Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn - Hà Tây

- Thứ nhất: Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây không trích trước chi phí sửa chữa lớn, khi sửa chữa lớn thực tế phát sinh, thì hạch toán luôn vào chi phí trong tháng đó. Nợ TK: 627 Có TK có liên quan TK 111, 112, 331. Việc hạch toán trực tiếp như trên sẽ đẩy chi phí sản xuất trong tháng đó tăng lên. Do đó sẽ không đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ. -Thứ hai: Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn không trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch ,mà khi có sự ngừng sản xuất.Thì chi phí phát sinh vẫn hạch toán luôn vào chi phí trong tháng đó . Nợ TK 622 Có TK 334, 338 Điều đó cũng sẽ làm cho chi phí sản xuất trong tháng đó tăng so với số lượng sản phẩm sản xuất ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm trong kỳ. -Thứ 3: Khi chi tiền thưởng, Công ty không hạch toán qua tài khoản 334, kế toán gặp khó khăn khi kiểm tra và tính thu nhập chịu thuế của các cá nhân có thu nhập cao.

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế độc lập, tính tự chủ trong hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp ngày càng cao, doanh nghiệp phải năng động sáng tạo, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn nguồn vốn và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Muốn vậy các doanh nghiệp phải nắm bắt được cơ chế thị trường,cách tổ chức hoạt động kinh doanh của mình sao cho hợp lý và đạt kết quả cao nhất. Từ đó ra quyết định đúng đắn giúp cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trường. Trong quá trình đào tạo tại trường đại học, sinh viên đÓ được tiếp cận với các vấn đề lý luận về tổng quan cũng như chuyên ngành. Song, để hoàn thiện tầm hiểu biết, giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đó học trong nhà trường vào thực tiễn, cần phải có quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở. Đặc biệt với sinh viên chuyên ngành kế toán, quá trỡnh thực tập cuối khoá cũn là cơ hội tốt để sinh viên học hỏi, quan sát, tổng hợp, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập, tạo tiền đề tốt cho khả năng làm việc sau này của mỗi sinh viên. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã chọn địa điểm thực tập là Công Ty CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY . Sau thời gian thực tập tại Công Ty với các tài liệu thu thập được cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú và anh chị trong phòng tài chính kế toán trong Công Ty và đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo của Thầy Nguyễn Văn Sức đã giúp em hoàn thành bản báo thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn. Bài báo cáo của em gồm ba phần sau đây: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây. Phần 2: Thực trạng công tác Kế toán tại Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây. Phần 3: Những ưu - nhược điểm và một số ý kiến nhằm nâng cao công tác kế toán tại công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn - Hà Tây PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY 1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Tên công ty : Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn - Hà Tây. Trụ sở chính : Xã Hồng Quang - huyện ứng Hoà - TP Hà Nội. Điện thoại số: (0433)775.130 - 775.136. - FAX: (0433) 775.259. Đăng ký kinh doanh số 030300348 cấp ngày 29/12/2004 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 03 tháng 10 năm 2008 do sở kế hoạch và đầu tư thành phó Hà Nội cấp. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất xi măng, Clinker, vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông. San lấp mặt bằng, kinh doanh nhà nghỉ khách sạn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ: 29.600.000.000 đ Giám đốc : Nguyễn Thế Nhậm Là đơn vị hoạch toán độc lập. Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn ngày nay, tiền thân là xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn và công trường khai thác Vĩnh Sơn sát nhập ngày 10/03/1966 mang tên xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn thuộc ty kiến trúc Hà Tây. Được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 484 - QĐ/UB ngày 01 tháng 12 năm 1992 và quyết định đổi tên số 593 - QĐ/UB ngày 24 tháng 10 năm 1995 của UBND Tỉnh Hà Tây, trực thuộc sở xây dựng Hà Tây. Thực hiện quyết định số 1401 QĐ/UB ngày 10/12/2004 của UBND tỉnh Hà Tây chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xi măng Tiên Sơn Hà Tây thành Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2005 1.2. Tình hình Và KẾT QUẢ sản xuất kinh doanh trong 02 năm 2007 -2008 (PHỤ LỤC 1) Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, sau thời kỳ Nhà nước thay đổi cơ chế thị trường từ năm 1993 đến nay Công ty đã mạnh dạn đầu tư hai dây truyền sản xuất xi măng lò đứng công nghệ Trung quốc với tổng công suất năm là 150.000tấn. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 25%/năm, sản lượng xi măng tăng bình quân 20 - 25%/năm, thu nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, đời sống người lao động tăng từ 10 - 20%/năm. Hàng năm Công ty được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, năm 2000 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, năm 2003 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì và một số phần thưởng cao quý khác. 1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (PHỤ LỤC 2) Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây là một quy trình công nghệ sản xuất khép kín, phần lớn trong dây truyền đã được cơ giới hoá, có những công đoạn được tự động hoá 100% như hệ thống cân băng định lượng, đồng nhất phối liệu, trộn ẩm, vê viên. Vì vậy với hệ thống quy trình sản xuất trên đã giúp Công ty tạo ra được nhiều sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ngày một đưa Công ty phát triển. 1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn (PHỤ LỤC III) * Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. * Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. * Ban Giám đốc: Ban giám đốc của công ty gồm có Giám đốc phụ trách chung và 2 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và phụ trách sản xuất. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được giao. * Các phòng ban chức năng: - Phòng tổ chức Hành chính - Phòng Vật tư vận tải - Phòng Kế hoạch điều độ sản xuất - Phòng kỹ thuật công nghệ - Phòng Kế toán thống kê * Các phân xưởng: - Phân xưởng cơ điện - Phân xưởng khai thác đá - Phân xưởng liệu - Phân xưởng lò nung - Phân xưởng thành phẩm * Các chi nhánh và văn phòng đại diện: Văn Phòng đại diện tại Hà Đông - Đại chỉ : BaLa - Hà Đông Văn Phòng đại diện tại Hà Nội - Đại chỉ : Nguyễn Trãi - Thanh Xuân * Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức quản lý lãnh đạo cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Định hướng, ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. * Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Là người chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc, thay mặt giám đốc phụ trách, giải quyết những công việc được giám đốc uỷ quyền.Lập kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. * Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về kế hoạch, kỹ thuật, lao động vật tư đưa vào sản xuất.Giám sát quy trình kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, sản xuất đúng tiêu chuẩn đã được quy định. * Phòng tổ chức Hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự của Công ty.Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác bố trí lao động, bổ nhiệm cán bộ, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phòng Vật tư vận tải: Lập kế hoạch, xây dựng các định mức vật tư chủ yếu, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vân chuyển hàng đến các cửa hàng đại lý tiêu thụ sản phẩm . * Phòng Kế hoạch điều độ sản xuất: Hàng tháng lập kế hoạch sản xuất trong tháng .Tổ chức điều hành sản xuất và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch. * Phòng kỹ thuật công nghệ : Là bộ phận quan trọng của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào từ khâu nhập nguyên liệu, các phụ tùng thay thế và cũng là nơi đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá * Phòng Kế toán thống kê: Thực thi mọi chính sách chế độ, kế toán kiểm tra ghi chép và giám sát mọi tình hình biến động về tài chính của Công ty.Lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty. * Phân xưởng Khai thác đá: Bộ phận khai thác đá : Có trách nhiệm khoan bắn nổ mìn khai thác ,pha bổ thành đá nhỏ có kích cỡ theo quy định cho vừa vào hàm kẹp máy đập đá . Bộ phận đập đá: máy hàm kẹp đập nhỏ thành đá mạt đủ tiêu chuẩn làm xi măng * Phân xưởng Liệu: Có trách nhiệm phơi , sấy nguyên vật liệu cho khô đủ độ ẩm < 5% để đưa vào nghiền thành bột liệu.Vận hành máy nghiền liệu nghiền nhỏ các nguyện vật liệu đầu vào thành bột liệu. * Phân xưởng Lò nung: Nung luyện bột liệu thành Clinker. * Phân xưởng Thành Phẩm: Có trách nhiệm nghiền nhỏ Clinker và các phụ gia thành xi măng bột và đóng thành bao xi măng thành phẩm * Phân xưởng Cơ điện: Có trách nhiệm trực tiếp quản lý vận hành hệ thống điện, máy móc thiết bị trong toàn Công ty. Sửa chữa , bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ hoặc khi sảy ra sự cố hỏng . Số lượng lao động của Công ty gồm 500 lao động. Trong đó có 29 cán bộ quản lý, 471 lao động trực tiếp. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN 2.1. Hình thức và bộ máy Kế toán Công ty áp dụng.(Phụ Lục IV) Bộ máy kế toán của công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban Giám đốc Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng tài vụ: Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty, là người quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng. Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho trưởng phòng có nhiệm vụ thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi công tác được uỷ quyền. Kế toán tiền lương tiêu thụ: Có trách nhiệm tính lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi sản phẩm tiêu thụ, cũng như các khoản phải thu của khách hàng. Kế toán vật tư, BHXH: Có trách nhiệm theo dõi ghi chép việc xuất nhập vật tư cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời theo dõi việc trích bảo hiểm XH, kinh phí công đoàn, và bảo hiểm y tế, của các công nhân viên trong công ty. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt cập nhật các chứng từ thu chi hàng ngày, phát lương cho cán bộ công nhân viên, kiểm tra sự tăng giảm quỹ tiền mặt, lập báo cáo quỹ để chuyển cho kế toán thanh toán 2.2. Chính sách Kế toán Công ty áp dụng. Từ đặc điểm hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, Công ty thực hiện chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC. - Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ - Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp kế toán GTGT: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá thực tế. - Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo từng tháng. - Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): khấu hao theo đường thằng để trừ dần nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước tính. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Tài sản cố định hữu hình và vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Tài sản cố đọnh thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. - Hình thức ghi sổ: Công ty sử dụng phần mềm Kế toán dựa trên hình thức ghi sổ Nhật ký chung. (Phụ Lục V) 2.3. Một số phần hành chủ yếu tại Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây. 2.3.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Theo quy định hiện hành: Tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% tính vào chi phí SXKD còn 5% khấu trừ vào lương của người lao động. Tỷ lệ trích BHYT là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh còn 1% tính vào lương của người lao động. Tỷ lệ trích nộp KPCĐ là 2% trên tiền lương thực tế được tính toàn bộ vào chi phí SXKD 2.3.1.1 Phương pháp tính lương và chứng từ tiền lương * Phương pháp tính lương Lương của nhân viên trong công ty được tính toán theo công thức: L= Lcb + Lpc + Lcđ + Ltg Trong đó : - L : Tiền lương của nhân viên Lcb: Tiền Lương cơ bản theo cấp bậc Lcđ: Tiền lương chế độ ( lễ, phép) Ltg: Tiền lương làm thêm giờ ( nếu có) Trong đó: Tiền lương CBCNV = Bậc lương x Lương cơ bản x Số ngày công làm việc thực tế * Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, giấy nghỉ phép 2.3.1.2: Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán * Tài khoản sử dụng: - Tk 334- phải trả công nhân viên - Tk 338- phải trả phải nộp khác - Tk 3382- kinh phí công đoàn -Tk 3383- BHXH -Tk 3384 - BHYT * Ví Dụ :(ĐVT: đồng ) Ngày 30/7/2009 trích trả lương của nhân viên PX nghiền liệu: 165.000đ Trong đó: (ĐVT: đồng ) Nhân viên quản lí PX là: 60.000đ Công nhân sản xuất là:105.000đ Hạch toán: Bút toán 1: Nợ TK 627 : 105.000.000đ Nợ TK 642 : 60.000.000đ Có TK 334 : 165.000.000 đ Bút toán 2: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng kỳ của công nhân viên: Nợ TK 334 : 9.900.000 đ Nợ TK 627 : 19.950.000 đ Nợ Tk 642 : 11.400.000 đ Có TK 3382 : 3.300.000 đ Có TK 3383 : 33.000.000 đ Có TK 3384 : 4.950.000 đ 2.3.2. Kế toán Vốn bằng tiền. - Kế toán tiền mặt: * Chứng từ sử dụng gồm: Phiếu thu (mẫu 01.TT), phiếu chi (mẫu 02.TT), bảng kê quỹ * Tài khoản kế toán sử dụng: Tk 111- tiền mặt (TK 1111- Tiền mặt VNĐ ; TK1112- Tiền mặt ngoại tệ) * Ví Dụ: Phiếu thu số 02 ngày 20/03/2008 công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, số tiền là 300.000.000 ( phụ lục VI). (ĐVT: đồng ) Nợ TK 111(1111) : 300.000.000đ Có TK 112 : 300.000.000đ Phiếu chi số 02 ngày 13/05/2008, thanh toán tiền mua phụ tùng dùng cho PX sản xuất cho công ty TNHH Hòa Phát 15.000.000 ( phụ lục VII ). (ĐVT: đồng ) Nợ TK 642 (6428) : 15.000.000 đ Có TK 111 : 15.000.000đ - Kế toán tiền gửi ngân hàng: * Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 112- Tiền gửi ngân hàng. * Ví Dụ: Ngày 10/08/2008 công ty gửi tiền vào ngân hàng với tổng số tiền 1 triệu(ĐVT: đồng) Nợ TK 112 : 1.200.000.000 đ Có TK 111 : 1.200.000.000đ Giấy báo có 06 ngày 20/06/2008 thu tiền của công ty CP Xây dựng số 5 thanh toán tiền mua xi măng số tiền 900.000.000( ĐVT:đồng) Nợ TK 112 : 900.000.000 đ Có TK 131 : 900.000.000đ 2.3.3. Kế toán tài sản cố định. Do đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất nên Kế toán TSCĐ cũng là một phần hành quan trọng trong hệ thống Kế toán. * Tài sản cố định được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: - Nguồn ngân sách cấp. - Nguồn vốn từ có của công ty. - Nguồn vốn vay dài hạn. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211, TK 212, TK 213, TK 214... - Kế toán tăng TSCĐ TSCĐ tăng do mua sắm, trao đổi, được tài trợ, biếu tặng, sửa chữa nâng cấp TSCĐ. * Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Bản tổng hợp tăng TSCĐ * Ví Dụ: Ngày 15/01/2008 công ty nhập khẩu một ôtô vận tải với tổng giá thanh toán là 500 triệu,thuế XNK là 20%, VAT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. Bút toán 1: Nợ Tk 211: 500.000.000 Có Tk 111: 400.000.000 Có TK 333(3): 100.000.000 Bút toán 2: Nợ 133(2):50.000.000 Có 333(12):50.000.000 - Kế toán giảm TSCĐ TSCĐ giảm do nhượng bán, thanh lý, chuyển TSCĐ thành CCDC. * Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ,Biên bản thanh lý TSCĐ. * Ví dụ : Ngày 22/09/2008 Công ty thanh lý 3 dàn máy vi tính ở bộ phận quản lý nguyên giá 21.000.000 VNĐ, giá trị hao mòn 10.000.000 VNĐ, giá bán của một dàn máy tính là 2.000.000 VNĐ ( ĐVT: đồng ) Bút toán 1: Xóa sổ TSCĐ nhượng bán Nợ TK 811 : 11.000.000 Nợ TK 214(2141) : 10.000.000 Có TK 211 : 21.000.000 Bút toán 2: phản ánh giá nhượng bán. Nợ TK 111 : 6.600.000 Có TK 711 : 6.000.000 Có TK333(3331): 600.000 - Kế toán khấu hao TSCĐ * Ví dụ: Từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ khi phân bổ khấu hao đối với nhà cửa vật kiến trúc, kế toán hạch toán: Nợ TK 64241 Có TK 2141 : (Tổng số khấu hao TSCĐ) 2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tại Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phi nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" *Các chứng từ sử dụng cho việc nhập số liệu - Phiếu xuất kho vật liệu chi sản xuất, Phiếu nhập kho vật liệu chưa dùng đến tại các phân xưởng * Ví dụ: Ngày 08/03/2008 xuất kho vật liệu nổ cho phân xưởng nghiền liệu 8kg, trị giá 2.320.000 đ. ( ĐVT: đồng ) Hạch toán: Nợ TK 621 : 2.320.000 đ Có TK 152: 2.320.000 đ - Chi phí nhân công trực tiếp: * Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” * Ví dụ: Ngày 30/08/2009 trích trả lương của công nhân PX nghiền xi: 125.345.000đ ( ĐVT: đồng ) Hạch toán: Nợ TK 622 : 125.345.000đ Có TK 334 : 125.345.000 đ Cuối kỳ dựa vào bảng chấm công, bảng thanh toán lương, kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp vào TK154. Nợ TK 154( PX nghiền xi) : 125.345.000đ Có TK 622 : 125.345.000đ - Chi phí sản xuất chung: * Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ cho công tác tổ chức quản lý sản xuất tại các phân xưởng, tổ sản xuất. Tại Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất Chi phí về khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác. * Ví Dụ : - Căn cứ bảng tổng hợp lương cho từng bộ phận, của PX nghiền xi măng, lương nhân viên quản lý PX ngày 30/08/2009. số tiền 27.470.000đ. ( ĐVT: đồng ) Nợ TK 627(1) : 27.470.000 Có TK 334 : 27.470.000 - Tập hợp chi phí sản xuất : Cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu và thực hiện các bút toán kết chuyển vào TK154: Kết chuyển chi phí NVLTT: Nợ TK 154 : 2.320.000 đ Có TK 621: 2.320.000 đ Kết chuyển chi phí NCTT: Nợ TK 154 : 125.345.000đ Có TK 622 : 125.345.000 đ Kết chuyển chi phí SX chung Nợ TK 154 : 27.470.000 Có TK 627(1) : 27.470.000 2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả. * Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng ,hoá đơn bán hàng thông thường. * Tài khoản sử dụng: TK 155, TK 156, TK 131, TK 511, TK632... * Ví dụ Ngày 10/09/2008 bán sản phẩm PCB 30 cho khách hàng chưa thu tiền với số lượng 4000 tấn; giá vốn hàng bán 4.000.000 đồng, giá bán chưa có thuế là 5.050.000 đồng; thuế GTGT 10%: 505.000 đồng; tổng giá thanh toán 5.555.000 đồng; Kế toán hạch toán khi xuất bán hàng hoá cho khách hàng: BT1: Nợ TK 632 : 4.000.000 Có TK 156: 4.000.000 BT2: Nợ TK 131 : 5.555.000 Có TK 511: 5.050.000 Có TK 333: 505.000 PHẦN III: NHỮNG ƯU- NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN- HÀ TÂY 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây, em đã tìm hiểu thêm được rất nhiều về công tác kế toán của doanh nghiệp,giúp em có nhưng kiến thức thực tế về việc hạch toán kế toán. Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn là một doanh nghiệp lớn,với bề dày hơn 40 năm phát triển.Công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế,đã gặp rất nhiều khó khăn,có nguy cơ phá sản.Với sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để phát triển như ngày nay. 3.1.1 Ưu Điểm. Tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Trình độ của nhân viên kế toán cao,tốt nghiệp ở các trường Đại học. Phòng Kế toán được trang bị hệ thống máy tính hiện đại,sử dụng phần mềm Kế toán giúp sử lý công việc nhanh gọn nhất, hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình hạch toán. Việc áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC thay thế cho QĐ 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc hạch toán kế toán. 3.1.2 Nhược Điểm. - Thứ nhất: Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây không trích trước chi phí sửa chữa lớn, khi sửa chữa lớn thực tế phát sinh, thì hạch toán luôn vào chi phí trong tháng đó. Nợ TK: 627 Có TK có liên quan TK 111, 112, 331.. Việc hạch toán trực tiếp như trên sẽ đẩy chi phí sản xuất trong tháng đó tăng lên. Do đó sẽ không đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ. -Thứ hai: Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn không trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch ,mà khi có sự ngừng sản xuất.Thì chi phí phát sinh vẫn hạch toán luôn vào chi phí trong tháng đó . Nợ TK 622 Có TK 334, 338 Điều đó cũng sẽ làm cho chi phí sản xuất trong tháng đó tăng so với số lượng sản phẩm sản xuất ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm trong kỳ. -Thứ 3: Khi chi tiền thưởng, Công ty không hạch toán qua tài khoản 334, kế toán gặp khó khăn khi kiểm tra và tính thu nhập chịu thuế của các cá nhân có thu nhập cao. 3.2 Những kiến nghị đề xuất. *Thứ nhất: Công ty cần phải trích trước chi phí sửa chữa lớn, việc xác định mức trích chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh vào năm trước.. Hàng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn : Nợ TK 627 Có TK 335 Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 2413 Có TK liên quan: 111, 112, 331, 152, 152 Khi quyết toán chi phí sửa chữa lớn : Nợ TK 335 Có 2413 Cuối kỳ nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì: Nợ TK 627 Có TK 335 *Thứ hai: Việc trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất cũng là để nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ khi có sự ngừng sản xuất đột xuất hoặc có kế hoạch Việc trích trước căn cứ vào tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch, nghỉ đối xuất của những kỳ trước mà xác định tỷ lệ trích cho phù hợp. Ta có công thức sau: Mức trích trước tiền lương của lao động trực tiếp theo kế hoạch = Tiền lương chính trả cho người lao động trực tiếp trong kỳ x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước = Tiền lương nghỉ phép, ngừng sản xuất theo kế hoạch năm của lao động trực tiếp Tổng số lao động chính kế hoạch năm của lao động trực tiếp Hàng tháng khi trích trước : Nợ TK 622 Có TK 335 Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất có kế hoạch: Nợ TK 335 Có TK 334 *Thứ ba: Để tạo điều kiện cho công tác quyết toán thuế, Công ty khi chi thưởng cho CNV hạch toán vào tài khoản 334 như sau: Xác định khoản tiền thưởng phải trả: Nợ TK 431 Có TK 334 Và khi chi tiền, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây,đã giúp em có những kiến thức thực tế về công tác Kế toán cũng như tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.Đã giúp em đã nhận thức được công việc trong tương lai của mình, cũng như tính hữu dụng của chuyên nghành Kế toán. Thời gian thực tập tuy không nhiều,nhưng lại là phần quan trọng trong quá trình học tập.Bài báo cáo ở trên là sự tìm hiểu và áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tế chính vì vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô trong Khoa Kế toán,để bài viết của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Sức và các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán của Công ty Xi măng Tiên Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. PHỤ LỤC *Phụ Lục I: Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tuyệt đối % Tổng doanh thu 85.254 105.376 20.122 23,6 Tổng chi 78.131 95.097 16.966 21,7 Nộp ngân sách Nhà nước 5.640 5.896 256 4,5 Thu nhập bq đầu người/tháng 535 2.450 530 2.780 330 13.5 Nộp BHXH 1.380 1.654 274 19.9 Giá trị TSCĐ bình quân 16.644 14.645 (- 1.999) (-12) Vốn chủ sở hữu 31.488 42.138 10.650 33.8 Tổng lợi nhuận trước thuế 7.123 10.278 3.155 44.3 Lợi nhuận sau thuế 7.123 8.745 1.622 22.8 Bảng 2: Sản lương xi măng PCB 30 tiêu thụ §¬n vÞ tÝnh:TÊn TT Lo¹i s¶n phÈm Đơn vị tính N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 1 Xi m¨ng PCB 30 Tấn 153.675 154.000 160.000 202.000 205.000 ( Sè liÖu trªn ®­îc phßng KH-VT cung cÊp ) *Phụ Lục II:Sơ ®å quy tr×nh c«ng nghÖ s¶n xuÊt xi m¨ng PC30 Th¹ch cao §¸ mì, xØ xèp Th¸i Nguyªn, phô gia §¸ v«i, ®¸ m¹t, phô gia, kho¸ng ho¸ Than, ®Êt sÐt, quÆng s¾t, c¸t non Si l« 1,2 Si l« 3,4,5 HÖ thèng c©n b»ng ®Þnh l­îng NghiÒn liÖu 1+2 Ph©n ly 1+2 Si l« 6, 7, 8 Trén nhá 1+2 Vª viªn 1+2 Nung 1+2 §Ëp n¹p Si l« 9, 10, 11 Si l« 12, 13 HÖ thèng c©n b¨ng ®Þnh l­îng 3 + 4 Ph©n ly 3+4 Si l« 14, 15, 16 §ãng bao NhËp kho §¸ v«i, ®¸ m¹t, phô gia, kho¸ng ho¸ Than, ®Êt sÐt, quÆng s¾t, c¸t non Si l« 1,2 Si l« 3,4,5 HÖ thèng c©n b¨ng ®Þnh l­îng NghiÒn liÖu 1+2 Ph©n ly 1+2 Si l« 6, 7, 8 §Ëp SÊy M¸y hót bôi M¸y hót bôi M¸y hót bôi *Phụ Lục III: M« h×nh c¬ cÊu bé m¸y qu¶n lý c«ng ty. Gi¸m ®èc Phô tr¸ch chung Ban ISO Phßng KTCN Phßng KTC§ Phßng TVTK Ph©n x­ëng c¬ ®iÖn Ph©n x­ëng lß nung Ph©n x­ëng khai th¸c ®¸ Ph©n x­ëng thµnh phÈm Phßng VT-VT Ph©n x­ëng liÖu Phßng KH §§ Phßng TCHC Phã gi¸m ®èc kü thuËt Phã gi¸m ®èc S¶n xuÊt §¹i héi ®ång cæ ®«ng Héi ®ång Qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t *Phụ Lục IV: S¬ ®å bé m¸y kÕ to¸n cña c«ng ty KÕ to¸n tr­ëng (kiªm kÕ to¸n TSC§) KÕ to¸n phã (Kiªm kÕ to¸n thanh to¸n vµ ng©n hµng) KÕ to¸n tiÒn l­¬ng tiªu thô KÕ to¸n vËt t­ BHXH KÕ to¸n tæng hîp gi¸ thµnh Thñ quü *Phụ lục V: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ *Phụ Lục VI: PHIẾU CHI Sè:02-TT Ngµy 20/04/2008 Nî TK 642 Cã Tk 111 Hä vµ tªn ng­êi nhËn : NguyÔn V¨n An §Þa chØ : công ty TNHH Hòa Phát Lý do chi : thanh toán tiền mua phụ tùng Sè tiÒn : 15.000.000® ViÕt b»ng ch÷ : Mười l¨m triÖu ®ång ch½n . Thñ tr­ëng ®¬n vÞ KÕ to¸n tr­ëng Ng­êi lËp phiÕu ( Ký, hä tªn ) ( Ký, hä tªn ) ( Ký, hä tªn ) §· nhËn ®ñ sè tiÒn : Mét triÖu hai tr¨m ®ång ch½n./ KÌm theo : 01 chøng tõ gèc Ngµy15 th¸ng 05 n¨m 2008 Thñ quü Ng­êi nhËn tiÒn ( ký, hä tªn ) ( ký, hä tªn ) *Phụ Lục VII: PHIÕU THU Sè:01- TT Ngµy 13/02/2008 Nî TK 111 Cã Tk 112 Hä vµ tªn ng­êi nhËn : NguyÔn Thu Lan §Þa chØ : C«ngTycæ phÇn xi m¨ng TiªnS¬n HµT©y Lý do thu : Rót tiÒn ng©n hµng nhËp quü. Sè tiÒn :300.000.000® ViÕt b»ng ch÷ : Ba trăm triÖu ch½n./ KÌm theo : 01 chøng tõ gèc Ngµy 20 th¸ng 03 n¨m 2008 Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, hä tªn ) KÕ to¸n tr­ëng (Ký, hä tªn ) Ng­êi lËp phiÕu (Ký, hä tªn ) Ng­êi nép (Ký, hä tªn ) Thñ quü (Ký, hä tªn ) Tµi liÖu tham kh¶o KÕ to¸n doanh nghiÖp tr­êng ®¹i häc Kinh Doanh vµ C«ng NghÖ Hµ Néi KÕ to¸n tµi chính cña tr­êng ®¹i häc Tµi ChÝnh Lý thuyÕt thùc hµnh KÕ to¸n tµi chÝnh Trang web: danketoan.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26162.doc
Tài liệu liên quan