Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Do vốn kinh doanh so với hoạt động SXKD không đủ để mua sắm đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho thi côngCông ty chỉ mua sắm chủ yếu máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, còn máy móc thiết bị phục vụ cho thi công ít, do vậy máy móc thiết bị cần cho thi công thiếu, đội công trình đều chủ yếu thuê máy thi công theo giá thoả thuận ghi trên hợp đồng nên chi phí sử dụng máy thi công là rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí công trình, hạng mục công trình, làm tăng giá thành sản phẩm. Chi phí khấu hao máy thi công chỉ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở đội (do đội tự mua) còn chi phí khấu hao TSCĐ khi đội sử dụng máy thi công của Công ty lại được tập hợp vào CPSXC. Do vậy khoản mục chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty chưa được hạch toán đầy đủ. Ngoài ra, khi hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công vẫn còn có bất cập. Theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị xây lắp thì các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ không được hạch toán vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản CPSXC. Như vậy việc hạch toán yếu tố này vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công của Công ty là không đúng với chế độ kế toán quy định hiện hành sẽ làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng máy thi công là công tác quan trọng nhằm tính đúng các khoản mục trong giá thành sản phẩm xây lắp.
48 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn JOC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06 tăng 360.000 VNĐ so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng là 22,93%. TN tăng lên cải thiện đời sống, khuyến khích CBCNV hăng hái làm việc, tăng NSLĐ.
Bảng. Bảng cơ cấu tỷ trọng Tài sản - Nguồn vốn
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
Số tiền (VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (VNĐ)
Tỷ trọng (%)
Tài sản
TSNH
TSDH
28.893.712.072
24.472.922.317
4.420.789.755
100
84,7
15,3
33.008.395.338
28.540.728.381
4.467.666.957
100
86,46
13,54
Nguồn vốn
Nợ phải trả
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn
- Vốn CSH
28.893.712.072
27.413.690.621
27.143.241.676
270.448.945
1.480.021.451
100
94,88
93,94
0,94
5,12
33.008.395.338
31.593.409.649
30.498.844.220
1.414.985.689
100
95,71
92,4
3,31
4,29
Do máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình chủ yếu thuê ngoài nên TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng Tài sản của Công ty, chỉ chiếm 15,3% năm 2005 và chiếm 13,5% năm 2006. Trong TSNH, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn do giá trị công trình lớn, khách hàng chỉ thanh toán ngay một phần giá trị công trình hoàn thành bàn giao theo hợp đồng đã ký kết.
Trong tổng Nguồn vốn, Nợ phải trả ở cả hai năm tài chính đều chiếm trên 90%, trong đó Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, Vốn CSH của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ.
PHẦN 2: BỘ MÁY KẾ TOÁN, TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
2.1. Bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Đặc điểm của Công ty là một đơn vị SXKD trung bình, nên bộ máy kế toán của Công ty được thiết kế gọn nhẹ với số lượng nhân sự tại phòng Kế toán ít gồm 5 người. Hơn nữa, do cơ cấu tổ chức của Cômg ty còn gồm các đội trực thuộc. Mỗi đội được Công ty được giao khoán thực hiện các công trình xây dựng nên cần có kế toán của các Công ty con theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay tại Công ty con. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toáon Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ . Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Trưởng phòng tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp và tính giá thành
Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán lương
Kế toán theo dõi công nợ, NVL
Kế toán theo dõi tài sản kiêm thủ quỹ
Kế toán tại các đơn vị thành viên
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính kế toán: Là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Công ty, lập, theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý chỉ đạo phòng Tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán với Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên, chi cục thuế và các cơ quan chức năng.
Kế toán tổng hợp, chi phí và giá thành: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ chi phí trong thi công xây lắp cũng như CFQL tại Công ty làm cơ sở cho việc theo dõi, ghi chép và tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định KQKD từng công trình, báo cáo kịp thời làm căn cứ cho ban lãnh đạo ra các quyết định quản lý.
Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán lương: Theo dõi, cập nhật thường xuyên quá trình luân chuyển tiền mặt cũng như tiền gửi tại Ngân hàng, đối chiếu, kiểm tra kịp thời với thủ quỹ. Chịu trách nhiệm tính, theo dõi tiển lương và các khởan trích theo lương.
Kế toán theo dõi công nợ, NVL: Kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ vay vốn, theo dõi tiền vay của các đội, tính và đề nghị thu lãi vay các công trình, theo dõi phần thu nộp nghĩa vụ của các đội, thanh lý hợp đồng nội bộ cho các công trình hoàn thành. Theo dõi các khoản công nợ của khách hàng, nhà cung cấp cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo dõi, hạch toán vật tư tại Công ty.
Kế toán theo dõi TSCĐ kiêm thủ quỹ: Quản lý séc, tiền mặt, cập nhật sổ quỹ tiền mặt, sổ vay Ngân hàng, sổ ký quỹ bảo lãnh, đảm bảo chi tiền phải có đầy đủ chứng từ hơp lý, hợp lệ. Theo dõi tình hình tăng, giảm, phân bổ và trích khấu hao TSCĐ trong toàn Công ty.
Kế toán đơn vị thành viên : Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ phát sinh ban đầu liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đơn vị. Các chứng từ được thu thập, tập hợp, sắp xếp theo từng công trình, hạng mục công trình và định kỳ chuyển lên phòng kế toán Công ty. Hàng tháng nộp kê khai thuế GTGT đầu vào để Công ty tập hợp nộp cơ quan thuế. Hàng quý, kế toán đội nộp báo cáo giải trình chi phí liên quan đên hoạt động SXKD của đội có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo.
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty xây dựng số 4 áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
* Kỳ kế toán: Quý.
* Cơ sở hạch toán: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo phương pháp giá gốc.
* Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng:
- Nguyên tắc khi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị hàng tồn kho gồm giá mua cộng chi phí vận chuyển, thu mua… Giá trị hàng xuất kho theo giá thực tế đích danh.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay và chi phí khác: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay”. Chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí SXKD, gồm chi phí cho mua sắm dụng cụ, thiết bị quản lý, chi phí cho các dự án.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TSCĐ của Công ty được hạch toán theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, khấu hao luỹ kế và GTCL. Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị phải bỏ ra để có được tài sản đó đưa vào sử dụng. TSCĐ được khấu hao theo thời gian sử dụng ước tính, theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hoá đơn đã lập. Kết quả thực hiện hợp đồng được ước tính đáng tin cậy theo phương pháp đánh giá phần công việc đã hoàn thành.
- Các nghĩa vụ về thuế:
Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế TNDN trong năm là 28%.
* Hình thức ghi sổ kế toán:
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các Sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền, chi tiền, Sổ Cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, kế toán ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Số liệu ghi trên Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt là căn cứ ghi vào Sổ cái các TK kế toán phù hợp.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã đối chiếu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Nhằm đơn giản hoá công việc kế toán, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán ACNET của Bộ Xây dựng, được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ . Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.3. Thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP tập đoàn JOC Việt Nam.
Hàng năm, Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam tiến hành thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhiều công trình có thời gian kéo dài nhiều năm. Tuy về quy mô, khối lượng sản xuất có khác nhau nhưng phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm xây lắp được áp dụng nhất quán cho tất cả các công trình, hạng mục công trình. Sau khi đấu thầu các công trình, Công ty thực hiện giao khoán cho các đơn vị thành viên thông qua hợp đồng giao khoán. Các Công ty thành viên không mở sổ kế toán riêng mà tập hợp và sắp xếp chứng từ định kỳ gửi lên phòng Tài chính kế toán Công ty Công tác hạch toán kế toán được thực hiện trên Công ty.
Để làm rõ hơn thực tế hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, em xin đưa số liệu công trình Chợ - Siêu thị Phú Lộc TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn làm ví dụ. Công ty ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp với Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội (Hợp đồng số 200/2007/HĐKT). Công trình có thời gian thi công từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009 hoàn thành, tổng giá trị hợp đồng theo dự toán tạm tính là 55.747.000.000 đồng. Thời hạn bảo hành công trình là 12 tháng kể từ khi bên A ký biên bản giao nhận hạng mục công trình đưa vào sử dụng, phí tạm giữ 5% giá trị Hợp đồng. Công ty đã khoán gọn 95% giá trị theo quyết toán khối lượng công trình. Khi công trình hoàn thành, Công ty lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình thi công, sau đó tiến hành thanh lý hợp đồng giao khoán.
Quy trình hạch toán được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ . Quy trình hạch toán theo phương thức khoán gọn giữa Công ty và đội thi công
Bù trừ phải thu phải trả các đội
Chênh lệch phải thu
lớn hơn phải trả
Cho đội vay vốn
TK 13881
TK 621
TK 3312
k/c CPSXC
k/c CPSD MTC
k/c CPNC trực tiếp
k/c CPNVL trực tiếp
TK 154
TK 627
TK623
TK 622
TK 111,112, 311
2.3.1. Đặc điểm và trình tự hạch toán CPSX.
Đối tượng hạch toán CFSX: Đối tượng hạch toán CFSX tại Cong ty CP Tạp đoàn JOC Việt Nam là từng công trình, hạng mục công trình
2.3.1.1. Hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
CPNVL trực tiếp là khoản chi về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. CPNVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành công trình, hạng mục công trình, thường chiếm từ 60% đến 70% tuỳ theo kết cấu của từng công trình. Do đặc điểm riêng của sản phẩm xây lắp là mang tính đơn chiếc nên NVL phát sinh thường không cố định và không giống nhau cho mỗi sản phẩm. Mặt khác các công trình thường đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, NVL sử dụng lại đa dạng nên việc tìm nguồn cung cấp NVL phải được thực hiện linh hoạt kết hợp với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Công ty không tổ chức kho NVL, NVL do các đội tự mua chuyển thẳng đến chân công trình và sử dụng ngay. Do vậy, chi phí vận chuyển, lưu kho của NVL chiếm tỷ lệ rất nhỏ, CPNVL trực tiếp được tính bằng giá thực tế khi mua hàng gồm giá mua cộng chi phí thu mua (không bao gồm thuế GTGT đầu vào). Trường hợp vật tư đặc biệt thì bên chủ đầu tư (bên A) sẽ đảm nhận cung cấp cho bên thi công để đảm bảo chất lượng công trình. CPNVL trực tiếp sử dụng cho thi công công trình của Công ty bao gồm:
NVL chính: Đá, xi măng, cát, sắt, thép, gỗ,…
NVL phụ: Sơn, phụ gia khác.
*Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
* Chứng từ sử dụng:
Giấy vay tiền, Phiếu chi
Hoá đơn mua vật tư, Hợp đồng kinh tế
Biên bản giao nhận hàng hoá.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Bảng kê hoá đơn vật tư mua vào, Bảng kê NVL, Bảng phân bổ NVL.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các đội lập Giấy vay tiền có xác nhận của đội trưởng đội công trình, kỹ thuật viên và gửi lên phòng kế hoạch kỹ thuật. Phòng kế hoạch kỹ thuật sau khi xem xét thấy hợp lý sẽ gửi lên phòng kế toán tài chính để các đội có căn cứ xin vay vốn mua vật tư. Khi có xác nhận của phòng Kế hoạch kỹ thuật, kế toán trưởng, Giám đốc, kế toán vốn bằng tiền viết phiếu chi cho đội vay tiền. Phiếu chi được lập thành 3 liên (liên 1 lưu, liên 2 giao cho người vay vốn, liên 3 giao cho thủ quỹ để ghi sổ) và có đầy đủ chữ ký của những có liên quan. NVL đội mua về không qua kho mà chuyển thẳng tới chân công trình sử dụng ngay. Công ty tính giá NVL trực tiếp theo giá thực tế như sau:
Giá thực tế NVL
Chi phí thu mua NVL
-
Giá mua trên hoá đơn
(Chưa có thuế GTGT)
Các khoản giảm giá
+
=
Trong đó chi phí thu mua bao gồm: Chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển, thuê kho, thuê bãi, chi phí cho nhân viên thu mua và các chi phí thu mua khác
Bảng . Phiếu chi
Đơn vị: CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN JOC VIET NAM Mẫu số 02- TT Địa chỉ: 204 – 17 T2 Hoàng Đạo Thuý – Trung Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Số đăng ký doanh nghiệp: Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI
Ngày 19/10/2007
Quyển số:
Số: 153
Nợ Có Số tiền:
13881 311 296.100.000
Họ và tên người nhận : Nguyễn Thị Xuân
Địa chỉ : kế toán
Lý do : Vay cho công trình Phú Lộc trả tiền thép.
Số tiền : 296.100.000
Viết bằng chữ : Hai trăm chín mươi sáu triệu một trăm ngàn đồng chẵn.
Kèm theo 02 chứng từ gốc.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên, đóng dấu ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kèm theo Phiếu chi là Hợp đồng kinh tế hoặc bảng báo giá NVL.
Bảng . Hợp đồng kinh tế.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
(Về việc: mua bán thép xây dựng)
- Căn cứ pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước.
- Căn cứ và nghị định số 17 ngày 16 tháng 1 năm 1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Căn cứ quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết về ký kết và thực hiện Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai đơn vị.
Hôm nay, ngày 13 tháng 10 năm 2007. Chúng tôi gồm có:
Bên mua (Bên A): Chi nhánh Cty CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VIETMAX
- Ông : Ngô Đức Nghĩa Chức vụ : Giám đốc
- Địa chỉ : 204-17T2 Hoàng Đạo Thuý Trung Hoà Cầu Giấy Hà Nội
- Điện thoại : 04.62812081 Fax : 04.62812081
- Tài khoản : Tại : Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
- Mã số thuế :
Bên bán (Bên B): Cty CP vật liệu xây dựng Hợp Thành
- Ông : Trần Quốc Mậu Chức vụ : Giám đốc
- Địa chỉ : Thị trấn Cao Lộc – H.Cao Lộc- T.Lạng Sơn
- Mã số thuế : 4900102146
Hai bên cùng nhau thống nhất ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:
Điều 1: Bên B đồng ý bán và bên A đồng ý mua các loại gạch phục vụ công trình Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn. Số lượng và đơn giá tạm tính như sau:
STT
Tên hàng-Quy cách
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép Fi 10 – 28 SD290TISCO
Tấn
30
9.870.000
296.100.000
Cộng
296.100.000
Bằng chữ: Hai trăm chín mươi chín triệu sáu trăm hai lăm ngàn đồng chẵn.
Đơn giá trên đã bao gồm thuế GTGT 5% và vận chuyển tới kho của bên A.
Điều 2: Tiến độ cung cấp theo yêu cầu của bên A.
Điều 3: Bên B giao hàng theo đúng tiêu chuẩn mà báo giá đã đưa cho bên A.
Điều 4: Phương thức thanh toán
- Thời gian thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày giao hàng.
- Thể thức thanh toán: Tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi hai bên thanh quyết toán dứt điểm. Sau 05 ngày kết thúc hợp đồng hai bên có trách nhiệm thanh lý hợp đồng.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Khối lượng vật liệu trong Hợp đồng trên có thể được cung ứng làm nhiều lần hoặc một lần tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên. NVL sau khi mua về được chuyển thẳng tới chân công trình không qua kho. Tại đây, căn cứ vào hoá đơn GTGT ( Bảng 2.6) do người bán gửi đến, đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình cùng người giao nhận vật tư cùng tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư, lập biên bản giao nhận hàng hóa (Bảng 2.7).
Bảng . Hoá đơn GTGT.
HOÁ ĐƠN Mẫu số:01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG NG/2006B
Liên 2:Giao khách hàng 0044258
Ngày 15 tháng 10 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Cty cổ phần vật liệu xây dựng Hợp Thành
Địa chỉ: Thị trấn Cao Lộc – H. Cao Lộc – T. Lạng Sơn.
MST: 4900102146.
Họ tên người mua hàng: Ngô Đức Nghĩa
Tên đơn vị: Chi nhánh Cty CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VIETMAX
Địa chỉ: 204-17T2 Hoàng Đạo Thuý Trung Hoà Cầu Giấy Hà Nội
Hợp đồng số 05/2007 – XDCT chợ siêu thị Phú Lộc - Lạng Sơn.
Hình thức thanh toán: tiền mặt và chuyển khoản MST 0101482060-004
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Thép Fi – 28 SD290TISCO
Tấn
15
9.400.000
141.000.000
Cộng tiền hàng 141.000.000
Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT : 7.050.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 148.050.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn tám triệu năm mươi ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
2.3.1.2. Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động Công ty phải trả cho người lao động trực tiếp thi công công trình, là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tỷ lệ của khoản mục chi phí này tính trên tổng chi phí sản xuất xây lắp không lớn, từ 4 đến 8%, nhưng tỷ lệ này thường biến động bởi các điều kiện của công trình thi công và tính chất của từng sản phẩm, do vậy việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa lớn.
Do đặc điểm của ngành xây dựng mang tính thời vụ, địa điểm thi công không cố định nên bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty chủ yếu là lao động thuê ngoài. Chính sách sử dụng lao động của Công ty có ưu điểm là đáp ứng yêu cầu về tính cơ động, linh hoạt khai thác được hết tài năng của lực lượng lao động thuê ngoài. Đối với lực lượng này, Công ty giao cho đội trưởng đội thi công theo dõi trả lương theo hợp đồng thuê khoán ngoài, mức khoán dựa trên cơ sở định mức khoán của từng phần công việc. Đội trưởng phài lập danh sách thuê nhân công và lập Bảng chấm công. Các hợp đồng giao khoán và bảng chấm công là những chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính tiền lương và trả lương theo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản có tính chất lương). Công thức tính như sau:
Tiền lương khoán
=
Đơn giá giao khoán
x
Số công làm việc thực tế
Đối với công nhân hợp đồng ngắn hạn tiền công căn cứ vào đơn giá tiền công thoả thuận trong hợp đồng lao động và biên bản mghiệm thu khối lượng khoán gọn. Công ty không chịu trách nhiệm trích BHXH, BHYT mà tính toán hợp lý vào đơn giá và điều kiện thi công cụ thể.
Trên cơ sở Hợp đồng khoán gọn xây lắp, căn cứ vào khối lượng công việc được giao, giá nhận khoán, các định mức, đơn giá dự toán thi công … cán bộ phụ trách có trách nhiệm tổ chức nhân công, đồng thời kế toán tiến hành theo dõi, tập hợp và sắp xếp chứng từ theo từng công trình, hạng mục công trình và tiến hành hạch toán ban đầu. Định kỳ, kế toán đội chuyển toàn bộ tài liệu kế toán lên phòng Kế toán Công ty để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* TK sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty sử dụng TK 334 - Phải trả cho công nhân viên để phản ánh các khoản phải trả với người lao động trực tiếp sản xuất cũng như với lao động gián tiếp. Để phân biệt các khoản phải trả với lao động thuê ngoài với công nhân viên của Công ty, kế toán chi tiết TK 334 thành TK 3341- Phải trả công nhân viên và TK 3342 - Phải trả lao động thuê ngoài. Số tiền phải trả cho lao động trong danh sách của Công ty là cơ sở để trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Đối với lao động thuê ngoài không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ mà được tính hợp lý trong đơn giá nhân công.
Bảng . Hợp đồng khoán gọn nhân công
CTY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
Số: 01/HĐKNC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2007
HỢP ĐỒNG KHOÁN NHÂN CÔNG
Tên công trình: Chợ Phú Lộc Lạng Sơn
Phần việc: Phần móng
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO VIỆC (BÊN A)
Ông: Ngô Văn Quỳnh Chức vụ: Tổng Giám đốc
Ông : Ngô Đức Nghĩa Chức vụ: Chủ nhiệm công trình
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN VIỆC (BÊN B)
Ông: Lê Văn Dũng Chức vụ: Tổ trưởng
Địa chỉ, quê quán: Thanh Oai – Hà Tây
Hai bên cùng thống nhất các nội dung sau: Bên A giao khoán cho bên B thi công công trình đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật, kích thước, mỹ thuật, theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật thi công và được bên sử dụng nghiệm thu.
STT
Nội dung công việc
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Sản xuất lắp dựng cốt thép
203.500.000
2
Đổ bê tông
Cộng
203.500.000
(Bằng chữ: Hai trăm linh ba triệu năm trăm nghìn đồng)
Trách nhiệm của bên A: Cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu với điều kiện bên B phải sử dụng tiết kiệm theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Bên A cho bên B mượn bản vẽ thi công khi cần thiết, tạo điều kiện giúp bên B nguồn điện, nước, đăng ký nhân khẩu tạm trú ăn ở sinh hoạt.
Trách nhiệm bên B: Thi công theo yêu cầu của bên A đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động, thực hiện đúng nội quy an toàn do bên A đề ra, đảm bảo tiết kiệm vật tư. Phải có danh sách thợ thi công và bản cam kết an toàn lao động của từng công nhân giao cho bên A. Nếu làm sai không được nghiệm thu thì bên B phải chịu đền bù toàn bộ giá trị vật tư và nhân công cho bên A.
Thời gian khởi công: Ngày 01 tháng 10 năm 2007
Thời gian hoàn thành: Ngày 10 tháng 11 năm 2007
Nếu chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình do bên A yêu cầu thì bên B phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng.
Hợp đồng có giá trị kể từ ngày được ký và được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH ĐẠI DIỆN BÊN B
Hàng tháng, tổ trưởng phụ trách tổ lao động theo dõi và lập bảng chấm công (Bảng 2.16), cuối tháng chuyển cho kế toán đội làm cơ sở tính lương. Dựa vào Bảng chấm công và đơn giá tiền lương một ngày công đã thoả thuận, kế toán đội lập Bảng thanh toán lương (Bảng 2.17).
Bảng . Bảng chấm công
BẢNG CHẤM CÔNG
Ngày 31 tháng 10 năm 2007
(Tổ gia công sắt thép + đổ bê tông)
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn.
STT
HỌ VÀ TÊN
Ngày trong tháng
TS ngày công thực tế
Công thêm giờ
1
...
17
18
…
25
….
31
1
Lê Văn Dũng
X
…
X
X
….
X
X
25
2
Lê Thành Chung
X
…
X
X
…
X
X
X
26
3
Lê Văn Thịnh
X
…
X
…
X
X
24
…
…..
….
…
…
…
…
Tổng cộng
1123
Người chấm công Kế toán Chủ nhiệm công trình
Bảng . Bảng thanh toán lương
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tổ gia công sắt thép + Đổ bê tông
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Tháng 10 năm 2007
STT
Họ và tên
Số công
Số tiền
Ký tên
1
Lê Văn Dũng
27
3.240.000
2
Lê Thành Chung
26
2.080.000
3
Lê Văn Thịnh
24
1.920.000
…
…
…
….
….
Tổng cộng
1123
89.950.000
(Bằng chữ: Tám mươi chín triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)
Ngày 31 tháng 10 năm 2007
Chủ nhiệm công trình Kế toán Tổ trưởng
Cuối tháng, sau khi lập Bảng thanh toán lương để thanh toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán đội tập hợp chứng từ lên phòng Tài chính kế toán Công ty để làm thủ tục xin vay vốn tại Xí nghiệp. Kế toán Xí nghiệp kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của Hợp đồng giao khoán nhân công, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương,… từ đó tiến hành cho đội vay vốn.
Từ các chứng từ nhận được do kế toán đội chuyển lên kế toán công ty lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Bảng 2.20), ghi sổ chi tiết TK 622-chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi sổ Nhật ký chung và từ Nhật ký chung vào Sổ cái TK 622.
Bảng . Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
STT
Ghi
có
Ghi
nợ
TK 334
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Lương chính
Các khoản khác
Cộng có
1
TK 334
3.134.970
3.134.970
2
TK 622
150.600.000
150.600.000
150.600.000
3
TK 623
24.425.500
5.720.000
30.145.500
4.640.845
34.786.345
4
TK 627
27.824.000
7.276.000
35.100.000
5.286.560
40.386.560
Tổng
202.849.500
12.996.000
215.845.500
13.062.375
228.907.875
Bảng . Sổ chi tiết TK 622 quý IV năm 2007
CTY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
SỔ CHI TIẾT TK 622
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Quý IV năm 2007
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/10
CPNC trực tiếp CT Chợ Phú Lộc Lạng Sơn T10
3312
150.600.000
…
….
…
…
…
31/12
k/c CPNC trực tiếp CT Chợ Phú Lộc Lạng Sơn Q4
154
415.800.000
Cộng phát sinh
415.800.000
415.800.000
Bảng 2.22. Trích sổ Nhật ký chung (TK 622)
CTY CP TẬP ĐOÀN JOC VIET NAM SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản
Phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
xxx
xxx
…
…
…
…
…
…
…
30/10
CPNC trực tiếp CT
Phải trả CNSX
622
3342
150.600.000
150.600.000
31/10
Phải thu các đội
Thanh toán lương CNSX
13881
3342
150.600.000
150.600.000
…
…
….
…
….
….
….
Cộng
2.3.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Trong hoạt động SXKD xây lắp, máy thi công là phương tiện hỗ trợ đắc lực không thể thiếu, nhất là những công trình, hạng mục công trình phức tạp. Sử dụng máy thi công giúp tăng NSLĐ, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí đặc thù trong lĩnh vực sản xuất xây lắp. Chi phí này bao gồm tất cả các loại chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công nhằm hoàn thành khối lượng công tác xây lắp như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao,…
* TK sử dụng: Xí nghiệp sử dụng TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công để theo dõi và tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ, chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
* Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng thuê máy), Hoá đơn GTGT.
- Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công.
- Biên bản thanh lý Hợp đồng thuê máy.
- Bảng tổng hợp chi phí thuê máy.
* Đặc điểm quy trình hạch toán:
Tại Công ty, khi thi công công trình, các đội sử dụng máy thi công dưới hai hình thức: Sử dụng máy thi công của đội ,máy thi công thuê ngoài. Trong đó, chủ yếu Công ty sử dụng máy thi công thuê ngoài.
Trường hợp thuê ngoài máy thi công: Căn cứ nhu cầu sử dụng máy thi công, Giám đốc Công ty uỷ quyền cho đội trưởng đứng ra ký “Hợp đồng thuê máy”. Thông thường Công ty thuê trọn gói cả người điều khiển và các chi phí khác sử dụng cho máy. Trong Hợp đồng thuê máy ghi rõ loại máy được thuê, tổng số giờ thuê máy, đơn giá một giờ thuê máy. Máy thuê sử dụng cho công trình nào thì tính cho công trình đó. Hàng ngày, kế toán đội theo dõi hoạt động của máy thi công và ghi vào Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công.
Hàng tháng, cán bộ kỹ thuật cùng đội trưởng kiểm tra và nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và thanh toán cho bên A như Hợp đồng đã ký kết. Khi hết hạn Hợp đồng thuê máy, đội trưởng ký Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đội tính ra chi phí thuê máy hàng tháng và lập Bảng tổng hợp chi phí thuê máy cho từng công trình (Bảng 2.24).
Bảng 2.24. Bảng tổng hợp chi phí thuê máy.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THUÊ MÁY
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Tháng 10 năm 2007
STT
Loại máy
Số giờ hoạt động
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1
Máy đào Hitachi
150
480.000
72.000.000
2
Cần xúc
96
310.000
29.760.000
...
...
...
....
....
Cộng
218.463.529
Người lập Đội trưởng
Cuối tháng, kế toán đội tập hợp toàn bộ các chứng từ liên quan gửi về phòng Kế toán Công ty làm căn cứ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Đối với máy thi công của đội: Mỗi đội có thể có máy thi công riêng. Máy thi công thuộc tài sản đội gồm máy cán thép, máy vận thăng. Các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công như: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nhiên liệu, CCDC, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí bằng tiền khác sẽ được tập hợp vào TK 623, chi tiết theo từng đối tượng phát sinh. Định kỳ, kế toán đội tập hợp các chứng từ chuyển về phòng Kế toán Công ty.
- Chi phí vật liệu phục vụ máy thi công: Khi có nhu cầu, các đội tự mua NVL và tập hợp chi phí theo nguyên tắc chi phí phát sinh cho công trình nào, xe, máy nào thì hạch toán cho công trình đó, xe, máy đó. Hàng ngày, trên cơ sở các chứng từ gốc, kế toán đội lập Bảng kê phiếu xuất vật tư chạy máy thi công.
- Chi phí nhân công điều khiển máy thi công: Chứng từ ban đầu là các Bảng chấm công, Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công và Hợp đồng giao khoán. Hàng ngày, tổ trưởng theo dõi quá trình làm việc của công nhân lái máy thông qua Bảng chấm công. Kết thúc Hợp đồng giao khoán, kế toán đội tính lương cho công nhân lái máy và lập Bảng thanh toán tiền lương. Cuối tháng, khi nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công điều khiển máy thi công, kế toán Công ty lập Bảng phân bổ tiền lương.
- Chi phí khấu hao máy thi công và trích trước sữa chữa máy: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Hàng tháng, kế toán Công ty căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ để tính khấu hao và chi phí trích trước sửa chữa lớn cho từng loại máy, sau đó phân bổ cho từng công trình.
Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến máy thi công, kế toán đội phản ánh vào Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
Bảng . Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
STT
Diễn giải
Số tiền
1
Chi phí NVL chạy máy thi công
49.203.963
2
Chi phí nhân công điều khiển máy
30.145.500
3
Các khoản trích theo lương của công nhân
4.640.845
4
Chi phí khấu hao
98.122.290
5
Chi phí thuê ngoài máy thi công
218.463.529
Cộng
400.576.127
Kế toán đội Đội trưởng (Chủ nhiệm công trình)
Căn cứ vào các chứng từ, bảng tổng hợp do kế toán đội gửi lên, kế toán Công ty lập Sổ chi tiết TK 623 cho từng công trình, ghi Sổ nhật ký chung, và Sổ cái TK 623 .
Bảng . Sổ chi tiết TK 623 quý IV năm 2007
CTY CP TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
SỔ CHI TIẾT TK 623
CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Quý IV năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
02/10
Chi phí nhiên liệu
3312
49.203.963
07/10
Chi phí thuê máy đào
3312
72.000.000
…
…
…
…
…
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC quý IV
154
1.176.268.587
Cộng phát sinh
1.176.268.587
1.176.268.587
Bảng . Trích sổ Nhật ký chung (TK 623)
CTY CP TẬP ĐOÀN JOC VIET NAM SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản
Phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số trang trước chuyển sang
xxx
Xxx
02/10
Chi phí nhiên liệu
623
3312
49.203.963
49.203.963
07/10
Chi phí thuê máy đào
623
3312
72.000.000
72.000.000
…
…
….
…
….
….
….
Cộng
2.3.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
CFSXC là các chi phí liên quan đến việc quản lý công trình và toàn bộ hoạt động sản xuất chung đảm cho hoạt động của đội. Các khoản chi phí này phát sinh khá thường xuyên, đa dạng và thường có giá trị nhỏ, gồm:
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp.
- Chi phí NVL, CCDC dùng cho hoạt động quản lý tại công trường, chi phí về đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
- Chi phí khấu hao là giá trị khấu hao máy móc phục vụ cho công tác quản lý của các đội sản xuất tại công trường.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác gồm chi phí điện, nước, …
* Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 627 – CFSXC.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đội, công trình.
* Quy trình hạch toán:
Đối với chi phí nhân viên quản lý đội thi công: Nhân viên quản lý đội thi công gồm các đối tượng sau: Đội trưởng hoặc Chủ nhiệm công trình, Kế toán đội, Thủ kho công trình, Bảo vệ, nhân viên kỹ thuật tại đội, cấp dưỡng,...Do Công ty sử dụng TK 623 để hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân lái máy nên đối tượng này không nằm trong CFSXC.
Đối với nhân viên quản lýCông ty trực tiếp quản lý và áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Cuối tháng, kế toán đội căn cứ vào Bảng chấm công, hệ số lương để tính ra lương của từng người trong bộ phận quản lý đội, lập Bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội (Bảng 2.26. Bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý) theo quy định và gửi lên phòng Tài chính kế toán Công ty. Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên quản lý, kế toán Công ty trích 19% các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương từng nhân viên. Số liệu được tính là căn cứ để kế toán ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; đồng thời làm căn cứ ghi vào sổ chi tiết TK 627.
Chi phí NVL phục vụ cho quản lý đội: Chi phí NVL phục vụ cho quản lý đội chủ yếu là văn phòng phẩm, giá trị phát sinh không nhiều.
Chi phí CCDC: Tại Xí nghiệp chi phí CCDC khá ổn định. CCDC sử dụng ở đội gồm: Quần áo bảo hộ lao động, đồ dùng phục vụ công trường như cuốc, xẻng, … Hiện nay hầu hết CCDC Công ty thực hiện phân bổ một lần vào CPSXC. Đối với CCDC có giá trị lớn như cốp pha, giàn giáo… mà Công ty không có, khi có nhu cầu Công ty thuê ngoài.
Chứng từ hạch toán chi phí NVL, CCDC phục vụ cho quản lý đội gồm: Hoá đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, …Cuối tháng, kế toán đội tập hợp chứng từ rồi phản ánh vào Bảng tổng hợp CPSXC gửi lên phòng Tài chính kế toán.
Chi phí khấu hao TSCĐ ở các đội gồm: Chi phí khấu hao máy vi tính, xe phục vụ cho đội cũng như máy thi công của Công ty điều động cho đội sử dụng và các thiết bị văn phòng khác.
Cũng giống như TSCĐ ở bộ phận khác, Công ty tính khấu hao TSCĐ ở bộ phận này theo phương pháp đường thẳng. Công thức tính như sau:
Nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao
x
Mức trích khấu hao năm
=
Số năm sử dụng
=
Mức khấu hao bình quân năm
=
Mức khấu hao bình quân trong tháng
12
Đối với khấu hao máy thi công do Công ty điều động cho đội sử dụng khi đội có nhu cầu, Công ty phân bổ vào CPSXC căn cứ vào mức khấu hao bình quân trong tháng và số ngày hoạt động của từng máy thi công ở mỗi đội
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác gồm: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, chi phí phôtô tài liệu, chi phí tiếp khách, hội họp…Do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản nên hàng ngày kế toán đội căn cứ vào các hoá đơn chứng từ gốc để tổng hợp số liệu vào bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài. Cuối tháng bảng kê này được chuyển lên phòng Tài chính kế toán Công ty kèm theo các chứng từ gốc.
Bảng . Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
BẢNG KÊ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI
Công trình: Chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: VNĐ
STT
Diễn giải
Số tiền
1
Chi phí điện phục vụ đội
2.450.000
2
Chi phí điện thoại
3.952.000
…
…
…
Tổng cộng
23.478.600
Kế toán đội Đội trưởng (Chủ nhiệm công trình)
Từ các yếu tố chi phí trên, cuối kỳ kế toán đội lập Bảng tổng hợp CPSXC. Căn cứ vào các chứng từ và Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung do kế toán đội chuyển lên kế toán Xí nghiệp ghi Sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh liên quan theo ngày, Sổ kế toán chi tiết TK 627, và từ Sổ Nhật ký chung vào Sổ cái TK 627.
2.3.2. Tổng hợp CPSX và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.3.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuât.
Tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam, việc tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình. Khi CPSX liên quan đến công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó từ khi khởi công cho đến khi bàn giao. Cuối quý, từ Sổ chi tiết CPSX và Bảng tổng hợp CPSX từng công trình, kế toán Công ty tiến hành kết chuyển CPSX của từng công trình vào TK 154, vào Sổ chi tiết TK 154 Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 154
2.3.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
CPSX phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và dở dang cuối kỳ. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên chủ công trình (Bên A) và đơn vị chịu trách nhiệm thi công (Bên B).
Với những công trình nhỏ, thi công ngắn ngày hình thức thanh toán khi Công ty hoàn thành toàn bộ khối lượng công trình thì đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Những công trình nào chưa hoàn thành vào cuối kỳ tính giá thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đến thời điểm đó được coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
-
+
=
CPSXKD dở dang cuối kỳ
Giá trị khối lượng sản phẩm hoàn thành được nghiệm thu thanh toán
CPSX thực tế phát sinh trong kỳ
Với những công trình thi công có thời gian thi công kéo dài Công ty áp dụng hình thức thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Kế toán lập Bảng tổng hợp khối lượng công việc hoàn thành của công trình. Dựa vào đó Công ty gửi khối lượng công việc hoàn thành cho chủ đầu tư đề nghị thanh toán. Khối lượng công việc không được chủ đầu tư thanh toán được xác định là khối lượng công việc dở dang cuối kỳ. CPSX dở dang cuối kỳ xác định theo công thức:
CPSXKD dở dang đầu kỳ
Đối với công trình chợ siêu thi Phú Lộc - Lạng Sơn quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý nên giá trị sản phẩm dở dang là khối lượng công việc không được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán. Ví dụ với công trình chợ siêu thị Phú Lộc Lạng Sơn năm 2007:
CPSXKD dở dang đầu kỳ: 0
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 3.773.950.326
Giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán: 3.446.442.135
CPSXKD dở dang cuối kỳ = 0 + 3.773.950.326 – 3.446.442.135 = 307.508.191
2.3.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đàon JOC Việt Nam
Do đặc điểm sản phẩm của ngành xây dựng là mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cũng trùng với đối tượng tập hợp chi phí, tức là từng công trình, hạng mục công trình.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp.
Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tổng hợp CPSX. Xác định được giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác giúp cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho công tác quản lý. Do vậy cần lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD của đơn vị. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp thể hiện qua công thức:
Giá thành sản phẩm xây lắp
CPSXKD dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSXKD dở dang cuối kỳ
=
+
-
CPSX đã tập hợp được là cơ sở tính giá thành và được tiến hành hàng quý. Nếu trong tháng, trong quý có khối lượng xây lắp thực thực tế hoàn thành bàn giao thì vẫn tiến hành nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư
Cuối quý, kế toán chi phí và tính giá thành căn cứ vào các Sổ chi tiết chi phí sản xuất để lập Bảng tập hợp CPSX và tính giá thành các công trình, hạng mục công trình xây dựng .
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN JOC VIỆT NAM
3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán CFSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Từ khi thành lập tới nay, Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn cũng như thử thách, song với sự nỗ lực của mình Công ty đã đứng vững, không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình. Công ty đã thực sự tự chủ trong hoạt động SXKD, tự chủ về tài chính và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm đều có sự tăng trưởng đáng kể.
Trên góc độ nhìn nhận của một sinh viên, sau thời gian thực tập tìm hiểu tổng quan về Công ty cũng như đi sâu vào nghiên cứu phần hành kế toán tập hợp CFSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp, đã cho em thấy phần nào thực tế công tác kế toán tại đơn vị. Em xin đưa ra một số đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của Công ty như sau
3.1.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam .
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy Công ty
Tổ chức bộ máy Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, trong đó Tổng giám đốc Công ty chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty trực thuộc quản lý cũng như trước pháp luật. Bộ máy quản lý Công ty được tổ chức thành các phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban được giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể theo quy định trong cơ chế hoạt động SXKD hàng năm. Do đó tính chuyên môn hoá được nâng cao, tăng hiệu quả trong công tác quản lý. Các phòng ban tách biệt nhau, mỗi phòng ban đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đảm bảo các công việc độc lập và chính xác dưới sự chỉ đạo kịp thời của cán bộ lãnh đạo cấp trên. Đồng thời giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ đắc lực cho nhau giúp cho bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả. Cán bộ quản lý Công ty có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tế cho hoạt động SXKD của Xí nghiệp trước mắt và lâu dài. Công ty luôn tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ cho CBCNV. Đồng thời Công ty có chính sách thu hút, tuyển chọn, đào tạo kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm để phục vụ cho công tác tìm kiếm thị trường xây dựng, công tác đấu thầu, thanh quyết toán và chỉ huy giám sát thi công tại các điểm công trình do Công ty quản lý.
Thứ hai, về tổ chức SXKD:
Với cơ chế khoán gọn về đội, tổ chức công tác quản lý phân cấp rõ ràng tạo điều kiện cho các nhà quản lý nắm rõ tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng và tiến độ thi công kịp thời. Hơn nữa, thông qua cơ chế khoán mỗi đội tự chủ trong hoạt động thi công xây lắp, nâng cao hiệu quả SXKD, tạo được tinh thần trách nhiệm của các đội đối với công trình mà đội thực hiện. Bộ máy tổ chức thi công công trình gọn nhẹ và năng động, các phòng ban hoạt động liên tục có hiệu quả giúp ban lãnh đạo Công ty tổ chức quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công hiệu quả và khoa học.
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập trung, gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty. Việc bố trí nhân lực trong bộ máy là hợp lý. Mỗi cán bộ kế toán có thể đảm nhận một số phần hành kế toán nhưng không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Thủ quỹ tách biệt với kế toán phần hành vốn bằng tiền đảm bảo việc kiểm tra chéo giữa kế toán vốn bằng tiền và thủ quỹ. Mô hình kế toán tập trung tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa phòng kế toán của Công ty với kế toán tại các đội sản xuất, đảm bảo cho các thông tin, số liệu kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác. Tại các đội xây lắp có kế toán riêng theo dõi, số lượng một hoặc hai người tuỳ theo quy mô công trình thể hiện sự linh hoạt trong tổ chức bộ máy, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát kịp thời. Kế toán tại các đội không thực hiện hạch toán riêng mà chỉ theo dõi, tập hợp chứng từ khi có các nghiệp vụ phát sinh tại công trường, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ gốc. Trước khi nộp lên phòng kế toán Công ty, kế toán đội phải sắp xếp chứng từ gốc theo từng công trình tạo điều kiện cho phòng Kế toán Công ty tập hợp chi phí, tính giá thành dễ dàng. Công tác kế toán được thực hiện chủ yếu tại phòng Tài chính kế toán tại Công ty theo các hoá đơn, chứng từ, bảng kê mà kế toán đội gửi lên. Với hình thức tổ chức như vậy, công việc kế toán được giảm nhẹ mà vẫn đảm bảo chính xác và đầy đủ.
Công ty còn sử dụng phần mềm kế toán ACNET, giúp cho khối lượng công việc của kế toán viên tại đơn vị được giảm nhẹ, đạt hiệu quả cao, tổng hợp số liệu nhanh chóng, chính xác và kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Phòng Kế toán được trang bị khá đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kế toán, bao gồm máy tính, máy in, máy photo, máy fax, điện thoại…
Hạn chế và nguyên nhân:
Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam đã không ngừng vươn lên ,tích luỹ kinh nghiệm, mạnh dạn đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi đặt ra và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế những yêu cầu mới không ngừng đặt ra đối với công tác quản lý và tổ chức SXKD của đơn vị, trong đó có cả yêu cầu đổi mới hệ thồng kế toán. Song song với những ưu điểm nêu trên, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn và tồn tại nhất định do tính chất phức tạp vốn có của ngành xây dựng.
Thứ nhất, về bộ máy kế toán:
Hiện nay bộ máy kế toán tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam được tổ chức khoa học và khá hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều thì đội ngũ kế toán viên tại Công ty chỉ gồm 5 người phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán cho tất cả các công trình thi công trong kỳ. Do đó, các nhân viên kế toán rất vất vả trong công tác hạch toán, nhất là thời điểm cuối kỳ gây áp lực trong công việc. Điều này có thể dẫn đến sai sót trong quá trình ghi chép, phản ánh thông tin.
Thứ hai, về công tác quản lý và hạch toán chi phí:
Đối với chi phí NVL trực tiếp: Việc quản lý NVL trong quá trình thi công của các đội vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa chặt chẽ. Việc khoán sản phẩm đi đôi với khoán NVL và các chi phí phân bổ khác xuống từng đội sản xuất bên cạnh việc gắn liền trách nhiệm vật chất của công nhân sản xuất là thất thoát về chi phí NVL. Công ty không theo dõi được giá trị NVL không sử dụng hết tại công trình mà hầu như toàn bộ chi phí thu mua NVL theo nhu cầu phát sinh trong kỳ được hạch toán vào CPNVL trực tiếp. Đồng thời, trong vấn đề mua vật tư vẫn còn có bất cập về giá cả, nguồn cung cấp gây cản trở tiến độ thi công công trình. NVL mua về không qua kho mà đưa thẳng tới chân công trình nhưng kế toán vẫn viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho tạo nên sự rườm rà trong quá trình kiểm nhận vật tư. Trong quá trình thi công, phế liệu thu hồi kế toán đội không làm thủ tục nhập kho, không phản ánh trên giấy tờ, sổ sách về cả khối lượng và giá trị, gây lãng phí vật tư, do vậy không tiết kiệm được chi phí từ đó làm tăng giá thành sản phẩm xây lắp.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty giao khoán cho từng đội, đội trưởng tiến hành chia lương nhưng Công ty không theo dõi cụ thể quá trình chia lương nên dễ dẫn đến tình trạng người lao động hưởng không đúng với sức lao động mà mình bỏ ra.
Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Do vốn kinh doanh so với hoạt động SXKD không đủ để mua sắm đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho thi côngCông ty chỉ mua sắm chủ yếu máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, còn máy móc thiết bị phục vụ cho thi công ít, do vậy máy móc thiết bị cần cho thi công thiếu, đội công trình đều chủ yếu thuê máy thi công theo giá thoả thuận ghi trên hợp đồng nên chi phí sử dụng máy thi công là rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí công trình, hạng mục công trình, làm tăng giá thành sản phẩm. Chi phí khấu hao máy thi công chỉ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở đội (do đội tự mua) còn chi phí khấu hao TSCĐ khi đội sử dụng máy thi công của Công ty lại được tập hợp vào CPSXC. Do vậy khoản mục chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty chưa được hạch toán đầy đủ. Ngoài ra, khi hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công vẫn còn có bất cập. Theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị xây lắp thì các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ không được hạch toán vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản CPSXC. Như vậy việc hạch toán yếu tố này vào tài khoản chi phí sử dụng máy thi công của Công ty là không đúng với chế độ kế toán quy định hiện hành sẽ làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng máy thi công là công tác quan trọng nhằm tính đúng các khoản mục trong giá thành sản phẩm xây lắp.
Đối với CPSXC: Các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công vẫn chưa được hạch toán vào khoản mục chi phí này theo quy định hiện hành. Trên bảng kê CPSXC do kế toán đội lập theo dõi gộp chung chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Vì vậy đã gây khó khăn cho kế toán Công ty trong việc kiểm tra tình hình chi tiêu những khoản CPSXC phát sinh tại công trường.
thứ hai, về các khoản thiệt hại trong sản xuất kinh doanh xây lắp.
Do đặc trưng của ngành xây dựng là hoạt động SXKD chủ yếu diễn ra ngoài trời, nhân công trực tiếp chủ yếu thuê ngoài. Các công trình thi công chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết do đó khi gặp thiên tai có thể dẫn đến phải ngừng thi công hoặc gây sụt lún, hỏng hóc các công trình, hạng mục công trình đang xây dựng gây thiệt hại trong sản xuất. Phòng kế toán không theo dõi hạch toán thiệt hại trong sản xuất do đó không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh và giá thành các công trình, hạng mục công trình.
thứ ba, về việc luân chuyển chứng từ.
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác, Công ty có địa bàn hoạt động rất rộng. Các công trình thi công được tiến hành trên khắp các tỉnh, thành phố nên việc tập hợp chứng từ gửi lên phòng Kế toán Công ty đôi khi bị chậm trễ là không thể tránh khỏi dẫn đến việc hạch toán không được kịp thời, hơn nữa khối lượng công việc bị dồn vào thời điểm cuối kỳ có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như ghi thiếu, ghi nhầm gây ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời trong việc cung cấp thông tin, từ đó ảnh hưởng tới công tác quản lý tại đơn vị.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam, tìm hiểu thực trạng kế toán của đơn vị em đã có cái nhìn khái quát về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Bên cạnh những ưu việt, công tác kế toán tại Công ty vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục. Trong bài viết này, em đã nêu khái quát về lịch sử hình thành cũng như công tác kế toán của Công ty.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu thực tế có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô và toàn thể cán bộ Phòng tài chính kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS .Phạm Đức Cường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bấo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Nam, đặc biệt là tập thể cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty CP Tập đoàn JOC Việt Namđã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập thời gian qua.
Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26980.doc