Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc

Cùng với sự gia nhập WTO trong năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Việc trở thành thành viên của WTO đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam như một điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết tháng 04/2007, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam đã lên tới 64,18 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư được thực hiện đạt gần 29 tỷ USD), chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 40 tỷ USD, tương đương 62%)21. Do đó, nhu cầu về địa điểm, nhà xưởng, văn phòng và các thiết bị phụ trợ cho hoạt động đầu tư được dự báo sẽ tăng trưởng khá cao trong thời gian tới. Cùng với sự chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển hệ thống các KCN Việt Nam được hoạch định trong sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Bên cạnh sự cải cách về hệ thống hành chính, việc cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ cùng các cơ quan chủ quản đã có những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ngành. Cụ thể, tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Chính phủ là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo, có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp lên mức 39 - 40% vào năm 2010. Ngoài ra, tổng diện tích các KCN phấn đấu đạt 45.000 - 50.000 ha vào năm 2010, 65.000 - 70.000 ha vào năm 2015 và 80.000 ha tới năm 2020. Chiến lược này được chi tiết và cụ thể hoá cho các cấp tỉnh, địa phương căn cứ theo nguồn lực, khả năng, cơ cấu kinh tế trong vùng và các điều kiện khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng khả năng phát triển của ngành xây dựng và đầu tư vào KCN là rất triển vọng. Đối với Bắc Ninh, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Trong chiến lược đó, Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế là đầu tư phát triển các Khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đa nghề và các khu công nghiệp làng nghề”. Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ có 20 Khu Công Nghiệp và chế xuất. Do đó, tiềm năng cho sự phát triển các Khu đô thị mới, các KCN hiện đại với quy mô lớn của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới là rất lớn.

doc25 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty viết bằng tiếng Việt : Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc Tên viết bằng tiếng Anh : KINHBAC CITY DEVELOPMENT SHARE HOLDING CORPORATION Tên viết tắt : KINHBAC CITY Vốn điều lệ tính đến tháng 11/2007 : 1.000.000.000.000 (Một nghìn tỷ) đồng Địa chỉ trụ sở chính : Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Điện thoại : (84.241) 634 034 Fax : (84.241) 634 035 Email : info@kinhbaccity.com Website : Giám đốc Công ty : Ông Đặng Thành Tâm Kế toán trưởng : Ông Trần Ngọc Điệp 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KINHBAC CITY) được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2002., chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2003 với chức năng ban đầu là đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị - Thương mại - Khu công nghiệp - Dịch vụ đa năng. Là thành viên của Tập đoàn Saigon Invest (SGI) - Tập đoàn đầu tư tài chính, bất động sản, chuyên nghiệp về xây dựng, kinh doanh và quản lý các khu đô thị, khu công nghiệp tại Việt Nam. • Ngày 19-12-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 300ha, giao Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc là chủ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. • Tiếp theo Dự án KCN Quế Võ là Dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh tại trung tâm thành phố Bắc Ninh với tổng diện tích 300 ha. Trong đó giai đoạn I Khu đô thị Phúc Ninh (120ha) được xây dựng theo mô hình hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như nhà đầu tư nước ngoài; • Giai đoạn 2004-2006, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc đã không ngừng học hỏi, sáng tạo, nỗ lực hết mình thu hút các tập đoàn công nghệ cao lớn nhất trên thế giới đến đầu tư như: Canon, Nippon Steel, Toyo Ink, Mitsuwa của Nhật Bản, Foxconn, Mitac, Sentec của Đài Loan... • Ngày 27-4-2006, Khởi công dự án Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang do Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (KINHBAC City chiếm 52% cổ phần) làm chủ đầu tư. Cho đến nay, Khu công nghiệp Quang Châu đã thu hút được các nhà đầu tư như Sanyo, Nichirin... • Ngày 18-12-2007, 88.000.000 cổ phiếu của Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc chính thức niêm yết tại TT giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu: KBC • Ngày 19-12-2007, Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc long trọng tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập - Đón nhận Huân Chương hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng cho những thành tích xuất sắc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài. Khởi công dự án Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng với diện tích 300ha. • Bên cạnh các dự án về Bất động sản , Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc còn liên doanh đầu tư trong các lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng, Truyền thông, năng lương... 1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Đầu tư, xây dựng và kinh doanh Khu Đô thị, Khu Dân cư, Khu tái định cư, Khu nhà ở công nhân; Bán nhà do công ty xây dựng trong Khu Đô thị, Khu dân cư, Khu nhà ở công nhân, Khu tái định cư; Kinh doanh và phát triển nhà ở, văn phòng, kho bãi; Đầu tư tài chính (bao gồm cả các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty khác, tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường); Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ vui chơi – giải trí và các dịch vụ tiện ích công cộng khác; Đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong và ngoài Khu công nghiệp; Cho thuê, thuê mua nhà xưởng; Dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ, đóng gói hàng hóa; Dịch vụ làm đại lý giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ; Kho thông quan nội địa – ICD (hoạt động khi được phép của Bộ Tài chính); Trồng và khai thác cây công nghiệp: cao su, điều, cà phê, và các cây công nghiệp khác; Mua bán, chế biến gỗ và sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ; Sản xuất và gia công các loại sản phẩm giấy và bột giấy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Thăm dò và khai thác khoáng sản; Đầu tư, tham gia liên kết, liên doanh xây dựng các dự án năng lượng, thủy điện, nhiệt điện; Tư vấn xây dựng; Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình; Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp; Thiết kế nội ngoại thất công trình; Xây dựng dân dụng công nghiệp và dân dụng, giao thông; Xây dựng các công trình điện thế đến 35KV; Sản xuất: Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, kết cấu bê tông, cấu kiện sắt thép; Sản xuất, gia công và lắp dựng khung kèo thép; Kinh doanh và xây dựng sân golf; Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước; Tư vấn đấu thầu; Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; Dịch vụ du lịch: Lữ hành nội địa và và lữ hành quốc tế; Soạn thảo, sản xuất và mua bán CD-ROOM, sách điện tử, CD-VIDEO, CD-AUDIO, VCD; Dịch vụ thương mại; Dịch vụ điện tử và tin học; Mua bán: Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, rượu – bia, nước giải khát, máy tính, thiết bị điện, điện tử; Mua bán, phân phối thiết bị điện; Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; Kinh doanh bán lẻ điện; Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường cao tốc, cống,…); Khai thác, lọc nước, kinh doanh nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp và phục vụ các mục đích khác. 2. Chức năng - nhiệm vụ của Công ty Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 21.03.000012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 27 tháng 3 năm 2002; đăng ký thay đổi lần thứ 08 ngày 18 tháng 07 năm 2008. Đầu tư, xây dựng và kinh doanh khu dân cư – đô thị, khu tái định cư, khu nhà ở công nhân, cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp. Tư vấn xây dựng. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình. Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế nội ngoại thất công trình. Xây dựng công nghiệp và dân dụng, giao thông. Xây dựng các công trình điện đến 35 KV. Sản xuất : vật liêu xây dựng và trang trí nội thất, kết cấu bêtông, cấu kiện sắt thép. Sản xuất, thuê mua nhà xưởng hoặc bán nhà do công ty xây dựng trong khu công nghiệp, khu nhà ở của công nhân, khu tái định cư, khu dân cư đô thị. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh và xây dựng sân golf. Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước. Tư vấn đấu thầu. Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Kinh doanh và phát triển nhà ở, văn phòng, kho bãi. Dịch vụ du lịch : lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Soạn thảo, sản xuất và mua bán CD-Room, sách điện tử, CD-Video, CD-Audio, VCD. Dịch vụ giao nhận hàng hoá. Dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ tiện ích công cộng khác. Dịch vụ thương mại. Dịch vụ điện tử và tin học. Mua bán: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, rượu bia, nước giải khát, máy tính, thiết bị điện, điện tử. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, nội địa bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ. Dịch vụ làm đại lý giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, nội địa bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ. Dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ, đóng gói hàng hoá. Kho thông quan nội địa – ICD (chỉ hoạt động khi được phép của Bộ Tài chính). 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Điều lệ Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, chi tiết theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó tổng GĐ Phó tổng GĐ Phó tổng GĐ P DV Giao Nhận P KD Tiếp thị P Hành Chính nhân sụ P Tài Chính Kế toán P Kỹ Thuật nhân Sự P Đầu tư P R&D Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau: Có quyền thảo luận và thông qua: Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm; Báo cáo của Ban kiểm soát; Báo cáo của Hội đồng quản trị; Báo cáo của các kiểm toán viên; Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Có quyền thông qua quyết định bằng văn bản về các vấn đề: Các báo cáo tài chính hàng năm; Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó. Mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông; Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; Lựa chọn công ty kiểm toán; Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành; Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị; Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty; Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ Ngày thành lập; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty; Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý; Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty; Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh hoặc giao dịch mua có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành; Việc Tổng giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị; Công ty hoặc các chi nhánh của Công ty ký kết hợp đồng với những người được quy định tại Điều 120.1 của Luật Doanh nghiệp với giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; Các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế khác của Công ty. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có số lượng thành viên ít nhất là 05 (năm) người và nhiều nhất là 11 (mười một) người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hiện tại, Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm 05 thành viên. Danh sách thành viên Hội đồng quản trị: 01. Ông Đặng Thành Tâm Chủ tịch Hội đồng quản trị 02. Ông Chung Trí Phong Thành viên Hội đồng quản trị 03. Ông Ngô Mạnh Hùng Thành viên Hội đồng quản trị 04. Ông Trần Quang Sơn Thành viên Hội đồng quản trị 05. Bà Đặng Thị Hoàng Phượng Thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau: Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và 03Phó Tổng Giám đốc. Danh sách thành viên ban Tổng Giám Đốc: 01. Ông Đặng Thành Tâm Tổng Giám đốc 02. Bà Nguyễn Thị Thu Hương Phó Tổng Giám đốc 03. Ông Đào Hùng Tiến Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vàĐại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu cầu. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc điều hành là 05 (năm) năm trừ khi Hội đồng quản trị có quy định khác và có thể được tái bổ nhiệm. Các Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp Tổng Giám đốc trong công tác lãnh đạo, điều hành Công ty và các phòng ban trong Công ty thực hiện và hoàn thành nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội đồng quản trị. Các Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi hoạt động do mình phụ trách và được giao. Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của Công ty. Ban Kiểm soát không được có ít hơn 03 (ba) thành viên và không nhiều hơn 05 (năm) thành viên. Các thành viên của Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu theo phương thức bầu dồn phiếu, có nhiệm kỳ tối đa 05 (năm) năm và có thể được bầu lại vào kỳ Đại hội cổ đông tiếp theo đó. Hiện tại, Ban kiểm soát của Công ty gồm có 03 (ba) thành viên. Danh sách thành viên Ban kiểm soát: 01. Ông Nguyễn Tri Hổ Trưởng Ban kiểm soát 02. Ông Bùi Ngọc Quân Thành viên Ban kiểm soát 03. Bà Nguyễn Chung Thủy Thành viên Ban kiểm soát Các phòng chức năng Phòng Kinh doanh - Tiếp thị Phòng Kinh doanh - Tiếp thị có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, phân tích thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc định giá bán, giá thuê, giá dịch vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh Khu đô thị, KCN; Thống kê dự báo tình hình kinh doanh; Tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo giới thiệu Khu đô thị, KCN đến mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước; Lập phương án kêu gọi hợp tác đầu tư khai thác cung cấp dịch vụ trong khu đô thị và các cụm công trình trong KCN Quế Võ; Đàm phán với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng; Đề xuất phương án kinh doanh khu đô thị, KCN, nhà xưởng kho bãi, đất xây dựng nhà xưởng; Triển khai thực hiện các dịch vụ liên quan trong Khu đô thị, KCN; Thực hiện quyết toán các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ. Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh liên quan đến sản phẩm – dịch vụ của Công ty để xây dựng các chiến lược cạnh tranh tiếp thị, kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, phân tích thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc định giá bán, giá thuê, giá dịch vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, thu hút khách hàng trong và ngoài nước; Triển khai thực hiện các dịch vụ liên quan trong Khu đô thị, KCN; Thực hiện quyết toán các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ; Quan hệ ngoại giao với các ban ngành và địa phương có liên quan; Cập nhật nghiên cứu chính sách, chế độ, tư vấn về pháp luật cho Ban Tổng Giám Đốc; Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, đề xuất, tổng hợp theo dõi quá trình thực hiện; Thực hiện bán hàng, theo dõi công nợ, xây dựng và thực hiện chính sách hậu mãi đối với khách hàng. Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Hành chính - Nhân sự có nhiệm vụ lập phương án và chính sách tuyển dụng nhân viên, trình Hội đồng Quản trị phê duyệt hàng năm; Quản lý nhân sự, phụ trách các tổ chức đoàn thể quần chúng, chăm lo đời sống Cán bộ công nhân viên Công ty về bảo hộ lao động;Chịu trách nhiệm tổ chức nhóm hành chính quản trị gồm: văn thư, đánh máy, tiếp tân, lái xebảo vệ; Lưu trữ các hồ sơ văn kiện, văn bản, hợp đồng; Quản lý các khu trung tâm dịch vụ vui chơi, giải trí, thông tin, phòng hội thảo; Tổ chức Đội bảo vệ và phòng cháy chữa cháy đảm bảo an ninh và an toàn trong KCN; Hỗ trợ TGĐ điều hành hoạt động của Đội an ninh trật tự; Quản lý, sửa chữa, đảm bảo cho các hoạt động tốt tòa nhà hành chính trung tâm và các chi nhánh văn phòng của công ty; Quản lý Phòng khám đa khoa; Soạn thảo các văn bản cho Ban TGĐ; Thông báo chỉ thị của Ban TGĐ cho các phòng ban. Phòng Dịch vụ Giao nhận Phòng Giao nhận có nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động của Kho ngoại quan và Cảng cạn (ICD); Lập phương án kinh doanh, quản lý và khai thác kho bãi; Kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển và làm đại lý giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nội địa bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, dịch vụ cho thuê kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ, đóng gói hàng hóa; Ký kết và thực hiện các hợp đồng cho thuê kho bãi, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tuân thủ pháp lệnh về kế toán thống kê của Nhà nước; Tính toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Phân tích và phản ánh đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo định kỳ hàng tháng, quý và năm; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo luật định; Quản lý chặt chẽ tài sản công ty; Lập báo cáo thống kê, quyết toán chính xác, đầy đủ và kịp thời; Bảo quản, lưu trữ kịp thời các hồ sơ khoản nợ phải thu, phải trả, nguồn tiền quỹ của công ty; Quản lý tín dụng, phối hợp với các Bộ phận khác lập kế hoạch vay, trả, thu tiền khách hàng và sử dụng vốn. Phòng Kỹ thuật - Xây dựng Phòng Kỹ thuật - Xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch, lên thiết kế xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong Khu đô thị, KCN; Lập hồ sơ gọi thầu, đấu thầu các công trình hạ tầng trong khu đô thị và KCN; Điều tra, khảo sát, lên thiết kế đầy đủ, chính xác công trình cụm công trình các dự án, phục vụ các công tác sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động, kiểm tra đôn đốc và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, đảm bảo việc thi công các công trình, quy phạm kỹ thuật, đạt chất lượng cao; Nghiệm thu và xác định khối lượng công trình đầy đủ, chính xác; Lập dự toán và quyết toán công trình; Sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng trong Khu đô thị, KCN; Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo trì Trạm cung cấp nước sạch và Trạm xử lý nước thải; Giám sát các tiêu chuẩn về môi trường; Lưu trữ các hồ sơ thiết kế, hoàn công, kế hoạch bảo hành, bảo trì của các công trình. Phòng Đầu tư Phòng Đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư tài chính của Công ty vào các dự án đầu tư trong và ngoài nước và các liên doanh, liên kết với các công ty khác; Nghiên cứu và triển khai mua bán kinh doanh cổ phiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Phòng Đầu tư có nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để tham mưu cho Tổng Giám đốc về định hướng hoạt động đầu tư tài chính, mua bán chứng khoán trên cơ sở phát triển chung của Công ty; Triển khai nghiên cứu xúc tiến, thực hiện đầu tư vào các dự án đầu tư trong và ngoài nước của Công ty; Tìm hiểu, thực hiện và tiến hành những thủ tục đầu tư cần thiết theo đúng pháp luật và thông lệ quốc tế của những dự án đầu tư mới, kể cả các dự án liên doanh, liên kết; Nghiên cứu, thực hiện đầu tư góp vốn mua cổ phần của các đơn vị khác; Thực hiện quản lý đầu tư đối với các dự án mà công ty tham gia đầu tư; Tham mưu quản lý phần vốn góp của công ty, quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty nắm giữ cổ phần; Thực hiện đầu tư, mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường. Phòng R&D Phòng R&D có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về phương hướng mở rộng thị trường và phát triển bền vững. Phòng có nhiệm vụ cụ thể: Thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu mở rộng thị trường trong và ngoài nước; Thực hiện các hoạt động có liên quan như đào tạo huấn luyện về các nghiên cứu mới, marketing, quảng cáo, …; Nghiên cứu, thăm dò thị trường và tìm biện pháp phát triển, mở rộng các thị trường mới và đối tượng khách hàng mới; Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo kỹ năng mới trong sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của Công ty; Tham mưu việc phát triển, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tiếp thu công nghệ, kiến thức, kỹ năng mới. 4. Đặc điểm hoạt động Trồng và khai thác cây công nghiệp : cao su, điều, cà phê và các cây công nghiệp khác. Mua bán, chế biến gỗ và sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ Sản xuất và thi công các loại sản phẩm giấy và bột giấy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tham dò và khai thác khoáng sản. Đầu tư tham gia liên kết, liên doanh xây dựng các dự án năng lượng, thuỷ điện, nhiệt điện. Mua bán, phân phối thiết bị điện Đầu tư tài chính (bao gồm cả các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty khác, tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường) Kinh doanh bán lẻ điện. Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường cao tốc, cống...) Khai thác, lọc nước, kinh doanh nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp và phục vụ các mục đích khác. 4.1. Các hoạt động chủ yếu của cơ quan 4.1.1. Một số đặc điểm về thị trường sản phẩm Hoạt động chính của Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng, kinh doanh Khu đô thị mới, KCN.Thời gian qua Công ty đã triển khai, khai thác và đưa vào kinh doanh nhiều dự án lớn, cụ thể như sau: Khu Đô thị mới Phúc Ninh Khu đô thị Phúc Ninh được xây dựng với quy mô lớn nhất và hiện đại nhất miền Bắc. Việc thiết kế của Khu đô thị hướng theo tiêu chuẩn khu đô thị mới hiện đại của Việt Nam và xu hướng trên thế giới, bao gồm: - Khu nhà ở cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ các chuyên gia nước ngoài; - Khu nhà ở cao cấp, biệt thự còn phục vụ cho nhu cầu của người dân Hà Nội và toàn thể cộng đồng dân cư có nhu cầu; - Quần thể khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, nhà ở cao cấp, khu vui chơi giải trí,khu dịch vụ tổng hợp. - Khu đô thị Phúc Ninh sẽ là Khu đô thị cao cấp với tổ hợp dịch vụ đầu tiên và lớn nhất tại Bắc Ninh. Khu Công nghiệp Quế Võ KCN Quế Võ bao gồm KCN Quế Võ hiện hữu và KCN Quế Võ mở rộng. Khu Công nghiệp Quế Võ hiện hữu KCN Quế Võ hiện hữu với tổng diện tích là 311,6 ha, được xây dựng theo mô hình KCN kết hợp với quần thể dân cư và đô thị đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 1224/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2002 với tổng vốn đầu tư là 511 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm và thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng là 6 năm. KCN Quế Võ mở rộng Để đáp ứng nhu cầu mở rộng của các nhà máy trong khu hiện hữu cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư mới khi đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bắc Ninh, Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã nghiên cứu và quyết định đầu tư mở rộng giai đoạn II của KCN Quế Võ. Ngày 02/04/2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã trao Giấy chứng nhận Đầu tư số 21201.000043 cho Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc với diện tích giai đoạn II là 300ha, tổng vốn đầu tư là 598,319 tỷ đồng. Cả hai KCN Quế Võ hiện hữu và mở rộng đều nằm dọc theo quốc lộ 18 với chiều dài trên 4km với tổng diện tích hơn 600ha đã tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Bắc Ninh. Chức năng của khu mở rộng là chủ yếu thu hút các nhà máy công nghệ cao, không ô nhiễm, có hàm lượng chất xám cao, sử dụng ít lao động. Quần thể Khu đô thị mới - KCN Quang Châu Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Khu Công Nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (SBG) Hình thức đầu tư: Xây dựng mới Địa điểm đầu tư: Xã Quang Châu, Xã Vân Trung và Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN: 837 tỷ đồng Khu công nghiệp Quang Châu được thành lập theo quyết định số 637/TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 25/04/2006 với tổng diện tích đất KCN là 426 ha, được xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại, gồm Khu Đô thị - KCN - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Tên dự án Địa điểm đầu tư Diện tích Tổng vốn đầu tư Thời gian xây dựng Chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Giai đoạn I: 120 ha Tổng thể: 300 ha 200 triệu USD 2004-2012 Công ty Đô thị Kinh Bắc Dự án KCN Quế Võ Huyện Quế Võ và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 311,6 ha 511 tỷ đồng 2003-2009 Công ty Đô thị Kinh Bắc Dự án KCN Quế Võ mở rộng Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 300 ha 598,319 tỷ đồng 2007-2010 Công ty Đô thị Kinh Bắc Dự án Quang Châu Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Gian 426 ha đất KCN 200 ha đất đô thị KCN: 837 tỷ đồng 2006-2012 SBG4 4.1.2. Về lao động : Số lượng và cơ cấu lao động Tổng số cán bộ, công nhân viên hiện đang làm việc trong Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc tại thời điểm 31/10/2007 là: 80 cán bộ nhân viên. Kết cấu lao động được thể hiện trong bảng dưới đây: STT Loại hình lao động Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Phân chia theo giới tính 1 Lao động nam 56 70,00 2 Lao động nữ 24 30,00 Tổng cộng 80 100,00 Phân chia theo trình độ học vấn 1 Trên Đại học 6 7,50 2 Đại học và Cao Đẳng 42 52,50 3 Trung + Sơ cấp 11 13,75 4 Công nhân kỹ thuật 21 26,25 Tổng cộng 80 100,00 Phân chia theo phân công lao động 1 Cán bộ quản lý 19 23,75 2 Lao động trực tiếp 31 38,75 3 Lao động gián tiếp 30 37,50 Tổng cộng 80 100,00 Các chính sách đối với người lao động Chế độ làm việc ü Thời gian làm việc: Công ty tổ chức thời gian làm việc 08 giờ/ngày, 06 ngày/tuần. Khối văn phòng làm việc theo giờ hành chính. ü Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ, tết, nghỉ ốm, thai sản: theo quy định của Bộ luật Lao động. ü Điều kiện làm việc: Người lao động được cung cấp đầy đủ các phương tiện lao, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động. Chính sách tuyển dụng, đào tạo ü Nguồn nhân lực được coi là điều kiện then chốt trong sự phát triển của Công ty. Do đó, Công ty luôn có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong tháng 04/2007 vừa qua, Công ty đã tổ chức khóa đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng QMS ISO 9001:2000 cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi Việc xây dựng hệ thống bảng lương, chế độ khen thưởng và phúc lợi của Công ty được tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc công bằng trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện trình độ, năng lực và hiệu quả của người lao động. Cơ cấu lương của Công ty gồm: ü Lương chính: Không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho từng chức danh công việc; ü Phụ cấp lương: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp phối hợp các phòng ban khác, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại; ü Các loại trợ cấp gồm: trợ cấp cơm trưa, trợ cấp xăng xe, công tác phí, điện thoại di động; ü Bảo hiểm xã hội: Công ty thực hiện chế độ đóng BHXH cho toàn bộ người lao động trong Công ty ngay sau khi hết thời hạn thử việc theo mức đóng quy định là 20% lương chính ghi trong HĐLĐ, không trích trừ lương hàng tháng của người lao động; ü Bảo hiểm y tế: Công ty thực hiện chế độ đóng BHYT cho toàn bộ người lao động trong Công ty ngay sau khi hết thời hạn thử việc theo mức đóng quy định là 03% lương chính ghi trong HĐLĐ, không trích trừ lương hàng tháng của người lao động. Khi tham gia đóng BHYT, người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do người lao động đăng ký theo quy định của BHYT và sẽ được khám, điều trị theo quy định của BHYT hiện hành; ü Nữ CBNV trong Công ty nghỉ sinh con theo thời gian quy định của pháp luật lao động vẫn được hưởng lương hàng tháng đầy đủ do Công ty chi trả, ngoài ra còn được hưởng các khoản chi trả, trợ cấp của cơ quan Bảo hiểm xã hội và tiền thăm hỏi của Công ty; ü Công ty thực hiện các chế độ thưởng nhân dịp Lễ - Tết và tổng kết cuối năm cho Cán bộ công nhân viên, mức thưởng luôn thỏa đáng để kịp thời động viên tinh thần của Cán bộ công nhân viên; ü Tính đến thời điểm hiện tại, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đạt 4.100.000 đồng/người/tháng; ü Với chính sách thưởng cổ phần, thưởng vật chất, chăm lo nhà ở, các chính sách thưởng phạt thỏa đáng, hợp lý, chế độ lương thưởng của Công ty đã và đang góp phần khuyến khích người lao động gắn bó, cống hiến cho sự phát triển của Công ty. 4.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ cấu doanh thu theo loại hình hoạt động STT Hoạt động 2006 2007 6 Tháng đầu 2008 Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu cho thuê lại đất 162.957.867.446 99,33 174.539.575.055 29,91 - 0,00 2 Doanh thu cho thuê, bán nhà xưởng 325.979.123 0,20 109.740.659.345 18,80 - 0,00 3 Doanh thu khu Phúc Ninh - 0,00 297.500.000.000 50,98 758.000.000.000 99,70 4 Doanh thu khác 774.832.869 0,47 1.829.341.837 0,31 2.298.545.359 0,30 Tổng cộng 164.058.679.438 100,00 583.609.576.237 100,00 760.298.545.359 100,00 Sáu tháng đầu năm 2008 không phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp ( bao gồm cho thuê đất KCN, cho thuê nhà xưởng). Điều nay do KCN Quế Võ hiện hữu đã gần được lấp đầy, KCN Quế Võ mở rộng còn đang trong giai đoạn mới triển khai, mặt khác công ty chưa tiến hành hợp nhất BCTC với công ty con hiện đang kinh doanh KCN Quang Châu – Bắc Giang. Ngoài ra, doanh thu từ Bất động ản khu Phúc Ninh 06 tháng đầu năm 2008 tăng đột biến so với cả năm 2007 do từ đầu năm 2008, công ty đẩy mạnh tiến độ bán khu đô thị Phúc Ninh. Cơ cấu lợi nhuận gộp theo loại hình hoạt động STT Hoạt động 2006 2007 6 Tháng đầu 2008 Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) 1 Lơị nhuận gộp cho thuê đất KCN 62.711.232.458 98.27 79.585.630.606 23,09 - 0,00 2 Lợi nhuận gộp cho thuê, bán nhà xưởng 325.979.123 0,51 73.456.499.576 21,31 - 0,00 3 Lợi nhuận gộp khu Phúc Ninh - 0,00 191.635.726.176 55,59 505.369.370.000 99,55 4 Lợi nhuận gộp khác 774.832.869 1.21 56.614.564 0,02 2.298.545.359 0,45 Tổng cộng 63.812.044.450 100,00 344.734.470.922 100,00 507.667.915.359 100,00 Cơ cấu chi phí theo yêu tố STT Hoạt động 2006 2007 6 Tháng đầu 2008 Giá trị (đồng) %/ DTT Giá trị (đồng) %/ DTT Giá trị (đồng) %/ DTT 1 Gía vốn hàng bán 100.246.634.988 61,10 238.875.105.315 44,35 252.630.630.000 33,23 2 Chi phí quản lý 8.03.091.925 4,89 15.056.003.521 2,80 24.644.401.989 3,24 3 Chi phí tài chính 9.032.534.246 5,51 31.306.395.619 5,76 8.618.604.862 1,13 4 Chi phí khác 3.600.000 0,00 19.831.297.264 3,68 33.513 0,00 5 Tổng chi phí 117.312.861.159 71,51 304.798.801.719 56,59 258.893.670.364 37,60 Doanh thu thuần 164.058.679.438 538.609.576.237 760.2983.545.359 Nhìn chung, Công ty đã thực hiện việc quản lý chi phí tương đối hợp lý, thể hiện ở tỷ trọng cơ cấu chi phí được duy trì ở mức ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, với tiềm lực tài chính mạnh so với các doanh nghiệp trong ngành, Công ty rất chủ động về nguồn vốn đầu tư. Do vậy, chi phí tài chính của công ty hiện đang được kiểm soát ở tỷ lệ dưới 5% doanh thu thuần. 4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính của công ty STT Chỉ tiêu 2006 2007 6 tháng đầu năm 2008 1 Tổng Tài sản 904.933.430.730 3.013.911.485.494 4.331.745.568.163 2 Tổng Doanh thu Trong đó - Doanh thu bán hàng và cung cấp DV - Doanh thu hoạt động tài chính - Doanh thu khác 164.205.273.411 164.058.679.438 142.993.973 3.600.000 757.509.102.410 583.609.576.237 154.068.228.909 19.831.297.264 767.187.631.933 760.298.545.359 6.819.355.353 69.731.221 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 46.892.412.252 407.710.300.691 481.224.263.861 4 Lợi nhuận khác 3.600.000 19.831.297.264 69.697.708 5 Lợi nhuận trước thuế 46.896.012.252 427.541.597.955 481.293.961.569 6 Lợi nhuận sau thuế 46.896.012.252 320.369.453.688 284.864.749.962 5. Vi thế của công ty 5.1. Điểm mạnh của Công ty Quỹ đất rộng với vị trí đắc địa: Với một quỹ đất nông nghiệp rất lớn đang được quy hoạch chuyển sang đất đô thị, địa ốc, khách sạn… Bên cạnh đó trong những năm qua trên điạ bàn tỉnh Bắc Ninh nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, đường giao thông hiện đại đã và đang được xây dựng, góp phần đáng kể vào sự phát triển cuả ngành kinh doanh địa ốc trong địa bàn tỉnh nói chung và sự phát triển của Công ty nói riêng. Những khu đất Công ty được cấp giấy phép đều có vị trí đắc địa, thuận tiện về giao thông, cảnh quan. Chất lượng dịch vụ: Trong các năm qua, Công ty được các ngành chức năng đánh giá tốt về việc thi công công trình đạt chất lượng, những mẫu mã thiết kế hết sức sinh động nên đã được nhiều khách hàng ưa chuộng. Năng lực quản lý: Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao về trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh công tác. Công ty có ban lãnh đạo năng động, nhạy bén trong công tác cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân đã được đào tạo chuyên môn cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt Bộ máy lãnh đạo của Công ty hội tụ những cá nhân xuất sắc, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty. Năng lực tài chính: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã hợp nhất tại thời điểm 30/09/2007 là hơn 1.173 tỷ đồng, hệ số Nợ/ Tổng tài sản và hệ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu của Công ty (đã hợp nhất) tại cùng thời điểm lần lượt là 42,17% và 75,27%. Các số liệu và chỉ số về nguồn vốn của Công ty cho thấy năng lực tài chính dồi dào, đặc biệt khi xem xét Công ty trong lĩnh vực. 5.1.1. Vị thế của Công ty trong lĩnh vực Bất động sản So với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty có lợi thế so sánh cao với ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở, các khu dân cư đô thị mới. Các dự án của Công ty được quy hoạch hoàn chỉnh gồm hệ thống giao thông, trung tâm thương mại, trường học, khu thể dục thể thao và những căn biệt thự - nhà vườn cao cấp. Khu đô thị mới Phúc Ninh do Công ty làm chủ đầu tư đã thể hiện vị thế hàng đầu của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Với quy mô diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Ninh, được đầu tư theo tiêu chuẩn Khu đô thị mới hiện đại hàng đầu Việt Nam, Khu đô thị mới Phúc Ninh được thiết kế theo phong cách kết hợp những nét cổ kính truyền thống với những nét hiện đại phương Tây. Hiện nay, Phúc Ninh hiện là Khu đô thị mới có tổng vốn đầu tư lớn nhất, quy mô diện tích lớn nhất, giá bán bình quân cao nhất trong số các Khu đô thị mới của Tỉnh Bắc Ninh, và nằm ở vị thế hàng đầu trong số những Khu đô thị mới trên cả nước. 5.1.2. Vị thế của công ty trong lĩnh vực phát triển hạ tầng KCN KCN Quế Võ do Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư đứng vị trí đầu bảng trong số các KCN tại Tỉnh Bắc Ninh. Tính đến thời điểm hiện tại, KCN Quế Võ đã và đang duy trì vị thế là KCN dẫn đầu các KCN miền Bắc về khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển KCN. Từ năm 2004 đến năm 2006, KCN Quế Võ liên tục nhận 3 cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu của Chính phủ. Điều này đã khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của KCN Quế Võ trong hoạt động KCN hiện nay. 5.2 Triển vọng phát triển của ngành 5.2.1. Thị trường nhà ở và căn hộ cao cấp Theo Quyết định phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích nhà bình quân đầu người phải đạt mức 15m2 sàn vào năm 2010 và 20m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở phải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quyết định nói trên cũng khuyến khích phát triển nhà ở trong căn hộ chung cư cao tầng để tăng nhanh quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo diện mạo và cuộc sống văn minh đô thị. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu sống trong một môi trường an toàn, hiện đại với các tiện ích cao cấp phát triển ngày càng nhanh. Là thành phố năng động, phát triển bậc nhất Việt Nam, Tp Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hà Tây đã thu hút một lượng lớn người lao động cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, nhu cầu về nhà ở được dự báo là rất lớn. 5.2.2. Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam Với sự gia tăng tốc độ đô thị hóa như dự báo, bên cạnh sự xây tăng trưởng căn hộ và nhà ở cao cấp, những năm tới được dự báo về sự bùng nổ thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu, các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam cùng với số lượng lớn đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Do vậy, nhu cầu ổn định chỗ ở cho đối tượng này được dự báo với xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian tới. Luật Nhà ở cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về nước cư trú với thời hạn sáu tháng trở lên cũng được sở hữu một căn nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ. Bên cạnh đó, theo luật hiện hành đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: người về đầu tư lâu dài, người có công với đất nước, các nhà văn hóa, nhà khoa học, chuyên gia về hoạt động thường xuyên và những người được phép hồi hương, cũng được mua nhà ở trong nước 5.2.3. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển KCN Cùng với sự gia nhập WTO trong năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Việc trở thành thành viên của WTO đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam như một điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến hết tháng 04/2007, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam đã lên tới 64,18 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư được thực hiện đạt gần 29 tỷ USD), chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 40 tỷ USD, tương đương 62%)21. Do đó, nhu cầu về địa điểm, nhà xưởng, văn phòng và các thiết bị phụ trợ cho hoạt động đầu tư được dự báo sẽ tăng trưởng khá cao trong thời gian tới. Cùng với sự chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển hệ thống các KCN Việt Nam được hoạch định trong sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Bên cạnh sự cải cách về hệ thống hành chính, việc cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ cùng các cơ quan chủ quản đã có những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ngành. Cụ thể, tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Chính phủ là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo, có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp lên mức 39 - 40% vào năm 2010. Ngoài ra, tổng diện tích các KCN phấn đấu đạt 45.000 - 50.000 ha vào năm 2010, 65.000 - 70.000 ha vào năm 2015 và 80.000 ha tới năm 2020. Chiến lược này được chi tiết và cụ thể hoá cho các cấp tỉnh, địa phương căn cứ theo nguồn lực, khả năng, cơ cấu kinh tế trong vùng và các điều kiện khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng khả năng phát triển của ngành xây dựng và đầu tư vào KCN là rất triển vọng. Đối với Bắc Ninh, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010 là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp. Trong chiến lược đó, Bắc Ninh lựa chọn khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế là đầu tư phát triển các Khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp đa nghề và các khu công nghiệp làng nghề”. Theo quy hoạch tổng thể, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh sẽ có 20 Khu Công Nghiệp và chế xuất. Do đó, tiềm năng cho sự phát triển các Khu đô thị mới, các KCN hiện đại với quy mô lớn của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới là rất lớn. 5.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới. Với dự báo về xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới, cùng với việc mở của và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ, phạm vi hoạt động của Công ty Đô thị Kinh Bắc hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành, của tỉnh Bắc Ninh, cũng như chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam. Học tập kinh nghiệm từ những đơn vị đi trước, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư, việc triển khai xây dựng Khu đô thị, hệ thống khách sạn, trung tâm thương mại, KCN theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại thể hiện tầm nhìn chiến lược cũng như sự phù hợp về định hướng phát triển của Công ty với xu thế phát triển chung của trong nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22781.doc
Tài liệu liên quan