Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bành kẹo Hữu Nghị

Việc phân tích tình hình tiêu thụ cũng như kết quả tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh được hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đồng thời nó cũng là tài liệu để kế toán cùng ban lãnh đạo xây dựng nên những mục tiêu cho niên độ kế toán mới. Tuy nhiên, tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị việc phân tích những chỉ tiêu này chỉ được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Công ty cần chú trọng hơn, quan tâm hơn đến việc phân tích kinh tế, tài chính có thể vào thời điểm cuối tháng, hoặc cuối quý. Có như vậy mới có thể kịp thời theo dõi, nắm bắt sự biến động trong sản xuất kinh doanh của Công ty, có biện pháp đối phó thích hợp với biến động của thị trường. Qua các chỉ tiêu phân tích Công ty có thể đề ra biện pháp giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Bành kẹo Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được biểu hiện qua chỉ tiêu Lãi (hoặc Lỗ) về tiêu thụ – kết quả đó được tính theo công thức sau: = - - - Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh đế xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. 2. Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụngTK 641. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng TK 334,338 TK 641 TK 111,112,138… Chi phí lương và các khoản Giá trị thu hồi trích theo lương của ghi giảm chi phí nhân viên bán hàng TK 152,153 TK 911 Kết chuyển chi phí bán hàng Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1422 Chờ kết TK 331,111,112… chuyển Kết chuyển Các chi phí liên quan khác TK 133 3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, như chi phí quản lý kinh doanh; quản lý hành chính và chi phí chung khác. Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp các khoản chi phí thuộc loại này trong kỳ. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp TK 334,338 TK 642 TK 111,138… Chi phí nhân viên quản lý Các khoản ghi giảm Chi phí quản lý TK 152,153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 911 TK 214 Kết chuyển chi phí quản lý vào Chi phí khấu hao TSCĐ tài khoản xác địnhkết quả TK 333,111,112 Thuế, phí, lệ phí TK 139 Chi phí dự phòng TK 1422 Chờ kết chuyển TK 335,142,242 Chi phí theo dự toán Kết chuyển TK 331,111,112 Chi phí khác TK 133 Thuế GTGT đầu vào 4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. TK 911 được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ … Sơ đồ hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm TK 632 TK 911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá TK 641,642 Kết chuyển chi phí bán hàng TK 421 TK 142 Kết chuyển chi phí Kết chuyển lỗ chờ kết chuyển Kết chuyển lãi V. Sổ kế toán sử dụng cho hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, kết quả tiêu thụ 1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết TK 155,157,632,511, 911… Chứng từ gốc Sổ quĩ Bảng tổng hợp chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký - Sổ cái TK 632,511,641, 642,911 Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2. Hình thức Nhật ký chung Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhậy ký chung Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Tk155,157,632,511, 911… Chứng từ gốc Nhật ký bán hàng Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ cáiTK 632,511,641… Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 3. Hình thức Chứng từ ghi sổ Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết TK 155,157,632,511,512,531,532,911… Chứng từ gốc (Bảng tổng hợp CTGS) Chứng từ ghi sổ Sổ quĩ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 632,511,641… Sổ đăng ký CTGS Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phần II. Thực trạng công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị I. Hạch toán thành phẩm 1. Đặc điểm thành phẩm tại đơn vị Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị là một đơn vị chuyên sản xuất bánh kẹo tương đối lớn của nước ta. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các loại bánh kẹo được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp với hương liệu hữu cơ dễ bị vi sinh vật phá hủy như đường, bơ, sữa… nên các sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận trong môi trường khô thoáng và sạch sẽ, tránh nơi ẩm mốc làm bánh kẹo chảy nước mất chất. Ngoài ra, bánh kẹo còn có đặc điểm là chỉ cần thay đổi một số thành phần, tỷ lệ hương vị, chất phụ gia thực phẩm, khuôn mẫu hay cách gói… là có thể tạo ra một sản phẩm mới. Do vậy, bánh kẹo là sản phẩm rất dễ xâm nhập và rút lui khỏi thị trường. Hơn nữa, bánh kẹo không phải là một mặt hàng thiết yếu mà là một mặt hàng có cầu co giãn lớn, nhu cầu đối với các sản phẩm này tăng cao vào các dịp lễ hội và giảm nhiều vào mùa hè nên sản phẩm sản xuất ra mang tính thời vụ. Do những đặc điểm đó, Công ty đã tiến hành quản lý chặt chẽ thành phẩm cả về mặt số lượng và chất lượng ở kho thành phẩm, phòng KCS, phòng kinh doanh và phòng tài vụ. - Kho thành phẩm: Thành phẩm sau khi nhập kho sẽ được thủ kho sắp xếp theo từng loại, theo thứ tự thời gian nhập và được quản lý theo từng lô. - Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm trước khi đem nhập kho, nếu đạt những tiêu chuẩn chất lượng theo qui định thì thành phẩm mới được đóng dấu của phòng KCS và đem nhập kho. - Phòng kinh doanh: Theo dõi và ghi chép tình hình biến động của thành phẩm theo từng loại để có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý. - Phòng tài vụ: Theo dõi, ghi chép và hạch toán tình hình nhập xuất, tồn kho thành phẩm trên các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị để cung cấp thông tin cho công tác quản lý. 2. Tính giá thành phẩm ở Công ty Cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, thành phẩm nhập, tồn kho được kế toán theo dõi và phản ánh theo trị giá vốn thực tế. Hàng ngày, kế toán không theo dõi và hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị mà chỉ phản ánh theo chỉ tiêu số lượng. Vì vậy, trị giá vốn thực tế của thành phẩm nhập, xuất, tồn kho chỉ tính được vào cuối tháng và được phản ánh trên báo cáo nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. = x - Đối với thành phẩm xuất kho: thành phẩm của Nhà máy được xuất kho trong hai trường hợp là xuất để bán và xuất để tái chế. + Thành phẩm xuất kho để bán: để tính được trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất bán trong tháng, Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân gia quyền trong cả kỳ tính cho từng loại sản phẩm. Trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho chỉ tính được vào cuối tháng sau khi nhận được bảng tính giá thành sản phẩm do kế toán giá thành chuyển sang. Khi đó, bộ phận kế toán tiêu thụ sẽ tính được đơn giá bình quân gia quyền theo công thức sau: = x + Thành phẩm xuất kho để tái chế: đối với những sản phẩm bị hư hỏng được xuất kho để tái chế thì trị giá thành phẩm xuất tái chế được tính theo công thức: = x Ví dụ: Căn cứ vào Sổ chi tiết thành phẩm nhập lại tái xuất, trong tháng xuất kho 17,5 kg kẹo cốm để tái chế, ta tính được: Đơn giá tồn kho đầu kỳ = = 9100 (đ) Trị giá vốn thực tế của 32,5 kg kẹo cốm xuất tái chế là: 9100 x 17,5 = 159250 (đ) Chứng từ sử dụng trong kế toán thành phẩm Để theo dõi và hạch toán tình hình nhập, xuất kho thành phẩm ở Nhà máy sử dụng các chứng từ như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và Hoá đơn GTGT. * Phiếu nhập kho: được lập khi thành phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho hoặc thành phẩm đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại mà Nhà máy chấp nhận nhập trở lại kho. - Trường hợp nhập kho thành phẩm sản xuất hoàn thành: Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành sẽ được phòng KCS kiểm tra về qui cách, mẫu mã, chất lượng, số lượng … Nếu sản phẩm đạt mọi tiêu chuẩn theo qui định sẽ được đóng dấu chất lượng, ghi rõ ngày sản xuất, khối lượng, hạn sử dụng … sau đó đem nhập kho. Việc nhập kho thành phẩm do trưởng ca sản xuất thực hiện sau mỗi ca sản xuất. Khi trưởng ca sản xuất đem thành phẩm tới kho thủ kho sẽ căn cứ vào khối lượng thành phẩm hiện có, tiến hành kiểm tra tính pháp lý của từng hộp thành phẩm, sau đó mới đem nhậ thành phẩm và ghi vào sổ nhập kho thành phẩm. Sau khi nhập kho thành phẩm, bộ phận sản xuất lên phòng kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 4 liên: Liên 1 : Phòng kế hoạch vật tư giữ Liên 2 : Thủ kho giữ Liên 3 : Lưu phòng kế toán Liên 4 : Bộ phận sản xuất giữ - Trường hợp nhập kho do khách hàng trả lại: Căn cứ vào số lượng thành phẩm do khách hàng trả, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho thành 3 liên: Liên 1 : Phòng kế hoạch vật tư giữ Liên 2 : Thủ kho giữ Liên 3 : Lưu phòng kế toán Mẫu số 1 Mẫu số 01VT Ban hành theo QĐ1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 Phiếu nhập kho Ngày 05/02/2004 Số: 78 Đơn vị: Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Bộ phận: Phân xưởng kẹo Địa chỉ: 25 Lạc Trung - Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội Họ tên người giao: Trần Lan Anh Nhập tại kho: Thu Nhập mới STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (h2,sp) ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo c. từ Thực nhập Kẹo cốm Kg 2500 2500 Kẹo dâu Kg 1020,75 1020,75 Kẹo cam kg 1975 1975 Kẹo khoai môn kg 1324,5 1324,5 * Phiếu xuất kho: được Nhà máy sử dụng trong trường hợp xuất kho thành phẩm để sử dụng nội bộ hoặc để tái chế. Phiếu xuất kho do phòng kế hoạch vật tư lập và được lập thành 4 liên: Liên 1 : Phòng kế hoạch vật tư giữ Liên 2 : Thủ kho giữ Liên 3 : Lưu phòng kế toán Liên 4 : Giao cho người nhận giữ Mẫu số 2 Mẫu số 02VT Ban hành theo QĐ1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 Phiếu xuất kho Ngày 12/02/2004 Số: 65 Đơn vị: Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị Bộ phận: Phân xưởng kẹo Địa chỉ: 25 Lạc Trung - Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội Họ tên người nhận: Trần Lan Anh Xuất tại kho: STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Kẹo cốm Kg 17,5 17,5 3. Hạch toán chi tiết thành phẩm Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm. Cụ thể trình tự hạch toán chi tiết thành phẩm ở Nhà máy diễn ra như sau: ở kho: Hàng ngày, để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm thủ kho không sử dụng thẻ kho mà sử dụng sổ xuất kho, sổ nhập kho để ghi chép theo chỉ tiêu số lượng. Sở dĩ, thủ kho không sử dụng thẻ kho là do thành phẩm nhập, xuất trong ngày là rất lớn, trong khi đó việc ghi chép ở kho vẫn được tiến hành theo phương pháp thủ công. Để ghi sổ nhập kho, sổ xuất kho thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT. Sổ nhập kho: Sổ này được mở chung cho các loại sản phẩm. Sổ này có các cột ghi số phiếu nhập, tên người nhập, ngày nhập và các cột ghi tên của từng loại bánh, kẹo khác nhau. Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào số thực nhập sẽ ghi vào cột ngày nhập và số lượng thực nhập vào các cột ghi tên các sản phẩm. Riêng cột số phiếu nhập, thủ kho chưa ghi ngay mà chờ khi nào phòng kinh doanh chuyển phiếu nhập kho xuống, thủ kho đối chiếu số thực nhập đã ghi trên sổ nhập kho với số lượng thực nhập trên phiếu nhập kho, nếu trùng khớp mới ký vào phiếu nhập kho và ghi số phiếu nhập vào cột: “số phiếu nhập” trên sổ nhập kho. Sổ xuất kho: được mở để theo dõi chi tiết tình hình xuất kho thành phẩm để bán về mặt số lượng. Sổ này có kết cấu tương tự như sổ nhập kho. Mỗi dòng trên trang sổ phản ánh lượng sản phẩm của mỗi loại xuất bán cho khách hàng theo từng hoá đơn GTGT trong một ngày. Căn cứ vào hoá đơn GTGT thủ kho sẽ tiến hành ghi vào các cột số hoá đơn, ngày xuất, tên khách hàng và số lượng mỗi loại sản phẩm vào các cột ghi tên sản phẩm. Đối với thành phẩm nhập lại hoặc xuất tái chế thì thủ kho chỉ lưu giữ các chứng từ là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ở một tập riêng chứ không ghi chép vào sổ nhập kho, sổ xuất kho. Cuối tháng thủ kho cộng số lượng thành phẩm nhập lại hoặc tái xuất trên các chứng từ này để lấy ra số tổng cộng ghi vào báo cáo kho thành phẩm. Cuối tháng, thủ kho lập báo cáo kho thành phẩm, đây là sổ theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo từng loại. Báo cáo nhập, xuất, tồn kho thành phẩm của thủ kho được sử dụng để đối chiếu số liệu theo chỉ tiêu số lượng với báo cáo nhập, xuất, tồn kho thành phẩm của kế toán. Để lập báo cáo kho thành phẩm, thủ kho căn cứ vào sổ nhập kho, sổ xuất kho và số liệu tổng cộng của các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho (nhập lại). Mẫu số 3 Sổ nhập kho thành phẩm Tháng 02 năm 2004 Đơn vị tính: kg Số nhập Ngày nhập Tên người nhập Kẹo cốm Kẹo cam Kẹo dâu … 56 3/2 Lê Hải An 1270 925 789,5 … 78 5/2 Trần Lan Anh 2500 1020,75 1975 … … 82 7/2 Nguyễn Chí Hưng 1250,25 1250 1575 … … 112 9/2 Nguyễn Chí Hưng 1306 1215,5 1208 … … Cộng 28.475 32.576 25.240 … Mẫu số 4 Sổ xuất kho thành phẩm Tháng 02 năm 2004 Đơn vị tính: Kg Số hoá đơn Ngày xuất Tên chủ hàng Kẹo cốm Kẹo dâu Kẹo cam … … … … 46267 7/2 Công ty Hoàng Lộc 87,5 52,5 45 … 46268 7/2 Trần Hoàng Minh 250 102 75 … … … … 54822 20/2 Siêu thị Kim Liên 115 65 58 … … … … Cộng 26.122 28.904 20.154 … Cách ghi báo cáo kho thành phẩm: + Cột “tồn đầu tháng” căn cứ vào số lượng trên cột “tồn đầu tháng” từng loại thành phẩm trên báo cáo kho thành phẩm tháng trước chuyển sang. + Cột “nhập trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng của từng loại thành phẩm trên sổ nhập kho. + Cột “nhập lại trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng của tất cả các phiếu nhập kho của thành phẩm nhập lại mà thủ kho đã lưu giữ ở tập riêng. + Cột “xuất bán trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng trên sổ xuất kho được ghi tương ứng theo từng loại sản phẩm. + Cột “xuất tái chế trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng của tất cả các phiếu xuất kho. Từ đó tính được số tổng nhập, tổng xuất và tồn cuối tháng theo công thức: = + - ở phòng kế toán: Để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm cả về mặt giá trị và hiện vật, kế toán sử dụng các sổ: sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết nhập lại tái xuất và báo cáo nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Các sổ này đều được lập trên báo cáo của kế toán tiêu thụ. Mẫu số 5 Báo cáo kho thành phẩm Tháng 02 năm 2004 STT Tên sản phẩm ĐVT Số dư đầu tháng Nhập trong tháng Nhập lại trong tháng Tổng nhập trong tháng Xuất bán trong tháng Xuất tái chế Tổng xuất trong tháng Tồn cuối tháng 1 Kẹo cốm kg 1370,25 28475 28475 26122 17,5 26139,5 3705,75 2 Kẹo cam kg 1412,75 32576 26 32693 28904 28904 5201,75 3 Kẹo dâu kg 3135,15 42000 42000 36576 36576 8559,15 4 Kẹo khoai môn kg 1215 25240 25240 20154 20154 6301 … … … … … … … … … … 42 Bánh TP Meiji kg 1350 47523 47523 45512 125 45637 3236 43 Bánh TP đóng túi kg 2570,85 38192 38192 35210 62,5 35272,5 5490,35 … … … … … … … … … … Cộng 108742 1320846 26 1320872 1206594 1155 1207749 221865 Sổ chi tiết thành phẩm: Sổ này được dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại bánh kẹo, mỗi loại được phản ánh trên một trang sổ. Căn cứ để phản ánh trên sổ chi tiết thành phẩm là các hoá đơn GTGT và các phiếu nhập kho. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ là phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT kế toán tiến hành nhập các chứng từ này vào sổ. Số liệu trên các chứng từ là phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT sẽ được phản ánh vào “Sổ chi tiết thành phẩm”. Sổ này được dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại bánh kẹo, mỗi loại được phản ánh trên một trang sổ. Cuối tháng, tiến hành tính giá trị của thành phẩm xuất kho. Mẫu số 6 Sổ chi tiết thành phẩm Tháng 02/2004 Tên sản phẩm: Kẹo cốm Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT Tồn đầu tháng 1370,25 12.195.225 … … … … … … … … … … 78 5/2 PX kẹo nhập 8985 2500 22.462.500 … … … … … … … … … … 46267 7/2 Xuất bán 8990,28 87,5 786.65 46268 7/2 Xuất bán 8990,29 250 2.247.570 82 7/2 PX kẹo nhập 8985 1250,25 11.233.496 … … … … … … … … … … Cộng PS trong tháng 28.475 255.847.875 26122 234.844.094 Tồn cuối tháng 3705,75 33.313.806 Số thành phẩm Công ty đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như kém phẩm chất, không đúng chủng loại …được Công ty chấp nhận sẽ được nhập trở lại kho làm nguyên liệu tái sản xuất. Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ nhập lại hoặc xuất tái chế thì kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan là PNK, PXK để cập nhật thông tin. Số liệu về số hàng nhập lại hoặc xuất tái chế được phản ánh vào “Sổ chi tiết nhập lại tái xuất”, sổ này được kế toán sử dụng để theo dõi số thành phẩm khách hàng trả lại mà nhà máy chấp nhận nhập lại kho hoặc theo dõi số thành phẩm xuất kho để tái chế. Kết cấu của sổ này được chia làm hai phần. Phần 1: Theo dõi số thành phẩm nhập lại. Mỗi loại thành phẩm nhập lại được theo dõi riêng trên một trang sổ. Mỗi phiếu nhập lại được phản ánh vào một dòng. Sổ này có các cột số lượng và giá trị để kế toán theo dõi số lượng hàng mà khách hàng trả lại và giá trị của số hàng này. Phần 2: Theo dõi số thành phẩm xuất kho tái chế. Mỗi loại thành phẩm được theo dõi trên một trang. Mỗi dòng trên trang sổ phản ánh số liệu của một phiếu xuất kho. Số liệu cuối tháng trên sổ này được phản ánh vào “Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm”. Mẫu số 7 Sổ chi tiết nhập lại tái xuất Tháng 02 năm 2004 Trang 1: Kẹo cam Chứng từ Tên người nhận ĐVT SL Đơn giá Thành tiền NT SH 12/02 92 Thu kg 26 9025,5 234.663 … … … … … Cộng 26 234.663 Mẫu số 8 Xuất tái chế Trang 1: Kẹo cốm Chứng từ Tên người nhận ĐVT SL Đơn giá Thành tiền NT SH 07/02 65 Trần Mai Lan kg 17,5 9100 159.250 … … … Cộng 17,5 159.250 Cuối tháng, kế toán phản ánh tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm vào báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn cứ để kế toán lập báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm là các sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết nhập lại tái xuất. Mỗi dòng trên báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm phản ánh sự biến động của một loại sản phẩm trong tháng. Kết cấu và cách ghi “Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm” + Cột “số dư đầu tháng” căn cứ vào số liệu trên cột số dư cuối tháng của báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm từ tháng trước chuyển sang. + Cột “nhập trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng của cột nhập trên sổ chi tiết thành phẩm + Cột “xuất trong tháng” căn cứ vào số liệu tổng cộng của cột xuất trên sổ chi tiết thành phẩm + Cột nhập lại, cột xuất tái chế: căn cứ vào số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết nhập lại tái xuất Từ đó, kế toán tính được số tồn cuối tháng của mỗi loại thành phẩm và phản ánh vào cột “số dư cuối kỳ” Mẫu số 9 Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm Tháng 02 năm 2004 STT Tên sản phẩm Số dư đầu tháng Nhập trong tháng Nhập lại trong tháng Xuất bán trong tháng Xuất tái chế trong tháng Tồn cuối tháng SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Kẹo cốm 1370,25 12.469.275 28.475 255.847.875 26.112 234.844.094 17,5 159.25 3705,75 33.313.806 2 Kẹo cam 1412,75 12.856.025 32.576 294.014.688 26 234.663 28.904 260.962.365 5201,75 45.908.348 3 Kẹo khoai môn 3135,15 27.589.320 42000 371.072.100 36576 323.061.909 8559,15 75.599.511 4 Kẹo dâu 1215 11.178.000 25240 230.316.262 20154 183.975.588 6301 57.518.674 … … … … … … … … … … … … … … 42 Bánh TP Meiji 1350 16.807.500 47523 594.037.500 45512 568.837.193 125 1.556.250 3236 40.451.557 43 Bánh TP đóng túi 2570,85 33.369.633 38192 495.751.256 35210 457.042.349 62,5 811.25 5490,35 71.267.290 … … … … … … … … … … … … … … Cộng 108742 1.151.315.512 1320846 16.532.783.460 26 234.663 1206594 15.089.653.721 1155 10.626.980 221865 2.575.052.943 Cuối tháng, kế toán sử dụng vào các bảng nhập xuất tồn kho thành phẩm làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính và đối chiếu với Sổ Cái. 4. Hạch toán tổng hợp thành phẩm *Tài khoản sử dụng: Tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, việc hạch toán tổng hợp thành phẩm được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên và phản ánh theo giá gốc. Để quản lý, theo dõi và phản ánh tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm kế toán Nhà máy sử dụng các tài khoản sau: + TK 155 – Thành phẩm: ghi chép, phản ánh tình hình hiện còn và sự biến động của thành phẩm trong kỳ *Kế toán trên sổ: Để theo hạch toán tổng hợp thành phẩm, kế toán công ty sử dụng các sổ kế toán sau: - Sổ Nhật ký chung (Xem mẫu số 22) - Sổ Cái TK 155 - Thành phẩm: Hàng ngày từ các chứng từ gốc, kế oán tập hợp, phân loại rồi ghi vào sổ Nhật ký chung. Sau đó chuyển từ số liệu chi tiết của nghiệp vụ liên quan đến thành phẩm ghi vào Sổ Cái. Mẫu số 10 Sổ cái tài khoản 155 - thành phẩm Năm: 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Dư đầu kỳ 1.151.315.512 29/2 PKT 29/2 Nhập kho Tp T2 154 16.523.783.460 29/2 PKT 29/2 Nhập lại T2 632 234.663 29/2 PKT 29/2 Xuất bán trong T2 632 15.089.653.712 29/2 PKT 29/2 Xuất tái chế 154 10.626.980 Cộng PS 16.524.018.123 15.100.280.692 Dư cuối kỳ 2.575.052.943 II. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm 1. Các phương thức tiêu thụ; các phương thức thanh toán áp dụng tại doanh nghiệp 1.1. Các phương thức tiêu thụ Hiện nay Công ty thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức sau: Phương thức bán hàng giao trực tiếp cho khách hàng Phương thức này bao gồm hình thức bán lẻ tại cửa hàng và hình thức đã được ký kết với khách hàng từ trước, khách hàng đến nhận hàng tại Công ty. Khi số thành phẩm xuất khỏi kho theo từng hoá đơn, số thành phẩm đó đã được xác định là tiêu thụ và được hạch toán doanh thu. Phương thức bán hàng qua đại lý Để tiêu thụ được lượng hàng lớn nhất có thể và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Công ty đã tăng cường mở các đại lý tiêu thụ trên toàn quốc. Điều đặc biệt của phương thức bán hàng qua đại lý Công ty qui định là toàn bộ sản phẩm sau khi đã giao cho người nhận đại lý, khi người nhận ký vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thì số sản phẩm đó đã được xác định là tiêu thụ, được phản ánh doanh thu. Ngoài ra, Công ty còn bán lẻ sản phẩm thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Với hình thức này, khi khách hàng trả tiền thì nhân viên của cửa hàng sẽ giao trực tiếp cho khách hàng và ở đây không chấp nhận trả lại hàng. Để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm Công ty đã sử dụng một số sổ chi tiết và bảng tổng hợp sau: 1.2. Các phương thức thanh toán Có 2 hình thức thanh toán là thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm: - Với hình thức thanh toán ngay: thành phẩm được xuất kho giao cho khách hàng đồng thời với quá trình thu tiền - Với hình thức trả chậm: khi Công ty chấp nhận bán chịu cho khách hàng thì thành phẩm xuất kho được coi là tiêu thụ và Công ty sẽ thu tiền trong một khoảng thời gian qui định (thường từ 15 – 30 ngày kể từ ngày xuất kho thành phẩm). Hình thức này chỉ được áp dụng cho những khách hàng có quan hệ thường xuyên với Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn qui định khi khách hàng mua chịu thì phải có tài sản thế chấp để đảm bảo cho quá trình thanh toán tiền hàng và giá trị hàng mua chịu không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp. 2. Tình hình hạch toán tiêu thụ thành phẩm 2.1. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán buôn trực tiếp Hàng ngày, khi khách hàng có nhu cầu mua hàng sẽ đến phòng kinh doanh để làm thủ tục ban đầu cho việc mua bán. Nếu khách hàng đến mua lần đầu thì khách hàng và trưởng phòng kế hoạch vật tư thoả thuận cách thức mua bán, thanh toán và lập hợp đồng. Nếu là khách hàng thường xuyên thì dựa vào cách thức thanh toán để quyết định bán hàng. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay, nhân viên phòng kế hoạch vật tư sẽ lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho căn cứ vào số lượng thành phẩm từng loại còn trong kho rồi chuyển sang phòng tài vụ để làm các thủ tục khác, kế toán tiêu thụ lập phiếu thu thành 2 liên, một liên lưu tại quyển Phiếu thu, một liên chuyển sang cho thủ quỹ. Thủ quỹ thu đủ tiền sẽ đóng dấu đã thu tiền lên hoá đơn và khách hàng mang hoá đơn xuống kho nhận hàng. Trưòng hợp khách hàng thanh toán chậm thì nhân viên tiếp thị phụ trách khách hàng đó sẽ xác nhận số dư nợ đến ngày mua hàng, trưởng phòng ký duyệt sau đó sẽ lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Nhân viên phòng kế hoạch vật tư sẽ lập hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho gồm 3 liên: Liên 1 : Lưu tại quyển hoá đơn gốc do phòng tài vụ giữ để nắm được số lượng thành phẩm xuất kho hàng ngày. Liên 2 : Giao cho khách hàng để làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua. Liên 3 : Thủ kho dùng để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán tiêu thụ thành phẩm ghi sổ kế toán. Trên mỗi hoá đơn GTGT có đầy đủ họ tên khách hàng, địa chỉ, hình thức thanh toán, khối lượng, đơn giá của từng loại thành phẩm bán ra, tổng tiền hàng, thuế GTGT và tổng số tiền phải thanh toán. Mẫu số 11 Mẫu hoá đơn GTGT tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị Hoá đơn GTGT Mẫu số 01 GTKT - SLL (Liên 3 : Dùng để thanh toán) CL / 99 / B Ngày 07 tháng 02 năm 2004 No: 046267 Đơn vị bán hàng : Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị Địa chỉ : 25 Lạc trung - Hai Bà Trưng - HN. Số tài khoản: Điện thoại : Mã số: 0101686579 Họ tên người mua hàng : Công ty Hoàng Lộc Đơn vị : Địa chỉ : 75 Định Công - Hà Nội Hình thức thanh toán: Trả chậm 11 0 1 0 0 1 0 0 9 1 4 STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Kẹo cốm kg 87,5 12.164 1.064.350 2 Kẹo cam kg 52,5 16.575 870.188 3 Kẹo dâu kg 45 15.393 557.685 Cộng tiền hàng 2.492.223 Thuế suất GTGT (10%) Tiền thuế GTGT 249.222 Tổng tiền thanh toán 2.741.445 Số tiền viết bằng chữ : Hai triệu bảy trăm bốn mươi mốt ngàn bốn trăm bốn nhăm đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 12 Phiếu xuất kho Ngày 12/02/2004 Mẫu số 02VT Ban hành theo QĐ1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 01/11/1995 Đơn vị: Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị Địa chỉ: 25 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội Họ tên người nhận hàng: Công ty Hoàng Lộc Địa chỉ: 75 Định Công Xuất tại kho: Thu STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất MS ĐVT Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Kẹo cốm Kg 87,5 12.164 1.064.350 Kẹo cam Kg 52,5 16.575 870.188 Kẹo dâu Kg 45 15.393 557.685 Cộng 2.492.223 Người nhận hàng (Ký,họ tên) Thủ kho (Ký,họ tên) Kế toán trưởng (Ký,họ tên) Người lập phiếu (Ký,họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký,họ tên) Trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, kế toán tiêu thụ sẽ lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 2 liên: + Liên 1: Lưu tại quyển chứng từ của phòng kế toán + Liên 2: Đưa cho khách hàng để nộp tiền, sau khi khách hàng nộp tiền thủ quỹ giữ lại liên 2. Mẫu số 13 Mẫu phiếu thu tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị. Đơn vị: Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị Mẫu Số: 01-TT Địa chỉ: 25 Lạc trung - HN Quyển số: 36 Phiếu thu Số : 45 Ngày 22 tháng 02 năm 2004 Nợ: ................ Có:.................. Họ tên người nộp tiền: Trần Hoàng Minh Địa chỉ: Lý do nộp: Mua kẹo cốm Số tiền: 17.200.000 đồng (Viết bằng chữ: Mười bảy triệu hai trăm nghìn đồng chẵn./. Kèm theo: ........................................................Chứng từ gốc Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Mười bẩy triệu hai trăm nghìn đồng chẵn./. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu Người nộp Thủ quỹ (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) Nếu khách hàng thanh toán sau thì kế toán tiêu thụ sẽ căn cứ vào hoá đơn để ghi vào sổ theo dõi công nợ. 2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm Sau khi hoá đơn được lập xong kế toán tiêu thụ vào sổ công nợ hoặc viết phiếu thu tiền. Khách hàng xuống kho nhận hàng, thủ kho sẽ giữ lại liên 3 (màu xanh) của hoá đơn. Cuối tháng, thủ kho chuyển hoá đơn lên phòng kế toán. Kế toán tiến hành phân loại hoá đơn theo phương thức thanh toán, sau đó nhập số liệu vào các sổ phản ánh doanh thu bán hàng: báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu bán hàng. * Báo cáo bán hàng: được thiết kế thành nhiều trang, trên mỗi trang theo dõi tình hình tiêu thụ của một loại sản phẩm và chi tiết theo từng hoá đơn, mỗi hoá đơn được phản ánh trên một dòng. Cuối tháng sẽ tính tổng cho các cột số liệu. Mẫu số 14 Báo cáo bán hàng Từ 01/02/2004 đến 29/02/2004 Kho thành phẩm Hàng hoá: K27 – Kẹo cốm (kg) Ngày Số chứng từ Đối tượng Số lượng Đơn giá Thành tiền 02/02 045001 CTKDTH Hoàng Hà 43,75 12.290 537.688 … … … … … 07/02 046267 Trần Lan Anh 87,5 12.164 1.064.350 07/02 046268 Nguyễn Chí Hưng 250 12.210 3.025.500 … … … … … … 15/02 03 CH giới thiệu sản phẩm 52 13.000 676.000 … … … … … … 20/02 054822 Siêu thị Kim Liên 115 12.200 1.403.000 … … … … … … Cộng 26122 316.389.664 Cùng với việc theo dõi doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm trên báo cáo bán hàng kế toán còn mở sổ chi tiết bán hàng để theo dõi. Sổ này được kế toán ghi chép mỗi khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh. Mỗi hoá đơn được ghi vào một dòng. Mẫu số 15 Sổ chi tiết bán hàng Tháng 02/2004 Tên sản phẩm: Kẹo gốm (Kg) NT Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Doanh thu Các khoản tính trừ SH NT SL ĐG TT Thuế Khoản khác 2/2 45001 2/2 CT KDTH Hoàng Hà 131 43,75 12.290 537.688 … … … … … 7/2 46267 7/2 Công Ty Hoàng Lộc 131 87,5 12.164 1.064.350 7/2 46268 7/2 Trần Hoàng Minh 111 250 12.210 3.025.500 … … … 15/02 3 15/02 CH GTSP 111 52 13000 676.000 … … … 20/02 54822 20/02 Siêu thị Kim Liên 111 115 12.200 1.403.000 … … … Cộng 26.122 316.389.644 Để theo dõi doanh thu bán hàng của từng hoá đơn GTGT và phân loại theo từng hình thức thanh toán kế toán thiết kế mẫu sổ “Báo cáo doanh thu bán hàng”. Căn cứ để lập sổ này là các hoá đơn GTGT, sổ này chỉ theo dõi được tổng giá trị của từng hoá đơn bán hàng cho từng đối tượng cụ thể trong tháng chứ không phản ánh được doanh thu của từng loại sản phẩm. Mẫu số 16 Báo cáo doanh thu bán hàng Từ 01/02/2004 đến 29/02/2004 Ngày Số CT Đối tượng Tài khoản Doanh thu VAT Nợ Có Trả ngay Trả chậm 02/02 45001 Cty KDTH Hoàng Hà 131 511 1.537.688 153.769 … 07/02 46267 Công ty Hoàng Lộc 111 511 3.023.218 302.322 07/02 46268 Trần Hoàng Minh 131 511 4.523.218 452.322 … 15/02 3 CH GTSP 111 511 5.000.000 500.000 … 20/02 54822 Siêu thị Kim Liên 111 511 1.853.215 185.322 … Cộng 6.764.135.516 12.125.576.784 1.888.970.015 Đối với doanh thu bán lẻ tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì kế toán sẽ hạch toán như sau: Hàng ngày, nhân viên bán hàng lập bảng kê doanh thu bán lẻ hàng hoá ghi chép theo từng lần bán và từng loại hàng. Định kỳ sẽ tổng hợp các bảng kê bán lẻ sản phẩm hàng hoá phản ánh vào báo cáo bán hàng và gửi về phòng kế toán cho bộ phận kế toán tiêu thụ. Khi nhận được báo cáo bán hàng, kế toán sẽ tính toán riêng phần doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT đầu ra. Sau đó vào số liệu như trường hợp hoá đơn GTGT. Số liệu này cũng được phản ánh vào sổ chi tiết bán hàng và báo cáo doanh thu bán hàng. 2.3. Hạch toán khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Để phản ánh và theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng tài khoản 531 và sử dụng sổ theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại để phản ánh chi tiết doanh thu của số hàng đã được xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại. Khi phát sinh nghiệp vụ về hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho của hàng nhập lại và hoá đơn GTGT của số hàng đã mua bị trả lại để vào sổ. Cuối tháng tính tổng doanh thu của số hàng bán bị trả lại trong tháng. Mẫu số 17 Sổ theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại Tháng 02/2004 NT Tên khách hàng Tên sản phẩm SL Đơn giá Thành tiền Thuế Tổng cộng 12/02 Cty Hoàng Lộc Kẹo cam 26 16.575 430.950 43.095 474.045 … Cộng 26 430.095 43.095 474.045 2.4. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng Bán hàng và thu tiền là hai quá trình luôn đi liền với nhau. Hiệu quả của quá trình bán hàng chính là việc thu hồi nhanh số tiền bán hàng mà khách hàng còn nợ, tránh bị chiếm dụng vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn. Vì vậy, đối với các khoản công nợ của khách hàng cũng rất được chú ý, kiểm tra và hạch toán chi tiết theo từng khách hàng, từng lần thanh toán trên các sổ kế toán. Đối với các khoản công nợ của khách hàng kế toán sử dụng TK 131 và phản ánh vào các sổ kế toán: sổ chi tiết công nợ, sổ theo dõi công nợ, bảng kê 11. + Cơ sở để ghi sổ chi tiết công nợ là các hoá đơn GTGT,giấy báo có, phiếu thu. Hàng ngày, khi kế toán nhận được các chứng từ là hoá đơn GTGT, phiếu thu, hoặc giấy báo có kế toán nhập số liệu vào sổ. Bên cạnh việc theo dõi công nợ qua sổ chi tiết công nợ kế toán còn theo dõi các khoản công nợ phát sinh hàng ngày vào sổ theo dõi công nợ kho có các nghiệp vụ mua chịu hoặc thanh toán phát sinh. Cơ sở để kế toán ghi các sổ này là các hoá đơn GTGT, giấy báo có. Sổ này giúp cho kế toán theo dõi được liên tục quá trình thanh toán của từng khách hàng, dễ dàng kiểm tra, xem xét thông tin về số dư của khách hàng, có thể cung cấp số liệu cho phòng kinh doanh để có quyết định tiếp tục bán hàng cho khách hàng nữa không hay không trong trường hợp họ đến mua chịu và có kế hoạch thu hồi số còn nợ của khách hàng. Số liệu của sổ này được kế toán sử dụng để đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết công nợ. Mẫu số 18 Sổ chi tiết thanh toán với người mua Từ ngày 01/02/2004 đến ngày 29/02/2004 TK 131 – Phải thu của khách hàng Đối tượng: Công ty Hoàng Lộc Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Dư đầu tháng 9.963.061 89 02/02 Thanh toán 111 5.925.000 4.038.061 46267 07/02 Doanh thu 511 2.492.223 VAT 33311 249.222 6.779.506 84 12/02 Doanh thu HBBTL 5212 430.950 84 12/02 VAT của HBBTL 33311 43.095 6.305.461 47512 15/02 Doanh thu 511 6.125.520 VAT 33311 612.552 13.043.533 98 20/02 Thanh toán 111 10.000.000 3.043.533 47890 22/02 Doanh thu 511 1.769.059 VAT 33311 176.906 4.989.498 134 27/02 Thanh toán 111 3.600.000 1.389.498 Cộng PS 11.425.482 19.999.045 Dư cuối tháng 1.389.498 Mẫu số 19 Bảng tổng hợp thanh toán với người mua Tháng 02/2004 STT Tên khách hàng Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Trần Hoàng Minh 7.115.216 28.019.374 17.200.000 17.934.590 … … 2 Siêu thi Kim Liên 25.018.154 92.611.768 85.000.000 32.629.922 … … 42 Cty Hoàng Lộc 9.963.061 11.425.482 19.999.045 1.389.498 43 Triệu Thanh Xuân 34.215.976 112.095.234 105.978.000 40.333.210 … … Cộng 940.517.126 12.125.576.784 11.574.612.000 1.491.481.910 3.2 Kế toán trên sổ: Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng để hạch toán tổng hợp tình hình tiêu thụ thành phẩm bao gồm: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái TK 131: Sổ cái TK 632: Sổ cái TK 511: Sổ cái TK 521. Phương pháp ghi chép tương tự như ghi chép trên sổ cái TK 155- Thành phẩm. Mẫu số 20 Sổ cái TK 511- Doanh thu Tháng 2/2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2/2 45001 2/2 Công ty KDTH Hoàng Hà 131 1.537.688 … 7/2 46267 7/2 Công ty Hoàng Lộc 131 2.492.223 … 22/2 54823 22/2 Trần Hoàng Minh 111 15.636.364 … 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển HBBTL 521 430.950 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển DT thuần 911 18.889.281.350 Cộng PS 18.889.712.300 18.889.712.300 Mẫu số 21 Sổ cái TK 521- Các khoản giảm trừ Doanh thu Tháng 2/2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12/2 PN 74 12/2 C.ty Hoàng Lộc trả lại hàng 131 430.950 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển hàng bán bị trả lại 511 430.950 Cộng PS 430.950 430.950 III. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 1. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh. TK 642 có 2 TK cấp II là TK 6421- Chi phí bán hàng: TK 6422- Chi phí quản lý kinh doanh. Kế toán trên sổ: Sổ kế toán tổng hợp được sử dụng bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 6421, TK 6422. Mẫu số 22 Nhật ký chung Năm 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Tháng 2/04 7/2 46267 7/2 Doanh thu bán hàng trả chậm. cho CT Hoàng Lộc 131 2.741.445 7/2 46267 7/2 Doanh thu bán hàng cho CT Hoàng Lộc 511 2.492.223 7/2 46267 7/2 Thuế VAT đầu ra 3331 249.222 … … … … … … 12/2 PN 74 12/2 CT Hoàng Lộc trả lại hàng 521 474.045 12/2 PN 74 12/2 CT Hoàng Lộc trả lại hàng 131 474.045 22/2 PT 45 22/2 Trần Hoàng Minh t/ toán tiền hàng 111 17.200.000 22/2 PT 45 22/2 Doanh thu bán hàng thu TM 511 15.636.364 22/2 PT 45 22/2 Thuế VAT đầu ra 3331 1.563.636 … … … … … … 29/2 BTH 29/2 Tổng hợp thành phẩm nhập kho T2 155 16.523.783.460 29/2 BTH 29/2 Tổng hợp thành phẩm nhập kho T2 154 16.523.783.460 29/2 BTH 29/2 Nhập lại trong tháng 155 234.663 29/2 BTH 29/2 Nhập lại trong tháng 632 234.663 29/2 BTH 29/2 Giá vốn xuất bán T2 632 15.089.653.712 29/2 BTH 29/2 Giá vốn xuất bán T2 155 15.089.653.712 29/2 BTH 29/2 Xuất tái chế 154 10.626.980 29/2 BTH 29/2 Xuất tái chế 155 10.626.980 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển HBBTL 511 474.045 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển HBBTL 521 474.045 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển DT thuần 511 18.889.281.350 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển DT thuần 911 18.889.281.350 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Giá vốn 911 15.089.653.712 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Giá vốn 632 15.089.653.712 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP bán hàng 911 1.515.637.482 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP bán hàng 6421 1.515.637.482 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP quản lý 911 1.655.451.859 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP quản lý 6422 1.655.451.859 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Lãi chưa PP 911 628.538.297 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Lãi chưa PP 4212 628.538.297 Cộng PS Mẫu số 23 Sổ cái TK 6421- Chi phí bán hàng Tháng 2/2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2/2 12 2/2 Chi vận chuyển 111 745.000 7/2 18 7/2 Chi vận chuyển 111 630.000 … 15/2 3241 15/2 Tiền điện SX 111 867.952.113 16/2 7652 16/2 Chi phí tiếp khách 111 1.415.220 … 29/2 PKT 29/2 Chi lương NVBH 334 65.990.881 29/2 BPB 29/2 Khấu hao 214 301.110.210 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CPBH 911 1.515.637.482 Cộng PS 1.515.637.482 1.515.637.482 Mẫu số 24 Sổ cái TK 6422- Chi phí quản lý kinh doanh Tháng 2/2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 9/2 2231 9/2 Mua máy tính 111 5.644.000 12/2 5411 12/2 Mua VPP 111 1.077.690 … 25/2 24 25/2 Công tác phí 141 582.133 26/2 5552 26/2 Chi phí tiếp khách 111 1.756.012 … 29/2 PKT 29/2 Chi lương NVVP 334 55.999.100 29/2 BPB 29/2 Khấu hao 214 158.454.444 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CPQL 911 1.655.451.859 Cộng PS 1.655.451.859 1.655.451.859 2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh. Kết quả hoạt động KD = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý KD Trong đó: Doanh thu thuần = Doanh thu bán TP – Các khoản giảm trừ Doanh thu Các bút toán kết chuyển: Kết chuyển Doanh thu thuần Kết chuyển Giá vốn hàng bán Kết chuyển Chi phí quản lý kinh doanh Mẫu số 25 Sổ cái TK 911- xác định kết quả kinh doanh Tháng 2/2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển DT thuần 511 18.889.281.350 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Giá vốn 632 15.089.653.712 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP bán hàng 6421 1.515.637.482 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển CP quản lý 6422 1.655.451.859 29/2 PKT 29/2 Kết chuyển Lãi chưa PP 4212 628.538.297 Cộng PS 18.889.281.350 18.889.281.350 Phần III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị. I. Nhận xét Công ty Cp bánh kẹo Hữu Nghị trực thuộc Bộ Thương mại là một doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình xây dựng và trưởng thành Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng tự hào. Sản phẩm của Công ty hợp thị hiếu người tiêu dùng, giá bán vừa phải nên đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng trong nền kinh tế thị trường bình đẳng, đầy tính cạnh tranh Công ty luôn phải tự phấn đấu vươn lên. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng cũng không ngừng trưởng thành về mọi mặt, việc thực hiện khá quy củ, có độ tin cậy cao. Trong thời gian thực tập tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị, em thấy việc tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tiêu thụ thành phẩm có những ưu điểm sau: 1. Ưu điểm Tuy là một doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá, trải qua nhiều khó khăn trong công cuộc đổi mới nhưng Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị đã nhanh chóng tiếp cận được thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác kế toán tại Công ty đã có nhiều cố gắng đáng ghi nhận. Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cũng như trình độ cán bộ quản lý, trong đó phải nói đến đội ngũ cán bộ công nhân viên phòng kế toán tài vụ. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại nhằm từng bước cơ giới hoá công tác kế toán trong Công ty. Công tác kế toán trong Công ty đã góp phần không nhỏ vào công cuộc quản lý doanh nghiệp, cung cấp những thông tin cần thiết, đưa ra những giải pháp kế toán tài chính, tham mưu cho lãnh đạo nhằm phục vụ cho công tác quản lý Công ty. Dựa trên cơ sở các chính sách tài chính và những qui định của Nhà nước kế toán đơn vị đã lựa chọn cho mình phương pháp kế toán áp dụng hợp lý nhất. Các chứng từ được kiểm tra, luân chuyển một cách thường xuyên và phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho công tác quản lý thành phẩm ở Công ty được kịp thời. Công tác kế toán của đơn vị luôn thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của Công ty về chế độ sổ sách kế toán, thời hạn lập và khoá sổ. Thực hiện các nhiệm vụ đặt ra một cách hiệu quả nhất. Kế toán tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ một cách trung thực. Mọi hoạt động nhập xuất đều được phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định. Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm đảm bảo thống nhất về nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu. Kế toán đã phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến tiêu thụ thành phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty đặt ra. Đối với kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, kế toán đã theo dõi và phản ánh một cách chi tiết, đầy đủ kết quả tiêu thụ thành phẩm của từng loại bánh kẹo, và tổng số theo tháng, quý, năm. Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị được thực hiện tương đối hoàn chỉnh về cả mặt thể thức cũng như nội dung. Sổ sách kế toán được in từ máy tính nên rất rõ ràng, chặt chẽ về mặt nội dung, thẩm mỹ về mặt hình thức. Do vậy, công tác kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình kinh doanh, bảo vệ tài sản của Công ty. Bên cạnh những ưu điểm đó Công ty vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục. 2. Nhược điểm Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị rất phức tạp, được chia thành nhiều công đoạn, các nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều và thường xuyên, việc bố trí cán bộ phụ trách kế toán chưa hợp lý, một số cán bộ kế toán của Công ty phải phụ trách một lúc hai phần hành kế toán. Như vậy sẽ làm giảm bớt tiến độ thực hiện kế toán đề ra, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Về công tác tính giá thành thực tế xuất kho thành phẩm: Hiện tại đơn vị áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Bên cạnh ưu điểm phương pháp này có nhược điểm là công việc tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho chỉ có thể thực hiện được vào cuối tháng, như vậy trong tháng đơn vị không thể biết được giá thực tế của thành phẩm xuất kho của tháng đó, không thuận lợi cho việc kiểm tra đột xuất. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm: Nói chung quá trình tiêu thụ của Công ty là tốt nhưng Công ty chưa phát huy được toàn bộ khả năng của mình nhằm đẩy mạnh quá tình tiêu thụ. Công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, marketing… Dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trở nên thụ động. Việc hạch toán chi tiết thành phẩm có sự phối hợp đối chiếu giữa kho, phòng tài vụ và phòng kinh doanh đảm bảo sự chính xác nhưng việc ghi chép còn trùng lặp. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, phù hợp với bộ máy kế toán của Công ty, em xin nêu ra một số ý kiến đề xuất nhằm khắc phục, củng cố, hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Như đã trình bày, Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp này dễ thực hiện nhưng chỉ tại thời điểm cuối tháng, không phản ánh được thường xuyên liên tục giá trị thành phẩm xuất kho theo từng lần xuất. Hơn nữa, thành phẩm của đơn vị thường sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ hết ngay đến đó. Vì vậy, đơn vị nên thử áp dụng phương pháp "nhập trước xuất trước". Ưu điểm của phương pháp này là những sản phẩm xuất sau cùng chính là những sản phẩm được nhập sau nên tránh được tình trạng tồn kho lâu bị giảm phẩm chất và phương pháp này cũng đáp ứng được yêu cầu kiểm tra thường xuyên đối với giá thực tế của từng loại thành phẩm. Việc phân tích tình hình tiêu thụ cũng như kết quả tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh được hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đồng thời nó cũng là tài liệu để kế toán cùng ban lãnh đạo xây dựng nên những mục tiêu cho niên độ kế toán mới. Tuy nhiên, tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị việc phân tích những chỉ tiêu này chỉ được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Công ty cần chú trọng hơn, quan tâm hơn đến việc phân tích kinh tế, tài chính có thể vào thời điểm cuối tháng, hoặc cuối quý. Có như vậy mới có thể kịp thời theo dõi, nắm bắt sự biến động trong sản xuất kinh doanh của Công ty, có biện pháp đối phó thích hợp với biến động của thị trường. Qua các chỉ tiêu phân tích Công ty có thể đề ra biện pháp giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đơn vị nên tổ chức cho mỗi cán bộ nhân viên kế toán phụ trách một phần kế toán trong Công ty để có thể đáp ứng được nhanh nhất lượng thông tin kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty. Hiện nay, việc áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán là phù hợp và hoàn toàn cần thiết. Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị đã trang bị máy vi tính cho phòng kế toán nhưng thực sự chưa phát huy được hết vai trò của nó. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên từng bước cài đặt các chương trình phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm và thực trạng Công ty để tránh xáo trộn lớn trong quá trình hạch toán. Mục lục Lời mở đầu Phần I. Cơ sở lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ I. Thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm 1. Khái niệm thành phẩm 2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán 2.1 Vai trò 2.2 Nhiệm vụ II. kế toán thành phẩm 1. Đánh giá thành phẩm 2. Kế toán chi tiết thành phẩm 3. Kế toán tổng hợp thành phẩm 3.1. Chứng từ sử dụng 3.2 Trình tự kế toán thành phẩm III. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 1. Phương thức tiêu thụ 2. Phương thức thanh toán 3. Các tài khoản sử dụng 4. Hạch toán tiêu thụ theo các phương thức khác 4.1. Tiêu thụ theo phương thức trực tiếp 4.2. Tiêu thụ theo phương thức gửi bán 4.3. Tiêu thụ theo phương thức bán đại lý, ký gửi IV. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 1. Phương pháp xác định 2. Hạch toán chi phí bán hàng 3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ V. Sổ kế toán sử dụng cho hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, kết quả tiêu thụ 1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái 2. Hình thức Nhật ký chung Phần II. Thực trạng công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm & XĐ kết quả tiêu thụ tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị I. Hạch toán thành phẩm 1. Đặc điểm thành phẩm tại đơn vị 2. Tính giá thành phẩm 3. Hạch toán chi tiết thành phẩm 4. Hạch toán tổng hợp thành phẩm II. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm 1. Các phương thức tiêu thụ, các phương thức thanh toán áp dụng tại doanh nghiệp 1.1 Các phương thức tiêu thụ 1.2 Các phương thức thanh toán 2. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm. 2.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng 2.2 Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm 2.3 Hạch toán khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 2.4 Hạch toán khoản phảI thu của khách hàng 3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 3.1 Tài khoản sử dụng 3.2 Kế toán trên sổ III. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 1. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.1 Tài khoản sử dụng 1.2 Kế toán trên sổ 2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Phần III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm & XĐ kết quả tiêu thụ tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị I. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm & XĐ kết quả tiêu thụ tại Công ty CP bánh kẹo Hữu Nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32471.doc
Tài liệu liên quan