. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
1. Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo nợ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
2. Tài khoản sử dụng
TK 641
3. Phương pháp hạch toán
Tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên
Nợ TK 641
Có TK 334
Tính trích các khoản bảo hiểm.
Nợ TK 641
Có TK 388
Trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 641
Có TK 214
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả:
Nợ TK 911
Có TK 641
VII. Kế toán tài sản bằng tiền
1. Chứng từ sử dụng
Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ.
2. Tài khoản sử dụng
TK 111, 112
3. Phương pháp hạch toán
- Thu tiền bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 112
- Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ:
Nợ TK 111
Có TK 112
- Thu các khoản nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Nợ TK 111, 112
Có TK 131, 138, 141
- Thu tiền từ các hoạt động khác:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711, 721
- Khi xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 111
- Khi thanh toán tiền mua vật tư hàng hoá, tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 156, 152, 211
Có TK 111, 112
- Khi xuất tiền thanh toán công nợ:
Nợ TK 331, 334
Có TK 111, 112
VIII Kế toán xác định kết quả tài chính và phân bổ kết quả tài chính.
1. Kế toán xác định kết quả.
a. Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho, phiếu chi, giấy báo nợ phiếu thu, giấy báo có.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 911, TK 721, 821
c. Phương pháp hạch toán
* Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Xác định và kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển giá vốn của hàng đã bán:
Nợ TK 911
Có TK 632
- Kết chuyển chi phí
Nợ TK 911
Có TK 641
- Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421
- Kết chuyển lỗ:
Nợ TK 421
Có TK 911
* Xác định kết quả bất thường:
- Thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 152
Có TK 721
- Thu về tiền được phạt:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định:
Nợ TK 821
Có TK 111, 112, 3388
- Cuối kỳ chuyển thu nhập bất thường:
Nợ TK 721
Có TK 911
- Cuối kỳ chuyển chi phí bất thường:
Nợ TK 911
Có TK 821
- Xác định kết quả bất thường:
Lãi: Nợ TK 911 Lỗ: Nợ TK 421
Có TK 421 Có TK 911
2. Kế toán phân phối kết quả.
a. Chứng từ sử dụng
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thông báo nộp thu nhập doanh nghiệp
- Quyết toán doanh nghiệp
- Phiếu chi, giấy báo nợ
b. Tài khoản sử dụng: TK 421
c. Phương pháp hạch toán
- Hàng quý, căn cứ vào thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, Công ty tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Tính thuế:
Nợ TK 421
Có TK 3334
+ Nộp thuế:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
- Số thuế thu trên vốn phải nộp ngân sách Nhà nước.
Nợ TK 421
Có TK 3335
- Tạm tính lập các quỹ:
Nợ TK 421
Có TK 414, 415, 416, 431
- Cuối niên độ, kế toán kết chuyển số lợi nhuận chưa phân phối năm nay thành lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Nợ TK 4212
Có TK 4211
IX. Báo cáo tài chính
Cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán trưởng phải lập báo cáo tài chính, gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
phần IV
phân tích hoạt động kinh tế của Công ty
I. Tình hình thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty
Công ty Bách hoá hà Nội là một Công ty hoạt động với một quy mô lớn, doanh số hàng năm của Công ty chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của toàn ngành thương nghiệp trong thành phố Hà Nội. Do đó kết quả kinh doanh của Công ty có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của toàn ngành. Vì vậy Công ty rất chú trọng đến công tác phân tích hoạt động kinh doanh của mình. Hàng năm Công ty đều tiến hành tính toán, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu để từ đó đưa ra các kế hoạch, biện pháp tổ chức kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
II. Phân tích một số chỉ tiêu của Công ty.
1. Tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư được tính theo công thức sau:
Tỷ suất đầu tư =
Tình hình tỷ suất đầu tư của Công ty qua hai năm 1998 & 1999 như sau:
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
11,15%
5,42%
-5,73%
Như vậy tỷ suất đầu tư của Công ty năm 1999 giảm đi so với năm 1998 là 5,73%, tuy nhiên đối với mọi doanh nghiệp thương mại thì mức độ đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho lưu thông hàng hoá với tỷ lệ nhỏ như vậy là tương đối phù hợp.
2. Tỷ suất tài trợ.
Tỷ suất tài trợ có thể được tính theo công thức sau:
Tỷ suất tài trợ =
Tỷ suất tài trợ của Công ty qua hai năm 1998 và 1999 như sau:
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
35,18%
26,11%
-9,07%
Với số liệu trên thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp nên khả năng tự chủ tài chính của Công ty không được tốt. Hơn nữa, tỷ suất tài trợ năm 1999 lại giảm đi so với năm 1998 là 9,07%. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty giảm đi, đó là điều không có lợi cho Công ty.
3. Khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
Khả năng thanh toán tổng thể
1,75
1,36
-3,09
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1,56
2,54
0,98
Qua bảng trên ta thấy, khả năng thanh toán của Công ty là tốt. Mặc dù khả năng thanh toán tổng thể của Công ty năm 1999 giảm đi so với năm 1998, nhưng nó vẫn là một số dương lớn hơn 1, cho thấy Công ty vẫn có khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ phải trả của mình. Còn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty thì lại tăng lên khá nhiều. Với tỷ lệ 2,54 là rất thuận lợi cho Công ty trong việc thanh toán nợ.
4. Khả năng sinh lời.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch
Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
0,062
0,028
-0,034
Khả năng sinh lời của TSLĐ
0,07
0,03
-0,04
Khả năng sinh lời của TSCĐ
0,54
0,48
-0,06
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
0,086
0,077
-0,009
Từ kết quả trên cho ta thấy khả năng sinh lời của Công ty năm 1999 bị giảm đi so với năm 1998. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định cũng như vốn chủ sở hữu đều bị giảm đi. Điều này cho thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm nay là kém hơn so với năm trước. Do đó, Công ty cần phải tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty.
Kết luận
Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta đã trải qua hơn 10 năm và bước đầu đã thu được một số thành tựu quan trọng trên cả lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ. Với vai trò trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, ngành kinh doanh thương mại đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước thông qua việc thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp thương mại phải có sự đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Bách hoá Hà Nội để tìm hiểu thực tế, em nhận thấy:
Công ty Bách hoá Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và tương đối phát triển. Là một Công ty hoạt động trên quy mô lớn, Công ty đã chọn cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy tài chính kế toán hợp lý.
Tuy còn có những khó khăn nhất định, nhưng Công ty vẫn cố gắng đứng vững và phát triển đi lên trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Công ty đã có những đóng góp không nhỏ vào ngành thương mại Hà Nội nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
Công ty đã đóng góp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước các khoản thuế và các khoản phải nộp khác, chấp hành đúng chế độ sổ sách, ghi chép theo quy định của Nhà nước.
Trên đây là một số nhận xét mang tính chủ quan của cá nhân, nên không tránh khỏi những hạn chế. Do vậy em rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo Mai Thanh Xuân giảng viên Khoa Kinh tế và các cô chú trong phòng kế toán của Công ty Bách hoá Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC108.doc