Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội

 Các hoạt động chủ yếu: Tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của công ty. Đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo việc làm,chi phí đời sống của CBCNVC khối văn phòng. Thực hiện các hợp đồng kinh tế. Khi được uỷ quyền được phép kí kết hợp đồng xây dựng, mua bán hàng hoá, bao bì để tạo điều kiện chủ động với thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào các kế hoạch của công ty, triển khai lực lượng đảm bảo bình ổn các hoạt động kinh doanh. Phối hợp với các đơn vị, phòng ban mở rộng thị trường, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng cao. Phối hợp với các phòng ban khai thác triệt để các lợi thế nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Một số đánh giá Trong tình hình khó khăn như hiện các cán bộ công nhân viên cần phải tích cực hơn nữa nhằm đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay để vươn lên. Cần có các phương án, chính sách cụ thể khi tham gia đấu thầu, tăng khả năng trúng thầu. Đổi mới các phương pháp quản lý , xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có chất lượng cao hướng tới mục trước mắt và cử đi học, đào tạo các công nhân kỹ thuật cao nhằm mục tiêu lâu dài.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp đỡ sinh viên khi ra trường không bị bỡ ngỡ trước thực tế và làm quen dần với môi trường thực tế Trường KTQD đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên sắp ra trường. Quá trình thực tập giúp sinh viên kết hợp giữa lý luận với thực tế, vận dụng tổng hợp liến thức đã được trang bị vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn tại cơ sở thực tập nhằm củng cố các kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các công việc sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên ngành Quản trị, quá trình thực tập là cơ hội để sinh viên có thể rèn luyện các kỹ năng, phương pháp làm việc của nhà quản trị tưong lai, vận dụng các công cụ, phương pháp phân tích, đánh giá, nghiên cứu kinh doanh để từ đó hình thành chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình tiếp cận với các doanh nghiệp, các sinh viên bước đầu vận dụng tổng hợp các kiến thức lý luận đã học vào thực tế, phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết; tập sự các công việc kinh doanh và quản trị, qua đó rèn luyện kỹ năng thực hành giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn, phát hiện, thu thập, phân tích tư liệu, đánh giá hoạt động quản trị cơ sở. Thực tập tốt nghiệp thực sự là quá trình cần thiết cho sinh viên. Để hoàn thành tốt khoá thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp thì hoàn thành báo cáo tổng hợp là không thể thiếu. Trong quá trình làm báo cáo do trình độ lý luận và kiến thức còn non yếu, kinh nghiệm thực tế tiếp cận chưa được bao nhiêu nên không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi tiếp cận thực tế công việc của đơn vị. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Thạc sĩ Mai Xuân Được đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Chương I: Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội 1.1.Thông tin chung Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Miền Trung - Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 1613/QĐ-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt. Công ty cổ phần phát triển Hà Nội có chức năng thi công xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. Thi công lắp đặt máy móc thiết bị , kết cấu kim loại phục vụ xây dựng sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị. Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. Khai thác mở, chế biến khoáng sản phục vụ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn và đầu tư xây dựng. Trải qua nhiều năm phát triển với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có chuyên môn và công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản và trưởng thành trong thực tiễn thi công xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng nên đã thực hiện tốt nhiều công trình xây dựng với chất lượng kỹ thuật cao, mỹ thuật hoàn hảo, đồng thời trên lĩnh vực sản xuất cũng tạo ra nhiều sản phẩm với thiết kế độc đáo và được người tiêu dùng ưa chuộng. Với bề dày kinh nghiệm, Công ty cổ phần phát triển Hà Nội là một trong số ít những công ty có uy tín trên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và thi công công trình. Bảng 1.1: Một số thông tin về Doanh Nghiệp: Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội Tên giao dịch: Chuyển đổi ( CPH ) từ DNNN theo quyết định số: 1613/QĐ-BXD ngày19/08/2005 của bộ xây dựng Tên viết tắt: Ha Noi development investment joint stock company Địa chỉ trụ sở: 94F Đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa Điện thoại: 5624415/5624425 Fax: 5624416 Email: northcosevco@fpt.com.vn www.northcosevco.com.vn Số Đăng ký kinh doanh: 0103010123 Ngày cấp: 07/12/2005. Thay đổi lần cuối ngày 13/06/2007 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc: Nguyễn Hữu Quảng Vốn điều lệ: Đồng Việt Nam: 15.000.000.000 Tài khoản: - Tại sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: 00.7300.0098.9 - Tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt – Chi nhánh tại Hà Nội: 0200073.0000989.6 - Tại Ngân hàng Công Thương Thái Bình: 710A.00089 Thành viên: Vốn nhà nước, người trực tiếp quản lý phần vốn góp: Trần Danh Thanh, Lê Minh Quốc - 31 cổ đông khác 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Giai đoạn I: chi nhánh của Tổng công ty xây dựng Miền Trung (1999 – 2000 ) Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội tiền thân là chi nhánh của Tổng công ty xây dựng Miền Trung. Thời kỳ này công ty còn trong giai đoạn manh nha, nhỏ bé, đang tìm hướng phát triển lâu dài. Trong giai đoạn này công ty vẫn còn là chi nhánh nhỏ, với lực lượng lao động còn hạn chế, hoạt động yếu ớt và nhỏ lẻ. Giai đoạn II: Công ty xây dựng Phương Bắc ( 2001 – 2005 ) Giai đoạn này từ một chi nhánh nhỏ đã thành lập doanh nghiệp nhà nước thành viên của Công ty Xây dựng Miền Trung lấy tên là: Công ty đầu tư và xây dựng Phương Bắc. Công ty Đầu tư và xây dựng Phương Bắc có trụ sở chính đặt tại số 442 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Công ty Đầu tư và xây dựng Phương Bắc có tên giao dịch quốc tế là: North - Investment and construction company. Viết tắt là: North – Cosevco. Công ty đầu tư và xây dựng Phương Bắc là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, có con dấu, có tài sản, có tài khoản mở tại các ngân hàng quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ tổ thức và hoạt động của Tổng công ty xây dựng Miên Trung đã được Bộ trưởng bộ Xây dựng phê chuẩn và theo điều lệ riêng của Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Miền Trung phê chuẩn. Công ty đầu tư xây dựng Phương Bắc có vốn kinh doanh tại thời điểm thành lập là: Tổng số vốn: 11.943.067.444 Trong đó, vốn nhà nước: 5.506.303.299 Giai đoạn III: Công ty xây dựng Hà Nội ( 2006 – nay ) Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước giai đoạn này công ty xây dựng Phương Bắc tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là: Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội. Công ty chuyển sang một giai đoạn mới, trở thành doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo một cách thức mới. Chương II: Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty Đặc điểm chung của các công ty xây dựng là rất khó xác định thị trường và khách khách hàng. Do lĩnh vực xây dựng khác với các lĩnh vực khác, không giống như hàng tiêu dùng hay các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu… Các sản phẩm của ngành xây dựng rất đặc biệt, mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều kèm theo các đặc điểm riêng có của nó. Hơn nữa các công ty xây dựng thường hoạt động rộng và thị trường thì không phân biệt rõ rệt. Do vậy chúng ta chỉ quan tâm tới một số hoạt động chủ chốt của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đang tập trung vào một số các hướng sau: 2.1. Xây dựng: Thị trường của doanh nghiệp: Doanh nghiệp tập trung vào mảng thi công xây lắp, trong thi công xây lắp thì tập trung vào xử lý nền móng, trong các phương pháp xử lý móng lại tập trung vào phương pháp khoan cọc nhồi. Có thể nói đây là đoạn thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện hoạt động chủ yếu trong đoạn thị trường này. Sản phẩm: - Khảo sát địa hình - Xử lý nền đất bằng phương pháp khoan cọc nhồi Công nghệ: Doanh nghiệp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị ( xem phụ lục một số trang thiết bị của công ty ở cuối báo cáo ). 2.2. Công nghiệp: Mặc dù xây dựng là hoạt động chính của công ty nhưng hiện nay công ty cũng tham gia vào hoạt động công nghiệp. Công ty hiện đang tập trung vào mảng sản xuất các sản phẩm xây dựng (gạch, ngói…) và đầu tư, vận hành các máy móc công nghiệp có liên quan. Hiện công ty công ty có hai xí nghiệp sản xuất tại Hà Nội. 2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, sân bay, bến cảng, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, khu dân cư, trang trí nội ngoại thất công trình, xây dựng đường dây và trạm biến thế điện 500 KV trong và ngoài nước. Thi công lắp đặt máy móc thiết bị, kết cấu kim loại phục vụ công tác xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị trong và ngoài nước. Sản xuất gạch Granit, gốm sứ dân dụng. công nghiệp. Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, đá xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các loại vật liệu xây dựng khác trong và ngoài nước. Khai thác tài nguyên, khoáng sản phi kim loại, chế biến gỗ xuất khẩu. Kinh doanh nhà và đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, trạm biến thế diện và đường điện thế cao, hạ áp, công trình kỹ thuật, hạ tàng đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư. Xuất nhập khẩu các nguyên vật liệu, vật tư,hàng hoá, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty Đại lý ký gửi, mua bán, giao nhận các loại vật tư, hàng hoá, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. Dịch vụ nghiên cứu hoạch định chiến lược đầu tư, khai thác thị trường trong và ngoài nước. Dịch vụ vận tải đường bộ, đường thuỷ. Dịch vụ cho thuê văn phòng, tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm trong nước và quốc tế. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch. Chương III: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội 3.1. Môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp 3.1.1. Thuận lợi: Trong tình hình đất nước đang đổi mới như hiện nay, sự đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài cộng với sự phát triển vượt bậc của đất nước trong những năm qua tạo điều kiện to lớn cho ngành xây dựng nói chung và cho công ty nói riêng. Doanh nghiệp có thể thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào từ đó mở rộng quy mô, mua sắm máy móc, trang thiết bị, chuyển giao các công nghệ mới ... Không chỉ vậy với sự thay đổi cở sở kiến trúc hạ tầng như hiện nay cũng tạo cho Công ty nhiều lợi thế; các khu công nghiệp, nhà chung cư mọc lên như nấm tạo ra không ít cơ hội phát triển cho công ty, tạo công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên trong công ty. Cả nước đang chuyển mình mạnh mẽ, tỉnh nào cũng phát triển, tỉnh nào cũng xây dựng các khu công nghiệp, đường xá được nâng cấp lại, mở rộng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển các máy móc thiết bị đi thi công các công trình nhờ vậy mà khả năng cạnh tranh của công ty cũng cao lên. 3.1.2. Khó khăn: Mặc dù thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty xây dựng mới liên tục được thành lập do thị trường có nhu cầu cao và hiện nay thị trường này đang là miếng mồi béo bở cho các công ty khai thác triệt để. Do phải làm việc với các đối tác nước ngoài nên những chuẩn mực phải thay đổi để phù hợp với các thông lệ cũng như chuẩn mực quốc tế gây ra những khó khăn nhất định cho công ty. Sự đổi mới các phương pháp thi công đòi hỏi nhu cầu về nhân lực mạnh mẽ, đặc biệt là các kỹ sư giỏi, có trình độ chuyên môn tốt. 3.2. Đánh giá chung tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Bảng 3.2: Một số kết quả kết sản xuất kinh doanh Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị sản lượng 86.000.000.000 60.000.000.000 25.000.000.000 Doanh thu 70.000.000.000 47.000.000.000 18.000.000.000 Lợi nhuận 1.000.000.000 700.000.000 500.000.000 Thu nhập bình quân/người 1.500.000 1.500.000 1.600.000 Sau khi cổ phần năm 2006 công ty đã gặp những khó khăn nhất định. Qua kết quả sản xuất kinh doanh ta có thể thấy sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp đã rơi vào trạng thái khủng hoảng, doanh thu liên tục giảm: năm 2005 là 70 tỉ nhưng tới năm 2007 chỉ còn 18 tỉ, có thể nói sự sụt giảm này là rất nghiêm trọng . Nhà máy ở các tỉnh tạm thời bị ngừng hoạt động, chỉ còn một số ít nhà máy ở Hà Nội là còn hoạt động. Giá trị sản lượng giảm trầm trọng do doanh nghiệp chưa thoát khỏi khủng hoảng nên không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, các công trình trúng thầu rất ít. Đây là nguyên nhân chính làm cho sức cạnh tranh của công ty giảm dẫn tới sản lượng giảm sút. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng nói chung khá phức tạp. Bởi vì các sản phẩm xây dựng mang tính chất đặc thù, lại không thể mang đi chào hàng như các hàng hoá khác. Công ty chủ yếu hoạt động ở Miền Bắc. Sản phẩm là các công trình xây dựng phân bố khắp các tỉnh phía Bắc. 3.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất – kinh doanh của công ty 3.3.1. Thuận lợi: Với sự phát triển của đất nước như hiện nay là cơ hội to lớn cho công ty có thể vươn lên mạnh mẽ. Đặc biệt là tình hình hiện nay các công trình xây dựng rất nhiều tạo ra không ít cơ hội cho công ty có thể tận dụng được để vươn lên. Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn sau khi đổi mới nhưng với sự đồng lòng và sự nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên, hiện nay công ty đang dần hồi phục và đạt được một số kết quả nhất định. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên so với các năm trước năm 2007 là: 1.6 triệu còn năm 2006 là 1.5 triệu. Hiện nay công ty đã dần bắt nhịp được với môi trường kinh doanh mới, đã và đang đặt ra các mục tiêu nhằm đưa công ty hoạt động một cách kinh hoạt hơn đánh dấu sự trở lại của thời kỳ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. 3.3.2. Khó khăn: Cũng giống như các doanh nghiệp nhà nước khác, sau khi cổ phần hoá Công ty rơi vào trạng thái khủng hoảng. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp sau khi cổ phần và công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội cũng không ngoại lệ. Sau khi cổ phần, năm 2006 công ty rơi vào khủng hoảng, nợ đọng nhiều do hậu quả của nền kinh tế quan liêu bao cấp để lại, công ty đã phải thu hẹp quy mô. Tình hình kinh doanh của công ty bị chững lại, công ty cần có thời gian để làm quen với hình thức quản lý,cơ cấu tổ chức mới. Hiện nay công ty đang trong quá trình hồi phục và bắt đầu đi vào ổn định. Hiện nay với sự phát triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão, để bắt kịp sự phát triển của các nước khác, không để tụt hậu, chúng ta cũng đang thay đổi từng ngày. Sự chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các cơ quan nhà nước liên tục ban hành các văn bản mới để điều chỉnh cho kịp thời nhưng cũng không tránh khỏi sự chồng chéo của các văn bản, quy định…và sự tách ra, nhập vào của các bộ cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp bởi có sự lấn sân giữa các bộ với nhau, bộ này quy định thế này, nhưng bộ kia lại quy định thế kia. Trong hoàn cảnh đất nước đổi mới từng ngày như vậy cũng gây khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp. Với sự bùng nổ kinh tế của chúng ta, tốc độ phát triển liên tục trong những năm gần đây nước ta luôn đạt 7-8%/năm thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra cũng rất khốc liệt. Sự phát triển, thay đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự đổi mới của cơ sở hạ tầng làm cho nhiều doanh ngiệp xây dựng mới được hình thành, còn các doanh nghiệp cũ thì mở rộng, tăng quy mô. Những doanh nghiệp nhanh nhạy nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi của cơ chế mới thì vươn lên một cách mạnh mẽ. Đây là thách thức không nhỏ đối với Công ty. Sự đổi mới nền kinh tế tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước mới chuyển đổi do quen với cơ chế cũ, cách làm việc cũ đã tạo thành lối mòn cần có thời gian để thay đổi. Đây là vấn đề Công ty hiện đã dần khắc phục được. 3.4. Phương hướng phát triển trong những năm tới Trong năm tới đây Công ty định hướng: Tiếp tục đẩy mạnh thi công xây lắp, cụ thể là thi công móng theo phương pháp khoan cọc nhồi. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Phục hồi các nhà máy ở các tỉnh: cụ thể là nhà máy gạch Long Hầu tại Thái Bình, nhà máy Bao bì Thái Bình. Tập trung vào đầu tư, sản xuất công nghiệp, vận hành các máy công nghiệp. Tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy Công ty, tăng cường công tác lao động, giám sát công tác quản lý tổ chức và hạch toán để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao vai trò quản lý của các bộ phận trực thuộc, xây dựng và củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra. Xây dựng đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề, có kỹ thuật cao thông qua các trường đào tạo. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thi công mới. Hoàn thiện cở chế quản lý thông qua phân cấp quản lý và giao khoán cho các đội công trình, tăng cường hỗ trợ kế toán có kinh nghiệm quản lý cho từng công trình, chủ động công tác thu hồi vốn cho các công trình đang tồn đọng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đề xuất các biện pháp tích cực để thu hồi vốn nhanh, giảm lãi vay, giảm nợ đọng, có biện pháp thật cụ thể tháo gỡ các công trình kém hiệu quả. Chương VI: Các hoạt động quản trị chủ yếu của Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÀ NỘI Đại hội đồng cổ đông Tổng Giám Đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phó Tổng Giám Đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tài chính-kế toán Phòng tổ chức Phòng kinh doanh Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Ban lãnh đạo Công ty Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Lê Minh Quốc Ban kiểm soát Ông Nguyễn Đức Thường Tổng giám đốc Ông Nguyễn Hữu Quảng Phó tổng giám đốc Ông Vũ Hữu Tuệ Kế toán trưởng Ông Nguyễn Đức Cường Đội ngũ cán bộ công nhân viên Tổng số cán bộ công nhân viên 513 người Trong đó: Trình độ đại học và trên đại học 185 người Trình dộ trung cấp, cao đẳng 55 người Công nhân kỹ thuật 273 người 4.2. Quản trị tài chính Thông qua các báo cáo tài chính để nhìn thấy tình hình thực tế ở bên trong công ty. Khi ta đọc báo cáo của công ty thì có nghĩa là đã nắm rõ tình hình nội bộ của nó. Thông qua báo cáo tài chính, ta có thể phán đoán nền tảng của công ty đó tốt hay xấu, biết được nó có phát triển hay đang bị suy yếu; ta còn có thể chỉ ra hệ thống quản lý tài chính của nó hoạt động hoặc không. Công tác tài chính - kế toán có chức năng tham mưu cho Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính - kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Công ty. Chính sách tài chính - kế toán áp dụng tại công ty: Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm trình Công ty phê duyệt mức vay, bảo lãnh vay vốn ngắn hạn, trung hạn nhằm đảm bảo đủ vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo đơn vị thực hiện quyền quản lý sử dụng vốn, tài sản do cấp trên giao, đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quá trình tổ chức thực hiện. Dự thảo các quy chế, quy định nội bộ thuộc lĩnh vực quản lý tài chính phục vụ phát triển sản xuất không trái với luật định. Cùng với các phòng ban chức năng tham gia việc soạn thảo các hợp đồng kinh tế, đúng với chế độ pháp lệnh hợp đồng kinh tế đảm bảo có lợi nhất cho đơn vị. Thực hiện việc sử dụng sử dụng vốn, quỹ của Xí nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả nhất. Trên cơ sơ hướng dẫn thực hiện của Công ty, phụ trách Kế toán có trách nhiệm tham mưu đề xuất việc quản lý, sử dụng, phân chia cổ tức sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và nghĩa vụ với Công ty đảm bảo đúng pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước, của Công ty hoặc các báo cáo thất thường khác. Tổ chức thu thập ghi chép chứng từ sổ sách, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn kinh doanh. Phối hợp với các phòng ban chức năng phân tích kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của đơn vị. Tính toán, trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, nộp Công ty và thanh quyết toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả. Phối hợp các phòng ban chức năng thực hiện công tác kiểm kê định kỳ theo hướng dẫn của Công ty, báo cáo biện pháp giải quyết xử lý các khoản thừa thiếu hư hỏng trong quá trình kiểm kê để chấn chỉnh quản lý. Lập đầy đủ, gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê các quyết toán của đơn vị theo quy định. Phối hợp cùng các phòng ban chức năng tổ chức việc kiểm tra quyết toán công trình thu hồi vốn, quyết toán nội bộ. Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và các quy định của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ, tài liệu kế toán theo quy định. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán trong đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Giám đốc giao phù hợp với chức năng nhiệm vụ của phòng. Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài sản và vốn trong toàn đơn vị. Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước ban hành. Kiểm tra việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tài chính, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Phân tích tình hình tài chính: Doanh Thu Tỷ đồng Từ biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty CP cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội giảm liên tục qua các năm. Doanh thu năm 2006 là 47 tỷ đồng giảm 33% so với năm 2005 ( 70 tỷ), năm 2007 là 18 tỷ đồng giảm 62% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh kém hiệu quả. Doanh thu của công ty giảm mạnh với tốc độ chóng mặt, năm sau tốc độ doanh thu giảm nhanh hơn năm trước. Lợi Nhuận Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận giảm liên tục, điều này là tất yếu vì doanh thu của công ty giảm mạnh trong những năm gần đây. Lợi nhuận năm 2006 là 700 triệu giảm 30% so với năm 2005 ( 1 tỷ ), lợi nhuận năm 2007 ( 500 triệu ) giảm 28% so với năm 2006. Ta thấy lợi nhuận có giảm nhưng tốc độ giảm không lớn như doanh thu. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện tốt việc cắt giảm các loại chi phí không cần thiết. Chỉ tiêu tài chính Hệ số doanh lợi doanh thu = Năm 2005 2006 2007 Hệ số Doanh lợi doanh thu 1.42% 1.49% 2.78% Từ bảng trên ta thấy: Hệ số doanh lợi doanh thu qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn và hiệu quả kinh doanh qua các năm đã có những bước tiến triển nhất định. 4.3. Quản trị văn phòng Quản trị văn phòng hiện nay có ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực lễ tân, quản lý trụ sở, phương tiện làm việc, trang thiết bị phục vụ quản lý, xe ôtô con của Xí nghiệp. Công tác quản trị văn phòng: Thực hiện đúng các quy định về văn thư lưu trữ, bảo mật, các nguyên tắc quản lý công văn giấy tờ đi, đến, các biện pháp quản lý tài sản thuộc lĩnh vực chuyên môn. Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy chế làm việc, giao dịch, tiếp khách, bảo vệ Xí nghiệp, trang trí khánh tiết,…công tác trật tự an ninh, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc. Có chế độ, quy định quản lý và sử dụng có hiệu quả, hợp lý các thiết bị văn phòng, thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê, bảo dưỡng theo định kỳ. Sắp xếp nơi làm việc, trang thiết bị cho các phòng ban. Lập kế hoạch điều động xe con phục vụ lãnh đạo theo nhu cầu công tác. Bảo vệ kho tàng, trụ sở, tài sản,… của cơ quan, quản lý ra vào cơ quan. Phục vụ công tác: đánh máy, in và quản lý các công văn giấy tờ, con dấu Xí nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành. Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm các trang thiết bị, phương tiện đi công tác, phục vụ văn phòng,… phục vụ tốt các sinh hoạt, học tập, hội nghị của Xí nghiệp. Tổ chức tiếp đón và hướng dẫn khách đến nơi làm việc đúng quy định, nội dung và đối tượng. Tổ chức trang trí, khánh tiết các ngày lễ, tết, hội nghị,… Phân tích tình hình quản lý văn phòng trong công ty: Với việc bố trí văn phòng theo kiểu đóng - kiểu bố trí tách bạch từng phòng, có tường xây ngăn cách, góp phần đảm bảo sự độc lập giữa các bộ phận, không gây ồn ào, mất trật tự, đáp ứng được yêu cầu đảm bảo các thông tin khi cần thiết. Trong thời gian vừa qua nhân viên văn phòng của công ty đã thực hiện tốt các nhiệm vụ và vai trò của mình như tổ chức tốt các chuyến đi công tác cho lãnh đạo, tổ chức các hội nghị cổ đông … 4.4. Quản trị nhân sự Bộ máy tổ chức cán bộ của công ty hiện nay đã tương đối ổn định. Đứng đầu là tổng giám đốc, bên dưới tổng giám đốc là phó tổng giám đốc, bên dưới phó tổng giám đốc là các trưởng phòng. Tổng giám đốc là người điều hành cấp cao nhất trong công ty. Tổng giám đốc làm việc theo quyền hạn và trách nhiệm của mình dưới sự giám sát của ban giám sát và hội đồng quản trị. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 513 người. Trình độ đại học và trên đại học là 185 người chiếm tỷ lệ là: 36%. Trình độ trung cấp cao đẳng là 55 người chiếm tỷ lệ là: 10.7%. Còn lại là công nhân kỹ thuật 273 người chiếm tỷ lệ: 53.3%. Về chế độ tiền lương: Thực hiện trả lương đúng kỳ hạn 1 tháng 1 lần. Lương bình quân theo đầu người là 1.6 triệu/người/tháng. Như vậy mức lương năm 2007 tăng 6.67% so với năm 2006 ( 1.5 triệu/người/tháng ). Mọi đối tượng nghỉ tại nhà không lý do đều không được hưởng lương. Nghỉ ốm nghỉ phép được tính 75% lương cơ bản nếu có đầy đủ giấy tờ y tế. Các vị trí mới được tuyển dụng sẽ được hưởng lương thử việc ( 75% lương cơ bản ), tổng giám đốc sẽ quyết định nhận làm nhân viên chính thức và được trả 100% lương nếu nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc phân bổ lương cho các đội thi công, đội sản xuất căn cứ vào bảng chấm công của tổ trưởng và được các tổ viên xác nhận cùng kết quả lao động bình xét do tổ trưởng đề xuất. Bảng tổng hợp chấm công do đội trưởng xác nhận và báo cáo trong biên bản nghiệm thu nội bộ chỉ có giá trị sau khi được trưởng phòng hoặc giám đốc phụ trách chấp nhận. Bộ phận tiền lương của công ty chia lương trên cơ sở bảng khoán, bảng chấm công và kết quả bình xét lao động. Ban tổng giám đốc công ty sẽ kiểm tra bảng lương và ký chi sau khi kiểm tra thống nhất các chi tiết trên đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Thực hiện các chính sách, chế độ cho người lao động gồm: nghỉ hưu, mất sức, tai nạn, BHXH, BHYT, các loại phụ cấp ( như phụ cấp xăng xe ) nâng bậc lương theo qui định của nhà nước. Phối hợp các phòng ban chức năng xây dựng, hướng các tiêu chuẩn định mức lao động, đơn giá tiền lương, triển khai thực hiện báo cáo thống kê nghiệp vụ quản lý hồ sơ CBCNV và người lao động. Chính sách quản trị nhân sự: Sử dụng lao động hợp lý đúng người, đúng việc, điều phối nhân lực đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu sản xuất và năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ chủ chốt, soạn thảo các văn bản để Giám đốc ký hoặc Giám đốc báo cáo Giám đốc Công ty ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh cán bộ theo phân cấp quản lý. Tiếp nhận, điều động, cho thôi việc đối với CBCNV nếu được Giám đốc đồng ý theo thẩm quyền, có trách nhiệm làm các thủ tục cần thiết để Giám đốc quyết định theo phân cấp quản lý. Quản lý CBCNV trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với CBCNV như giải quyết nghỉ phép năm, nghỉ bù, nghỉ việc không hưởng lương, thôi việc,… theo phân cấp của Xí nghiệp. Tổ chức hướng dẫn sơ kết, tổng kết và công tác kiểm điểm cán bộ hàng năm đồng thời tập hợp các kiến nghị của CBCNV nghiên cứu đề xuất ý kiến trình Giám đốc xét giải quyết. Chế độ thưởng phạt: Căn cứ vào kết quả lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành luật lệ an toàn lao động, ý thức bảo quản trang thiết bị lao động của các cá nhân và tập thể trong công ty. Sau mỗi năm công ty sẽ tiến hành trao thưởng cho các cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mức thưởng sẽ từ 10 – 15% thu nhập của cá nhân hoặc tập thể. Với cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm kỷ luật lao động gây mất an toàn lao động, làm chậm tiến độ, gây thiệt hại vật chất cũng như uy tín của công ty sẽ phải đền bù các thiệt hại đã gây ra và phải chịu phạt từ 10 – 15% thu nhập của cá nhân hoặc tập thể. 4.5. Quản trị chiến lược Các công tác trong quản trị chiến lược của công ty: Đưa ra các chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đồng thời tìm ra các biện pháp thực hiện kế hoạch đã đề ra cũng như đôn đốc các cá nhân tập thể nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ. Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm của Xí nghiệp đồng thời giao kế hoạch tháng, quý cho đơn vị trực thuộc sau khi được Giám đốc phê duyệt. Điều tra thu thập thông tin kinh tế, gặp gỡ tiếp xúc với các đối tác, xử lý thông tin để tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin. Xây dựng đơn giá dự thầu trình Giám đốc phê duyệt. Tham mưu cho Giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết hợp đồng kinh tế đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, chặt chẽ về pháp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế cho đơn vị. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng kế hoạch sản xuất và tiến độ thi công công trình. 4.6. Quản trị công nghệ và cơ sỏ vật chất Công tác quản trị máy móc thiết bị: Căn cứ vào kế hoạch tháng, quý, năm trình Giám đốc phê duyệt tiến độ bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị do Xí nghiệp quản lý. Tổ chức việc kiểm kê, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các loại xe máy, thiết bị do Xí nghiệp quản lý. Tổ chức tiếp nhận bàn giao thiết bị đi đến theo quy chế quản lý của Công ty. Đề nghị Giám đốc điều động xe máy, thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất khi triển khai hoặc kết thúc công trình có trách nhiệm tổ chức vận chuyển máy móc, thiết bị đảm bảo hiệu quả kinh tế, đúng tiến độ được duyệt. Cùng với các phòng ban chức năng quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân kỹ thuật. Phối hợp với các phòng ban xây dựng các loại định mức của xe máy, thiết bị thi công. Trực tiếp xây dựng các định mức trong khâu bảo dưỡng, sửa chữa, chế tạo, đại tu tại xưởng sửa chữa. Kiểm nghiệm xe máy vào xưởng, xuất xưởng, xác định nội dung công nghệ, biện pháp kỹ thuật, sửa chữa phục hồi xe máy thiết bị do Xí nghiệp quản lý. Xác định nguyên nhân mức độ hư hỏng, lập biện pháp phục hồi hay đề nghị thay thế phụ tùng mới, kiểm tra, kiểm nghiệm phụ tùng thay thế. Đề nghị xử lý các trường hợp vi phạm chế độ quản lý máy và tiêu hao vật tư, phụ tùng không đúng định mức đồng thời cũng để Giám đốc xét khen thưởng các trường hợp thực hiện tốt chế độ chăm sóc, bảo quản. bảo dưỡng xe máy, thiết bị tiết kiệm vật tư, phụ tùng thay thế trên cơ sở định mức vật tư, phụ tùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề ra biện pháp và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp về an toàn trong sử dụng, vận hành sửa chữa và vận chuyển máy móc, thiết bị do Xí nghiệp quản lý. Trưởng phòng kỹ thuật có quyền đình chỉ hoạt động của xe máy thiết bị nếu thấy nguy cơ mất an toàn hoặc gây hư hỏng cho xe máy thiết bị có thể xảy ra. Tổ chức tốt việc tiếp thị, tìm nguồn vật tư mới, khai thác vật tư, phụ tùng thay thế, mua sắm kịp thời theo dự trù, đảm bảo chất lượng vật tư hàng hoá, giá cả hợp lý trình Giám đốc phê duyệt. Tổ chức bến bãi, kho tàng vật tư tại đơn vị đảm bảo khoa học, hợp lý phù hợp với quy định phòng chống cháy nổ, an toàn khu vực, vệ sinh môi trường. Có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc trong việc lập sổ sách chứng từ, theo dõi quản lý xuất, nhập vật tư, hàng hoá, đảm bảo tính khoa học, các chứng từ phải đầy đủ cơ sơ pháp lý theo pháp luật. Tổ chức cấp phát vật tư tiện lợi trên cơ sở các dự trù vật tư được phê duyệt theo quy định về phân cấp quản lý của đơn vị. Phân tích tiêu hao định mức cho một đơn vị sản phẩm, một loại hình công việc, một công trình, qua đó, đề xuất biện pháp quản lý mới trình Giám đốc xem xét có biện pháp chỉ đạo. Tổ chức kiểm tra định kì hoặc kiểm tra đột xuất kho tàng vật tư theo hướng dẫn của công ty hoặc yêu cầu của xí nghiệp. Đề nghị Giám đốc thay đổi bổ sung cán bộ nghiệp vụ chuyên ngành khi cần thiết theo thẩm quyền của Giám đốc Xí nghiệp. Trên cơ sở định mức vật tư đã được duyệt làm thủ tục thanh quyết toán vật tư cho các công trình thi công, trình Giám đốc phê duyệt. Đánh giá chung Công ty với số lượng trang thiết bị máy móc rất nhiều ( xem phụ lục cuối báo cáo ) vậy nên công tác quản trị máy móc là rất quan trọng. Cho ta thấy quy mô của công ty không phải là nhỏ. Với số lượng trang thiết bị máy móc nhiều như vậy thì việc quản trị các máy móc này không phải là dễ nhưng các cán bộ trong công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong những năm gần đây không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra ( như cháy, nổ …) 4.7. Quản trị kinh doanh Các hoạt động chủ yếu: Tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của công ty. Đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo việc làm,chi phí đời sống của CBCNVC khối văn phòng. Thực hiện các hợp đồng kinh tế. Khi được uỷ quyền được phép kí kết hợp đồng xây dựng, mua bán hàng hoá, bao bì để tạo điều kiện chủ động với thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào các kế hoạch của công ty, triển khai lực lượng đảm bảo bình ổn các hoạt động kinh doanh. Phối hợp với các đơn vị, phòng ban mở rộng thị trường, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng cao. Phối hợp với các phòng ban khai thác triệt để các lợi thế nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một số đánh giá Trong tình hình khó khăn như hiện các cán bộ công nhân viên cần phải tích cực hơn nữa nhằm đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay để vươn lên. Cần có các phương án, chính sách cụ thể khi tham gia đấu thầu, tăng khả năng trúng thầu. Đổi mới các phương pháp quản lý , xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có chất lượng cao hướng tới mục trước mắt và cử đi học, đào tạo các công nhân kỹ thuật cao nhằm mục tiêu lâu dài. 4.8.Quản trị maketting Quản trị maketting tuy là ra đời muộn. Nhưng hiện nay makettinh có tầm quan trọng rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với Công ty CP phát triển đầu tư Hà Nội nói riêng. Nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra cũng như việc góp phần tăng quy mô mở rộng thị trường, công ty cũng đã tích cực tham gia các hội trợ, triển lãm giới thiệu về các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng như triển lãm tại cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, hội chợ Giảng Võ … KẾT LUẬN Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong khi thực tập sinh viên được cọ xát với thực tế, sẽ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc thực tập giúp sinh viên nhanh chóng bắt nhịp được với công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sau này. Để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp sau này thì báo cáo tổng hợp là điều không thể thiếu. Trong quá trình làm báo cáo do trình độ lý luận và kiến thức còn non yếu, kinh nghiệm thực tế tiếp cận chưa được bao nhiêu nên không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn Công ty cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi tiếp cận thực tế công việc của đơn vị. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Thạc sĩ Mai Xuân Được đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Đức Phụ lục: Một số các trang thiết bị máy móc trong công ty: 1 Mô tả thiết bị Nước sản xuất Số lượng Công suất trọng tải I. Thiết bị, xe máy thi công 2 Máy khoan cộc nhồi TL Soilmee ITALIA 02 3 Máy đóng cọc đa chức năng KH 230 Soilmee Nhật 02 05 tấn 4 Máy ép cọc BTCT Việt Nam 02 S 1413 cm 5 Máy đào bánh xích hiệu Liebherr Đức 02 cái 1.2 – 2.5 m/g 6 Máy đào bánh xích Komatsu Nhật 01 cái 1.5 m/gầu 7 Máy đào bánh lốp Liebherr Đức 02 cái 1.2 m/gầu 8 Xe xúc lật bánh lốp Nhật 01 1.7 m/gầu 9 Đầm đất Mikasa MT Nhật 10 cái 1 – 1.2 KW 10 Lu rung 14 tấn Model YZ14A Trung Quốc 02 cái 1 – 14 tấn 11 Xe lu bánh kim loại Nhật 02 cái 16 tấn 12 Máy ủi DZ 171 Nga 02 cái 170 CV 13 Máy ủi D65 – Komatsu Nhật 02 cái 140 CV 14 Ô tô Ben tự đổ Kamaz 5511 Nga 15 cái 13 tấn 15 Trạm trộn bê tông Đức 02 cái 25 m/h 16 Máy trộn bê tông Trung Quốc 10 cái 350 lít 17 Máy bơm bê tông KALEHA Úc 02 cái 60 – 120 m/h 18 Máy xoa nền bê tông Nhật 02 cái Đk = 07 1.2 m 19 Cốp pha trượt Trung Quốc 03 20 Cẩu tự hành Kato 20 – 30 Nhật 02 cái 20 – 30 tấn 21 Cần cẩu HITACHI Nhật 01 cái 60 tấn 22 Cẩu tự hành Hàn Quốc 01 cái 15 tấn 23 Máy vận thăng Nga 04 cái 300 – 500 kG 24 Máy san tự hành Nhật 02 25 Rơ moóc SDC 9480 Mỹ 01 40 tấn 26 Xe đầu kéo R340 Pháp 01 27 Máy nén khí BOGE S90 Đức 01 11.34 m 28 Cân ôtô điện tử Hà Lan 01 50 tấn 29 Máy hàn điện Nhật, Việt 05 cái 14 – 23 KVA 30 Máy phát điện 1000 KVA Nga, Pháp 02 cái 150 KVA 31 Dàn giáo xây dựng bộ 1.53M Việt Nam 100 bộ 32 Cốt pha thép tổ hợp (các loại) Việt Nam 10000 m 33 Máy bơm nước điện Nhật 10 cái 50 – 100 m/h II. Thiết bị thí nghiệm và đo đạc 1 Máy Máy kinh vĩ Thụy Sĩ 10 2 Máy thuỷ bình Thụy Sĩ 10 3 Khuôn thép đúc mẫu bê tông Việt Nam 15 bộ 15x15x15 4 Côn kiểm tra độ sụt Trung Quốc 20 bộ H30cm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12761.doc
Tài liệu liên quan