Có thể nói để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay là cả một vấn đề đối với các doanh nghiệp. Nền kinh tế mở đem lại nhiều thuận lợi bao nhiêu thì nó cũng đem lại nhiều khó khăn bấy nhiêu. Ngày nay, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng rất đa dạng phong phú và thay đổi rất nhanh. Khách hàng không chỉ chú trọng đến giá thành, chất lượng mà còn cả mẫu mã, tác động của sản phẩm đến môi trường. Các quốc gia ngày càng quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng do vậy hàng rào phi thuế quan ngày càng thắt chặt. Muốn tồn tại, các công ty phải không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới và dám mạo hiểm tìm đường đi riêng phù hợp với năng lực trình độ của bản thân. Bên cạnh đó hiện nay uy tín hoạt động của công ty là vô cùng quan trọng. Các công ty phải luôn luôn giữ uy tín với bạn hàng và khách hàng, đảm bảo lợi ích của họ, sản phẩm cần có thương hiệu để khách hàng biết đến tên sản phẩm của mình, nhưng làm được điều này không phải là vấn đề đơn giản. Để phát triển đến được như ngày hôm nay ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên của công ty Thái Bình đã lỗ lực cố gắng rất nhiều. Hy vọng sang năm mới với những lỗ lực mới công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra và phát triển bền vững trong tương lai.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học đại học khoảng thời gian có rất nhiều kỉ niệm vui buồn gắn với thời sinh viên. Bốn năm học với bao kiến thức được các thầy cô tận tình hướng dẫn, truyền đạt, đây sẽ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất, để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng mỗi sinh viên chúng em. Mỗi học kỳ mới bắt đầu là mỗi lần chúng em được tiếp thu những kiến thức khoa học mới với bao điều mới mẻ mà chứa đựng trong đó là lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của các thầy cô. Riêng năm học cuối là năm học mà mỗi sinh viên đều được đi thực tập để cọ sát với thực tế. Đây là thời gian giúp mỗi sinh viên chúng em hiểu thêm, thấm nhuần thêm kiến thức đã học thông qua các hoạt động thực tế tại các công ty.
Nhờ các kiến thức các thầy cô đã truyền đạt cho em trong thời gian qua mà em đã hiểu biết thêm nhiều qua hoạt động thực tế tại công ty Thái Bình. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tận tình truyền thụ kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin cám ơn Th.s Nguyễn Thị Hoài Dung đã nhiệt tình góp ý, giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua, giúp em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Qua đây em cũng xin chân thành cám ơn quý công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình và các anh chị các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại công ty và tạo mọi điều kiện thuận cho em trong thời gian thực tập vừa qua như phòng quản trị nhân lực, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng mua, phòng IT…
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự tiếp tục giúp đỡ của quý thầy cô cùng quý công ty trong thời gian sắp tới.
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai.
LỜI MỞ ĐẦU
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng trên 80 triệu dân, dự kiến đến 2015 dân số nước ta có khả năng đạt 91 triệu dân. Việt Nam là một trong những nước có dân số trẻ trên thế giới với hơn 53% dưới 25 tuổi.
Nền kinh tế Việt Nam với 3 ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất đó là dầu thô, dệt may và da giày. Ngành da giày là một trong những ngành có nhu cầu về lao động rất cao trong đó chủ yếu là lao động nữ thường chiếm trên 70% tổng số lao động tại các công ty. Ngành được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện khuyến khích phát triển góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà, đồng thời ngành cũng góp phần giải quyết vấn đề lao động, tạo công ăn việc làm ổn định, giảm bớt áp lực cho xã hội.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Sản Xuất Giày Thái Bình là một trong những công ty lớn ở Việt Nam chuyên gia công, sản xuất giày cho các đối tác nước ngoài. Với doanh thu khoảng trên 500 tỉ đồng/năm hàng năm công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao động. Trong thời gian hoạt động công ty đã được cục thuế tỉnh Bình Dương và Bộ Tài Chính tặng bằng khen là đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Nhà nước. Thái Bình cũng là công ty giày đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 do tổ chức quốc tế SGS liên hiệp vương quốc Anh công nhận, đồng thời là một công ty có khả năng tự sản xuất kiểu mẫu mà không phải gia công đơn thuần như các công ty cùng ngành trong nước hiện nay. Công ty luôn quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan như khách hàng, người lao động, nhà cung ứng và luôn hoàn thành trách nhiệm xã hội. Bằng những hoạt động của mình công ty vinh dự được Nhà nước tặng nhiều bằng khen cùng 2 huân chương lao động hạng ba và hạng nhì về thành tích cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, năm năm liền được Bộ thương mại tặng bằng khen thành tích xuất khẩu vượt chỉ tiêu.
Với sự nhạy bén trong kinh doanh, sự sáng suốt trong quá trình ra chiến lược của ban lãnh đạo công ty cùng sự quyết tâm, lỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ công nhân viên toàn công ty, hy vọng công ty sẽ đạt được những thành công mới trong thời gian tới.
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
THAI BINH HOLDING & SHOES MANUFACTURING COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: TBS’GROUP.
- Địa chỉ: Số 5A, Xa Lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 84 8 7241241, Fax: 848 8960223
- Email: ifo@ thaibinhshoes.com.vn
- Website: http//www.thaibinhshoes.com
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Ngành, lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất,gia công giày da (thuộc ngành sản xuất giày dép) để xuất khẩu.Sản phẩm chủ yếu là giày thể thao, giày Vải, giày Nữ, Sandal và dép. Bên cạnh đó công ty còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tài chính và bất động sản.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tiền thân của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình với tên viết tắt là TBS’Group ngày nay là do một số các cán bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7 quân khu 4, kết hợp với một số kĩ sư mới ra trường thành lập năm 1989.
- Công ty cổ phần giày Thái Bình trước đây là công ty TNHH Thái Bình được thành lập theo quyết định số 141/GP – UB ngày 29/09/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé nay là tỉnh Bình Dương.
- Các giai đoạn phát triển của công ty có thể chia thành ba giai đoạn sau:
+ Giai đoạn từ năm 1989-1993
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là:
Gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh Miền Đông và miền Nam Trung Bộ.
Thu mua xuất khẩu cây nguyên liệu giấy
Kinh doanh bán sỉ và lẻ xăng dầu
Trong những năm đầu thành lập những cán bộ này đã kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình, Vĩnh Long trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây nguyên liệu giấy. Trong 3 năm (1989-1991) đã gieo trồng được khoảng 3 triệu cây giống, đồng thời tham gia xuất khẩu cây nguyên liệu giấy qua cảng Hải Phòng và Quy Nhơn, thu về cho đất nước khoảng 5 triệu USD. Trên đà phát triển này ngày 06/10/1992 chính thức thành lập công ty TNHH Thái Bình.
+ Giai đoạn từ năm 1993-1997.
Đây là giai đoạn xây dựng và học hỏi với 2 nhiệm vụ chính:
Học hỏi và hoàn thiện công nghệ sản xuất giày
Hình thành tổ chức và đào tạo cán bộ công nhân viên
Cuối năm 1992 công ty tập trung vào xây dựng nhà máy số 1, xây dựng hệ thống tổ chức tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giầy. Tháng 07/1993 nhà máy giày đầu tiên chính thức đi vào hoạt động, thực hiện gia công cho công ty ORION TAIWAN khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại với quy mô 10 chuyền may, 2 chuyền đế, 3 chuyền gò. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động HĐQT và ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng với hình thức gia công thì công ty sẽ khó có thể mở rộng và phát triển được trong tương lai. Đến cuối năm 1995 công ty đã tập trung xây dựng dây chuyền xản xuất giày thể thao mini với quy mô 12 chuyền may, 2 chuyền đế, 3 chuyền gò,và từng bước chuyển từ hình thức “gia công thuần tuý” sang hình thức “mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm”. Gia công thuần tuý có nghĩa là công ty nhận gia công của đối tác trong khi chỉ có trong tay cơ sở hạ tầng như nhà kho, phân xưởng và nhân công còn nguyên vật liệu, dây chuyền máy móc đều do bên thuê gia công (bên nước ngoài) xuất khẩu tạm thời sang thuê công ty làm. Các hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc này chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất nên không bị đánh thuế nhập khẩu. Khi gia công xong đợt hàng công ty phải xuất hàng cho đối tác còn máy móc công ty có thể xuất trả hoặc giữ lại để tiếp tục gia công cho các đợt hàng tiếp sau tuỳ sự thoả thuận của đôi bên. Còn hình thức “ mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm” tức là ngoài cơ sở hạ tầng như trên công ty đã có thêm trong tay hệ thống dây truyền máy móc tức công ty đã làm chủ tất cả mà không phải nhập khẩu máy móc của đối tác . Chuyển sang hình thức kinh doanh này công ty đã chủ động hơn trong việc sắp xếp các đơn hàng, giảm thời gian vận chuyển máy móc, năng động hơn trong việc tìm bạn hàng đối tác, tăng doanh thu, lợi nhuận. Có thể nói công ty đã có bước chuyển biến rất nhiều và đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh của công ty.
Tiếp theo đó công ty đã đầu tư xây dựng thành công nhà máy số 2 với dây truyền sản xuất hiện đại của USM và ký hợp đồng sản xuất cho tập đoàn ReeBok - một tập đoàn lớn và nổi tiếng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một thời gian sau do thị trường của tập đoàn bị thu hẹp nên tập đoàn đã cắt giảm hợp đồng từ 5 nhà cung cấp trong đó có công ty giày Thái Bình. Trước những khó khăn trên công ty đã tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực giày vải đồng thời phát triển hơn trong trong công nghệ sản xuất giày thể thao. Những đôi giày vải đầu tiên được sản xuất cho hãng NOVI của Đức. Từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997 công ty đã kí được hợp đồng trực tiếp với tập đoàn phân phối khổng lồ tại Pháp là DECATHLON và một số khách hàng như STILMAN, DC…
+ Giai đoạn 1998-2006
Giai đoạn này công ty hoàn tất mô hình sản xuất khép kín gồm trung tâm nhu cầu phát triển mẫu, văn phòng tiện nghi đúng tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và một loạt nhà máy sản xuất quy mô lớn có trang bị thiết bị đồng bộ, hiện đại. Cũng trong giai đoạn này với khả năng nhạy bén sáng tạo, nhận biết đúng tình hình nên hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty đã quyết định chính thức thành lập thêm một số công ty tham gia hoạt động thị trường với lĩnh vực hoàn toàn mới như:
Công ty cổ phần Địa Ốc ARECO, được thành lập vào ngày 24/04/2000. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động độc hoàn toàn độc lập với công ty TNHH Thái Bình.Trong thời gian này tình hình bất động sản trên toàn quốc nói chung và ở Bình Dương, Thủ Đức nói riêng đang ở giai đoạn sôi động. Do vậy tuy mới ra đời nhưng công ty làm ăn rất hiệu quả và phù hợp với xu thế thị trường.
Ngày 08/04/2000 tiếp tục thành lập công ty TNHH giày Thanh Bình chuyên sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu, với công suất 12 triệu đôi/năm.
Ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định thành lập thêm công ty liên doanh Pacific sản xuất nguyên liệu EVA và giày dép cao cấp với quy mô 8 chuyền gò với công suất 3,5 triệu đôi/năm, góp phần vào sự phát triển vững mạnh của công ty TBS’ Group.
Tháng 9/2002 thành lập nhà máy sản xuất khuân mẫu kĩ thuật cao TBS với công suất chế tạo 1200 khuân/năm.
Ngày 13/6/2005 công ty đã đăng ký thay tên lần đầu chuyển đổi từ Công ty TNHH Thái Bình thành Công ty Cổ phần Giày Thái Bình. Ngày 27/6/2006 công ty thay đổi tên lần 2 và trở thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình. Tuy công ty có nhiều công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng hoạt động chủ yếu của công ty hiện vẫn là sản xuất, gia công giày xuất khẩu. Hiện nay công ty đã trở thành một công ty xuất khẩu giày lớn trong nước và có uy tín với các đối tác nước ngoài, hàng năm công ty có đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty đang rất phấn khởi nhìn lại kết quả hoạt động trong những năm qua và chuẩn bị cho một năm mới với những kế hoạch mới, thắng lợi mới.
1.3. Chức năng và mục tiêu hoạt động của công ty
1.3.1 Chức năng
- Công ty đảm nhận chức năng sản xuất giày dép xuất khẩu và gia công cho nước ngoài.
- Nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh bao gồm cả kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính.
- Để phát triển vững mạnh công ty đã đưa ra các nhiệm vụ mà công ty cần làm để thoả mãn yêu cầu các bên có liên quan như:
Đối với khách hàng
Đáp ứng nhu cầu mẫu mã
Giao đúng mẫu mã
Giá cả hợp lý
Thời gian giao hàng đúng thoả thuận
Đối với nhà cung ứng
Phối hợp thường xuyên để giao hàng đúng mẫu mã, số lượng, chủng loại
Thực hiện đúng như trong hợp đồng, đảm bảo uy tín và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài
Đối với người lao động
Tạo thu nhập ổn định
Điều kiện, môi trường sản xuất tốt
Có y tế chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng tốt
Hỗ trợ chi phí khi có yêu cầu hợp lý
Đối với cổ đông
Tạo lợi nhuận ổn định, và tăng hàng năm
Tạo điều kiện phát huy mọi sáng kiến của cổ đông
Đối với xã hội
Tham gia các chương trình xoá đói, giảm nghèo
Hỗ trợ cho việc học tập của con em cán bộ, công nhân viên
Xây dựng trường học, nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
1.3.2 Mục tiêu hoạt động
- Để phát triển phù hợp với tình hình giai đoạn hiện nay đó là sản phẩm sản xuất ra phải mang tính quốc tế cao cả về chất lượng và mẫu mã, giá cả phù hợp mới đáp ứng được tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty đang tập trung đầu tư chiều sâu tổng thể, là đưa các phần mềm ứng dụng vào sản xuất nhằm hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm giúp sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra bộ phận sản xuất còn tiếp tục phát huy việc ứng dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, SA8000, SWAP... đồng thời thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh đó công ty còn chú trọng đầu tư vào những sản phẩm cao cấp nhằm đa dạng hóa mặt hàng và tiến dần tới phần thị trường đang có xu hướng phát triển cao này.
- Để đạt được những mục tiêu đề ra công ty đã đưa ra triết lý kinh doanh: “Liên tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhằm không ngừng thoả mãn nhu cầu cho khách hàng và các bên có liên quan”. Các bên có liên quan ở đây bao gồm: người lao động, nhà cung ứng, cổ đông và xã hội. Mặt khác, về chương trình phúc lợi và chính sách xã hội công ty đưa ra phương châm: trách nhiệm xã hội là điều kiện sống còn của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh và phương châm của công ty là rất phù hợp trong xu thế hội nhập hiện nay, khi mà tình hình sản phẩm thay thế là rất cao và nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà họ còn quan tâm cả tới tình hình về mức độ ảnh hưởng của sản phẩm tới môi trường. Hàng rào thuế quan tuy đã được cắt giảm nhưng hàng rào phi thuế quan của các nước đặc biệt là các nước Châu Âu đang được dựng lên với những quy định rất nghiêm ngặt. Do vậy để sản phẩm có thể tiêu thụ được và các bạn hàng luôn tìm đến công ty phải luôn luôn thực hiện đúng như điều mà công ty đã cam kết.
1.4. Những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hiện nay công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Giày Thái Bình có tổng cộng 4 nhà máy với các chức năng chuyên biệt
- Nhà máy 1 (TBS’1): Công ty Thái Bình
Địa chỉ: Số 5 Xa lộ Xuyên Á, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy bao gồm: khu văn phòng và xưởng sản xuất, hầu hết văn phòng của tổng công ty đều nằm tại đây và được đặt tại tầng 2 bao gồm rất nhiều phòng ban, được thiết kế hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay tổng công ty có tổng cộng 12 phòng ban và 8 bộ phận chuyên trách. Tầng 1 là phân xưởng sản xuất và 2 nhà kho chứa nguyên liệu chuẩn bị cho hoạt động sản xuất và chứa sản phẩm đem đi giao hàng. Công suất nhà máy sản xuất hàng năm 5,3 triệu đôi/năm, với 72 máy cắt, 10 chuyền xưởng in, 63 chuyền khâu ( 25- 30 máy/chuyền), 8 chuyền khuân.
- Nhà máy 2 (TBS’2): Công ty liên doanh Pacific
Địa chỉ: 2/434 Bình Đáng, Bình Hoà, Thuận An, Bình Dương
Nhà máy có công xuất 2,7 triệu đôi/năm, xưởng cắt có 35 máy, xưởng in có 6 chuyền, xưởng khâu có 27 chuyền và có 4 chuyền ở xưởng khuân.
- Nhà máy 3 (TBS’3): Công ty TNHH Giày Thanh Bình
Địa chỉ: 43/5 An Bình, Dĩ An, Bình Dương
Nhà máy có công suất 12 triệu đôi/năm, xưởng đế có 10 chuyền và 80 máy.
- Nhà máy 4 (TBS’4): Công ty cổ phần 434
Địa chỉ: Số 5 xa lộ Xuyên Á, An Bình, Dĩ An, Bình Dương
Nhà máy chuyên snả xuất khuân với công suất 1200 khuân/năm.
- Nhà máy 5 hiện vẫn chưa đi vào hoạt động, nhưng cũng chuẩn bị hoàn tất việc xây dựng.
Máy móc trang thiết bị gia công sản xuất giày hiện nay của công ty hầu hết được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là được nhập từ Nhật, Hàn Quốc ngoài ra máy móc trang thiết bị còn được nhập một phần từ Italia, Đức, Anh. Những máy móc, trang thiết bị nhập từ Nhật, Hàn Quốc là những máy móc chính, có vai trò quan trọng trong các nhà máy để sản xuất và gia công giày.
+ Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình bao gồm: các nước thuộc EU, Châu Mỹ (Nam Mỹ, Bắc Mỹ) và một số nước khác thuộc thị trường Châu Á như Nhật, Hàn Quốc. Nhưng thị trường chính và cũng là thị trường truyền thống của công ty vẫn là thị trường EU. Hàng năm lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng dần và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong số lượng sản phẩm xuất khẩu. (excel 1)
Nói thêm về thị trường EU, thị trường EU bao gồm hầu hết các nước Châu Âu với tổng diện tích khoảng 4 triệu km2 và gần 500 triệu dân có thu nhập cao với tổng GDP khoảng 11 tỉ USD chiếm 27% GDP thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương xấp xỉ 1.400 tỉ USD chiếm khoảng 20% thương mại toàn cầu. Đặc biệt mức sống và thu nhập giày dép của EU là rất lớn, trung bình 5-6 đôi/người/năm. Do vậy hàng năm EU tiêu thụ khoảng 1.5 tỉ đôi giày, dép các loại trong đó gần 65% giày dép nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Đặc biệt là đoạn thị trường có nhu cầu về sản phẩm giày dép có mức giá trung bình là rất lớn, điều này lại phù hợp với đặc điểm của giày mà công ty Thái Bình sản xuất ra. Do vậy, có thể nói đây là thị trường mà doanh nghiệp có thể duy trì lâu dài và trong tương lai có thể phát triển mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó mặt hàng giày dép của EU là thị trường mở, mang tính cạnh tranh cao và có yêu cầu rất cao về chất lượng hàng, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì...nên để có thể tiếp cận thị trường EU một cách sâu rộng thì công ty cần hiểu rõ hơn nữa về những quy chế, chính sách thương mại, chế độ bảo hộ mậu dịch của EU.
Phần II: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
2.1 Về tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Giày Thái Bình (phụ lục 1).
- Hiện nay đứng đầu là ông Nguyễn Đức Thuấn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó có các thành viên hội đồng quản trị. Dưới có các phó tổng giám đốc điều hành trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong khối văn phòng hiện nay công ty Giày Thái Bình có 7 vị giám đốc: Giám đốc kinh doanh, giám đốc nghiên cứu và phát triển mẫu, giám đốc chất lượng, giám đốc kế hoạch, giám đốc nhân sự, giám đốc hành chính đoàn thể, giám đốc tài chính cùng là giám đốc sản xuất trong khối sản xuất. Dưới mỗi giám đốc có thể có 1 hoặc 2 phó giám đốc rồi đến trưởng phòng, phó phòng. Dưới một vị giám đốc trong khối sản xuất lại có 6 vị phó giám đốc, rồi đến quản đốc phân xưởng, chuyền trưởng, chuyền phó...
Có thể nói bộ máy của công ty rất lớn do quy mô hoạt động của công ty lớn, ta có sơ đồ biểu diễn cơ cấu quản lý nhân sự theo chức năng.( phụ lục 2)
2.2 Về hoạt động sản xuất:
- Về sản Phẩm: Ban đầu sản phẩm sản xuất gia công của doanh nghiệp chủ yếu là giày nữ, tiếp đó là giày vải, dép, sandal. Trong quá trình thay phát triển để phù hợp với sự thay đổi của thị trường và thị hiếu khách hàng công ty đã dần chuyển sang sản xuất giày thể thao xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm giày thể thao đang là sản phẩm chính, chủ lực của công ty. Giày thể thao chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng sản lượng sản phẩm xuất khẩu hàng năm.
Ví dụ: thị trường EU là thị trường chính, truyền thống của công ty, hàng năm lượng hàng xuất khẩu sang EU là rất lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân từ 70% - 80%, trong giai đoạn gần đây có khi còn trên 90%. Trong đó tỷ lệ giày thể thao xuất khẩu lại chiếm tỷ lệ rất cao được thể hiện qua bảng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường EU sau.
Bảng 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của TBS’Group sang EU 2002-2006
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
GIÀY NỮ
47,04%
22,73%
7,92%
1,92%
1,3%
GIÀY VẢI
0,00%
19,40%
5,49%
6,73%
6,4%
GIÀY THỂ THAO
52,96%
57,87%
86,59%
91,35%
92,3%
TỔNG
100%
100%
100%
100%
100%
(Nguồn: P.kinh doanh – P. XNK )
Có thể nói đây là 3 sản phẩm chủ yếu được nước ta xuất khẩu nhiều nhất ra nước ngoài và công ty Giày Thái Bình đã tìm cho mình một đường đi đúng để phát triển và mở rộng thị trường trong điều kiện hiện nay.
Tổng sản lượng sản phẩm giày xuất khẩu của toàn công ty tăng nhanh qua các năm. Thể hiện công ty đang ngày càng phát triển, có khả năng nắm bắt thị trường và tạo uy tín tin cậy đối với bạn hàng các nước.
Bảng sản lượng xuất khẩu qua các năm 2001-2005
Năm
Sản lượng
xuất khẩu (đôi)
Lượng tăng tuyệt đối (đôi)
Tỉ lệ tăng
(%)
2001
3.626.642
-
-
2002
4.829.424
1.202.782
33,2%
2003
4.957.839
128.415
2,7%
2004
5.514.856
557.017
11,2%
2005
6.742.133
1.227.277
22,3%
2006
9.377.634
2.635.501
39,1%
(Nguồn từ phòng xuất nhập khẩu)
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy sản lượng xuất khẩu hàng năm có tăng, không năm nào có sản lượng xuất khẩu giảm. Nhưng tốc độ tăng lại không đồng đều qua các năm. Năm 2002 sản lượng tăng vọt so với năm 2001 là 1202782 đôi tức tăng 33,2%, nhưng năm 2003, 2004 sản lượng vẫn tăng nhưng tăng rất chậm, nhất là năm 2003 chỉ tăng 128415 đôi tức chỉ tăng 2,7%. Năm 2005, 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty lại có tốc độ tăng nhanh, năm 2005 tăng 1227277 đôi tăng 22,3% đến năm 2006 vừa qua công ty đã có tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 6 năm qua. Sản lượng xuất khẩu tăng 2635501 đôi, tăng 39,1%. Mặc dù sản lượng giày xuất khẩu của công ty có tăng không đồng đều nhưng lại có sản lượng tăng dương điều đó chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Năm 2006 là năm mà ngành giày trong nước bị kiện bán phá giá và việc EU thông qua thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp gia công sản xuất giày trong nước phải lao đao, xong công ty Giày Thái Bình không những không bị giảm sản lượng giày xuất khẩu mà còn có tỉ lệ tăng nhanh nhất trong vờng 6 năm qua. Điều này chứng tỏ công ty đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các khách hàng nước ngoài. Công ty đã tạo được lòng tin và giữ được uy tín trước những thị trường khó tính hiện nay. Với tốc độ phát triển này ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên công ty hy vọng rằng công ty sẽ phát triển bền vững và phát triển không ngừng trong giai đoạn tới.
- Về công nghệ: Từ khi công ty chuyển sang hình thức kinh doanh từ gia công thuần tuý sang hình thức mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm thì máy móc, công nghệ trong toàn công ty được mua nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Đến 80% máy móc công nghệ, dây truyền được nhập từ Hàn Quốc và Nhật, đây là những máy móc, dây truyền chủ chốt và quan trọng đối với công ty, số còn lại hầu hết được nhập từ Italia, Đức, Anh. Máy móc, thiết bị, các dây truyền sản xuất của công ty đều được đánh giá là hiện đại, tiên tiến so với các nước trong khu vực. Hiện nay, do nhà máy số 5 của công ty chưa đi vào hoạt động nhưng nếu chỉ tính 4 nhà máy thì tổng số dây chuyền công nghệ khoảng 130 dây chuyền và 200 máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất giày xuất khẩu. Đặc điểm của máy móc sản xuất giày là mỗi dây truyền công nghệ có thể sản xuất nhiều loại giày khác nhau, do vậy hệ thống máy móc được sắp xếp cố định và phù hợp nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện các thao tác trên máy với tốc độ nhanh nhất và đạt năng suất cao. Với chế độ tiền lương tính theo sản phẩm, các công nhân luôn có ý thức tự vệ sinh, lau chùi máy mà mình sử dụng để máy luôn hoạt động tốt. Hầu như đã thành phong trào, cứ cuối mỗi tháng các công nhân tự động bôi dầu, lau chùi và nếu có hỏng hóc đều có bộ phận kĩ thuật đến xử lý kịp thời. Mỗi nhà máy đều có bộ phận bảo trì túc trực bảo đảm khi cần đều có thể xử lý một cách nhanh nhất có thể đảm bảo tiến độ công việc của công việc.
Có thể nói đối với ngành gia công, sản xuất giày dép thì việc trả tiền lương theo sản phẩm vẫn được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi, kéo theo đó là nâng cao việc tự ý thức của người lao động trong việc tự chăm sóc máy móc và luôn cố gắng vì lợi ích của doanh nghiệp nói chung và của cá nhân người lao động nói riêng.
Quy trình công nghệ sản xuất:
Dây truyền sản xuất giày
2.3 Về tình hình lao động và điều kiện lao động:
- Cho đến nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty khoảng 15.000 người. Trong đó tổng số lao động trực tiếp chiếm 89.57%, lao động gián tiếp chiếm 10.43%. Tổng số lao động trực tiếp nhiều gấp 8.6 lần lao động gián tiếp . Tính đặc trưng của ngành gia công, sản xuất giày nói chung và riêng công ty Giày Thái Bình nói riêng thường có lao động nữ chiếm nhiều hơn lao động nam. Tổng số lao động nam hiện nay khoảng 1650 người chiếm 11% tổng số lao động , tổng số lao động nữ là 13350 người, chiếm 89% tổng lao động toàn công ty. Với tình hình thị trường như hiện nay có nhiều khả năng công ty sẽ mở thêm một số nhà máy mới và như vậy có thể nói công ty Giày Thái Bình đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn người lao động, và với mức lương trung bình của công nhân từ 1.100.000 -1.500.000 người lao động có thể sống và sinh hoạt ở mức khá so với mức sống của địa phương.
- Chính sách hỗ trợ, bảo hiểm cho công nhân viên: Thường kì công ty đóng đầy đủ bảo hiểm cho công nhân viên, có trợ cấp, thăm hỏi khi ốm đau, sanh đẻ. Hàng năm, vào những dịp lễ, tết hay thời gian ít việc công ty vẫn thường hay tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, nghỉ mát ở các nơi như: Đà Lạt, Nha Trang, các khu du lịch như Đầm Sen, Suối Tiên...Thông thường là mỗi năm một lần công ty đứng ra tổ chức cho công nhân viên.
- Trình độ, chuyên môn của lực lượng lao động của công ty rất đa dạng được thể hiện trong bảng sau:
Tỉ lệ%
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
ĐH
CĐ
TH
PT
TRỰC TIẾP
89.57%
-
-
6.28%
83.29%
GIÁN TIẾP
10.43%
7.23%
1.78%
1.42%
-
TỔNG
100%
16.71%
83.29%
( Nguồn: Phòng phát triển nguồn lực công ty ).
Nhận xét: Có thể nói trình độ của lực lượng lao động trong công ty không cao. Chỉ chủ yếu tập trung vào lực lượng lao động gián tiếp (chiếm 10.43%) là có trình độ từ trung học đến đại học. Lực lượng lao động gián tiếp chỉ chiếm 6.28% là có trình độ trung học, không có người có trình độ cao đẳng, đại học. Nhưng đây cũng không phải là con số bất ngờ bởi lẽ tính chất đặc trưng của ngành là chủ yếu cần lao động gia công, sản xuất trực tiếp nhiều. Mặt khác, do quy mô nhà máy lớn lên tỉ lệ lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp càng nhỏ.
Để hiểu rõ hơn ta xét thêm về trình độ ngoại ngữ, trình độ máy vi tính của lực lượng lao động của công ty.
TỈ LỆ%
TRÌNHĐỘ NGOẠI NGỮ
TRÌNH ĐỘ VI TÍNH
A
B
C
A
B
TRỰC TIẾP
89.57%
4.30%
-
-
3.24%
GIÁN TIẾP
10.43%
6.49%
2.10%
1.06%
7.78%
2.65%
( Nguồn: Phòng phát triển nguồn lực công ty ).
Qua bảng trên ta thấy trình độ ngoại ngữ, vi tính nhìn chung còn thấp, đội ngũ lao động gián tiếp có trình độ không đồng đều, chưa cao.
- Công tác tuyển dụng, tuyển mộ lao động của công ty: Mỗi lần công ty cần tuyển dụng thêm lao động thông thường công ty sử dụng phương pháp giới thiệu. Công ty thường thông báo cho đội ngũ lao động trong công ty biết và giới thiệu tới công ty những người có năng lực trình độ phù hợp, từ đó công ty tuyển chọn ra người phù hợp nhất. Sử dụng phương pháp này không những tiết kiệm chi phí cho việc tuyển mộ mà còn tạo điều kiện cho văn hoá doanh nghiệp được thực hiện tốt hơn, mối quan hệ giữa các lao động trở lên mật thiết hơn, có sự giúp đỡ nhiệt tình hơn dựa trên sự quen biết đó. Đây cũng là một chiến lược của công ty bởi lẽ nó sẽ tạo ra tình đoàn kết trong toàn công ty và tạo một môi trường làm việc hiệu quả. Tuy mặt trái của cách tuyển dụng này là tạo bè cánh trong công ty, gây ra sự đố kỵ ngầm. Nhưng thực tế đã chứng minh hiện nay môi trường làm việc trong công ty rất hài hoà, các công nhân viên luôn quan tâm chăm sóc động viên nhau cùng tiến bộ. Đây quả là một thắng lợi rất lớn của công ty cũng như thể hiện sự tài tình của đội ngũ ban quản lý nhân lực.
Trong năm 2006 công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Giày Thái Bình đã mời một số sinh viên có thành tích học tập suất sắc của trường Đại học kinh tế thành Phố Hồ Chí Minh về công ty thực tập, sau đó công ty đã giữ chân được một số sinh viên ở lại làm việc cho công ty. Đây là một cách làm hay, với cách làm này công ty không những tiết kiệm được chi phí tuyển mộ, tuyển chọn mà còn thu hút và giữ chân được những sinh viên ưu tú, suất sắc của các trường.
Ngoài ra, công ty còn tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho công nhân viên: như thuê giáo viên có tiếng để mở lớp dạy tiếng anh miễn phí cho những nhân viên có nhu cầu, mở các lớp học các kỹ năng cho nhân viên như lớp kĩ năng quản lý cho nhân viên nghiệp vụ công ty, nhà máy, phân xưởng. Lớp chiến lược nhân sự cho cán bộ quản lý từ phó giám đốc, phó phòng công ty nhà máy đến giám đốc các nhà máy, lớp đào tạo thiết kế giày cơ bản, lớp marketing chiến lược ngành da giày...
2.4 Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình là một công ty có quy mô sản xuất lớn do vậy công ty cũng có doanh thu và tài sản khá lớn, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng doanh thu qua các năm 2001 - 2005
Năm
Doanh thu (1000đ)
Lượng tăng tuyệt
đối (1000đ)
Tỉ lệ tăng phần
Trăm (%)
2001
353.471.859
-
-
2002
511.956.381
158.484.522
44,8%
2003
643.192.842
131.236.461
25,6%
2004
777.649.868
134.457.026
20,9%
2005
833.286.830
55.636.962
7,2%
2006
984.639.246
151.352.416
18,2%
(Nguồn phòng kế toán).
Trong khoảng thời gian trở lại đây thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có bảng báo cáo tài chính như sau:
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu thuần
100%
100%
100%
100%
100%
Giá vốn hàng bán
91.90%
91.05%
91.04%
90.99%
91.05%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
8.10%
8.95%
8.96%
9.01%
8.95%
Chi phí ngoài hoạt động
5.56%
4.97%
6.86%
5.15%
6.05%
Lợi nhuận trước thuế
2.54%
3.99%
2.09%
3.87%
2.90%
Các khoản thu khác
1.26%
2.04%
0.71%
1.39%
1.56%
Thuế phải nộp
1.42%
2.58%
1.23%
2.50%
1.43%
Lợi nhuận sau thuế
2.38%
3.34%
1.57%
1.76%
3.03%
( Nguồn: Phòng kinh doanh – phòng kế toán)
Nhận xét: Qua hai bảng trên ta thấy doanh thu của công ty gần đây có tốc độ giảm dần. Từ 44,8% năm 2002 so với năm 2001tụt xuống chỉ còn 25,6% năm 2003 so với năm 2002, 20,9% năm 2004 so với năm 2003 và năm 2005 chỉ còn 7,2% so với năm 2004, đến năm 2006 tăng 18,2% so với năm 2005. Như vậy tuy lượng giày xuất khẩu có tăng trong năm 2005 nhưng doanh thu lại không tăng với cùng tỷ lệ. Điều này nói lên tính chất của các loại hợp đồng khác nhau đem lại lợi nhuận, doanh thu là khác nhau. Các mặt hàng giày dép rất đa dạng và phong phú nhưng lợi nhuận kiếm được trên mỗi đôi ở mỗi loại cũng là khác nhau, điều này là tất yếu. Do vậy công ty hiện đang hướng tới loại giày chất lượng cao phù hợp với sự thay đổi của thị hiếu khách hàng và đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Hiện nay công ty vẫn đang hoạt động ổn định và có nhiều hợp đồng sản xuất. Công ty vẫn giữ chân được khách hàng truyền thống và luôn tìm các khách hàng mới, thị trường mới để tiếp tục mở rộng quy mô. Công ty chuyển hình thức sở hữu cũng là biện pháp để thu hút và tăng lượng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện cổ phiếu của công ty vẫn chưa chính thức được lên sàn giao dịch nhưng sắp tới chắc chắn một điều khi có vốn lớn công ty sẽ không chỉ ngừng ở những thị trường hiện tại mà còn vươn ra các thị trường lớn khác trên thế giới.
2.5 Về hoạt động quản trị nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu sản xuất giày bao gồm: Da đã qua sơ chế có chất lượng, vải, chỉ, nguyên liệu tổng hợp, Simili và các nguyên liệu giả da, cao su, hoá chất, phụ gia...Mỗi loại đều có tác dụng khác nhau để sản xuất ra các bộ phận khác nhau của đôi giày.
- Kết cấu cụ thể của nguyên vật liệu:
Nguyên liệu mũ giày
+ Da: da bò, da heo...qua sơ chế có chất lượng, chất lượng da phải mềm, cứng, chắc, thấm nước, thoát hơi.
+ Simili và các nguyên liệu giả da:
Nguyên liệu vải dệt: Simili phủ PVC, phủ PV
Nguyên liệu không có lớp nền
Nguyên liệu tổng hợp promeric: có tráng phủ, không tráng phủ
Da nhân tạo
Vải các loại: dệt trơn, dệt chéo, dệt kiểu xa tanh, dệt kim
Chỉ các loại: chỉ bông, chỉ nilon, chỏ poliester
Chất chau chuốt, các loại nước, chất làm bóng, sirap.
Nguyên liệu đế:
Giày thể thao: Đế của cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, hoá chất, phụ gia, svc và cvs
Giày nữ: Đế TPR, PVC, PU
Giày vải: đế đúc theo khuân
* Keo và hoá chât:
Keo giày thể thao: Keo 6250, 5100, 530 pha 5% nước cứng
Keo giày nữ: Keo 93N, 338-K,393A5
Keo giày vải: keo latex, keo latex lưu hoá
Keo cán vải và bồi gián: Keo tgs1000
Hoá chất : Nước rửa mũ (331), đế (310, 30, 1017)
Hoá chất và các loại dung môi: toluen, xăng công nghiệp, hoá chất không có toluen
Hoá chất phụ gia cao su
Nước cứng
Chất xúc tiến, chất phòng bão, chất trợ xúc tiến, chất lưu hoá.
- Công ty có phòng mua riêng biệt nên việc thu mua nguyên vật liệu do phòng mua quản lý. Phòng mua nhận kế hoạch từ phòng kế hoạch từ đó lập kế hoạch và chi tiết thành những đơn hàng với số lượng, chủng loại phù hợp sau đó chuyển giao những đơn hàng cần nhập khẩu từ nước ngoài sang phòng xuất nhập khẩu. Nếu những đơn hàng nào có thể thu mua trong nước thì thực hiện thu mua theo kế hoạch đã đặt ra.
- Tính chất đặc trưng của ngành sản xuất giày theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm như của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày có đặc điểm đó là nguyên vật liệu từng đợt đặt hàng lại phụ thuộc vào bên đặt hàng. Khi thực hiện hợp đồng bên đặt hàng tức đối tác nước ngoài có đưa ra yêu cầu về chất lượng của nguyên vật liệu làm nên đôi giày. Thông thường họ thường yêu cầu lấy hàng từ những nơi thuộc chi nhánh công ty họ hoặc người cung ứng thường xuyên của họ bởi ở đó họ yên tâm về chất lượng. Do vậy nguồn gốc nguyên vật liệu thường không cố định đối với doanh nghiệp, có khi phải nhập khẩu từ nước ngoài có khi chỉ cần lấy ngay trong nước. Nhưng thông thường, những nguyên liệu quan trọng nhất để tạo thành mũ giày mới được các bạn hàng đối tác quy định nguồn gốc, còn những nguyên liệu như dây giày, keo, nhựa... có thể do công ty mình tự tìm đối tác và lấy ngay trong nước. Như vậy có thể nói số lượng, chủng loại nguyên vật liệu của công ty là rất đa dạng và có nguồn gốc không ổn định. Tuỳ theo mỗi đơn hàng mà công ty lấy số lượng, chủng loại nguyên vật liệu là khác nhau. Trong trường hợp công ty có nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt, đáp ứng đủ yêu cầu mà đối tác đưa ra thì công ty có thể bàn bạc cụ thể với đối tác về việc lấy nguồn nguyên liệu từ đâu. Để xem nguyên liệu đó có đủ đảm bảo chất lượng công ty phải mang sang Trung Quốc để kiểm tra bởi ở Việt Nam chưa có cơ quan nào đứng ra hoạt động công việc trong lĩnh vực này. Đây cũng là nỗi bức xúc của hầu hết các doanh nghiệp gia công, sản xuất giày đồng thời cũng nói lên rằng hoạt động kinh doanh giày dép của nước ta vẫn còn kém về chiều sâu. Các doanh nghiệp hoạt động gia công cho nước ngoài tốt còn chưa đủ mà còn phải có uy tín, sản phẩm phải có thương hiệu trên thị trường thì mới mong nền công nghiệp này phát trển nở rộ.
2.6 Hoạt động nhập khẩu
- Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động chủ chốt của công ty bởi nó là hoạt động đầu ra của công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu của công ty bao gồm 3 bộ phận: bộ phận giao nhận, bộ phận thanh lý và bộ phận chứng từ. Tổng cộng của phòng kinh doanh bao gồm có 14 nhân viên, 5 nhân viên bên chứng từ, 3 nhân viên bên thanh lý và 6 nhân viên bên giao nhận.
+ Nhân viên giao nhận của công ty lại có nhân viên giao nhận về bên xuất khẩu và nhân viên giao nhận về bên nhập khẩu.
Nhân viên bên xuất khẩu có nhiệm vụ
* Tiếp nhận kế hoạch sản xuất hàng, hợp đồng từ nhân viên kinh doanh.
* Lập định mức vật tư hải quan.
* Nhận lệnh cấp container, đóng hàng lẻ.
* Lập tờ khai hải quan.
* Đăng ký thủ tục hải quan.
* Xếp hàng lên container hoặc xe tải.
* Đăng ký kiểm hoá.
* Giao hàng xuất khẩu và đăng ký hải quan tại cảng.
* Giao tờ khai hải quan cho bộ phận chứng từ.
Nhân viên bên nhập khẩu có nhiệm vụ
* Tiếp nhận chứng từ và thông tin lô hàng từ nhà xuất khẩu và hãng vận chuyển
* Kiểm tra mức độ phù hợp
* Lập tờ khai hải quan
* Đăng ký thủ tục hải quan và lập phiếu chuyển tiếp
* Tiếp nhận hàng tại cảng và đưa hàng về bãi tập trung
* Đăng ký kiểm hoá
* Đưa và giao hàng về kho công ty
* Đóng lệ phí hải quan và nhận tờ khai
Nhân viên bên thanh lý bao gồm các nhiệm vụ
* Tổng hợp các tờ khai xuất nhập khẩu
* Lập 9 bản thanh lý theo quy định của hải quan
* Đăng ký thanh lý hợp đồng với hải quan
* Đối chiếu với cán bộ hải quan thanh lý hợp đồng những chứng từ liên quan
* Lưu hồ sơ
Nhân viên chứng từ:
* Tiếp nhận thông báo xuất hàng từ nhân viên kinh doanh
* Thu thập dữ liệu cho các chuyến hàng
* Lập chi tiết cho hãng tàu để đăng ký chỗ
* Lập chứng từ để khách hàng kiểm tra và xác nhận cho xuất
* Nhận lệnh cấp container
* Truyền thông tin đến các bộ phận giao nhận, kinh doanh
* Lập bộ chứng từ thanh toán theo số lượng thực xuất
* Hoàn tất chứng từ và lưu hồ sơ.
- Hình thức xuất khẩu: Hiện nay có rất nhiều loại hình xuất nhập khẩu, và xuất nhập khẩu theo kiểu nào thì tuỳ thuộc hợp đồng của doanh nghiệp với đối tác. Thông thường hàng công ty thường được chuyên trở bằng xe tải ra các bến tàu dưới sự giám sát của nhân viên giao nhận và được chở đến nước bạn bởi tàu thuỷ. Công ty thường chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá còn trên đất liền, khi hàng hoá xuống tàu thì trách nhiệm thuộc về đối tác và các hoạt động liên quan như thuế bảo hiểm của hàng hoá cũng do đối tác chịu trách nhiệm.
Trong phòng xuất nhập khẩu có một trưởng phòng và hai phó phòng, trưởng phòng chụi trách nhiệm trực tiếp về mọi hoạt động xuất nhập của phòng, mỗi phó phòng chịu trách nhiệm từng lĩnh vực khác nhau và trong giới hạn thẩm quyền của mình. Một phó phòng chịu trách nhiệm về lĩnh vực giao nhận hàng hoá, một phó phòng chịu trách nhiệm bên thanh lý và chứng từ. Sự phân công công việc rõ ràng đã giúp công việc luôn được thực hiện thuận lợi, không bị ứ đọng tại khâu nào. Phòng xuất nhập khẩu rất được ban lãnh đạo quan tâm và ưu ái trong nhiều lĩnh vực, bởi đây là bộ phận hết sức quan trọng, là đại diện của công ty trong các hoạt động giao dịch với khách hàng góp phần duy trì hoạt động sản xuất gia công của công ty ổn định.
2.7 Về hoạt động quản trị chất lượng
- Công ty có phòng quản lý chất lượng riêng để luôn đảm bảo sản phẩm sản xuất ra luôn có chất lượng đúng theo yêu cầu đã cam kết với bạn hàng.
- Để đánh giá chất lượng giày thông thường dựa vào những cơ sở sau:
+ Giày mẫu đối đã được khách hàng xác nhận
+ Các tiêu chuẩn, các yêu cầu chất lượng được phòng thiết kế, phòng công nghệ triển khai, phòng quản lý chất lượng và tiêu chuẩn mà khách hàng đặt ra.
+ Các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận (SATRA, DIN...)
+ Sản phẩm sản xuất được phân thành 3 loại về mặt chất lượng (A, B, C). Giày hoàn chỉnh phải là loại A: đáp ứng các yêu cầu khách hàng đặt ra và chấp nhận, giày phải không có lỗi do sản xuất hay mĩ quan làm giảm khả năng bán được hàng và tính cạnh tranh về độ sắc sảo của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất vì một lỗi hay sự cố do công đoạn nào đó gây ra hay lý do khác tạo nên sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì sản phẩm đó trở thành loại B, giày phải không có lỗi nặng về mặt kĩ thuật và không gây tổn thương cho người sử dụng. Sản phẩm loại C là sản phẩm có chất lượng kém nhất, sản phẩm có lỗi nặng về mặt kỹ thuật trong sản xuất và có thể gây tổn thương cho người sử dụng, hoặc do lỗi vệ sinh trọng điểm không thể tái chế được, khuyết tật về vật liệu hoặc tay nghề yếu kém của công nhân làm rút ngắn thời gian sử dụng bình thường của sản phẩm.
- Cơ cấu chất lượng của sản phẩm:
TIÊU CHUẨN
R1
(LOẠI A)
R2
(LOẠI B)
R3
(LOẠI C)
TỈ LỆ
93%
7%
-
( Nguồn: Phòng quản lý chất lượng)
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu sản phẩm loại A chiếm tỉ lệ cao 93%, loại B chiếm 7% còn loại C không có. Điều này chứng tỏ công ty đã quán triệt những tiêu chuẩn chất lượng trong từng công đoạn cũng như chiến lược toàn công ty. Hiện nay công ty sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại phù hợp với hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9001. Công ty cam kết chỉ sản xuất những sản phẩm có chất lượng phù hợp và thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng.
1.8 Về hoạt động phân phối sản phẩm:
Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình không phải là công sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà chỉ là trung gian đứng ra nhận nguyên vật liệu về, sản xuất, gia công rồi đem sản phẩm cho đối tác, chính đối tác này mới là người trực tiếp phân phối sản phẩm và bán sản phẩm cho khách hàng. Như vậy công ty không có kênh phân phối sản phẩm ở trong nước lẫn ngoài nước, có chăng thì chỉ dùng phương tiện vận chuyển đến cảng để xuất ra nước ngoài cho đối tác theo hợp đồng. Công ty chủ yếu sử dụng vận tải đường biển để vận chuyển hàng hoá. Những đơn hàng hoặc kiện hàng bị trễ, chậm so với hợp đồng công ty có thể thương lượng với đối tác cho vận chuyển bằng đường thuỷ hoặc đường hàng không và chi phí hoàn toàn do bên công ty chịu trách nhiệm chi trả.
1.9 Về hoạt động Marketing:
- Cũng như hoạt động phân phối sản phẩm, công ty do không tiếp cận trực tiếp với khách hàng do vậy công ty không có bộ phận marketing. Trước đây, công ty tìm cách tiếp cận đối tác và thể hiện cho họ thấy công ty có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để có thể ra công, sản xuất giày cho họ, từ đó thu hút ngày càng nhiều những tập đoàn nổi tiếng đến với công ty như REBOOK, ...
Có thể nói đây là một thiệt thòi đối với các công ty chỉ chuyên gia công, sản xuất cho nước ngoài vì họ phụ thuộc rất nhiều đối tác nước ngoài. Họ không có cơ hội tiếp cận thị trường, không có cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu. Mọi hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc chặt chẽ vào các đối tác. Đây là một sự thụ động bất đắc dĩ của các công ty chuyên gia công sản xuất cho nước ngoài ở Việt Nam nói chung và Công ty Giày Thái Bình nói riêng.
2.10 Về các hoạt động xã hội
- Từ khi thành lập công ty đã thực hiện đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng và nhiều năm liền được cục thuế tỉnh Bình Dương và Bộ Tài Chính tặng bằng khen là đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Nhà nước.
- Công ty TBS’Group hiện đứng đầu về thực hiện trách nhiệm xã hội, công ty đã đảm nhận việc nuôi dưỡng bốn bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và thực hiện các hoạt động xã hội khác như quyên góp, ủng hộ bão lũ các tỉnh miền Trung, quỹ khuyến học... với tổng giá trị tài trợ gần 20 tỉ đồng.
- Bằng những việc làm của mình công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều bằng khen, giấy khen cùng 2 huân chương lao động hạng ba và hạng nhì về thành tích đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
2.11 Đánh giá
- Ngành kinh doanh giày dép đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công nghiệp nói chung ở Việt Nam. Trở thành một trong ba ngành có kim ngạch xuất khẩu chủ lực lớn nhất nước ta đó là các ngành: sản xuất dầu thô, ngành dệt may và da giày. Hàng năm đem lại cho đất nước một nguồn lợi không nhỏ. Môi trường sản xuất, kinh doanh giày da càng trở lên sôi động khi có nhiều hãng sản xuất từ nước ngoài đến với Việt Nam với sự khuyến khích của Nhà nước, đặc biệt là Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện có khoảng 80% các doanh nghiệp có hợp đồng với các hãng nước ngoài, sản phẩm chủ yếu là đem đi xuất khẩu do chủ yếu là hàng gia công cho các hãng của nước ngoài. Các doanh nghiệp hiện nay được coi là mạnh như: công ty Pou Yuen Việt Nam, công ty Taekwang Vina, công ty kiên doanh Kainan... có thế mạnh về vốn đầu tư, kinh nghiệm về quản lý sản xuất, kỹ thuật công nghệ, tiếp thị xuất khẩu, vì vậy sản phẩm của các công ty này có tính cạnh tranh hơn về chất lượng, giá trị, thị trường xuất khẩu cũng rộng lớn và trở thành đối thủ nặng ký của công ty Giày Thái Bình. Ngoài ra các công ty như công ty Hừng Sáng, công ty An Lạc, công ty Bình Tiên cũng là những công ty rất mạnh. Hiện nay môi trường kinh doanh giày da đang gặp nhiều trắc trở do phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc các nước EU áp dụng luật thuế chống bán phá giá giày đối với Việt Nam, việc gặp phải một đối thủ nặng ký như Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong việc duy trì thị trường và mở rộng thị trường mới. Từ khi ra nhập WTO thì lượng giày xuất khẩu sang EU là lớn nhất, tràn ngập cả thị trường Châu Âu, theo ý kiến của hầu hết các nhà quản lý Việt Nam thì sự cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc chính là giá rẻ và chất lượng. Theo bộ thương mại, Trung Quốc có thể sản xuất một đôi giày với chi phí 2-3 USD, trong khi một đôi tương tự ở Việt Nam chi phí sản xuất lên đến 5-6 USD. Thị trường EU là thị trường chính và chủ chốt của công ty, đây là một thị trường lớn, đa dạng , có nhiều triển vọng cho xuất khẩu mặt hàng giày dép nhưng đây cũng là thị trường sang trọng và khó tính. Có thể nói môi trường sản xuất kinh doanh giày dép hiện nay là rất đa dạng. Việt Nam ra nhập WTO vừa mở ra cho các nhà kinh doanh những cơ hội lớn nhưng cũng đưa ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi công ty cần có sự hiểu biết sâu hơn về những điều kiện thuận lợi về thị trường hay những khó khăn có thể sảy ra để có thể có những biện pháp thích hợp giảm nguy cơ rủi ro của công ty trong giai đoạn tới.
- Những thuận lợi:
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng , đặc biệt năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO mở ra cho công ty có khả năng xuất khẩu mạnh hơn, có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường ra ngoài nước. Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh hoạt động đối ngoại ra tất cả các nước, đây là điều kiện thuận lợi tìm kiếm thị trường tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển, quy hoạch, đầu tư, khuyến khích xuất khẩu vì ngành giày da là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tạo công ăn việc làm, giảm nhiều áp lực.
+ Việt Nam là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu lớn trên thế giới, nằm trong khu vực có tỷ trọng sản xuất giày lớn nhất thế giới. Đồng thời là nước có chế độ chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào với giá công nhân tương đối rẻ, là môi trường đầu tư lý tưởng hấp dẫn các nhà đầu tư.
+ Với kinh nghiệm lâu năm và có quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại công ty đã và đang tạo uy tín đối với các đối tác nước ngoài.
+ Với sự sáng suốt của nhà lãnh đạo và sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên trong công ty trở thành sức mạnh vô hình giúp công ty phát triển vững chắc trong tương lai.
- Những khó khăn:
+ Các rào cản thương mại tiếp tục được EU dựng lên thông qua các tiêu chuẩn kĩ thuật về việc đáp ứng ngày càng cao các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, đảm bảo trách nhiệm xã hội, bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động
+ EU đã và đang áp dụng biện pháp áp đặt thuế chống phá giá, nhằm bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất nội địa
+ Tốc độ thay đổi mẫu mã thị hiếu của khách hàng tăng trong khi quy mô đơn đặt hàng thu nhỏ lại
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.
3.1 Mục tiêu:
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân khoảng 18-20%
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân sang thị trường EU là 12-15%
- phấn đấu tỉ lệ nội địa hoá nguyên vật liệu 85-90%.
- Phấn đấu tổng doanh thu tăng trưởng từ 15-20%.
- Tăng cường phúc lợi và chế độ cho người lao động 15-20%.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 20-30% năm.
- Hoạt động trong lĩnh vực từ thiện xã hội đạt tổng giá trị 15-20 tỉ đồng...
3.2. Định hướng phát triển:
- Trở thành nhóm công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: Đầu tư tài chính; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giày dép; kinh doanh bất động sản và du lịch.
KẾT LUẬN
Có thể nói để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay là cả một vấn đề đối với các doanh nghiệp. Nền kinh tế mở đem lại nhiều thuận lợi bao nhiêu thì nó cũng đem lại nhiều khó khăn bấy nhiêu. Ngày nay, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng rất đa dạng phong phú và thay đổi rất nhanh. Khách hàng không chỉ chú trọng đến giá thành, chất lượng mà còn cả mẫu mã, tác động của sản phẩm đến môi trường. Các quốc gia ngày càng quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng do vậy hàng rào phi thuế quan ngày càng thắt chặt. Muốn tồn tại, các công ty phải không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới và dám mạo hiểm tìm đường đi riêng phù hợp với năng lực trình độ của bản thân. Bên cạnh đó hiện nay uy tín hoạt động của công ty là vô cùng quan trọng. Các công ty phải luôn luôn giữ uy tín với bạn hàng và khách hàng, đảm bảo lợi ích của họ, sản phẩm cần có thương hiệu để khách hàng biết đến tên sản phẩm của mình, nhưng làm được điều này không phải là vấn đề đơn giản. Để phát triển đến được như ngày hôm nay ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên của công ty Thái Bình đã lỗ lực cố gắng rất nhiều. Hy vọng sang năm mới với những lỗ lực mới công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra và phát triển bền vững trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu của công ty: tài liệu về nhân lực, tài liệu kế toán, tài liệu nguyên vật liệu...
Bài viết báo cáo thực tập của các sinh viên đã đến thực tập tại công ty
Các trang web:
Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp
Giáo trình chiến lược kinh doanh
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC869.doc