Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định

LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 Chương I : Tổng quan về công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định 4 1./Thông tin chung về tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định 4 1.1/ Ngành nghề kinh doanh 4 2.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định 5 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ Phần Dệt may Nam Định 6 4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định 8 CHƯƠNG II : Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt Nam Định trong những năm qua : 14 1./ Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua 14 2./ Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 15 2.1/ Ưu điểm 15 2.2/Nhược điểm 16 2.3/Nguyên nhân 16 CHƯƠNG III : Định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định 18 1/ Thuận lợi và khó khăn 18 a. Thuận lợi 18 b.Khó khăn 19 2/ Cơ hội thách thức 19 a/Cơ hội 19 b/Thách thức 20 3/ Định hướng chiến lược 20 3.1/ Kế hoạch chung 20 3.2/ Kế hoạch cụ thể 22 3.3./ Chiến lược hoàn thiện và phát triển đơn vị thành viên 24 KẾT LUẬN 29

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngành may mặc Việt Nam là ngành sản xuất có truyền thống lâu đời với đội ngũ lao động dồi dào và có khả năng sáng tạo cao.Sản phẩm của ngành may mặc mang đậm bản sắc dân tộc,nét văn hóa truyền thống.Sau hơn 20 năm đổi mới,hiện nay ngày may mặc là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt và mang lại thu nhập quốc dân ngày càng cao.Tuy nhiên ngành may mặc còn gặp nhiều khó khăn như công nghệ còn thấp kém, nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu nhiều từ ngoài nước,… và sự cạnh tranh gay gắt của các nước trên trường quốc tế như Trung Quốc và Ấn Độ. Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là 1 trong những đơn vị trực thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam , luôn là 1 trong những đơn vị có thành tích cao đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam.Sau hơn 200 năm thành lập công ty đã có nhiều bước biến chuyển lớn, song hiện tại vẫn là nơi tạo những nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động trong và lân cận tỉnh Nam Định, có vị thế vững chắc và nhận được nhiều bằng khen. Là 1 người con của quê hương Nam Định đồng thời có nhiều dịp tìm hiểu về ngành Dệt may cho nên em quyết định chọn tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định làm nơi thực tập của mình trong kỳ thực tập này. Em hi vọng rằng ở đây em sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, cọ sát, tìm tòi và là dịp tốt nhất để có những kiến thức phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc của mình sau này. Hơn nữa em tin rằng ở đây em sẽ có nhiều điều kiện để hoàn thành kỳ thực tập và chuyên đề thực tập một cách tốt nhất . NỘI DUNG Chương I : Tổng quan về công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định 1./Thông tin chung về tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định Tên tổng công ty Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH Tên giao dịch Quốc tế: NAM DINH TEXTILE GARMENT JOINSTOCK CORPORATION. Tên viết tắt tiếng anh : NATEXCORP. Biểu tượng của Tổng Công ty : Địa chỉ trụ sở chính : 43 Tô Hiệu – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định Điện thoại : 03503. 849586, 03503. 849749 Fax : 03503. 849750 Email : Natexcorp@hn.vnn.vn Website : www.natexcorp.com.vn 1.1/ Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi, len, chỉ khâu, chăn, khăn bông, quần áo may mặc các loại; - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ giấy và bìa; - Sản xuất kinh doanh và mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may; - Kinh doanh bất động sản, siêu thị; cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh thương mại (kiốt, trung tâm thương mại); - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi; sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê thiết bị xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng; - Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; - Xử lý nước thải. - Đại lý vận tải, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển hàng hoá bằng ôtô, bằng xe container, dịch vụ kho vận, xếp dỡ hàng hoá, bến bãi đỗ xe ôtô; - Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hàh nội địa và các dịch vụ du lịch khác; - Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm); - Mua bán máy tính, máy văn phòng, phần mềm máy tính. Các hoạt động có liên quan đến máy tính, thiết kế các hệ thống máy tính, các dịch vụ có liên quan đến máy tính, bảo dưỡng, sửa chữa, cài đặt máy tính, máy văn phòng, đại lý dịch vụ bưu chính viễn thông; - Kinh doanh dịch vụ văn hoá thể thao, khai thác sân vận động, bể bơi, kinh doanh nhà thi đấu thể thao, nhà biểu diễn văn hoá - nghệ thuật và các hoạt động thể thao giải trí khác. - Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Về nguyên tắc Công ty mẹ sẽ ký những hợp đồng dịch vụ với các Công ty cổ phần con và các Công ty liên kết nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của nhóm các Công ty, ngoài ra các Công ty con với tư cách là những pháp nhân độc lập có toàn quyền lựa chọn những ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm; đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả mục tiêu chung của toàn Tổng công ty. 2.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định Công ty cổ phần Dệt Nam Định tiền thân là nhà máy Sợi Nam Định do một người Pháp thành lập năm 1889. Đến năm 1954 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định; đến tháng 06 năm 1995 được đổi tên thành Công ty Dệt Nam Định, tháng 07 năm 2005 được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định, là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển đi lên của ngành Dệt may cũng như tiến trình hội nhập mà Việt nam đã cam kết, Công ty tiếp tục thực hiện Quyết định số 547/QĐ-BCN của Bộ Trưởng bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt nam Định thành Công ty cổ phần . - Quyết định số 831/CNn- TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc đổi tên Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định thành Công ty Dệt Nam Định; - Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Dệt Nam Định thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt nam Định; - Quyết định số 547/QĐ-BCN ngày 13/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Nam Định 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Cổ Phần Dệt may Nam Định Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty: * Công ty mẹ Là Tổng Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước, bao gồm bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các Công ty con, các Công ty liên kết và có quyền lợi, nghĩa vụ đối với các Công ty này theo điều lệ của Công ty mẹ trên và tuân thủ các quy định của pháp luật. a./ Bộ máy lãnh đạo * Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Dự kiến Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty thời hạn không quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. * Ban kiểm soát: Dự kiến bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều lệ của Tổng Công ty cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty mẹ theo quy định tại Điều lệ của Công ty mẹ. Để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát dự kiến không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc trong ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. * Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty và điều hành hoạt động của Tổng Công ty. a. Các phòng ban chức năng: Các phòng ban gồm: Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh- thị trường, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khám đa khoa, Phòng bảo vệ- quân sự. Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. b. Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo Tổng Công ty giao. c. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các đơn vị, các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt, Nhà máy May II, Xí nghiệp phục vụ đời sống và các Chi nhánh chuyên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo phân công của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ngoài các đơn vị hiện tại, Tổng Công ty sẽ thành lập các đơn vị mới dựa trên nhu cầu phát triển và mở rộng. * Công ty con Công ty con được định nghĩa là các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh có số vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Công ty mẹ (nắm giữ tỷ lệ 51% trở lên), hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty sẽ bao gồm 08 Công ty con đều là Công ty cổ phần và Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định có cổ phần chi phối. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể có những Công ty con được thành lập mới (Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định), cụ thể: - Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại - Công ty cổ phần Nhuộm - Công ty cổ phần Động Lực - Công ty cổ phần Chăn Len - Công ty cổ phần May III - Công ty cổ phần May IV - Công ty cổ phần Dệt Mỹ Thuận - Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Tổng hợp - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định (dự kiến) * Công ty liên kết: Là Công ty mà Công ty mẹ góp vốn không chi phối vào các Công ty liên kết và các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh. Các Công ty liên kết dự kiến sau cổ phần hoá là 04 Công ty, bao gồm: - Công ty cổ phần May I - Công ty Bông miền Bắc - Công ty Dệt Tiến Lợi - Công ty cổ phần Dệt may Hồng Việt - Công ty Dệt May Vạn Điệp - Công ty Dệt May Hải Dương - Công ty dệt May Thanh An 4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định 4.1/ Đặc điểm về sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty đa dạng với các nhóm mặt hàng : Sợi 100% Cotton , 100% PE, 100 % Visco, T/C, C.V.C, T/R chi số từ Ne 7 – Ne 60 đạt tiêu chuẩn chất lượng cao , phục vụ trong nước và xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu vải dệt thoi cũng như dệt kim. - Vải 100% cotton, 100% Visco, T/C , C.V.C , T/R Filament … tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa , carô nhuộm sợi trước … có khổ rộng từ 80cm đến 180cm, đủ tiêu chuẩn may mặc trong nước và xuât khẩu . - Các loại khăn ăn , khăn bông dệt từ sợi xe , sợi đơn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu - Hàng may mặc cho người lớn , trẻ em có các kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú, hợp thời trang, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu . Sản phẩm của công ty được quản lý chất lượng qua Tiêu chuẩn ISO 9002, nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “ hàng Việt Nam chất lượng cao “ .Đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản , Hồng Kông,Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ … 4.2/ Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ Do sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú cho nên khách hàng của tổng công ty rất nhiều chủng loại : a/ Về khách hàng và thị trường trong nước : Trước tiên là phải kể đến các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước sử dụng các sản phẩm của công ty để làm nguyên liệu trong sản xuất tạo nên các thành phẩm như :sợi, vải,... rất có uy tín ở trong nước và tạo nên được các hợp đồng lâu dài và bền vững. Thứ 2 là các sản phẩm của công ty được đưa đến tay người tiêu dùng trong nước. Mặc dù bị rất nhiều các đối thủ cạnh tranh nhưng sản phẩm của công ty vẫn có vị thế nhất định như về các sản phẩm áo sơ mi, áo rét, quần hộp, ... vẫn đủ sức cạnh tranh về kiểu dáng cũng như giá cả. Tuy nhiên đây không phải thị trường thu được nhiều nguồn lợi nhuận b/ Về khách hàng và thị trường nước ngoài : Xuất khẩu hiện nay là một trong những ưu thế lớn của tổng công ty và thu được nguồn lợi nhuận cao. Công ty luôn duy trì được các hợp đồng quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm của công ty. Đặc biệt là các mặt hàng là sản phẩm của ngành may mặc được các thị trường Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ rất ưa chuộng.Các sản phẩm về khăn mặt cũng được tiêu dùng nhiều ở Nhật cũng như Mỹ và Canada. Do một số bất ổn về tình hình kinh tế của đất nước trong năm qua nên hiện tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang chủ động tạm dừng để chờ thời cơ tạo nên những bất lợi trong các hợp đồng quốc tế của doanh nghiệp.Tuy nhiên công ty luôn có những bạn hàng thân thiết luôn tin tưởng và luôn có những hợp đồng dài hạn giúp công ty ổn định sản xuất lâu dài . 4.3/ Tình hình về lao động Tổng số lao động hiện nay: 4.463 người (Nữ = 3.002 người; Nam = 1.461 người) Trong đó: - Trình độ đại học: 172 người = 3,5 % - Trình độ cao đẳng: 107 người = 2,39 % - Trình độ trung cấp: 133 người = 2,98 % - Công nhân kỹ thuật: 756 người = 16,4 % - Lao động hợp đồng dài hạn: 2.736 người = 61,3 % Hiện nay Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định đang có đội ngũ lao động lành nghề , có tay nghề cao được đào tạo cơ bản từ các trường dạy nghề Dệt may trong thành phố .Hơn hết đó là sự kết hợp giữa đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm và đội ngũ lao động trẻ tạo nên tinh thần lao động hăng say trong Công ty, luôn đáp ứng được thời gian làm việc một cách hợp lý, đủ số lượng lao động trong các ca làm việc, đúng tiến độ với các đơn hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty còn có đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo và có kinh nghiệm lâu năm, luôn giải quyết được các vấn đề về trang thiết bị, sự cố máy móc và dây chuyền làm cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra thông suốt. Họ còn giúp vận hành tốt những thiết bị công nghệ cao mới nhập về làm tăng hiệu quả sản xuất cho toàn công ty. Công ty luôn có chế độ ưu đãi hợp lý với toàn bộ lao động, lương của cán bộ công nhân viên và người lao động thường xuyên được cân nhắc và thay đổi hợp lý. Hàng năm có các dịp khen thưởng cho lao động giỏi, có được nhiều thành tích, có những cuộc tổ chức đi thăm quan du lịch nhằm động viên tinh thần, có những ngày nghỉ ngơi hợp lý sau quá trình lao động vất vả. 4.4/ Đặc điểm về sử dụng đất đai ,công nghệ và trang thiết bị Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định được thành lập từ thời Pháp và tồn tại đến bây giờ cho nên công ty vẫn còn tồn tại nhiều trang thiết bị cũ , lỗi thời và hiệu quả sử dụng không được cao.Đặc biệt hiện tại công ty vẫn đang hoạt động trên khu vực cũ với cơ sở hạ tầng nhà xưởng đã bị lão hóa theo thời gian ( ngoại trừ khu văn phòng đã được sửa sang và xây lại ) . Hiện tại công ty vẫn đang xúc tiến kế hoạch chuyển về khu đô thị mới Hòa Vượng, lúc đó cơ sở hạ tầng sẽ được thay mới hoàn toàn. Tình hình sử dụng đất đai của tổng công ty hiện nay như sau : Tổng diện tích đất đang quản lý: 300.657,83 m2 Bao gồm: - Diện tích được giao: 300.657,83 m2 - Diện tích thuê: m2 Trong đó: - Diện tích nhà xưởng đang sử dụng: 210.460,50 m2 - Diện tích công trình phục vụ và kho tàng 50.283,30 m2 - Diện tích phục vụ văn hoá thể thao: 39.914,03 m2 + Sau khi thực hiện di dời Công ty tới địa điểm mới (theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 13/ 02/ 2004 của Thủ tướng Chính phủ), toàn bộ diện tích đất hiện công ty đang quản lý (trên cơ sở Hợp đồng thuê đất) được triển khai thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định trong toàn bộ thời hạn còn lại của Hợp đồng và sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả trên cơ sở bảo đảm đúng quy định của Luật đất đai, phù hợp với quy hoạch của địa phương và tăng thu nhập cho Ngân sách của Tỉnh, đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty. Về tình hình sử dụng trang máy móc và thiết bị : - NHÀ MÁY SỢI : 110.000 cọc sợi của các nước Trung Quốc, Đức , Ý , Nhật Bản .Sợi được xe trên máy xe “ TWO FOR ONE “ của Nhật Bản. - NHÀ MÁY DỆT : 1.300 máy dệt trong đó + Máy dệt khăn : 400 máy + Máy dệt vải : 900 máy trong đó có 100 máy Dệt kiếm Picanol của Bỉ . - NHÀ MÁY NHUỘM : +Một dây chuyền nhuộm liên tục của Nhật Bản với sản lượng 18 triệu mét/ năm + Một phân xưởng nhuộm gián đoạn của Ba Lan , Ý , Đức , Nhật + 1 dây chuyền in Hoa của Ấn Độ + Một phân xưởng nhuộm sợi ( Nhuộm BôBin ) của Nhật và Đài Loan - CÁC XÍ NGIỆP MAY : Gồm xí nghiệp may 1 và xí nghiệp may 2 với 1.200 máy may của Công nghiệp của Nhật Bản . 4.5/ Đặc điểm về nguyên vật liệu Do mang tính chất là nhà máy Dệt may trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam nên nguồn nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là Bông, sợi thô, các phụ liệu hỗ trợ ngành may mặc như mace, chỉ thêu, cúc , ... Trong tình hình nước Việt Nam hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên vật liệu ở trong nước, chưa kể phụ liệu là gần 10%. Như vậy nguồn nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu là chính và Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định cũng là 1 trong số đó. Hiện tại nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu nhiều. Bông còn phải nhập nhiều từ Trung Quốc, do vậy luôn bị ảnh hưởng về giá dẫn tới công ty nhiều lúc bị bất lợi khi quyết định giá của sản phẩm khi giá nhập khẩu nguyên liệu bị đẩy lên cao, chưa tính đến trường hợp có những nguyên liệu mà nguồn khan hiếm. Một phần nữa khi điều kiện cơ sở vật chất ngày càng giảm sút thì việc đảm bảo nguồn nguyên liệu ở 1 địa điểm hợp lý vẫn gặp nhiều khó khăn, khi nguồn nguyên liệu còn bị hao hụt , hỏng do kho bị ẩm.Tuy nhiên công tác bảo vệ lại hết sức chặt chẽ, không bị hao hụt về số lượng do mất cắp. Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu : 1/ Nguyên liệu cho công đoạn kéo sợi :   - Xơ Polyester : THAI POLY  với số lượng : 400 tan/thang = 5.000 tan/nam  - Bông           : Tây Phi Mỹ, Liên Xô cũ  : 500 tan/thang = 6.000 tan/nam  2/ Nguyên liệu cho công đoạn Dệt vải:  - Tủ sợi do công ty Keo. Mua của các công ty trong nước: Sợi Huế, Sợi Vĩnh Phúc , Sợi Trà Ly Số lượng : 200 – 300 tấn / tháng 3/ Nguyên liệu cho công đoạn may :  - Hàng bán FOB : Vải do công ty sản xuất Khối lượng : 100.000m/thang.  - Hàng gia công (CMP) : Do khách hàng cung cấp, khách nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Hồng Kông . Số lượng khoảng : 300.000m/thang. 4.6/ Tình hình tài chính của công ty Vốn kinh doanh : 465.667.049.679 đồng. + Phân theo cơ cấu vốn: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 234.473.460.049 đồng - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 231.193.589.630 đồng + Phân theo nguồn vốn : - Nợ phải trả : 329.742.812.530 đồng - Nguồn vốn chủ sở hữu : 135.105.946.158 đồng Sau khi công ty thực hiện cổ phần hóa thì tình hình tài chính của công ty trở nên ổn định và chặt chẽ hơn nhiều. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của mình và ra sức làm cho cổ phiếu ngày càng có giá trị. Sau cơn khủng hoảng của công ty vào 1 vài năm vài trước thì tài chính của công ty ngày càng có dấu hiệu đi lên. Lao động cùng đội ngũ nhân viên được trả lương cao và ổn định theo tháng. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ nguồn lực tài chính của công ty vẫn ổn định tạo tâm lý lao động thoải mái cho toàn bộ công ty. CHƯƠNG II : Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt Nam Định trong những năm qua : 1./ Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2005 đến nay luôn ổn định và có bước phát triển khá cả về lượng và chất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu hằng năm của Công ty đều đạt mức tăng trưởng, cụ thể: * Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trong nước 80% và xuất khẩu 20%.Thị trường xuất khẩu: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, EU … * Gía trị sản xuất công nghiệp: Từ 2004 đến 2006 đều có mức tăng trưởng cao trên tổng số vốn đầu tư ( năm 2004: 602,813 tỷ đồng; năm 2005: 615,308 tỷ đồng; năm 2006: 630,950 tỷ đồng). * Doanh thu: Từ 2005 đến 2007 đều tăng (năm 2005: 585,175 tỷ đồng; năm 2006: 593,775 tỷ đồng; năm 2007: 622,049 tỷ đồng). * Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tăng 54,87% ( Năm 2007 so với năm 2005) * Thu nhập người lao động: Từ 2005-2007 tăng bình quân 24,9%/năm, cụ thể (năm 2005 tăng 24,5%; năm 2006 tăng 26,5%; năm 2007 tăng 23,4%). * Một số chỉ tiêu tổng hợp: Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm 2005, 2006, 2007,2008 TT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 1 Tổng tài sản (1) Tr/đ 492.079 465.955 465.667 503,56 2 Doanh thu Tr/đ 585.175 593.775 622.049 611,98 3 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 7,964 7,133 4,824 134,919 4 Vốn kinh doanh (2) Tr/đ 138.501 134.751 129.249 135 5 Vốn nhà nước (3) Tr/đ 138.501 134.751 129.249 72,99 6 Lợi nhuận trước thuế Tr/đ 195 87 302 250 7 Nộp ngân sách Tr/đ 11.595 11.097 20.540 22,56 8 Nợ phải trả Tr/đ 586.343 333.675 329.801 354,78 9 Nợ phải trả thu Tr/đ 80.060 77.497 78.498 60,25 10 Tổng số lao động Người 7.336 5.263 4.503 4436 11 Thu nhập bình quân Đồng/th 717.290 907.214 1.119.473 1.435.000 Nguồn: Phòng kinh doanh – Tổng công ty CP Dệt may ND 2./ Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1/ Ưu điểm Trong 3 năm gần đây doanh thu của tổng công ty liên tục tăng , điều này chứng tỏ tình hình sản xuất của công ty có chiều hướng đi lên, đó là tín hiệu đáng mừng sau cuộc khủng hoảng của công ty vào những năm trước đây. Tình hình sản xuất nâng cao khi đội ngũ lao động và đội ngũ kỹ thuật ngày một phát triển tay nghề, năng suất lao động hàng năm luôn tăng lên sau mỗi năm. Doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều mặt hàng mới và phức tạp đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Trong tình thế khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi của các nước nhập khẩu luôn cao cả về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng thì điều này luôn được phía công ty hết sức cải thiện. Những khiếu nại về đơn hàng chậm cũng ít đi. Hiện tại doanh nghiệp thường có những hợp đồng mới tạo thêm nhiều doanh thu và tạo thêm sự uy tín của mình. Cùng với sự phát triển đó thì lương của cán bộ công nhân viên và đội ngũ lao động đã được đẩy lên , điều này tạo sự ổn định về tâm lý và tạo thái độ làm việc tốt khi giá cả của cuộc sống ngày 1 tăng. Đồng thời công ty đã có sự điều chỉnh về bộ máy nhân sự của mình khi lao động bị cắt bớt. Đây là sự điều chỉnh hợp lý vì rất nhiều công nghệ mới nhập về, cần ít sức của người lao động hơn và 1 người lao động 1 lúc có thể quản lý được nhiều máy. Điều này làm giảm chi phí cho nhân công để tăng vào doanh thu của doanh nghiệp hàng năm. 2.2/Nhược điểm - Công ty vẫn có nhiều khoản nợ chưa được thanh toán - Tình hình và tiến độ giao hàng đôi khi còn chậm - Lương công nhân đã tăng nhưng vẫn còn thua so với 1 số doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực trong tỉnh 2.3/Nguyên nhân Thành phố Nam Định được xác định là trọng điểm của ngành Dệt may và là trọng điểm kinh tế của khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, đang đượcNhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đầu tư khá mạnh, hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã chính thức mở ra nhiều triển vọng phát triển mới cho nền kinh tế của đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong đó ngành Dệt May sẽ là ngành có nhiều ảnh hưởng vừa có cơ hội vừa có thách thức; trong xu thế đó, những năm gần đây các nhà đầu tư sản xuất hàng Dệt - May xuất khẩu vào khu vực ngày càng nhiều và đã thu hút nhiều khách hàng đến Thành phố Dệt Nam Định. Trong đó tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là đơn vị có quy mô lớn trong cả nước, có uy tín và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn ở khu vực được nhiều khách hàng lớn ở nước ngoài chọn làm đối tác trực tiếp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ - EU...đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp chuyển thành Tổng Công ty cổ phần tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng thêm các Công ty con để xây dựng Tổng Công ty trở thành một trong những Tổng Công ty cổ phần Dệt May hàng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Có sự thay đổi như hiện nay là sự cố gắng không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Trong tình thế doanh nghiệp đang có nhiều bất lợi so với các doanh nghiệp khác về vốn và máy móc thiết bị và luôn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Một bước ngoặt lớn của tổng công ty là quyết định chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang “công ty cổ phần”. Tổng công ty đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau : a. Thuận lợi Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan của Trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển. Công ty có đội ngũ lãnh đạo có tâm huyết, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ nhân viên Công ty trong những năm qua không ngừng được củng cố, nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty cổ phần tiếp tục kế thừa thương hiệu có uy tín và các khách hàng truyền thống. Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định sẽ tiếp tục củng cố vị thế là một trong những Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh Dệt May của Việt Nam. Sau cổ phần hoá, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty sẽ tăng lên do Tổng Công ty sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước và đây được coi là cơ hội, bước đột phá của quá trình chủ động hội nhập quốc tế. Tổng Công ty sẽ lựa chọn được những cổ đông chiến lược mạnh, có kinh nghiệm về các lĩnh vực Tổng Công ty hiện đang hoạt động và dự tính sẽ mở rộng hoạt động. Tổng Công ty sẽ tiếp cận được với các sản phẩm và công nghệ chuyên ngành mới, các tập đoàn, liên minh Dệt May và thị trường quốc tế. Sự tham gia của các cổ đông bên ngoài giúp nâng cao tính minh bạch và độc lập của Tổng Công ty, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã sớm có mối quan hệ đối ngoại ngay từ ngày đầu thành lập nên có nhiều thuận lợi trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. b.Khó khăn Cũng giống như các đơn vị Dệt May khác, Tổng Công ty vẫn có nhiều khoản nợ phải trả lớn, vốn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, nằm trong khu vực ít có nhiều lợi thế về thương mại đối với ngành Dệt May. Bộ máy quản lý chưa gọn nhẹ, chưa phù hợp với cơ chế vận hành linh hoạt của một Tổng Công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực Dệt May hiện nay, Tổng Công ty hiện đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh trong những năm tới. Hệ thống chính sách và cơ chế pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện và đồng bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, làm một số chiến lược của công ty không đi đúng hướng. Trong hoàn cảnh hiện nay khi rất nhiều doanh nghiệp Dệt may đang tham gia vào thị trường, họ luôn luôn có những thế mạnh về công nghệ, hệ thống quản lý đổi mới, cơ sở vật chất hạ tầng tốt điều này không những là sự cạnh tranh mạnh mẽ của công ty về sản phẩm trên thị trường mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực trong cùng thành phố. Công ty May Sông Hồng thuộc thành phố Nam Định là 1 ví dụ điển hình khi nguồn thu nhập của công ty được đánh giá là cao nhất so với tất cả các doanh nghiệp may mặc trong thành phố, điều này luôn là mối đe dọa đội ngũ nhân công của công ty. Sau khi gia nhập WTO môi trường cạnh tranh đang ngày trở nên gay gắt và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đang không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường. Việc cạnh tranh về giá cả là 1 trong những bất lợi lớn của Tổng công ty. Mặt khác yêu cầu của thị trường ngày một khắt khe, khách hàng quốc tế ngày càng đưa ra các điều khoản , yêu cầu mới cả về chất lượng, số lượng, tiến độ giao hàng cũng như chủng loại sản phẩm .Đòi hỏi tổng công ty phải có những thay đổi kịp thời nếu không sẽ mất đi những nguồn khách hàng tiềm năng hiện tại. Nguồn nguyên vật liệu luôn là vấn đề cấp bách của Tổng công ty nói riêng và ngành Dệt may nói chung. Toàn bộ nguồn nguyên vật liệu vẫn đang còn phải nhập khẩu chủ yếu, nguồn nguyên phụ liệu cho ngành may mặc thì tổng công ty vẫn mua nhiều từ các công ty trong nước hoặc nước ngoài. Do vậy nhiều nguồn sản phẩm công ty khó có thể chủ động điều chỉnh giá để tạo nên sự cạnh tranh mà vẫn thu được nguồn lợi nhuận cao. Nhiều mặt hàng không thể nhận sản xuất do không có nguồn nguyên liệu tương thích. Đôi lúc Tổng công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ giao hàng nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của Công ty. Hầu hết các sản phẩm của công ty chỉ tập trung vào xuất khẩu ( ngành may mặc) còn trong nước hầu hết là cung cấp những nguyên vật liệu cho các công ty may.Vì thế sản phẩm của công ty không được đánh giá cao ở thị trường trong nước. Mẫu mã đều sản xuất cho các nước Đông Âu, Mỹ , Canada, Đức … khi những mẫu mã này được bán trên thị trường trong nước thì không được đón nhận nhiều. Mặt khác nếu sản xuất các sản phẩm khác thì sẽ chịu sự cạnh tranh ác liệt của các công ty may khác như Việt Tiến, may 10 ,… vốn đã chiếm được sự tin dùng của khách hàng Việt Nam. CHƯƠNG III : Định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định 1/ Cơ hội thách thức a/Cơ hội Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty cổ phần sẽ dễ dàng tăng vốn chủ sở hữu hơn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra công chúng, tạo nguồn vốn thực hiện các dự án kinh doanh lớn trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ ở mức cao, kéo theo nhu cầu về ăn mặc của hơn 80 triệu người dân Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu được mở rộng hơn khi Việt Nam làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bộ máy tổ chức, quản lý về cơ bản đã có cơ chế vận hành linh hoạt của một mô hình Công ty mẹ- Công ty con trong nền kinh tế thị trường. Sau cổ phần hoá, hệ thống cơ chế vận hành sẽ tiếp tục được củng cố và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. b/Thách thức Sau cổ phần hoá, Ban lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần cần thích nghi với phương thức hoạt động mới của Tổng Công ty trong điều kiện hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trước cổ phần hoá, là một Công ty Nhà nước có uy tín và năng lực tốt, trực thuộc Tập Đoàn Dệt May, Công ty thường được sự quan tâm của Tập đoàn trong chiến lược phát triển kinh doanh, đầu tư cũng như được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sau cổ phần hoá, thách thức đặt ra với Tổng Công ty là sẽ khó tận dụng được những thuận lợi này nữa, vì lộ trình mở cửa các cam kết khi chúng ta ra nhập WTO. Trong những năm qua, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh. Khi chuyển sang mô hình Tổng Công ty cổ phần, việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ khó khăn và hạn hẹp hơn do những quy định thắt chặt trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây là một trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty sau cổ phần hoá. Hàng Dệt May sắp tới sẽ có nhiều biến đổi khi vào thị trường Mỹ. Hàng hoá của Tổng Công ty sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trên trường Quốc tế ngày càng gay gắt, nhất là với hàng Dệt May của Trung Quốc - Ấn Độ - Malaysia - Singapo..khi mà Tổng công ty chưa xây dựng được thương hiệu “nổi tiếng” cho mình. 2/ Định hướng chiến lược 2.1/ Kế hoạch chung Sau khi cổ phần hóa, Tổng Công ty cổ phần: Tiếp tục phát triển kinh doanh, đa ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất chủ yếu bao gồm: Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi - May mặc tiêu thụ nội địa và xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi - May mặc; Thiết bị - Phụ tùng - Nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi - May mặc. Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động; phát triển thị trường trong và ngoài nước. Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh, phát triển thương mại điện tử và tìm kiếm giải pháp phát triển những ngành nghề kinh doanh mới mà pháp luật không cấm. Tăng cường hội nhập quốc tế cùng với việc duy trì phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. * Về cơ cấu tổ chức: Tổng Công ty cổ phần định hướng phát triển theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng Công ty sẽ xây dựng hệ thống quy chế hoạt động nội bộ về quản trị, tài chính minh bạch, công khai để phù hợp với mô hình mới. Đồng thời, Tổng Công ty sẽ sắp xếp lại hệ thống Công ty con theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả cao. Các Công ty con chuyên môn hoá sẽ dần được hình thành thông qua sáp nhập các Công ty con có cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thị trường, cùng sản phẩm. * Các dự án đang thực hiện và đã có phương án thực hiện: - Dự án đầu tư nâng cấp công đoạn kéo sợi với tổng số vốn: 25,741 tỷ đồng (Bao gồm: 12 máy chải thô, 04 máy ghép) - Dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng công đoạn dệt vải bao gồm: + Mở rộng: 10,027 tỷ đồng (16 máy thổi khí) + Chiều sâu: 1,012 tỷ đồng (máy khám cuộn vải, máy đánh ống, đánh suốt tự động) - Bổ sung thiết bị cho dây chuyền kéo sợi len: Dự kiến 1,50 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến: Từ nguồn khấu hao để lại và/hoặc vay vốn Ngân hàng, đồng thời sử có hiệu quả nguồn vốn bằng cách quay vòng vốn nhanh và chỉ phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn khi không thể vay vốn từ ngân hàng nhằm tránh áp lực về cổ tức. * Về phát triển sản phẩm: Tổng Công ty định hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, áp dụng công nghệ cao. Tổng Công ty xác định ngành Dệt May, sản xuất công nghiệp may, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu là các lĩnh vực then chốt và sẽ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp để tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Tổng công ty tập trung xây dựng một hệ thống các Công ty con chuyên môn hóa¸ để phục vụ nhu cầu phát triển của Tổng Công ty và hướng tới những sản mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà Tổng Công ty có lợi thế. Lĩnh vực đầu tư tài chính được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng và được tập trung triển khai ngay sau khi Tổng Công ty cổ phần ra đời theo hướng xây dựng một Công ty tài chính để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn sản xuất kinh doanh giữa Công ty mẹ với các Công ty con và tham gia vào thị trường tiền tệ. * Về thị trường: Ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống, Tổng Công ty tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nước để chiếm lĩnh thị trường nội địa, phát triển các kênh bán lẻ đặc biệt là thành phố Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và khu vực phía Bắc; mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua việc đổi mới các hình thức xuất khẩu trong đó có cả xuất khẩu lao ®ộng, mở rộng việc liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. * Về nguồn nhân lực: Tổng Công ty chú trọng tới công tác đào tạo, đào tạo lại, xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề phục vụ sự phát triển của Tổng Công ty và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; kể cả việc đào tạo mới theo ngành nghề kinh doanh mới. * Về thương hiệu: Tổng Công ty nâng cao thương hiệu “Dệt May Nam Định” trên thị trường trong nước và quốc tế gắn liền với việc phát huy và nâng cao truyền thống văn hóa doanh nghiệp tương xứng với truyền thống dệt may lâu đời của Thành phố Dệt Nam Định (cái nôi của ngành dệt may Việt nam). * Về hội nhập quốc tế: Tổng Công ty thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế và khu vực thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài, từng bước tham gia xây dựng thương hiệu nổi tiếng của ngành Dệt May trên thị trường trong khu vực và quốc tế. 2.2/ Kế hoạch cụ thể: + Lĩnh vực Dệt may Lĩnh vực Dệt May tiếp tục là thế mạnh và then chốt của Tổng Công ty, làm cơ sở cho Tổng Công ty chủ động trong việc đầu tư vào các dự án lớn; trong đó hỗ trợ mạnh mẽ cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, siêu thị cụ thể: Xây dựng Trung tâm thương mại nhằm quảng bá thương hiệu, cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh thương mại, và các dịch vụ hỗ trợ khác....Tổng Công ty chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý từ Công ty mẹ đến các Công ty con, tạo mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng Công ty. Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực Dệt May dự tính đạt từ 25 tới 30%/năm. Tổng Công ty chủ trương tăng dần về số tuyệt đối nhưng giảm dần về tỷ trọng tương đối của lĩnh vực Dệt May trong tổng doanh thu, tổng lợi nhuận của toàn Tổng Công ty. Không ngừng tăng cường về lượng và chất nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, máy móc thiết bị được đầu tư mới, quy trình quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực dệt may, với các Công ty chuyên môn hóa cao trong Dệt May nhất là công nghệ Sợi, Dệt và tìm tòi thử nghiệm nguyên liệu mới, nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và kinh doanh + Lĩnh vực thương mại dịch vụ : Phát triển các dịch vụ đi kèm địa điểm kinh doanh thương mại, các dịch vụ hậu mãi và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm nhằm phát triển mạng lưới bán lẽ sản phẩm Dệt May trên toàn quốc làm cơ sở hình thành mạng lưới thương mại phát triển các mặt hàng khác, kể cả các mặt hàng nhập khẩu từ các đối tác quen thuộc và đối tác mới, mở rộng các đại lý tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. + Lĩnh vực đầu tư tài chính Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và phù hợp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tổng Công ty, Tổng Công ty sẽ mở rộng các hoạt động đầu tư tài chính, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Tổng Công ty sẽ thành lập Công ty cổ phần tài chính hoạt động chuyên nghiệp trong thị trường vốn, thị trường tiền tệ nhằm thu hút và quản lý các nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển của Tổng Công ty; tăng cường đầu tư vào thị trường bảo hiểm; đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và các lĩnh vực đầu tư tài chính có hiệu quả khác… + Lĩnh vực đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ khác: Hợp tác, khuyến khích các Công ty con chủ động tìm kiếm các đối tác, khai thác mọi ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm để mở rộng ngành nghề kinh doanh; trước mắt có thể phát triển dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và coi đó là một lợi thế đối với Công ty có địa bàn phát triển. Đồng thời vẫn tiếp tục đầu tư sản xuất công nghiệp và triển khai hoạt động dịch vụ khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, lắp đặt thiết bị cho các công trình công nghiệp dân dụng, dịch vụ kho vận và các dịch vụ khác...phù hợp với nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển chung toàn Tổng Công ty. 2.3./ Chiến lược hoàn thiện và phát triển đơn vị thành viên Tổng Công ty tiếp tục tiến trình cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống đơn vị thành viên theo hướng: Củng cố và hoàn thiện các cơ chế quản lý tại các đơn vị thành viên; sắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng chuyên môn hóa và nâng cao thương hiệu của từng Công ty thành viên; sáp nhập các đơn vị thành viên có cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thị trường, cùng sản phẩm và lợi thế để tạo thành các Công ty con quy mô lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh; tiếp tục bổ sung vốn điều lệ thông qua đầu tư của Công ty mẹ và thu hút nguồn vốn bên ngoài. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, Tổng Công ty tiếp tôc thành lập thêm các Công ty cổ phần mới khi có cơ hội và phù hợp với nhu cầu phát triển của Tổng Công ty. Đồng thời đối với các dự án đã và đang triển khai, Tổng công ty sẽ thành lập Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định để tiếp tục quản lý và vận hành các dự án khi đi vào hoạt động. Trước mắt, sau cổ phần hoá Tổng Công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên theo phương án đã được phê duyệt. * Mục tiêu hoạt động của Công ty mẹ: Là tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty về sản phẩm Sợi - May mặc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; từng bước đầu tư mở rộng các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với khả năng nội tại hoặc liên doanh - liên kết để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên vốn cho các Cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước và phát triển Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn năm 2008-2010 với các chỉ tiêu chủ yếu sau: Bảng: Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Vốn điều lệ Tỷ đồng 160 180 200 Doanh thu Tr. Đồng 700.000 800.000 920.000 Kim nghạch XK Tr. USD 5.50 6,20 7,00 Sản phẩm chủ yếu - Sợi - Vải - Khăn - Quần áo Tên 1.000m2 1.000 cái 9.800 32.000 27.000 1.750 10.000 35.000 28.000 2.000 11.500 38.000 30.000 2.300 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 19,2 23,4 30,0 Nộp ngân sách Tr.đồng 17,500 19,50 21,00 Lao động Người 5.000 5.300 5.500 Thu nhập bình quân Đồng/ng/th 1,500.000 1.650.000 1.800.000 Cổ tức thực hiện % 12 13 15 Nguồn: Công ty Các năm tiếp theo đến sau năm 2010 phấn đấu thực hiện đạt mức tăng trưởng bình quân 15% - 20%/năm. * Về đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh: Từng bước nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư phát triển mở rộng ngành sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty và mở thêm ngành kinh doanh khác như: Kinh doanh bất động sản, Du lịch; Vận tải; Xây dựng và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Trước mắt, trong năm 2009 sẽ tập trung thực hiện các dự án đầu tư theo chiều sâu cho công đoạn kéo sợi (máy trải, máy ghép) với mức kinh phí là: 25,741 tỷ đồng; đầu tư chiều sâu và mở rộng cho công đoạn dệt vải (16 máy thổi khí, máy đánh suốt, máy khám, cuộn vải) với mức kinh phí: 11,039 tỷ đồng; bổ sung thiết bị cho dây chuyền kéo sợi len với kinh phí 1,50 tỷ đồng. Từ nay đến 2010 cần tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, siêu thị và các văn phòng để kinh doanh và cho thuê trên cơ sở liên doanh, liên kết theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước với tổng số vốn dự kiến là: 627 tỷ đồng. Tổng Công ty sẽ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đã thuê của Nhà nước (trong thời hạn thuê) đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích đất mà Công ty đang quản lý và sử dụng; góp phần tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước và các chính sách phát triển của Tỉnh; đồng thời phát triển Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam. KẾT LUẬN Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định là 1 doanh nghiệp được thành lập nhiều năm và có truyền thống lâu đời. Tổng công ty đã xây dựng được những uy tín mạnh mẽ trong cả thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay tuy còn đang gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng của toàn doanh nghiệp thì Công ty vẫn đạt được những bước tiến lớn. Qua thời gian đầu thực tập tại tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định em đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu và hiểu biết thêm được nhiều về ngành Dệt may. Bản báo cáo tổng hợp về tổng công ty Dệt may Nam Định là những nắm bắt và tìm hiểu của em về công ty. Dưới góc độ là sinh viên đang đi thực tập cho nên bài viết của em sẽ có nhiều thiếu sót và chưa được hoàn chỉnh.Em mong thầy giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kì thực tập của mình. Em xin chân thành cám ơn . Tài Liệu Tham Khảo 1, Tài liệu cổ phần hóa : chuyển từ công ty TNHHNN 1 thành viên Dệt Nam Định sang Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định . 2, Báo cáo hàng năm của công ty – Phòng kế toán – Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định . 3, Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh – Phòng Kinh doanh – Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định 4, Định hướng phát triển của công ty – Tài liệu tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định 5, Giới thiệu sản phẩm – Tạp chí Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6626.DOC
Tài liệu liên quan