Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc sẽ tụt hậu và trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại phá sản. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung cho thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế. Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước cũng đặt ra vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp thành công và làm ăn có lãi trong điều kiện thay đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên hiếm hoi. Do vậy chiến lược kinh doanh không thể thiếu được, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các công ty trong tương lai.

doc22 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU Với mong muốn thấm nhuần những kiến thức lý thuyết đã được học ở giảng đường đại học, sinh viên trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ luôn được tạo điều kiện để thực tập một cách có hiệu quả với sự định hướng và giúp đỡ tận tình của các thầy cô. Quãng thời gian thực tập là giai đoạn sinh viên được đi vào thực tế, thấu hiểu những nghiệp vụ mà ngày trước chỉ được học trên giấy. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung, em đã nhận thấy mình trưởng thành lên rất nhiều. Sau đây chính là bản báo cáo tổng hợp tóm tắt lại những gì em đã thu lượm được trong quá trình thực tập. Bản báo cáo gồm 3 phần Phần 1 : Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung Phần 2 : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung trong thời gian vừa qua Phần 3 : Một số định hướng giải pháp phát triển công ty trong thời gian tới Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong có sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo nhà trường, các cô chú, anh chị trong công ty để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn . Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Hà Đông đã giúp em hoàn thành bản báo cáo và định hướng đề tài tốt nghiệp PHầN 1 : Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng bắc miền trung 1. Những thông tin chung Công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung Địa chỉ : Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An Tên tiếng anh: Bac Mien Trung joint stock instruction company Điện thoại: 84.0383861234 Mã số thuế: 0100100369 2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây dung Bắc Miền Trung thuộc UBND tỉnh Nghệ An là một doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép số 4482/GP – TLDN ngày 8/7/1999 do UBND tỉnh Nghệ An cấp. Đăng ký kinh doanh số 072027/GPDKKD ngày 14/7/1999 do sở kế hoạch đầu tư Nghệ An cấp. Công ty cổ phần xây dung Bắc Miền Trung được thành lập trên cơ sở của một đội Xây dựng công trình Giao thông số 3 thuộc Công ty Xây dựng công trình giao thông 874 - Tổng Công ty Xây dựng công trình Giao thông 6. Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng theo quy định của Luật pháp. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh quy mô doanh nghiệp. Công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên, chuyên viên, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, kiến trúc, xây dựng dân dụng. 3. Chức năng ,nhiệm vụ của công ty 3.1 Chức năng Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa công ty tham gia kinh doanh những ngành nghề sau : * Thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp * Thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi * Buôn bán vật tư, vật liệu, máy móc thi công 3.2. Nhiệm vụ Từ các chức năng kinh doanh kể trên Công ty tự triển khai thành một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính. - Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty. - Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn được giao. - Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Tỉnh ủy Nghệ An. - Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong việc mua bán, vận chuyển hàng hóa; hợp đồng liên doanh, liên kết. - Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên. - Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng 4. Cơ cấu tổ chức của cụng ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Hội đồng quản trị Phòng kinh doanh Phòng vật tư thiết bị Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng kế hoạch thị trường Các đội công trình Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty Chức năng của từng bộ phận: - Chủ tịch hội đồng quản trị : Có quyền ra quyết định kinh doanh dựa trên các kế hoạch do cấp dưới trình lên. Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất. - Giám đốc công ty : Phụ trách chung ban giám đốc và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm; có chức năng điều hành, thực hiện các quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc phụ trách công tác kết hợp với phòng vật tư phụ trách về kế hoạch vật tư và phòng kinh doanh. - Phó giám đốc kỹ thuật kết hợp với phòng kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật và chỉ huy trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của 7 đội công trình. - Phòng tài chính, kế toán : Quản lý tài sản tiền vốn của công ty theo chế độ hiện hành, hạch toán kinh tế độc lập theo chế độ kế toán của Nhà nước ban hành; tính toán, lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, lập báo cáo định kỳ và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định; thực hiện chi trả lương và tạm ứng trước cho cán bộ công nhân viên. - Phòng kỹ thuật : Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất, bóc tách bản vẽ thiết kế, tính toán định mức vật tư, năng lượng, nguyên vật liệu phụ, nhân công, Thiết kế các bản vẽ theo yêu cầu của sản phẩm; quản lý thiết bị kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; bồi dưỡng kiểm tra sát hạch tay nghề của công nhân hàng năm. - Phòng kế hoạch, thị trường : Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn (tháng - quý - năm), trung hạn và dài hạn của công ty; lập báo cáo theo quy định lên cấp trên; tìm kiếm thăm dò nghiên cứu thị trường xác định sự biến động của thị trường về nhu cầu xây dựng, chính sách thương mại của Nhà nước, Từ đó có các nghiên cứu và triển khai việc lập kế hoạch lên cấp trên. - Phòng vật tư, thiết bị : Có nhiệm vụ quản lý bảo quản, nhập xuất vật tư thiết bị, cung ứng vật tư, công cụ dụng cụ đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian theo yêu cầu của sản xuất. - Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có nhiệm vụ quản lý lao động, tổ chức khâu tuyển chọn lao động, phân phối lao động cho sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch tiền lương và bảo hiểm xã hội cho lực lượng lao động trong công ty. - Các đội công trình : Công ty có 7 đội công trình có nhiệm vụ thực hiện thi công công trình theo sự chỉ đạo của cấp trên theo đúng kỹ thuật và đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng. 5. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 5.1- Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng Sản phẩm của ngành xây dựng là sản phẩm đặc biệt, nó có nhiều đặc điểm khác biệt so với sản phẩm của ngành khác do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chiến lược của công ty. - Sản phẩm xây dựng là các công trình ( liên hiệp công trình, hạng mục công trình) được tổ hợp từ sản phẩm của rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. Được sử dụng tại địa điểm quy định và thường được phân bổ trên nhiều nơi của lãnh thổ. Vì vậy trong công tác hoạch định chiến lược cần chú trọng phân tích để lựa chọn các chiến lược liên kết. - Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên của địa phương xây dựng, mang nhiều tính chất cá biệt, đa dạng về công dụng cách thức cấu tạo và phương pháp chế tạo. Do đặc điểm này mà khi hoạch định chiến lược công ty phải tính đến thời vụ, sự thuận lợi khó khăn của thời tiết và tính chất đặc biệt của từng công trình, của từng địa phương - nơi đặt công trình. Nhiều khi công trình không hoàn thành kế hoạch do những biến cố bất ngờ của thời tiết do đó việc tìm hiểu tình hình thời tiết của năm kế hoạch rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác hoạch định chiến lược. - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa và yêu cầu về chất lượng cao, chi phí cho sản xuất lớn, thời gian chế tạo và sử dụng dài. - Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng và có liên quan đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, nó mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng cao vì vậy khi có sự thay đổi chính sách vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp do đó khi hoạch định chiến lược cần phân tích kỹ môi trường vĩ mô. 5.2- Tính chất cơ động trong hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng Điều kiện sản xuất không ổn định, luôn luôn biến động theo địa điểm và giai đoạn xây dựng công trình gây khó khăn cho tổ chức sản xuất, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu vận chuyển và tuyển dụng lao động do đó công ty cần, tăng cường tính cơ động về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn các loại hình tổ chức quản lý sản xuất linh hoạt, tăng cường khâu điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển và tuyển dụng lao động. Mặt khác, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Đặc điểm này thường làm gián đoạn quy trình thi công làm cho năng lực sản xuất của công ty không được sử dụng đều theo quy định do đó phải dự trữ nhiều vật tư hơn. Hơn nữa chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn sản xuất của công ty dễ bị ứ đọng, dễ gặp phải các tác động ngẫu nhiên xuất hiện theo thời gian làm xuất hiện thêm những khoản chi phí nhất định có liên quan đến thời hạn xây dựng công trình. Do đó đòi hỏi công ty trong công tác hoạch định chiến lược phải xây dựng các kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch tuyển dụng lao động để có thể tận dụng nguồn nhân công ở địa bàn nơi công trình đóng, để công trình đảm bảo đúng tiến độ thi công và đem lại hiệu quả cao nhất. 5.3- Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty Tính đến ngày 31/12/2006 máy móc thiết bị hiện có của công ty được thể hiện qua biểu sau : Bảng 1 : Thiết bị Công ty cổ phần Xây dung bắc miền trung hiện có đến ngày 31/12/2006 Stt Loại thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại A Trạm trộn 1 Trạm trộn bê tông Hàn Quốc + Nhật 03 80% 2 Trạm nghiền Nga 01 80% 3 Máy trộn bê tông Nga + Trung Quốc 06 80% B Ô tô vận chuyển 4 Ô tô MAZ ben Nga 07 80% 5 Xe KAMAZ ben Nga 20 80% 6 Xe ASIAN Hàn Quốc 06 80% 7 Xe tải thùng KAMAZ Nga 02 80% 8 Ô tô cẩu KPAZ Nga 02 80% 9 Xe bom chở bê tông Nga 02 80% 10 Xe tưới nhựa Hàn Quốc + Trung Quốc 02 80% 11 Xe Stec chở nước Trung Quốc + Nga 02 80% 12 Xe chỉ huy LANDCUISER Nhật 01 80% 13 Xe MAZDA 626 Nhật 01 80% 14 Xe MERSEDES Đức 01 80% 15 Xe FOR bán tải Nhật + Mỹ 01 80% 16 Xe FOR 4 chỗ Mỹ 01 80% 17 Xe TAFOOR 25 tấn Nga 01 80% C Thiết bị thi công * Máy rải 18 Máy rải đá dăm Nhật 01 80% 19 Máy rải bê tông Nhật + Đức 03 80% 20 Máy rải cấp phối Đức 01 80% * Máy nén khí 21 Máy nén khí Tiệp + Nga 03 80% 22 Máy lu rung Nhật 02 80% 23 Máy phun bê tông Trung Quốc 01 80% * Búa đóng cọc 24 Búa rung 45 Kw Nhật 01 80% 25 Búa đóng cọc 2,5 tấn Trung Quốc 01 80% 26 Cọc thép L = 6 - 12 tấn Việt Nam 01 80% * Máy xúc 27 Máy xúc Nhật + Hàn Quốc 13 80% 28 Máy xúc lật Đức 01 80% * Máy ủi 29 Máy ủi Nga + Nhật 13 90% * Máy san 30 Máy san Nhật 08 80% * Máy lu 31 Máy lu bánh thép Nhật 15 80% 32 Lu rung YZ 14 Trung Quốc 03 100% 33 Lu SAKAI 4 tấn Nhật 02 100% 34 Lu rung SAKAI 16 tấn Nhật 03 80% 35 Lu rung BOMAX Đức 02 80% 36 Lu bánh lốp 20 -25 tấn Nhật + Việt Nam 02 80% 37 Máy phun bê tông Trung Quốc 01 80% 38 Máy bơm nước Nhật 07 80% 39 Máy phát điện Nhật 04 80% 40 Máy hàn Nhật + Việt Nam 05 80% 41 Máy đầm Nhật + Nga + Tr. Quốc 25 80% * Máy kỹ thuật 42 Máy kinh vĩ Đức + Nhật 05 bộ 90% 43 Máy thuỷ bình Nhật + Thụy Sỹ 10 90% * Các thiết bị khác 44 Ván khuôn các loại Việt Nam 06 80% 45 Kích các loại từ 5-10 tấn Trung Quốc 05 80% Qua bảng kê khai thiết bị của công ty trên ta thấy lượng máy móc thi công của công ty tương đối lớn sau 8 năm thành lập chứng tỏ công ty đã đầu tư nhiều vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Nhưng phần lớn máy móc thiết bị có giá trị còn lại > 80% chứng tỏ những loại thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho thi công trong công ty chưa có vì vậy trong công tác hoạch định chién lược cho giai đoạn tới công ty cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, tăng cường công tác nghiên cứu & phát triển để có được những máy móc đáp ứng kịp thời cho công tác thi công. PHầN 2 THựC TRạNG HOạT Động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dung bắc miền trung trong thời gian vừa qua 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2004-2006 Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách Nhà nước năm 2004 á 2006 Đvt : Triệu đồng Stt Hạng mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu 30.867 40.667 62.500 2 Tổng chi phí 30.200 32.860 60.504 3 Lợi nhuận gộp 667 820 1.996 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 112 220 250 5 Lợi nhuận sau thuế 555 600 1.746 Năm 2004 do tình hình khó khăn của thị trường nên doanh thu còn thấp, đặc biệt phát sinh những chi phí ngoài dự kiến khiến lợi nhuận sau thuế thấp. Sang các năm tiếp theo, do mối quan hệ của công ty với bạn hàng ngày càng mở rộng và năng lực thi công ngày càng cao nên khả năng trúng thầu các công trình có giá trị cao ngày càng nhiều dẫn tới doanh thu cao, lợi nhuận sau thuế cao. Năm 2006 đánh dấu một bước phát triển dài của công ty khi lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2005 Do tính chất cơ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi công trình mà công ty trúng thầu công ty sẽ tuyển dụng thêm công nhân xây dựng tại các địa phương. Mức lương trả cho các nhân viên này được trả theo hợp đồng lao động. Các nhân viên trong biên chế được hưởng lương cố định và hưởng thêm nếu công ty kinh doanh có lãI theo tỷ lệ thu nhập Bảng 3: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên Chức vụ Thu nhập (VNĐ) Kỹ sư trưởng 4.000.000 Kỹ sư giám sát 3.000.000 Kỹ sư kinh tế xây dựng 2.400.000 Kỹ sư thiết kế xây dựng 2.400.000 Kỹ sư xây dựng 2.400.000 Kỹ sư xây lắp 2.400.000 Kỹ sư thuỷ lợi 2.400.000 Kỹ sư cầu đường 2.400.000 Công nhân xây dựng 1.200.000 Trưởng bộ phận kinh doanh thương mại 3.000.000 Điều hành kinh doanh 2.400.000 Nhân viên kinh doanh thương mại 1.600.000 Trưởng bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính 3.000.000 Nhân viên bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính 2.000.000 Do tính chất cơ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi công trình mà công ty trúng thầu công ty sẽ tuyển dụng thêm công nhân xây dựng tại các địa phương làm việc theo phương thức ký kết hợp đồng thời vụ phù hợp với các quy định của Luật Lao động. Khi thành lập đến nay, số lượng biên chế thường xuyên trong công ty thay đổi qua các năm thể hiện thông qua biểu sau: Bảng 4 : Số lượng công nhân viên biên chế thường xuyên Đvt : Người 2004 2005 2006 Tổng số 155 206 320 - Biên chế quản lý hành chính 15 20 22 - Số kỹ sư 20 25 29 - Số kỹ thuật viên 10 10 19 - Công nhân chuyên nghiệp 65 71 100 - Số công nhân lành nghề 45 80 150 Qua số liệu trên cho thấy số lượng biên chế thường xuyên trong công ty tăng qua các năm. Năm 2006 tổng số công nhân viên tăng gấp đôi năm 2004 điều đó chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng mở rộng; số kỹ sư, số công nhân lành nghề, công nhân chuyên nghiệp gia tăng qua các năm và năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty được thể hiện qua biểu sau : Bảng 5 : Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty Stt Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Thâm niên ³ 5 năm ³ 10 năm ³15 năm I/ Đại học và trên đại học 52 1 Kỹ sư đường bộ 15 5 8 2 2 Kỹ sư cầu hầm 5 4 1 3 Kỹ sư cầu đường 10 6 3 1 4 Kỹ sư xây dựng 10 6 2 2 5 Kỹ sư có khí 3 2 1 6 Kỹ sư kinh tế xây dựng 5 2 2 1 7 Cử nhân kinh tế 4 2 2 II/ Cao đẳng 5 8 Cao đẳng giao thông 5 4 1 III/ Trung cấp 13 9 Trung cấp cầu đường 4 1 3 10 Trung cấp xây dựng 3 2 1 11 Trung cấp khảo sát 3 1 1 1 12 Trung cấp cơ khí 3 1 1 1 Tổng cộng 70 Chúng ta đi vào xem xét tình hình vốn và tài sản cũng như vấn đề sử dụng vốn của công ty trong các năm qua: Bảng 6: Tình hình vốn và tài sản của công ty từ 2004 á 2006 Đvt : Triệu đồng Stt Danh mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản có 38.315,039 45.467,508 55.536,384 2 Nguồn vốn lưu động 19.520,671 23.059,321 28.768,000 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 21.271,358 25.900,000 39.450,934 4 Nguồn vốn kinh doanh 20.879,660 24.569,310 27.500,000 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004 á 2006) Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình vốn và tài sản của công ty tăng qua các năm. Chỉ tiêu tổng tài sản có của công ty tăng điều đó chứng tỏ công ty đầu tư vốn vào mua sắm tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Ba chỉ tiêu nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao. Tôc độ tăng trưởng cao của nguồn vốn và tải sản chứng tỏ khả năng làm ăn kinh doanh có hiệu quả của công ty. 2.- Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.1- Những kết quả đạt được Tốc độ tăng trưởng cao năm sau so với năm trước, tạo được việc làm và thu nhập tương đối ổn định, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty do công ty đã biết khai thác triệt để nội lực của mình. Qua 8 năm phát triển công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân có tay nghề, có kinh nghiệm cao đó là những kỹ sư, chuyên gia, thợ bậc cao đã từng tham gia nhiều công trình có kết cấu phức tạp khác nhau trên các địa bàn với hệ thống máy móc chuyên ngành đồng bộ và tiên tiến đã tạo sức mạnh cạnh tranh giúp công ty phát triển và đứng vững cùng với các công ty khác trong ngành. Điều này đã khẳng định công ty không chỉ đứng vững trong cơ chế thị trường đầy biến động rủi ro mà còn ngày càng phát triển và mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây công ty tích cực đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh lĩnh vực xây dựng công trình mà còn tham gia đóng góp cổ phần với các công ty khác. Về mặt tài chính, công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập tập trung quản lý tình hình tài chính đang dần được ổn định và kiểm soát tốt. Các dự án đầu tư được đảm bảo về vốn và máy móc thiết bị. Đây cũng là một thành quả và nỗ lực của công ty để nâng cao khả năng thắng thầu và mở rộng thị trường . Trong những năm qua công ty cũng đã hoàn thiện bộ máy sản xuất gọn nhẹ trong tương lai vẫn tiếp tục hoàn thiện để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. 2.2- Những tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hiện nay công ty còn có những tồn tại sau: - Các phản ứng của công ty về cơ bản chưa được hình thành trên cơ sở các phương pháp tư duy chiến lược mà chủ yếu dựa vào sự nhạy cảm trực giác của người lãnh đạo. Các yếu tố của chiến lược kinh doanh của công ty được hình thành như một sản phẩm của một sản phẩm của phản xạ có điều kiện khi va chạm với thực tế môi trường kinh doanh. Có thể nói đây là hạn chế lớn nhất của công ty trong quá trình hoạch định chiến lược. Hạn chế này được thể hiện rất rõ trong công tác thị trường mà cụ thể là công tác tiếp thị đấu thầu. Hiện nay hoạt động tiếp thị đấu thầu của công ty chưa được xác định đúng đắn vị trí, vai trò tầm quan trọng của nó đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường do đó chưa phát huy được thế mạnh và năng lực sở trường của công ty trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân một phần là trình độ cán bộ làm công tác tiếp thị đấu thầu còn hạn chế, công ty chưa xác định cho mình một phương pháp khoa học trong tiếp thị đấu thầu. Cụ thể là sự chậm trễ trong việc nắm bắt thông tin về các đối thủ tham gia đấu thầu do chưa tiến hành quá trình nghiên cứu dự báo và phân tích về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như chính các đối thủ cạnh tranh của mình, Kết quả là công ty nhiều khi phải chấp nhận với giá quá eo hẹp hoặc nôn nóng tìm kiếm việc làm nên hạ giá dẫn đến thua lỗ. Hơn nữa do không nắm rõ tình hình tài chính của chủ đầu tư dẫn đến tiến độ thi công công trình bị ngừng so với tiến độ thi công và tình trạng nợ đọng trong thanh toán. - Việc hình thành các quyết định có tính chất chiến lược còn mờ nhạt chưa thực sự căn cứ vào kết quả phân tích môi trường. Môi trường vĩ mô chưa được đề cập một cách đầy đủ, các yếu tố như công nghệ, môi trường tự nhiên, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lãi suất chưa được đề cập đến. Môi trường nội bộ trong doanh nghiệp cũng không được phân tích một cách đầy đủ, công ty chưa đi sâu phân tích khả năng tài chính, khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh của mình để từ đó thấy được điểm mạnh và điểm yếu của mình. - Chưa quan tâm đến sự phân bổ nguồn lực, vốn, nhân lực, công nghệ một cách tối ưu để thực hiện mục tiêu cụ thể. - Chưa đề ra được các chiến lược dự phòng trong các tình huống diễn biến theo môi trường. - Chưa xây dựng cho mình các phương hướng dự báo thích hợp do vậy không đưa ra được những mục tiêu mang tính khả thi chấp nhận được. - Việc tổ chức thu thập xử lý thông tin môi trường kinh doanh còn rất hạn chế, đánh giá các điều kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn rất thấp. - Trình độ đội ngũ cán bộ xây dựng chiến lược còn thấp, những kiến thức về chiến lược kinh doanh còn chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng là trong công ty hiện nay chưa xuất hiện khái niệm chiến lược mà vẫn sử dụng khái niệm kế hoạch. Phần 3: một số định hướng giảI pháp phát triển công ty cổ phần xây dựng bắc miền trung trong thời gian tới Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh. 3.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dung Bắc Miền Trung Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 cùng với điều kiện vốn có của mình, công ty nhận định hướng đi để tồn tại và phát triển là phải tìm ra hướng đi mới dựa vào các mặt vốn có. Dự định trong các năm tới các chỉ tiêu cần đạt là: Bảng 7: Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2007 - 2010 Đvt : Triệu đồng Stt Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1 Giá trị sản lượng 78.240 80.128 83.085 85.425 2 Tổng giá trị đầu tư 5.860 3.912 2.714 1.966 3 Các chỉ tiêu tài chính 3.1 Tổng doanh thu 70.500 72.710 75.028 80.102 3.2 Lợi nhuận thực hiện 2.248 2.982 3.820 4.018 3.3 Các khoản nộp Nhà nước 3.000 3.120 3.392 3.600 3.4 Tài sản và nguồn vốn + Nguồn vốn kinh doanh 30.500 32.602 35.741 40.012 + Vốn cố định 32.420 32.113 30.310 27.870 + Quỹ phát triển sản xuất 520 634 670 629 4 Lao động và tiền lương 4.1 Tổng số cán bộ CNV 330 345 360 400 4.2 Thu nhập bq/ người/ tháng 2,2 2,4 2,6 2,8 3.2. Một số biện pháp chủ yếu góp phần phát triển tại công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung 3.2.1. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng ,đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình, thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian, cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình. Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng ,nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Đối với doanh nghiệp xây dựng ,thắng thầu đồng nghĩa với việc nâng cao uy tín,thu được lợi nhuận,tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm trong thi côngvà quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững về tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy doanh thu trong những năm gần đây tăng,việc làm khá ổn định là những nguyên nhân làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù hiện nay chi phí thực hiện của một số công trình vẫn còn tình trạng lớn hơn giá trúng thầu nhưng hầu hết các công trình đều nhỏ hơn .Vì vậy,nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu là giải pháp quan trọng giúp Công ty tăng doanh thu, tạo được việc làm cho CBCNV đồng thời tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, việc đấu thầu để nhận được hợp đồng mà đặc biệt là hợp đồng có giá trị cao để thi công có lợi nhuận là vấn đề hết sức khó khăn với công ty. Công ty cần tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ thầu. Mặt khác, do thị trường công ty trảI rộng trên nhiều tỉnh, trong cùng một thời điểm công ty phải tham gia nhiều gói thầu, mà chi phí phục vụ công tác đấu thầu như chi phí khảo sát hiện trường, giao dịch với chính quyền địa phương là không nhỏ. Do vậy để đấu thầu có hiệu quả thì việc đầu tiên công ty phải làm là xác định xem có nên tham gia tranh thầu hay không khi xuất hiện cơ hội tranh thầu. Nếu tham gia thì công ty mới bắt tay vào việc lập phương án và chiến lược tranh thầu. Sau đó công ty phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và theo đuổi gói thầu. Quyết định này phải đáp ứng các yêu cầu sau : -Phản ứng nhanh vì thời gian cho phép rất ngắn -Đảm bảo độ chính xác cao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại -Đảm bảo bí mật cho Công ty. Việc tranh thầu có hiệu quả khi công ty có chiến lược đấu thầu phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình, và phù hợp với khả năng của chính bản thân công ty trên cơ sở hiểu mình và đánh giá đúng năng lực đối thủ cạnh tranh Khi tham gia tranh thầu, Công ty sẽ đứng trước hai tình thế sau: -Tham gia tranh thầu sẽ phải chi phí một khoản tiền cho mua hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu (lập phương án dự thầu ), chi phí tiếp thị và chi phí ngoại giao...Nếu thắng thầu sẽ giải quyết được việc làm và có thể thu được một khoản lợi nhuận. Ngược lại, sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu. -Không tham gia tranh thầu sẽ không được gì và cũng không mất gì. Đứng trước hai tình thế đó, Công ty phải tính toán để quyết định có nên tham gia tranh thầu hay không ? và khi tham gia tranh thầu thì cần làm gì để có hiệu quả. Để đáp ứng đưựoc yêu cầu đó tôi xin đề xuất hai phương pháp để ra quyết định tranh thầu: Công ty phải luôn dự kiến mọi tình huống để có quyết định hiệu quả nhất. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Như ta đã biết, để có được đầu ra tốt nhất với chi phí đầu vào tốt nhất, công ty phải tìm cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng giúp công ty tồn tại, phát triển và thu lợi nhuận cao trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Đối với công ty, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Thực tế như ta đã nghiên cứu ở chương trước, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty là thấp (. Điều này làm cho lợi nhuận thu về của công ty không cao. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, công ty cần phải đưa ra các biện pháp tích cực và hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. 3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động Lao động là nhân tố có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy phát triển đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động phải được xem là một nội dung không thể thiếu nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực tế cho thấy, chất lượng lao động của Công ty chưa phải là đã cao, các chuyên gia có kinh nghiệm nhất chủ yếu được đào tạo trước những năm 90 theo các quy trình cũ. Số kỹ sư, chuyên gia mới ra trường tuy được đào tạo chính quy nhưng chưa có thực tiễn, đồng thời việc đào tạo kiến thức của nhà trường chưa theo kịp với thực tế của quá trình cạnh tranh gay gắt. Vì vậy cần phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của Công ty. Để có được một đội ngũ lao động lành nghề có kiến thức, có kinh nghiệm, ham học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc thì Công ty phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ,đưa ra những ý kiến đóng góp, kích thích tinh thần sáng tạo và tinh thần tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm làm cho người lao động thoả mãn gắn bó với doanh nghiệp, thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ quản trị, cán bộ làm công tác đấu thầu và cán bộ điều hành dự án cần phải trang bị và trang bị lại những kiến thức kinh doanh hiện đại, tạo điều kiện cho các cán bộ này tham gia vào các khoá đào tạo bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển. Việc có được kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, nhân sự, công nghệ,...cũng như làm chủ được các yếu tố bên ngoài như thị trường, hạn chế những lãng phí, tổn thất do không hiểu biết gây ra. Về công tác quản trị lao động, Công ty phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người.Trước ki phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra trình độ tay nghề. Khi giao việc cần phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm. Khi tuyển chọn lao động cần phải thận trọng do nhu cầu sản xuất của Công ty không ổn định nhằm tiết kiệm chi phí lao động , tăng năng suất lao động, số lượng và chất lượng lao động phù hợp với nhu cầu về lao động, đáp ứng sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm để tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của Công ty. Yêu cầu người được tuyển chọn phải là người có trình độ chuyên môn cần thiết , có sức khoẻ, có thể làm việc đạt năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với Công ty. Bên cạnh xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu, Công ty phải xác định định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp, bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật, vừa phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của Công ty. Trên cơ sở định mức lao động, Công ty có thể thấy từng lao động có hiệu quả hay không để có được hình thức khuyến khích những lao động hoàn thành và vượt định mức, hạn chế những lao động không đạt định mức nhằm nâng cao năng suất lao động. Phải tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động sẽ kích thích cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Cần phân phối lợi nhuận thoả đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những nhân viên giỏi , trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, sáng kiến trong công việc,... khi đó sẽ tạo ra được một tinh thần làm việc tích cực trong Công ty. Cần thiết lập một hệ thống thông tin nội bộ thu thập những ý kiến đóng góp, phê bình của người lao động, để qua đó , lãnh đạo Công ty có thể thấy dược những mâu thuẫn phát sinh và sẽ có những biện pháp giải quyết kịp thời, tránh tình trạng xảy ra những việc không có lợi cho Công ty. Việc thực hiện giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có một tập thể đội ngũ những người lao động đoàn kết, có năng lực, nhiệt tình trong công việc, qua đó mới thực hiện được các giải pháp khác thành công. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này không phải là dễ dàng , trước hết đòi hỏi các cán bộ cấp cao của Công ty phải có phẩm chất tốt và có năng lực thì mới có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, làm việc có hiệu quả nhằm hoàn thành các mục tiêu của Công ty ,ột cách vững trắc và ổn định. 3.2.4. Vận dụng mối quan hệ Chi phí - Chất lượng -Thời gian để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng Mối quan hệ Chi phí - Chất lượng - Thời gian là mối quan hệ phức tạp. Chi phí được hiểu là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng công trình và chi phí khai thác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình trong giai đoạn sử dụng. Chất lượng hay còn gọi là giá trị sử dụng chủ yếu được thể hiện bằng các chỉ tiêu giá trị sử dụng công trình như : các chỉ tiêu về công năng, độ bền chắc, trình độ kỹ thuật, mức tiện nghi, tuổi thọ, độ an toàn, mỹ quan, bảo về môi trường...Vậy chất lượng sản phẩm theo quan điểm hiện nay là tổng hợp các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật thoả mãn nhu cầu và phù hợp với công dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Thời gian xây dựng công trình là tổng toàn bộ thời gian xây dựng để hoàn thành một công trình tính từ giai đoạn chuẩn bị: mua nguyên vật liệu, huy động máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công...đến khi hoàn thiện công trình đưa vào bàn giao. Vấn đề đặt ra là nâng cao chất lượng với chi phí bỏ ra. Trong thực tế để đạt được chất lượng Công ty không thể bỏ chi phí một cách tuỳ tiện, không tính toán mối tương quan giữa chất lượng và chi phí. Nhiều khi chất lượng công trình khá cao song sản phẩm vẫn không thoả mãn người đặt hàng vì giá quá cao. Nói cách khác Công ty không thể không tiến hành chất lượng công trình mà không tính toán tới giá cả của công trình. Vậy trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, nâng cao chất lượng công trình phải được xem xét trong mối quan hệ Chi phí - Chất lượng - Thời gian. Lực lượng lao động ở nước ta còn có những khiếm khuyết cả về trình độ quản lý và năng lực kỹ thuật. Do vậy Công ty không những phải biết làm thoả mãn tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư mà còn phải biết khơi dậy nhu cầu và tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn phương án quyết định tối ưu, để vừa thoả mãn tốt nhất lợi ích của chủ đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận của Công ty là mục tiêu cơ bản cho chiến lược cạnh tranh của mình. Vận dụng mối quan hệ này, doanh nghiệp tổng thầu có thể đưa ra phương án sản phẩm (công trình xây dựng) với chất lượng tối ưu và chứng minh, thuyết phục chủ đầu tư ra quyết định. Tuy nhiên đồ thị trên mới chỉ xem xét mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng xây dựng đã bỏ qua nhân tố thời gian xây dựng . Khi xem xét đồng thời mối quan hệ của cả ba nhân tố là chi phí, chất lượng, thời gian xây dựng thì Công ty cần phải thấy thời gian xây dựng công trình được rút ngắn sẽ mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nhà thầu. Giả sử rằng điều kiện để xét trúng thầu dự án là loại bỏ ngay mọi trường hợp dự thầu có chỉ tiêu chất lượng không đạt hoặc thời gian vượt quá quy định hoặc tổng chi phí vượt quá khả năng tài chính tối đa của chủ đầu tư. Như vậy vấn đề nâng cao nhất lượng các công trình xây dựng phải dựa vào mối quan hệ Chi phí - Chất lượng và Thời gian xây dựng để đưa ra những phương án thích hợp nhất với từng tình huống cụ thể mà Công ty có thể áp dụng. Đương nhiên Công ty cũng phải kiểm tra lợi nhuận của mình. Chiến lược giành ưu thế lớn nhất sẽ là chiến lược vừa thoả mãn tốt nhất lợi ích của chủ đầu tư vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của Công ty . Kết luận Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc sẽ tụt hậu và trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại phá sản. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Miền Trung cho thấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty khá được chú trọng, song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn trong thực tế. Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước cũng đặt ra vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp thành công và làm ăn có lãi trong điều kiện thay đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên hiếm hoi. Do vậy chiến lược kinh doanh không thể thiếu được, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các công ty trong tương lai. Đề tài : “Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng Bắc miền Trung” nhằm đóng góp một số ý kiến của mình tạo thêm cơ sở cho các quyết định chiến lược liên quan đến sự phát triển của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV548.doc
Tài liệu liên quan