Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ Phần Nhuộm Hà Nội

Nền kinh tế thị trường đã đào thải những doanh nghiệp không có khả năng thích ứng với cơ chế mới nhưng cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp chứng tỏ mình. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một trong những doanh nghiệp như thế. Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành dệt may cũng như trong ngành công nghiệp của cả nước, khả năng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, doanh thu tiêu thụ không ngừng tăng lên, thị phần của công ty luôn đứng đầu các doanh nghiệp sản xuất dệt may. Với kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên với sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo cùng với các cô chú, anh chị trong Phòng Tài vụ em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Lâm và các cô chú, anh chị trong Phòng Tài vụ đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong việc hoàn thành bản Báo cáo.

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ Phần Nhuộm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về các sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Là một doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội đã và đang có những bước đi đúng đắn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và thị trường không ngừng vươn lên khẳng định mình. Đối với doanh nghiệp, Kế toán là công cụ quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư,tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Do đó tổ chức công tác kế toán là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1-Thông tin chung về doanh nghiệp Tên công ty : Công ty Cổ Phần Nhuộm Hà Nội. Tên giao dịch: HANOI DYEING JOINT STOCK COMPNAY Tên viết tắt: H D JSC Địa chỉ : số 143 - Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : 04.8.583.804 Fax : 04 557 4320 MST:0101112239 Số ĐKKD : 0.103.000.237 Cấp ng ày 28/02/2001 Do S ở K ế ho ạch v à Đ ầu t ư TP H à N ội c ấp. Số tài khoản : 102010000498494 Ngân hàng C ông Thương - Ho àng Mai -Hà Nội Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công Thương Hoàng Mai ( Kim Đồng - Hoàng Mai - Hà Nội0 Ngân hàng Cổ Phần Quân Đội( Nguyễn Trãi - T Thanh Xuân - Hà Nội) Ngành nghề kinh doanh : Nhuộm gia công và bán vải Cơ sở sản xuất chính hiện nay của Công ty CP Nhuộm Hà Nội : tại 143 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội 2-Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Xuất phát đỉểm chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với thiết bị máy móc còn hạn chế và số lượng cán bộ công nhân viên chỉ rất ít. Trong vòng 2 năm hoạt động đến nay Công ty đã đầu tư toàn bộ máy móc dây chuyền toàn bộ để phục vụ kịp nhu cầu tiêu thụ và phát triển của thị trường. Công ty đã đầu tư xây dựng thiết bị nhà xưởng bao gồm 1000m2. Nhà máy hoạt động từ năm 2005 và dần dần đi vào ổn định đến nay đã được 3 năm, trong thời gian đó sản phẩm của công ty đã không ngừng được cải tiến để phục vụ nhu cầu của nhà sản xuất may mặc trong cả nước. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1. Sơ đồ về cơ cấu bộ máy quản lý của công ty GIÁM ĐỐC KIÊM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Xưởng sản xuất Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ Thuật Phòng KCS Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty 2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận - Giám đốc (GĐ) công ty là người điều hành tổ chức mọi hoạt động của công ty theo Pháp luật hiện hành, chịu trách nhiệm trước toàn công ty về hiệu quả hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành pháp luật trong công ty. Là người đại diện hợp pháp cao nhất của công ty trong lĩnh vực giao dịch và là người thay mặt công ty ký kết Hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ Công tác liên doanh liên kết Công tác giá cả (giá mua và giá bán ra) Công tác định hướng chất lượng phát triển sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn toàn công ty Ký: Các chứng từ về thu chi tài chính, tiền Các hợp đồng kinh tế Các văn bản giấy tờ đối nội, đối ngoại của công ty Các thủ tục giấy tờ văn bản của hai liên doanh - Phòng Kế hoạch: Cân đối kế hoạch vật tư trực tiếp giao dịch với các nhà cung câp để đặt hàng. Theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng, số lượng và tiến độ sản xuất của công ty. Thông báo ngay các sự cố trong quá trình sản xuất cũng như bán hàng: Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong lĩnh vực định hướng và phát triển kế hoạch sản xuất trước mắt cũng như lâu dài Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GĐ, phòng có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, điều độ sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế Tham mưu cho GĐ trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong lĩmh vực tiêu thụ sản phẩm, đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu Tổ chức theo dõi thực hiện việc vận chuyển thành phẩm nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao Quản lý, sử dụng hoá đơn tự in của công ty theo đúng hướng dẫn của cơ quan thuế và quy định của công ty Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy trình và hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất - Phòng Kỹ thuật:. Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý máy móc, thiết bị và định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật trước mắt cũng như lâu dài của công ty Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo kế hoạch của công ty và khách hàng, thực hiện công tác điều độ sản xuất của công ty Tổ chức triển khai đề tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất Quản lý máy móc, thiết bị toàn công ty và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ và đột xuất, lập các hướng dẫn công việc và qui trình về sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn và hiệu quả Tổ chức giám định các thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt Tổ chức, theo dõi thực hiện các qui trình và hướng dẫn các công việc có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá sản xuất - Xưởng sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất để thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty giao về sản lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Quản lý hiệu quả tối đa về lao động và máy móc thiết bị. - Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm - Phòng KCS: Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của toàn công ty Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng vật tư, bán thành phẩm đầu vào, các chi tiết sản phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất Xác định và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng Phân tích và tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý các dữ liệu thông tin trong quá trình sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm Tham gia tổ chức và trực tiếp tham gia các đợt đánh giá hệ thống quản lý chất lượng do công ty hoặc các đơn vị ngoài công ty thực hiện Theo dõi và đề xuất những thay đổi trong hệ thống quản lý chất lượng, trình lãnh đạo xem xét. Tham gia giúp lãnh đạo công ty về nội dung và chương trình cho buổi họp định kỳ xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng của công ty Tổ chức, theo dõi thực hiện các quy trình và hướng dẫn công việc có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá sản xuất - Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về các mặt công tác sau: Chỉ đạo sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Đôn đốc kiểm tra kế hoạch sản xuất hàng tháng của nhà máy, phòng ban Tổ chức họp hội nghị đánh giá tình hình kế hoạch tháng và giao kế hoạch tháng tiếp theo cho các đơn vị thực hiện Xây dựng các phương án để lo đủ việc làm cho CBCNV và người lao động Đôn đốc công việc bảo quản, quản lý kho tàng Công t ác chiến lược sản phẩm đến năm 2010 Ký: Các phiếu xuất nhập vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm Hoá đơn bán hàng, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế Séc, uỷ nhiệm chi thuộc lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tu - Phòng Kế toán - Tài chính: Quản lý và đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tình hình hoạt động tài chính kế toán và đưa ra các phương án mới để thực hiện. Lập các chứng từ, sổ sách kế toán và lưu trữ theo quy định của Nhà nước. Lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo biểu mẫu quy định để báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm theo chế độ hiện hành. Hạch toán giá thành sản phẩm, phân tích giá thành phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của ban giám đốc. Phối hợp với các Phòng ban để kiểm tra giá cả đầu vào và ra của nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm. Phối hợp với các Phòng ban để thu hồi và thanh toán công nợ, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, đúng chế độ của Nhà nước. III. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHUỘM HÀ NỘI 1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công nhuộm vải màu theo đơn hàng và kinh doanh sợi. Sản phẩm sợi Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45. Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng. Doanh thu từ sợi hàng năm chiếm 20% tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm vải Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản phẩm chủ yếu là vải cotton, vải PC 2 thanh phần.... phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công nghiệp, công nghiệp giày da, công nghiệp khai thác các loại. 2-Đặc điểm về khách hàng và thị trường Giai đoạn đầu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp,cơ sở sản xuất hàng may mặc. Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cung cách bán hàng nên cho đến nay thương hiệu sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng công nhận. Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nên khách háng có quyền lựa chọn những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm vừa đảm bảo về chất lượng, thời hạn giao hàng…mà còn phải đảm bảo về tính thẩm mỹ, kiểu dáng. Sản phẩm vải Công ty sản xuất chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất hàng may mặc do đó thị trường chính trong một vài năm gần đây là các đơn vị sản xuất hàng may mặc trong và ngoài nước. Thị trường trong nước chủ yếu là các dệt, may như: Công ty sợi Phúc Tân, Công ty D ệt 19/5 H à n ội , Công ty 26, Công ty may Thăng Long, Công ty may Hà Bắc, Xí nghiệp dệt-Công ty 20…Trong một vài năm gần đây, thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, 3-Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất Diện tích hiện tại của Công ty tổng diện tích khoảng hơn 1000m2 hệ thống các kho của Công ty cũng chiếm một diện tích tuơng đối lớn, hệ thống kho bao gồm kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa thành phẩm… Vài năm gần đây, Công ty không chỉ tăng về diện tích hoạt động của các phân xưởng mà nhìn chung các phân xưởng cũng đều được tu sửa, bảo dưỡng lại và hiện nay được đánh giá là tương đối hiện đại so với các công ty khác trong cùng ngành nhuộm. SƠ ĐỒ 2: BẢNG BỐ TRÍ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Máy nhuộm Máy sấy Máy văng Máy kiểm Đây là mô hình bố trí sản xuất hiệu quả nhất đảm bảo đúng theo qui trình công nghệ, đồng thời tiết kiêm thời gian và chi phí nhất trong sản xuất, vừa tân dụng được các loại nguyên liệu có chất lượng chưa thực sự được tốt, tối thiểu hoá được chi phí sản xuất. 4-Hệ thống cơ sở quản lý hành chính Không chỉ có hệ thống nhà xưởng của Công ty được tu sửa, bảo dưỡng mà hệ thống cơ sở quản lý hành chính của Công ty cũng không ngừng được nâng cấp. Các bộ phận phòng ban trong công ty được tổ chức khép kín nhưng việc trao đổi qua lại giữa các phòng ban cũng hết sức thuận tiện. Công ty trang bị cả một hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý của công ty với tổng số máy là 10 máy, Các máy này được nối mạng Lan trong toàn Công ty để tiện trao đổi, quản lý thông tin. Ngoài ra Công ty còn có một số máy khác kết nối mạng internet để cán bộ các phòng ban thu thập những thông tin cũng như thực hiện một số giao dịch bằng thương mại điện tử. . Tổ chức bộ máy ở các phân xưởng: - Quản đốc phân xưởng: được tổng giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động của phân xưởng. - Trưởng ca sản xuất: là người giúp việc cho quản đốc phân xưởng và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về công việc mà mình phụ trách. 5 Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty Trong một vài năm gần đây, khi Công ty tự chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì nhìn chung tốc độ phát triển của Công ty ngày càng rõ rệt: Bảng3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005-2006 Đơn vị tính: VN đồng Chỉ tiêu Mã số 2 005 2 006 A B 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 60 452 215 871 129 387 367 701 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 60 452 215 871 129 387 367 701 4. Giá vốn hàng bán 11 59 709 732 889 128 718 868 171 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 742 482 982 668 499 530 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 655 061 087 7. Chi phí tài chính 22 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 697 894 604 1 157 849 973 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30=20+21-22-24) 30 44 588 378 165 710 644 10. Thu nhập khác 31 43 840 000 6 000 002 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 43 840 000 6 000 002 13. Tổng lợi nhuận kế toán trớc thuế (50=30+40) 50 88 428 378 171 710 646 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 24 759 946 48 078 981 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 63 668 432 123 631 665 Trong vòng 2 năm Doanh thu của công ty đã tăng lên hàng chục tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng nhanh qua các năm. CHƯƠNG II: NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP NHUỘM HÀ NỘI. 1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán ở Công ty. Phòng kế toán - tài vụ của Công ty CP Nhuộm Hà Nội gồm 7 người, trong đó có 1 kế toán trưởng- trưởng phòng, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ,1 kế toán công nợ, 1 k ế toán kho, 1 kế toán tiền lương, 1 kế toán Ngân hàng Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán. Mô hình này rất phù hợp với công ty vì công ty có qui mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung và vận dụng máy tính để giảm bớt công việc kế toán, phục vụ kịp thời cho công tác kế toán được nhanh và chính xác. *Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của cán bộ nhân viên phòng k ế toán - tài vụ. Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động tài chính và là người điều hành bộ máy kế toán của Công ty. Đồng thời kế toán trưởng phải kiểm tra đối chiếu việc thực hiện luân chuyển chứng từ có đúng không. Ngoài ra kế toán trưởng còn hướng dẫn chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu, sổ sách kế toán, lựa chọn các hình thức kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chức năng quan trọng nhất của kế toán trưởng là tham mưu cho giám đốc nhằm giúp cho giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị đặc biệt về vấn đề tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp: Xác định kết quả kinh doanh, tổng hợp mọi số liệu và chứng từ mà các kế toán viên giao cho. Kiểm tra việc ghi chép, luân chuyển chứng từ. Sau đó báo cáo cho kế toán trưởng. Kế toán Công nợ: Theo dõi hạch toán các khoản công nợ của Công ty khi mua hàng hoá của các cơ quan khác, hoặc công ty bán chịu cho khách hàng những sản phẩm mà công ty sản xuất ra để tiêu thụ ( Hay còn gọi là hình thức thanh toán sau). Kế toán kho: Phụ trách theo dõi quá trình nhập xuất tồn nguyên vật liệu trên số sách: + Vào sổ vật tư, công cụ, dụng cụ + Lên bảng kê và hạch toán cũng như vào thẻ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn. + Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị. Kế toán tiền lương: Phụ trách việc hạch toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền công, thưởng, và các khoản phải trả cho người lao động. Kế toán Ngân Hàng: Quản lý các loại vốn ngân hàng, phụ trách việc vay, trả, giao dịch với ngân hàng. Thủ quỹ:Thu chi tiền mặt hàng ngày. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Ngân hàng Kế toán tiền lương Kế toán kho Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ Sơ đồ 4:Bộ phận phòng Kế toán 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội 3.1 Các hình thức sổ: Để phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty như đã nói ở trên. Công ty CP Nhuộm Hà Nội đã nghiên cứu vận dụng hình thức và tổ chức sổ sách kế toán thích hợp đó là hình thức kế toán là hình thức Nhật Ký Chung và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ5 : Sổ kế toán: Chøng tõ gèc Sæ, thÎ h¹ch to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ c¸i NhËt ký chung Sæ quü B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o kÕ to¸n 1,2, 3 Ghi hàng ngày. 4,5, 6 Ghi cuối tháng. 7,8, 9 Quan hệ đối chiếu Nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển gọi là nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong số Nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản có liên quan. Đối tượng các tài khoản quan trọng, hay phát sinh nhiều nghiệp vụ có thể mở sổ Nhật ký đặc biệt hay sổ nhật ký phụ. Cuối tháng định kỳ cộng các Nhật ký đặc biệt lấy số liệu ghi vào sổ Nhật ký chung hoặc vào thẳng sổ cái. Hiện nay, công ty đã trang bị máy tính phục vụ công tác kế toán, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc rất thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, lập và in sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Việc sử dụng kế toán máy thì trình tự xử lý số liệu như sau: Chứng từ gốc Xử lý nghiệp vụ Vào nhật ký chung Vào sổ cái Vào các sổ chi tiết Đưa ra các báo cáo như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết qủa kinh doanh, bảng cân đối tài khoản In và lưu trữ liệu Khoá sổ và chuyển sang kỳ tiếp theo Nhân viên kế toán cần nhập các thông tin ở chứng từ kế toán vào máy ví dụ như: Số hoá đơn, ngày tháng lập chứng tw, số lượng sản phẩm.... 3.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty CP Nhuộm Hà Nội. - Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm báo cáo. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ ghi chép kế toán là : Đồng Việt nam. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá của Ngân hàng Việt nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Hình thức sổ kế toán áp dụng là: Hình thức sổ Nhật ký chung. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo đúng qui đinh của bộ tài chính ban hành trích khấu hao theo quy định số 1062 TC/QĐ/ TSTC ban hành ngày 14/01/1996 của bộ tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá Giá gốc = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển+ Thuế ( Nếu có) Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế theo phương pháp khấu trừ. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường đã đào thải những doanh nghiệp không có khả năng thích ứng với cơ chế mới nhưng cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp chứng tỏ mình. Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là một trong những doanh nghiệp như thế. Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành dệt may cũng như trong ngành công nghiệp của cả nước, khả năng sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, doanh thu tiêu thụ không ngừng tăng lên, thị phần của công ty luôn đứng đầu các doanh nghiệp sản xuất dệt may... Với kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên với sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo cùng với các cô chú, anh chị trong Phòng Tài vụ em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Lâm và các cô chú, anh chị trong Phòng Tài vụ đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong việc hoàn thành bản Báo cáo. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC975.doc
Tài liệu liên quan