Báo cáo thực tập tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không

Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác hạch toán kế toán của công ty, em nhận thấy về cơ bản, công tác kế toán tại công ty đảm bảo tuân thủ đúng hầu như mọi chính sách, chế độ kế toán ban hành, đáp ứng được mọi yêu cầu quản lý. Với khối lượng công việc lớn, nhưng nhờ tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng cao nên công tác kế toán được tiến hành một cách đầy đủ và thực hiện được chức năng của kế toán đối với doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác kế toán cũng không thể tránh khỏi những vấn đề, những tồn tại chưa hoàn toàn hợp lý, chưa thật tối ưu. Do đó, công ty cần phải ngày một hoàn thiện hơn nữa để có thể quản lý nguồn tài chính một cách vững vàng và ổn định.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chịu trách nhiệm về vay ngân hàng và thanh toán với ngân hàng. +) Kế toán chi phí, tính giá thành và tồn kho nguyên vật liệu. + Theo dõi và hạch toán tổng hợp các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm + Hạch toán tổng hợp tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu. +) Kế toán doanh thu, thuế và tồn kho thành phẩm + Theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng về hàng hóa và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã cung cấp, các dịch vụ đã được phục vụ cùng với các khoản ứng trước và trả trước cho khách hàng. + Theo dõi các khoản thuế nộp cho nhà nước, theo dõi quản lý và phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm. - +) Kế toán tiền mặt và thanh toán lương: + Kế toán tiền mặt chịu trách nhiệm thanh toán tiền mặt cho các nhu cầu về thanh toán của công ty + Có nhiệm vụ đối chiếu, theo dõi tiền lương phải trả căn cứ vào bảng tiền lương do phòng tổ chức và lao động tiền lương tính ra dựa trên cơ sở phòng ban chức năng. Từ tiền lương đã tính, kế toán tính ra các khoản trích lập như BHXH, KPCĐ, BHYT. + Theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng. +) Kế toán công nợ: Theo dõi và báo cáo tình hình công nợ bao gồm các khoản phải thu, phải trả khách hàng về bán hàng hoá, các khoản tạm ứng trước, phải trả nhà cung cấp... của công ty +) Thủ quỹ: là người quản lý và giữ tiền mặt. Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt sau khi đã kiểm tra và theo dõi các chứng từ đã có đầy đủ điều kiện để thanh toán. Thủ quỹ là người có liên quan chặt chẽ với kế toán tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ vào sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến tài khoản tiền mặt và đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt. Tổ chức công tác kế toán ở công ty Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán thống nhất ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Một niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào 31/12/N. Công ty sử dụng phần mềm AMS để ghi chép các nghiệp vụ, duy trì số dư tài khoản, chuẩn bị các báo cáo tài chính...Các nhân viên kế toán đều được trang bị máy tính và các máy này đều được kết nối với nhau. Nhờ vậy, công việc của các nhân viên kế toán đã được giảm đi đáng kể, hiệu quả trong quá trình hạch toán tăng lên rõ rệt. 2.1 Trình tự ghi sổ kế toán: Trình tự ghi sổ kế toán là một công tác quan trọng trong hoạt động của bộ máy kế toán. Trình tự ghi sổ kế toán hợp lý sẽ giúp bộ máy kế toán hoàn thành công việc của mình một cách có hiệu quả và đúng chế độ. Là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại với quy mô vừa, nhiều chủng loại, phức tạp. Vì vậy công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là “chứng từ ghi sổ” (CTGS). Định kỳ lập CTGS là một qúy.Với hình thức sổ này, công ty có thể tận dụng việc phân công lao động kế toán, áp dụng máy vi tính vào công việc một cách dễ dàng. Nhìn chung, việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp được hạch toán theo trình tự sau: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Nhật ký sổ cái Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính Sổ thẻ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu kiểm tra Mặc dù hạch toán theo hình thức "chứng từ ghi sổ " nhưng không phải tất cả các nghiệp vụ đều được lập chứng từ ghi sổ. ở Công ty, các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho, mua hàng hoá, bán hàng hoá, thành phẩm đều không lập chứng từ ghi sổ mà cập nhật thẳng vào máy. Cuối quý chỉ lập các CTGS cho các nghiệp vụ kết chuyển và một số nghiệp vụ đặc biệt chưa được cập nhật ở trong kỳ. 2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ: Công ty Nhựa cao cấp Hàng không hầu như chỉ sử dụng chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính. Có thể phân chia chứng từ sử dụng tại công ty làm 2 loại: +) Chứng từ của công ty: Là các chứng từ do Công ty lập để giải quyết quan hệ nội bộ trong công ty và cả những quan hệ kinh tế với bên ngoài như: Phiếu xuất vật tư cho sản xuất, Bảng thanh toán lương, Phiếu nhập kho thành phẩm, Hoá đơn bán hàng,... +) Chứng từ ngoại lai: Là các chứng từ được lập ở các đơn vị khác và gửi tới công ty, như: Hoá đơn bán hàng ( do nhà cung cấp lập ), Giấy báo nợ, Giấy báo có của Ngân hàng,... Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ chứng từ của công ty tuân thủ theo quy đinh của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ. Các chứng từ này sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản và kiểm tra, sẽ được vào sổ sách kế toán , sau đó chuyển sang lưu trữ. 2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Công ty Nhựa cao cấp Hàng không sử dụng hầu hết các tài khoản cấp 1 có trong hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản bổ sung nội dung hệ thống TK ban hành theo quyết định nói trên cho doanh nghiệp sản xuất, trừ một số tài khoản dự phòng và các tài khoản theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ : TK 129, 139, 229, 159, 6111, 631. Chỉ riêng trường hợp quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 v/v ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam( đợt 1) có một số thay đổi nhưng công ty vẫn chưa áp dụng đó là: +) Bổ sung TK 515- “Doanh thu hoạt động tài chính” và TK 635- “Chi phí tài chính” +) Xoá bỏ TK 711- “Thu nhập hoạt động tài chính” và TK 811- “Chi phí hoạt động tài chính” +) Đổi tên và số hiệu TK 721- “Các khoản thu nhập bất thường” thành TK 711- “Thu nhập khác” +) Đổi tên và số hiệu TK 821- “ Chi phí bất thường” thành TK 811- “ Chi phí khác” Ngoài ra, để theo dõi chi tiết tình hình biến động của từng tài khoản tổng hợp, công ty còn sử dụng hệ thống các tài khoản chi tiết với số lượng chữ số trong số hiệu tài khoản được quy định trước để thuận lợi cho việc vào máy tính. Ví dụ: 1) TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp được chi tiết thành TK 62210001- Tiền lương TK 62210002- KPCĐ TK 62210003- BHXH TK 62210004- BHYT 2) TK 511 Doanh thu TK 51110000- Doanh thu bán thành phẩm Tk 51120000- Doanh thu bán hàng hoá TK 51140000- Doanh thu trợ cấp, trợ giá 2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Do quy trình ghi sổ của công ty được thực hiện trên máy nên số liệu từ các chứng từ ban đầu được cập nhật vào trong máy tính sẽ tự động chuyển sang các sổ đã được đăng ký trước. Đặc biệt từ các tài khoản tổng hợp khi cần có thể thực hiện lệnh in ngay số liệu cụ thể của các tài khoản chi tiết để phục vụ yêu cầu quản lý. Mặc dù sử dụng hình thức ghi sổ là CTGS nhưng công ty không dùng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái mà dùng các Nhật ký sổ cái (NKSC) vừa để theo dõi tình hình biến động cho từng tài khoản vừa theo dõi số lượng các chứng từ phát sinh và kiểm tra việc định khoản. NKSC được lập cho từng quý. NKSC của các TK khác nhau khi in ra được đóng chung vào một quyển, mỗi NKSC của từng TK lại chiếm một số trang riêng trong quyển chung đó. Ngoài ra, Sổ NKSC của công ty được bố trí rất đặc biệt, các nghiệp vụ phát sinh khi ghi sổ sẽ được nhóm theo từng TK đối ứng với TK chính của Nhật ký sổ cái, sau đó lại được phân loại theo thứ tự thời gian phát sinh. Như vậy, các loại sổ tổng hợp và chi tiết được sử dụng ở công ty bao gồm: +) Sổ Nhật ký sổ cái +) Sổ chi tiết thanh toán ( TK 13110000, 333110000, 13810000, 33880000) +) Sổ chi tiết NVL, CCDC, thành phẩm, hàng hoá +) Sổ chi tiết tạm ứng +) Sổ chi tiết tài sản cố định +) Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (theo từng phân xưởng) +) Sổ chi tiết tiền vay +) Sổ chi tiết nguồn vốn +) Sổ quỹ 2.5 Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính: Công ty Nhựa cao cấp Hàng không tổ chức báo cáo theo đúng chế độ hiện hành bao gồm 4 báo cáo: +) Bảng cân đối kế toán +) Báo cáo kết quả kinh doanh +) Thuyết minh báo cáo tài chính +) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Kỳ báo cáo là cuối quý và cuối năm. Định kỳ, công ty phải lập và gửi các báo cáo này cho : +) Cơ quan cấp trên: Tổng công ty Hàng không Việt Nam +) Cơ quan chức năng: Cơ quan thuế và Cục thống kê +) Cơ quan hữu quan: Các ngân hàng, các nhà đầu tư... khi cần thiết. II.Trình tự hạch toán một số phần hành chủ yếu: Hạch toán nguyên vật liệu(NVL) Đặc điểm và yêu cầu quản lý NVL tại đơn vị: Các sản phẩm của công ty nhựa cao cấp hàng không đều có nguồn gốc từ nhựa, nên NVL đều là NVL nhựa. Do mặt hàng của công ty rất đa dạng , nên công ty đã sử dụng rất nhiều chủng loại NVL. Theo số liệu của phòng kỹ thuật hiện nay công ty sử dụng khoảng 20 loại mà phần lớn có nguồn gốc từ nhập ngoại, chỉ có một phần nhỏ là sản xuất ở trong nước. Do sử dụng một số lượng lớn NVL trong sản xuất, nên để tiện cho viêc theo dõi quá trình sử dụng NVL, công ty đã phân thành 3 nhóm : +) NVL chính: nhóm này gồm các loại NVL trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, sản phẩm sẽ không hình thành nếu không có loại NVL này. Giá trị của NVL chính trong giá thành sản phẩm chiếm khoảng 60-65%. Nhóm này bao gồm các hạt nhựa như : PSHI; PS kính; HD; LD; PPXY...và các loại màng như là PVC 0,4mm, PVC 0,2mm, PP trắng sứ, PE trắng trong.. +) NVL phụ: Nhóm này gồm các NVL có tác dụng phụ trợ cho NVL chính trong quá trình sản xuất, không có tác dụng quyết định đến sản xuất. Gồm các loại như là bột màu, mực in, bột ti tan. +)Phế liệu: Là những phần thu hồi từ sản xuất , mà đơn vị đem bán hoặc đem đi tạo hạt lại gồm: Đề xê, Via... NVL của công ty hầu hết đều là nhập ngoại, do đó các chi phí là rất lớn, và hơn nữa có một số loại NVL thuộc loại quý dùng để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nên yêu cầu việc quản lý , việc bảo quản NVL phải được tiến hành nghiêm ngặt. Công ty đã có một hệ thống kho tàng bảo quản khô ráo , thông thoáng, đảm bảo NVL không bị để ngoài trời. Các kho đều có hệ thống chống ẩm, hệ thống cứu hoả. Đồng thời để giảm bớt các hao hụt do các yếu tố khách quan như rơi vãi, hư hỏng và các yếu tố chủ quan như gian lận làm thất thoát NVL dự trữ tồn kho, phòng kỹ thuật của công ty đã lập ra định mức hao hụt vật tư trong bảo quản cho từng loại vật tư riêng biệt. 1.2 Thủ tục chứng từ và phương pháp tính giá nhập, xuất kho NVL Để thuận tiện cho việc hạch toán cũng như nâng cao hiệu quả quản lý quá trình luân chuyển NVL, công ty đã thiết lập và quy định thống nhất các thủ tục nhập, xuất kho và phương pháp tính gía NVL. Cụ thể: 1.2.1 Nghiệp vụ nhập kho NVL NVL nhập kho công ty có hai nguồn là do mua ngoài ( nguồn chủ yếu) và do xuất dùng không hết nhập lại kho. Với NVL mua ngoài, căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng mua vật tư... để thủ kho tiến hành các thủ tục nhập kho. Trước khi nhập kho, NVL thường được kiểm nghiệm chất lượng bởi một ban kiểm nghiệm gồm các đại diện: 01:Bộ phận cung tiêu 01: Phòng kĩ thuật 01: Đại diện thủ kho Nội dung của cuộc kiểm nghiệm sẽ được phản ánh trên “ Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Nếu đúng chất lượng, mẫu mã, số lượng như hợp đồng quy định thì tiến hành nhập kho bình thường. Trường hợp có sai sót về số lượng thì vẫn nhập kho và lập biên bản cho bên bán biết để cùng xử lý. Trường hợp có sai sót về chất lượng, không đúng quy cách phẩm chất thì số NVL sẽ bị trả lại người bán và không được làm thủ tục nhập kho. Biên bản kiểm nghiệm vật tư được lập làm hai liên: Liên 1 : Liên giao cho người cung cấp Liên 2 : Liên giao cho thủ kho giữ, sau đó chuyển cho phòng kế toán. Sau khi đã kiểm nghiệm xong, đúng quy cách phẩm chất như hợp đồng thủ kho tiến hành lập “ Phiếu nhập kho” . Phiếu nhập kho được lập thành 4 liên: Liên 1: Lưu kế hoạch Liên 2: Phòng tài chính kế toán Liên 3: Thủ kho Liên 4: Giao cho người cung cấp để làm thủ tục thanh toán sau này Với Đề xê, NVL xuất dùng không hết nhập lại kho để tái sản xuất, thủ tục chỉ khác là không tiến hành kiểm nghiệm vật tư bằng cách lập ban kiểm nghiệm như đối với NVL mua ngoài, còn thủ kho thì vẫn viết phiếu nhập kho bình thường. Cách tính giá NVL nhập kho: +) Giá thực tế của NVL nhập kho cho trường hợp mua ngoài nhập khẩu: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua thực tế (trên hoá đơn) + Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua - Giảm giá mua hàng (nếu có) +) Trường hợp khác: Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua thực tế (trên hoá đơn) + Chi phí thu mua - Giảm giá mua hàng (nếu có) 1.2.2 Nghiệp vu xuất kho NVL: Công ty Nhựa cao cấp Hàng không thường xuất kho NVL cho 2 mục đích: Phục vụ cho hoạt động sản xuất và phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Song về cơ bản là phục vụ cho hoạt động sản xuất. Khi xuất kho NVL cho sản xuất, căn cứ vào Phiếu báo về xuất vật tư theo định mức của phòng kế hoạch đã có chữ ký của phòngTCKT, thủ kho tiến hành xuất kho NVL và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho cũng được lập thành 4 liên: Liên 1: Lưu kế hoạch Liên 2: Phòng TCKT giữ để ghi sổ Liên 3: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho Liên 4: Giao cho người lĩnh giữ để cuối kỳ giao cho kế toán theo dõi tình hình nhập xuất của từng phân xưởng làm căn cứ tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Khi xuất kho NVL cho hoạt động kinh doanh(để bán), thủ kho căn cứ vào Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho đã có chữ ký của phòng TCKT và phòng kế hoạch để xuất kho NVL như đã quy định. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Giao cho người mua để làm căn cứ thanh toán tại cơ quan người mua. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng TCKT để ghi sổ, thẻ chi tiết NVL Liên 3:Liên gốc do phòng kế hoạch giữ Cách tính giá NVL xuất kho: công ty tính gía NVL xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Có nghĩa là trong kỳ, các nghiệp vụ xuất kho NVL chỉ được ghi chép về mặt số lượng, đến cuối kỳ, sau khi tính ra đơn giá NVL thực tế xuất kho, kế toán mới tính ra được giá trị NVL xuất kho. Ta có: 1.3 Trình tự hạch toán NVL tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không 1.3.1 Tài khoản và hệ thống sổ sách sử dụng TK sử dụng : TK 152- “ Nguyên liệu, vật liệu” Trong đó, TK này được chi tiết thành 2 TK cấp hai: +) TK 1521: Theo dõi nguyên giá NVL +) TK 1522: Theo dõi chi phí nhập khẩu uỷ thác tính vào nguyên giá NVL TK 1521 lại được chi tiết theo kho thành 7 TK con: +) TK 15210001: NVL kho Công ty +) TK 15210002: NVL kho phân xưởng Nhựa +) TK 15210003: NVL kho phân xưởng Màng +) TK 15210004: NVL kho phân xưởng Bao Bì +) TK 15210005: NVL VPĐD phía Nam +) TK 15210006: NVL kho phân xưởng dập khay nhôm +) TK 15210007: NVL kho phân xưởng Màng cứng Các loại sổ sách mà công ty sử dụng để hạch toán NVL bao gồm: +) Thẻ kho: dùng để theo dõi từng danh điểm NVL trong hạch toán chi tiết +) Sổ kho: dùng để ghi chép các thẻ kho +) Thẻ kế toán chi tiết +) Bảng kê chi tiết nhập +) Bảng kê chi tiết xuất +) Bảng kê chi tiết thanh toán với người bán +) Báo cáo Nhập- Xuất- Tồn kho NVL +) Nhật ký sổ cái các TK 152 ( chi tiết cho TK 1521,1522 và chi tiết cho TK 15210001, 15210002...) 1.3.2 Hạch toán tổng hợp Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp NVL. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến NVL, kế toán NVL sẽ nhập số liệu vào máy tính qua các chứng từ nhập, xuất NVL được thiết kế trong các phần mềm kế toán. Sau đó, số liệu được tự động chuyển vào NKSC của TK 15210001, 15210002... và một số TK có liên quan. NVL nhập kho được theo dõi trên sổ NKSC về mặt giá trị cũng như trình tự phát sinh theo thời gian. Riêng các chứng từ về xuất kho NVL thì chỉ ghi số hiệu, ngày tháng phát sinh vào NKSC ( do công ty áp dụng tính gía xuất kho NVL theo giá bình quân gia quyền nên cuối kỳ mới có thể tính được giá xuất kho) để theo dõi số lượng nghiệp vụ xuất kho phát sinh trong quý. Cuối quý, căn cứ vào số liệu ở các Bảng kê nhập NVL, Bảng kê xuất NVL cho từng loại NVL ở từng kho, kế toán tính ra tổng số lượng nhập xuất tồn NVL ở các kho khác nhau rồi tính tổng giá thực tế xuất kho NVL cho từng kho và số tổng đó được dùng để ghi CTGS. Sau đó, giá trị trên CTGS lại được dùng để ghi vào NKSC ở dòng cuối quý. Cuối quý, số liệu trên NKSC được đối chiếu với Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho NVL về mặt giá trị. Kết thúc một quý, để cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình NVL. kế toán lập các báo cáo sau: Báo cáo số dư cuối quý, Báo cáo tổng hợp vật tư, hàng hoá, Báo cáo nhập xuất tồn kho NVL. 1.3.3 Hạch toán chi tiết NVL Công ty Nhựa cao cấp Hàng không tổ chức hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp Thẻ song song. Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song: Phiếu nhập Sổ kế toán chi tiết NVL Phiếu xuất Sổ tổng hợp NVL Bảng tổng hợp N-X-T kho NVL Thẻ kho Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu kiểm tra ở kho : Căn cứ vào các phiếu nhập kho, xuất kho ... Thủ kho mở thẻ kho để ghi chép tình hình nhập –xuất –tồn kho của từng danh điểm NVL trong từng kho về mặt khối lượng và theo trình tự thời gian. Cuối quý, căn cứ vào số lượng nhập xuất kho trong quý, thủ kho tính ra số tồn kho và đối chiếu tình hình nhập –xuất –tồn kho NVL với số liệu ghi chép ở phòng tài chính kế toán. ở phòng kế toán: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đó, kế toán NVL ghi số lượng và thành tiền NVL nhập, số lượng NVL xuất vào sổ chi tiết NVL. Và kế toán NVL sẽ đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết của mình với thẻ kho của thủ kho về mặt số lượng. Các chứng từ đó còn được ghi vào Bảng kê xuất NVL, Bảng kê nhập NVL cho từng loại NVL ở từng kho. Cuối quý, sau khi tập hợp được tất cả các Phiếu nhập kho, xuất kho NVL trong quý, kế toán tính toán tổng số NVL xuất và giá thực tế xuất kho của NVLxuất dùng, ghi vào Sổ chi tiết NVL. Từ sổ chi tiết NVL, kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL theo từng danh điểm , từng loại NVL để đối chiếu với số liệu trên Sổ kế toán tổng hợp. 2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm Các phương thức tiêu thụ và các hình thức thanh toán được áp dụng tại công ty Công tác tiêu thụ thành phẩm ở công ty được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu đó là tiêu thụ trực tiếp (qua kho) và giao hàng cho đại lý. Tuỳ theo đối tượng khách hàng mà công ty quyết định hình thức thanh toán của khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên, có quan hệ lâu dài, giữ được uy tín với công ty có thể đã ứmg trước tiền hàng hoặc thanh toán ngay tiền hàng ( bằng séc, tiền mặt, ngân phiếu) hoặc có thể trả tiền sau theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Còn đối với khách hàng lẻ, không có quan hệ thường xuyên thì công ty chỉ xuất hàng khi đã thu đủ tiền hàng. Công ty chấp nhận cho khách hàng mang trả hàng đã mua, nếu như hàng kém phẩm chất, sai về quy cách.....Về giảm giá hàng bán, công ty thực hiện một số biện pháp giảm giá bán trong trường hợp giá mua của công ty giảm xuống, hoặc chất lượng hàng không được như thoả thuận nhưng khách hàng vẫn chấp nhận. Về chiết khấu bán hàng do công ty thực hiện chính là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền thu về đối với từng khách hàng. Đối với khách hàng mua với số lượng lớn, công ty sẽ vận chuyển sản phẩm đến tận nơi giao hàng, chi phí vận chuyển do công ty chịu. Tóm lại, bằng biện pháp thanh toán gọn, phong phú với chính sách giá cả linh hoạt, công ty đã chủ động trong tiêu thụ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ngay. Chính vì vậy, công ty đã đứng vững trên thị trường, thực hiện kinh doanh có lãi, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.2 Chứng từ, tài khoản và hệ thống sổ sách mà công ty sử dụng * Chứng từ sử dụng: +) Hoá đơn giá trị gia tăng (3 liên) +) Các hợp đồng cung ứng hàng hoá của công ty với các doanh nghiệp khác +) Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có của Ngân hàng +) Các phiếu chiết khấu, phiếu hàng bán bị trả lại +) Các chứng từ liên quan đến các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp * TK sử dụng: TK 51110000, TK 63210000, TK 15510000, TK 15710000, TK 13110000, TK 33311000, TK 64110000 * Sổ sách kế toán sử dụng: +)Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 64110000, TK 63210000, Sổ chi tiết các TK 51110000, TK 15510000, TK 13110000, TK 33311000 +) Nhật ký sổ cái các TK 51110000, TK 63210000, TK 15510000, TK 13110000, TK 33311000, TK 64110000 +) Báo cáo số dư tài khoản cuối qúy, báo cáo kết quả kinh doanh quý... 2.3 Quy trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm Toàn bộ quá trình hạch toán chi tiết, tổng hợp doanh thu tiêu thụ đều được tiến hành trên máy, kế toán chỉ cần nhập các hoá đơn bán hàng, phiếu hàng bán bị trả lại, phiếu chiết khấu, phiếu thu, phiếu chi, và các chứng từ về thanh toán với khách hàng, các chứng từ về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, …Cuối kỳ, máy sẽ cho ra các sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo khác theo yêu cầu. +) Hạch toán doanh thu bán hàng: Khi khách hàng chấp nhận mua hàng, căn cứ vào các hợp đồng kinh tế với khách hàng, cam kết mua hàng của khách hàng, đơn đặt hàng của khách hàng... Phòng marketing và tiêu thụ sẽ lập Hóa đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu (màu tím) Liên 2: Giao cho khách hàng ( màu đỏ) Liên 3: dùng để thanh toán (kẹp vào phiếu thu, màu xanh) Sau khi được Giám đốc, người mua, người bán ký tên, nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán tiền mặt sẽ lập phiếu thu tiền mặt. Sau khi thủ quỹ thu tiền, ký phiếu thu, thủ kho sẽ căn cứ vào hoá đơn để xuất kho thành phẩm, ghi thẻ kho rồi chuyển hoá đơn cho kế toán ghi sổ. Kế toán kho sẽ cập nhật số liệu trên các hoá đơn này vào máy, máy sẽ tự hạch toán vào các tài khoản chi tiết doanh thu, vào các tài khoản kho và cuối tháng sẽ tính giá vốn theo giá bình quân cảc kỳ dự trữ. +) Hạch toán chiết khấu thanh toán : Khi khách hàng thanh toán tiền hàng thì kế toán xem xét hạn thanh toán để xác định khoản chiết khấu, khoản chiết khấu bằng tiền lãi ngân hàng của khoản nợ trong thời gian thanh toán sớm , khoản chiết khấu này được kế toán lập chứng từ ghi sổ và tính vào chi phí tài chính +) Hạch toán các khoản thanh toán với khách hàng Khi kế toán nhập các hoá đơn GTGT bán hàng vào máy thì nhập cả những thông tin về khách hàng như tên khách hàng, hình thức thanh toán, mã số thuế,… và những thông tin này sẽ được lưu vào máy và máy sẽ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng với công ty. Khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán thanh toán viết phiếu thu, chuyển cho thủ quỹ thu tiền và sau đó đưa lại cho kế toán thanh toán nhập vào máy. Cuối kỳ máy sẽ cho ra các báo cáo về tình hình thanh toán với khách hàng, các sổ chi tiết theo yêu cầu của công tác quản lý. +) Hạch toán chi phí bán hàng : Tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không, các khoản chi phí phát sinh từ khi sản phẩm hoàn thành nhập kho đến khi tiêu thụ xong được coi là chi phí bán hàng. Các khoản chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm được tính vào giá bán. Chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty bao gồm các khoản sau: Chi phí vận chuyển cho khách ở xa Chi phí thuê bốc vác Chi phí quảng cáo Chi phí công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc bán hàng Chi phí khác bằng tiền Toàn bộ các chi phí được phản ánh trên hệ thống chứng từ gốc : như phiếu chi, phiếu xuất kho vật liệu, bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.…Từ những chứng từ gốc này, kế toán lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu,… cho bộ phận bán hàng. Số liệu trên các bảng phân bổ và một số chứng từ gốc sẽ được cập nhật vào máy và cuối quý sẽ in ra các sổ chi phí sản xuất kinh doanh và NKSC cho TK 64110000. +) Hạch toán thuế GTGT Trong khi nhập các chứng từ liên quan đến việc bán hàng ( hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu hàng bán bị trả lại,…) thì kế toán đồng thời nhập các thông tin về thuế GTGT như thuế suất, tiền thuế. Lúc này máy sẽ tự tính thuế GTGT đầu ra và ghi vào sổ chi tiết tài khoản thuế GTGT đầu ra (TK 33311000) và thuế GTGT của hàng nhập khẩu ( TK 33312000). Kế toán chỉ cần nhập các hoá đơn GTGT, các việc còn lại máy sẽ tự làm. Cuối kỳ máy sẽ cho ra các báo cáo về thuế theo yêu cầu của kế toán, kể cả việc quyết toán thuế, tờ khai thuế GTGT . Hach toán tiền lương và các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kich thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Công ty Nhựa cao cấp Hàng không áp dụng hai hình thức tiền lương chủ yếu đó là hình thức trả lương theo thời gian (lương tháng) và hình thức trả lương theo sản phẩm. Trong đó: Tiền lương thời gian = Định mức lương thời gian 1 ngày x Hệ số cấp bậc x Số ngày thực tế hưởng lương thời gian Tiền lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho x Đơn giá lương sản phẩm Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các nhân viên thuộc khối hành chính và các quản đốc phân xưởng. Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Trong những ngày chuyển đổi mẫu mã sản phẩm, công nhân được cử đi làm việc khác mà không được hưởng theo lương sản phẩm như đi hội chợ... thì công nhân được hưởng lương thời gian( lương điều động). Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra quanh năm nên doanh nghiệp không có nghiệp vụ trích lương phép. 3.1 Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng * Chứng từ sử dụng: Hàng ngày, người phụ trách các phòng ban, quản đốc các phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi tình hình lao động ở bộ phận mình quản lý và sử dụng các ký hiệu quy ước ghi vào các Bảng chấm công, Bảng sản lượng cá nhân... Cuối tháng, nộp các bảng đó lên cho Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương. Phòng này sẽ căn cứ vào Sổ danh sách lao động, bảng sản lượng cá nhân và bảng chấm công... của từng phân xưởng, phòng ban để tính ra lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty và lập Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng tính phụ cấp gửi cho Phòng tài chính kế toán để trả lương và ghi sổ kế toán. Nếu trong tháng có phát sinh các khoản thanh toán BHXH cho người lao động như đi khám bệnh thì phải có Phiếu nghỉ hưởng BHXH do cơ sở y tế lập. Phiếu này được chuyển cho người chấm công ở bộ phận người lao động làm việc để ghi vào Bảng chấm công. Sau đó, nó được đính kèm với Bảng chấm công và chuyển lên phòng kế toán để tính số BHXH rồi ghi vào phiếu này và lưu. Căn cứ vào số liệu ghi trên phiếu này để ghi vào Bảng thanh toán BHXH cho từng phòng ban, phân xưởng. Bảng này được lập làm 2 liên, chuyển cho trưởng ban BHXH của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng phê duyệt. 1 liên được gửi cho cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi, 1 liên lưu ở phòng tài chính để làm căn cứ lập các phiếu chi thanh toán với người lao động. * Tài khoản kế toán: Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng: +) TK 33410000: Phải trả công nhân viên +) TK 33820000: KPCĐ +) TK 33830000: BHXH +) TK 33840000: BHYT * Sổ sách kế toán: +) Sổ chi tiết các TK 33410000, 33820000, 33830000, 33840000 +) Nhật ký sổ cái các TK trên +) Báo cáo số dư tài khoản, Bảng tổng hợp lương, Bảng phân bổ tiền lương... 3.2 Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.2.1 Hạch toán tổng hợp: Hàng tháng, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sẽ nhập số liệu vào máy theo các mẫu chứng từ được thiết kế sẵn trong chương trình, số liệu sẽ tự động chuyển vào NKSC của các TK 33410000, 33820000, 33830000, 33840000. Cuối quý, kế toán tập hợp số liệu, lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Từ bảng này và theo số liệu trên bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập CTGS . Số liệu trên CTGS sẽ được ghi vào NKSC của các TK có liên quan, Sau đó, kế toán tổng hợp số liệu và lập Báo cáo số dư tài khoản của các TK 33410000, 33820000, 33830000, 33840000, Bảng tổng hợp lương các tháng trong quý. 3.2.2 Hạch toán chi tiết Cuối mỗi tháng, các Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng tính phụ cấp sẽ được chuyển lên phòng kế toán. Sau khi được kế toán trưởng duyệt sẽ được sử dụng để phát lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng thanh toán lương trừ đi các khoản tạm ứng, các khoản khấu trừ lương trong tháng của từng người để lập các Phiếu chi thanh toán với họ. Mỗi lần lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay. Các bảng này sau khi sử dụng để thanh toán với người lao động sẽ được lưu tại Phòng kế toán. Sau đó, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 33410000 chi tiết cho từng phân xưởng, phòng ban. Sau đó lập các Bảng tổng hợp lương cho từng phòng ban, phân xưởng để cung cấp thông tin cần thiết cho việc trích lập các khoản trích theo lương và tập hơp chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào số lương thực trả cho CNV trên Bảng tổng hợp lương, kế toán tiền lương thực hiện trích các khoản trích theo lương cho CNV theo tỉ lệ quy định là : BHXH trích 15%, KPCĐ trích 2%, BHYT trích 2% trên lương cơ bản trong kỳ. Sau đó, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 33820000, 33830000, 33840000 chi tiết từng phân xưởng, phòng ban. Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm 4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất khép kín, địa điểm phát sinh chi phí theo từng phân xưởng, tính chất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo từng phân xưởng. Chỉ những sản phẩm hoàn thành nhập kho mới được coi là thành phẩm. Ngoài ra, do sản phẩm thường được thực nhập theo từng loại nên đối tượng tính giá thành của công ty là từng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng ở từng phân xưởng. Kỳ tính giá thành là một quý, đồng thời áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức tiêu hao NVL cho từng sản phẩm. Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối mỗi kỳ nên tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp trong tháng cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. 4.2 Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty sử dụng: * Chứng từ kế toán: Bảng kê xuất, nhập NVL, CCDC; Các phiếu chi, Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Các hoá đơn của nhà cung cấp, biên lai thu tiền; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Bảng tính CP NVLTT theo định mức NVL, Bảng tính CPNCTT theo định mức NVL, Bảng tính CPSXC theo định mức NVL, Bảng tính giá thành sản phẩm... * Tài khoản kế toán: TK 62110000, TK 62210000, TK 62710000, TK 15410000... được chi tiết cho từng khoản mục chi phí cụ thể. * Sổ sách kế toán: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho các TK 62110000, TK 62210000, TK 62710000, TK 15410000; Nhật ký sổ cái các TK nói trên; Báo cáo số dư tài khoản; Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ... 4.3 Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.3.1 Hạch toán chi phí sản xuất * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT ) +) Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho NVL, kế toán sẽ cập nhật số liệu vào máy nhưng chỉ mới theo dõi được về mặt số lượng và nội dung nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối qúy, sau khi tính được đơn giá NVL xuất kho, căn cứ vào Bảng kê NVL xuất kho, kế toán sẽ tính tổng giá trị NVL xuất dùng để sản xuất trực tiếp ở từng phân xưởng và lập CTGS. Số liệu trên CTGS sẽ được dùng để ghi vào NKSC của TK 62110000 dòng ngày cuối quý tương ứng +) Hạch toán chi tiết: Cuối quý căn cứ vào Bảng kê nhập, xuất NVL, kế toán tập hợp và tính giá xuất kho NVL rồi tính tổng CP NVLTT cho từng phân xưởng. Sau đó ghi vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 62110000 chi tiết cho từng phân xưởng. Trong sổ này, mỗi nghiệp vụ phát sinh được theo dõi chi tiết về trình tự thời gian phát sinh, số hiệu chứng từ, nội dung kinh tế, số hiệu các TK đối ứng với TK 62110000, chi tiết nội dung các khoản chi phí phát sinh. * Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) và chi phí sản xuất chung ( CP SXC) cũng được hạch toán hoàn toàn tương tự như CP NVLTT chỉ khác về chứng từ làm căn cứ ghi sổ và sổ sách sử dụng ( tương ứng với TK sử dụng là TK 62210000, TK 62710000) * Tập hợp chi phí sản xuất: +) Hạch toán tổng hợp: Cuối qúy, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên NKSC của TK 62110000, 62210000, 62710001... kế toán sẽ lập 1 CTGS, số liệu trên CTGS sẽ được vào NKSC TK 15410000 chứng minh cho các nghiệp vụ kết chuyển để tập hợp mọi khỏan chi phí sản xuất. Cuối kỳ, kế toán lập các Báo cáo bộ phận theo từng phân xưởng để cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí sản xuất của từng phân xưởng trước khi phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý vào kết quả kinh doanh. Qua đó, nhà quản lý có thể thấy được các phân xưởng sản xuất có hiệu quả thực sự hay không. +) Hạch toán chi tiết: Sau khi tất cả các khoản chi phí ( CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC) được tập hợp xong sẽ kết chuyển sang TK 15410000 và kế toán ghi số liệu vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 15410000 chi tiết cho từng phân xưởng. Sổ này có kết cấu cũng tương tự như Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 62110000. 4.3.2 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Dựa vào Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm ở mỗi phân xưởng, cuối mỗi quý, kế toán xác định được số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng phân xưởng. Căn cứ vào Bảng định mức NVL cho thành phẩm của từng phân xưởng, kế toán chi phí có thể xác định được giá thành cho từng loại sản phẩm theo các bước sau: Xác định hệ số đơn giá chung chi phí NVLTT: HNVL = ồ CP NVLTT phát sinh trong kỳ ồ(Số lượng SP i hoàn thành trong kỳ x Định mức NVL của SP i) Từ đó ta tính được chi phí NVL trực tiếp cho từng sản phẩm: Chi phí NVLTT của SP i = HNVLTT x Số lượng SP i hoàn thành trong kỳ x Định mức tiêu hao NVL của SP i Thực hiện tương tự, ta sẽ tính được HNCTT, HSXC và phân bổ được CP NCTT, CP SXC cho từng loại sản phẩm. Khi đó: Giá thành sản phẩm i hoàn thành = CP NVLTT của SP i + CP NCTT của SP i + CP SXC của SP i Việc tính giá thành của từng phân xưởng sẽ được phản ánh trên Bảng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào các Phiếu nhập kho thành phẩm, số liệu sẽ được phản ánh vào sổ chi tiết thành phẩm, đồng thời số liệu được cập nhật sẽ tự động chuyển vào NKSC TK 15510001, 15510002... và vào Bảng kê nhập kho cho từng kho. Cuối quý, căn cứ vào các Bảng kê đó, kế toán tính tổng số tổng cộng của thành phẩm nhập từng kho để ghi vào CTGS. Số liệu trên CTGS được ghi vào dòng ngày cuối quý trong NKSC TK 15510001, 15510002... Cuối quý, lập các Báo cáo số dư tài khoản cho các TK 15410000, TK 15510001...để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Phần III: Nhận xét chung về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không Để có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngoài việc đầu tư tốt cho phát triển sản xuất kinh doanh nhằm có được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, có được uy tín trong kinh doanh, thì việc quản lý có hiệu quả dĩ nhiên là một mục tiêu quan trọng của công ty. Kế toán là nguồn cung cấp các thông tin tài chính chủ yếu của công ty, là một công cụ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác quản lý và cả trong việc kinh doanh của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của mình, phòng tài chính kế toán đã rất cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, luôn tìm cách nâng cao hiệu quả của công việc, luôn cố gắng cung cấp những thông tin trung thực, kịp thời cho hoạt động quản lý. 1. Những thành tựu đã đạt được +) Thứ nhất: Dựa trên Chế độ tài chính kế toán do Bộ tài chính ban hành cũng như quy mô, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, công ty đã tổ chức được công tác hạch toán kế toán phù hợp với năng lực hiện có cũng như trình độ của nhân viên kế toán của công ty. Công ty đã áp dụng tương đối đầy đủ và hợp lý các quy định về kế toán do Bộ tài chính ban hành. +) Thứ hai: Việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán đã đem lại hiệu quả cao, khối lượng công việc mà nhân viên kế toán phải đảm nhiệm giảm đi đáng kể. Kế toán máy giúp cho việc nhập số liệu kế toán, các khâu cộng sổ, chuyển sổ, được giảm bớt. Số liệu kế toán sổ chi tiết với sổ tổng hợp luôn đảm bảo được đối chiếu khớp đúng, sổ sách kế toán rõ ràng, sạch sẽ. Thêm vào đó các máy tính trong phòng kế toán đều được nối mạng với nhau làm tăng thêm hiệu quả của công tác kế toán, tránh được việc nhập dữ liệu trùng lặp giữa các phần hành kế toán. +) Thứ ba: Việc lựa chọn hình thức Chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp với quy mô vừa của công ty. Việc áp dụng hình thức kế toán này có ưu điểm là thể hiện ghi chép rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản và thuận tiện cho việc xử lý, cài đặt chương trình kế toán bằng máy vi tính. +)Thứ tư: Các chứng từ ban đầu được công ty tổ chức ghi chép khá chặt chẽ và phù hợp với quy định của chế độ. Trình tự kế toán được tiến hành một cách nhịp nhàng và liên tục từ khâu lập chứng từ gốc ban đầu, kiểm tra chứng từ, cập nhật số liệu vào máy cho đến khi hình thành các báo cáo kế toán. Điều này giúp cho các nhà quản lý có thể nắm bắt được kịp thời các hoạt động kinh tế đang diễn ra và qua đó theo dõi một cách chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. +) Thứ năm: Công ty hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song đối với hàng tồn kho là rất phù hợp với thực tiễn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hàng tồn kho của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu quản lý hàng tồn kho giữa các kho và phòng kế toán, hạn chế những sai sót có thể xảy ra. +) Thứ sáu: Đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng và đối tượng tính giá thành theo từng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng của quá trình sản xuất ở từng phân xưởng cũng rất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ khép kín, sản phẩm sản xuất ra không luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác +) Thứ bảy: Do đặc điểm tình hình sản xuất của công ty, có thể từ một loại NVL đầu vào nhưng cho ra nhiều loại sản phẩm đầu ra có hình dạng khác nhau nên việc tính giá thành sản phẩm theo định mức tiêu hao NVL trở nên đơn giản, dễ thực hiện hơn rất nhiều vì đã có sẵn Bảng định mức tiêu hao NVL. +) Thứ tám: Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm, NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là số lượng NVL, thành phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, mật độ nhập xuất thường xuyên. +) Thứ chín: Về tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty đã sử dụng hai hình thức tính lương đó là lương thời gian và lương sản phẩm. Sử dụng hai cách tính này không chỉ giúp công ty không chỉ tính đúng lương cho người lao động, phản ánh đúng các chi phí về lương tạo điều kiện cho công tác tính giá thành chính xác mà còn khuyến khích tinh thần và ý thức lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Nói chung, bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán ở công ty Nhựa cao cấp Hàng không là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại công ty cũng như chế độ quy định 2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc tổ chức hạch toán kế toán ở công ty còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của công ty đó là: +) Thứ nhất: Công ty sử dụng hình thức "chứng từ ghi sổ " trong việc hạch toán, nhưng công ty lại không mở "Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ" để theo dõi thứ tự các chứng từ ghi sổ, quản lý và tập trung số liệu kế toán theo thời gian và làm căn cứ đối chiếu với các sổ cái. Trong quá trình hạch toán thì chỉ một số nghiệp vụ được lập chứng từ ghi sổ còn một số nghiệp vụ như thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng , bán hàng, mua hàng,… thì không lập chứng từ ghi sổ mà nhập thẳng vào máy. Điều này không thống nhất với các quy định cho hình thức chứng từ ghi sổ mà Bộ tài chính đã ban hành và làm mất đi những ưu điểm của chứng từ ghi sổ . Hơn nữa, định kỳ lập CTGS là một quý là tương đối chậm cho việc cung cấp các thông tin tài chính cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Việc này cũng làm cho công việc kế toán vào cuối quý trở nên phức tạp. Khi có sai sót ở phần nào thì kế toán ở phần đó lại phải xem xét số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ba tháng. Đây chính là nhược điểm lớn nhất trong công tác ở công ty +) Thứ hai: Mặc dù áp dụng hình thức CTGS nhưng công ty không sử dụng Sổ cái các tài khoản mà ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý theo chứng từ gốc vào NKSC của các TK chi tiết. Đồng thời cuối qúy lại lập CTGS rồi từ CTGS lại ghi vào NKSC. Mặc dù NKSC được ghi chép như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý được số lượng các nghiệp vụ phát sinh trong qúy liên quan đến từng TK, tuy nhiên, việc vừa ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chứng từ gốc, vừa ghi các CTGS vào NKSC tạo ra những trùng lắp nhất định. Nó còn làm cho CTGS chỉ có ý nghĩa thực sự đối với các nghiệp vụ xuất kho( do cách tính giá xuất kho của công ty là giá bình quân cả kỳ dự trữ, chỉ được tính vào cuối qúy), và các nghiệp vụ kết chuyển chi phí, xác định kết quả vào cuối quý. Còn các trường hợp khác, CTGS chỉ đơn giản là một bước định khoản lại các số tổng cộng mà thôi. +) Thứ ba: Là một công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu, khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều với chủng loại đa dạng, thị trường tiêu thụ mở rộng nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều. Tuy nhiên, trong đánh giá thành phẩm, công ty chỉ sử dụng giá thực tế để xác định giá trị thành phẩm xuất kho, mặt khác giá này chỉ được thực hiện vào cuối kỳ hạch toán khi kế toán giá thành chuyển sang. Chính vì vậy, việc quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm trong quý không được thực hiện theo chỉ tiêu giá trị, công việc bị dồn vào cuối qúy. Do vậy làm cho chức năng giám đốc của kế toán không được kịp thời. +) Thứ tư: Thành phẩm của công ty khi hoàn thành theo quy định phải nhập qua kho, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thành phẩm, nhưng lại gây khó khăn cho tiến độ tiêu thụ sản phẩm. Bởi vì, việc công ty chỉ tiêu thụ theo hình thức xuất qua kho mà không có hình thức chuyển thẳng nhiều khi làm mất đi cơ hội tiêu thụ. Ngoài ra, việc bắt buộc phải nhập kho thành phẩm trước khi tiêu thụ còn làm tăng thêm chi phí quản lý kho bãi, tăng chi phí bảo quản, vận chuyển thành phẩm vào kho... +) Thứ năm: Một trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán được thừa nhận rộng rãi là nguyên tắc thận trọng. Nguyên tắc này đảm bảo hai yêu cầu: Việc ghi tăng vốn chỉ được thực hiện khi có chứng cứ chắc chắn và việc ghi giảm vốn phải được ghi nhận ngay khi có chứng cứ có thể ( chưa chắc chắn).Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cách thể hiện sự thận trọng. Tại công ty Nhựa cao cấp Hàng không hiện nay chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một thiếu sót lớn. Bởi việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có vai trò quan trọng thể hiện trên các phương diện sau: Về phương diện kinh tế: Nhờ lập dự phòng mà Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực của tài sản. Về phương diện tài chính: Việc lập dự phòng là một biện pháp kế toán nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp khi có những biến động tương đối lớn về mặt giá cả trên thị trường của các loại hàng tồn kho. ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến biến động giảm: giá thực tế hàng tồn kho trên thị trường thấp hơn giá thực tế hàng tồn kho ghi trên sổ sách. Về phương diện thuế: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận như là một khoản chi phí làm giảm lợi tức chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp. Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác hạch toán kế toán của công ty, em nhận thấy về cơ bản, công tác kế toán tại công ty đảm bảo tuân thủ đúng hầu như mọi chính sách, chế độ kế toán ban hành, đáp ứng được mọi yêu cầu quản lý. Với khối lượng công việc lớn, nhưng nhờ tinh thần trách nhiệm và khả năng thích ứng cao nên công tác kế toán được tiến hành một cách đầy đủ và thực hiện được chức năng của kế toán đối với doanh nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác kế toán cũng không thể tránh khỏi những vấn đề, những tồn tại chưa hoàn toàn hợp lý, chưa thật tối ưu. Do đó, công ty cần phải ngày một hoàn thiện hơn nữa để có thể quản lý nguồn tài chính một cách vững vàng và ổn định. Trích số liệu báo cáo cuối năm 2003: Báo cáo kết quả kinh doanh Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 31/12/2003 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Số tiền Tổng doanh thu 39.296.981.761 - Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 6.763.617.238 Các khoản giảm trừ 0 1. Doanh thu thuần 39.296.981.761 2. Giá vốn hàng bán 31.326.235.101 3. Lợi tức gộp 7.970.746.660 4. Chi phí bán hàng 1.561.972.965 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.196.292.111 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 3.212.481.584 - Thu nhập hoạt động tài chính 14.037.131 - Chi phí hoạt động tài chính 2.953.955.883 7. Lợi tức hoạt động tài chính (2.939.918.752) - Các khoản thu nhập bất thường 183.956.949 - Các khoản chi phí bất thường 250.000 8. Lợi tức bất thường 183.706.949 9. Tổng lợi tức trước thuế 456.269.781 10. Thuế lợi tức phải nộp 146.006.330 11. Lợi tức sau thuế 310.263.451 báo cáo lưu chuyển tiền tệ Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 31/12/2003 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu MS Kỳ trước Kỳ này I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động KD 1. Tiền thu bán hàng 01 2.Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 02 43.478.312.731 3. Tiền thu từ các khoản khác 03 12.258.784.988 4. Tiền đã trả cho người bán 04 (38.162.365.825) 5. Tiền đã trả cho công nhân viên 05 (3.704.361.879) 6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước 06 (3.230.430.219) 7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác 07 (2.281.584.933) 8. Tiền đã trả cho các khoản khác 08 (27.240.419.223) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 20 130.356.259.798 II. Lưu chuyển tiền từ HĐ đầu tư 1. Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 21 2. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 22 3. Tiền thu do bán TSCĐ 23 67.193.650 4Tiền đầu tư vào các đơn vị khác 24 5. Tiền mua TSCĐ 25 (15.771.929.873) Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ ĐT 30 15.839.123.523 III. Lưu chuyển tiền từ HĐ TC 1. Tiền thu do đi vay 31 31.735.745.231 2. Tiền thu do các CSH góp vốn 32 2.803.813.918 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi NH 33 13.137.131 4. Tiền đã trả nợ vay 34 (13.573.059.215) 5. Tiền đã hoàn vốn cho các CSH 35 6.Tiền lãi đã trả cho các nhà ĐT 36 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 40 48.125.755.495 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 194.321.138.816 Tiền tồn đầu kỳ 60 1.390.757.484 1.382.697.484 Tiền tồn cuối kỳ 70 1.382.697.484 3.506.077.384 Ngày 26 tháng 02 năm 2004 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc bảng cân đối kế toán Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 31/12/2003 Đơn vị tính: đồng Tên chỉ tiêu MS Dư đầu kỳ Dư cuối kỳ Phần Tài sản A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 24.334.985.133 28.241.432.042 I.Tiền 110 1.382.697.484 3.506.077.384 1-Tiền mặt,ngân phiếu 111 62.812.551 288.716.598 2-Tiền gửi ngân hàng 112 1.319.884.933 3.217.360.786 II.Các khoản phải thu 130 3.424.617.144 4.440.493.932 1-Phải thu của khách hàng 131 2.926.236.373 3.423.100.421 2-Trả trước cho người bán 132 62.660.000 3-Phải thu nội bộ 133 101.399.955 566.932.695 +Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 124 52.329.955 469.184.604 +Phải thu nội bộ khác 135 49.070.000 97.748.091 4-Phải thu khác 138 396.980.816 387.800.816 III-Hàng tồn kho 140 11.713.378.120 12.169.841.240 1-Nguyên liệu,vật liệu tồn kho 142 6.660.342.707 6.003.300.611 2-Công cụ,dụng cụ trong kho 143 26.777.439 11.381.000 3-Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang 144 383.484.171 510.715.676 4-Thành phẩm tồn kho 145 4.273.323.903 5.238.256.590 5-Hàng tồn kho 146 208.584.727 279.288.763 6-Hàng gửi đi bán 147 160.865.173 126.898.681 IV.Tài sản lưu động khác 150 7.814.292.385 8.125.019.486 1-Tạm ứng 151 661.772.195 896.412095 2-Chi phí trả trước 152 4.690.207.564 4.355.845.360 3-Chi phí chờ kết chuyển 153 1.515.060.406 2.821.440.694 4-Các khoản thế chấp,ký cược,ký quỹ ngắn hạn 155 947.252.220 51.321.337 B-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 23.006.765.420 38.988.297.068 I.Tài sản cố định 210 22.998.287.320 38.900.183.891 1-TSCĐ hữu hình 211 21.871.401.198 36.332.723.106 +Nguyên giá 212 31.573.267.121 48.469.895.351 +Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (9.710.865.923) (12.137.172.245) 2-TSCĐ thuê tài chính 214 1.126.886.104 2.567.460.785 +Nguyên giá 215 1.559.455.524 3.185.206.953 +Giá trị hao mòn luỹ kế 216 (432.569.420) (617.746.168) II. Chi phí XDCB dở dang 230 8.478.118 88.113.177 Tổng cộng tài sản 250 47.341.750.553 67.229.729.110 Phần nguồn vốn A-Nợ phải trả 300 39.405.356.920 55.479.715.876 I.Nợ ngắn hạn 310 21.687.301.240 3.581.913.303 1-Vay ngắn hạn 311 19.031.711.213 32.297.462.450 2-Phải trả cho người bán 313 2.495.876.774 4.066.235.599 3-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 236.995.404 98.453.441 4-Phải trả công nhân viên 316 449.931.806 (888.085.325) 5-Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 22.998.091 22.998.091 6-Các khoản phải trả phải nộp khác 318 (550.212.048) (365.150.953) II.Nợ dài hạn 320 17.718.055.680 20.297.802.573 1-Vay dài hạn 321 17.510.032.380 20.127.669.238 2-Nợ dài hạn 322 280.023.300 12.513.335 B-Nguồn vốn chủ sở hữu 400 7.936.393.632 11.750.013.233 I.Nguồn vốn-quỹ 410 7.936.393.632 11.750.013.233 1-Nguồn vốn kinh doanh 411 8.817.693.038 12.283.675.758 2-Chênh lệch tỷ giá 413 78.973.040 92.500.410 3-Quỹ phát triển kinh doanh 414 270.973.555 270.973.555 4-Quỹ dự trữ 415 72.310.776 72.310.776 5-Lãi chưa phân phối 416 (527.090.696) (74.368.470) 6-Quỹ khen thưởng phúc lợi 417 (776.466.081) (895.078.796) Tổng cộng nguồn vốn 430 47.341.750.552 67.229.729.109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34777.doc
Tài liệu liên quan