Báo cáo Thực tập tại công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí

Lợi nhuận giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quan trọng là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là chỉ tiêu cơ bản để đánh gía hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó đòi hỏi người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã có được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, để có thể tiếp tục và phát triển đạt mục tiêu tăng lợi nhuận, công ty cần nỗ lực hơn trong việc khắc phục những hạn chế, phát huy những thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Thực tập tốt nghiệp là một khâu bắt buộc trong quá trình đào tạo của khoa kinh tế- Viện ĐạI học Mở Hà Nội.Thông qua thực tập sinh viên được hiểu biết tình hình thực tế của Doanh nghiệp nhằm gắn liền tri thức,kỹ năng học tập với thưc tế của cuộc sống để củng cố kiến thức đã học theo phương châm gắn lý luận với thúc tế, học đI đôI với hành,đồng thời bước đầu giúp sinh viên nắm được các tri thức và kỹ năng làm việc với con người trong các hoạt động kinh tế của mình Là một sinh viên khoa kinh tế- Viện ĐạI học Mở Hà Nội,hiện nay em đang thực tập tạI công ty Dịch Vụ Kỹ thuật Dầu Khí, một doanh nhgiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh.Với chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đổi mới công tac quản lý các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh trong cơ chế thị truờng.Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nướclà một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới công tác quản lý kinh tế đất nước.Tiến trình cổ phần hoá sẽ huy động thêm các nguồn vốn xã hội vầo phát triển sản xuất kinh doanh tạo động lức mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động để sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của nha nước cũng như của toàn xã hội Qua thời gian thức tập và tìm hiểu tại công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí, trên đây là những báo cáo tổng quan, bước đầu tìm hiểu về hoạt động của công ty.Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do nhận thức và trình độ hạn chế nên trong báo cáo không tránh khỏi thiếu xót,em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Chương I Giới thiệu chung về công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp dầu khí đã có những bước phát triển nhanh chóng và là ngành quan trọng hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Để đáp ứng với tốc độ phát triển và yêu cầu ngày càng cao của các dịch vụ kỹ thuật cho hoạt động của ngành dầu khí, công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí được thành lập ngày 9/2/1993 trên cơ sở sát nhập hai đơn vị thành viên của tổng công ty dầu khí Việt Nam là công ty địa vật lý và dịch vụ dầu khí (tên giao dịch Geophysical and Petrolem Technical Service-GPTS thành lập năm 1989) và công ty dịch vụ dầu khí (tên giao dịch: Petrolem Services Company-PSC) thành lập năm 1986. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) là thành viên của tổng công ty dầu khí Việt Nam. Công ty có tên giao dịch Quốc tế là: Petrolem technical services company, viết tắt là “ptsc”. Trụ sở chính của công ty đặt tại 154 Nguyễn Thái Học - Hà Nội. Từ khi được thành lập, công ty không ngừng phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tháng 4/1994 Công ty đã sát nhập thêm công ty dầu khí Thái Bình. Ngày 9/2/1993 công ty sát nhập với công ty PSC. Năm 1996 Công ty được thành lập lại theo quyết định 199/BT ngày 16/2/1996 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ đồng thời mở rộng các chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và qui mô sản xuất. Ngày 27/4/2001 tách Xí nghiệp Dịch vụ, vật tư thiết bị và nhiên liệu, xí nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu khí Tây Ninh sang công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ theo quyết định số 652/ QĐ- HĐQT. Hiện nay PTSC có 15 đơn vị thành viên trực thuộc. Đó là các chi nhánh: 1.Chi nhánh PTSC tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.Chi nhánh PTSC tại Thành phố Hải Phòng 3.Xí nghiệp dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi 4.Xí nghiệp dịch vụ dầu khí Đà Nẵng 5.Chi nhành PTSC tại Cà Mau 6.Khách sạn dầu khí Hải Phòng 7.Xí nghiệp dịch vụ dầ khí Thái Bình 8.Xí nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu khí Nam Định 9.Xí nghiệp tàu dịch vụ dầu khí 10.Xí nghiệp cảng dịch vụ dầu khí 11.Đại lý tàu biển PTSC 12.Xý nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải 13.Công ty liên doanh chế biến suất ăn dầu khí 14.Ban quản ký dự án cảng PTSC 15.Xí nghiệp dịch vụ khai thác dầu khí 2.Đặc điểm, hoạt động của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí( PTSC) 2.1. Chức năng, nhiệm vụ Theo qui định của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, PTSC được giao các chức năng, nhiệm vụ sau Kinh doanh dịch vụ dầu khí Xuất nhập khẩu thiết bị vật tư dầu khí Sản xuất, cung cấp thiết bị vật tư dầu khí Cung cấp lao động chuyên ngành dầu khí Kinh doanh khách sạn nhà ở, văn phòng làm việc và các dịch vụ sinh hoạt dầu khí Vận chuyển và kinh doanh nhiên liệu, các sản phẩm dầu khí Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải Dịch vụ cung ứng tàu biển Dịch vụ kiểm đếm và giao nhận vận chuyển hàng hoá Bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phơng tiện mới Quản lý tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cơ khí hàng hải Gia công, lắp ráp, chế tạo cấu kiện thiết bị dầu khí Theo quyết định số 1867/QĐ-HĐQT của HĐQT của Công ty dầu khí Việt Nam ngày 5/10/2001 đã bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho PTSC như sau: -Quản lý, kinh doanh, khai thác các tàu dịch vụ, tàu vận chuyển các sản phẩm dầu khí, dịch vụ cho thuê tàu, môi giới tàu biển, lai dắt tàu biển và cứu hộ Sửa chữa tàu biển và các công trình dầu khí biển. Dịch vụ vận hành và bảo dưỡng các công trình khai thác dầu khí Lai dắt tàu biển, cung ứng dịch vụ tầu biển như: tàu kéo, tàu làm neo,tàu trực và phục vụ mỏ,tàu chống cháy cứu hộ, tàu vận chuyển các sản phẩm dầu và khí, quản lý kinh doanh và khai thác tàu chứa dầu FSO, tàu chứa và khai thác dầu EPSO. Kể từ khi thành lập, công ty PTSC đã phát triển lớn mạnh không ngừng và đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn về dịch vụ kỹ thuật dầu khí.nă 1993 doanh thu của công ty chỉ đạt 108 tỷ đồng,nộp ngân sách 32 tỷ đồng,lợi nhuận 12 tỷ đồng với số cán bộ công nhân viên là 1020 người thì đến năm 2002 doanh thu của công ty đã lên đến con số hơn 2900 tỷ đồng,nộp ngân sách nhà nước 213 tỷ dồng,lợi nhuận trước thuế đạt 188 tỷ đồng với tổng số cán bộ công nhân viên là 2198 người.Tính đến tháng 12 năm 2003 công ty đã có tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 2626 người với năng lực chuyên môn,tay nghề cao và được đào tạo kỹ lưỡng.Tổng giá trị tàI sản cố định lên đến 100 triệu USD ,công ty đã phát triển được một số loạI hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí mũi nhọn đạt trình độ quốc tế như: dịch vụ tàu thuyền,dịch vụ căn cứ cảng,dịch vụ lắp đặt các công trình dầu khí,dịch vụ vận hành bảo dưỡng các công trình dầu khí,dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị dầu khí. công nhân viên chức của Công ty là hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý Công ty. Ngày nay,công ty PTSC được xem là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí và cũng là công ty có tên tuổi tạI thi trường khu vực.Với phương châm đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu,công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ,tăng cường tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp nhằm thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng.Các dịch vụ chuyên ngành do công ty cung cấp luôn đảm bảo chất lượng,tính an toàn cao nhờ áp dụng đồng bộ các hệ thống quản lý chất lượng ISO,hệ thống HSF,cũng như tuân thủ các quy định,tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về chất lượng và an toàn,đáp ứng yêu cầu rất khắt khe của các khách hàng trong và ngoàI nước.Bên cạnh những thành tích nổi bật trong hoạt động sane xuất kinh doanh,công ty PTSC cũng là đơn vị có truyền thống tốt đẹp trong chăm lo,cảI thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong công ty cũng như các công tác hoạt động xã hội và từ thiện.Nhờ có những thành tích trên,trong các năm qua công ty PTSC đã vinh dự đón nhận những phần thưởng do Đảng và nhà nước trao tặng như: huân chương lao động hạng nhì năm 1995,huân chương lao động hạng nhất năm 2001 và phần thưởng cao quý khác trao cho tập thể và cá nhân công ty. Trong những năm tới,công ty PTSC sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên nghiệp hoá nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ gia tăng sức cạnh tranh,phát triển ổn định,bền vững trở thành một công ty hàng đầu của ngành dầu khí Việt Nam và từng bước vươn ra khu vực và trên thế giới, đồng thời phấn đấu xây dựng một tập thể PTSC đoàn kết,năng động, trách nhiệm và chuyên nghiệp. 2.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của PTSC: Bộ máy điều hành Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí gồm các phòng chức năng, nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là Phòng ) có chức năng giúp việc Giám đốc công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (sau đây gọi tắt là Giám đốc Công ty) trong quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty DVKTDK (sau đây gọi tắt là Công ty) theo quyết định số 199/BT ngày 16/2/1996 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ về việc thành lập Công ty DVKTDK trực thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty DVKTDK ban hành kèm theo quyết định số 3293/HĐQT ngày 8/12/1995 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty dầu khí Việt Nam. Các phòng thuộc bộ máy điều hành Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Mỗi phòng có một trưởng phòng, một phó phòng và một số nhân viên giúp việc. Trưởng phòng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Trưởng phòng được quan hệ trực tiếp với Giám đốc Công ty và thủ trưởng các đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty. Cơ cấu tổ chức của PTSC bao gồm: Văn phòng công ty gồm có 6 phòng ban là: phòng hành chính tổng hợp, phòng tổ chức nhân sự, phòng tài chính-kế toán, phòng kinh tế- kế hoạch, phòng đầu tư và phòng thương mại. Văn phòng công ty đặt tại hà Nội. Các chi nhánh gồm có 15 chi nhánh tại các tỉnh thành phố khác nhau trên cả nước là: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Thái Bình và Bà Rịa Vũng Tàu. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của ptsc: Giám đốc công ty Phó giám đóc kinh doanh Phó GĐ kiêm GĐ xí nghiệp tàu Phòng HC-TH Phòng TCNS Phòng TCKT Phòng KT-KH Phòng đầu tư Phòng thương mại 1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 12 13 14 15 6 (15 xí nghiệp trực thuộc công ty) Như vậy bộ máy tổ chức PTSC được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến- chức năng. Các phòng ban chức năng của bộ máy điều hành có nhiệm vụ tư vấn, cố vấn, giúp việc cho giám đốc công ty các vấn đề thuộc chức năng chuyên môn nghiệp vụ của mình; hướng dẫn giúp đỡ bộ phận chức năng của các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tại các đơn vị trực thuộc đứng đầu đều có các giám đốc, trưởng chi nhánh. Giám đốc xí nghiệp tàu đồng thời là phó giám đốc công ty. Giám đốc các xí nghiệp và trưởng chi nhánh có trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động các công việc được giao, chịu trách nhiệm báo cáo giám đốc công ty về các hoạt động thuộc phạm vi của đơn vị. Các xí nghiệp và chi nhánh đều được tổ chức các phòng ban, tổ, bộ phận theo qui mô và yêu cầu sản xuất kinh doanh bao gồm bộ phận quản lý điều hành và bộ phận trực tiếp sản xuất. Cơ cấu tổ chức trên giúp cho các đơn vị thành viên chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát huy được khả năng, trình độ của nhân viên thuộc các bộ phận chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của toàn công ty. 2.2.1Ban giám đốc gồm: -Giám đốc công ty đứng đầu bộ máy quản lý công ty, phụ trách chung về mọi mặt hoạt động của toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp về công tác tổ chức, tài chính kế toán, xuất khẩu lao động của công ty,theo dõi chỉ đạo các chi nhánh,thay mặt công ty thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. -Hai phó giám đốc: Một phó giám đốc phụ trách lĩnh vực kinh doanh. Một phó giám đốc công ty kiêm giám đốc xí nghiệp tàu vì xí nghiệp tàu là đơn vị quan trọng nhất của công ty. Hai phó giám đốc giúp tổng giám đốc theo dõi công tác thi đua,tổ chức quần chúng, đoàn thể, công đoàn,phụ nữ, đoàn thanh niên. 2.2.2.Phòng hành chính tổng hợp: Phòng hành chính tổng hợp có chức năng giúp việc Giám đốc công ty quản lý, điều hành công tác hành chính tổng hợp của công ty, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các hoạt động của bộ máy điều hành công ty. 2.2.3. Phòng tổ chức nhân sự: Phòng tổ chức nhân sự có chức năng giúp việc Giám đốc Công ty quản lý điều hành công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lương, đào tạo cán bộ và công tác bảo vệ, quân sự, an toàn lao động trong toàn Công ty. 2.2.4. Phòng thương mại: Phòng thương mại có chức năng giúp việc Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác thương mại của Công ty. 2.2.5. Phòng kinh tế - kế hoạch: Phòng kinh tế kế hoạch có chức năng giúp Giám đốc Công ty quản lý, đIều hành công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ, đầu tư, đổi mới thiết bị và xây dựng cơ bản. 2.2.6. Phòng tài chính- kế toán: Phòng tài chính- kế toán có chức năng giúp việc Giám đốc Công ty quản lý điều hành công tác tài chính, kế toán của công ty.Theo dõi thu chi, công nợ với khách hàng, lập sổ sách chứng từ, hoá đơn hàng hoá dịch vụ. Các đơn vị trưc thuộc, giám đốc, phó giám đốc và các phần hành kế toán cũng có nhiệm vụ và chức năng tương tự. 3. Mối quan hệ giữa PTSC với Tổng công ty dầu khí Việt Nam và các cấp chính quyền địa phương Tổng công ty có các quyền đối với Công ty như sau: Uỷ nhiệm cho Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty phù hợp với điều lệ của Công ty được Tổng công ty phê chuẩn. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng công ty về hoạt động của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh cán bộ trong bộ máy quản lý Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty theo sự phân cấp của Tổng công ty . Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, quyết toán tài chính, qui định mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi ở Công ty theo qui chế tài chính của Công ty. Trích một phần quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế theo qui chế tài chính Tổng công ty để thành lập các quỹ tập trung của Tổng công ty dùng vào mục đích tái đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư ở các đơn vị thành viên. Phê duyệt các phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tác liên doanh, thu hồi một phần vốn, chuyển nhợng cổ phần thuộc quyền quản lý của Tổng công ty do Công ty đang nắm giữ. Điều hoà các nguồn tài chính, kể cả ngoại tệ giữa các đơn vị thành viên nhằm sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong toàn Tổng công ty, trên nguyên tắc phải đảm bảo cho tổng tài sản của Công ty bị rút bớt vốn không được thấp hơn tổng số nợ cộng với mức vốn điều lệ đẵ đăng ký của Công ty. Điều phối nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ chung của Tổng công ty và đảm bảo việc quản lý thống nhất theo qui hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực cho toàn Tổng công ty. Phê duyệt kế hoạch lao động, các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo đảm đời sống điều kiện lao động cho các cán bộ công nhân viên của Công ty. Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của Công ty theo chiến lược phát triển chung của Tổng công ty. Phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trong đó qui định sự phân cấp cho Giám đốc công ty về: Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp; Tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật công nhân viên chức; hạn mức tín dụng (vay, cho vay, mua bán chậm trả); Mua bán tài sản cố định, mua bán cổ phần của các công ty cổ phần; Mua bán bản quyền phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ; Tham gia các đơn vị liên doanh, các hiệp hội kinh tế; Những vấn đề khác có liên quan đến quyền tự chủ của Công ty theo qui định của luật doanh nghiệp Nhà nước. Kiểm tra hoạt động của Công ty và yêu cầu Công ty báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh Công ty chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ và có trách nhiệm chấp hành các qui định hành chính, các nghĩa vụ đối với chính quyền, địa phương theo pháp luật; đồng thời chiu sự quản lý của chính quyền địa phương các cấp với tư cách là các cơ quan được chính phủ phân cấp thực hiện một số quyền sở hữu với doanh nghiệp Nhà nước. II. Khái quát tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí 1. Đặc điểm về nguồn vốn và tài sản của PTSC: Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí- một ngành đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để có thể đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại, do vậy Công ty hiện có một nguồn vốn lớn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính trong sản xuất, kinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp Nhà nước, các luật khác và qui chế tài chính của Tổng Công ty. Vốn điều lệ của Công ty căn cứ theo kết quả kiểm kê tài sản do Công ty trực tiếp quản lý và các nguồn vốn khác được Tổng Công ty giao. Vốn của Công ty gồm: vốn do Công ty trực tiếp quản lý; vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác, trong đó có các liên doanh. Phần lợi nhuận sau thuế được sử dụng vào việc bổ sung vốn theo qui chế tài chính của Tổng công ty. Mỗi khi có sự tăng hoặc giảm vốn, Công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản và công bố số vốn của Công ty đã được điều chỉnh. Công ty được thành lập và sử dụng các quỹ để đảm bảo cho quá trình phát triển của Công ty đạt hiêụ quả cao. Các quỹ của Công ty được thành lập theo qui chế tài chính của Tổng công ty bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển: được lập từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và trích lợi nhuận theo qui định của Bộ tài chính, lợi tức thu được từ phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp và các nguồn khác. Quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Các mức trích lập, trích nộp cụ thể cho các quỹ nói trên và việc sử dụng các quỹ này được thực hiện theo qui chế tài chính của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn của Công ty, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác. Công ty chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảng cân đối tài sản của Công ty và các cam kết tài chính khác nếu có. Công ty thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc Công ty. Mọi quan hệ tín dụng (vay, cho vay, mua bán hàng chậm trả, bảo lãnh) giữa Công ty với những đối tác bên ngoài Công ty phải tuân theo những nguyên tắc sau: Mức tín dụng tương đương với 15% vốn điều lệ trở xuống cho 1 lần vay do Công ty cân nhắc và quyết định sau đó báo cáo Tổng giám đốc Tổng Công ty. Mức tín dụng tương đương với 15% vốn điều lệ trở lên cho 1 lần vay và mọi khoản vay (trừ vay vốn lưu động) của đơn vị phải trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt. Tình hình về tài sản và thu nhập của Công ty được thể hiện qua bảng sau Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản ( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2002 Tỷ trọng (%) 2003 Tỷ trọng (%) 2004 Tỷ trọng (%) A. Tài sản 1064 100 1021 100 1524 100 - TSLĐ 604 56,79 699 68,41 594 39,01 - TSCĐ 459 43,21 322 31,59 929 60,99 B. Nguồn vốn 1064 100 1021 100 1524 100 - Nợ phải trả 477 44,86 541 53,01 936 61,44 - Vốn chủ sở hữu 586 55,14 480 46,99 587 38,56 C. VCSH/Nợ phải trả 1,229 0,886 0,627 ( Nguồn: phòng tài chính- kế toán) Như vậy ta thấy công ty có một nguồn lực tài chính vững mạnh và có qui mô lớn. Số vốn của Công ty năm 2003 có giảm so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 thì đã tăng lên khá nhiều và hiện nay vốn của công ty là 1524,726 tỷ đồng. Đây là một số vốn lớn mà không phải một doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có được. Các nguồn vốn cân đối đầu tư vào tài sản cố định phù hợp, chính điều đó giúp cho công ty ngày càng phát triển. Từ tỷ trọng vốn chủ sở hữu/nợ phải trải qua các năm cho thấy doanh nghiệp sử dụng nợ ngày càng nhiều. Tốc độ tăng của nợ nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Điều đó cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên việc tăng sử dụng nợ lại có mặt hạn chế đó là làm giảm các khả năng thanh toán của công ty. Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, năm 2003 tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao nhất là 68,41%. Ngược lại, năm 2003 tài sản cố định lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm, chỉ chiếm 31,58% trong tổng tài sản. Năm 2002 là năm mà công ty có sự cân đối nhất giữa tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định (tài sản lưu động chiếm 56,79% còn tài sản cố định chiếm 43,21% tổng tài sản). Năm 2004 công ty có sự tăng mạnh tài sản cố định. Nguyên nhân là do doanh nghiệp mua thêm nhiều thiết bị, công cụ, tàu thuyền để phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Năm 2004 tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản chiếm tới 60,99% và do vậy tỷ trọng tài sản lưu động chỉ còn chiếm 39,01%, thấp nhất trong 3 năm. Việc tăng tài sản cố định cũng là nguyên nhân làm tăng tổng tài sản của công ty vào năm 2004. Điều này một lần nữa cho thấy quy mô lớn của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Đối với cơ cấu nguồn vốn của công ty thì tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn ở 2 năm 2002 và 2003 là khá đều nhau. Năm 2002 tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là 44,86% và 55,14% còn năm 2003 tỷ trọng này là 53,01% và 46,99%. Sang năm 2004 thì tỷ trọng nợ phải trả tăng cao, chiếm 61,44% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm này công ty tăng sử dụng tài sản cố định nên công ty phải tăng cường huy động vốn bằng cách sử dụng nợ vay. 2.Kết luận: Trong 3 năm (2002 – 2004) nhìn chung tình hình tài chính của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí tương đối ổn định. Điều đó thể hiện những cố gắng của Công ty trong quá trình hoạt động của mình. Chương II: Thực trạng về lợi nhuận và doanh thu Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ Bảng phân tích dưới đây xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính và mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần (doanh thu thuần được coi là gốc). Qua bảng phân tích này, ta sẽ thấy được cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn, chi phí và lợi nhuận. Bảng 8: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh chính Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số TĐ % DT Số TĐ % DT Số TĐ % DT - Tổng doanh thu 2038222 102,14 2348324 101,84 2914112 100 - Doanh thu thuần 1995529 100 2305917 100 2914109 100 - Giá vốn hàng bán 1822075 91,31 2055849 89,16 2662169 91,35 - Lãi gộp 173453 8,69 250067 10,84 251940 8,65 - Chi phí QLDN 19806 0,99 34496 1,49 26109 0,89 - LNTT 129949 6,51 182996 7,94 195402 6,71 - Thuế TNDN 38524 1,93 52490 2,28 71162 2,44 - LNST 91424 4,58 130505 5,66 124239 4,26 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Nhìn vào bảng ta thấy, trong năm 2000, 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm tới 91,31 đồng, lãi gộp là 8,69 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 0,99 đồng, lợi nhuận sau thuế là 4,58 đồng. Năm 2001 hiệu quả đạt cao hơn, trong 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm ít hơn là 89,16 đồng, lãi gộp nhiều hơn là 10,84 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là 1,49 đồng và lợi nhuận sau thuế tăng lên là 5,66 đồng. Như vậy là trong năm 2001 công ty đã giảm giá vốn hàng bán kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng. Tuy nhiên về chi phí quản lý doanh nghiệp thì vẫn tăng. Công ty cần phải giảm chi phí này xuống bởi vì chi phí này có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Sang năm 2002 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có tới 91,35 đồng giá vốn hàng bán tăng 2,19 đồng so với năm 2001 dẫn tới lãi gộp giảm đi 2,19 đồng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có giảm 0,6 đồng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khoản giá vốn hàng bán tăng thêm. Do đó, khoản lợi nhuận trước thuế giảm đi 1,23 đồng và lợi nhuận sau thuế giảm là 1,4 đồng. Nhìn chung tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần tương đối ổn định và có phần giảm đi. Điều này có phần làm tăng mức lợi nhuận của công ty và là một ưu điểm mà công ty cần phải phát huy, quan tâm quản lý chặt chẽ khoản chi phí này có kế hoạch lập và phân bổ dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty với mức doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh ta xét cơ cấu doanh thu. Về cơ cấu doanh thu của công ty có : Bảng 9: Phân tích cơ cấu doanh thu của công ty Đơn vị: triệu đồng Loại hình dịch vụ 2000 2001 2002 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tổng cộng 2038222 100 2348324 100 2914112 100 1. Dịch vụ tàu thuyền PTSC 284572 13,96 321054 13,67 332928 11,43 2. Dịch vụ tàu thuyền thuê ngoàI 291123 14,28 306522 13,05 344065 11,81 3. Dịch vụ đại lý tàu biển 3999 0,19 4013 0,17 4378 0,15 4. Dịch vụ căn cứ dầu khí 86055 4,22 85775 3,65 94068 3,23 5. Dịch vụ lao động 37689 1,85 38996 1,66 40227 1,34 6. Dịch vụ kinh doanh nhiên liệu 169685 8,33 186685 7,95 190792 6,55 7. Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị 185363 9,09 196501 8,37 210184 7,21 8. Dịch vụ cơ khí sửa chữa 5012 0,25 5411 0,23 5819 0,19 9. Dịch vụ SXKD nước khoáng 8215 0,40 10515 0,45 9832 0,34 10. Dịch vụ khách sạn 2150 0,011 2231 0,09 2663 0,091 11. Dịch vụ các dự án 942323 46,23 1132662 48,23 1396804 47,93 12. Dịch vụ khác tại các đơn vị 22036 1,08 57959 2,47 82345 2,83 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Qua bảng phân tích cơ cấu doanh thu ta nhận thấy: năm 2000 doanh thu chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ các dự án (chiếm 46,23% tổng doanh thu), dịch vụ tàu thuyền thuê ngoài (chiếm 18.67%) và dịch vụ tàu thuyền PTSC (chiếm 11.43% tổng doanh thu). Còn các dịch vụ khác như: dịch vụ khách sạn, dịch vụ nước khoáng, dịch vụ cơ khí sửa chữa chiếm tỷ trọng quá thấp (chỉ chiếm lần lượt là: 0,011%, 0,4%, 0,25%) so với tổng doanh thu mặc dù những dịch vụ này rất có tiềm năng phát triển. Đây cũng là một việc công ty cần giải quyết trong hướng đi sắp tới. Nhìn chung doanh thu của các loại hình dịch vụ đều tăng nhưng với tốc độ không đều nhau làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng đều tăng lên dẫn đến lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, nếu tất cả các loại hình dịch vụ của công ty đều tăng với tốc độ tăng giống nhau thì lợi nhuận của công ty còn tăng nhiều hơn. Năm 2001 và 2002 doanh thu của công ty tăng cũng chủ yếu là do tăng doanh thu của dịch vụ ác dự án, dịch vụ tàu thuyền PTSC và dịch vụ tàu thuyền thuê ngoài. Năm 2001 doanh thu từ dịch vụ các dự án rất cao, chiếm tỷ trọng là 48,23% tức là còn cao hơn năm 2000. Có sự tăng giảm tỷ trọng ở các dịch vụ khác nhưng mức tăng giảm là không quá nhiều. Năm 2002 doanh thu từ các dịch vụ quan trọng đem lại nhiều doanh thu nhất cho công ty slại giảm đi như: doanh thu từ dịch vụ các dự án giảm xuống chỉ còn chiếm 47,93%, doanh thu từ dịch vụ tàu thuyền PTSC giảm, chiếm 11,43% và doanh thu từ dịch vụ tàu thuyền thuê ngoài cũng giảm xuống chiếm 47,93% trong tổng doanh thu của toàn công ty. Còn các dịch vụ khác thì lại có xu hướng tăng về tỷ trọng doanh thu nhưng mức tăng là không nhiều. Doanh thu từ những dịch vụ như: dịch vụ tàu thuyền PTSC, dịch vụ tàu thuyền thuê ngoài, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ căn cứ dầu khí, dịch vụ lao động, dịch vụ kinh doanh nhiên liệu, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và dịch vụ cơ khí sửa chữa là những dịch vụ mà trong 3 năm doanh thu bị giảm dần. Tuy nhiên, tỷ trọng của những dịch vụ này vẫn cao trong tổng doanh thu. Như vậy ta có thể thấy là các dịch vụ phục vụ cho những lĩnh vực liên quan đến dầu khí vẫn được công ty quan tâm nhiều hơn và do vậy nó đem lại nhiều doanh thu hơn còn các dịch vụ khác như: dịch vụ sản xuất kinh doanh nước khoáng, dịch vụ khách sạn, dịch vụ lao động, dịch vụ cơ khí sửa chữa…không được quan tâm nhiều lắm. Điều này cũng đúng bởi vì công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí là một công ty thuộc ngành dầu khí nhưng công ty cũng nên quan tâm hơn nữa đến các loại hình dịch vụ khác bởi vì các loại hình dịch vụ kia nếu được khai thác một cách triệt để thì cũng sẽ mang lại cho công ty một nguồn doanh thu rất lớn. Cùng với việc phân tích kết cấu doanh thu, ta cũng cần phân tích kết cấu chi phí của công ty để từ đó xác định trong tổng chi phí kinh doanh thì chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất và có ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của công ty. Trên cơ sở đó có những biện pháp cụ thể để giảm chi phí. Bảng 10: Chi tiết về chi phí trực tiếp Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số TĐ %DT Số TĐ % DT Số TĐ % DT Tổng doanh thu 2038222 100 2348324 100 2914112 100 Tổng chi phí 60990 55062 41612 Chi phí trả CNV 33514 1,64 30612 1,69 25015 0,86 Chi phí KHTSCĐ 15525 0,76 10658 0,79 8654 0,29 Chi phí DV mua ngoài 4201 0,21 5201 0,22 5511 0,19 Chi phí bằng tiền khác 7750 0,38 8591 0,37 2432 0,08 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Như vậy các khoản mục chi phí của công ty nói chung không có sự thay đổi đáng kể đều giữ tỷ trọng ngang bằng nhau trong 3 năm. Điều này thể hiện công ty đã có hiệu quả trong việc phấn đấu giữ cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý. Để hiểu rõ thêm về những thay đổi của tổng chi phí ta sẽ xem xét cơ cấu từng khoản mục trong tổng chi phí của công ty. Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và phụ cấp theo lương của toàn thể công nhân viên trong công ty, các khoản bảo hiểm xã hội trích theo lương. Năm 2000 khoản mục chi phí này chỉ chiếm 1,64% trong tổng doanh thu cả năm nhưng đến năm 2001 thì khoản mục này đã tăng lên chiếm 1,69% và đến năm 2002 lại giảm chỉ còn 0,93% tổng doanh thu. Nhìn chung, chi phí nhân công là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn đòi hỏi công ty phải giữ mức cơ cấu hợp lý không để mức chi phí này tăng đột biến trong khi doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng không nhiều. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn của tất cả các loại tài sản cố định trong công ty. Trong 3 năm công ty có chi phí khấu hao TSCĐ giảm dần. Điều này thể hiện công ty đã quan tâm nhiều tới khoản mục chi phí này. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Trong 3 năm tỷ trọng khoản mục chi phí này không có biến động lớn đã thể hiện công ty cố gắng giữ vững cơ cấu này để đảm bảo cho khoản chi phí dịch vụ mua ngoài không tăng nhanh hoặc vượt trội quá so với doanh thu. Các chi phí bằng tiền khác: Trong 3 năm khoản mục chi phí này có sự tăng giảm nhưng đã tăng giảm cùng nhịp độ với tổng doanh thu. Năm 2000 khoản mục chi phí này là 0,38% tổng doanh thu. Sang đến năm 2001 và 2002 thì khoản mục chi phí này thay đổi, chỉ chiếm 0,37% và chỉ còn 0,05% tổng doanh thu. *Chi phí lãi vay ngân hàng Đây là một khoản chi phí lớn, thường xuyên của công ty do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 38,56% tổng nguồn vốn tương đương là 587863 triệu đồng, nên công ty phải thường xuyên vay ngắn hạn ngân hàng. Bảng 11 : Chi phí lãi vay ngân hàng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số TĐ % Số TĐ % LãI vay ngắn hạn NH 3403 10665 14180 7262 213,4 3415 32,96 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Cùng với sự tăng lên của số liệu vay ngân hàng thì tiền lãi vay cũng tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng của tiền vay năm 2001 so với năm 2000 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng năm 2002 so với năm 2001. Năm 2001, công ty đã tăng mức vay ngắn hạn ngân hàng lên rất nhiều, tăng đến 7262 triệu đồng tức là gần 213,4% so với năm 2000. Đây là khoản chi phí tăng nhanh nhất trong tất cả các khoản chi phí kể cả 3 năm. Sang đến năm 2002 thì chi phí này tăng ít hơn, 3415 triệu đồng tương ứng là 32,96% nhưng vẫn là tăng nhiều bởi vì con số này được tính so với năm 2001. Chi phí lãi vay ngân hàng tăng lên thì lợi nhuận thu được sẽ giảm xuống. Thông qua tình hình trên ta thấy công ty gặp khó khăn về vốn lưu động. Công ty cần giải quyết tình trạng này thì mới góp phần giảm chi phí kinh doanh. *Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng 12: Chi phí bán hàng và quản lý Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số TĐ % Số TĐ % Chi phí bán hàng 41184 29566 15503 -11618 28,21 -14063 47,56 Chi phí QLDN 19816 34496 26109 14680 74,08 -8387 24,31 (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Nhìn vào bảng 12 ta thấy chi phí bán hàng của công ty ngày một giảm đặc biệt là năm 2002 chi phí này giảm 14063 triệu đồng tương ứng là 47,56%. Điều này cho thấy công ty đã tiết kiệm được chi phí bán hàng. Tuy nhiên trong khi chi phí bán hàng của công ty giảm dần thì ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên. Năm 2001 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhiều, tăng 14680 triệu tương ứng là tới 74,08%. Một con số rất lớn mà công ty cần phải quan tâm. Năm 2002 chi phí này có giảm đi là 8387 triệu đồng tương ứng là giảm 24,31% nhưng về giá trị thì vẫn còn rất lớn. Như vậy mặc dù chi phí bán hàng của công ty đã giảm nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên do vậy mà chi phí chung của công ty có giảm nhưng giảm ít. Điều này là không tốt bởi vì chi phí có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Sau khi xem xét chi tiết cơ cấu doanh thu và chi phí của công ty ta phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo coá kết quả kinh doanh để từ đó biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí – Chi phí HĐSXKD thuần hàng bán bán hàng QLDN Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ Do tổng doanh thu thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu bán hàng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Theo số liệu, tổng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng lên 565788 triệu đồng do vậy đã làm cho lợi nhuận tăng lên 565788 triệu đồng. Do chiết khấu: đã làm giảm lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 của công ty một lượng 216,01 triệu đồng. Do giá vốn hàng bán thay đổi: giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng chủ yếuảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến hang tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng tăng lên và ngược lại. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, giá vốn hàng bán năm 2002 tăng so với năm 2001 làm lợi nhuận giảm đi một lượng là 606320 triệu đồng. Do thuế tiêu thụ: thuế tiêu thụ là loại thuế gián thu tính cho người tiêu dùng nhưng lại làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nhân tố khách quan do Nhà nước qui định. Năm 2002, công ty không phảI nộp thuế tiêu thụ nên so với năm 2001 lợi nhuận của công ty đã tăng là 42407 triệu đồng. Do chi phí nghiệp vụ kinh doanh (chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp): so với năm 2001 thì chi phí nghiệp vụ kinh doanh của công ty đã giảm đi 13450 triệu đồng tức là làm tăng lợi nhuận 13450 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty: -Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: Do tổng doanh thu: + 565788 triệu đồng Do thuế tiêu thụ đặc biệt + 42407 triệu đồng Do chi phí nghiệp vụ kinh doanh + 13450 triệu đồng + 621645 triệu đồng -Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Do chiết khấu - 216,01 triệu đồng Do giá vốn hàng bán - 606320 triệu đồng - 606536,01 triệu đồng Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Những kết quả đạt được Trong 3 năm gần đây, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng bằng ý chí tự chủ cao, với quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Mục tiêu lợi nhuận được tập thể ban lãnh đạo quán triệt coi đó là mục tiêu kinh tế hàng đầu trong hoạt động cuả công ty, điều kiện sống còn của bản thân doanh nghiệp, coi trọng và chú ý đặc biệt vai trò quan trọng của yếu tố này. Công ty đã từng bước lên kế hoạch và thực hiện hàng loạt các biện pháp có hiệu quả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Trong ba năm qua, về số tuyệt đối lợi nhuận của công ty tăng khá rõ nét, doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi vốn và các tỷ lệ về khả năng sinh lãi cũng có xu hướng tăng có lợi cho công ty. Trong 3 năm từ 2000 đến 2002, doanh thu của công ty lần lượt là: 2038222 triệu đồng, 2348324 triệu đồng và 2914112 triệu đồng tương ứng với mức tăng số tuyệt đối là 310102 triệu đồng và 565788 triệu đồng. Doanh thu của công ty tăng dẫn tới lợi nhuận của công ty cũng tăng trong 3 năm. Lợi nhuận trước thuế 3 năm là 129949 triệu đồng, 130505 triệu đồng và 195402 triệu đồng. Mức tăng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2001 so với năm 2000 là 53047 triệu đồng hay 40,82% còn năm 2002 so với năm 2001 là 12406 triệu đồng tương ứng là 6,78%. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm đều giảm nhưng giảm ít, lần lượt là 60990 triệu đồng, 55062 triệu đồng và 41612 triệu đồng. Trong những năm qua, công ty đã chủ động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình bằng cách tập trung đầu tư nguồn vốn cải tạo và nâng cấp trang bị kỹ thuật mới với công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành. Bắt nguồn từ thế mạnh sẵn có, công ty không ngừng phấn đấu đạt mức doanh thu hợp lý, tạo uy tín cho khách hàng, thị trường không ngừng củng cố và mở rộng. Chính vì vậy công ty đã tạo ra được lợi nhuận và ngày càng đóng góp cho Ngân sách Nhà nước những khoản nộp tương ứng với doanh thu và lợi nhuận. Công ty cố gắng thâm nhập và tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường trên cơ sở đó lập kế hoạch thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo tình hình thực tế, để có sự phấn đấu rõ ràng, hoàn thành mục tiêu kế hoạch từng năm có hiệu quả. Một điều cần quan tâm ở đây cơ cấu vốn hàng năm của công ty ngày càng được hoàn thiện hơn, phấn đấu xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, sử dụng các khoản nợ vay là một nguồn vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn. Điều này thể hiện một mặt mạnh trong khả năng quản lý tài chính của cán bộ quản lý tài chính công ty đã biết sử dụng cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm các chi phí vốn có thể nhằm tối đa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có được những thành tựu đó, bên cạnh những thuận lợi của yếu tố khách quan, phải khẳng định sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong công ty. Ban lãnh đạo và các nhà quản lý tài chính đã có những nhìn nhận và quyết định hợp lý trong tình hình thực tế của tập thể, những mặt mạnh và những mặt yếu trong lĩnh vực tài chính của công ty để có biện pháp hợp lý nhằm tối đa lợi nhuận. Đội ngũ công nhân viên trực tiếp sản xuất và quản lý đều phấn đấu hết khả năng và năng suất hoàn thành nhiệm vụ cuả mình. Tóm lại, bước vào sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới công ty đã tiếp cận được với thị trường, bước đầu vượt qua những thử thách nặng nề trong quá trình kinh doanh, tiếp tục ổn định sản xuất và có bước phát triển đáng kể góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. 2.2.Những hạn chế và nguyên nhân: 2.2.1.Hạn chế: Hiện nay, do đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới nên lợi nhuận doanh nghiệp cũng chịu tác động của hai cơ chế đó. Chính vì vậy, cùng với những chuyển biến tích cực vẫn còn không ít những hiện tượng ngược dòng. Công ty cũng không ngoài thực tế đó nên việc áp dụng giải pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp chỉ là những bước ban đầu mang tính thử nghiệm. Đây chính là những khó khăn cản trở to lớn mà các doanh nghiệp phải vượt qua trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trong doanh thu thuần, các khoản mục chi phí của công ty cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Bên cạnh đó, việc quản lý các khoản phải thu của công ty còn kém. Số liệu ba năm cho ta thấy các khoản phải thu khách hàng rất cao dẫn đến các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng lên làm cho chi phí trả lãi tăng lên. Trong các loại hình dịch vụ kinh doanh của công ty thì có một số loại dịch vụ chưa được công ty quan tâm đầu tư phát triển đúng mức để khai thác một cách triệt để tiềm năng của những loại dịch vụ này. Công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản cố định mặc dù giá trị tài sản cố định của công ty là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Khả năng thanh toán của công ty là chưa tốt mặc dù tiềm lực tài chính của công ty là rất lớn. Công ty cần phải điều chỉnh lại khả năng thanh toán của mình sao cho phù hợp nhất bởi vì khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến sự tồn tại của bản thân công ty. Ngoài ra hoạt động tài chính của công ty thường xuyên bị thua lỗ đặc biệt là năm 2002 công ty đã bị lỗ tới 17340 triệu đồng. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Trên đây là một số hạn chế và nó do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. 2.2.2.Nguyên nhân chủ quan: *Do công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá còn nhiều hạn chế Mặc dù doanh thu tiêu thụ hàng hoá là lớn nhưng không có nghĩa là tốt nhất. Vì cho dù tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn và đem lại doanh thu cao nhưng chi phí tiêu thụ lớn thì lợi nhuận còn lại cũng chỉ rất thấp. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì việc mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ là rất quan trọng. Đến nay, mặc dù công ty đã có nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành phố những lượng tiêu thụ hàng hóa vẫn chưa lớn. Có thể nói việc tiêu thụ sản phảm hàng hoá của công ty còn mang tính bị động, chủ yếu dựa vào khách hàng truyền thống và những đơn đặt hàng quen thuộc. *Do công tác tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh. Nhìn vào bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh ta nhận thấy mặc dù trong năm 2002 doanh thu của công ty rất lớn nhưng lợi nhuận lại nhỏ hơn năm 2001, nguyên nhân là do tổng chi phí lớn. Việc tăng khấu hao Tài sản cố định và tiền lương công nhân là lẽ đương nhiên nhưng bên cạnh đó khoản chi phí khác lại lớn mà chủ yếu là chi tiếp khách, trả tiền lãi vay…Tuy nhiên có thể thấy rằng trong đó là những khỏan chi cần thiết và hợp lý nhưng cũng có những khoản chi không thực sự cần thiết và có lẽ do những khoản chi không thực sự cần thiết này đã đẩy chi phí kinh doanh lên cao so với doanh thu thuần. 2.2.3.Nguyên nhân khách quan *Các chính sách của Nhà nước -Chính sách lãi suất của ngân hàng Nhà nước. Đối với doanh nghiệp trả lãi tiền vay cũng là một nhân tố làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận. Việc trả lãi tiền vay được khống chế theo chính sách lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước công bố và nó được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ đối với doanh nghiệp. Mặt khác trong kinh doanh, ngoài việc phải vay ngân hàng doanh nghiệp còn phải đi vay ngắn hạn những tổ chức cá nhân khác và thông thường doanh nghiệp phải trả lãi cao hơn lãi vay ngân hàng nhưng theo quy định doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khoản lãi vay bằng với lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng. -Chính sách thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước. Thuế là nhân tố khác quan có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp, thuế tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại. Thật vậy, thuế có ảnh hương tới lợi nhuận thông qua thuế suất. Thuế suất tăng làm chi phí về thuế tăng, dẫn đến giá thành tăng. Khi giá thành tăng nếu doanh nghiệp tăng giá bán thì khi đó lượng tiêu thụ hànghoá sẽ giảm, dẫn đến tổng doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Không ai phủ nhận rằng, luật thuế GTGT là luật thuế gián thu tốt nhất, được áp dụng thay cho thuế doanh thu trước đây nhưng việc thực hiện luật thuế này từ 1/1/99 cũng đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, Thuế GTGT không chỉ làm tăng giá hàng hoá dịch vụ mà đôi khi với việc khấu trừ thuế, hoàn thuế chậm sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc quay vòng vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác khi áp dụng thuế GTGT đòi hỏi doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hơn hệ thống chứng từ, số sách kế toán, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên kế toán cũng như hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán. *Cung cầu trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Quan hệ cung cầu trên thị trườngcó ảnh hưởng rất lớn đến giá cả và sản lượng tiêu thụ, qua đó mà ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí thì yếu tố cung cầu lại càng quan trọng. Cung cầu quyết định giá hàng nhập vào cao hay thấp từ đó mà hình thành nên giá vốn hàng bán cao hay thấp. Mặt khác, cung cầu cũng quyết định giá hàng hoá dịch vụ trên thị trường, giá cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm lợi nhuận của công ty. Các đối thủ cạnh tranh cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp mà ảnh hưởng trước hết là đến doanh thu tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng thu được lợi nhuận lớn và ngược lại. Nói tóm lại: Từ năm 2000 đến nay công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã thu được những kết quả đáng khích lệ, duy trì hoạt động đảm bảo đời sống cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên với bảng lợi nhuận tăng hàng năm. Tuy vậy, công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục để ổn định và phát triển kinh doanh ngày càng hiệu quả. Biện pháp giải quyết cho vấn đề này sẽ được trình bày ở phần sau. Kết luận Lợi nhuận giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không thì điều quan trọng là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là chỉ tiêu cơ bản để đánh gía hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó đòi hỏi người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã có được một số kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, để có thể tiếp tục và phát triển đạt mục tiêu tăng lợi nhuận, công ty cần nỗ lực hơn trong việc khắc phục những hạn chế, phát huy những thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Luận văn “Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận và tìm hiểu thực trạng lợi nhuận của công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Em mong rằng biện pháp này sẽ có ích trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty thời gian tới. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do nhận thức và trình độ hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Lê Hương Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin trân trọng cảm ơn các chú, các cô, các chị phòng tài chính – kế toán công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại công ty. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp Chủ biên: TS Lưu Thị Hương 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp Chủ biên: PTS Vũ Duy Hào 3. Quản trị doanh nghiệp thương mại Trường ĐH KTQD 4. Tài chính doanh nghiệp sản xuất Trường ĐH TCKT 5. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Frederich Mishkin 6. Quản trị kinh doanh PGS.PTS Nguyễn Công Nghiệp 7. Kinh tế và quản lý doanh nghiệp Ngô Trần ánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28111.doc
Tài liệu liên quan