Do đặc tớnh của sản phẩm cũng như quỏ trỡnh sản xuất sản phẩm quy định, khả năng về trang thiết bị cụng nghệ là nhừn tố tin cậy cho việc thực hiện những giải phỏp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu xừy dựng.
Nếu như cỏc điều kiện về kỹ thuật của cụng trỡnh khụng được thoả mún, chủ đầu tư sẽ khụng đỏnh giỏ được tiờu chuẩn khỏc, dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Vỡ vậy, cỏc doanh nghiệp xừy dựng luụn chỳ trọng tới việc mở rộng quy mụ đầu tư thiết bị cả về số lượng, chất lượng, chủng loại để cỳ thể thi cụng cỏc gỳi thầu xừy dựng cơ sơ sở hạ tầng đũi hỏi yờu cầu kỹ thuật cao. Điều này tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu, nừng cao giỏ trị sản lượng và doanh thu xừy lắp.
Yếu tố quan trọng quyết định đến ưu thế của thiết bị, cụng nghệ thi cụng phải được kết hợp bởi hai đặc trưng sau:
- Thứ nhất: Số lượng trang thiết bị hiện cỳ (định lượng)
- Thứ hai: Tớnh đồng bộ, tớnh hiện đại (định tớnh)
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty công trình giao thông 124, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu
Công ty công trình giao thông 124
I - Tổng quan về Công ty công trình giao thông 124.
1. Giới thiệu về Công ty.
Thông tin chung
Tên giao dịch bằng tiếng Việt:
công ty công trình giao thông 124
Tên giao dịch quốc tế:
transport construction company no124
Trụ sở chính: KM12+500 Quốc lộ 1A, Ngũ hiệp-Thanh trì-Hà nội
Tel: 04-8.611147 Fax:04-8.612370
2. Sự hình thành và phát triển.
Công ty công trình giao thông 124 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I - Bộ giao thông vận tải, có pháp nhân hành nghề xây dựng trên toàn quốc.
Tiền thân của Công ty là công trường 74 Việt nam - Cuba. Năm 1974, Công ty được thành lập và lấy tên là “Công ty công trình giao thông 124”.
Trong những ngày mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty công trình giao thông 124 nói riêng gặp rất nhiêù khó khăn, một mặt Công ty vừa phải tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường, mặt khác Công ty còn phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực mạnh.
Một trong những mục tiêu hoạt động của Công ty là tranh thủ năm bắt công nghệ thi công tiên tiến, tiếp cận phương pháp quản lý của các nước phát triển, đồng thời tạo vị thế của mình trong làng tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng trong nước và khu vực. Để làm được điều đó, Công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân lành nghề, liên doanh với các Công ty trong nước và nước ngoài để tạo vị thế và học hỏi cung cách quản lý, kinh nghiệm trong sản xuất.
Xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường bộ là ngành mũi nhọn của Công ty công trình giao thông 124. Từ năm 1996, công ty đã tham gia thi công những dự án lớn với quy trình, công nghệ theo tiêu chuẩn Quốc tế, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty được tiếp cận, làm quen và trở nên thuần thục với công nghệ xây dựng đường theo quy trình ASSHTO (Quy trình công nghệ làm đường của Mỹ), các luật lệ quốc tế từ công tác chuẩn bị đầu tư đến đấu thầu và các điều kiện hợp đồng Quốc tế. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn, chất lượng cao như: đường Bắc Thăng long - Nội bài, quốc lộ 183, đường 1A Pháp vân - Mai động, đường Hồ chí Minh - Hà tĩnh, đường Hồ chí Minh - Kontum,...
3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
- Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng.
- Khảo sát xây dựng.
-Thí nghiệm, kiểm tra, cung cấp các thông số kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và kiểm định đánh giá chất lượng công trình.
- Thiết kế, thẩm định thiết kế kỹ thuật.
- Thẩm định dự án và thiết kế các công trình thuộc dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Kiểm tra chất lượng công trình.
- Quản lý dự án.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn, xây dựng các công trình.
Xác định đánh giá sự cố công trình.
4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty.
giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kinh doanh
Kế toán trưởng
Phó giám đốc nội chính
Phó giám đốc kí thuật
Phòng kế toán
Phòng nhân chính
Đội khảo sát địa chất
Đội khảo sát địa chất
Phòng thiết kế 2
Phòng thiết kế 1
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.
- Các phó giám đốc: gồm 3 người giúp việc cho giám đốc phụ trách các hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc được giao. Nhưng Giám đốc vẫn chịu trách nhiệm chính.
- Phòng kinh doanh: gồm 9 người, trong đó có 7 người tốt nghiệp Đại học.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao, nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Phòng kế toán: gồm 7 người, trong đó có 5 người đã tốt nghiệp Đại học.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty theo tháng, quí, năm lập bsó cáo tài chính của năm để từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đó đạt kết quả gì.
- Phòng nhân chính: gồm 6 người, trong đó có 2 người đã tốt nghiệp Đại học.
Phòng nhân chính: có nhiệm vụ tuyển chọn đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ và sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp.
- Phòng thiết kế 1: gồm 16 người, cả 6 người đều tốt nghiệp Đại học.
- Phòng thiết kế 2: gồm 16 người, trong đó có 14 người đã tốt nghiệp Đại học.
Phòng thiết kế có nhiệm vụ vẽ, và lập dự toán các công trình
- Đội khảo sát địa chất: gồm 20 người, trong đó có 4 người đã tôt nghiệp Đại học.
- Đội khảo sát địa hình: gồm 20 người, trong đó có 5 người đã tốt nghiệp Đại học.
Đội khảo sát địa hình có nhiệm vụ xuống thực tế hiện trường đo đạc, lấy mẫu… và chuyển về phòng thiết kế.
Đây là mô hình quản lý chức năng chuyên môn, mô hình tổ chức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty công trình giao thông 124 nói riêng. Tuy nhiên nó đã bộc lộ những mặt hạn chế:
- Thứ nhất, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa đồng bộ. Đặc biệt, khi có những dự án lớn phải tập trung nhiều cán bộ làm hồ sơ thầu và các việc khác liên quan đến công tác đấu thầu, Công ty thường bị động trong việc huy động cán bộ từ các bộ phận. Nguyên nhân là do mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng của nó, với các mục tiêu riêng cần phải đạt, chứ không hướng tới giải quyết vấn đề chung.
- Thứ hai, nhiều cán bộ công nhân viên không được đánh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình xây dựng hồ sơ thầu. Do đó, nhân viên các phòng ban chưa ý thức được trách nhiệm của mình với hiệu quả công tác đấu thầu.
II- Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình SX-KD của
công ty.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu 01: Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong mấy năm qua
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Tổng doanh thu
3.041
3.120
5.117
2. Lợi nhuận trước thuế
241
247
405
3. Thuế TNDN
60
62
102
4. Tổng số lao động (người)
125
97
107
5. Thu nhập TB/người (đồng)
1.300.000
1.320.000
1.800.000
Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều tăng. Để đánh giá tốc độ tăng của chi tiêu giá trị sản lượng và doanh thu ta xét bảng dưới đây:
Biểu 02: So sánh mức tăng của doanh thu
qua các năm (từ 2000 đến 2002)
Chỉ tiêu
Doanh thu
TT
So sánh các năm
Tuyệt đối
(Tr. đồng)
Tương đối
(%)
3
2001 so với 2000
79
2
4
2002 so với 2001
1997
64
Bảng so sánh cho thấy, xét theo giá trị tuyệt đối và tương đối giảm vào năm 2000, đến năm 2002 lại tăng nhanh. Sở dĩ doanh thu năm 2000 giảm là do:
- Công việc mỗi ngày một khó khăn công việc Công ty nhận qua tổng thầu giảm hơn trước là 17.27%, Công ty đã tìm kiếm thêm công việc ở ngoài có tăng 9.3% song lượng tăng này cũng không đảm bảo cho tổng doanh thu giữ nguyên.
- Sự cạnh tranh của các Công ty khác cũng rất mạnh do đó gây khó khăn rất nhiều trong việc ký kết các hợp đồng lớn. Công ty chủ yếu ký các hợp đồng nhỏ và ở các tỉnh ngoài là chủ yếu.
Từ việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có thể thấy được sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm. Sự tăng trưởng này tạo ra sự lành mạnh về tài chính để có thể tham gia và thực hiện các công trình quy mô lớn. Dù vậy, Công ty cần chú trọng đến các biện pháp thu hồi công nợ, tránh tình trạng nghiệm thu sản phẩm dồn vào những tháng cuối năm.
2- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty công
trình giao thông 124.
A- Những nhân tố bên ngoài.
1- Vai trò của Chính phủ.
Hiện nay, thị trường xây dựng vận động dựa trên các Nghị định, văn bản, quy chế...,ảnh hưởng rất lớn đến tầm hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng cụ thể:
- Quy chế đấu thầu trong nước và quốc tế còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp thi nhau hạ giá để thắng thầu, điều này có thể mang lại cho Nhà nước hiệu quả tiết kiệm vốn đầu tư, nhưng nó sẽ để lại hậu quả lâu dài về mặt kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp có thể đẫn đến việc thua lỗ, khả năng phá sản, thu thập người lao động thấp, tiêu cực xã hội, ảnh hưởng môi trường sinh thái...
- Các quy chế, chính sách về tài chính chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn ưu đãi cho vay và các thủ tục giải ngân còn phức tạp...
- Ngoài ra, các chương trình về thành lập tập đoàn xây dựng, phát huy vai trò hiệp hội xây dựng, hiệp hội nhà thầu cũng chưa phát huy được bao nhiêu, trong khi nhu cầu ở nước ta hiện nay, vấn đề này rất cần thiết nhằm tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là những dự án đấu thầu quốc tế.
2- Các đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường xây dựng việc tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh có nội lực lớn sẽ gây nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc phát triển thị phần của mình.
Đặc biệt lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tâng là một trong lĩnh vực rất năng động, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà thầu. Vì vậy, lĩnh vực này ngày càng thu hút nhiều công ty xây dựng, đồng thời tạo ra một thị trường lớn mạnh.
Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm:
* Đối thủ cạnh tranh hiện có:
Thuộc nhóm này là các doanh nghiệp xây dựng trong nước, như Công ty tư vấn xây dựng giao thông 1, công ty CTGT 246…những công ty này tạo ra một sự cạnh tranh rất quyết liệt và phức tạp trên thị truờng xây dựng mà cụ thể là trong đấu thầu xây dựng. Điều này được phản ánh qua chỉ tiêu giá trị sản lượng thực hiện của các Công ty, cụ thể như sau:
Bảng 05: Giá trị sản lượng thực hiện của
các công ty giai đoạn 2000 - 2002
Đơn vị: tr. đồng
TT
Tổng công ty
2000
2001
2002
Giá trị
Giá trị
Mức tăng
Giá trị
Mức tăng
1
Công ty CTGT 124
2.872
3.011
4,8%
3401
12,9%
2
Công ty TVXDGT 1
3.203
3.302
3,1%
3.581
8,4%
3
Công ty CTGT 246
2.098
2.300
4,6%
2.569
11,7%
Các công ty trên đều là những công ty có truyền thống và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, khả năng cạnh tranh là tương đương nhau. Công ty TVXDGT 1 giá trị sản lượng thực hiện hàng năm cao nhất. Nhưng mức tăng lại đạt thấp nhất, đứng đầu về chỉ tiêu này là Công ty công trình giao thông 124. Sự tăng trưởng về giá trị sản lượng của ba công ty này
Biểu đồ 01: Giá trị sản lượng thực hiện của các công ty
* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Trên thực tế tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có tham vọng thâm nhập vào thị trường xây dựng. Những đối thủ này có thể phân thành 2 nhóm chính:
Thâm nhập mới của các công ty nước ngoài
Thâm nhập mới của các công ty địa phương
- Liên quan đến loại thâm nhập thứ nhất, những công ty này có ý định “mở cửa” thị trường bằng cách: Đặt các văn phòng đại diện tại Việt Nam; Có xu hướng hợp tác với các đối tác phía Việt Nam. Đề nghị hợp tác được chấp nhận bởi họ có ưu thế về tài chính và công nghệ hiện đại. Từ đó, họ tiến tới hình thành các công ty liên doanh xây dựng.
- Liên quan đến loại thâm nhập thứ hai, những công ty này có ảnh hưởng rất lớn trong đấu thầu xây dựng tại thị trường các địa phương bởi các công trình của địa phương thường quy mô nhỏ, Công ty công trình giao thông 124 cũng như các công ty xây dựng khác ít quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ thường xuyên với chính quyền địa phương, bỏ ngỏ thị trường này và thiếu thông tin cần thiết. Do đó, không có các chính sách, chiến lược phù hợp để ngăn cản những đối thủ này.
- Những công ty địa phương am hiểu rất tường tận phong tục tập quán, nắm rất chắc về sự biến động giá cả vật liệu trong khu vực và có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, họ được sự ủng hộ rất lớn của chính quyền địa phương trong việc tham gia đấu thầu xây dựng các dự án thuộc khu vực này.
3. Những khách hàng
Như đã được đề cập đến trong phần chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính, khách hàng của Công ty công trình giao thông 124 là những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Công ty công trình giao thông 124 là một doanh nghiệp nhà nước nên có những ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (so với các công ty nước ngoài). Nhưng quan trọng hơn cả là việc hoàn thành xuất sắc những công trình trọng điểm của Nhà nước. Nhờ vậy, Công ty công trình giao thông 124 đã tạo uy tín và gây được sự chú ý của Nhà nước và các Ban ngành.
4. Các nhà cung cấp
Chi phí trực tiếp của công trình thi công gồm chi phí vật liệu, máy và nhân công. Trong đó chi phí vật liệu và máy chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh đấu thầu của Công ty công trình giao thông 124. Các nhà cung cấp chủ yếu gồm:
- Nhà cung cấp tài chính:
Do khối lượng vốn đầu tư lớn, hầu hết các dự án khi thi công xong đều không được quyết toán dứt điểm, thường xuyên chậm trễ, bị giữ tỷ lệ bảo hành công trình. Công ty công trình giao thông 124 mà các công ty xây dựng khác đều phải nợ (chiếm dụng) cả vốn lưu động và vốn cố định. Do đó, những nhà cho thuê vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời họ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự cạnh tranh đấu thầu của Công ty.
Nhờ vào các mối quan hệ thường xuyên lâu dài, hiện nay Công ty công trình giao thông 124 đã có những nhà cho vay vốn lớn, có thể đảm bảo tài chính kịp thời khi cần thiết. Những nhà cho vay vốn chính của Công ty bao gồm:
- Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Ngân hàng Công thương Việt Nam...
Đây là những nhà cung cấp tài chính quen thuộc của Công ty công trình giao thông 124, và Công ty công trình giao thông 124 có thể khẳng định rằng sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có ưu thế khi tham gia cạnh tranh đấu thầu.
* Nhà cung cấp vật tư:
Trong tổng số giá trị sản lượng thực hiện của Công ty công trình giao thông 124, giá trị sản lượng trong xây dựng cơ bản chiếm từ 89% đến 93%, chủ yếu là các công trình thi công đường bộ, cầu cống (thuộc về hệ thống giao thông). Vật liệu chủ yếu bao gồm đá các loại, nhựa đường, cát, thép, xi măng..., đều là vật liệu truyền thống, nên Công ty công trình giao thông 124 đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, thường xuyên đối với nhiều nhà cung cấp.
Với những loại vật liệu trên, riêng nhựa đường hầu như là phải nhập, giá cả thường xuyên biến động do ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực. Đứng trước vấn đề này, khi xây dựng giá, Công ty công trình giao thông 124 cần phải tính đến các yếu tố rủi ro và có chiến lược giá phù hợp.
B- Những nhân tố bên trong
1. Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý doanh nghiệp
* Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty xây dựng. Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên quan tới việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nó tác động đến tiến độ, biện pháp thi công, chất lượng công trình... Bảng số liệu dưới đây thể hiện cơ cấu lao động của Công ty công trình giao thông 124.
Biểu 06: Danh sách cán bộ quản lý, kỹ thuật của Công ty
phân theo trình độ, ngành nghề
TT
Ngành nghề
trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
1
Cầu đường
13
2
Đường sắt
1
3
Cơ khí
1
4
Cầu cảng
1
5
Xây dựng
1
6
Trắc địa
3
1
1
7
Địa chất
4
8
Kinh tế + luật
2
Biểu 07: Danh sách cán bộ của Công ty
phân theo chức vụ
Chức vụ
Tổng
Giới
Tuổi đời
số
Nam
nữ
< 30
30 - 50
> 50
1. Giám đốc
1
1
1
2. Phó giám đốc
3
2
1
3
3. Kế toán trưởng
1
1
1
4. Trưởng phòng
2
1
1
1
1
5. Phó phòng
1
1
1
6. Quản đốc
2
2
2
7. Phó quản đốc
2
2
2
8. Đội trưởng
1
1
1
9. Đội phó
2
2
1
1
10. trợ lý giám đốc
1
1
1
Biểu 08: Sự biến động về lao động của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
Tổng số
78
93
107
Đại học + Cao đẳng
53
58
68
Trung học
7
6
10
Công nhân
11
21
29
Qua các bảng số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động quản lý tương đối lớn, trình độ cao (100% cán bộ quản lý đều có trình độ đại học).
Tuổi đời cán bộ quản lý chủ yếu từ 30 - 50 tuổi, cán bộ lãnh đạo chủ yếu là nam giới. Đây là điều thuận lợi cho Công ty, bởi đội ngũ lao động này hầu hết có kinh nghiệm và sự năng động.
Bảng 9: Bảng tổng hợp về trình độ nguồn nhân lực của Công ty công trình giao thông 124 và một số đối thủ cạnh tranh năm 2001
TT
Doanh nghiệp
Tổng
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
số
S.lượng
Tỷ lệ
S.lượng
Tỷ lệ
1
Công ty CTGT 124
107
68
63,5%
10
9,3%
2
Công ty TVXDGT1
201
72
35,8%
18
9%
3
Công ty CTGT 246
242
88
36,4%
25
10,3%
Tỷ lệ trình độ đại học, cao đẳng của Công ty công trình giao thông 124 cao nhất so với Công ty TVXDGT 1 (35,8%), công ty CTGT 246 (36,5%).
Lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc lập hồ sơ thầu cũng như trong quá trình thi công các dự án. Vì vậy, Công ty công trình giao thông 124 cần phải xây dựng chiến lược kế hoạch hoá nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tính chủ động. Từ đó sẽ có khả năng chiếm ưu thế cạnh tranh trong mọi dự án.
* Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Từ sơ đồ tổ chức của Công ty cho thấy: Đây là mô hình quản lý chức năng chuyên môn, mô hình tổ chức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và của Công ty công trình giao thông 124 nói riêng. Tuy nhiên, nó đã bộc lộ những mặt hạn chế:
- Thứ nhất, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa đồng bộ, nhất là kết hợp với phòng Thông tin thị trường để làm công tác đấu thầu. Đặc biệt, khi có những dự án lớn phải tập trung nhiều cán bộ làm hồ sơ thầu và các việc khác liên quan đến công tác đấu thầu, Công ty thường bị động trong việc huy động cán bộ từ các bộ phận. Nguyên nhân là do mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng của nó, với các mục tiêu riêng cần phải đạt, chứ không hướng tới giải quyết vấn đề chung.
- Thứ hai, nhiều cán bộ nhân viên không được đánh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình xây dựng hồ sơ thầu. Do đó, nhân viên các phòng ban chưa ý thức được trách nhiệm của mình với hiệu quả công tác đấu thầu, có tư tưởng coi đó là trách nhiệm của phòng kinh doanh.
Những hạn chế trên làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu, khả năng cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
2. Khả năng tài chính
Năng lực tài chính có ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết đoán về kỹ thuật, khả năng tự chủ về tài chính, sách lược cạnh tranh trong đấu thầu.
Để đánh giá năng lực tài chính của Công ty công trình giao thông 124 trên thị trường cạnh tranh, có thể so sánh thực trạng nguồn vốn với một số đối thủ như Công ty TVXDGT 1, Công ty CTGT 246.
Biểu 10: Năng lực tài chính năm 2000 của
Công ty công trình giao thông 124 so với một số đối thủ cạnh tranh
Đơn vị: tr đồng
TT
Chỉ tiêu
TVXDTL
TVXDGT1
CTGT 246
1
Tổng nguồn vốn
4.547
5.882
4.401
2
Vốn chủ sở hữu
1.298
1.566
1.028
3
Tổng nợ
3.249
4.100
3.022
4
Hệ số vay nợ
0,71
0,70
0,68%
Xét về quy mô, năng lực tài chính của Công ty công trình giao thông 124 là tương đối lớn, tổng số nợ cao hơn. Trong khi đó hệ số vay nợ của Công ty công trình giao thông 124 là 0,71; Công ty TVXDGT1 là 0,7; Công ty CTGT 246 là 0,68. Điều này chứng tỏ rằng, Công ty công trình giao thông 124 có khả năng hơn cả trong việc đáp ứng vốn cho các công trình thi công, và rất có uy tín đối với các nhà cung cấp tài chính.
Đây mới chỉ là sự đánh giá trên thị trường cạnh tranh, để đánh giá thực chất năng lực tài chính của Công ty công trình giao thông 124, cần phân tích các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tổng số vốn kinh doanh của Công ty công trình giao thông 124 tính đến 31/12/2000 là 4.547.975.791 đồng, trong đó:
- Vốn cố định : 1.308.184.691đồng, chiếm 28.76% trong tổng vốn.
- Vốn lưu động : 3.239.791.100 đồng, chiếm 71.23% trong tổng vốn.
Số vốn này được hình thành từ 2 nguồn cơ bản :
- Vốn chủ sở hữu : 1.298.648.170 đồng, chiếm 28.55% trong tổng vốn
- Nợ phải trả : 3.249.327.621 đồng, chiếm 71.45% trong tổng vốn.
Để có thể phân tích chi tiết tình hình tổ chức nguồn vốn của Công ty công trình giao thông 124, ta xem xét biểu số liệu dưới đây.
Biểu 11: Tình tổ chức nguồn vốn của Công ty năm 2000
Đơn vị tính: tr đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng trong tổng số vốn (%)
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh
4.547
100
1. Theo nguồn hình thành
1.1. Nợ phải trả
3.249
71,45
- Nợ ngắn hạn
2.994
65,85
- Nợ dài hạn
254
5,59
1.2. Vốn chủ sở hữu
1.298
28,55
2. Theo thời gian huy động
2.1. Vốn thường xuyên
1.553
34,15
2.2. Vốn tạm thời
2.994
65,85
Căn cứ vào số liệu ở Biểu 11 ta thấy, kết cấu nguồn vốn của Công ty công trình giao thông 124 như trên thể hiện tình hình tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự ổn định, cụ thể:
Nợ phải trả của Công ty chiếm 71.45% trong tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ quá lớn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28.55% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Như vậy cứ 1 đồng vốn hiện nay Công ty đang sử dụng có 0.7175 đồng vay nợ, còn 0.2885 đồng là vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ hệ số nợ của Công ty là cao và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nếu nhìn từ góc độ tài chính ta thấy Công ty bắt đầu gặp khó khăn trong vấn đề tài chính ở chỗ vốn chủ sở hữu của Công ty đảm bảo rất thấp cho khả năng thanh toán nợ của Công ty, và các khoản nợ là các khoản nợ ngắn hạn, tiền vốn này chỉ mang tính tạm thời.
3. Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Do đặc tính của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm quy định, khả năng về trang thiết bị công nghệ là nhân tố tin cậy cho việc thực hiện những giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu xây dựng.
Nếu như các điều kiện về kỹ thuật của công trình không được thoả mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn khác, dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng luôn chú trọng tới việc mở rộng quy mô đầu tư thiết bị cả về số lượng, chất lượng, chủng loại để có thể thi công các gói thầu xây dựng cơ sơ sở hạ tầng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Điều này tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu, nâng cao giá trị sản lượng và doanh thu xây lắp...
Yếu tố quan trọng quyết định đến ưu thế của thiết bị, công nghệ thi công phải được kết hợp bởi hai đặc trưng sau:
- Thứ nhất: Số lượng trang thiết bị hiện có (định lượng)
- Thứ hai: Tính đồng bộ, tính hiện đại (định tính)
Biểu 12: Thiết bị phục vụ cho hoạt động tư vấn xây dựng của Công ty
TT
Tên mã hiệu thiết bị
Số Lượng
Tình trạng hoạt động
I
Thiết bị đo đạc
1
Máy kinh vĩ Geodimeter
02
Tốt
2
Máy kinh vĩ Sokia DT 5
02
Tốt
3
Máy kinh vĩ Theo-020
01
Tốt
4
Máy kinh vĩ 2T2KT
01
Tốt
5
Máy kinh vĩ Set 2C và tương đương
04
Tốt
6
Máy thuỷ chuẩn Nak - 2
02
Tốt
7
Máy đo xa Redmini
02
Tốt
8
Máy đo sau E4300
02
Tốt
9
Máy thuỷ bình Al240 - Pentax8
01
Tốt
10
Máy thuỷ bình tự động C130
01
Tốt
11
Máy thuỷ chuẩn CR
02
Tốt
12
Máy toàn đạc TC 702 - Thuỵ sỹ
03
Tốt
II
Thiết bị khoan địa chất
1
Máy khoan XY - 100
05
Tốt
2
Thiết bị thí nghiệm đất, đá, nước
01 bộ
Tốt
III
Thiết bị tin học
1
PC 486
14
Tốt
2
PC 586
32
Tốt
3
PC 686
30
Tốt
4
PC Pentium III - IV
01
Tốt
5
Máy xách tay Tosiba - Japan
01
Tốt
6
Máy chiếu Projector Eiki - Japan
01
Tốt
7
Máy chủ CMS Salomon Pentium III
02
Tốt
8
Phần mền RM2000 - TDV
02
Tốt
9
Máy in A0 Calcomptecjne
02
Tốt
10
Máy in A1
02
Tốt
11
Máy in LQ - 1170
02
Tốt
12
Máy in Laser A3, A4
06
Tốt
IV
Thiết bị in ấn
1
Máy photo copy A3, A4 2732 Z
02
Tốt
2
Máy photo A0
01
Tốt
V
Phương tiện đi lại
1
Ôtô 4 chỗ ngồi TYOTA
02
Tốt
2
Xe ôtô 6 chỗ Mekông
02
Tốt
3
Xe đại xa 5,5 tấn
02
Tốt
4
Ôtô Misubishi Pajero
01
Tốt
5
Xe bán tải Mazda B2200
01
Tốt
Nhìn chung trang thiết bị hiện có của Công ty công trình giao thông 124 tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ chủng loại. Căn cứ vào tuổi thọ cũng như nước sản xuất có thể thấy dàn máy móc thiết bị khá hiện đại, đồng bộ, phù hợp với công nghệ tiên tiến. Đây cùng là lợi thế của Công ty công trình giao thông 124 trong việc tham gia các dự án đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Bảng 13: So sánh tỷ trọng thiết bị đồng bộ, hiện đại
giữa Cty CTGT 124 với Cty TVXDGT 1
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Doanh nghiệp
CTGT 124
TVXDGT 1
1
Giá trị thiết bị đồng bộ, hiện đại
479
592
2
Tổng giá trị tài sản
2.522
3.701
3
Tỷ trọng thiết bị đồng bộ, hiện đại
19%
16%
Tuy nhiên, số lượng trang thiết bị cũ, hư hỏng của Công ty công trình giao thông 124 không thể sửa chữa được chiếm 9,6% trong tổng số thiết bị, đã làm ứ đọng một lượng vốn đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn cho công trình, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu. Do đó Công ty cần phải có biện pháp giải quyết ngay (cho thanh lý).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC963.doc