Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN

Trên đây là vài những nét tổng quan nhất về công ty cổ phần xây dựng va đầu tư Vinashin mà tôi tìm hiểu trong thời gian thực tập. Thời gian thực tập tại Công ty là cơ hội tốt nhất giúp tôi vận dụng các kiến thức với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng nó giúp tôi hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn về nghiệp vụ chuyên môn. Khi tham gia tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập, dù thời gian không nhiều nhưng lại rất có ý nghĩa, một mặt tìm hiểu thực tế góp phần làm cụ thể hoá các kiến thức lý thuyết đã được học và làm nó trở nên sinh động hơn, một mặt bổ sung thêm những kiến thức thực tế còn ít ỏi của bản thân.

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU Nhằm thực hiện tốt kế hoạch thực tập của Trường Đại học kinh tế quốc dân (chuyên ngành Thưong mại quốc tế), để giúp đỡ sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường được làm quen với thực tế nên sinh viên phải đi thực tập tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin với quy mô hoạt động rộng khắp, có nhiều ngành phù hợp với chuyên ngành Thương mại Quốc tế của tôi. Vì vậy tôi chọn Công ty là đơn vị thực tập cho mình. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN, tôi đã thu thập được những vấn đề cần thiết để có cái nhìn tổng quan hơn về mọi mặt của Công ty trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo này bao gồm các phần như sau : Phần I: Giới thiệu tổng quan vê công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinashin Phần II: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin trong thời gian qua Phấn III: Phương hướng và hoạt động của công ty trong thời gian tới (Năm 2009) Do thời gian kiến thức thực tập có hạn nên những thông tin trong Báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy cô. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn Thầy giáo, thạc sĩ Nguyễn Quang Huy đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này. Sinh viên Hoàng Thị Thu Nhung B. NỘI DUNG Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN I. Quá trình hình thành và phát triển: Hiện nay trong nền kinh tế thị trường cùng với sự nổi lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cuộc liên minh sát nhập quốc tế để tạo nên một sự độc quyền trong lĩnh vực của riêng mình (lĩnh vực đóng tàu) chính đây là một yếu tố để ra đời Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN được thành lập vào ngày 17 tháng 6 năm 2003 theo Quyết định số 575QĐ/TCCB-LD của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty CNTT Việt Nam về việc góp vốn thành lập. Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Vinashin. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vinashin Construction And Investment Join Stock Company. Tên viết tắt: VCIC - Trụ sở chính: Số 109, phố Quán Thánh – Ba Đình - Hà Nội. - Văn phòng giao dịch tại Hà nội: Phòng 906 – Nhà 24T1 – Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: 04.2511924; Fax: 04.2511925; Email: vcic@vnn.vn - Chi nhánh tại Hải Phòng: Số 20 Hồ Xuân Hương, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313. 746.182. - Tài khoản: TK: 0011000538844 tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. TK: 0271000031245 tại Ngân hàng ngoại thương Quảng Ngãi. TK: 102010000009306 tại Ngân hàng công thương Ba Đình Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty CNTT Việt nam chịu sự chi phối theo loại hình doanh nghiệp cổ phần 51% vốn Nhà nước. Trải qua quá trình hoạt động, Công ty không ngừng phát triển, dần tạo được uy tín và sự trưởng thành của mình trên thương trường. Bên cạnh các công trình giao thông, thuỷ lợi là ưu thế của mình, Công ty đã thi công nhiều công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp, cấp thoát nước và các công trình hạ tầng khác trên khắp địa bàn cả nước, được khách hàng tin cậy, đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu ổn định - Bền vững - Phát triển, Công ty đã không ngừng bổ sung máy móc, trang thiết bị thi công cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Đồng thời làm tốt công tác quản lý chất lượng nhắm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề. Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống của công nhân viên chức ngày càng được nâng cao. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty đến cuối tháng 12 năm 2005 là 45 người.Trong đó có 39 cán bộ, kỹ sư, cử nhân kinh tế có trình độ đại học và trên đại học, có 6 nhân viên tốt nghiệp các trường cao đẳng và trung cấp. Ngoài ra còn có khoảng 150- 250 lao động hợp đồng thời vụ. Với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình phát triển, Công ty có đầy đủ khả năng để thi công, liên doanh liên kết thi công cơ giới, xây lắp... các công trình theo lĩnh vực kinh doanh của mình trên các địa bàn trong và ngoài nước. Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN là một đơn vị hạch toán độc lập được Tổng công ty CNTT Việt Nam( nay là Tập đoàn CNTT Việt Nam) giao toàn quyền ký kết các hợp đồng kinh tế. Nhiệm vụ chính do Tổng công ty giao cho về mặt hạch toán và phải bảo toàn được vốn, chịu trách nhiệm về đời sống cho cán bộ công nhân viên, nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước. * Quy mô vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp Theo quyết định số 575QĐ/TCCB-LĐ ngày 17 tháng 6 năm 2003 về việc góp vốn điều lệ là 10.000.000.000 tỷ trong đó Tổng công ty CNTT Việt Nam góp 5.100.000.000đ chiểm 51% vốn điều lệ , phần vốn góp còn lại là do các cổ đông góp. II. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ: Bộ máy tổ chức: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT GIÁM ĐỐC PGĐ KINH DOANH PGĐ KỸ THUẬT PHÒNG KH – DỰ ÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HC - NS PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH ĐỘI CƠ GIỚI ĐỘI THI CÔNG SỐ 3 ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Giải thích sơ đồ tổ chức (Chức năng, nhiệm vụ): Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội cổ đông bầu ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên do Đại hội cổ đông bầu và miễn nhiệm. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty sẽ điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Giám đốc Kỹ thuật tham mưu và thay mặt Giám đốc quản lý việc thực hiện điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là về mặt kỹ thuật thi công tại các công trường xây dựng của Công ty. Phó Giám đốc Kinh doanh tham mưu và thay mặt Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, đặc biệt là kinh doanh máy móc thiết bị công nghiệp tàu thuỷ. Phòng Hành chính - Nhân sự giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý, bố trí nhân sự và các công tác hành chính. Phòng Kế toán giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, kế hoạch vốn cho Công ty. Phòng Kỹ thuật: giúp việc cho Giám đốc trong công tác lập hồ sơ kỹ thuật tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán các công trình xây dựng. Quản lý kỹ, mỹ thuật cho các công trình xây dựng. Phòng Kế hoạch-Dự án giúp việc cho Giám đốc trong công tác lập Hồ sơ dự thầu thi công, dự toán thi công, giúp việc cho Giám đốc trong việc lập Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch về nhân lực, vật tư cho các công trình xây dựng, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng. Tổ chức thực hiện các dự án của Công ty. Phòng Kinh doanh: giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư trong sản xuất công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp tàu thủy. Đội thi công cơ giới thực hiện vai trò quản lý, vận hành, bảo quản và sử dụng toàn bộ máy móc thiết bị của toàn Công ty. Đội thi công số 1 giúp việc cho Giám đốc trong công tác thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình cảng. Đội thi công số 2 giúp việc cho Giám đốc trong công tác thi công công trình xây dựng dân dụng. Đội thi công số 3 giúp cho Giám đốc trong công tác thi công công trình hạ tầng cơ sở, nạo vét, san lấp mặt bằng, các công trình điện, nước... III. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: 1. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: - Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và dân dụng - Xây dựng công trình điện, trạm điện đến 35 KV - Thi công xây lắp các công trình cảng; - Xây dựng công trình hạ tầng; nạo vét, san lấp mặt bằng; xây dựng công trình thoát nước. - Tư vấn, khảo sát các công trình giao thông, thuỷ công, công nghiệp, dân dụng và công trình cảng; - Tư vấn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; Tư vấn xây dựng công trình giao thông vận tải (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) - Dịch vụ kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới. - Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, nhà văn phòng. - Môi giới xúc tiến thương mại. - Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch./. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc công nghiệp và dân dụng. - Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu các vật tư trong sản xuất công nghiệp. - Chế tạo, lắp ráp, tích hợp các loại máy móc thiết bị. - Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa các thiết bị, máy móc công nghiệp và dân dụng. - Xây dựng công trình điện, trạm điện trên 35KV đến 110KV; - Sản xuất, mua bán, lắp đặt, sửa chữa hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, viễn thông (trừ thiết bị thu phát sóng) - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Sản xuất, chế biến, mua bán các loại gỗ (trừ gỗ Nhà nước cấm) - Mua bán, nuôi trồng các loại nông lâm thủy sản. (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty hiện nay là xây lắp các công trình dân dụng trên toàn nước ( nhà xưởng, nhà làm việc, nhà chung cư…., hạng mục công trình như cầu tầu, kè bờ, san lấp mặt bằng…..)được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Sản phẩm mang tính đơn chiếc chính yếu tố này cũng là một ưu điểm bởi Công ty không có những sản phẩm dở dang lưu chuyển trong nhiều thời gian, khi kết thúc một công trình ta có thể tính tức thời được giá vốn, doanh thu, lợi nhuận của một công trình một cách chính xác và thuận tiện. Song vì đặc thù của nghành xây dựng và sản phẩm là đơn chiếc nên lao động của Công ty thường xuyên di chuyển theo địa điểm mỗi công trình nên trong việc quản lý về mặt nhân sự cũng gặp nhiều khó khăn và chi phí chung cho toàn Doanh nghiệp sẽ bị tăng theo. Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch và nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, Công ty chủ động xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và cơ cấu cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển và phải báo cáo với Tổng công ty theo phân cấp về quản lý tổ chức của Công ty. Theo như lý thuyết lợi nhuận trước thuế chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tính được lợi nhuận thu được trong thời kỳ nhất định người ta căn cứ vào hai yếu tố là Thu nhập phát sinh trong thời kỳ nhất định và chi phí phát sinh nhằm đem lại thu nhập trong thời kỳ đó. Công thức chung xác định lợi nhuận Tổng Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Tổng Lợi nhuận trước thuế == Doanh thu thuần -- Trị giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng -- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ Theo thưc tế ở công ty tính tổng Lợi nhuận trước thuế là Tổng Lợi nhuận trước thuế == Lợi nhuận từ hoạt động KD ++ Lợi nhuận khác Trong đó LN từ HĐLD = LN gộp +(DTthu HĐTC – CP HĐTC)-(CP bán hàng+CPQLDN) LN khác = Thu nhập khác – Chi phí khác So sánh thưc tế với lý thuyết ta thấy cách tính lợi nhuận theo lý thuyết được tính thông qua cả giá vốn và các chi phí trọng khí đó lợi nhuận theo như thực tế thì chỉ tính trên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác,bản chất về tính lợi nhuân sẽ như nhau nhưng cách tính theo như thực tế ở Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư VINSHIN đơn giản và dễ hiểu nó đựơc tính trên chỉ tiêu tổng hợp trong khi đó với lý thuyết thì lại tính trên các chỉ tiêu nhỏ lẻ, dễ nhầm lẫn trong khi tính toán. Phần II: Tình hình hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và đầu tưVINASHIN trong thời gian vừa qua I. Kết quả hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và đầu tư VINASHIN trong thời gian vừa qua ( 2005-2008): Kết quả hoạt đông của công ty những năm gần đây thể hiện qua một số bảng, biểu đồ sau: Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu Năm Giá trị SL hoàn thành (tỷ đồng) Doanh thu (nghìn đồng) TN doanh nghiệp (nghìn đồng) Tổng số lao động (người) TN bình quân của khối văn phòng (đồng/người) TNBQ của công nhân trực tiếp (đồng/người) 2005 18,3 10.696.322 356.875 29 1.000.000 700.000 2006 42,15 31.009.090 215.000 42 1.475.350 1.564.000 2007 72,24 55.705.431 162.874 245 1.862.000 1.956.000 2008 118,88 70.177.196 723.487 - 2.050.000 2.145.000 Tổng cộng 251.57 16.7588.039 1.458.236 - - - Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007, 2008 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin Biểu đồ 1: sự tăng trưởng của sản lượng và doanh thu Đơn vị: tỷ VNĐ (Nguồn báo cáo hội đồng quản trị năm 2008 của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin) Biểu đồ 2: thể hiện sự tăng trưởng của thu nhập doanh nghiệp Đơn vị : Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008) Nhận xét: Công ty thành lập từ giữa năm 2003, nhưng đến giũa năm 2004 mới có những hoạt động đáng kể. Năm 2005 quy mô công ty còn nhỏ với tống số lao động 29 người, tuy nhiên vẫn hoàn thành chỉ tiêu đề ra với mức thu nhập doanh nghiệp khá lớn gần 357 triệu đồng, là cao thứ 2 sau năm 2008 (biểu đồ 2). Đến năm 2006 nhìn chung không có gì đặc biệt, các chỉ tiêu đều tăng trừ chỉ tiêu thu nhập doanh nghiệp. Năm 2007, doanh nghiệp có sự mở rộng về quy mô một cách rõ rệt: nguồn nhân lực tăng từ 42 lên tới 245 lao động. Giá trị sản lượng hoàn thành: 72.239.000.000 đồng đạt 180,59% so với kế hoạch là: 40.000.000.000 đồng.. Doanh thu: 55.705.431.000 đạt: 159% so với kế hoạch . Với các chỉ tiêu đạt được như trên Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra năm 2007 và đạt các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu tăng trưởng khá cao so với năm 2006 góp phần nhỏ trong công cuộc xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam vững mạnh, Riêng phần thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với năm 2005 nguyên nhân chính là do chi phí trả lãi vay quá nhiều( Do Công trình Trường học không có vốn Công ty phải vay vốn để hoàn thành gói thầu này đáp ứng đưa Công trình vào hoạt động) . Với kết quả đạt được Công ty đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đổi mới nền kinh tế và hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội. Năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng khá nặng nề, tuy nhiên Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Vinashin đã đạt được con số đáng kể về các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Doanh thu năm 2008 là: 70.177.195.563 đồng đạt 100,25% so với kế hoạch được Tập đoàn CNTT Việt Nam giao cho. Tổng giá trị sản lượng là: 118.872.330.000 đồng 125,13% so với kế hoạch được Tập đoàn CNTT Việt Nam giao cho. Lợi nhuận sau thuế : 723.487.484 đồng. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước: 155.946.000 đồng. Nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế: 123.246.599 đồng. Trích quỹ đầu tư và phát triển: 72.348.000 đồng. Trích quỹ khen thưởng: 72.348.000 đồng. Trích quỹ phúc lợi: 72.348.000 đồng. Trích quỹ dự trữ: 36.174.000 đồng. Thu nhập bình quân của CBCNV: 2.082.000 đồng/người/tháng. Nhận xét: Với các số liệu đã đạt được đáng kể ở trên, Công ty đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của Tập đoàn. Không chỉ hoàn thành kế hoạch Tập đoàn giao cho mà còn vượt mức với con số rất lớn một số Gói thầu Chủ đầu tư không đáp ứng được nguồn vốn, Công ty phải vay vốn để hoàn thành gói thầu này đáp ứng đưa Công trình vào hoạt động).Với kết quả đạt được Công ty đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đổi mới nền kinh tế, vượt qua cơn khủng hoảng. Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( năm 2008 - 2009 ) Đơn vị tính: 1.000đ STT Chỉ tiêu 2007 2008 So Sánh 07/08 1 Doanh thu ( hàng hoá và dịch vụ) 55.705.431. 70.177.196 14.471.765 2 Giá vốn hàng bán 24.098.456 56.088.701 31.990.245 3 Chi phí bán hàng và chi phí QLDN 2.001.678 4.329.463 2.327.785 4 Doanh thu hoạt động tài chính 56.881 73.653 9.288 5 Chi phí hoạt động tài chính 4.820 33.560 28.740 6 Doanh thu khác 0 0 0 7 Chi phí khác 0 0 0 8 Lợi nhuận trước thuế 507.261 901.939 394.678 9 Nộp ngân sách 142.033 178.452 36.419 Thuế thu nhập doanh nghiệp 142.033 178.452 36.419 10 Lợi nhuận sau thuế 365.288 723.487 93.590 11 Tổng số cán bộ CNV 245 - - 12 Thu nhập bình quân người/tháng 1.948 - - Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 (công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin) Nhận xét: Nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng, đặc biệt là doanh thu và lợi nhuận. Trong doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng 14.471.765.000 đồng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 9.288.000 đồng, tuy nhiên chi phí hoạt động tài chính cũng tăng lên đáng kể(28.740.000 đồng). Có thể tạm thời kết luận hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, gây thua lỗ cho công ty. Mặc dù tổng lợi nhuận của công ty vẫn tăng là do tăng lợi nhuân khá cao từ các ngành nghề kinh doanh khác của công ty. II. Tình hình thực hiện các gói thầu 1. Năm 2006: Năm 2006 công ty thực hiện các gói thầu sau: * Gói thầu số 2: San lấp mặt bằng và dự án xây dựng Trường đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật công nghiệp Tàu thuỷ I – Hải Phòng Giá trị hợp đồng: 864.508.000 đồng. Giá trị sản lượng hoàn thành: 971.000.000 đồng Tiến độ thi công: đã hoàn thành. * Gói thầu số 3 - Dự án trường đào tạo nghiệp vụ CNTT1: xây mới nhà ký túc xá, nhà bảo vệ, xưởng thực hành, nhà để xe, hệ thống cấp thoát nước, cứu hoả, sân đường, cây xanh, tháp nước, bể ngầm. Giá trị hợp đồng: 9.663.470.000 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 6.300.000.000 đồng Tiến độ thi công: tháng 02 năm 2007 hoàn thành nghiệm thu bàn giao toàn bộ các hạng mục công trình đưa vào sử dụng. * Gói thầu số 19: Hệ thống điện - Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng - giai đoạn 2. Giá trị hợp đồng: 8.698.244.000 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 6.958.595.200 đồng Tiến độ thi công: đã hoàn thành. * Gói thầu số 4: Hạng mục bãi lắp ráp, đường nội bộ - Dự án nhà máy đóng tàu Bến Kiền Giá trị hợp đồng: 18.341.833.000 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 7.800.000.000 đồng - Tiến độ thi công: đến tháng 5 năm 2006 hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình. - Lý do Hợp đồng không hoàn thành đúng tiến độ do vướng mặt bằng ngoài đê chưa thi công được nên kéo dài tiến độ thực hiện Hợp đồng. * Gói thầu 13: Máy ép thuỷ lực thuộc dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất phục đóng tàu xuất khẩu 53.000T của Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Giá trị hợp đồng: 30.631.193.000 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 12.252.477.200 đồng Tiến độ thi công: tháng 4 năm 2007 hoàn thành. * Gói thầu: Nền đường vào Nhà máy đóng tàu Đà Nẵng Giá trị hợp đồng: 3.070.000.000 đồng. Giá trị sản lượng hoàn thành 3.070.000.000đồng Tiến độ thi công: ngày 15 tháng 01 năm 2007 bàn giao công trình. * Gói thầu số 49: Bãi tập kết vật liệu thuộc Dự án đầu tư nâng cấp Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng giai đoạn 2. Giá trị hợp đồng: 1.979.314.876 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 1.200.000.000 đồng. Tiến độ thi công: Đến tháng 03 năm 2007 bàn giao đưa Công trình vào sử dụng. * Gói thầu số 6: Hệ thống cấp thoát nước thuộc dự án nâng cấp Nhà máy đóng tàu Tam Bạc.( ký ngày 30/11/2004) Giá trị hợp đồng: 979.332.283 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 980.000.000 đồng Tiến độ thi công: đến ngày 15 tháng 01 năm 2007 nghiệm thu công trình. * Gói thầu Cầu tàu Hải Dương 1.000T Giá trị hợp đồng: 1.607.287.500 đồng Giá trị sản lượng hoàn thành: 570.000.000 đồng Tiến độ thi công : Công trình dừng do yêu cầu của Chủ đầu tư về việc thay đổi vị trí xây dựng Cầu tàu. * Hạng mục San lấp phần trên cạn - Dự án nhà máy CNTT Dung Quất Giá trị hợp đồng: 27.706.600.000 đồng. Giá trị sản lượng hoàn thành năm 2006 là: 2.620.404.800 đồng Tiến độ thi công: Đã hoàn thành sản lượng trên đưa vào sử dụng. Nhận xét: Tổng sản lượng hoàn thành: 42.722.477.200 đồng trên tổng giá trị hợp đồng đã ký: 103.541.782.700 đồng, tức là hoàn thành được 41,27% giá trị hợp đồng đã ký. Sở dĩ không hoàn thành được 100% hợp đồng là do tính chất công việc của công ty là xây dựng, đầu tư các công trình vốn lớn, cần thời gian dài ( thường từ 2 năm trở lên). Tuy nhiên theo kế hoạch đề ra năm 2006, thi công ty đã hoàn thành được hết sản lượng kế hoạch. Điều này thể hiện năng lực của công ty đang dần được khẳng định trên thị trường. 2. Năm 2007: Tình hình thực hiện các gói thầu thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện các gói thầu Đơn vị: đồng Giá trị hợp đồng Giá trị sản lượng năm 2006 Giá trị sản lượng năm 2007 I. Các Công trình đã hoàn thành năm 2007 Gói thầu số 3: DA trờng đào tạo nghiệp vụ CNTT I: Xây mới KTX, nhà bảo vệ, xưởng thực hành, nhà để xe, hệ thống cấp thoát nước, cứu hoả, sân đường, cây xanh, thác nước, bể ngầm 9.663.470.000 6.300.000.000 3.363.470.000 Gói thầu số 13: Máy ép thuỷ lực thuộc Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất phục vụ đóng tàu xuất khẩu 53.000 T của Nhà máy đóng tàu Hạ Long 30.631.193.000 12.252.477.200 18.378.715.800 Gói thầu: Nền đường vào Nhà máy đóng tàu Đà Nẵng 3.283.621.000 2.200.000.000 1.083.621.000 Gói thầu số 19: Hệ thống điện - Dự án đầu t nâng cấp và mở rộng Nhà máy Sửa chữa Tàu biển Phà Rừng - Giai đoạn 2 8.698.244.000 6.958.595.200 1.739.648.800 Gói thầu số 14: San lấp mặt bằng thuộc Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Sông Hồng 5.832.704.762 5.832.704.762 II. Các Công trình đang dở dang Gói thầu số 4: Hạng mục bãi lắp ráp, đờng nội bộ - Dự án Nhà máy đóng tàu Bến Kiền 18,341,833,000 7,800,000,000 8,741,833,000 Gói thầu số 12: Máy lốc tôn Dự án Đầu t nâng cao năng lực phục vụ đóng tàu xuất khẩu 53.000T Nhà máy đóng tàu Hạ Long 12,632,400,000 12.632.400.000 Gói thầu số 49: Bãi tập kết vật liệu thuộc Dự án đầu t nâng cấp Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng giai đoạn 2 1.980.318.000 1.200.000.000 780.318.000 Gói thầu số 13: Thi công xây dựng gói thầu: "Cầu tầu trang trí 30.000DWT, kè bảo vệ bờ và nạo vét cầu tầu". Dự án: "Nâng cấp, mở rộng nhà máy SCTB Phà rừng giai đoạn II" ( Liên danh với Công ty công trình giao thông Hải Phòng (Tổng Giá trị HĐKT: 79.450.183.000 đồng trong đó của Công ty là: 50.000.000.000 đồng) 50.000.000.000 - 20.000.000.000 Gói thầu số 14.3: Cung cấp máy hàn một chiều thuộc Dự án Đầu t nâng cao năng lực Nhà máy đóng tàu Bến thuỷ để đóng tàu xuất khẩu 1.164.012.000 - - Gói thầu số 5: Nạo vét giai đoạn I - Dự án đầu t nâng cấp Nhà máy đóng tàu Hạ Long 22.000.000.000 Cộng 149.795.395.760 47.722.477.000 59.920.311.362 (Nguồn:Báo cáo thường niên 2007) Nhận xét: Tổng sản lượng thực hiện năm 2007 tăng khá nhanh(hơn 12 tỷ đồng) Sản lượng ký hợp đồng cũng tăng khá ấn tượng so với năm 2006: tăng từ 103,5 tỷ lên tới 149,8 tỷ đồng. Tỷ lệ sản lượng đạt đựoc so với tổng giá trị hợp đồng 2007 chỉ là 40% giảm nhẹ so với năm 2006 (mức 41,27%), trong đó 52% là hoàn tất các gói thầu và đi vào sử dụng . Giảm tỷ lệ sản lượng đạt được không có nghĩa là công ty đang trên đà đi xuống, mà do trong năm 2007 công ty trúng thầu được khá nhiều hợp đồng quy mô lớn nhưng chưa triển khai kịp. Đây là điêu kiện thuân lợi, tạo điều kiênj cho công ty phát triển hơn nữa vào năm 2008. 3. Năm 2008: Trong năm 2008 này Công ty đạt sản 82,98 tỷ VNĐ, hoàn thành một số gói thầu như: Gói thầu số 9: Phân Xưởng Vỏ 1 và các Cầu trục – Nhà máy đóng tàu Sông Hồng. Gói thầu số 17: Cầu tầu trang trí 30.000T, kè bờ và nạo vét Cầu tàu – Dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy sửa chữa Tầu biển Phà Rừng. Gói thầu số 17.3: Xe Cẩu bánh lốp di động sức cẩu 50 Tấn thuộc Dự án: Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của Xí nghiệp đóng mới và sửa chữa Tàu thuyền Phú Yên. Gói thầu số 03: Xe cẩu bánh lốp di động sức cẩu 50 Tấn thuộc Dự án: Dây chuyền sản xuất tổng đoạn tại Nhà máy đóng tàu Đung Quất. Gói thầu số 40: Cẩu bánh lốp 50 T thuộc Dự án: Xây dựng Nhà máy CNTT Dung Quất – Giai đoạn I. …….. và một số gói thầu khác. Nhận xét: Năm 2008 là một năm hoạt động tích cực cả trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cũng là một năm đạt được những thành tựu khá cao, đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 và có mức tăng trưởng cao toàn diện trên các lĩnh vực so với năm 2007. Hoạt động kinh doanh đối ngoại: tiếp tục mở rộng quan hệ sang các nước như: Hà Lan, Trung Quốc….. Thiết lập mối liên hệ đa dạng về chủng loại sản phẩm ở nhiều nước trên thế giới như: Công tác tài chính, tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung, các kết quả mà Công ty đã đạt được trong năm 2008 đánh dấu bước phát triển và khá ổn định, Công ty đã và đang thi công các công trình có qui mô lớn cho các Nhà máy đóng tàu trong Tập đoàn như thi công Công trình Nhà máy sửa chữa tàu Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Sông Hồng, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền……Hàng loạt các Hợp đồng kinh tế được ký kết với giá trị hợp đồng tương đối lớn. Biểu đồ 3: Sự tăng trưởng của tổng sản lượng thực hiện các gói thầu Đơn vi: tỷ đồng (Nguồn: báo cáo hội đồng cổ đông tháng 12/2008) Nhận xét: Sản lượng thực hiện các gói thầu của công ty đều tăng qua các năm là một kết quả đáng mừng, tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều đặn: Từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 39,89%, giá trị tuyệt đối tăng 13,62 tỷ VNĐ. Giai đoạn 2006-2007 tốc độ tăng trưởng giảm còn 25,63%, sản lượng tăng 12,32 tỷ VNĐ. Năm 2008 sản lượng tăng nhanh: 23,03 tỷ VNĐ với tốc độ tăng trưởng hơn 40%. Đây là một con số khá ấn tượng, thể hiện dần năng lực cũng như khả năng phát triển của công ty trong ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của mình. III. Một số khó khăn thách thức: - Trong Quý 3, Quý 4 năm 2008 biến động về giá cả thị trường rất lớn làm ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tình trạng nợ đọng, chậm thanh toán của một số đơn vị đã dấn đến việc khó khăn trong huy động vốn, tạo thu nhập cho CBCNV lao động. - Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Thu nhập doanh nghiệp còn ít do Công ty phải trả lãi vay lớn. - Trang thiết bị đầu tư cho sản xuất còn thiếu, chưa đáp ứng được đầy đủ công việc, Công ty còn phải đi thuê nhiều thiết bị, nhất là các thiết bị trong công tác thi công xử lý nền móng. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít, Công ty thiếu thợ bậc cao… - Điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. - Công tác thống kê, cập nhật thông tin, lập kế hoạch còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty. IV. Kết quả đạt được: Những năm vừa qua, Vinashin đã có những kết quả hoạt động đáng khích lệ: - Hoạt động kinh doanh đối ngoại: tiếp tục mở rộng quan hệ sang các nước như: Hà Lan, Trung Quốc….. Thiết lập mối liên hệ đa dạng về chủng loại sản phẩm ở nhiều nước trên thế giới như: Tập đoàn SICMI, DAVI (Italia); Prosperous (Đài Loan); HANKANG (Hàn Quốc), Shenyang (Trung Quốc), Homatro (Mỹ)… có khả năng đáp ứng được các nhu cầu về máy móc thiết bị trong công nghiệp đóng tàu. - Công tác tài chính, tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng được mối quan hệ mật thiết với một số đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp vật tư thiết bị. Nhìn chung, các kết quả mà Công ty đã đạt được trong năm vừa qua đánh dấu bước phát triển và khá ổn định, Công ty đã và đang thi công các công trình có qui mô lớn cho các Nhà máy đóng tàu trong Tổng Công ty như thi công Công trình Nhà máy sửa chữa tàu Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Dung Quất……Hàng loạt các Hợp đồng kinh tế được ký kết với giá trị hợp đồng tương đối lớn. Phần III : Phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin trong thời gian tới (Năm 2009) Hiện tại, tình hình kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn suy thoái là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin nói riêng. Công ty có vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục phát triển và lớn mạnh xứng đáng là một thành viên của “tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam” hay không tuy thuộc rất lớn vào phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới, đặc biệt là trong năm 2009. Dưới đây là một số phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty do công ty cùng với tập đoàn xây dựng trên cơ sở mục tiêu chính Ổn ®Þnh - BÒn v÷ng - Ph¸t triÓn. I. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009: Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Vinashin trong thời gian tới càn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho doanh nghiệp phuc vụ cho thi công ở công trường. Ký các hợp đồng đấu thầu mới, đưa công ty vào thế chủ động trong việc tổ chức điều động nhân công cho các gói thầu. Phát triển hoạt động tài chính trở thành hoạt động có lãi, mang lại lợi nhuận cho công ty. Về quan hệ hợp tác quốc tế: Củng cố được mối quan hệ mật thiết với một số đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp vật tư thiết bị như Tập đoàn máy móc Xây dựng Từ Châu ( Trung Quốc), Công ty Tư vấn và chuyển giao công nghệ quốc tế (ICT), NIELAND … với mục đích là trao đổi thông tin và hỗ trợ trong các công việc cụ thể. Ngoài ra còn tạo dựng mối quan hệ thường xuyên với các Chuyên gia của Việt Nam và quốc tế lĩnh vực máy thiết bị, điện, cơ khí để có được nhiều thông tin. Công tác tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, năm 2009 công tác tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực tập trung thực hiện các công việc: Củng cố công tác quản lý quản lý lao động, tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thi nâng bậc, nâng bậc lương, nâng ngạch cho Cán bộ công nhân viên . Năm 2009 là năm Công ty cần bổ sung thêm Cán bộ công nhân viên dự kiến là: 25 người, tăng cường công tác quản lý, cập nhật các chế độ chính sách để áp dụng kịp thời. Dự kiến chỉ tiêu số lượng: Năm 2009, phấn đấu đạt các chỉ tiêu do Tập đoàn giao: 1. Tổng sản lượng sản xuất kinh doanh : 150 tỷ đồng 2. Doanh thu uớc tính : 120 tỷ đồng 3.Thu nhập doanh nghiệp : 900 triệu đồng 4. Tổng giá trị sản lượng thực hiện các gói thầu : 90 tỷ đồng 5. Tổng giá trị ký hợp đồng các gói thầu mới : 45 tỷ đồng 6. Hoàn thành 7 gói thầu theo đúng kế hoach, kịp thời bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2009. 7. Doanh thu từ hoạt động tài chính : 12 tỷ đồng II. Mục tiêu đối với người lao động: Doanh nghiệp luôn cố gắng để đạt được những mục tiêu đề ra trong chính sách đối với người lao động: Thời gian làm việc: 8h trong một ngày ( không quá 48h trong một tuần) và ưu tiên những lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như đã quy định tại Bộ luật Lao động . Căn cứ vào số giờ làm việc chính thức trong một ngày mà người sử dụng lao động quy định đối với người làm việc trong điều kiện bình thường thì thời giờ làm việc được rút ngắn là thời giờ được giảm ít nhất từ 1 đến 2 giờ so với thời giờ làm việc bình thường. Cũng như chính sách cho phụ nữ trong công ty rất được quan tâm và được áp dụng trong Thoả ước lao động tập thể như: Không sử dụng lao động nữ làm việc trong điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại mà làm ảnh hưởng tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. Phụ nữ có thai đến tháng thứ 7 thì không phải làm việc nặng nhọc và đi công tác v..v.. Chế độ nghỉ phép năm là 12 ngày và cũng tính nghỉ phép thâm niên cho cán bộ công nhân viên trong công ty. An toàn lao động cho CBCNV cũng được quan tâm như: may quần áo Bảo hộ lao động, mũ, giầy, găng tay, ủng cho công nhân làm việc tại các Công trường, may đồng phục cho các cán bộ làm việc tại văn phòng và chi nhánh văn phòng của Công ty. Công đoàn phối hợp với Công ty tổ chức nghỉ mát hàng năm đối với lao động chính sách theo NĐ 205 của CP. Cách tổ chức sắp xếp từng đợt, số ngày đi từng đợt do Công đoàn trao đổi thống nhất với Ban giám đốc Công ty để phù hợp với kinh phí hiện có và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty và công đoàn thoả thuận, kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, người sử dụng lao động sẽ vận dụng những nguồn hợp lý để chi cho người lao động nói chung và những người lao động thuộc đối tượng được hưởng có kinh phí để tổ chức mít tinh, ký niệm, liên hoan……. Trợ cấp khó khăn đột xuất: Các cán bộ CNV đã và đang làm việc tại Công ty có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị ốm đau nặng, hay gặp thiên tai hoả hoạn gây thiệt hại đến người và tài sản ảnh hưởng đến đời sống, Công ty sẽ xem xét và giải quyết. III. Một số biện pháp, giải pháp của công ty trong thời gian tới: Đặt ra các chỉ tiêu để phấn đầu hoàn thành các chỉ tiêu trên, Công ty cần thực hiện một cách nghiêm túc một số biện pháp sau đây: + Tập trung hoàn thành kịp, nhanh chóng, chính xác tiến độ, các Công trình đang thi công và sẽ thi công, đảm bảo tiến độ của các Hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư. Tốt nhất nên tập trung nguồn lực vào những gói thầu trọng điểm, giải quyết từ từ các gói thầu nhỏ và vừa nhưng vẫn cần đảm bảo tiến độ công trình. + Quản lý tốt Cán bộ công nhân viên để đảm bảo quyền lợi và phát huy tinh thần lao động. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức, điều hành, chỉ huy sản xuất, lập các kế hoạch dự trù kinh phí báo cáo kịp thời về văn phòng Công ty. Nghiên cứu, học hỏi mô hình quản lý của nước ngoài, vận dụng khéo léo vào doanh nghiệp mình + Phát triển thị trường trong nước, một mặt mở rộng thị trường ra nườc ngoài. Doanh nghiệp cần chú ý công tác tìm hiểu nhu cầu thị trường, phải điều tra, nghiên cứu để nắm bắt nhanh nhất nhu cầu thị trường. + Lập chiến lược marketing hợp lý, mở rộng và củng cố các mối quan hệ, tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Từ đó tạo lập những khách hàng quen cho doanh nghiệp, bởi thực chất, có ký được hợp đồng hay không lại phụ thuộc rất lớn vào việc đối tác có tin cậy minh hay không. + Chế độ lập và nộp Báo cáo phải thường xuyên kịp thời, tuyệt đối không để chập chễ trong việc giải quyết công việc, có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo giải quyết, tất cả các văn bản giấy tờ sẽ chứng minh cho tình hình công việc của Các Phòng ban và của Công trường. Phòng ban và Công trường phải nộp báo cáo hàng tuần về tình hình công việc (như sản lượng hoàn thành, kế hoạch của tuần tới, khó khăn thuận lợi khi thi công). + Huy động vốn lưu động để đáp ứng sản xuất kinh doanh. + Quản lý vốn, quay vòng vốn một cách hiệu quả. + Tận dụng tối ưu những ưu đãi của chính phủ về nguồn vốn cũng như ưu đãi về đầu thầu cho các dự án của chính phủ. + Đầu tư phát triển nguồn nhân lực sẵn có trong công ty. Tuy nhiên để đảm bảo tiến độ các công trình, đầu tư vào công trình trọng điểm mà vẫn đảm bảo chính sách với người lao động, doanh nghiệp nên tổ chức cho công nhân công trường làm ca một cách hợp lý. Công ty cũng có thể ký hợp đồng ngắn hạn với một số lao động lam việc mùa vụ để tăng tốc độ triển khai các dự án. + Có chính sách, chế độ thu hút nhân lực có trình độ nghiệp vụ về làm việc tại Công ty, cử cán bộ đi đào tạo, nâng cao tay nghề. + Đầu tư trang thiết bị mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thực hiện linh hoạt các giải pháp trên sẽ giúp công ty thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. B»ng søc trÎ vµ n¨ng lùc cña m×nh, cïng víi c¬ chÕ ho¹t ®éng lu«n thÝch øng víi thÞ tr­êng, C«ng ty cæ phÇn x©y dùng vµ ®Çu t­ Vinashin tin t­ëng sÏ mang l¹i cho kh¸ch hµng sù hµi lßng víi nh÷ng c«ng tr×nh cã Gi¸ thµnh h¹ - ChÊt l­îng cao - Uy tÝn - Tin cËy. Là một Công ty mới được thành lập với tuổi đời còn non trẻ, Công ty có đội ngũ lao động trẻ có trình độ, có khả năng sáng tạo, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết và gắn bó với Công ty, tu dưỡng rèn luyện, tự học tập để vươn lên. Trong quá trình lao động, làm việc, cán bộ nhân viên Công ty đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, gắn bó cùng nhau vượt qua những khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh. C. KẾT LUẬN Trên đây là vài những nét tổng quan nhất về công ty cổ phần xây dựng va đầu tư Vinashin mà tôi tìm hiểu trong thời gian thực tập. Thời gian thực tập tại Công ty là cơ hội tốt nhất giúp tôi vận dụng các kiến thức với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng nó giúp tôi hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn về nghiệp vụ chuyên môn. Khi tham gia tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập, dù thời gian không nhiều nhưng lại rất có ý nghĩa, một mặt tìm hiểu thực tế góp phần làm cụ thể hoá các kiến thức lý thuyết đã được học và làm nó trở nên sinh động hơn, một mặt bổ sung thêm những kiến thức thực tế còn ít ỏi của bản thân. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Quang Huy hướng dẫn, nên tôi đã có thể hoàn thành tốt Báo cáo thực tập tổng hợp này. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31664.doc
Tài liệu liên quan