Bao quát toàn bộ nội dung của quá trình sản xuất một mã hàng cho thấy tổ chức lao đọng khoa học không chỉ là một vấn đề tổ chức thông thường mà đó là phương pháp tổ chức vừa mang tính khoa học vừa có cả nghệ thuật tổ chức quản lý.Trong đó tổ chức lao động trong xí nghiệp cần pơhải biết điểm mậnh, điểm yếu của từng lao động để phân cônng cho phù hợp.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích mã hàng tại xí nghiệp 1 em thấy được những cue gắng, sụ tích cực, không nừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, quan tâm đến người lao động của xí nghiêp. Lãnh đạo ban giám đốc xí nghiệp không ngừng nghiên cứu tìm ra những phương thức sản xuất tiên tiến cũng nư sum đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo các điều kiện lao đọng, tăng cường các hoạt động khuyến khích lao động sản xuất, cải tiến chế độ tiền lương hợp lý tạo công viẹc ổn định cho người lao động.
80 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty may mặc Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được giao:ví dụ nhân viên thiết kế giác sơ đồ ,may mẫu đôi
Trường hợp đơn đặt hàng : bản thông số TCKT,áo mẫu và bộ mẫu của sản phẩm .Phòng TK và PT phải tiến hành cắt và may mẫu đôi .Đo lại thông số kích thước sản phẩm.Thông tin lai cho khách hàng,nếu khách hàng yêu cầu chỉnh sửa ,nếu khách hàng đồng ý thì tiến hành công đoạn tiếp theo để hoàn chỉnh bộ hồ sơ TCKT và bộ mẫu cắt .
Khi có mẫu ,đơn đặt hàng đã được khách hàng đồng ý thì phòng kỹ thuật triển khai thực hiện.Trưởng phòng kỹ thuật sẽ phân cho các thành viên trong phòng. So sánh và đối chiếu giữa những yêu cầu của khách hàng có phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty và xí nghiệp hay không.Nếu có khó khăn vướng mắc ,trưởng phong kỹ thuật đề nghị với ban giám đốc công ty ra hướng khắc phục giải quyết.Nếu đã giải quyết xong thì nhân viên phòng kỹ thuật cũng như nhân viên phòng TK và TT phối hợp với tổ kỹ thuật củ xí nghiệp may thực hiện sản xuất hàng loạt .
IV.quy trình sản xuất của công đoạn CBKT thực hiện ở phòng KT&PT.
Sáng tác mẫu chào hàng, thiét kế mấu mỏng chế thử mẫu, thiết ké mẫu sơ đò cắt, xây dựng định mưuc nguyen phụ liệu , xây dựng phuơng pháp công nghệ, xây dẹng bản TCKT.
1.sáng tác mẫu chào hâng , mẫu đối.
Với hàng nội địa hoặc hợp đồng chỉ có đơn đắt hàng thì phòng Tk&TT phải sáng tác mẫu chào hàng. Sáng tác mẫu phù hơpợ với thời trang, với mục đích sử dụng. Nghiên cứu phụ liệu để sáng tác ra sản phẩm đó, sáng rtác ra mãu nếu được chấp nhận dưới hình thức kí kết hợp đòng, tiêu thụ sản phẩm với những số lượng cụ thể, thời gian giâ hàng thì tiến hành triển khai dưa vào sản xuất.
Với những hợp đồng có một trong những điều kiện bản TCKT áo mẫu, bộ mẫu cắt. Dưới sum chỉ đạo của truởng phòng nhân vien thiết kế mẫu phải làm những công việc như sau: Tiến hành nghiên cứu vật liệu sử dụng đã có ; nghiên cứu yêu cầu khách hàng thiết kế mẫu đối; nếu được đồng ý thì tiến hành các công việc tiếp theo đẻ hoàn thành KT chuẩn bị triển khai sản xuất hàng loạt.
2.thiết kế mẫu mỏng.
Nhân viên TK mẫu tiến hành Tk mẫu trên giấy mỏng căn cứ vào bản TCKT trong đó có bản thông số kích thước và căn cứ vào áo mẫu đểt xác định kích thước cần thiết kế. Căn cứ vào kinh nghiêm công thức tính toán đồng thời có tính đến độ dư đường may, sụ tác động của các yếu tố tác động đến mặt vải trong quá trònh gia công, nhiệt đọ thiết bị. Từ đó nhân viên thiết kế ra bộ maux hoàn chỉnh trên giấymỏng, giai, chống ẩm, đó là mẫu mỏng.
3.chế thử.
Sau khi nhân viên TK mẫu đã hoàn thành bộ mẫu của mã hàng cho tiến hành chế thử . người may thử , chế thử là nhũng nhân viên, công nhân may mẫu co kinh nghiệm có trình độ nghề nghiệp cao. Khâu chế thử với mục đích hiệu chỉnh hình dáng kích thước của sản phẩm cho đẩm bảo TCKT. Đồng thời chế thử để hiệu chỉnh và qua công nghệ đã xây dựng,qua chế thử xây dựng định mức tiêu hoa NPL.
Sử dụngmẫu mỏng các chi tiết của sản phảm, sơ bộ xếp đặt các chi tiêt lên loại vải đã đủ điều kiện dựa vào sản xuất. Quá trình cắt phải chính xác đúng yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm. Tiến hành may thử theo quy trình công nghệ sơ bộ được thiêt lập bước đầu, sau khi may hoàn chỉnh sẩn phẩm, tiến hành khảo sát lại kích thước so với bản TCKT.
Thông tin cho khách hàng nếu khách chưa đồng ý điều gì thì chỉnh sửa theo đúng chỗ khách hàng chưa hài lòng. Nếu khách hàng đồng ý thì ta tiến hành coong đoạn tiếp theo. Trong quá trình chế thử định mức tiêu hao chỉ vải và các phụ liệu khác, thực tế công ty Thăng Long có truyền thống kinh nghiệm đã xây dựng được parem thời gian, parem định mức NPL của những sản phẩm truyền thống.
4.nhân mẫu-hoàn chỉnh bộ mãu cứng.
Căn cứ vào bộ mãu dã chế thử mà khách hàng đã đống ý. Cân cứ vào bảng thông số kích thước ta sẽ có hệ số nhân mẫu. Dựa vào phuơng pháp dựng hình và những công thức tính toán trong dựng hình tiến hành nhân mẫu theo quy trình sau:
Bước1: Xác định trục hàm chuẩn và các điểm cần dịch chuyển mỗi bộ phận theo nguyên tắc sau:
-Tại mối điểm thiết kế chỉ được dịch chuyển theo phương pháp sông song với trục dọc hoặc trục ngang
-Nếu nhảy vô từ nhỏ sang lớncác kích thước ngang dịch chuyển là phái ngoài mẫu,các kích thước doc dịch chuyển lên phía trên nếu là từ cỡ nhỏ lên cỡ lớn hoặc ngược lại
-Các điểm cần dịch chuyển trong mỗi chi tiết là điểm cần tính toán trong mỗi chi tiết thiết kế dựng hình
Với áo các cỡ vóc co chiều dài hơn kém nhau 1cm hướng nhảy đưa hết xuống gấu. Từ 3cm trở lên thì phân phối theo tỷ lệ 1/3 trục ngang trở lên chiếm 1 phần, trục ngang trở xuống chiếm 2 phần
Bước 2:Xấc định hệ số nhảy.
Căn cứ vào bảng thông số kích thước ta xác định độ chênh lệch giữa các cỡ số và đó chính là hệ số nhân mẫu giữa các cỡ số với nhau
Căn cứ vào độ chênh lệch đó phải sử dụng thêm công thức đã sử dụng trong qua trình thiết kế VD: phương pháp nhảy mẫu áo sơ mi nữ MC 342
Khách hàng: đơn vị sản xuất xí nghiệp I trên mẫu cứng thể hiện kí hiệu canh sợi, độ dựa cho phép tên mã hàng.
5. thiết kế mẫu sơ đồ cắt
mục đích
Nhằm cung cấp các mẫu cắt để cắt các bàn vải kết hợp xác định mức tiêu hao trên một đầu sản phẩm hoặc lô hàng.
Mâu sơ đồ cắt phải là sắp xếp các chi tiết sản phẩm( một hoặc nhiều cỡ ) trên một sơ đồ. Đảm bảo các chi tiết kĩ thuật, canh sợ, tiêu chuẩn mỹ thuật. Hạ thấp mức tiêu hao nguyên liệu
b.hình thức giác sơ đồ
-Giác đối đầu: các chi tiết của mẫu trong quá trình sắp xếp đặt trên mẫu sơ đồ chỉ cần chú ý tới hướng đặt của các chi tiết sao cho sơ đồ kín.
Hình thức này áp dụng với các loại vải một màu, hình trang trí rối không có hướng, không có tuyết
-Giác đuổi: các chi tiết của mẫu cứng căn đúng canh sợi. Xác định hướng đặt của các chi tiết đúng chiều với hình trang trí trên mặt vỉa và theo chiều xuôi của tuyết.
Hình thức này áp dụng với các loại vải có hình trang tri theo chiều vải, có tuyết, vải có hướng.
-Giác đối xứng hoặc vừa đối xứng vừa đuổi: các chi tiết của sản phẩm gồm các bộ phận đối xứng của cơ thể phải sắp đặt sao cho trên bề mặt của sản phẩm phải đảm bảo kết cấu của hình trang trí có hướng và lặp lại theo một chu kì nhất định.
Hình thức này áp dụng cho các lại vải, có hình trang trí theo chiều xuôi của tuyết.
c.các yêu cầu kĩ thuật của sơ đồ cắt.
Các chi tiết phải được canh đúng canh sợi cho phép sơ đồ phải đảm bảo đủ chi tiết,không thiếu, không thừa, không lẫn từ cỡ này sang cỡ khác, từ mã này sang mã khác, không phát rỡ các hình trang trí của vải trên sản phẩm.
Các chi tiết được xếp đặt cho hợp lý, ít khe hở không chồng lên nhau, đảm bảo thoát dao khi cắt. Sơ đồ phải nằm trong định mức, hoặc rút ngắn so với định mức nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm, kích thước sơ đồ phải được chính xác và trên từng sơ đồ phải được chỉ dẫn về sơ đồ cụ thể. Thực hiện theo quy trình các bước giác sơ đồ.
d.quy trình giác sơ đồ
Bươc1: chuẩn bị dụng cụ: bàn, mẫu giác, thước, chuẩn bị các bộ mẫu. Nghiên cứu để lắm được quy cách kỹ thuật của sản phẩm
Bước 2:rộng mẫu , căn cứ vào khổ vải km=khổ vải- (0,5-: 1-)cm, km : khổ mẫu
dài mẫu: Dm=Đm/Km, dm : dài mẫu, Đm: định mức(m2) , Km: khổ mẫu(m).
Cách tính chiều dài mẫu trên áp dụng với lô hàng đã định: căn cứ vào chiều dài chân, tay và khổ mẫu sơ đồ xác định chiều dài và bàn mẫu trong khoảng chiều dài đó, có thể rút ngắn hoặc nới ra. Kẻ hia đường không chẻ rộng mẫu, kẻ không chẻ hai đầu mẫu. Khung của mẫu phải đảm bảo bốn goc vuông và xác định chiều dài, chiều rộng trên tất cả các vị trí.
Bước 3: bày mẫu:
Xác định phương pháp giác cho phù hợp với từng loại vải ( cấu tạo và hình trang trí trên mặt vải ). Vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, tìm ra quy luật xếp đặt các chi tiết phù hợp với từng loại sản phẩm
Bày các chi tiết lớn trước về phía 2 đầu bàn cắt và mép bên để triệt tiêu các khe hở, xếp mép thẳng ăn dài với mép thẳng, nối ăn lõm to ăn với lõm nhỏ nhưng phải đảm bảo được tiêu chuẩn căn rộng phàn phải dư sau mỗi sơ đồ. Phải lắm được tiêu chuẩn, vị trí can, có thể vay mượn đường may trong phạm vi cho phép.
Bước 4: vạch mẫu.
Trước khi vạch mẫu phải kiểm tra số lượng các chi tiết mỗi cỡ đúng mã. Căn lại canh sợi của các chi tiết và tiến hành vạch mẫu theo các đường che vi của các chi tiết cứng lên mặt giấy, sang dấu các vị trí khống chế các điểm bấm
Yêu cầu các chi tiết phải vạch chính xác không chồng cheo lên nhau, vạch chi tiết lớn trứơc, chi tiết nhỏ sau, sao cho khâu cắt thoát dao phải ghi rõ cỡ số của từng chi tiết trên mẫu sơ đồ cắt.
Bước 5: kiểm tra mẫu.
kiểm tra mẫu phải bám sất yêu cầu kỹ thuật của mã hàng.
Kiểm tra chiều dài, chiều rộng của mẫu.
Kiểm tra số lượng của các chi tiết, chủng loại các chi tiết.
Kiểm tra độ đối xứng, cạnh sợi cho phép
Bước 6: ghi dấu mẫu.
Để đảm bảo khỏi nhầm lẫn, thuận tiện cho kế hoạch sản xuất, phụ vụ thuận lợi cho các công đoạn sau nó. Hai dấu mẫu phải để chỉ, mỗi đầu dư 20-30cm trên mỗi đầu mẫu phải ghi rõ đầy đủ các dữ liệu.
+Tên mã hàng
+Cỡ số
+Chiều dài và chiều rộng của khổ vải và khổ mẫu
+Thời gian sản xuất
+Người thực hiện
+Những lưu ý về kỹ thuật:có tuyết, trang tri có hướng
Bước 7: Đục mẫu, can mẫu sao sơ đồ. Mục đích: Để cung cấp mẫu cắt cho những bàn cắt dùng sơ đồ đục mẫu đối với những loại vải ăn phấn. Can mẫu đối với những loại vải ăn phấn, sơ đồ cắt với những loại vỉa là hàng dệt kim.
6.xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.
Mức tiêu hao nguyên phụ liệu
Là luợng tiêu hao tối đa cho phép các loại nguyên phụ liệu cho một loại sản phẩm nhất định với điều kiện chất lượng quy định làm cơ sở để cấp phát cho công đoạn cắt, cấp phát chỉ cúccho công đoạn một cách chính xác, hợp lý, tiết kiệm
b.phương pháp xây dựng định mức phụ liệu chỉ.
Định mức chỉ chó hướng chỉ cần thiết may hoàn chỉnh một sản phẩm trong sản xuất hàng loạt
Phương pháp 1: Đo chỉ, áp dụng theo công thức
L=(L1+L2++Ln)/n
Trong đó: L là lượng chỉ tiêu hao
L1,L2,,Ln : lượn g chỉ tiêu hao bàn 1,2,3n
N là số lần kháo sát
Phương pháp 2: Kết hợp phương pháp 1 dựa trên chiều dài đường may, độ dày của lớp vải.
L= n*l*Đm (m)
L : lượng chỉ tiêu hao
N: mật độ mũi may ( số mũi may/ 1cm )
L: chiêu dài đường may
Đm: lượng chỉ tiêu hao của mũi may
Đm=Đn/n trong đó Đn là lượng chỉ tiêu hao/1cm.
v. hoàn chỉnh một bộ hồ sơ kỹ thuật của mã hàng:
Xem xét lại các tài liệu đã xay dựng và kiểm tra lại toàn bộ và đầy đủ chuyển giao các tài liệu, thông tin này đến các thành viên trong tổ và xí nghiệp để triển khai sản xuất gồm có:
T1: quy trình cắt
T2: tiêu chuẩn cắt
T3:tiêu chuẩn may thành phẩm
T4: quy trình may, công nghệ maybộ phận
T5:mẫu sơ đồ cắt, mẫu cắt gọt
T6:quy trình là gấp đóng gói, đóng hòm ( kèm theo list đơn hàng ).
Trong đó:
T1: Quy trinh cắt ( nhân viên phòng kĩ thuật phụ trách xí nghiệp may ) chuyển tới phó tổ cắt.
T2: Tiêu chuẩn (NV-TCKT- tổ kĩ thuật ) chuyển tới phó tổ cắt
Ngoài ra cón có bảng mẫu gửi cho tổ cắt, nguyên liệu do NV-TCKT- tổ kỹ thuật sác lập.
T3: Mộu sơ đồ cắt do NV-GSĐ- tổ kỹ thuật gửi cho tổ trưởng và công nhân sao sơ đồ.
T4: Quy trình công nhân may- bộ phận ( NV-KT phòng kỹ thuật phụ trách xí nghiệp may gửi cho tổ trưởng tổ may
T5: Tiêu chuẩn may thành phẩm ( NV- TCKT- tổ KT xác lập gửi cho tổ phó xí nghiệp may.
T6: Quy trình là gấp đóng gói, đóng hòm ( NVKT phòng kỹ thuật ) gửi cho tổ phó tổ là gấp, đóng gói.
VI. các tình huống kỹ thuật thường xảy ra ở khâu CBSX.
1.Khi thiết kế có thể tính toán nhầm, thiết kế sai lệch hoặc có thể tính toán cộng thêm các tác động cơ lý của vật liệu chưa phù hợp với đơn đặt hàng và quy cách kinh tế
2. Thiết kế mẫu cứng một bộ mẫu chuẩn ( cỡ trung bình). Sau khi đã thiết kế thử có thế sửa lại nếu sai lệch ít công thêm hoặc trừ đi nhưng vãn chưa phù hợp để sản xuất.
3. Chế thử thường xảy ra hiện tượng sai lệch hình đáng kích thước vị trí ly, túi, đề cúp trên SP dẫn đến không khớp với bản tiêu chuẩn kỹ thuật, do thao tác may không hợp lý của khâu may dẫn đến hình dáng kích thước bị sai
4.Xây dựng định mức nguyên phụ liệu: Do nhân viên thiếu cẩn thận chủ quan có thể tính nhầm lẫn gây ra thiếu nguyên phụ liệu để làm việc, tổn thất nặng lề.
5.Giác sơ đồ do sơ ý có thể thiếu, thừa chi tiết vị trí chi tiết chưa đúng ( với một số loại vải đặc biệt ) gây ảnh hưởng đến sản phẩm về sau
6. Công đoạn xây dựng các bản tiêu chuẩn cắt may hoàn thành không xác định vị trí, cấu trúc, của chi tiết một cách chính xác, không quy định rõ nhiệm vụ trách nhiệm cho từng nhân viên dẫn đén thừa thiếu gây lãng phí, khi có sụ cue về sản xuất.
d.tổ may và hoàn thiện sản phẩm
I: nhiệm vụ
May là lắp ghép chắp các chi tiết ( bán thành phẩm ) từ khi nhận ở kho nguyên liệu cho đến khi hoàn chỉnh sản phẩm và xuất xưởng.
II.công tác tổ chức sản xuất
1.Hình thức tổ chức sản xuất.
May là công đoàn chiếm nhiều thời gian nhất trong tổng số thời gian gia công sản phẩm 75%-80%. Vì vậy nó đóng vai trò quyết định đến năng xuất và toàn chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy công tác tổ chức ở công đoạn may đặc biệt chú trọng và hiệu chỉnh thường xuyên để phù hợp với quá trình sản xuất và từng mã hàng.
Tổ chức sản xuất ở công đoạn may mang đặc điểm dây chuyền có nhịp điệu rõ ràng. Số lượn, mức độ phức tạp của các nguyên công may lắp phụ thuộc vào mức độ phức tạp của mã hàng và tính chất của các nguyên liệu sử dụng. Để dấp ứng nhu cầu mặc theo thời trang các mã hàng sản xuất trong dây chuyền may cần diễn ra trong một thời gian ngắn, mặt hàng thay đổi liên tục mà số lượng ít nên công tác triển khai sản xuất một mã hang mới ở dây chuyền may bằng cách rút ngắn thời gian dỉa chuyền và cuốn nhanh là mục tiêu dặt ra của mỗi xí nghiệp.
2. cách phân công lao động
Xí nghiệp I của công ty cổ phần may Thăng Long được chia làm 6 tổ sản xuất. Mỗi tổ được coi như một dây chuyền sản xuất, 6 dây chuyền của xí nghiệp được bố trí theo kiẻu dây chuyền dọc ( dây chuyềnnước chẩy ). Trong điều kiện sản xuất ổn định thì mỗi tổ được phân công một mã hàng cụ thể.vd trong thời gian này tổ I được giao mã 273, tổ 6 được giao sản xuất mã 342. Mỗi tổ được nhận mã hàng cụ thể và chụi trách nhiệm về mã hàng đó từ khi nhận các bán thành phẩm lên cắt cho đến khi hoàn thành sản phẩm bước đẫu ( trước khi đưa sang bộ phận là và hoàn thiện sản phẩm )
3. tiến hành thực tập
Tổ chức nhận kế hoạch và tiêu chuẩn kế hoạch của mã hàng truyền đạt lại cho thành viên trong tổ nắm bắt. Nhận bảng quy trình công nghệ may cùng với bán thành phẩm ( đã đóng dấu chất lượng ) của tổ trưởn tổ cắt và đưa vào bộ phận đầu chuyền cho công nhân kiểm tra. Tổ trưởng nhận phụ liệu từ nhân viên cấp phát phụ liệu. Khi nhận kiểm tra kĩ số lượng và chất lượng của từng loại phụ liệu. VD đối với mã 342 thì định mức phụ liệu cụ thể như sau:
+ Chỉ may 60/3 , đồng màu vải 135m
+ Chỉ may nhãn trang trí cổ 60/3 đồng màu nhãn 0,5m
+Chỉ đính cúc 50/3 # white 2,2m, cúc 4 lỗ # white 18L 7 chiếc ( XS- XL ), cúc 4 lỗ # white 18L 8 chiếc ( 2XL-4XL )
Nhận phụ liệu căn cứ vào bảng định mức phụ liệu của mã hàng. Tổ phó nhận tiêu chuẩn may thành phẩm áo mẫu và bảng mẫu, các yêu cầu kỹ thuật đối với mã hàng. Tổ phó sau khi đã lắm bắt được yêu cầu, lỹ thuật của mã hàng phối hợp với kỹ thuật hướng dẫn công nhân may ráp sản phẩm và luôn theo dõi công nhân may, để nâng cao năng suất phát sinh trong khi may ráp sản phẩm kịp thời sử lý.
Công đoạn giao nhận và kiểm tra bán thành phẩm.
Sổ theo dõi bán thành phẩm thể hiện được các tiêu chuẩn, bán thành phẩm có đạt chất lượng không, nếu bán thành phẩm không đạt chất lượng phải tìm ra nguyên nhân sai hỏng để tìm cách khác phục. VD: thân áo phần chân bị dúm Nguyên nhân do lá cổ nhỏ không đồng cỡ với thân áo, do quá trình đánh dấu hoặc phối nhầm cỡ. Khắc phụ bằng cách thu hồi lại các lá cổ và nhanh chóng kiểm tra đối chiếu khớp lại cỡ để đưa luôn xuống cho công nhân, không để công nhân phải chờ lâu. Thường xuyên liên lạc với tổ cắt để giải quyết các vướng mắc. Trong sổ theo dõi bán thành phẩm phải ghi rõ số lượng, màu, mã. cỡ.
Các vết bẩn phải được tẩy sạch trước khi đưa vào gia công, tẩy bằng hoá chất, giặt bằng nước sạch, sấy khô không được dùng bàn chải tẩy làm xô bông bề mặt vải. Thường xuyên nghe thông báo kỹ thuật của giám đốc để kịp thời thay đổi bổ xung từ đó có cách giải quyết nhanh chóng tránh để sai hỏng nhiều.
dải chuyền
Tổ trưởng và giám sát cung cấp kịp thời nguyên phụ liệu bảng mẫu sau khi phân công. Phân công làm sao để tất cả các lao động trong dây chuyền có việc làm trong thời gian ngắn nhất. Các bán thành phẩm được chuyển đén từng bàn máy của công nhân theo tuần tự các bước công việc một cách hợp lý sao cho công việc của người sau lối tiếp công việc của người trước.
Tổ pho kỹ thuật hướng dẫn chi tiết cho từng công đoạn may. Kiểm tra giám sất công nhân trong quá trình thực hiện công việc. Nếu khâu trước làm chưa đạt yêu cầu để riêng chưa làm vội mà báo cho người làm công đoạn trước để họ sửa lại. Kỹ thuật chuyền thường xuyên đi lại giám sát công viẹc tại từng bàn máy để kiểm tra trực tiếp, đôn đốc uốn nắn cho công nhân. Phải liên hệ chặt chẽ với khâu thu hoá, đóng gói để phát hiện những sai hỏng kịp thời sửa chữa lại.
Thu hoá và nhặt chỉ ở cuối chuyền
Sản phẩm sau khi may được chuyển xuống chuyền để công nhân tiến hành nhặt chỉ.
Thu hoá cuối chuyền kiểm tra 100% sản phẩm theo tieu chuẩn may. Nếu hàng bị hỏng lỗi thì dừng dây buộc phần bị hỏng lại sau đó tiến hành khắc phục. Sản phẩm sau khi đẫ được kiểm tra 100% đạt yêu cầu đưa xuống tổ là và được thống kê số lườn sản phẩm cuối chuyền từng mã, từng cỡ, mẫu theo chỉ đạo quản lý của quản đốc xí nghiệp
Các tình huống thường xảy ra trên dây chuyền may.
a.Nhận bán thành phẩm không hoàn chỉnh
Do cắt không chính xác, mẫu sơ đồ không chuẩn, lẫn chi tiết trong khi cắt
Cách khắc phục: Kiểm tra tự mức sửa hoặc thônng báo cho công đoạn cắt khắc phục
ứ đọng chuyền ở một số bước công việc
Do phân công công việc không hợp lý. Cung cấp bán thành phẩm không kịp thời, bán thàng phẩm không được mực sửa chuẩn trước khi tiến hành sản xuất
Cách khăc phục: Kỹ thuật chuyền cùng với tổ trưởng phải điều chỉnh ngay lại cho hợp lý VD: trong dây chuyền may áo sơ mi nữ MC342 tại máy số 11 tra tay vào thân, sản phẩm bị ứ đọng. Kỹ thuật chuyền đã điều một lao động từ bộ phận may sec tay vào hỗ trợ để cho chuyền được lưu thông
Trường hợp cung cấp bán thành phẩm không kịp thời, khắc phục bằng cách điều động thêm lao động để đẩy nhanh tiến độ.
Bán thành phẩm không được mức sửa chuẩn thì phải báo cáo cho tổ cắt hoặc công nhân co thể tự mực sửa nếu là các sai hổng nhỏ và số lượng ít
Công nhân nghỉ đột xuất
Do ốm đau, bệnh tật, viẹc gia đình, do yêu cầu công tác.
Cách khắc phục: Điều động thợ nhảy chuyền, phân công bớt công việc hỗ trợ lẫn nhau. Tăng cường bằng cách đưa đồ gá ( ke cữ ) máy chuyên dùng vào những bộ phận hợp lý
Trục trặc về thiết bị
Do hỏng hóc bộ phận nào đó của máy làm cho máy không sử dụng được hoặc làm hỏng sản phẩm
Khắc phục: đưa thợ sửa nhanh ( nếu là trục trặc nhỏ ) hoặc đưa máy dự trữ thay thế hay điều động máy mới.
E. tổ là và hoàn thiện sản phẩm
I.vai trò và nhiệm vụ của công đoạn là và hoàn thiện sản phẩm:
Tổ là và hoàn thiện sản phẩm có vai trò khôi phục lại hình dáng kích thước, chất lượng của sản phẩm sau khi đã qua các công đoạn snr xuất trứơc. Đồng thời thực hiện việc trang trí, gấp đóng gói theo các yêu cầu của mã đặt ra đảm bảo dễ kiểm tra số lượng và chất lượng, bao bì gọn, phẳng đẹp mắt. Đồng thời để giữ gìn boá quản hàng hoá xuất nhập thuận lợi
II.cơ cấu tổ chức
1.Tổ là và hoàn thiện bao gồm 16 người
Tổ trưởng kiêm hướng dẫn kỹ thuật ( 1 người )
Tổ phó làm list, phân loại đồng bộ cỡ số, hướng dẫn đóng gói, đóng hòm ( 1 người )
Công nhân là ( 4 người )
Công nhân gấp ( 4 người )
Công nhân đóng gói ( 2 người )
Công nhân thu hoá ( 1 người )
Công nhân tách chỉ ( 1 người )
Công nhân cài cúc ( 1 người )
Công nhân cài mác ( 1 người )
2.Quy trình làm việc
Khi sản phẩm được đưa tới tổ là, tổ phó chụi trách nhiệm nhận hàng. Trong qua trình nhân hàng phải kiểm tra kỹ sản phẩm, xem sản phẩm có bị mắc các lỗi như: thủng lỗ chân, bị hoen ố, lẫn mã, lẫn cỡ hay không. Nếu hàng bị lỗi thì giao trả lại cho bên may sửa chữa, khắc phục
Khi nhận hàng ghi rõ số lượng sản phẩm của từng mã, từng cỡ một cách chính xác,cẩn thận không để dẫn đến tình trạng thiếu hàng
Sản phẩm sau khi được nhận về tổ là sẽ được chuyển qua hút chỉ, từng sản phẩm sẽ được đưa qua máy đẻ hút hết các sợi chỉ còn vương trên áo
Tổ trưởng thu hoá sẽ hướng dẫn công nhân của mình kiểm tra từng sản phẩm một. Dựa vào bảng thông số thành phẩm sau giặt để kiểm tra. Néu sản phẩm còn mắc lỗi như : bẩn, day dầu, hoen ố phải được đưa đi tẩy lại. Các sản phẩm đem đi tẩy ghi số lượng rõ ràng và được làm khẩn trương không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Công nhân thu hoá phải lắm chắc tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra đúng quy trình, ghi lại số lượng sản phẩm mắc lỗi, đánh dấu vị trí bị lỗi và giao cho khâu may tái chế. Sau đó hàng đựơc cho qua máy dò kim. Nếu sản phẩm có sót đầu kim thì máy sẽ báo tín hiệu
Khi hàng đã được kiểm tra xong sẽ chuyển sang bộ phận là. Công nhân là tiến hành là các bước theo đúng quy chuẩn là do tổ trưởng hướng dẫn dựa vào bảng tiêu chuẩn là VD: đối với áo MC342 trước khi là công nhân phải kiểm tra sơ bộ sản phẩm. áo phải đảm bảo vệ sinh trước khi là. Là không làm bóng mặt vải, ;à mặt trái áo, là cổ áo trước. Đưa bàn là dọc theo đường cổ ( theo canh sợi dọc ). Sau đó là đến tay áo, đến thân trước áo sườn áo, thân sau áo. cuối cùng là đến gấu áo.
Đối với nẹp áo chỉ đặt bàn là là hơi chứ không di bàn là để trách bùng nẹp.
Là hơi phẳng các đường may, tay là tròn, cổ nằm hình tam giác, toàn bộ khu vực A khi là và gấp thật êm phẳng, nếu bùng nẹp thì xì hơi cho chết nếp ở nẹp phía dưới chân cổ cho đến hết đoạn bị thừa, bùng.
áo là xong được móc treo lên giá. Công nhân cài cúc dùng móc cài cúc ngay tại giá treo.
Sau đó chuyển qua cho công nhân đính mác. Nếu là sản phẩm nội địa thì mác được bấm bằng tay ( luồn mác ). Như sản phẩm mã hàng Ngô Quyền.
Nếu là sản phẩm hàng nhập ngoại thì mác được đính bằng phuơng pháp bắn mác như mã MC342: nhãn mác có chữ CREST- UNIFORM màu xanh.
Dùng đạn nhựa bắn nhãn vào bụng tay phải hoặc có thể bấm qua khuyết trước ngực như mã Ngô Quyền.
Thao tác bấm nhanh, bấm xong phải đẩy luôn ra sau để tránh trường hợp bẩm sót , bỏ qua sản phẩm.
Sau khibấm mác sản phẩm được chuyển đến cho công đoạn tháo móc và luồn xương cổ.
Tập sản phẩm được đặt lên ngựa gỗ công nhân gỡ móc của từng sản phẩm: móc được luồn qua tay áo đối với những sản phẩm cỡ lớn để tránh sụ vướng mắc làm sô áo.
áo được dũ cho phẳng cân đối. Sau đó luồn xương cổ áo vào giữa chân cổ và lá cổ. Khi luồn cổ do áo có nhiều cỡ khác nhau lên phải chọn đúng loại xuơng cổ phù hợp, tránh sụ nhầm lẫn dẫn đến hiện tượng thưà thiếu xương cổ so với cổ. Xương cổ được luồn cân đối cách đều hai bên họng cổ khoang 3 cm .
Cổ luồn xong được chuyển qua công đoạn gấp: áo dũ phẳng đặt lên bàn gấp. Đảm bảo dáng thẳng theo cữ giữ nẹp ao trên bàn gấp. áo được vuôt phẳng, êm, cân đối. Gấp áo theo kích thứơc bìa lưng. áo đặt úp mặt trước xuống duới, phần lưng áo lên trên. Đặt bìa lưng lên trên áo( mặt bìa trắng ra ngoài ). Có hai giấy mỏng chống ẩm đặt ngang áo dưới bìa lưng cách phía chân cổ 12 cm. Đặt cho bìa lưng cân đối, đầu trên của bìa luồn xuống phía dưới lá cổ và chồng lên trên xương cổ. Đẩy sát bìa lưng chạm vào phần sống cổ.
Tay trái giữ cố định bìa lưng và áo, tay phải gập phần tay và thân bên phải của áo gấp lên trên ( công nhân đứng bên phải áo ). Mếp gấp sát bìa lưng, kéo đường gấp mép cho phẳng, sau đó gập ngược phần tay và thân thừa ra so với bìa lưng trở lại không để thừa quá ra phần mép gấp. Sau đó vẫn giữ có định bìa lưng, gập nốt thânbên trái tương tự thân bên phải. Chú ý gập làm sao để chiều ngang của phần dưới gấu áo hẹp hơn so với phần thân phía trên ngực áo. Sau đó gập một phần dưới phía gấu áo khoảng 10-15 cm tuỳ theo độ dài của áo ( gập dấu gấu ). Rồi căn cứ vào mép dưới của bìa lưng gập phần sau áo lên trên sao cho nếp gấp sát mép dưới bìa lưng và phần gập áo phía gấu sát đến chân cổ. Lật sản phẩm lên mặt trứoc phải che hết phần sau áo. Hai bên thân áo cân đối theo đường giao khuy, cổ áo đặt khít vừa phải. Mặt áo căng phẳng, không nhưn nhúm , gấp nếp. Mác áo không bị dấu vào bên trong. Cổ áo gập nằm, êm phẳng, đường bẻ gáy cổ cách đường cặp lá ba 1cm.
Phải đảm bảo tiêu chuẩn thuận tiện cho việc trình bày kiểu mẫu và giới thiệu được những nét cơ bản của sản phẩm.
áo gấp xong đựơc chuyển xuống cho cán bộ thu hoá kiểm tra. Nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì được trả lại cho công nhân tái chế. Các sản phẩm còn nhăn nhúm do kỹ thuật là thì có thể được là lại ngay trên bề mặt sản phẩm đã gấp.
Sau khi kiểm tra xong áo được chuyển đến bộ phận đóng gói: mỗi loại sản phẩm có một loại túi nylon để đóng gói khác nhau. Như đối với mã hàng MC342 trên túi co in chữ CREST- UNIFORM theo nhãn mác. Trong qua trình đóng gói công nhân phải quan sát kiểm tra áo dùng băng dính dính hết bụi bẩn còn vương trên áo. Nếu áo mắc lỗi như hoen ố, đứt chỉ, thiếu cúc thì được loại ra ngoài và có mũi tên đỏ đánh dấu lỗi dính vào chỗ lỗi trên sản phẩm. Những sản phẩm đó sẽ được giao lại cho cán bộ thu hoá xem xét tìm cách khắc phục. Khi đóng gói với mỗi loại áo có một quy trình khác nhau: đối với các loại áo nam cổ đứng như mã hang Ngô Quyền thì cổ áo được đua vào trước ( phần đáy túi có bốn góc ) để giữ dáng cổ áo. Còn đối với các dạng cổ nằm như mã hàng MC342 thì cổ áo nằm phía miệng túi đáy túi có hai góc dẹp phẳng. Phần chữ của túi được đưa về mặt trước của áo. Mắc áo đặt lên trên nằm phía góc dưới bên phải áo.
Đóng gói xong túi êm phẳng, sản phẩm giữ nguyên hình dáng cân đối không bị xô lệch.
Sau khi đóng gói xong tổ pho hướng dẫn công nhân đóng hòm, hộp đúng theo tieu chuẩn kỹ thuật: đối với mã hàng MC342 mõi hòm 24 chiếc đồng màu đồng cỡ theo tiêu chuẩn list. Hòm thuộc loại giấy carton dưới đáy có lót một tấm bìa cứng để tránh ẩm mốc.
c.tỏ cắt kho nguyên liệu xí nghiệp may
I.kho nguyên liệu xí nghiệp
1. Chức năng nhiệm vụ và quy trình làm việc .
Kho nguyên liêu cua xi nghiêp may đong vai tro la môt kho trung chuyên cua nguyen phu liêu may cong ty
Cong ty may THANG LONG ap dung muc đo chuyên môn hoa cao đoi vơi tưng xi nghiêp may Môi xi ngiêp may chuyên san xuât môt măt hang chuyền thông.
Công ty may THĂNG LONG ap dung mưc dô chuyên môn hoa cao đôi vơi tưng xi nghiêp may.Mỗi xi ngiêp may chuyên san xuât môt măt hang chuyên thông
Kho nguyên liêu xi nghiêp la môt phân trong tô căt cua xi nghiêp may.Đuợc sư chỉ đạo trưc tiêp cua tổ trưởng tổ căt và một nhân viên phụ trach kho nguyên liệu.Tô trưởng tổ căt trưc tiêp nhân lênh sản xuất tư văn phòng xí nghiêp
Nhưng thực tế sản xuât thì công việc này lại là của nhân viên phụ trách kho nguyên liêu kiêm hoạch toán bàn căt.Va tổ trưởng là người kiểm tra lệnh sản xuất xem đúng với thực tế của nhân viên phụ trách kho nguyên liệu kiêm hoạch toán bàn căt hay không
Nguyên liệu được tiêp nhận từ kho nguyên liệu của phòng CBSX hoặc phòng kho(dối với nguyên liệu tôn tiết kiệm đươc)
Tổ trưởng chỉ đạo tô chưc quản lý nguyên liệu từ kho nguyên liệu tiết kiệm,đâu tâm,đổi bán ,tổ chức thực hiện xuất nhập nguyên liệu tồn của xí nghiêp mình sau khi đã có báo cáo của nhân viên phụ trách kho nguyênc liệu.Thục hiện cấp phát cho bộ phận trải vải khi co lệnh sản xuất.
II.Tổ CắT Xí NGHIệP MAY.
1.Vai trò nhiệm vụ
Công đoạn bán thành phẩm có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may tiếp theo . Do vậy năng suất và chất lượng của công đoạn cắt có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm.Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguyên liệu ,hạ giá thành sản phẩm .Cắt trong công nghiệp là quá trình dùng các loại máy cắt ,cắt các chi tiết của sản phẩm trên bàn cắt đã được trải vải và được chuyền bằng những phương pháp khác ( hoặc cắt trực tiếp từ sơ đồ, xoa phấn ).Cắt lên số lá vải của mặt bàn cắt đã được traỉ theo một độ cao quy định phù hợp với chất lượng của từng loại vải soa cho các chi tiết sản phẩm cắt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cấp phát theo công đoạn may kịp thời .
2.Yêu cầu cuả tổ cắt.
Bám sát quy trình công nghệ của tổ cắt .
Khâu kiểm tra chất lượng phải được tiến hành sau mỗi bước công việc bằng cách tự kiểm tra và CBKT kiểm tra cán bộ kỹ thuật .
Quản lý tốt đầu vào ở quá trình trải vải và đầu tấm để tránh lãng phí nguyên liệu .
3.Hình thức tổ chức sản xuất .
Công đoạn cắt ở các xí nghiệp may thuộc các phân xưởng .Phối hợp tổ chức thực hiện các công việc vừa tuần tự vừa song song .
Tổ chức sản xuất theo nhóm trong điều kiện chuyên môn hoá qui mô sản xuất lớn. Có thể tổ chúc chuyên môn háo hẹp tức là biên chế tổ chuyên môn hoá thực hiện các bước công việc chải vải, cắt phá cắt gọt, dánh số phối kiện, bóc lớp óng gói, cài két lên cầu (vói hàng dệt kim) v.v
Mô hình sản xuất trên ở tổ cắt của xí nghiệp may thuộc công ty may Thang Long được áp dụng phổ biến vì nó phù hợp với mức độ chuyên môn háo măt hàng ổn đinh, công suất lớn và trình độ quản lí cao.
Khu vực trải khu vực traỉ khu vực kho
vải đồng bộ vải đồng bộ lên cầu nguyên
đổi bán đổi bán bán thành liệu
cắt
Bán thành TP khu vực sao
cắt vòng sơ đồ
Khu vực
máy cắt vòng
Sơ đồ mặt bằng tổ cắt bán thành phẩm xí nghiệp I
4. Phân công lao động:
Tổ trưởng ( 1 lao động) là người đứng đầu trong tổ cắt điều hành toàn bộ quá trình cắt trong tổ. Bố trí lao động ohù hợp với nhu cầu sản xuất trong từng thời điểm. Tổ trưởng quản lý công việc giao nhận bán thành phẩm cắt, quản lý chỉ đạo xuất nhập nguyên liệu từ kho xí nghiêp may cới phòng kho và phòng CBSX của công ty.
Tổ phó ( 1 lao động ) là người nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật cắt của từng mã hàng trước khi triển khai sản xuất. Hướng dẫn kỹ thuật cắt trong quá trình cắt luôn luôn kiểm tra chất lượng bàn cắt tránh trường hợp sai sót không đáng xảy ra. Kiểm tra bán thành phẩm cắt an toàn đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Công nhân trải vải, đồng bộ ( 8 người ) .
6 lao động trải vải.
2 lao động đòng bộ bán thành phẩm ( đánh số phối kiện hàng dệt thoi).
Công nhân cắt vá ( 2 lao động ), cắt gọt ( 3 lao động ).
Nhân viên phụ trách kho nguyên liệu, xí nghiệp may quản lý bảo quản nguyên liệu được giao. Tổng hợp báo cáo về hoạch toán nguyên liệu theo yêu cầu của xí nghiệp may và công ty.
*trải vải: công nhân trải vỉa căn cứ vào bảng mẫu nguyên phụ liệu. Nhận nguyên liệu đúng mẫu, đúng cây, két
Trải vải theo bản hướng dẫn sử dụng nguyên liệu và tiêu chuẩn cắt quy định.
Trải một lớp đẫu tiên. Lấy sơ đồ cắt trải lên lớp đó để kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật cắt. Xắp cho các mép đầu bàn cắt, mép biên chuẩn trùng với sơ đồ ở đầu bàn và mép biên. Nếu thừa thiếu thì báo ngay cho tổ phó tổ cắt tìm cách khắc phục giải quyết.
Trải các lớp tiếp theo, theo yêu cầu quy định trải vải của biểu mẫu quy trình cắt và tiêu chuẩn cắt.
Khi trải vải 2 công nhân ở đầu bàn cắt phải thao tác vải cho 2 công nhân cuối bàn cắt để cung cấp đủ vải trên bàn cắt yêu cầu về chiều dài và trải êm phẳng. Còn 2 công nhân cuối bàn cắ thì tiến tới đầu bàn cắt kéo vải sao cho đủ lượng vải yêu cầu.
Khi trải vải người công nhân cuối bàn cắt dùng tay trái đỡ vải, đồng thời dùng mắt kiểm tra chất lượng vải, tay phải cầm que gạt vqà di chuyển về phía cuối bàn vừa kéo lá vải. Khi tới đầu bàn cắt phía sau 2 công nhân cuối bàn cắt cầm hai đầu mép căng vừa phải và không xô lệch, đổ, vệ
Tiếp theo lúc trở lại đầu bàn cắt 2 người công nhân cuối bàn cắt vừa đi vừa dùng que gạt vừa đập cho lá vải hơi trùng và các lá phải bằng nhau còn 2 người công nhân đầu bàn lúc này cầm kéo mép vải đầu bàn sao cho thẳng canh sợi.
Khi trải vải đặc biệt lưu ý lấy chuẩn đầu bàn cắt mép biên chuẩn, đứng thành 3 cạnh của bàn vải. Sau khi trải hết một cây, cuộn vải công nhân trải vải tiến hành gấp bó, buộc, xếp gọn đầu tấm, đầu khúc theo vị trí đã quy định và cân hoặc đo để ghi số liệu báo cho nhân viên hoạch toán bàn cắt thực hiện vd:
Tiêu chuẩn cắt
tên khách hàng: Sămwon
Mã hàng: MC342 ( đơn hàng crest- Style 32442 )
Đơn vị sản xuất: xí nghiêp I
chi tiết:
TT chi tiết vải Xốp dính
1 bản cổ 2 1
2 chân cổ 2 1
3 thân trước 2
*Cắt phá:
Sau khi nhận lệnh cắt phá của tổ phó. Công nhân cắt phá tiến hành cắt các chi tiét như: thân trước, thân sau, tay, cổchính xác theo sơ đồ sao, ghi đầy đủ kí hiệu bàn cắt, cỡ theo đúng vị trí quy định trong tiêu chuẩn cắt. đồng bộ các cỡ để kỹ thuật cắt kiểm tra.
Các chi tiêt cắt phá nếu có điểm bấm dấu thì phải bấm dấu chính xác theo bảng quy định tiêu chuẩn cắt.
Công nhân cắt phá phải đảm bảo chất lượng bán thành phẩm cắt và năng suất trong ngày theo tiến độ sản xuất.
Công nhân cắt phắ quản lý, sử dụng và sắp xếp các phương tiện sản xuất, tài thuậttheo đúng như thủ tục iso quy định.
*Cắt gọt
Tiến hành cắt gọt đối với những chi tiết yêu cầu độ chính xác cao( viền, tay, phối ) thường là các chi tiết nhỏ. Sau khi công nhân cắt phắ sẽ chuyền cho công nhân cắt gọt tiến hành cắt.
Công nhân cắt gọt cắt chính xác các chi tiết được quy định trong bảng tiêu chuẩn cắt theo mẫu cắt gọt.
Công nhân cắt gọt ghi đầy đủ và chính xác kí hiệu bàn cắt, cỡ. Buộc các chi tiết nhỏ, đồng bộ theo cỡ để kỹ thuật cắt ( tổ phó ) kiểm tra.
Công nhân cắt gọt đảm bảo lượng thành phẩm cắt và năng suất trong ngày theo tiến độ sản xuất qủn lý sử dụng và sắp xếp các phương tiện sản xuất, tài liệu kỹ thuật ngăn lắp theo đúng iso quy định.
Công nhân đồng bộ bán thành phẩm bóc lớp đông bộ hàng bó gọn buộc chặt các bó hàng đã đồng bộ hoàn chỉnh, cài két, đúng vị trí quy định đảm bảo không được mất diện tích gọn gàng chắc chắn.
*Đổi bán:
Công nhân đổi bán tiếp nhân bán thành phẩm đã cắt từ khâu đồng bộ. Tiến hành mở hàng kiểm tra 100% bán thành phẩm đã cắt. nếu phát hiện hư hỏng ở bán thành phẩm thì để riêng ra báo cáo voéi nhân viên phụ trách kho nguyên liệu của xí nghiệp may tiến hành đổi bán, đúng màu vải , két vải, nếu số lượng ít còn nếu số lượng nhiều đưa lên máy cắt.
Công nhân đỏi bán là người giữ sổ sách quản lý việc giao nhận bán thành phẩm đối với các bộ phận như : in, thêu , ép theo lịch tác nghiệp sản xuất.
*Phát bán thành phẩm đã đạt yêu cầu ra công đoạn may: Các bán thành phẩm ở công đoạn cắt sau khi đã đảm bảo mọi yêu cầu của sản xuất thì tiến hành phát bán thành phẩm cắt cho các tổ may của xí nghiệp may.
Giao nhân bán thành phẩm phải có xác nhận, chữ kí từ hai phía.
*Hoạch toán bàn cắt:
Công việc được tiến hành ngay sau khi công nhân trải vải kết thúc, lô két của mã hàng và công nhân đổi bán cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Công nhân trải vải trong khi trải vải đã tiến hành theo dõi bản vải, quản lý đầu tấm. Nhân viên phụ trách hoạch toán bàn cắt tiến hành kiểm tra lại số liệu mà công nhân báo lại.
Kiểm tra lại số lượng một khối lượng vải đầu khúc, đầu tấm với thực tế. Cân đối sổ sách, tổng hợp, hoạch toán nguyên liệu đã sử dụng và nguyên liệu cấp phát từ kho của công ty.
Hoạch toán bàn cắt là xác định lượng tiêu hao vải cho mỗi bàn cắt theo công thức H=( Dm+3 )*f+Hbc
H: lượng vải tiêu hao cho mỗi bàn cất
Dm: chiều dài mẫu
Hbc: phát sinh đầu tấm
3cm : độ dư đầu vào cho phép
f : số lá vải trên một bàn cắt.
5.các tình huống thưòng xảy ra ở công đoạn cắt.
Thay đổi lệnh sản xuất : Tổ trưởng nhận lệnh sản xuất và tiến hành giao việc cụ thể cho từng bộ phận thì có quyết định dừng sản xuất với mã hàng đó.
Nhận bảng nguyên liệu nhầm so với mã hàng đã có lệnh sản xuất.
Cấp phát nguyên liệu không đúng với mã hàng sản xuất.
Trải vải không đúng yêu cầu kỹ thuật quy định dẫn đến sai hỏng, thừa thiếu đầu bàn, không đứng thành, trải vải không đúng mặt vải, trải lệch kẻ, không thẳng kẻ.
Sao mẫu sơ đồ coppy bị nhầm , thiếu chi tiết, không đủ các đường biên vạch vẽ, bấm dấu, đối xứng. Sao quá nhiều lớp hoặc giấy than không đạt yêu câuf dẫn đến sơ đồ cuối cùng bị mờ.
Sơ đồ cắt bị lệch, không chính xác.
Cắt gọt bị vệ, cắt nhầm, ba viaKhi cắt không bấm dấu hoặc bấm dấu không đều không đúng quy cách.
Bóc lớp bị nhầm, không đúng số mặt bàn của bàn vải bó bị hỏng, quên không gài két, vương vãi những chi tiết nhỏ.
Kiểm tra bán thành phẩm không được chính xác. vẫn lọt bán thành phẩm không đủ yêu cầu sản xuất đưa lại để đổi bán.
Đánh số nhầm giữa các tập chi tiết.
*Cách khắc phục: Tất cả các sai hỏng trên thuộc trách nhiệm của bộ phận nào thì yêu cầu bộ phận đó xem xét chỉnh sửa lại.
6.quản lý chất lượng và kiểm tra chất lượng.
Chất lượng bán thành phẩm cắt được nhân viên KCS của xí nghiệp may thời trang kiểm tra, và với sụ kiểm tra thường xuyên của tổ phó tổ cắt.
Tổ phó tổ cắt tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình cắt theo tiêu chuẩn của iso quy định.
Lập biên bản theo quy trình và trách nhiệm kiểm soát của thủ tục iso quy định.
Tổ phó kiểm tra tất cả các khâu: Trải vải- cắt- dồng bộ – đổi bán - đóng dấu- chất lượng trước khi đưa ra tổ may lập biên bản các trương hợp sai hỏng.
Tổ phó kỹ thuật kiểm tra mẫu và kiểm tra 100% các bó hàng. Trong mỗi một bó kiểm tra 5% số lượng lá vải. Kiểm tra sác xuất tức là phải có lá đầu và lá cuối. Chỉ khi nào có đóng dấu chất lượng mới chuyển qua công đoạn tiếp theo.
Phần III: thực tập chuyên sâu
Công đoạn may mã hàng MC 342
Mã hàng MC 342 là mã hàng mới nhập từ khách hàng Sămwon. Đang được tiến hành dải chuyền và tổ chức sản xuất ỏ xí nghiêp I ( xí nghiệp chuyên vè may áo sơ mi ) của công ty may Thăng Long.
Mã hàng MC342 thuộc loại áo sơ mi nữ cộc tay, vải trơn, cổ đức chân rời. Nẹp cúc, nẹp khuyết rời. Thân sau liền không cầu vai, thân trước hai bên có chiết ly ngực cho khối cỡ lớn ( 2 XL-5XL ) của tay có đáp gấu thẳng, có xẻ sườn.
I.chức năng nhiệm vụ của công đoạn may.
Nhận bảng thiết kế dây chuyền của mã MC342 và tiến hành tổ chức sản xuất.
Tiến hành thực hiện các bước công việc theo quy trình công nghệ cụ thể của mã hàng từ khi nhận bán thành phẩm cho đến khi hoàn thiện.
Thu nhận và kiểm tra sản phẩm thoát chuyền cũng như sửa chữa khắc phục những sai hỏng xảy ra trong chuyền trước khi chuyển qua công đoạn là hoàn thiện sản phẩm.
công tác tổ chức.
1.hình thức tổ chức.
Với mã MC342 có hai tổ tham gia sản xuất ( tổ 1 và tổ 6 )với hai dây chuyền liên hợp cụm. Bán thàh phẩm cung cấp thành từng tập, dịch chuyển trong nội bộ nhóm chuyền cho nhau bằng tay hoặc theo bàn đặt ở giữa.
2.phân công lao động
a.Tổ trưởng ( 1 người ):
Nhiệm vụ: Bao quát toàn bộ dây chuyền, theo dõi năng suất chung của cả tổ và năng suất của từng cá nhân qua bảng theo dõi đặt trước mỗi máy may.
Bảng theo dõi năng suất
N/T số bó bó cộng N/T số bó bó cộng N/T số bó bó cộng
Cùng kỹ thuật đầu chuyền tiếp nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt.
Kiểm tra đầu chuyền, dải chuyền, và hướng dẫn chuyền.
Theo dõi và điều động để không xảy ra hiện tượng ứ đọng dây chuyền.
Đôn đốc nhắc nhở công nhân trong chuyền để nâng cao năng suất đồng thờikhắc phục các bộ phận sai hỏng.
Thu hoá- KCS: ( 2 người).
*Thu hoá 1- KCS đầu chuyền ( 1 người )
Nhiệm vụ: Cùng tổ trưởng tiếp nhận và kiểm tra bán thành phảm từ phân xưởng cắt.
Dải dây đầu chuyền: Căn cứ vào phiếu phân công lao động và bảng tiêu chuẩn thành phẩm để hướng dẫn công việc cho từng công nhân. kiểm tra sản phẩm thoát chuyền.
*Thu hoá 2-KCS cuối chuyền ( 1 người) .
Nhiệm vụ: KIểm tra thu hoá sản phẩm khi đã thoát chuyền. Thống ke sác nhận số sản phẩm thoát chuyền. Bàn giao sản phẩm cho công đoạn là hoàn thiện sản phẩm.
c. Công nhân 32 người
Công nhân là lực lượng trực tiếp sản xuất trên chuyền tiến hành các bước công việc từ khi nhân bán thành phâem cho đên khi hoàn thiện thoe chuyên môn của mình. Mỗi công nhân chụi trách nhiệm về một hoặc một vài công đoạn nhấ định. Phải có nhiệm vụ hoàn thiện cho kịp tiến độ tránh làm ứ đọng trong chuyền.
3 .công nhân làm việc phụ vặt như: sửa thân, là, ép, mực sửa, sang dáu các chi tiết nhỏ
III.quy trình sản xuất công đoạn may
Sau khi nhận mã hàng MC342 thì phòng kĩ thuật tạp trung cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật mã hàng và phổ biến cụ thể cho các tổ trưởng tổ phó kỹ thuật kiểm hoá, thu hoá KCS củ các tổ trực tiếp sản xuất mã hàng MC342 nắm rõ.
Yêu cầu các cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng các tổ nắm bắt được quy trình lắp ráp, kỹ thuật lắp ráp của các bộ phận, yêu cầu thành phẩm của sản phẩm.
Căn cứ vào năng lực sản xuất thực tế của tổ để có sụ phân công công việc cho hợp lý.
Dựa vào kế hoạch sản xuất tổ trưởng cùng kỹ thuật chuyền nhân NPL tại khokèm theo giấy xin cấp NPL.
Tiếp nhận và kiểm tra bán thành phẩm từ phân xưởng cắt, kiểm tra xác suất nếu sản phẩm sai hỏng nhiều tì tiến hành kiểm tra 100%.
Nếu sản phẩm có sai hỏng như đánh số phối kiện không ăn khớp giữa các chi tiết bán thành phẩm, chi tiết các tiêu chuẩn thì yêu cầu bên cắt chỉnh sửalaị.
Khi bán thành phẩm đã đạt yêu cầu kỹ thuật thì kỹ thuật chuyền cùng tổ trưởng nhận bán thành phẩm về tổ mình xác định vị trí để giao công việc cho từng công nhân. vì khi dải chuyền mã MC342 thì tại chuyền vẫn còn hàng Ngô Quyền lên xảy ra hiện tượng gối chuyền. Cán bộ dải chuyền sẽ đưa bán thành phẩm xuống các vị trí máy đã hoàn thiện mã hàng trước với các công đoạn phù hợp với máy móc thiết bị, trình độ tay nghề và đặc điẻm của sản phẩm.
Mã hàng Ngô Quyền được thu gọn về một nhóm, được đôn đóc hoàn thiện để tránh nhầm lẫn và bàn giao kịp tiến độ cho bên là và hoàn thiện sản phẩm.
Do đặc điểm và yêu cầu của các công đoạn khác nhau lên đối với những bước công việc khó cần nhiều thời gian như; tra cổ, gấp gấu co tới 2-3 công nhân cùng làm một công đoạn.
Còn đối với công việc đơn giản như đính mác sườn thì sau khi hoàn thiện công việc của mình công nhân có thể nhảy sang làm công đoạn khác như tra cổ phù hợp với đặc điểm của máy và trình độ tay nghề.
Đối với mã MC342 có một nhãn sứ dụng ở sườn một nhã cổ và một nhãn cỡ.
Tổ trưởng phát nhãn cỡ xuống cho công nhân ở các bộ phận tra cổ, chắp sườn kèm theo bảng quy định cụ thể đối với từng cỡ. Mã hàng MC342 bao gồm 8 cỡ; S, M, L,XL, 2XL, 3Xl, 4Xl, 5Xl. Mỗi cỡ có một loại nhẫn cỡ khác nhau.
Đối với tổ may thứ 6 máy được bố trí dọc hai bên bàn và ngược chiều nhau ở giữa là bàn chạy dọc đẩy vải. đầu chuyền là bộ phận mực sửa chi tiết, là địn hình các chi tiết theo mẫu đậu như chân cổ, lá cổ , đấp cửa taycuối chuyền bàn thu hoá và giặt tẩy các vết bẩn nhỏ.
Toàn bộ chuyền bao gồm 30 máy trong đó có.
+ Máy số 1a+2b: là máy chuyên dùng là loại máy một kim có hia bánh lăn có rãnh ở giữa để quay lá cổ. Lá cổ đựơc kẹp trong kẹp cổ bằng nhựa có đúc rãnh sang dẫu sẵn. Công nhân chỉ việc đưa kim theo đường rãnh sang dấu đó. Đảm bảo kích thước chuẩn đồng bộ của bán thành phẩm.
+Máy 2a+3b:Máy chuyên dùng tương tự như máy 1a để quay đáp tay
+Máy 6b+7a: Là máy 1 kim để tra sống cổ. Lá cổ và hai lớp chân cổ được căn xếp vào trong kẹp đã có rãng sang dấu. Công nhân đưa đường may theo rãnh.
Lá cổ sau khi may lộn xong được chuyển đến bộ phận máy lộn cổ chuyên dùng. Với hệ thống máy tổng hợp hiện đại. đồng thời thực hiện các bước công việc từ gọt sửa, dùi, lộn đến là hơi định hình dáng cổ. Sau khi hoàn thành lá cổ được chuyển về cho bộ phận tra lá cổ vào với chân cổ.
+Máy 8a: Máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ ,dùng để vắt một đoạn sẻ sườn phía gấu.
+Máy 9a: Máy 1 kim dùng để ghim mác sườn.
+Máy 10a+12b: là máy 2 kim có lắp bộ phận gá ke cữ để may nẹp áo.Máy đồng thời thực liền các bước công việc từ ghim nẹp vào thân cho đến lý 2 bên mép nẹp.
+Máy 14b: Máy 1 kim dùng để chiết ly ngực áo theo vị trí mực dấu trên thân sản phẩm.
+Máy 3a+14a: Máy 1 kim để tra đáp tay.
+Máy 5a: Là máy chuyên dùng 2 kim 5 chỉ chắp vai con đồng thời vắt số luôn đường cắt.
+ Máy 8b+9b: Máy 1 kim dùng để tra cổ.
+ Máy 6a+10b: Là máy chuyên dùng 2 kim 5 chỉ dùng để tra tay đồng thời vắt sổ đường chắt.
+ Máy 5b: Mờy chuyên dùng để thùa khuyết.
+Máy 11a+11b: Máy chuyên dùng 2 kim 5 chỉ để chắp sườn và bụng tay. Công nhân so khớp các vị trí đầu tay, vòng nách và gấu. Để lại đường sẻ sườn dài 5 cm.
+Máy 12a+ 15a : Máy 1 kim may gập gấu. Máy co gá ke cữ để căn đường mí gập gấu. Trướ khi may công nhân dùng dùi sang dấu vị trí gập mép gấu dau đó đưa vào gá chạy theo đường định hình của gấ.
+Máy 13a: Máy 1 kim để may chặn đầu gấu. Sau khi may gập nẹp thì phần đầu gấu bị hở lên công nhân máy 13a có nhiệm vụ chặn ép đầu gấu lại.
+ Máy 13b: Là máy chuyên dùng để chặn bỏ vị trí đầu tay và đẫu sừơn.
+Máy 15b: Là máy chuyên dùng dùng để đính cúc.
Trong quá trình tiến hành các bước công việc nếu chỗ nào công nhân chưa rõ có kỹ thuật chuyền quan sát chỉh sửa. Những bộ phận còn sai lệnh nhỏ như: lệch gấu áo công nhân có thể tự mực sửa trước khi tiến hành công việc.
Các tập bán thành phẩm đang được triển khai giữa các công đoạn được buộc thành từng bó ( 30 Sp/ bó ). Chuyền cho nhau qua bàn giữa hoặc đối với những vị trí xa nhau thì tổ trưởng thay trực tiếp công nhânlàm công tác vận chuyển các bó bán thành phẩm từ nơi này đến nơi khác.
Tổ trưởng sản xuất thường xuyên đi lại giám sát toàn bộ dây chuyền theo dõi năng suất của tưngf cá nhân và cung cáp kịp thời bán thành phẩm, vật may đến tay người lao động tạo mọi điều kiện để công nhân có thể hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian dải chuyền.
Đối với mã hàng MC342 do bước công việc vụn vặn không nhiều lên có xảy ra tình trạng ứ đọng dây chuyền và một số công nhân phải chờ việc. Do tổ sản xuất số 6 là đội ngũ công nhân mới chưa có nhiều kinh nghiệm sủ lý nhanh các tìh huống phát sinh. Nhưng tổ trưởng cùng với kỹ thuật chuyền đã có phương án bố trí thay đổi lại một số lao động cho hợp lý hơn như san bớt công viẹc tra cổ cho công nhân ghim mác. Tổ trưởng và kỹ thuật chuyền đi thu gom sản phẩm thoát chuyền chuyển sang bộ phận thu hoá để nhanh chóng tạo mặt bằng thông thoáng.
Trong suốt quá trình sản xuất mã hàng MC342 toàn bộ công nhân tham gia trong chuyền đi làm đều, có sụ có gắng thi đua nên mã hàng tương đối ổn định không có những biến có lớn.
Các bó sản phẩm vừa thoát chuyền được chuyển xuống bọ phận thu hoá. Cán bộ thu hoá đối chiếu chất lượng của từng sản phẩm sản xuất ra với những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của mã hàng. Trong quá trình thu hoá cán bộ kỹ thuật đồng thời vừa kiểm tra đối chiếu vừa vệ sinh công nghiệp sơ bộ sản phẩm như: cắt chỉ thừa, tẩy các vét hoen ố Nếu sản phẩm còn những sai hỏng như lệch gấu, mý chân cổ chưa đều thì trả lại cho công nhân sản xuất công đoạn ấy sửa chữa lại.
III.các tìh huống xảy ra trong dây chuyền hai
1.Bán thành phẩm nhận về không hoàn chỉnh do mẫu sơ đồ bàn cắt không chuẩn.
KHắc phục: Kỹ thuật chuyền cùng với tổ trưởng trong qua trình dải chuyền thông báo luôn với công nhân để họ co thể tự mực sửa lại vì sum sai lệch không qua lớn.
2.ứ đọn chuyền ở một số bước công việc do đặc điểm các công đoạn của mã hàng không nhiều, do đội ngũ công nhân mới nên người cán bộ chưa nắm bắt được năng lực từng người nên chưa có sụ phân công công việc hợp lý.
Khắc phục: Kỹ thuật chuyền cùng với tổ trưởng xem xét lại toàn bộ chuyền và điều chỉnh lại các vị trí cho hớp lý.
3.Hỏng hóc thiết bị. Nếu đơn giản thì công nhân tự khắc phục như: gãy kim, sùi chỉ , bỏ mũi.
Đối với những hỏng hóc lớn như sụt bánh răng do rơi mất miếng đệm cao su phía dưới bánh răng thì phải gọi thợ đến sửa hoặc thay máy mới.
4.Trong quá trìh triển khai ở ác công đoạn cũng xảy ra nhiều trường họp do sai hỏng kỹ thuật may của công nhân như:
+ Tra cổ không cân xứng
+Đường diễu nẹp vị gấp khúc
+Gắn sai mác nhã cỡ giữa các cỡ áo
+Gáu áo bị vặn, đường gấp gấu không đều
Những sia hỏng trên thì trực tiếp người công nhân phải sửa chữa lại cung với sum hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Qua theo dõi sỏ bộ dây chuyền may của tổ 6 xí nghiệp may 1 công ty may Thăng Long trong thời gian làm mã hàng MC342 ta thấy qua trình làm việc của xưởng diễn ra liên tục, sụ thay đổi mã hàng diễn ta dưới hình thức gối chuyền. Cán bộ công nhân viên trong chuyền làm viêdcj với tinh thàn trách nhiệm và sụ phấn đấu cao. Cán bộ kỹ thuật dải chuyền hướng dẫn công nhân nhiệt tình chu đáo. Giữa công nhân với công nhân hoà đồng tương trợ lẫn nhau tyạo một môi trường làm viẹc tốt hiệu quả công nhân được sắp xếp dọc hai dãy theo hình thức nối đuôi nhau dể tiện cho việc lấy sản phẩm. Tuy nhiên việc bổ trí các bước công việc còn chưa được khao học. Công nhân chưa được bố trí liền kề nhau theo bước công việc của quy trình công nghệ nên vẫn có sum vận chuyển bán thành phẩm từ nơi này đến nơi khác khá xa làm giảm năng suất chung của chuyền.Nguyên nhân do điều kiện nhà xưởng còn hạn hẹp, không có điều kiện thay đổi vị trí máy theo các mã hàng nhỏ thay đổi liên tục.Mã hàng MC342 được tiến hành thực hiện ở công đoạn may từ lúc nhận bán thành phẩm cho đến hoàn thiện sản phẩm trong vòng 1 tuần. Là loại trang phục đồng phục nên yêu cầu kỹ thuật không qúa cao. Quá trình sản xuất diễn ra bìh thường ít biến cố
nơi tập kết sản phẩm
máy hút chỉ bàn thu hoá
bàn là bàn gấp bàn gấp
bàn là bàn gấp
bàn là bàn gấp bàn gấp
bàn là bàn gấp bàn gấp
bàn là bàn gấp
bàn là bàn gấp
bàn là bàn gấp
bàn gấp
bàn là bàn gấp
bàn là
bàn là
kết luận
Bao quát toàn bộ nội dung của quá trình sản xuất một mã hàng cho thấy tổ chức lao đọng khoa học không chỉ là một vấn đề tổ chức thông thường mà đó là phương pháp tổ chức vừa mang tính khoa học vừa có cả nghệ thuật tổ chức quản lý.Trong đó tổ chức lao động trong xí nghiệp cần pơhải biết điểm mậnh, điểm yếu của từng lao động để phân cônng cho phù hợp.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích mã hàng tại xí nghiệp 1 em thấy được những cue gắng, sụ tích cực, không nừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, quan tâm đến người lao động của xí nghiêp. Lãnh đạo ban giám đốc xí nghiệp không ngừng nghiên cứu tìm ra những phương thức sản xuất tiên tiến cũng nư sum đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị của công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo các điều kiện lao đọng, tăng cường các hoạt động khuyến khích lao động sản xuất, cải tiến chế độ tiền lương hợp lý tạo công viẹc ổn định cho người lao động.
Tuy vậy xí nghiêp vẫn còn một số mặt hận chế, những tồn tại khó khăn chưa được giải quyết tháo gỡ. Em rất mong xí nghiệp ngày càng đi lên cùng thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may tiến bước trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới của nhà nước.
Vì thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hận chế nên báo cáo thực tập của em không trách khỏi những thiếu sót trong cách trình bày, phân tích và lập luận vấn đề. Kính mong được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô cùng các cán bộ văn phòng công ty và văn phòng xí nghiêp 1- Công ty may Thăng Long để em hoàn thiện hơn đề tài báo cáo của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT651.doc