Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kim khí Hà Nội

Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc đã quyết tâm phấn đấu đưa Công ty ngày một đi lên, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2010, Ban Giám đốc Công ty đã đưa ra một số mục tiêu phát triển quan trọng như sau : - Không ngừng mở rộng và hoàn thiện hệ thống bán hàng của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc. - Kinh doanh có lãi trên tất cả các thị trường sản phẩm và hoàn thành tốt việc thu hồi các khoản nợ khó đòi và thực hiện quay vòng vốn có hiệu quả. Tăng ngồn vón chủ sở hữu, giảm thiểu nguồn vốn đi vay. - Đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi giúp tăng nguồn thu và tận dụng mọi lợi thế kinh doanh của Công ty. - Nâng cao tỷ lệ kinh doanh thép nội địa ( Từ 45,7% như hiện nay lên 60% năm 2010) nhằm đáp ứng nhu cầu dung thép nội địa và khuyến khích sản xuất thép trong nước. - Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại thép, củng cố và nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu trở thành đơn vị phân phối mạnh trong ngành thép. - Duy trì kinh doanh các mặt hàng thép ngoại nhập hợp lý tuỳ theo nhu cầu thị trường sản phẩm. - Phát triển them các ngành nghề kinh doanh mới nhu đầu tư xây dựng nhà cao tầng, phát triển hoạt động kinh doanh địa ốc, cho thuê văn phòng, tân dụng diện tích đất Công ty đang quản lý và sử dụng. Trong những năm tới Công ty dự kiến tăng trưởng sẽ ở mức 8%/năm.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phát triển trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua. Các doanh nghiệp thương mại đóng một phần quan trọng trong quá trình đó. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, cũng đã nhấn mạnh mục tiêu xây dựng nền tảng cho nước ta trở thành một nước công nghiệp :” Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước cộng nghiệp là yêu cầu cấp thiết.” Mặt khác trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các ráo cản kinh tế ngày càng giảm bớt đã kich thích hoạt động thương mại quốc tế và tạo động lực phát triển hoạt động kinh tế của mỗi nước. Thị trường trong và ngoài nước sôi động, theo đó hoạt động kinh doanh ở nước ta ngày càng phát triển mở rộng và đa dạng. Đi theo xu hướng toàn cầu và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội đã từng bước thay đổi để vươn lên tạo chỗ đứng cho mình đồng thời khẳng định được vai trò của mình trên thị trường, góp phần cho sự phát triển của nền công nghịêp nước nhà. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần kim khí Hà Nôi, được sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cùng với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em đã học hỏi được nhiều kiến thức và những kinh nghiệm thực tế bổ ích cho bản than mình đồng thời có thể hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp này. Nội dung bản Báo cáo như sau: Chương 1: Quá trình hình thành – phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần kim khí Hà Nội. Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần kim khí Hà Nội. Chương 3: Những đánh giá chung, định hướng , giải pháp phát triển của công ty Cổ phần kim khí Hà Nội. Chương 1: Quá trình hình thành – phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần kim khí Hà Nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Tên công ty: Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội Tên giao dịch đối ngoại: HANOI METAL JOIN – STOCK COMPANY Tên viết tắt: HCM Địa chỉ : số 20 Tôn Thất Tùng - Quận Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại : 84 04 8521068 – 8522636 Fax : 84 04 8523815 Email : hcm@hn.vnn.vn Mã số tài khoản : 710A00251 Mã số thuế : 0100100368 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội là một daonh nghiệp nhà nước , hạch toán độc lập, cố tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản và con dấu riêng, là công ty trực thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam. Ban đầu công ty chỉ là đơn vị thu mua thép phế liệu phục vụ cho ngành thép, cùng với sự tăng trưởng của nền công nghiệp trong nước thì công ty ngày càng phát triển, mở rộng qui mô và thị trường kinh doanh của mình. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn sau: Công ty thành lập năm 1972 với tên là “ Công ty thu hồi phế liệu kim khí “, là công ty trực thuộc Tổng công ty kim khí Việt Nam - Bộ Vật tư. Công ty có chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên kiệu cho việc nấu, luyện thép ở nhà máy gang thép Thái Nguyên. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và đáp ứng mọi yêu cầu vầ nguồn cung cấp thép phế liệu cho sản xuất, Bộ vật tư ra quyết định số 628/QĐ_VT tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị : “ Công ty thu hồi phế liệu kim khí” và “ Trung tâm giao dịch dịch vụ vật tư ứ đọng luân chuyển “ thành Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty kim khí Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Ngày 28 tháng 5 năm 1993. Bộ Thương mại ra quyết định số 600/TM-TCCB thành lập Công ty thứ liệu Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam ( trước kia là Tổng Công ty kim khí Việt Nam ). Ngày 15 tháng 4 năm 1997 theo quyết định số 1022/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty thép Việt Nam đổi tên Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội thành Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội. Ngày 12 tháng 11 năm 2003, Bộ công nghiệp ra quyết định số 182/2003/QĐ-CN về việc sáp nhập Công ty thép và vật tư Hà Nội váo Công ty kim khí Hà Nội, theo đó đến ngày 1 thang 1 năm 2004 Công ty mới lấy tên là Công ty kim khí Hà Nội. Hiện trụ sở chính tại 20 Tôn Thất Tùng – Q. Đống Đa – Hà Nội. Trải qua chặng đường 30 năm hoạt động, Công ty Kim khí Hà Nội ddax phát triển không ngừng và ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu khách hang. Từ những ngày mới thành lập, mọi hoạt động của công ty đã gặp nhiều khó khăn vàê vốn, cơ sở vật chất, kĩ thuật. Nhưng do có sự cải tiến không ngừng về phương thức kinh doanhvà cá tổ chức cán bộ nên hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng cao. Công ty đã và đang tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường,qui mô của công tyngày càng mở rộng. Những năm gần đây Công ty hoạt động kinh doanh luôn luôn có lãi và luôn đạt được kế hoạch đề ra. Hiện nay, Công ty có 6 cửa hang, 9 xí nghiệp và6 kho tập trungở Hà Nội chuyên kinh doanh thép và vật tư. Ngoài ra Công ty còn có 1 chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chuyên kinh doanh thép và vật tư để phục vụ khách hang ở khu vực phía Nam. Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được nâng cao phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mặt hang kinh daonh của Công ty ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Mặc dù trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước hiện nay, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn luôn gặp phải những khó khăn nhất định nhưng Công ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và đóng góp đáng kể vào các lĩnh vực trong nền kinh tế. 1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được Bộ công nghiệp cung cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1719 ngày 22 thang 6 năm 1996 với tổng số vốn kinh doanh là 26.746 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách cấp là 23.616 triệu đồng và vốn bổ sung là 3.130 triệu đồng, vốn tự bổ sung của công ty chủ yếu là vốn vay ngân hang và các tổ chức tài chính khác. Đến ngày 1 thang 5 năm 1997nguồn vốn của công ty là 50.766 triệu đồng. Hịên nay tổng nguồn vốn của công ty là 139.668.376.385 đồng, trong đó : Vốn lưu động là: 128.738.620.044 đồng chiếm 92.17% Vốn cố định là : 10.929.756.341 đồng chiếm 7.3% Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của công ty ngày càng tăng lên, điều này một phần chứng tỏ hoạt động của Công ty ngày càng quy mô hơn. Cơ cấu vốn hiện nay của doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý đối với loại hình doanh nghiệp thương mại. 2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty 2.1.Chức năng. Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, chức năng chủ yếu của Công ty là : * Kinh doanh các loại sản phẩm thép, vật liệu xây dựng , nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành thép trong nước. * Kinh doanh các mặt hang thiết bị phụ tùng. * Nhập khẩu các mặt hang thép, vòng bi, phôi thép… để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. * Sản xuất, nhận gia công các mặt hang thép. 2.2. Nhiệm vụ Theo sự phân cấp của Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty có những nhiệm vụ sau: Là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là công ty Thép Việt Nam. Do vâỵ hang năm Công ty phải tổ chức triển khai các biện pháp sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty xây dựng và được Tổng công ty Thép phê duyệt. Công ty được Tổng Công ty Thép Việt Nam cấp vốn để hoạt động. Ngoài ra công ty có chủ quyền huy động thêm vốn đầu tư từ bên ngoài như vay các ngân hang, các tổ chức tài chính, các quĩ hỗ trợ… để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc sử dụng vốn của Công ty phải được đảm bảo trên nguyên tắc đúng với chính sách chế độ của Nhà nước. Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ nghiêm túc chính sách chế độ của ngành, luật pháp của Nhà nước về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty phải luôn xem xét khả năng kinh doanh của mình, nắm bắt nhu cầu tiêu dung của thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch nhằm cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hang và đạt được lợi nhuận tối đa. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và quản lý của Công ty. Thực hiện chính sách chế độ thưởng phạtbảo đảm quyền lợi cho nguười lao động. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty tương đối ổn định hầu như là chỉ kinh daonh các mặt hang thép, vật tư. Tuy nhiên, hang năm Công ty đều phải có phương án thực hiện kế hoạch chiến lược để cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty luôn phải cải tiến hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý để cho Công ty ngày càng phát triển hơn. 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộmáy của Công ty được sắp xếp theo chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ và sự chi phối nhịp nhàng giữa các phòng ban. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau: *Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc công ty: do chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty thép bổ nhiệm hoạch miễn nhiệm. Là người đại diện cho pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt động công ty đến kết quả cuối cùng. - Phó giám đốc công ty: do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty. - Kế toán trưởng: do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm hoạc miễn nhiệm. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán thống kê của công ty. * Các phòng ban chức năng của công ty: - Phòng tổ chức hành chính: Gồm trưởng phòng lãnh đạochung và các phó phòng giúp việc. Phòng tổ chức hành chính được biên chế 14 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác quản lý cán bộ - lao động, tiền lương. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ công tác thanh tra, bảo vệ, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của các văn phòng công ty. - Phòng tài chính - kế toán : Gồm một trưởng phòng và phó phònggiúp việc. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng. Phòng tài chính - kế toán được biên chế 11 cán bộ công nhân viên, thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính - kế toán của công ty; hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện hạch toán kế toán ở các cửa hang. Quản lý và theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của công ty.Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty. Kiểm tra, xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn công ty. - Phòng kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng gồm 24 cán bộ công nhân viên. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh của toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng công ty đến các cơ sở phụ thuộc. Xác định quy mô kinh doanh, định mức hang hóa, đồng thời tổ chức khai thác điều chuyển hang hóa xuống các cửa hang, chi nhánh. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hang nhập khẩu từ các cảng đầu mối Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh về kho công ty hoạc đem đi tiêu thụ. - Ban thu hồi công nợ: Gồm có 2 cán bộ công nhân viên, giúp việc cho giám đốc trong việc thu hồi nợ một cách có hiệu quả. - Các đơn vị phụ thuộc: Công ty có 6 cửa hàng, 5 xí nghiệp và một chi nhánh trong TP HCM. Các đơn vị trực thuộc công ty đều có con dấu riêng theo qui định của nhà nước và hạch toán báo sổ về cho công ty. Công ty giao vốn bằng hang cho các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ công nhân viên về việc làm, đời sống người lao động tại các đơn vị. Đồng thời phải có trách nhiệm trong việc quản lý hang bán, thu tiền nộp về công ty theo đúng thời hạn quy định. Công ty có sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau: * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. CAC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BAN THU HỒI CÔNG NỢ BAN GIAM ĐỐC CÔNG TY PHONG TCHC – THANH TRA PHONG TAI CHINH KE TOAN PHONG KINH DOANH Nguồn: Phòng tổ chức hành chính * Các đơn vị trực thuộc của Công ty bao gồm: 1. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1 : Số 9 Tràng Tiền – Hà Nội. 2. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2 : 658 Trường Định – Hà Nội. 3. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 3 : Thị trấn Đông Anh – Hà Nội. 4. Cửa hang kinh doanh thép và vật tư số 4 : 75 Tam Trinh – Hà Nội. 5. Cửa hang kinh doanh thép và vật tư số 5 :207 Trường Chinh – Hà Nội. 6. Cửa hang kinh doanh thép và vật tư số 6 : 115 Đường Láng – Hà Nội. 7. Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị : 105 Trường Chinh – Hà Nội. 8. Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng : Thanh Xuân Nam – Hà Nội. 9. Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá : 120 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội. 10. Xí nghiệp kinh doanh thép hình : Thị trấn Đông Anh – Hà Nội. 11. Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dung : 198 Nguyễn Trãi – Hà Nội. 12. Chi nhánh công ty Kim khí Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh : 23 Nguyễn Thái Bình - Quận Tân Bình – TP.HCM. 13. Kho Đức Giang : tại thị trấn Đức Giang – Hà Nội. 14. Kho Mai Động : Mai Động – Hà Nội. 15. Kho Gia Lâm: Thị trấn Gia Lâm – Hà Nội. 16. Kho Đông Anh : Thị trấn Đông Anh – Hà Nội. 4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Do qui mô công hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội tương đối rộng và mặt hang kinh doanh rất đa dạng nên Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. Tại mỗi đơn vị đều có bộ máy kế toán ( bao gồm từ 2 – 10 người) chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tại mỗi đơn vị. Phòng kế toán chịu trách nhiệm quản lý kế toán tại văn phòng và quản lí bộ phận kế toán dưới mỗi đơn vị. Hoạt động kinh doanh dưới đơn vị được đơn vị kế táon theo dõi, quản lí và hạch toán theo sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị và các phòng nhiệm vụ, văn phòng Tổng công ty. Hàng tháng kế toán đơn vị phải lập báo cáo tài chính của đơn vị ( theo mẫu công ty quy định ) gửi về phòng kế toán Tổng công ty. Phòng kế toán công ty căn cứ vào báo cáo tài chính đơn vị lập để tập hợp và lên báo cáo tài chính toàn công ty. Công ty áp dụng tổ chức công tác kế toán này thì công tác kế toán hạch toán chủ yếu tập trung ở phòng kế toán của công ty còn ở các đơn vị cơ sở thì có tổ chức công tác kế toán riêng và định hang tháng gửi báo cáo quyết toán quyết toán tại công ty. 4.1. Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc. Các cửa hang xí nghiệp trực thuộc công ty hạch toán theo hình thức báo sổ. Ở các đơn vị này có tổ chức bộ máy kế toán riêng , khi phát sinh nghiệp vụ bán hang kế toán tại đơn vị có nhiệm vụ nhận kiểm tra hạch toán, lập các sổ kế toán như ở các phòng kế toán công ty. Định kì hang tháng lập báo cáo quyết toán phải pảhn ánh trung thực, đầy đủ về tình hình kinh doanh của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo. Các cửa hang trưởng, tổ trưởng kế toán phải chịu trách nhiệm pháp lí về tính chính xác của báo cáo tài chính. 4.2. Phòng tài chính - kế toán của Công ty Kim khí Hà Nội. Phòng tài chính - kế toán của công ty được biên chế 11 cán bộ công nhân viên đều cói trình độ chuyên môn vững vàng và có nhiều kinh nghiệm . Phòng có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin kế toán thống kê trong phạm vi toàn doanh nghiệp, trên cơ sở đó lập báo cáo tài chính giúp cho ban giám đốc công ty có những phương hướng và quyết định chỉ đạo hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Phòng tài chính - kế toán của công ty, đứng đầu là kế toán trưởng tiếp theo là các kế toán tổng và các nhân viên kế toán. Tất cả các nhân viên kế toán trong phòng đều được phân công trách nhiệm và kiêm nhiệm một vài phần hành kế toán. Kế toán trưởng : Người đứng đầu bộ mày kế toán, tham mưu chính về công tác kế toán tài vụ của công ty. Kế toán trưởng là người có năng lực và trình độ chuyên môn cao về tài chinh - kế toán. Nắm chắc các chế độ hiện hành của Nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận mình phụ trách; tổng hợp thông tin kịp thời chính xác, đồng thời cùng ban giám đốc phát hiện mặt mạnh, mặt yếu về công tác tài chính - kế toán để giám đốc kịp thời ra quyết định. Kế toán tổng hợp : là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần kế toán của từng kế toán viên, thực hiện phân tích hoạt động tổ chức kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác của các đơn vị phụ thuộc và nhân báo cáo của các đơn vị này, vào sổ tổng hợp và lập báo cáo quyết toán toàn công ty. Kế toán hàng hoá: Kế toán tổng hợp và chi tiết nhập xuất, tồn hàng hoá văn phòng và toàn công ty. Kế toán hàng hoá làm thủ tục thanh toán hoá đơn bán hàng tại văn phòng. Tham gia kiểm toán, kiểm kê hàng hoá định kỳ, đột xuất toàn công ty. Định kỳ 10 ngày lập báo cáo chi tiết tồn kho hàng hoá của văn phòng công ty báo cáo kế toán trưởng. Lập báo cáo nhập, xuất, tồn hàng hoá hàng tháng, quý, năm của văn phòng và toàn công ty. Theo dõi công nợ quá hạn và khó đòi của các đơn vị trực thuộc ( Gồm xí nghiệp thép xây dựng chi nhánh Sài Gòn.) Các công việc khác do kế toán trưởng yêu cầu. Kế toàn tài sản cố định : là kế toán thể hiển trên sổ sách tình hình sản xuất, số lượng, giá trị tài sản như đất đai nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện quản lý, các tài sản khác … Cũng như tình hình biến động tăng, giảm năng lực hoạt động của các tài sản cố định đó. kế toán quỹ : kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào các chứng từ phát sinh như chứng từ về thanh toán tiền mặt séc, các khoản thanh toán tiền lương, thanh toán tạm ứng .. . Để lập phiếu thu, phiếu chi và làm các thủ tục thanh toán. Căn cứ vào phiếu thu phiếu chi, giấy báo nợ có của ngân hàng, kế toán vốn bằng tiền phân loại và ghi vào sổ sách có liên quan. Hàng ngày đối chiếu đối chiếu sổ sách kế toán với sổ quỹ với kết quả kiểm kê quỹ. Ngoài ra kế toan vốn bằng tiền làm thủ vay vốn kinh doanh theo các chỉ tiêu đã được ban giám đốc phê duyệt. Kế toán ngân hàng : lập kế hoạch tín dung ( Vay, trả nợ) hàng tháng quý, năm; trực tiếp thực hiện các giao dịch với ngân hàng nơi công ty mở tài khoản về séc, uỷ nhiệm chi, mở luân chuyển, vay vốn, bảo lãnh; thực hiện hạnh toán chi tiết và tổng hợp tiền gửi, tiền vay dài hạn, dài hạn. Theo dõi các tài khoản ký quỹ; lập báo cáo hàng ngày về diễn biễn tỷ giá ngoại tệ, biến động số dư tiền gửi, tiền vay trả nợ và các phát sinh về tín dụng gửi kế toán trưởng vào đầu giờ làm việc hàng ngày; lập báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến tiền gửi tiền vay; các công việc đột xuất khác do kế toán trưởng yêu cầu. Kế toán công nợ: là kế toán theo dõi và ghi sổ khoản phải thu, phải trả với khách hàng, với nhà cung cấp với các đơn vị trực thuộc… căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng. Đối với các khách hàng, nhà cung cấp thường xuyên, kế toản mở riêng sổ chi tiết để theo dõi. Đối với những khách hàng , nhà cung cấp không thường xuyên, kế toán phản ánh trên một trang sổ. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc kế toán. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần kim khi Hà Nội như sau : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hoá Kế toán tài sản cố định Kế toán công nợ Kế toán quĩ Kế toán ngân hàng Bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc Nguồn: Phòng kế toán - tài chính 4.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty Kim khí Hà Nội. a. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty - Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kế thúc vào ngày 31/12 - Đồng tiền sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng (vnd). - Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền ngoải tệ theo tỷ giá thực tế. -Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao bình quân. - Phần mềm kế toán máy áp dụng cho toàn bộ conog ty là Fast Accounting - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá theo giá thực tế, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là theo giá thực tế, phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. b. Tổ chức chứng từ kế toán. Công tác kế toán của Công ty Kim khí Hà Nội được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài Chính. Các chứng từ áp dụng tại Công ty đều tuân thủ theo đúng qui định của Nhà nước, được lập theo mẫu in sẵn của Bộ Tài chính ban hành. c. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và phân cấp quản lý của Công ty, hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 1141_QĐ_CĐKT ngày 01/11/1995 và có bổ sung các tài khoản mới theo các chuẩn mực kế toán mới ban hành và theo quy định của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, trong hệ thống tài khoản của Công ty có chi tiết thêm các tài khoản đặc thù với hoạt động của Công ty. Các tài khoản (TK1561) Giá mua hàng hoá, tài khoản (TK 632) Giá vốn hàng bán, tài khoản (TK 511) Doanh thu bán hàng đều được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 theo nguồn hàng phù hợp. Các tài khoản (TK1368) Phải thu nội bộ khác và TK 336 Phải trả nội bộ cũng được chi tiết theo từng đơn vị trực thuộc. d. Hệ thống sổ sách kế toán. Công ty Kim khí Hà Nội hiện nay áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ.Hiện nay tại công ty, các xí nghiệp và chi nhánh của Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy, còn ở các cửa hàng từ xưa tới giờ vẫn làm kế toán thủ công nhưng cho tới nay giám đốc Công ty đã có quyết định là toàn công ty phải dùng phần mềm kế toán Fast Accouting để dễ dàng tổng hợp số liệu. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chứng từ tại Công ty được thực hiện như sau : CHỨNG TỪ GỐC BẢNG KÊ NHẬT KÍ CHỨNG TỪ SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội. 1. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty. 1.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh. Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là doanh nghiệp kinh doanh có qui mô lớn, chuyên bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống hàng của công ty. Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng sau: Các mặt hàng thép ( thép hình, thép tấm lá,…), ống thép VINAPIPE trong và ngoài nước. Vòng bi và phôi thép. Thiết bị và phụ tùng. Hang kim khi noi vaf ngoai nhap. Cac mat hang xi mang. Hang gang … Nguon hang khai thacs cua công ty tương đối đa dạng và chủ yếu là nguồn hàng sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi măng, phụ tùng, gang, vòng bi,… Tuy nhiên, ngoài những mặt hàng trong nước ra thì công ty còn nhập hàng từ các nước như Nha, Hàn Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thép, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi, phụ tùng, hàng gang,… Thị trường kinh doanh của Công ty tương đối rộng và đa dạng. Các mặt hàng của Công ty tiêu thụ rộng rãi trên cả nươc. Bên cạnh đó, Công ty công ty còn hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên hiện nay các chi nhánh của Công ty vẫn tập trung ở Hà Nội do đó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là khách hàng ở các vùng sâu vùng xa. Chính vì vậymà hiện nay Công ty đang có dư định mở các chi nhánh ở các tỉnh và thành phố khác để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. 1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một đơn vị kinh doanh kim khí trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam, trước đay có thể coi Công ty là một trong những đơn vị hàng đaauf trong kinh doanh các mặt hàng về kim khí đáp ứng nhu cầu thị trường Hà Nội và một số vùng lân cận. Hoạt động kinh tế cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hoá. Đó là sự tổng hợp của quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. Công ty tổ chức thu mua hàng hoá của các tổ khách hàng có nhu cầu. Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức : bán buôn và bán lẻ. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh mua và bán hàng hoá thì Công ty còn sản xuất gia công chế biến để tạo thêm nguồn hàng và tiến hành hoạt động kinh doanh. Công ty tập trung vao hai thị trường chính là thị trường Hà Nội và thị trường TP Hồ Chí Minh, ngoài ra công ty còn kinh doanh với các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Công ty thực hiện chào hàng đến tất cả các cá nhân , đơn vị tổ chức có nhu cầu về các mặt hàng kim khí thông qua cá đại lí, cửa hàng bán buôn bán lẻ trong cả nước. Cơ cấu kênh hệ thống bán hàng của Công ty. CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI CÁC XÍ NGHIỆP CỬA HÀNG BÀN LẺ CHI NHÁNH TẠI HCM NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG ( Nguồn: phòng kinh doanh ) kênh 1 : Công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Người tiêu dùng cuối cùng ở đây là các đơn vị sản xuất thu mua để làm nguyên liệu, các cá nhân mua để tiêu dùng sinh hoạt… Kênh này áp dụng cho những khách hàng quen thuộc co nhu cầu mua với khối lượng lớn. Với kênh bán hàng này qua trình lưu chuyển hàng hoá diễn ra nhanh chóng, đơn giản thuận tiện. kênh 2 : Công ty qua các xí nghiệp. Các xí nghiệp này lại thông qua các cửa hàng bán lẻ của mình cung cấp cho người tiêu dùng. Thông qua các phản ánh của các cửa hàng bán lẻ thì các xí nghiệp kinh doanh sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Với kênh này quá trình sản xuất và lưu thông được chuyên môn hoá cao, tạo điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và vốn đầu tư. Kênh 3: Theo nhu cầu của chi nhánh thì công ty sẽ sản xuất sản phẩm đến chi nhanh. Tại đó chi nhánh sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp bán hàng. Việc tổ chức hệ thống kênh bán hàng như hiện nay giúp công ty quản li dễ dàng cá đơn vị trực thuộc, chi nhánh cà các cửa hàng bán lẻ vì tuy công ty không trực tiếp quản lí nhưng lại có được thông tin về các cửa hàng bán lẻ thông qua các xí nghiệp thành viên do các xí nghiệp này quản lí đối với cửa hàng bán lẻ. Do đó có thể nói hệ thống kênh phân phối của Công ty là khá chặt chẽ, thuận tiện trong khâu quản lí. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống bán hàng của Công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Thị trường của Công ty còn quá nhỏ chứa đáp ứng nhu cầu khách hàng trên phạm vi rộng. Hiện tại mạng lưới bán hàng của Công ty vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, một chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và một phần thuộc địa bàn Hà Tây. Vì thế lượng sản phẩm được bán ra của Công ty bị hạn chế, thị trường không đựơc mở rộng, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do sử dụng một kênh phân phối trực tiếp nên không thể khai thác lợi thế của những kênh còn lại, mặt khác khả năng tiêu thụ tiếp nên không thể khai thác được lợi thế của những kênh còn lại, mặt khác khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào các xí nghiệp và đơn vị trực thuộc. Ngoài ra Công ty còn hạn chế trong việc lựa chọn các thành viên của hệ thống bán hàng vì công ty chỉ đơn giản là thông qua hoạt động bán lẻ từ các xí nghiệp, cửa hàng đến người tiêu dùng mà chưa quan tâm đến các đối tượng quan trọng khác là các đại lý kinh doanh cùng mặt hàng kim khí có khả năng cùng hợp tác làm ăn vơí Công ty. Như vậy trong thời gian tới Công ty cần tổ chức lại cơ cấu hệ thống bán hàng của mình để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. 1.3. Mô tả quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bước 1 : Nhập nguyên vật liệu chính cùng một số nguyên phu kiện khác phục vụ quy trình sản xuất kinh doanh. Nguyên liệu được công ty thu mua tư các nguồn hàng có uy tín rõ ràng đảm bảo chất lượng tốt ( các loại thép nguyên liệu, các loại ống nhôm, inox,…). Là một ngành có khí chính xác nên công ty xác định rằng chỉ có những nguyên liệu tót mới có những sản phẩm tốt. Bước 2 Tiến hành sản xuất sản phẩm, chế biến sản phẩm dựa trên nguyên vật liệu đầu vàođã nhập ở giai đoạn 1. Nguyên liệu sau khi đã nhập vào ở giai đoạn 1 được đưa tới xưởng sản xuất của nhà máy. Tại đây với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, các sản phẩm được sản xuất ra đều đạt tiêu những tiêu chuẩn, những quy định khắt khe của nhà máy đảm bảo rằng mỗi sản phẩm xuất xưởng đều là một sản phẩm hoàn chỉnh. Với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, từ việc cắt hàn,.. đến việc mạ thành phẩm đều đựoc thực hiện một cách khoa học nhằm đạt được chất lượng tôt nhất trong thời gian hiệu quả nhất. Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn chỉnh tién hành nhập kho thành phẩm Sản phẩm sau khi sản xuất xong đựoc chuyển tới bô phận hoàn thiện và đóng gói sản phẩm. Bước 4: Đưa thành phẩm hoàn thành tới khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng và các chi nhánh trong cả nước. Đây là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất. Với hệ thống cửa hàng trrực thuộc và các đại lí rộng khắp, thành phẩm được bán rộng rãi tới thị trường. Ngoài phương thức bán lẻ truyền thống công ty còn có những bạn hàng tin cậy luôn đặt hàng với số lượng lớn. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. 2.1.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp, phản ánh các thông tin về tình hình và kết quả của việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí cuả Công ty. Dưới đây là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005 – 2006. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 – 2006 Đơn vị : Nghìn đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Tổng doanh thu 1.050.063.686 1.327.720.574 277.656.888 26,44 Các khoản giảm trừ DT 261.515 170.358 (91.157) (34,86) Doanh thu thuần 1.049.802.371 1.327.550.216 277.747.845 26,46 Giá vốn hàng bán 1.00.713.024 1.268.392.614 267.679.590 26,75 Lãi gộp 49.089.347 59.157.602 10.068.255 20,51 Doanh thu hoạt động tài chính 10.995.117 5.266.556 (5.728.561) (52,10) Chi phí hoạt động tài chính 24.194.846 18.345.185 (5.849.661) (24,18) Chi phí bán hàng 16.037.826 20.469.545 4.431.719 27,63 Chi phí quản lí doanh nghiệp 14.312.922 17.505.296 3.192.374 22,30 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 5.358.870 8.104.132 2.565.262 46, 31 Thu nhập khác 6.084.556 1.270.791 (4.813.765) (79,11) Chi phí khác 1.325.279 4.367.727 3.0423.448 229,57 Lợi nhuận khác 4.759.277 (3.096.935) (7.856.212) (165,07) Tổng lợi nhuận trước thuế 10.298.147 5.007.196 (5.290.951) (51,38) Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 1.037.580 1.037.580 Lợi nhuận sau thuế 10.298.147 3.969.616 (6.328.531) (61,45) ( Nguồn : Phòng Kế toán – tài chính) Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm 2005 – 2006 ta thấy : Tổng doanh thu năm 2005 la 1.050.063.686 đồng và năm 2006 là 1.327.720.574 đồng, tăng 277.656.888 đồng với tỉ lệ tăng là 26.44%. Đây là tỷ lệ tăng tương đối cao chứn tỏ Công ty đã có bước chuyển biến mạnh mẽ nhờ có những cải thiện mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2006, công ty có kế hoạch thực hiện một số biện pháp nhằm kích thích tiêu thụ như có sự ưu đãi với khách hàng mua với số lượng lớn, đa dạng hóa các kênh phân phối, các hình thức thanh toán, mở rộng địa bàn hoạt động. Doanh thu thuần năm 2006 là 1.327.550.216 đồng, tăng 277.747.845 đồng ( tương ứng với 26,46%) so với năm 2005 là 1.049.802.371 đồng. Chi phí bán hàng của Công ty năm 20e06 là 20.469.545 đồng, tăng 4431719 đồng ( tương ứng vơí 21.65%) so với năm 2005 là 16.037.826 đồng, chứng tỏ Công ty chưa tiết kiệm được chi phí bán hàng. Điều này có thể giải thích được là do công ty phải đầu tư vào việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh như đã nói ở trên. Qua các phân tích trên ta thấy nhìn chung Công ty đã đạt được kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó công ty cần có phương hưóng quản lí hoạt động bán hàng hợp lý hơn nữa nhằm nâng cao doanh thu va loi nhuan cho nhung nam tiep theo. 2.2.Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội trong 2 năm 2005 – 2006. Bảng cân đối kế toán Đơn vị :VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Ty le % A. Taì sản 223.288.463.796 139.668.376.385 (83.620.087.411) (37,45) I.TSCĐ và ĐTNH 221.193.274.917 128.738.620.044 (82.454.654.873) (39.04) 1.Tiền 11.182.457.884 4.949.883.146 (6.232.574.738) (55.73) 2.Các khoản phải thu 153.305.678.564 81.281.811.675 (72.023.866.889) (46.98) 3.Hàng tồn kho 44.732.690.329 41.545.335.376 (3.187.354.953) (7.12) 4.TSCĐ khác 1.972.448.140 961.589.847 (1.010.858.293) (51.25) B. TSCĐ và ĐTDH 12.095.188.879 10.929.756.341 (1.165.432.538) (9.63) 1.Tài sản cố định 11.397.749.243 7.300.465.173 (4.097.284.070) (35.95) 2.Các khoản phải thu 100.429.091 3.269.349.599 3.168.920.508 3155.4 3.TSCĐ khác 597.010.545 359.941.569 (237.068.976) (39.71) C. Nguồn vốn 223.288.463.796 139.668.376.385 (83.620.087.411) (37.45) I.Nợ phải trả 173.092.206.850 89.941.865.904 (83.150.340.946) (48.04) 1.Nợ ngắn hạn 173.092.206.850 89.904.593.177 (83.187.613.673) (48.06) 2.Nợ dài hạn 37.272.727 37.272.727 II. Nguồn vốn CSH 50.196.256.946 49.724.420.481 (471.836.465) (0.94) 1.Nguồn vốn, quỹ 50.193.929.750 49.724.183.285 (469.746.465) (0.936) 2.Nguồn kinh ph 2.327.196 2.327.196 0 ( Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy : *Về mặt tài sản : Năm 2006, tổng tài sản mà Công ty đang quản lí và sử dụng là 139.668.376.385 đồng. Trong đó, TSLĐ và ĐTNH là 128.738.620.044 đồng chiếm 92.17% ; TSCĐ và ĐTDH là 10.929.756.341 đồng chiếm 7.83%. - Tiền mặt tồn quỹ năm 2006 của Công ty là 4.949.883.146 đồng giảm 6.232.574.738 đồng ( tương ứng 55.73%) so với năm 2005 là 11.182.457.884 đồng. Công ty cần chú ý đến vấn đề này, thường xuyên cân đối thu chi, quản lí ngân quỹ vì nếu lượng tồn quỹ quá nhỏ sẽ làm giảm khả năng thanh toán thu chi của Công ty. - Năm 2006 các khoản phải thu ngắn hạn giảm 72.023.866.889 đồng tương ứng 46.98%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những chính sách tín dụng hợp lí nhằm thu hồi vốn nhanh chóng đồng thời tạo được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. *Về mặt nguồn vốn: - Năm 2006 nợ ngắn hạn giảm 83.187.613.673 đồng tương ứng với 48.06%. Đây là dấu hiệu khả quan vì nó thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tăng, do đó mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh giảm. - Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 là 503.193.929.750 đồng nhưng sang năm 2006 chỉ còn 49.724.183.285 đồng, tức là giảm 469.746.465 đồng tương ứng 0.936%. Qua đó thấy được sự đầu tư cuả Công ty vào việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. 3. Phân tich một số chỉ tiêu tài chính căn bản. 3.1.Tình hình cơ cấu tài sản nguồn vốn. STT Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2005 2006 Chênh lệch 1 Tỷ trọng TSLĐ/ ∑TS X100 % 94,58 92,17 (2,41) 2 Tỷ trọng TSCĐ/ ∑TS X100 % 5,42 7,83 2,41 3 Tỷ trọng NVCSH/ ∑NV % 22,48 35,60 13,12 4 Hệ số nợ % 77,52 64,40 13,12 Qua bảng phân tích tình hình tài chính của cơ cấu tài sản nguồn vốn ta thấy: - TSLĐ năm 2006 chiếm 92,17% giảm 2,41% so với năm 2005 là 94,58% ; trong khi đó TSCĐ năm 2006 lại tăng 2,41% so với năm 2005. Điều này cho ta thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định như mua sắm máy móc, trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng nằm thúc đẩy hoạt động sản xuát kinh doanh, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tanh của công ty trên thị trường. - NVCSH năm 2006 chiếm 35,60% trong tổng NV, tăng 13,12% so với năm 2005 là 22,48%; đồng thời hệ số nợ lại giảm từ 77,52% (năm 2005) xuống còn 64,40% (năm 2006). Sự gia tăng nguồn vốn và giảm nguồn nợ này đã thể hiện khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng lớn mạnh. 3.2.Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT 2005 2006 Chênh lệch KN thanh toán hiện thời Lần 1,22 1,43 0,21 KN thanh toán nhanh Lần 0,96 0,97 0,01 ( Nguồn: Phòng kế toán - tài chính) Qua các chỉ tiêu trên ta thấy: - Khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm 2005 là 1,22 lần, sang đến năm 2006 là 1,43 lần , tức tăng lên 0,21 lần. Nuyên nhân tăng là do tốc độ giảm của TSLĐ chậm hơn tốc độ giảm của các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể là trong 2 năm tốc độ giảm của TSLĐ là 39,04%, còn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 48,06%. Cả hai năm đều có chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện thời lớn hơn1. Điều này cho thấy mức dự trữ của TSLĐ của Công ty dư thừa để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ công ty đang áp dụng chiến lựoc quản lí vốn thận trọng. - Khả năng thanh toán của công ty cũng tăng 0,01 lần từ 096 lần ( năm 2005) lên 0,97 lần (năm 2006). Cả hai năm đều có hệ số thanh toán nhanh sấp xỉ 1. Đây là dấu hiệu khả quan vì nó chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của Công ty là rất cao do đó sẽ giảm mức độ rủi ro trong kinh doanh. 3.3.Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. STT Chi tiêu Công thức tính ĐVT 2005 2006 Chênh lệch 1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản % 0,004 0,002 (0,002) 2 Tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH % 0,020 0,008 (0,012) 3 Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu % 0,981 0,299 (0,682) ( Nguồn: Phòng kế toán - tài chính) Nhận xét: - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty năm 2005 là 0.004%; năm 2006 là 0,002%. Điều này cho thấy năm 2005 cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản trung bình tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận và trong năm 2006 là 0,002 đồng. - Tỷ suất sinh lời trên tổng VCSH năm 2006 là 0.008%, giảm 0,012% so vởi năm 2005 là 0,020%. Đây là tỉ lệ giảm khá cao , cho thấy năm 2005 1 đồng đầu tư cho nguồn vốn sẽ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận nhưng năm 2006 chỉ tạo ra 0,008 đồng. - Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu năm 2006 cũng giảm 0,628% so với năm 2005. Cụ thể trong năm 2005 thì một đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,981 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2006 chỉ tạo ra được 0,299 đồng. Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính trên ta thấy nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt. Mặc dù lợi nhuận của năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 nhưng điều này có thể giải thích là do công ty đang tập trung đaauf tư để mở rộng hạot động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó với chiến lược quản lí vốn thận trọng Công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản phát sinh cần thanh toán ngay. Do đó có thể lạc quan với tình hình phát triển của công ty trong tương lai. 4.Đội ngũ cán bộ công nhân và chính sách của công ty. Để đạt được thành quả lao động như ngày hôm nay Công ty không những phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phải chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên vì đây là yếu tố có vai trò quyết định đến sụe phát triển của công ty. Nhận thứuc được tầm quan trọng đó, Ban lãnh đạo Công ty đã có nhưũng chính sách quản lí và đãi ngộ hợp lí nhằm đào tạo và khuyến khích được nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay hầu hết đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đều là người có trình độ đại học, có kinh nghiệm trong công tác cũng như chuyên môn cao. Tính đến ngày 01/01/2007, tổng cán bộ công nhân viên của công ty trong biên chế là 425 người, trong đó số nhân viên quản lí ở Công ty là 89 người. Mức lương trung bình hiện nay của mỗi công nhân viên là 1200000 đồng/người/tháng. Thời gian lao động là không quá 8 tiếng/ngày và không quá 48 tiếng /tuần; đối với bộ phận quản lí ngày nghỉ chính thức vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Quĩ phúc lợi bao gồm các khoản như phụ cấp, trợ cấp ốm đau… Hàng tháng tất cả các cán bộ công nhân viên của Công ty đều được trích và nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ. Cuôí năm Công ty đều có Tết cho toàn thể nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đến chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên như: Vào dịp ngày lễ, Quốc Khánh, … Công ty thường tặng quà đồng thời tổ chức cho mọi người đi tham quan, nghỉ mát; Thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, sinh hoạt văn nghệ nhằm tạo điều kiện cho mọi người trong công ty có thể giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Với chính sách quản lí và đãi ngộ phù hợp của mình Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên hết sức vững mạnh, có trình độ và tâm huyết với sự tồn tại và phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Phần3: Những đánh giá chung, định hướng , giải pháp phát triển của công ty Cổ phần kim khí Hà Nội. 1. Dánh giá chung về môi trươn kinh doanh của Công ty. M ôi trường kinh doanh là nơi Công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của m ình, trong đ ó bao gồm các nhân tố tác động tới mối quan hệ cũng như quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam. Trong cơ chế bao cấp , Nhà nứoc bao cấp toàn bộ vốn, đầu vào và đầu ra cho Công ty, bởi vậy công ty chỉ quan tâm hoàn thành kế hoạch Nhà nước mà không quan tâm tới hiệu quả thu được. Thiếu vốn thì Nhà nứoc cấp thêm, mất vốn (lỗ) thì được Nhà nước bù lỗ , không phải lo thị trưòng tiêu thụ. Do vậy, Công ty dường như không gặp phải khó khăn nào trong việc khai thác và tạo lập vốn kinh doanh , việc tạo lập vốn không hiệu quả là kết quả tất yếu của cơ chế bao cấp. Nhưng từ khi chuyển sang cơ chế nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là daonh nghiệp Nhà nước có sự thay đổi cơ bản. Để có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay toàn thể cán bộ và công nhân viên của Công ty Cổ phần kim khí Hà Nội đã cố gắng hết sức cùng xây dựng để đưa Công ty ngày một đi lên. Tuy nhiên trong quá trìng đó cũng có nhiều doanh nghiệp khác bên cạnh những thuận lợi nhất định thì công ty vẫn gặp phải một số khó khăn cần giải quyết. 1.1. Thuận lợi. Trải qua chặng đường 30 năm hạot động, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội đã phát triển không ngừng , ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng , tạo được các mối quan hệ làm ăn có uy tín với các đối tác đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Bộ maý quản lí của Công ty tương đối gọn nhẹ hợp lí đã tạo điều kiện cho các phòng ban phối hợp với nhau một cáh dễ dàng từ đó chủ động trong hoạt động sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với chế độ và chính sách đãi ngộ phù hợp Công ty đã khuyến khích đựoc tinh thần lao động hăng say từ đó xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ công nhan viêncó trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, có tâm huyết với sự phát triển của công ty Ngoài ra công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh moij nghị quyết , nghị định của Chình phủ cũng như các quyết định của Tổng công ty Théo Việt Nam , đồng thời luôn có ý thức hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. 1.2.Khó khăn. Thị trường tiêu thụ của Công ty còn quá nhó, chủ yếu tập chung ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vì thế khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là rất hạn chế. Hệ thống kênh phân phối còn đơn giản, không tận dụng được sự tiềm năng của thị trường kim khí trong nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, ngành công nghiệp nước ta cũng đang từng bước phát triển đi lên. Nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng làm cho các nhà kinh doanh đầu tư nhiều vào việc kinh doanh các sản phẩm công nghiệp. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng. Vì thế đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay thì công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời cũng phải nâng cao năng lực quản lý của nhà quản lý, khẳ năng bán hàng của nhân viên bán hàng nhằm nâng cao uy tín của công ty. 2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiến nghị về kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từng bước cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Thay đổi cơ cấu kinh doanh thu dựa trên nguyên tắc ưu tiên vốn cho những ngành mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Việc điều chỉnh cơ cấu doanh thu một số mặt hàng và phương thức kinh doanh là cực kỳ cần thiết nhằm đạt tỉ suất lợi nhận tăng dần và ổn định, đặc biệt ở những ngành kinh doanh mới. Điều chỉnh cơ cấu thị trường và phương thức kinh doanh dựa trên nguyên tắc ưu tiên bạn hàng ổn định và tập chung khai thác tiềm năng của thị trường. Kế hoạch kinh doanh thép: Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng cao, tìm kiếm các đối tác cũng như tìm kiếm các địa điểm trọng yếu để mở rộng thị trường trong nước và thâm nhập thị trường nước ngoài. Thị trường và khách hàng trọng tâm: tiếp tục củng cố hệ thống khách hàng có uy tín của Công ty, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nền kinh tế. Tiếp tục kinh doanh hàng nhập khẩu, tiến tới chiếm thị phần chủ yếu là thép lá, tấm… Đáp ứng nhu cầu phôi thép cho các nhà máy sản xuất trong nước kể cả khối liên doanh và một phần nhó lẻ khác, đồng thời chủ trọng kinh doanh mặt hàng trong nước. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng chống xuống cấp để đảm bảo an toàn hàng hoá khi lưu kho, bốc xếp vận chuyển. Đầu tư chiều sâu một số hạng mục công trình tại địa điểm như làm đường nội bộ, cân, cầu trục … phục vụ đồng bộ. Một số kiến nghị khác : Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp tục học để cập nhật thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn. Có chính sách trả lương xứng đáng với cống hiến chất xám để thu hút nhân tài ở những vị trí kỹ thuật và quản lý then chốt. Tuyển dụng them đội ngũ lao động có năng lực vào những vị trí còn thiếu, còn yếu nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh của Công ty như đòi hỏi công việc ngày càng cao trong thời kỳ mới. Tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư đồng thời nâng cao công tác quản lý các khoản thu chi nhằm đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của Công ty. Ngoài ra Công ty cần chú ý đến công tác đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của Công ty trong thời gian sắp tới. B. Giải pháp thực hiện - Giải pháp cho vấn đề kinh doanh thép: Đối với ngành nhập khẩu: giao dịch tìm đối tác kinh doanh, cố gắng giảm chi phí, phải đảm bảo hàng về đúng tiến độ, theo dõi chặt chẽ và dự đoán diễn biến của thị trường thế giới cũng như biến động của tỷ giá ngoại tệ. Đối với sản xuất thép trong nước: tập chung nâng cao tỉ lệ thực hiện kế hoạch với mục tiêu cuối cùng là có hiệu quả. Các đầu mối kinh doanh tổ chức lại và cụ thể hoá công việc bằng các phương án kinh doanh đồng thời phải xây dựng được các biện pháp thực hiện nhằm mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Tiếp tục đổi mới về tổ chức, mạng lưới và cơ chế hoạt động, giảm chi phí lưu thông, xây dựng chính sách tín dụng thương mại tạo sự phát triển bền vững của Công ty. -Giải pháp về vốn: Tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước. Tranh thủ vốn ứng trước của khách hàng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giữ vững mối quan hệ uy tín với các ngân hàng thương mại trong việc vay và thanh toán. Phát triển kinh doanh tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu hút vốn cho Công ty. -Giải pháp đối với phương thức và cơ chế quản lý: Thu gọn đầu mối các phòng ban phân công lại chức năng nghiệm vụ theo hướng chuyên môn hoá. Nâng cao kỷ luật trong công việc, tạo phong cách mới trong lãnh đạo quản lý. Công tác tổ chức cán bộ, khên thưởng kỷ luật đối với người lao động nhằm tạo động lực phát triển cho họ. 3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc đã quyết tâm phấn đấu đưa Công ty ngày một đi lên, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2010, Ban Giám đốc Công ty đã đưa ra một số mục tiêu phát triển quan trọng như sau : Không ngừng mở rộng và hoàn thiện hệ thống bán hàng của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc. Kinh doanh có lãi trên tất cả các thị trường sản phẩm và hoàn thành tốt việc thu hồi các khoản nợ khó đòi và thực hiện quay vòng vốn có hiệu quả. Tăng ngồn vón chủ sở hữu, giảm thiểu nguồn vốn đi vay. Đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi giúp tăng nguồn thu và tận dụng mọi lợi thế kinh doanh của Công ty. Nâng cao tỷ lệ kinh doanh thép nội địa ( Từ 45,7% như hiện nay lên 60% năm 2010) nhằm đáp ứng nhu cầu dung thép nội địa và khuyến khích sản xuất thép trong nước. Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại thép, củng cố và nâng cao hiệu quả kinh doanh, phấn đấu trở thành đơn vị phân phối mạnh trong ngành thép. Duy trì kinh doanh các mặt hàng thép ngoại nhập hợp lý tuỳ theo nhu cầu thị trường sản phẩm. Phát triển them các ngành nghề kinh doanh mới nhu đầu tư xây dựng nhà cao tầng, phát triển hoạt động kinh doanh địa ốc, cho thuê văn phòng, tân dụng diện tích đất Công ty đang quản lý và sử dụng. Trong những năm tới Công ty dự kiến tăng trưởng sẽ ở mức 8%/năm. Kết luận Trải qua quá trình hoạt động lâu dài Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội đã và đang từng ngày trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt. Cơ sơr vật chất được đầu tư xây dựng ngày càng phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng nâng cao và phát triển. Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì Công ty cần luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí để phù hợp với yều cầu quản lí của Nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Cuối cung em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị trong Công ty cùng các thầy cô giáo giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2008. Xác nhận của cán bộ hướng dẫn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31033.doc
Tài liệu liên quan