Trên góc độ người làm công tác kế toán em nghĩ rằng không chỉ nắm vững lý luận mà còn phải hiểu sâu sắc về thực tế, có như vậy người làm công tác kế toán mới làm tốt công việc của mình mà công ty giao phó góp phần đem lại sự thành đạt của công ty.
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai, do thời gian cũng như trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập của em chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của công tác kế toán dịch vụ và thương mại. Từ đó thấy được những ưu điểm cần phát huy, đồng thời em cũng xin đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những nhược điểm và làm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Mặc dù đã rất cố gắng song vì những lý do nêu trên nên nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của em trong báo cáo thực tập này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của Th.s Nguyễn Huyền Quân và các cán bộ nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để báo cáo này có giá trị thực tiễn.
Qua báo cáo thực tập này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Huyền Quân cùng Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần vận tải Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia. Thị trường mở rộng đối với hàng hoá trong nước cũng như ngoài nước.
Để hoà nhập với xu thế chung của thời đại, hội nhập với các nước trên thế giới nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện hơn, lợi nhuận là mục đích sống còn của doanh nghiệp.
Một hệ thống kế toán tốt là một hệ thống cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết hỗ trợ cho quản lý trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh. Vì vậy công tác kế toán đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp.
Được sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Huyền Quân cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai, em đã tiến hành tìm hiểu và viết báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai. Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Phần II: Thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Phần III: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
PHẦN IGIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SAO MAI
1.1. Sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
- Tên công ty : Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
- Địa chỉ : Tổ 8, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
- Phạm vi kinh doanh : Trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội
Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai là doanh nghiệp cổ phần, được thành lập theo quyết định số 0103004279 ngày 31/7/2002 do sở kế hoạch đầu tư phát triển Hà Nội cấp. Là một đơn vị kế toán kinh tế độc lập, hoành toàn tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiên hữu hạn, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước Việt Nam và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.Và có tổng số vốn điều lệ là 4.000.000.000đ.
Trong đó:
-Vốn cố định: 1.466.000.000
- Vốn lưu động: 2.000.000.000
- Vốn XDCB : 544.000.000
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ vận tải: chuyên chở hàng hóa và hành khách trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội: Bao gồm các dịch vụ cụ thể như: vận chuyển hành khách, du lịch, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển đồ đạc phục vụ cho việc chuyển nhà…. Khách hàng của Công ty rất đa dạng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vận tải Sao Mai.
Căn cứ vào đặc điểm của quá trình kinh doanh, quy mô và ngành nghề kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ. Nhờ đó đã phát huy được vai trò quản lý đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần vận tải Sao Mai (Sơ đồ 1.1 – Phụ lục)
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ 1.2 – Phụ lục)
1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Công ty áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thông báo của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá mua vào theo nguyên tắc giá gốc gồm giá mua cộng chi phí thu mua.
+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá thực tế nhập kho.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
Công ty áp dụng kế toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức Kế toán: Công ty áp dụng hình thức Kế toán chứng từ ghi sổ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh lên các chứng từ ghi sổ và sổ đăng kí chứng từ ghi sổ thông qua các chứng từ kế toán, từ đó phản ánh lên sổ cái và các sổ sách có liên quan khác.
Trình tự ghi sổ của hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ cựng loại
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Mặc dù mới thành lập và hoạt động nhưng Công ty đã đạt được những thành quả nhất định trong những năm gần đây. Cụ thể, ta có bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng kết quả HĐSXKD của Công ty năm 2007 – 2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
1
Tổng doanh thu
5,869,827,376
7,336,257,000
1,466,429,624
24.98%
2
Giảm trừ doanh thu
-
-
3
Doanh thu thuần
5,869,827,376
7,336,257,000
1,466,429,624
24.98%
4
Giá vốn hàng bán
4,529,583,235
5,225,375,210
695,791,975
15.36%
5
Lợi nhuận gộp
1,340,244,141
2,110,881,790
770,637,649
57.50%
6
Chi phí tài chính
240,404,702
330,520,650
90,115,948
37.49%
7
Chi phí quản lý kinh doanh
768,355,342
948,871,000
180,515,658
23.49%
8
Lợi nhuận từ HĐKD
331,515,903
831,490,140
499,974,237
150.81%
9
Thu nhập từ HĐ khác
77,556,597
85,250,300
7,693,703
9.92%
10
Chi phí từ HĐ khác
11
Tổng lợi nhuận trước thuế
409,072,500
916,740,440
507,667,940
124.10%
12
Thuế TNDN
114,293,022
258,633,152
144,340,130
126.29%
13
Lợi nhuận sau thuế
295,779,476
658,107,288
362,327,812
122.50%
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai)
Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị từ năm 2007 đến năm 2008 ta thấy:
Năm 2008 so với năm 2007 về tình hình kinh doanh cũng có nhiều biến động, thể hiện: Về doanh thu thuần năm 2008 tăng 1.566.430.376vnđ hay tăng lên 27%. Điều này là do từ năm 2007 Công ty đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách quản lý, tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên, tăng cường quảng cáo nhằm tăng doanh thu; Thuế thu nhập DN Năm 2007 nộp tăng 48.489.881 vnđ đồng với tỷ lệ 172,2%, năm 2008 tăng 126.5% hay tăng 144.340.130 vnđ cho thấy chi nhánh công ty làm ăn phát triển, đã đóng góp nghĩa vụ với nhà nước ngày càng tăng
PHẦN IITHỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SAO MAI
2.1. Kế toán tài sản cố định
2.1.1. Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định trong công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), và tài sản cố định vô hình (TSCĐVH).
TSCĐHH gồm: nhà cửa, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, trạm biến áp 400 KVA, máy phát điện, hệ thống máy tính, máy in văn phòng, hệ thống máy tính xách tay trang bị cho phòng kinh doanh, hệ thống máy photo Xerox, …
TSCĐVH gồm: phầm mềm google talk, phần mềm microsof office, excel, powerpoint 2007, lotus note và quyền sử dụng đất.
2.1.2. Phương pháp đánh giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua+ Các khoản thuế (không được khấu trừ) + Chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử( nếu có)
Ví dụ:
Ngày 29/09/08 Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai ký hợp đồng mua 15 máy tính để bàn nhãn hiệu Dell với công ty máy tính Trần Anh theo hóa đơn số 0073358 , chưa thanh toán cho người bán (biểu 1, phụ lục), ta có như sau:
Trị giá mua (chưa thuế VAT): 294.000.000 đồng
Chi phí vận chuyển, cài đặt: 1.245.000 đồng
Căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán xác định nguyên giá của 15 máy tính để bàn nhãn hiệu Dell là: 294.000.000 + 1.245.000 = 295.245.000 đồng
Phương pháp khấu hao TSCĐ
Công tác kế toán trích khấu hao TSCĐ của Công ty hiện nay được thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phạm vi tính khấu hao là thiết bị TSCĐ của Công ty đang được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị
Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng
Mức khấu hao trung bình năm = nguyên giá của TSCĐ/ số năm sử dụng.
Mức khấu hao trung bình tháng = mức khấu hao trung bình năm/ 12 tháng
Ví dụ:
Ngày 1/10/2008 Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai mua 1 điều hoà Carier53N18 2 cục 1 chiều 18000 BTU với nguyên giá là: 29.726.000 đồng. Số năm trích khấu hao căn cứ vào quyết định 206/2003/QĐ-BTC và quy định của Công ty là: 4 năm. Ngày 21/10/2003 Công ty bàn giao cho đài khai thác và sử dụng. Giá trị hao mòn của máy được tính như sau (dự kiến giá trị thu hồi = 0)
Mức khấu hao 1 năm = 29.726.000/ 4= 7.431.500 VNĐ
Mức khấu hao tháng = 7.431.000/12= 619.250 VNĐ
Số khấu hao luỹ kế tính đến ngày31/12/2008 của điều hoà Carier53N18 là: 619.250 × 3 = 1.857.750 VNĐ
2.1.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định
Các chứng từ kế toán chủ yếu sử dụng để kế toán TSCĐ bao gồm: kế hoạch mua sắm hàng năm cho TSCĐ ở Công ty, tờ trình mua sắm TSCĐ, báo giá của nhà cung cấp, biên bản họp hội đồng để chọn báo giá, hợp đồng mu sắm TSCĐ, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ và biên bản thanh lý hợp đồng mua sắm, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Công ty tiến hành ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ. Sổ kế toán dùng để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ bao gồm: thẻ TSCĐ và sổ cái TSCĐ, trong đó thẻ TSCĐ được mở chi tiết cho từng TSCĐ, còn sổ cái TSCĐ sử dụng để theo dõi cho tất cả các TSCĐ để thấy được biến động tổng hợp về TSCĐ
2.1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ
Kế toán tăng TSCĐHH.
TSCĐ trong Công ty tăng chủ yếu là do mua sắm.
Tài khoản sử dụng
Kế toán Công ty sử dụng những tài khoản sau để kế toán tăng TSCĐ:
Công ty sử dụng những tài khỏan sau để kế toán:
TK 2111: phản ánh nguyên giá của trụ sở văn phòng của Công ty.
TK 2114: phản ánh nguyên giá của các TSCĐ HH còn lại trong Công ty phục vụ cho quản lý và chủ yếu là hệ thống máy vi tính
TK 241: Chi phí đầu tư XDCB
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Chứng từ kế toán sử dụng
Công ty sử dụng những chứng từ sau để kế toán tăng TSCĐ: hóa đơn mua TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua sắm TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
Một số nghiệp vụ chủ yếu
Cụ thể có VD như: Căn cứ vào hóa đơn số 0073385 ngày 29/09/2008 (biểu 2, phụ lục) về việc mua 15 máy tính để bàn Dell với số tiền là 294.000.000 VNĐ (Chưa bao gồm VAT 5%) và chưa thanh toán cho người bán phần mềm tự động hạch tóan như sau: (đơn vị: VNĐ)
Nợ TK 2114: 294.000.000
Nợ TK 133(2): 14.700.000
Có TK 331: 308.700.000
Đồng thời cũng căn cứ vào hóa đơn số 0073385 ngày 29/09/2008 về việc mua 1 máy chủ server với số tiền là: 122.800.000 (chưa có VAT 5%), chưa thanh toán cho người bán, tuy nhiên máy chủ này chưa hoạt động được ngay mà cần phải thông qua lắp đặt, chạy thử, do đó kế tóan sẽ tiến hành kế toán như sau:
Nợ TK 2411: 122.800.000 VNĐ
Nợ TK 1332: 6.140.000 VNĐ
Có TK 331: 128.940.000 VNĐ
Kế tóan giảm TSCĐ
Các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong Công ty chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán. Những TSCĐ được thanh lý của Công ty là những tài sản:
Các tài sản vẫn còn giá trị nhưng hư hỏng không sử dụng được
Các tài sản không đáp ứng được nhu cầu sản xuất vì đã lạc hậu kỹ thuật
Tài khỏan kế toán sử dụng
Kế tóan sử dụng những TK sau để kế toán giảm TSCĐ trong Công ty:
TK 2111: phản ánh nguyên giá của trụ sở văn phòng của Công ty.
TK 2114: phản ánh nguyên giá của các TSCĐ HH còn lại trong Công ty phục vụ cho quản lý và chủ yếu là hệ thống máy vi tính
TK 241: Chi phí đầu tư XDCB
TK 811: Chi phí khác
TK 711: Thu nhập khác
Ngòai ra kế tóan còn sử dụng một số TK khác như TK 3331- thuế VAT đầu ra, 111, 112, 131,...
Chứng từ kế toán sử dụng
Tờ trình lên giám đốc các tài sản thanh lý
Biên bản họp hội đồng thanh lý
Biên bản xác định giá tài sản thanh lý
Biên bản bàn giao
Hóa đơn bán TSCĐ, và phiếu thu tiền (nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt)
Chẳng hạn như: Căn cứ vào biên bản đánh giá lại tài sản cố định và hóa đơn số 0031224 ngày 25/09/2008 về việc bán 1 máy photo Xerox vớinguyên giá là 15.267.000 VNĐ đã khấu hao 6.868.000 VNĐ với giá bán là 9.554.600 VNĐ (đã bao gồm VAT 10%), thu tiền mặt kế toán ghi: (đơn vị: VNĐ)
Bút toán 1: Nợ TK 811: 8.759.000
Nợ TK 214: 6.868.000
Có TK 211: 15.627.000
Bút toán 2: Nợ TK 111: 9.554.600
Có TK 711: 8.686.000
Có TK 3331: 868.600
Kế toán sửa chữa TSCĐ
Sửa chữa TSCĐ trong Công ty được phân thành sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ và sửa chữa thường xuyên.
Chẳng hạn : Ngày 31/09/2008 anh Thuận phòng kinh doanh thay thế phụ tùng xe với chi phí sửa chữa là: 1.240.000 đồng. Căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn giá trị gia tăng số 00683353 kế toán ghi vào báo cáo tổng hợp chi phí sửa chữa tài sản
Nợ TK 627: 1.240.000
Nợ TK 133: 124.000
Có TK 111: 1.364.000
Kế toán khấu hao TSCĐ
Tài khoản kế tóan sử dụng
Kế tóan sử dụng những TK sau để kế toán KH tài sản cố định hữu hình
TK 2141 – hao mòn lũy kế của nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2144 – hao mòn lũy kế cho các TSCĐHH khác
TK 641: chi phí bán hàng
TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
Chứng từ kế toán sử dụng
Kế tóan sử dụng: thẻ TSCĐ và bảng trích, phân bổ khấu hao TSCĐ để kế toán khấu hao TSCĐ
Cụ thể ta có:
Chẳng hạn như:
Ngày 29/09/08 Công ty ký hợp đồng mua 15 máy tính để bàn nhãn hiệu Dell theo hóa đơn số 0073358 để phục vụ cho nhân viên phòng kinh doanh.
Trị giá mua (chưa thuế VAT): 294.000.000 đồng
Chi phí vận chuyển, cài đặt: 1.245.000 đồng
Căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán xác định nguyên giá của 15 máy tính để bàn nhãn hiệu Dell là: 294.000.000 + 1.245.000 = 295.245.000 đồng, số năm sử dụng ước tính là 10 năm. Ta có:
Khấu hao năm: 295.245.000/10 = 29.524.500 VNĐ
Khấu hao tháng: 29.524.500/12 = 2.460.375 VNĐ
Khấu hao trích từ tháng 10 đến tháng 12/2008 = 2.460.375*3 = 7.381.125 VNĐ
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao lập ngày 29/9/2008 với tổng khấu hao trích là 2.460.375 VNĐ kế toán ghi như sau: (đơn vị: VNĐ)
Nợ TK 641(4): 2.460.375
Có TK 214: 2.460.375
2.2. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
Cách tính lương
Công ty không có lao động tạm thời, toàn bộ các nhân viên trong công ty được trả lương theo hợp đồng. Như vậy mức lương hàng tháng của một nhân viên được tính như sau:
Tổng lương = lương theo hợp đồng + lương làm thêm giờ + hoa hồng bán hàng ( chủ yếu đối với nhân viên phòng kinh doanh)
Các khoản trích theo lương được tính như sau:
KPCĐ = 2% * Tổng tiền lương
Trong đó Công ty chịu hoàn toàn và người lao động không phải chi trả
BHYT = 3%* Tổng tiền lương
Trong đó Công ty chịu 2% và nhân viên chịu 1%
BHXH = 20%* Tổng tiền lương
Trong đó Công ty chịu 15%, nhân viên chịu 5%
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Cuối mỗi tuần nhân viên công ty được yêu cầu điền số giờ làm vào một bảng chấm công điện tử (timesheet) trên mạng nội bộ của công ty và giám đốc nhân sự sẽ là người phê duyệt cho những bảng chấm công, hoặc bảng chấm công làm thêm giờ (nếu có) này. Dựa vào các bảng chấm công đã được phê duyệt kế toán tiến hành lập bảng tính lương vào ngày 20 hàng tháng, sau đó tiến hành lập bảng phân bổ tiến lương và bảo hiểm xã hội thường vào ngày 25, 26 hàng tháng. Cuối tháng thường vào ngày 28 kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tài khỏan sử dụng bao gồm: TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384
Chẳng hạn: Căn cứ vào bảng lương lập ngày 29/9/2008 với tổng số tiền lương phải trả nhân viên là 120.000.000 VNĐ kế toán ghi: (đơn vị: VNĐ)
Nợ TK 622: 52.500.000
Nợ TK 627(1): 17.500.000
Nợ TK 641(1): 30.000.00
Nợ TK 642(1): 20.000.000
Có TK 334(1): 120.000.000
Căn cứ vào giấy báo có số 2 ngày 4/10/2008 về việc trả lương cho công nhân viên số tiền là 120.000.000 kế toán ghi: (đơn vị: VNĐ)
Nợ TK 334: 120.000.000
Có TK 112: 120.000.000
Sau đó kế toán tiến hành lập các chứng từ ghi sổ liên quan đồng thời vào sồ chi tiết TK 622, 627, 642, 641, 334, 112. Từ các chứng từ ghi sổ vừa lập kế toán tiến hành vào sổ cái cái TK 622, 627, 642, 641, 334, 111 và cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu số tổng cộng giữa sổ chi tiết và sổ cái.
2.3. Kế toán nguyên vật liệu
Vì là công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận tải nên nguyên vật liệu trong Công ty tương đối ít bao gồm: túi nilon, xăng, dầu nhớt, giấy, nước uống tinh khiết, bánh mì đóng gói để phục vụ hành khách,...
Công ty tính giá vật tư xuất sử dụng theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Theo phương pháp này giá trị vật tư xuất ra sử dụng được xác định như sau:
Trị giá thực tế của vật liệu mua vào = giá mua + chi phí thu mua
Tổng giá trị vật liệu tồn + mua trong tháng
Đơn giá bình quân =
Tổng số lượng vật liệu tồn + mua trong tháng
Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
=
Số lượng hàng hóa xuất kho
´
Đơn giá nhập kho của chính số hàng đó
Chứng từ sử dụng để kế toán bao gồm: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, bảng kê vật tư xuất trong kì.
Tài khoản kế toán sử dụng bao gồm: TK 152, 621, 627, 641, 642
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng số 00068688 ngày 15/09/2009 mua 15 thùng nước tinh khiết Lavie, với giá chưa thuế là 900.000 VNĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – nước tinh khiết: 900.000 VNĐ
Nợ TK 133: 90.000 VNĐ
Có TK 111: 990.000 VNĐ
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 09 ngày 18/9/2008 xuất 2 túi mực in với giá mua đầu tháng là 400/túi cho máy in phòng kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 642 – phòng kế toán: 800.000 VNĐ
Có TK 152: 800.000 VNĐ
2.4. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Thị trường tiêu thụ và đối tượng tiêu dùng của công ty
Công ty có thị trường tiêu thụ tương đối rộng bao gồm các tổ chức, cá nhân có địa bàn, điạ chỉ trong Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra Công ty còn có khách hàng tại một số tỉnh, thành phố khác như : Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng,...
Kế toán giá vốn hàng bán
Phương pháp đánh giá giá vốn của dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Giá vốn của dịch vụ cung cấp cho khách hàng chính là tổng giá thành của dịch vụ đó. Mỗi dự án, mỗi đơn đặt hàng có giá vốn khác nhau tùy thuộc vào lượng chi phí sử dụng để cung cấp dịch vụ đó. Như vậy ta có thể khái quát giá vốn của dịch vụ cung cấp cho khách hàng của Công ty bằng công thức sau:
Gía vốn của dịch vụ = Tổng giá thành của dịch vụ =
CPSXDD đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ
Chứng từ và tài khỏan kế toán sử dụng
Chứng từ ban đầu: Để phản ánh giá vốn dịch vụ cung cấp kế toán sử dụng sổ chi tiết các tài khỏan TK 621, 622, 627 mở chi tiết cho từng dự án, đơn đặt hàng, thẻ tính giá thành dịch vụ cung cấp.
Đồng thời kế toán sử dụng TK 632, chi tiết cho từng loại dịch vụ cung cấp để hạch toán giá vốn của từng loại dịch vụ đó.
Cụ thể đối với dịch vụ tour du lịch Quảng Châu, cung cấp cho Ernst&Young Việt Nam, kế tóan căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm dịch vụ sau để hạch toán như sau: (với CPSXDD đầu kì = 0)
Nợ TK 154: 352.345.000
Có TK 621: 91.068.644
Có TK 622: 154.248.536
Có TK 627: 107.027.820
Sau khi dịch vụ hoàn thành kế toán căn cứ vào sổ chi tiết các tài khỏan chi phí nêu trên và bảng tính giá thành xác định được giá vốn của dịch vụ và tiến hành hạch toán vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Sổ chi tiêt giá vốn cũng được chi tiết theo từng loại hình dịch vụ để theo dõi giá vốn tổng cộng của từng loại dịch vụ trong tháng
Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ
Chứng từ kế toán sử dụng.
Để thực hiện kế toán doanh thu bán hàng kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàng, và TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán như phiếu thu để phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131 – ( Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – ( Giá bán chưa thuế)
Có TK 3331- thuế GTGT đầu ra phải nộp
Chẳng hạn như căn cứ vào hóa đơn bán hàng (biểu số 1) số 0035565 ngày 25/9/2008 vận chuyển 100 khách du lịch đi tham quan Quảng Châu, Trung Quốc cho công ty Ernst & Young Việt Nam với tổng số tiền là 718.300.000 VNĐ (bao gồm thuế VAT 10%), khách hàng chưa thanh toán, kế toán ghi: (đơn vị: VNĐ)
Nợ TK 131 – E&Y: 653.000.000
Có TK 511: 65.300.000
Có TK 3331: 718.300.000
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết bán hàng: kế toán sử dụng để theo dõi tình hình bán hàng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ về mặt số lượng, doanh thu và thuế GTGT đầu ra đã bán hoặc đã cung cấp được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng hoá kế toán ghi vào các dòng số lượng, đơn vị tính, doanh thu và thuế GTGT trên sổ chi tiết bán hàng.
Chứng từ ghi sổ: được sử dụng để vào sổ cái TK 511
Sổ cái TK 511
Kế toán chi phí bán hàng
Nội dung các khoản chi phí bán hàng của Công ty bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Kế toán tập hợp các khoản chi phí bán hàng để phân bổ cho số hàng và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh. Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, bốc vác, lưu kho, giao nhận, chi phí điện nước, điện thoại, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí bảo hành sản phẩm, khấu hao TSCĐ và chi bằng tiền khác.
Chẳng hạn như căn cứ vào bảng tính và phân bổ tiền lương tháng 9/2008 tổng tiền lương và các khỏan trích theo lương phân bổ cho chi phí bán hàng là 38.675.000 VNĐ, kế toán ghi sổ như sau: (đơn vị VNĐ)
Nợ TK 641: 32.500.000
Có TK 334: 6.175.000
Có TK 338: 38.675.000
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí công tác và chi bằng tiền khác.
Căn cứ vào bảng lương lập ngày 30/09/2008 với tổng số tiền lương và các khỏan trích theo lương phân bổ cho chi phí quản lý doanh nghiệp là 44.625.000 VNĐ kế toán ghi : (đơn vị VNĐ)
Nợ TK 642 : 44.625.000
Có TK 334 : 37.500.000
Có TK 338 : 7.125.000
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Việc thực hiện xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai được thực hiện vào cuối mỗi kỳ kế toán (cuối mỗi quý). Kết quả kinh doanh của Công ty được xác định như sau:
Kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ = Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – giá vốn của hàng đã bán và chi phí thuế TNDN – CPBH và CPQLDN
Kết quả từ hoạt động tài chính = tổng doanh thu thuần về hoạt động tài chính – chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác- chi phí khác
Kết quả hoạt động kinh doanh = kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ + kết quả hoạt động tài chính + kết quả hoạt động khác.
Cụ thể ta có kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Qúi III như sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Qúi 3/2009
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Qúi III/2009
A
B
2
1, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
2,612,000,000
2, Các khoản giảm trừ doanh thu
2
3, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
2,612,000,000
(10 = 01 - 02)
4, Giá vốn hàng bán
11
1,409,380,000
5, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
1,202,620,000
6, Doanh thu hoạt động tài chính
21
16,808,600
7, Chi phí tài chính
22
15,735,560
8, Chi phí bán hàng
24
345,989,720
9, Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
401,569,801
10, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
(30= 20 + (21 – 22) – (24+25))
456,133,519
11, Thu nhập khác
31
1,200,000
11, Chi phí khác
32
2,370,540
12, Lợi nhuận khác (40 = 31- 32)
40
-1,170,540
13, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
454,962,979
(50 = 30 + 40)
14, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51
113,740,745
15, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
60
341,222,234
Nguồn: Báo cáo tài chính quí III/2009 của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
PHẦN IIIMỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI SAO MAI
3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai.
3.1.1. Ưu điểm:
Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm Kế toán để kế toán . Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp cho tính chất cũng như công việc kế toán được gọn nhẹ hơn nhiều, giảm thiểu được những sai sót trong công tác kế toán.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, phân công hợp lý nên công việc của mỗi thành viên vừa phải, phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người. Việc kế toán thống nhất toàn Công ty tạo nên sự chủ động trong công việc, khối lượng thông tin ghi chép được giảm bớt nhiều, thông tin đảm bảo tính hợp lý, trung thực.
Quy trình kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động thực tế tại công ty. Các sổ sách kế toán sử dụng phù hợp với chế độ quy định đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động thực tế của doanh nghiệp, do đó số liệu kế toán được ghi chép phản ánh một cách hợp lý, khoa học đảm bảo cho việc đối chiếu số liệu và lập các báo cáo kế toán được thường xuyên và chính xác.
Đối với việc kế toán và quản lý TSCĐ : Hàng năm công ty tiến kiểm kê TSCĐ, nhờ đó kịp thời có các biện pháp xử lý khi có sự chênh lệch giữa sổ sách với thực tế khi kiểm kê.
3.1.2. Nhược điểm
Về phần mềm kế toán áp dụng tại công ty: hiện nay là phần mềm kế toán BRAVO đây là phần mềm kế toán chưa được hòan thiện và còn nhiều bất cập với các bút toán kết chuyển.
Về việc sử dụng hệ thống sổ kế toán: tuy Công ty đã áp dụng đủ các loại sổ theo yêu cầu nhưng mẫu sổ : sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ chưa phù hợp với qui định. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ được dùng thành một loại sổ chung _Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đặc biệt năm 2006 BTC đã đưa ra chế độ kế toán mới ( ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng BTC), trong đó đưa ra mẫu sổ mới cho hình thức Chứng từ ghi sổ. Bên cạnh đó công ty chưa hoạch toán đúng theo chế độ đối với tài sản cố định do đó chưa mở theo dõi Tài khoản 13312. Việc hoạch toán như trên là chưa đúng gây thiệt hai cho công ty ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với sửa chữa lớn TSCĐHH do chi phí sửa chữa TSCĐHH của Công ty hàng năm lớn nên cần tính trước chi phí sửa chữa lớn tránh tình trạng bất ổn về giá thành sản phẩm dịch vụ
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai.
Về phần mềm kế toán: Công ty nên dùng phần mềm kế toán mới hơn để kịp thời cập nhật những thay đổi mới của chính sách, chế độ kế toán.
Về hệ thống sổ kế toán : Ngày 20/3/2006 Bộ trưởng BTC đã ký quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong nước từ năm tài chính 2006, thay thế quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành gồm 4 phần cơ bản:
Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính
Chế độ chứng từ kế toán
Chế độ sổ kế toán
Trong đó đưa ra mẫu các loại sổ rõ ràng doanh nghiệp cần áp dụng đúng. Do đó công ty nên áp dụng đúng theo qui định những hình thức sổ nói trên. Đồng thời công ty cũng phải áp dụng hệ thống TK kế toán mới ban hành để đảm bảo công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thuế nói riêng chính xác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác công ty nên mở sổ theo dõi TK 13312 cho tài sản cố định. Sau đây là một số mẫu sổ cho hình thức chứng từ ghi sổ được qui định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
Tổ chức đánh giá, phân loại TSCĐ hư hỏng xem TSCĐ nào có thể sửa chữa được cân đối, giữa chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐHH với mua mới để chỉ rõ TSCĐHH nào chờ sửa chữa, TSCĐHH nào cần thanh lý ngay để giảm thiểu số lượng TSCĐHH hư hỏng chờ thanh lý tại Công ty.
KẾT LUẬN
Trên góc độ người làm công tác kế toán em nghĩ rằng không chỉ nắm vững lý luận mà còn phải hiểu sâu sắc về thực tế, có như vậy người làm công tác kế toán mới làm tốt công việc của mình mà công ty giao phó góp phần đem lại sự thành đạt của công ty.
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai, do thời gian cũng như trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập của em chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của công tác kế toán dịch vụ và thương mại. Từ đó thấy được những ưu điểm cần phát huy, đồng thời em cũng xin đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những nhược điểm và làm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Mặc dù đã rất cố gắng song vì những lý do nêu trên nên nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của em trong báo cáo thực tập này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm của Th.s Nguyễn Huyền Quân và các cán bộ nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để báo cáo này có giá trị thực tiễn.
Qua báo cáo thực tập này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Huyền Quân cùng Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Cổ phần vận tải Sao Mai
BAN GIÁM ĐỐC
Ban gi¸m ®èc cn
Phòng kế toán
Phòng phát triển thị trường
Phòng kinh doanh
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ và vật tư hàng hoá
Kế toán vốn bằng tiền, TT công nợ phải thu
Kế toán tập hợp CPQL theo dõi công nợ phải thu
KT tổng hợp, KT các khoản phải nộp ngân sách
Kế toán Phòng điều hành - vận chuyển
Biểu 1
Hoá đơn
Giá trị gia tăng
Liên 2: giao khách hàng
Ngày 29 tháng 09 năm 2008
Mẫu số: 01GTKT-3LL
KE/2008N
0073385
Đơn vị bán hàng: Công ty máy tính Trần Anh
Số tài khoản:
MST:
Điện thoại:………………..MS:
Họ tên người mua hàng:………………………….
Tên đơn vị Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Địa chỉ: Tổ 8, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Số tài khoản: Theo HĐKT: 31/TH2
Hình thức thanh toán: …CK…….. MS:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 2x1
1
Máy chủ PE2900
01
122.800.000
2
Máy tính để bàn 17’’ Dell
15
19.600.000
294.000.000
Cộng tiền hàng: 416.800.000
Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT: 20.840.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 437.640.000
Số tiền viết bằng chữ: bốn trăm ba mươi bảy triệu sáu trăm bốn mươi ngàn đồng
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ ho tên)
Người bán hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 2
BIÊN BẢN GIAO NHẬN VÀ KIỂM TRA
THIẾT BỊ TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT
Hà nội ngày 29 tháng 9 năm 2008
Dự án: Trang bị máy tính cho các đơn vị trong trung tâm
Gói thầu: Trang bị máy tính cho các đơn vị trong trung tâm
Hợp đồng số: 31/TH2
Địa điểm lắp đặt: Tổ 8, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Nhà thầu cung cấp và lắp đặt: Công ty máy tính Trần Anh
Đơn vị nhận quản lý và khai thác: Các đơn vị trong trung tâm
Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: 8 giờ 00 ngày 29 tháng 9 năm 2008
Kết thúc: 9 giờ 00 ngày 29 tháng 9 năm 2008
thành phần tham gia nghiệm thu:
Đại diện Chủ đầu tư:
Ông Cao Mạnh Linh Chức vụ: CV PKHĐT
Ông Nguyễn Hoàng Linh Chức vụ: CB- PVT
Đại diện nhà thầu cung cấp:
Ông Nguyễn Thanh Tùng Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật
Nội dung nghiệm thu
- Hai bên tiến hành việc kiểm tra thực tế thiết bị ở trạng thái tĩnh và kiểm tra các hồ sơ kèm theo, đối chiếu với hợp đồng về chủng loại, C/O, C/Q…để xác nhận các thiết bị do bên bán cung cấp là đúng chủng loại phụ lục 1(bản danh mục thiết bị và biểu giá) trong hợp đồng số 31/TH2
- Bên bán tạm gửi thiết bị tại điểm lắp đặt, bên mua bảo quản các thiết bị do bên bán gửi cho đến khi được lắp đặt, bàn giao chính thức cho bên mua.
đại diện chủ đầu tư
đại diện nhà thầu
Biểu 3
Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai
Số 36
Kèm theo chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Ngày 29 tháng 09 năm 2008
Chứng từ
Diễn giải
Tên tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
có
27
Trang bị máy tính cho các đơn vị trong trung tâm
2114
437.640.000
Cộng
2411
437.640.000
Biểu 4
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số thẻ: 110008111800644
Mã TSCĐ: 42.10
Tài khoản: 2114
Ngày lập thẻ: 29/09/2008
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 27 ngày 29 tháng 9 năm 2008
Tên TSCĐ: Máy tính Dell Optiplex 330 moniter 17” LCD analog CPU: G8F3X1S (Long)
Số thẻ TSCĐ: 10008123000663
Nước sản xuất(xây dựng):
Tháng, năm đua vào sử dụng: 26/09/2008
Năm khấu hao: 10
Công suất, (diện tích) thiết kế:
Đặc tả: Intel Pentium dual core processor E2180 2.0Gh2 1MB L2 cache/512MBDDR2/No FDD/80GB/§V Rom
Đơn vị quản lý, sử dụng: Công ty Cổ phần vận tải Sao Mai
Bộ phận: Phòng kinh doanh
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày…tháng…năm…
Lý do đình chỉ:
Số hiệu CT
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn TSCĐ
Giá trị còn lại
Ngày
Mã nguồn
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
Năm
GTCL
A
B
c
d
1
2
3
4
5
6
27
31/10/2008
Tăng TSC§ m¸y chñ cµi ®Æt ch¬ng tr×nh øng dông dïng chung & 15 m¸y tÝnh v¨n phßng phôc vô SXKD
19.600.000
2008
635.185
635.185
2008
18.964.815
142
19.600.000
635.185
635.185
18.964.815
31/11/2008
19.600.000
2008
544.444
1.179.629
2008
18.420.371
142
19.600.000
544.444
1.179.629
18.420.371
31/12/2008
19.600.000
2008
544.444
1.724.073
2008
17.875.927
142
19.600.000
544.444
1.724.073
17.875.927
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: …ngày…tháng…năm
Lý do giảm:
Ngày điều chuyển:….số QĐ: …ngày…
Điều chuyển đến đơn vị:….
Hà nội ngày 31 tháng 12 năm 2008
Lập biểu
Kế toán trưởng
Biểu 5
TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Quý IV năm 2008
Khoản mục
TK 21411
TK 21413
TK 21414
Cộng
TK 627
298,680,880
1,467,010,711
152,214,454
1,917,906,045
TK 641
106,800,600
105,320,808
7,875,000
219,996,408
TK 642
192,589,008
26,568,880
219,157,888
Cộng
598,070,488
1,572,311,519
185,866,880
2,356,248,887
Biểu 6
Công ty cổ phần Vận tải Sao Mai
Sổ cái (tháng 09/2009)
§¬n vÞ tÝnh: ®ång
Sè hiÖu tµi kho¶n: 2114- ThiÕt bÞ, dông cô qu¶n lý
Ngµy HT
Sè
c.tõ HT
DiÔn gi¶i
Thèng kª
Tµi kho¶n ®èi øng
TiÒn nî
TiÒn cã
Sè sæ
Tµi kho¶n
Thèng kª
31/10/2008
27
HT t¨ng TSC§ M¸y chñ cµi ®Æt ch¬ng tr×nh øng dông dïng chung & 15 m¸y tÝnh v¨n phßng phôc vô SXDK
2411
416.800.000
31/12/2008
45
Ghi t¨ng TSC§ mua s¾m trong kú theo kÕ ho¹ch (M¸y in + Module quang)
2411
59.619.712
……..
……
…………………
……..
…….
31/12/2008
63
HT t¨ng TSC§ “Cung cÊp vµ L§ gi¸ thiÕt bÞ 19” phôc vô l¾p ®Æt thiÕt bÞ tÇng 5 toµ nhµ C2
2412
322.704.000
D ®Çu kú
6.433.737.055
Ph¸t sinh
1.388.591.470
Luü kÕ ph¸t sinh
1.462.138.289
1.065.775.654
D cuèi kú
7.822.328.525
Ngày 29 tháng 09 năm 2009
Ngêi ghi sæ
(Ký, hä tªn)
KÕ to¸n trëng
(Ký, hä tªn)
Biểu 7
Công ty cổ phàn vận tải Sao Mai
B¸o c¸o tæng hîp chi söa ch÷a tµi s¶n
Quý IV n¨m 2008
§¬n vÞ tÝnh: §ång
STT
DiÔn gi¶i
Chøng tõ
ThiÕt kÕ/ dù to¸n ®îc duyÖt
QuyÕt to¸n ®îc duyÖt
Tæng chi SC tµi s¶n
Ghi chó
Sè
Ngµy
Kinh doanh DV BCVT
Kinh doanh kh¸c h¹ch to¸n riªng
I
Tæng chi söa ch÷a thêng xuyªn
51.726.546
51.726.546
51.726.546
1
An- Tr¶ tiÒn söa ch÷a m¸y Photocopy
CGV: 04/51/33
14/11/2008
4.208.000
4.208.000
4.208.000
2
Th¾ng TT mua lèp « t« xe 29K6664
44:14
29/09/2008
3.040.000
3.040.000
3.040.000
….
….
….
…
….
8
QuyÕt to¸n hoa sen T11/08
96
31/12/2008
550.000
550.000
550.000
II
Tæng chi söa ch÷a TSC§ kh«ng ®îc trÝch tríc
1.478.052.848
1.478.052.848
1.478.052.848
1
HT chi phÝ söa ch÷a TX c«ng tr×nh söa ch÷a khu«n viªn c©y xanh tríc mÆt khu th«ng tin VTQD (CT gèc sè 41 T9/08)
22
31/10/2008
100.000.000
100.000.000
100.000.000
2
T¨ng chi phÝ söa ch÷a thêng xuyªn CT söa ch÷a èp tÊm hîp kim nh«m seno hµnh lang ®µi mÆt ®Êt QuÕ D¬ng
25
30/11/2008
282.920.900
282.920.900
282.920.900
….
…
…..
….
….
III
TrÝch tríc söa ch÷a TSC§ ®Æc thï
Céng (I+II+III)
1.529.779.394
1.529.779.394
1.529.779.394
IV
Chi söa ch÷a lín TSC§ ®Æc thï
171.870.500
171.870.500
171.870.500
1
HT chi phÝ SCTX B¶o dìng anten 18m vµ 11m ®µi mÆt ®Êt QuÕ D¬ng
74
31/12/2008
111.682.000
111.682.000
111.682.000
…
…
…
…
…
…
Tæng céng
1.701.649.894
1.701.649.894
1.701.649.894
Hµ néi, ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 200 8
Ngêi lËp biÓu
KÕ to¸n trëng
Gi¸m ®èc
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
3. Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai.
4. Báo cáo thường niên năm 2008 của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai.
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301021513 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội.
6. Một số quyết định thành lập, đổi tên và bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải Sao Mai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26365.doc