Trải qua 23 năm hoạt động, công ty CPCTGT 2 Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn cần được khắc phục. Trong năm 2005 công ty thực hiện chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. sang năm 2007 này khi mà Việt Nam gia nhập WTO các thách thức sẽ càng tăng lên và công ty cần nỗ lực đổi mới hơn nữa để khẳng định mình trên con đường hội nhập, nhất là việc định hướng doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty công trình giao thông 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trải qua 23 năm hoạt động trên lĩnh vực quản lý, xây dựng . Hàng năm công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch - nhiệm vụ được giao, giữ gìn đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên các tuyến đường công ty được giao quản lý . Đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng Ba(1993) và huân chương lao động hạng nhì (2003) góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành giao thông công chính cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Hiện nay công ty đã đầu tư trang thiết bị thi công, và tuyển dụng được lực lượng kĩ sư, cán bộ kĩ thuật năng động, và quản lý tổ chức và đội ngũ công nhân kĩ thuật giỏi nghề, thạo việc, tạo đà chủ động cho công ty khẳng định thế đứng trên thương trường, bằng chất lượng và tiến độ thi công, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật đòi hỏi khắt khe, áp dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Với các cố gắng đó công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội đã hoàn thành nhiều công trình lớn cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như quảng trường Mỹ Đình, đuờng Lê Đức Thọ, đường Nguyễn Chí Thanh, Đường nội bộ khu công nghiệp Bắc Thăng Long…….
Phần 1 Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp
1.1.Giới thiệu chung về công ty.
Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội là đơn vị chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước “Công ty công trình giao thông 2 Hà Nội” theo quyết định số 2790/QĐ-UB ngày 11/5/2005 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần công trình giao thông 2 có trụ sở tại số 125 đường Nguyễn Huy Tưởng - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Hoan Dư - Kỹ sư đường bộ.
Phó giám đốc công ty: Ông Nguyễn Vũ Ánh - Kỹ sư cầu đường.
Phó giám đốc công ty: Ông Nguyễn Trung Thành – Kỹ sư máy xây dựng.
Email: ctycophanctgt2hanoi @fpt.vn.
*Các chi nhánh công ty, đội trực thuộc.
Chi nhánh công ty CP CTGT 2 Hà Nội – Xí nghiệp cầu đường số 21, điện thoại (04)6.884.955
Địa chỉ: Km8, Xã Tân Triều - Huyện Thanh Trì –Hà Nội.
2.Chi nhánh công ty CP CTGT 2 Hà Nội – Xí nghiệp cầu đường số 22, điện thoại:
(04)8.391.071.
Địa chỉ: Km17, đường 70 – Xã Tây Mỗ - Huyện Từ Liêm – Hà Nội.
3.Chi nhánh công ty CP CTGT 2 Hà Nội – Xí nghiệp cầu đường số 23, điện thoại: (04)5.580.394.
Địa chỉ: Số 125 - Đường Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
4. Chi nhánh công ty CP CTGT 2 Hà Nội –Xí nghiệp thi công cơ giới, điện thoại: (04) 8.586.489.
Địa chỉ: Số 125 - Đường Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
5.Chi nhánh công ty CP CTGT 2 Hà Nội – Xí nghiệp XDGT – Đô Thị, điện thoại: (04)5.582.842.
Địa chỉ: Số 125 - Đường Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
6. Đội xây lắp , điện thoại: (04)5.582.734.
Địa chỉ: Số 125 - Đường Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Các phòng trực thuộc:
Phòng Thường Trực: (04) 8.544.353
Địa chỉ: Số 125 – Đường Nguyễn Huy Tưởng– Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Phòng Tổ chức hành chính: (04)8.587.584.
Địa chỉ: Số 125 – Đường Nguyễn Huy Tưởng– Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Phòng Kế hoạch tổng hợp:(04)8.582.320.
Địa chỉ: Số 125 – Đường Nguyễn Huy Tưởng– Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Phòng kế toán tài chính: (04) 8. 587.178.j
Phòng quản lý giao thông : (04) 8.587.172.
Công ty được thành lập năm 1983 theo quyết định số 1117 / QĐ- UB ngày 8/4/1983 của UBND thành phố Hà Nội và được đổi tên qua từng giai đoạn như sau:
- Năm 1983 thành lập với tên gọi: Đoạn quản lý đường bộ 2.
- Năm 1985 đổi tên thành: Xí nghiệp cầu đường số 2 Hà Nội.
- Năm 1992 đổi tên thành: Công ty cầu đường số 2 Hà Nội.
- Năm 1993 đổi tên thành: Công ty công trình giao thông 2 Hà Nội
- Năm 2005 chuyển đổi thành: Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội.
Sau khi cổ phần hoá, công ty cổ phần công trình Giao thông 2 Hà Nội, còn có 269 CBCNV trong đó:
+ 267 người thuộc diện hợp đồng lao động dài hạn từ 1 năm trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn
+ 02 người thuộc diện hợp đồng lao động ngắn hạn ( hợp đồng lao động dưới 3 tháng)
Về trình độ: đại học 67 người, cao đẳng 6 người, trung cấp 9 người, công nhân lái máy lái xe 40 người, thợ bậc cao thợ sửa chữa và công nhân lành nghề thợ đường: 147 người.
Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội có giàn xe, máy thiết bị đồng bộ, hiện đại như: trạm trộ bê tông Asphalt, máy xúc( solar, Hitachi); máy san tự hành; máy ủi; máy lu bánh sắt; máy lu bánh lốp; máy lu rung; máy nén khí; máy trộn vữa bê tông…. đảm bảo hoàn thành những công trình lớn đòi hỏi cao về kĩ thuật và chất lượng.
Công ty đã tham gia thi công một số công trình trọng điểm của thành phố đất nước, đã được các chủ đầu tư đánh giá cao như: quảng trường Mĩ Đình, đường khu liên hiệp thể thao quốc gia Mĩ Đình, đường Lê Đức Thọ, đường Nguyễn Chi Phương, đường Liễu Giai-Đội Cấn, đường Nguyễn Chí Thanh, đường vào viện bảo tàng dân tọc học, đường An Dương – Long Biên, đường 35 Sóc Sơn, …..
Một số công trình giao thông tại các tỉnh Hà Tây, Cao Bằng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên….
Công ty ngày càng mở rộng địa bàn đấu thầu xây dựng các công trình khai thác việc làm và đã được Bộ Giao Thông Vận Tải, các tỉnh bạn đánh giá cao
1.2 Chức năng nhiệm vụ, và lĩnh vực hoạt động của công ty.
1.2.1 Chức năng:
+ Quản lý duy tu đường hè, cầu cống và tổ chức giao thông trong phạm vi địa bàn được giao
+ Sản xuất và kinh doanh
1.2.2 Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh:
+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng: hệ thống hạ tầng kĩ thuật công trình giao thông đường bộ ( gồm cầu đường, hè và hệ thống tổ chức giao thông: biển báo giao thông, vạch sơn đường, giải phân cách luồng đường, thiết bị an toàn giao thông, đường hầm)
+ Quản lý, duy tu và trồng giải cây xanh bóng mát, vườn hoa cây cảnh.
+ Xây dựng lắp đặt, sửa chữa các công trình: giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp, bưu điện, hạ tầng đô thị,cấp thoát nước, chiếu sáng.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ.
+ Khai thác, sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng chuyên ngành giao thông công chính.
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, biển báo hiệu giao thông, sữa chữa xe máy, thiết bị.
+ Lập và quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị; liên doanh bất động sản; dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc…
+ Kinh doanh môi giới đại lý vận tải hàng hóa.
+ Kinh doanh, nhà hàng khách sạn và hàng hoá tiêu dùng.
+ Mở đại lý giới thiệu kinh doanh sản phẩm chuyên ngành giao thông công chính.
+ Dịch vụ vệ sinh môi trường.
+ Kinh doanh xăng dầu chất đốt.
+ Nhập khẩu kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành giao thông công chính.
+ Tư vấn giám sát công trình xây dựng
1.3.Về phạm vi quản lý hạ tầng kĩ thuật của công ty.
Quản lý và duy tu, duy trì đường, hè, cầu, tuy nen kỹ thuật và tổ chức giao thông trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Cầu giấy, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm và một phần các quận Tây Hồ, Hoàng Mai cụ thể như sau:
1.3.1 Công tác quản lý về đường, hè của công ty
Đường đô thị và đường tỉnh lộ:
Tổng chiều dài đường đô thị, tỉnh lộ do công ty quản lý: 160 911,4 m diện tích bằng 1596260,10m2 .
Tổng diện tích hè đường đô thị, tỉnh lộ công ty quản lý: 564.717,54 m2
Đường khu tập thể:
Gồm khu tập thể Kim Giang, khu tập thể Bạch Mai, khu tập thể Bắc Nghĩa Tân.
Tổng chiều dài đường khu tập thể do công ty quản lý: 3748 m , diện tích bằng 16806 m2
Tổng diện tích hè khu tập thể công ty quản lý : 9418.7m2
Đường quốc lộ công ty quản lý do bộ Giao Thông Vận Tải uỷ thác
Gồm:
+Quốc lộ 6A (điểm đầu cầu mới, điểm cuối Phùng Khoang)
+Nam Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng điểm đầu đướng Xuân Thuỷ, điểm cuối cầu Thăng Long)
+ Quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu : điểm đầu cầu vượt Mai Dịch; điểm cuối cầu Diễn; đoạn từ ngã tư nhổn đến giáp địa phận Hà Tây) ….
Theo địa bàn có :
+Tổng chiều dài đường quốc lộ công ty quản lý: 18.309km, diện tích bằng 440400 m2
+ Tổng diện tích hè đường quốc lộ công ty quản lý : 69000m2
1.3.2 Công tác quản lý cầu của công ty.
Cầu nằm trên đường đô thị tỉnh lộ: 25 cầu bao gồm
STT
Tên cầu
Địa bàn quận
Tải trọng khai thác hiện nay
1
Cầu Đông Trạch
Huyện Thanh Trì
H13
2
Cầu Đông Mĩ
Huyện Thanh Trì
H13
3
Cầu Vĩnh Quỳnh
Huyện Thanh Trì
H30
4
Cầu Tó
Huyện Thanh Trì
H5
5
Cầu Bươu
Huyện Thanh Trì
H9
6
Cầu Dậu
Huyện Thanh Trì
H10
7
Cầu Lủ
Quận Thanh Xuân
H10
8
Cầu Khương Đình
Quận Thanh Xuân
H10
9
Cầu Mọc
Quận Thanh Xuân
H10
10
Cầu Đôi
Huyện Từ Liêm
H5
11
Cầu Triền
Huyện Từ Liêm
H13
12
Cầu Ngà
Huyện Từ Liêm
H13
13
Cầu Đăm
Huyện Từ Liêm
H13
14
Cầu Trại Gà
Huyện Từ Liêm
H8
15
Cầu Xuân Đỉnh
Huyện Từ Liêm
H8
16
Cầu Dịch Vọng
Quận Cầu Giấy
H30
17
Cầu Tô Lịch1
Quận Cầu Giấy
H30
18
Cầu Tô Lịch 2
Quận Cầu Giấy
H30
19
Cầu Tự Khoát
Huyện Thanh Trì
H30
20
Cầu Dương Quảng Hàm
Quận Cầu Giấy
H8
21
Cầu T7B
Quận Cầu Giấy
H30
22
Cầu Vượt Mai Dịch
Quận Cầu Giấy
H30
23
Cầu T11
Quận Cầu Giấy
H13
24
Cầu Hoà Mục 1
Quận Cầu Giấy
H30
25
Cầu Hoà Mục 2
Quận Cầu Giấy
H30
Cầu năm trên đường quốc lộ: 08 cầu bao gồm
STT
Tên cầu
Tên tuyến đường
Địa bàn Quận
Tải trọng thiết kế
Tải trọng khai thác hiện nay
Cầu mới
1
Cầu mới 1
Đường 6A
Quận Thanh Xuân
XB 80-H30
2
Cầu mới 2
Đường 6A
Quận Thanh Xuân
XB 80-H30
3
Cầu mới 3
Đường 6A
Quận Thanh Xuân
XB 80-H30
4
Cầu mới 4
Đường 6A
Quận Thanh Xuân
XB 80-H30
Cầu Giấy
5
Cầu Giấy 1
Đường Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy
H30
H30
6
Cầu Giấy 2
Đường Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy
H30
H30
Cầu Diễn
7
Cầu Diễn 1
Đường Cầu Diễn
Huyện Từ Liêm
H30
H30
8
Cầu Diễn 2
Đường Cầu Diễn
Huyện Từ Liêm
H30
H30
1.4. Sản phẩm công nghiệp
1.4.1 Sản phẩm công nghiệp bê tông Asphalt:
Sản phẩm bê tông Asphalt của công ty cổ phần công trình Giao thông 2 Hà Nội, được sản xuất bằng bộ trạm trộn liên hợp khép kín từ khâu cấp liệu đến khi hoàn chỉnh sản phẩm. Trạm trộn có công xuất 40t/ giờ được đặt tại xã Liên Mạc- huyện Từ Liêm- Hà Nội.
Trạm trộn của công ty có công nghệ hiện đại được áp dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến như:
+ Hệ thống điều khiển hoàn toàn được mô phỏng và điều khiển trên máy vi tính.
+ Hệ thống định lượng, phân loại thành phần vật liệu, cân đong các thành phần vật liệu, hoàn toàn tự động hoá theo từng loại thành phần cấp phối bê tông Asphalt
Trạm trộn bê tông Asphalt của công ty đã được tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn, được cục đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm công nghiệp.
Sản phẩm bê tông Asphalt của công ty đã có được uy tín trên thị trường và được các chủ đầu tư chấp thuận đưa vào sử dụng cho các công trình xây dựng cơ bản lớn có tiêu chuẩn chất lượng cao.
1.4.2 Sản phẩm biển báo giao thông
Biển báo giao thông phản quang của công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội sản xuất có chất lượng đạt tiêu chuẩn theo điều lệ báo hiệu đường bộ 22- TCN-237-01 của Bộ giao thông vận tải Việt Nam
Sản phẩm biển báo giao thông của công ty được sản xuất trên giây chuyền thiết bị có tính năng kĩ thuật cao như máy cắt phôi tròn, máy cắt phôi thẳng, máy cắt giấy phản quang vi tính….
Nguyên vật liệu cấu thành nên các sản phẩm biển báo giao thông như thép tấm phẳng, thép ổng tròn… đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các loại giấy phản quang được sử dụng có hệ số phản quang cao, có cơ tính bền chắc, độ dính cao phù hợp với mọi điều kiện khí hậu, đó là giấy của các hãng sản xuất giấy phản quang hàng đầu trên thế giới như:
+ 3 M Reflective Sheeting ( nước sản xuất : Mỹ)
+ Nikkalite ( nước sản xuất Nhật Bản)
Sản phẩm biển báo phản quang của công ty đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số tỉnh lân cận và ngày càng được các bạn hàng ưa thích tiêu dùng.
1.4.3 Cấu kiện bê tông :
Vỉa hè các loại, gạch bê tông ximăng, ống cống, trụ tiêu…
Địa chỉ liên hệ:
Xưởng sản xuất cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép- Chi nhánh công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội- Xí nghiệp thi công cơ giới
Phòng kế hoạc tổng hợp – công ty cổ phẩn công trình giao thông 2 Hà Nội
Phần 2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nhgiệp
2.1 Đánh giá tổng hợp
Nhìn chung, trong 23 năm kể từ ngày thành lập, công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch-nhiệm vụ được giao, giữ gìm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trên các tuyến đường công ty được giao quản lí.
Trong vài năm gần đây, cụ thể là từ năm 2002 đến nay, công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định: tài sản lưu động và tài sản cố định liên tục tăng, quy mô công ty không ngừng được mở rộng; nhưng bên cạnh đó công ty cũng còn 1 số hạn chế như quy mô được mở rộng nhưng chưa đầu tư phát triển theo chiều sâu và kết quả là doanh thu thì tăng trong khi lợi nhuận lại giảm và đặc biệt là trong năm 2004. Sang đến năm 2005 lợi nhuận tuy có phục hồi song cũng chỉ bằng một nửa so với năm 2003. Các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cho trong bảng sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPCTGT 2 HN
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Doanh thu ngoài VAT
51,781,208,161
53,726,318,707
51,237,901,514
42,954,469,855
Các khoản giảm trừ
-
-
-
-
Doanh thu thuần
51,781,208,161
53,726,318,707
51,237,901,514
42,954,469,855
Giá vốn hàng bán
46,367,125,275
46,888,779,854
45,729,321,223
38,140,404,000
Lợi nhuận gộp
5,414,082,886
6,837,538,853
5,508,580,291
4,814,065,855
Doanh thu hoạt động TC
54,647,004
50,844,361
40,094,676
45,728,178
Chi phí tài chính
95,002,186
406,285,336
549,292,386
662,364,428
trong đó lãi vay phải trả
Chi phí bán hàng
351,850,593
400,488,957
83,532,133
29,870,000
Chi phí quản lí DN
2,945,104,452
3,963,306,056
4,294,041,529
2,982,273,888
LN thuần từ hoạt động KD
2,076,727,659
2,117,302,847
621,808,919
1,185,285,717
Thu nhập khác
23,834,630
91,263,839
277,586,249
40,986,552
Chi phí khác
9,160,000
70,543,399
34,447,900
51,719,559
Lợi nhuận khác
14,674,630
20,720,440
243,138,394
-10,736,047
Lợi nhuận trước thuế
2,091,447,289
2,139,023,257
864,947,286
1,174,522,670
Thuế thu nhập DN
669,263,132
684,487,452
242,185,236
328,866,348
Lợi nhuận sau thuế
1,422,184,157
1,454,535,835
622,726,032
845,656,322
Dựa vào báo cáo trên ta có thể thấy doanh nghiệp không có các khoản giảm trừ nên doanh thu ngoài VAT sẽ bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Theo quy định các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về doanh thu thuần, việc hàng năm doanh nghiệp đạt vài chục tỷ đồng cho thấy quy mô của doanh nghiệp là khá lớn. Cụ thể ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp khá ổn định qua các năm 2002 đến 2004 còn trong năm 2005 doanh thu thuần đã giảm 16.1% so với năm 2004 còn 42,954,469,855. Nguyên nhân có thể là do năm 2005 công ty thực hiện cổ phần hoá và một số hợp đồng bị hoãn lại nên doanh thu giảm.
Về giá vốn hàng bán cũng giống như doanh thu thuần, trong các năm 2002 đến 2004 chỉ tiêu khá ổn định nhưng trong năm 2005 giá vốn hàng bán giảm 16.5%. Việc giá vốn hàng bán giảm cũng có cùng nguyên nhân là do công ty thực hiện cổ phần hoá.
Từ hai chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán ta có thể thấy chỉ tiêu lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng có những thay đổi tương tự, chỉ tiêu ổn định trong các năm 2002 đến 2004 nhưng đến năm 2005 thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 12.5% còn 4,814,065,855.
Cũng trong báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chỉ đạt bình quân 47,828,554 trong bốn năm từ 2002 đến 2005 bằng 0.09% so với mức bình quân của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về chỉ tiêu chi phí tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này có sự tăng đột biến trong các năm từ 2003 đến 2005 so với năm 2002. Cụ thể năm 2003 tăng gấp 4 lần so với năm 2002, năm 2004 là 5 lần còn năm 2005 là 6 lần. Toàn bộ chi phí tài chính của doanh nghiệp là đều xuất phát từ lãi vay phải trả cho thấy hai điều: thứ nhất lĩnh vực tài chính không phải là lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thứ hai lãi vay phải trả tăng cho thấy tổng số nợ của doanh nghiệp tăng cho thấy quy mô của doanh nghiệp tăng thực chất là do tăng nợ.
Về chỉ tiêu chi phí bán hàng của doanh nghiệp bình quân là 216,435,420 trong đó hai năm sau 2004 và 2005 giảm đáng kể so với năm trước 2003, cụ thể tương ứng là 2004 giảm 5 lần và 2005 giảm 14 lần. Điều này cho thấy công ty đã có chính sách tiết kiệm chi phí trong chi phí bán hàng đạt hiệu quả tốt.
Về chỉ tiêu chi phí quản lí doanh nghiiệp, chỉ tiêu này liên tục tăng trong các năm 2002 đến 2004 nhưng năm 2005 đã giảm bằng mức của năm 2002. Chi phí quản lí doanh nghiệp giảm trong năm 2005 là do trong năm này công ty thực hiện cổ phần hoá khiến cho bộ máy quản lí bớt cồng kềnh và chi phí giảm.
Cũng từ báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khá ổn định trong các năm 2002, 2003 nhưng đến năm 2004 giảm 71% còn 621,808,919 đến năm 2005 lợi nhuận tăng lên 91% so với năm 2003 đạt 1,185,285,171 nhưng cũng chỉ bằng 56% so với năm 2003. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong năm 2004 công ty có một số công trình chưa bàn giao nên chưa có doanh thu và đó lợi nhuận trong năm giảm.
Về chỉ tiêu thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp nên không là lĩnh vực quan trong của công ty.
Tóm lại, báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm cho thấy, doanh nghiệp hoạt động ổn định trong các năm 2002,2003 và 2004 nhưng sang năm 2005 thì hầu như tất cả các chỉ tiêu đều giảm và chúng đều có cùng nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá nên hoạt động của công ty chưa ổn định.
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau:
BẢNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPCTGT 2 HÀ NỘI
Chỉ Tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
Doanh lợi của toàn bộ vốn KD
%
4.9
4.2
2.3
2.3
Số vòng quay của vốn KD
vòng/năm
1.7
1.2
1
0.65
Hiệu quả sử dụng vốn LĐ
%
24
24
6.2
9
Về chỉ tiêu doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh ta thấy chỉ tiêu này giảm dần từ năm 2002 là 4,9% đến năm 2005 chỉ còn 2.3%. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì thường được các nhà quản trị, các nhà tài trợ quan tâm vì nó thể hiện số đồng lợi nhuận dòng thu được trên 100 đồng vốn bỏ ra. Năm 2002 doanh nghiệp đạt mức doanh lợi cao nhất là 4.9% nhưng đây cũng chưa phải là mức cao so với các doanh nghiệp khác. Thêm vào đó ta thấy mức doanh lợi lại liên tục giảm và đến năm 2005 chỉ còn 2.3%, tuy doanh nghiệp kinh doanh vẫn có lãi song nó cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng đi xuống. Nguyên nhân của vấn đề này có thể giải thích là do trong năm 2002 doanh nghiệp có nhiều công trình hoàn thành nên mức doanh lợi cao và ở các năm tiếp theo doanh nghiệp lại tiến hành thi công các công trình có thời gian thi công dài và chưa thu được lợi nhuận nên mức doanh lợi thấp.
Về chỉ tiêu số vòng quay của vốn kinh doanh cũng giống chỉ tiêu doanh lợi chỉ tiêu này cũng giảm dần từ năm 2002 là 1.7(vòng)nm 2005 chỉ còn 0.66(vòng). Với số vòng quay của vốn kinh doanh là 1.7 trong 1 năm là chỉ số tương đối cao vì đặc thù của ngành là xây dựng các công trình có thời gian tương đối dài thường là trên một năm. Tuy nhiên xu hướng vận động của chỉ tiêu này lại theo hướng đi xuống, điều này cung cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm đi. Nguyên nhân cũng có thể giải thích cùng lí do với chỉ tiêu mức doanh lợi trên tổng vốn kinh doanh.
Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy chỉ tiêu này cũng giảm dần từ năm 2002 đạt 5.7% đến năm 2005 chỉ còn 1.5%. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì tỉ trọng vốn lưu động của doanh nghiệp trên vốn cố định là rất cao, hầu như doanh nghiệp hoạt động là dựa vào vốn lưu động. Với mức 5.7% của năm 2002 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể coi là có hiệu quả song nó lại giảm dần trong các năm tiếp theo cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần.
Tóm lại, các chỉ tiêu hiệu quả phản ánh một xu hướng rất cấp thiết với công ty là hiệu quả kinh donh của doanh nghiệp đang giảm dần qua các năm và nguyên nhân đều có thể là do công ty có các công trình thi công dài hạn chưa thu hồi vốn.
2.3 Đánh giá về các thuận lợi và khó khăn của công ty
Về các thuận lợi có thể thấy rằng với việc được thành lập từ năm 1983 trải qua hơn 20 năm hoạt động công ty đã có một bề dày lịch sử lâu đời là điều kiện để công ty có một uy tín vững chắc. Bên cạnh đó cũng do đã thành lập hơn 20 năm nên công ty có một đội ngũ lao động đông đảo nhiều kinh nghiệm và gắn bó với công ty. Thuận lợi tiếp theo phải kể đến là trải qua một thời gian dài công ty luôn làm ăm có lãi nên doanh nghiệp đã tích luỹ được một lượng vốn lớn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ổn định. Thêm một thuận lợi nữa do lĩnh vực hoạt động của công ty là xây dựng và quản lí các công trình giao thông nên doanh nghiệp ít phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác vì ở Việt Nam có rất ít các doanh nghiệp hoạt động tronh linh vực này, và cũng do đây là các công trình của nhà nước nên doanh nghiệp được hỗ trợ rất nhiều từ phía nhà nước.
Về các khó khăn của doanh nghiệp thì đầu tiên có thể kể đến là việc đầu tư chưa có chiều sâu của doanh nghiệp dẫn đến việc quy mô thì ngày càng mở rộng nhưng lợi nhuận thì ngày càng giảm. Điều này thể hiện ở chỗ công ty chưa đầu tư phát triển công nghệ, chưa có một bộ máy quản lí thực sự hoạt động hiệu quả. Khó khăn thứ hai có thể kể đến là việc cổ phần hoá của doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả cho công ty mà ngược lại nó lại là nguyên nhân của việc hiệu quả kinh doanh ngày càng giảm. Năm 2005 công ty thực hiện cổ phần hoá, bộ máy quản lí đã bớt cồng kềnh song hoạt động của nó vẫn chưa đạt hiệu quả. Ngoài ra công ty còn một số khó khăn khác như thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao được đào tạo bài bản, sự phối hợp của các đơn vị còn trồng chéo chưa hiệu quả….
Phần 3 Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
Phòng Quản Lý Giao Thông
Phòng Kế Toán Tài Chính
Chi nhánh Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội
Xí nghiệp Cầu đường số 21
Xí nghiệp thi công cơ giới
Xí nghiệp Cầu đường số 22
Xí nghiệp Cầu đường số 23
Xí nghiệp XDGT - Đô
thị
Đội Xây
lắp
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các phòng trực thuộc
1.Phòng tổ chức hành chính
Chức năng:
Phòng tổ chức hành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc về các lĩnh vực:
- Công tác tổ chức và cán bộ
- Công tác lao động, tiền lương
- Công tác hành chính quản trị
Nhiệm vụ:
Công tác tổ chức cán bộ
- Giúp HDQT và Giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ.
- thực hiện thanh tra-bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.
- Tư vấn về pháp luật cho Giám đốc công ty.
Công tác lao động tiền lương, định mức, ATLĐ-VSLĐ-PCCN, khen thưởng-kỉ luật…..
- Lập kế hoạch, theo dõi, phân bổ và báo cáo về tiền lương
- Cùng các phàng nghiệp vụ tham gia xây dựng định mức tiền lương
- Soạn thảo, hướng dẫn thực hiện, theo dõi và kiểm tra các hoạt động khen thưởng thi đua và kỉ kuật.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu
- Thực hiên các công tác về an toàn vệ sinh và phòng chống cháy nổ.
- Lập kế hoạch, tính toán, theo dõi và giải quyết các công tác bảo hiểm
Công tác hành chính quản trị
- Quản lí giải quyết các hoạt động liên quan đến con dấu, công văn, tài liệu…
- Quản lí các trang thiết bị văn phòng
- Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực cơ quan
- Thực hiện các công tác quân sự
- Thực hiện các công tác hộ khẩu
- Phục vụ nhà ăn tập thể
- Mua sắm hiện vật phục vụ đời sống CBCNV
Hiệu quả hoạt động:
Trong các năm vừa qua phòng tổ chức hành chính đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần vào thành công chung của công ty, song bên cạnh đó phòng cũng còn nhiều tồn tại của mình. Cụ thể về công tác tổ chức cán bộ phòng đã tham mưu giúp giám đốc đảm bảo đội ngũ lao động cho công ty, song chất lượng của đội ngũ này thực sự là chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty. Về công tác lao động tiền lương, phòng cũng đã giúp giám đốc thực hiện tốt trong trả lưong song tồn tại ở đay là các hình thức khen thưởng chưa phát huy được hiệu quả. Về công tác hành chính quản trị, phòng cũng thực hiện tốt vai trò của mình không để xảy ra sự cố nào.
2.Phòng kế toán tài chính
Chức năng:
Phòng kế toán tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc công ty về các lĩnh vực
- Công tác hạch toán kế toán
- Công tác tài chính - tiền tệ
Nhiệm vụ:
Công tác hạch toán kế toán
- Tổ chức, lập báo cáo, theo dõi, xem xét và kiểm tra các hoạt động tài chính
- Hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán cho các đơn vị
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê chuyên ngành
- Quản lí hồ sơ, tài liệu về kế toán
- Tham gia hội đồng nghiệm thu để nắm chắc về các hoạt động tài chính
- Quản lí theo dõi việc phát hành cổ phiếu của công ty
Công tác tài chính - tiền tệ
- Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc
- Lập kế hoạch tài chính tiền tệ và giao cho các đơn vị đúng định kì
- Lập kế hoạch bổ sung vốn dáp ứng yêu cầu san xuất kinh doanh
- Đề xuất với giám đốc việc sử dụng vốn tự có
- Tổng hợp và báo cáo với cấp trên về các chế độ thuế
- Xác lập giá cho các sản phẩm và các hoạt động khác
- Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho giám đốc và các đơn vị liên quan
- Thực hiện công tác kiểm kê, quyết toán
- Chủ trì các phòng trong hoạt động định giá và thanh lí tài sản
- Quản lí lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động:
Phòng kế toán - tài chính trong các năm vừa qua đã hoàn thành tốt vai trò, chức năng và nhiêm vụ của mình khi hoàn thành một khối lượng lớn công việc của mình, song nó cũng còn nhiều hạn chế trong hoat động. Cụ thể về công tác hạch toàn kế toán, phòng đã hoàn thành đầy đủ nhiêm vụ được giao, tuy nhiên một số hoạt động còn chậm. Về công tác tài chính - tiền tệ, phòng cũng đã thực hiên tốt vai trò của mình khi thực hiện đầy đủ song cũnh vẫn còn chậm do khối lương công việc lớn.
3.Phòng kế hoạch tổng hợp
Chức năng:
Phòng kế hoạch tổng hợp là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp giám đốc công ty quản lí và điều hành các lĩnh vực
- Công tác kế hoạch
- Công tác khai thác, đấu thầu công trình ngoài
- Công tác kĩ thuật thi công. công tác vật tư thiết bị xe, máy
Nhiệm vụ:
Công tác kế hoạch
- Tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Tham mưu cho giám đốc công ty giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị
- Chủ trì nghiệm thu các công trình
- Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị
- Thống kê khối lượng, giá trị thực hiện hàng năm của công ty
- Lập kế hoạch sửa chữa, xây dựng nhà xưởng, kho tàng bến bãi
- Quan hệ giao dịch với các chủ đầu tư, các cơ quan hữu quan để làm các thủ tục liên quan
- Dự thảo các hợp đồng kinh tế và các thủ tục liên quan
Công tác khai thác công trình ngoài - lập dự án đấu thầu công trình
- Tiếp nhận, nghiên cứu các hồ sơ đấu thầu và làm các thủ tục đấu thầu công trình
- Tích cực khai thác các công trình ngoài
Công tác kĩ thuật, công tác vật tư - thiết bị xe, máy
- Lập thiết kế, khảo sát, giám sát, hướng dẫn và phối hợp trong việc thực hiện các kĩ thuật thi công
- Theo dõi, kiểm tra, thực hiện các thủ tục và tham mưu về các hoạt động vật tư
- Lập kế hoạch sửa chữa, tham mưu, kiểm tra, quản lí theo dõi các thiết bị xe, máy của công ty
Hiệu quả hoạt động :
Cũng như hai phòng trên, trong các năm qua phòng kế hoạch tổng hợp đã đạt được một số thành công nhất định nhưng bên cạnh đó nó cũng còn những khó khăn nhất định. Cụ thể về công tác kế hoạch, phòng đã lập được đầy đủ các kế hoạch đảm bảo cho các công trình thi công đúng thời hạn, song hạn chế của nó là các kế hoạch còn trồng chéo lên nhau. Đây là điều khó tránh khỏi trong một doanh nghiệp có nhiều dự án thi công lớn. Về công tác khai thác, đấu thầu các công trình ngoài , phòng cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình. Về công tác kĩ thuật thi công, công tác vật tư - thiết bị xe máy phòng cũng đã hoàn thành đầy đủ và chính xác các nhiệm vụ được giao, hạn chế trong công tác này của phòng là các hoạt đong vẫn còn chậm.
4.Phòng quản lí giao thông
Chức năng:
Phòng quản lí giao thông là phàng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc công ty quản lí và điều hành các lĩnh vực
- Công tác sửa chữa, duy tu, tổ chức hệ thống giao thông đô thị thuộc địa bàn quản lí
- Quản lí hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn được giao, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công ty
Nhiệm vụ:
Công tác quản lí duy tu, duy trì sửa chữa thường xuyên và tổ chức giao thông
- Lập kế hoạch dự toán duy tu, duy trì và tổ chức giao thông hệ thống giao thông đô thị địa bàn thuộc công ty quản lí
- Quan hệ với các cơ quan cấp trên và hữu quan để giải quyết các triển khai công trình
- Giám sát thi công công tác duy tu, duy trì, TCGT, các công trình được giao
- Làm các thủ tục nghiệm thu , thanh quyết toán, thanh lí hợp đồng về các công trình được giao
- Lập hồ sơ hoàn thành công tác duy tu, duy trì, TCGT và các công trình được giao
- Khảo sát, thiết kế, lập dự toán công trình do giám đốc giao
- Chủ trì nghiệm thu nội bộ các đơn vị quản lí, phần duy tu duy trì, TCGT giao cho các đơn vị khác và các công trình được giao
Công tác quản lí đường sá
- Có kế hoạch, biện pháp quản lí các tuyến đường và các công trình thuộc quyền quản lí
- Lập và lưu giữ hồ sơ tài liệu về công tác duy tu, duy trì, TCGT, hồ sơ quản lí các tuyến đường
- Giám sát các đơn vị ngoài công ty thi công sửa chữa các công trình thuộc quyền quản lí của công ty
- Tuyên truyền, phổ biến về luật giao thông
- Chỉ đạo và cùng các đơn vị thực hiện tuần đường công ty
- Lập kế hoạch, phương án phòng chống bão lũ hàng năm
Hiêu quả hoạt động:
Phòng quản lí giao thông là một phòng có chức năng đặc biệt của công ty so với các doanh nghiệp khác. Về công tác sửa chữa, duy tu, duy trì, tổ chức giao thông hệ thống giao thông đô thị , phòng đã có nhứng thành công khi thực hiện tốt chức năng này đảm bảo kịp thời thực hiện duy tu các công trình. Về công tác quản lí hệ thống giao thông đô thị, phòng cũng đã thực hiện tốt khi đảm bảo sự an toàn của các công trình, đề xuất được các biện pháp ATVSLĐ-ATGT-PCCN và VSMT. Tuy nhiên hạn chế còn tồn tại của phòng trong hoạt đông của mình là việc khai thác các công trình giao thông còn nhiều bất hợp lí và chưa được giải quyết.
3.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu và hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp thành viên
1.Xí nghiệp quản lí cầu đuờng số 21
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý duy trì các tuyến đường giao thông, cầu cống, hè đường cây xanh thuộc địa phận huyện Thanh Trì và một phần Quận Thanh Xuân.
- Xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, trồng mới cây xanh.
- Nhận thầu xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, và các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ nhu cầu xã hội.
- Kinh doanh - dịch vụ các ngành hàng:
+ Khai thác kinh doanh vật tư chuyên ngành xây dựng
+ Kinh doanh nhà hàng ăn uống tại các địa điểm của Đơn vị
Hiệu quả hoạt động:
Trong các năm vừa qua xí nghiệp đã không ngừng cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên địa bàn xí nghiệp quản lí do đó đảm bảo được công tác, nhiệm vụ của mình, hoàn thành chỉ tiêu của công ty đề ra.
2. Xí nghiệp quản lí cấu đường số 22
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý duy trì các tuyến đường giao thông, cầu cống, hè đường cây xanh thuộc địa phận huyện Từ Liêm và một phần Quận Tây Hồ.
- Xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, trồng mới cây xanh do Công ty giao.
- Nhận thầu xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ nhu cầu xã hội.
- Kinh doanh - dịch vụ các ngành hàng:
+ Khai thác kinh doanh vật tư chuyên ngành xây dựng
+ Kinh doanh nhà hàng ăn uống tại các địa điểm của đơn vị
Hiệu quả hoạt động:
Trong các năm vừa qua, xí nghiệp cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình tại địa bàn thuộc quyền quản lí của xi nghiệp, từ đó đảm bảo an toàn giao thông, sử dụng hiệu quả các công trình .
3.Xí nghiệp cầu đường số 23
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý, duy trì hệ thống công trình giao thông, đô thị (bao gồm các tuyến đường giao thôngb, cầu, cống hè đường phố, cây xanh) trên địa bàn quận Thanh Xuân và các vùng lân cận trong phạm vi quản lý của công ty Công trình giao thông II Hà Nội.
- Xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, trồng cây xanh do Công ty giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Công ty giao.
Hiệu quả hoạt động:
Đây là xí nghiệp có địa bàn quản lí trên quận Thanh Xuân là nơi đặt trụ sở của công ty do đó ngoài các công tác thông thường như hai đơn vị trên, xí nghiệp còn phải thực hiện thêm các nhiêm vụ của công ty giao cho. Trong các năm vừa qua xí nghiệp không những hoàn thành tốt các nhiêm vụ được giao mà còn hỗ trợ tốt cho các công tác của công ty, quy mô xí nghiệp không ngừng được mở rộng.
4.Xí nghiệp thi công cơ giới
Nhiệm vụ chủ yếu:
- San lấp mặt bằng, xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, các công trình công nghiệp dân dụng do Công ty giao.
- Nhận thầu các công trình san lấp mặt bằng, xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ nhu cầu xã hội.
- Sản xuất các cấu kiện bê tông phục vụ xây dựng sửa chữa các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Kinh doanh - dịch vụ các ngành hàng:
+ Sửa chữa thiết bị, phương tiện vận tải
+ Khai thác kinh doanh vật tư chuyên ngành xây dựng
+ Phục vụ và kinh doanh Vận tải - Thiết bị
+ Kinh doanh nhà hàng ăn uống tại các địa điểm của đơn vị
Hiệu quả kinh doanh:
Xí nghiệp thi công cơ giới là đơn vị không có địa bàn hoạt động ổn định mà di chuyển theo dự án của cồn ty. Trong những năm qua đơn vị này cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là đơn vị chủ lực của công ty, xí nghiệp đã không ngừng nâng cao cải tiến công nghệ để đạt hiệu quả cao hơn nữa trong các hoạt động thi công.
5.Xí nghiệp xây dựng giao thông đô thị
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, các công trình công nghiệp dân dụng do Công ty giao.
- Nhận thầu san lấp mặt bằng xây dựng sửa chữa các công trình giao thông, thoát nước, các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ nhu cầu xã hội.
- Sản xuất cấu kiện Bêtông.
- Kinh doanh - dịch vụ các ngành hàng:
+ Khai thác kinh doanh vật tư chuyên ngành xây dựng
+ Kinh doanh nhà hàng ăn uống tại các địa điểm của Đơn vị
Hiệu quả kinh doanh:
Đây cùng là một đơn vị hoạt động theo dự án của công ty. Cũng như các xí nghiệp khác, đơn vị ngày càng khẳng định vai trò của mình và không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tìm kiếm các cách thức hoạt động hiệu quả nhất là đổi mới trong hệ thống quản lí do đó xí nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình hoạt đong của mình.
Kết luận
Trải qua 23 năm hoạt động, công ty CPCTGT 2 Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn cần được khắc phục. Trong năm 2005 công ty thực hiện chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. sang năm 2007 này khi mà Việt Nam gia nhập WTO các thách thức sẽ càng tăng lên và công ty cần nỗ lực đổi mới hơn nữa để khẳng định mình trên con đường hội nhập, nhất là việc định hướng doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu.
Mục lục
Lời mở đầu
Phần 1 Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp 1
1.1.Giới thiệu chung về công ty. 1
1.2 Chức năng nhiệm vụ, và lĩnh vực hoạt động của công ty. 4
1.2.1 Chức năng: 4
1.2.2 Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh: 4
1.3.Về phạm vi quản lý hạ tầng kĩ thuật của công ty. 5
1.3.1 Công tác quản lý về đường, hè của công ty 5
1.3.2 Công tác quản lý cầu của công ty. 6
1.4. Sản phẩm công nghiệp 9
1.4.1 Sản phẩm công nghiệp bê tông Asphalt: 9
1.4.2 Sản phẩm biển báo giao thông 9
1.4.3 Cấu kiện bê tông 10
Phần 2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
2.1 Đánh giá tổng hợp 11
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 15
2.3 Đánh giá về các thuận lợi và khó khăn của công ty 16
Phần 3 Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp 18
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp 18
3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các phòng trực thuộc 19
3.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu và hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp thành viên 24
Kết luận 29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC151.doc