Báo cáo thực tập tại Công ty rượu Hà Nội

Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trên tuy không cao so với khả năng của công ty, song vì công ty phải đối đầu với cơ chế thị trường cạnh tranh không lành mạnh, cộng vào đó một số chính sách ưu tiên người lao động như giảm giờ làm trong tuần, tăng lương tối thiểu từ 144.000 đồng lên 180.000 đồng ( tức tăng 25%). Vì vậy công ty phải tập trung trí lực, vật lực để giải quyết ba vấn đề cơ bản là: Công tác thị trường, giá cả và chất lượng sản phẩm. Từng vấ đề phải được cụ thể hoá chỉ tiêu để phấn đấu. -Về công tác thị trường : Mở rộng và phát triển một số các đại lý và thị trường mới ở các vùng sâu, vùng xa để tăng cường tiêu thụ sản phẩm. Củng cố lại đội ngũ tiếp thị và đề ra hợp lý các chế độ quy chế tiếp thị để thích ứng hơn trong coư chế thị trường. Đầ tư tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường có cùng biên giới và gần với Việt nam. Tăng cường công tác chống hàng giả, nhại nhãn mác, có chế độ thường thích đáng với việc này. -Về công tác giá thành sản phẩm: Tăng cường quản lý và giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu. Mua vật tư, thiết bị phải có gía thấp nhất. Vì rượu phục vụ đại da số dân mức sống trung bình thì giá cả phải hợp lý. -Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, hợp túi tiền và giảm độc tố. Đầu tư và đổi mới công nghệ có trọng điểm từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, một số sản phẩm mũi nhọn cạnh tranh với rượu ngoại nhập. Như vậy khó khăn khách quan và chủ quan cho việc thực hiện là rất lớn và rất nhiều. Song với những biện pháp chính đã nêu ử trên cộng với quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên, việc hoàn thành kế hoạch năm 2005 chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều thắng lợi.

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Giới thiệu về công ty rượu Hà Nội 1- Quá trình hình thành phát triển của công ty rượu Hà Nội: Nhà máy Rượu Hà Nội được hãng Phông Ten Pháp xây dựng vào năm 1892 cùng với Nhà máy Rượu Nam Định, Hải Dương, Bình Tây (Sài Gòn) . Địa điểm của Nhà máy tiếp giáp 4 mặt phố Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, Hoà Mã, Ngô Thời Nhiệm ( Năm 1955 cắt một phần đất để thành lập Nhà máy Dệt kim Đông Xuân). Trước cách mạng tháng 8-1945 Nhà máy sản xuất ra các loại cồn thô dùng để pha chế rượu trắng và một số rượu màu, rượu thuốc... Như nhãn hiệu Nam Hương Tửu... và tiêu thụ bắt buộc cho những thanh niên đến tuổi đóng thuế đinh ở nông thôn. Cùng với hệ thống " Tây đoan" đi bắt nâm rượu rất ráo riết. Tiêu thụ sản phẩm mang tính độc quyền và bắt buộc , mỗi ngày sản xuất phải dùng từ 40-50 tấn gạo được chở từ Nam Kỳ ra. Sản phẩm cồn thô không được tinh chế, chất lượng mang nhiều độc tố. Nhưng mỗi năm cũng sản xuất 4-5 triệu lít cồn thô 900 V và khoảng 10 triệu lít các loại. Số lượng công nhân khoảng 200 người, ăn ở trong Nhà máy và một kỹ sư người Việt Nam trông coi điều hành nhà máy, phương pháp công nghệ dùng lên men vi sinh vật theo phương pháp Amylô, thiết bị cổ điển nặng nhọc lao động công nhân vất vả như thiết bị nấu nguyên liệu, thiết bị lò hơi cũ kĩ, nặng nhọc bụi bậm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, nhưng vì trước đây hoang vu vắng vẻ là ngoại ô thành phố nên sự ảnh hưởng không tác động đến dân cư và dưới chế độ thuộc địa dân không có quyền ca thán đồi hỏi. Trong những năm kháng chiến chống Pháp Nhà máy ngừng sản xuất nơi đây biến thành trại giam những cán bộ Việt minh, Nhà máy biến thành nhà tù có trại lính canh gác ngày đêm. Về cơ bản thiết bị vẫn được bảo tồn trước ngày giải phóng, số thiết bị quý đã được di chuyển vào Nam. Năm 1954 khi hoà bình lập lại Chính phủ có chủ trương phục hồi Nhà máy. Năm 1955 đã có một số cán bộ đầu tiên đến Nhà máy để tiến hành việc chỉ đạo khôi phục lại Nhà maý. Hầu hết là cán bộ chính trị, quân đội chuyên nghành từ miền Nam tập kết ra Bắc, số công nhân làm việc cho phép ở các Nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương , Nam Định cũng được gọi đến làm việc. Nhà máy thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Năm 1956 đã có những sản phẩm đầu tiên. Năm 1957 đã có kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất hàng năm. Chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập và lãnh đạo Nhà máy. Năm 1958 Bác Hồ về thăm Nhà máy và chỉ thị cho cán bộ kỹ thuật, công nhân phải chuyển sang dạng nguyên liệu khác, không được dùng gạo vì Miền Nam rất thiếu gạo.Một phong trào làm theo lời Bác đã được phát động, mọi khó khăn lớn lao đã được khắc phục. Sự đoàn kết nhất trí trong toàn Nhà máy dười sự lãnh đạo của Đảng đã được thực hiện tốt, Nhà máy trưởng thành tiến bộ nhanh chóng. Trong những năm 1960-1963 các chuyên gia Cộng hoà dân chủ Đức, chuyên gia Trung Quốc đã sang Nhà máy giúp đỡ kỹ thuật lên men và chưng cất tinh chế cồn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm chuyên gia Trung Quốc đã tính toán thiết kế và chỉ đạo việc chế tạo lắp giáp vận hành tháp tinh chế với cônh suất 5 triệu lít cồn tinh chế / năm kết quả tốt đẹp. Năm 1956-1960 sản phẩm đã đảm bảo các chỉ tiêu cồn tinh chế trong nước và quốc tế. Do đó Nhà máy nghiên cứu và cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vôtca, Rượu màu để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu như các loại lúa mới và các loại rượu mùi đã xuất khẩu và có mặt ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trung bình xuất khẩu hành năm từ 3-6 triệu lít/ năm theo hiệp định nhưng không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đòi hỏi 10 triệu lít/năm. Năm 1970 Nhà máy được thí điểm cải tiến quản lý Xí nghiệp nhiều đoàn chuyên viên nhiều hội nghị chuyên đề nhiều cán bộ cao cấp đã về Nhà máy như đồng chí Lê Thanh Nghị- Lê Văn Hương các bộ trưởng... Trong thời kỳ này Nhà máy đã thí điểm nấu và lên men liên tục, nhưng do điều kiện thiết bị không phù hợp nên phương pháp liên tục đã không thành công nên năm 1973 lại trở về phương pháp gián đoạn. Trong những năm chống Mĩ ác liệt kể cả 12 ngà đêm Mĩ ném bom B52 Nhà máy vẫn sản xuất ngày đêm cung cấp cồn cho y tế và quốc phòng. Trong những năm này sản lượng cồn đạt được 4-5 triệu lít sản lượng rượu mùi 6-8 triệu lít. Thời kì từ 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1975 Nhà máy có mọt đoàn cán bộ kỹ thuật đi thực tập ở Liên Xô về công nghệ và thiết bị rượu bia. Khi đoàn trở về có phương án đề xuất nhập thiết bị tiên tiến nhắm nâng cao chất lượng và sản lượng của Nhà máy. Được nhà nước duyệt Nhà máy đã nhập đồng bộ hệ thống tinh luyện cồn hiện đại của hãng Sodecia Pháp với công suất 10 triệu lít/năm và hai lò hơi đốt dầu với công suất 10 tấn hơi giờ/cái, 4 máy dán nhãn . Năm 1997 thiết bị được đưa về nhà máy. Năm 1985 được lắp đặt và năm 1986 được đưa vào sản xuất. Năm 1982, nhà máy rượu hà nội cùng với nhà máy bia Hà nội, Nhà máy Thuỷ tinh Hải phòng và Phòng nghiên cứu rượu bia được sát nhập thành Xí nghiệp liên hiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I. Năm 1989 ntheo quyết định số 247 của Bộ nông nghiệp và cộng nghiệp thực phẩm, mhà máy rượu được tách thành một số đơn vị hạch toán độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng trong thời gian này , thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhà máy bị ảnh hưởng mạnh do ảnh hưởng về tình hình tài chính, chính trị, xã hội ở Liên xô và các nước Đông âu; các hiệp định về xuất khẩu rượu bị huỷ bỏ, chỉ còn khả năng xuất khẩu theo chương trình trả nợ giữa nhà nước Việt nam và các nước thuộc Liên xô trước đây. Nhà máy chủ yếu sản xuất để phi\ục vụ nhu cầu trong nước. Năm 1991, nhà máy thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho sản phảm Rượu, Bia. điều này làm cho giá sản phẩm tăng từ 1,5 đến 2 lần khiến cho việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, việc sản xuất bị gián đoạn, công nhân phải nghỉ chờ việc. Năm 1992, nhà máy thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng khó khăn như giảm độ rượu để giảm mức thuế, đầu tư 1,2 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Năm 1993, một mặt do nhà nước điều chính lại thuế tiêu thụ đặc biệt tránh đánh thuế trùng nên giá sản phẩm có giảm xuống, được thị trường chấp nhận. Mặt khác trên đà phát triển năm 1992 với sự ra đời của nhiều sản phẩm mớinên tình hình sản xuất kinh doanh của di\oanh nghiệp có phần ổn định hơn. Năm 1994, nhà máy Rượu chính thức được đổi tên thành công ty Rượu Hà nộitheo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ và tinh thần của nghị định 338/HĐBT về việc thành lập, giải thể và xắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Năm 1996 Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát được thành lập trong đó công ty Rượu trực thuộc Tổng công ty Rượu - Bia - nước giải khát Việt nam. Công ty Rượu Hà Nôi - tên giao dịch HALICO là một tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng Việt nam. Công ty có tri\ụ sở đặt tại 94 Lò đúc - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Năm 1997, công ty ngừng sản xuất bia và nước giải khát. Năm 1998 công ty kỷ niệm 100 năm thành lập và phát triển. Năm 1999 do thay đổi luật thuế và áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm nên sản xuất nhiều hơn, việc tiêu thụ có nhều thuận lợinên công ty phát triển rõ rệt so với các năm trước. Là một nhà máy hình thành và phát triển lâu đời hơn 100 năm và hiếm có ở Hà Nội, truyền thống đoàn kết vượt khó khăn. Từ một nhà máy phần lớn dây chuyền sản xuất là thủ công tốn nhiều sức, nay được sự quan tâm của đảng và Nhà nướchầu như mọi công đoạn sản xuất đã được cơ giới hoá, nhà máy thay đổi hoàn toàn, lớn len tứng giờ từng phút, đội ngũ công nhân phát triển. Sự thay đổi da thịt của nhà máychính là ở đội ngũ công nhân đã biết làm chủ tập thể lớn lên trong phong trào thi đua, trưởng thành về tay nghề. 2- Quy trình sản xuất công nghệ của các bộ phận sản xuất chính: 2.1- Quy trình sản xuất cồn: Đối với sản xuất cồn: Sắn say nhỏ trộn với nước có tác dụng của axit nấu chín ở nhiệt độ 600 thành đường hoá, sau đó bằng phương pháp lên men và vi sinh vật hạ nhiệt độ xuống 340 được cồn hoá tách bỏ CO2 , chưng cất để loại bỏ các hợp chất hữu cơ và men có trong cồn tách thu được cồn tinh chế và cồn công nghiiệp. Sơ đồ quy trình sản xuất cồn Nước T= 600C Hâm nhừ Nấu chín Nguyên Liệu tinh Sắn H2O Phế liệu Chưng cất Cồn hoá Đường hoá H2SO4 T = 340C CO2 Men Nhập kho Cồn tinh chế Cồn công nghiệp E65nzym NH4NO3 2.2- Quy trình sản xuất Rượu mùi: Đối với sản xuất Rượu mùi; Các loại rượu này phấn lớn được sản xuất theo phương pháp pha chế . Mỗi loại rượu có những công thức pha chế khác nhau, sử dụng các hương liệu, nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, quy trình công nghệ của các loại rượu ( Nếp mới, Lúa mới, Chanh...) là như nhau đều bắt đầu từ cồn tinh chế, dùng nước để giảm nồng độ cồn. Sau đó pha lẫn hương liệu là có thể sử dụng được, càng để lâu chất lượng càng cao. Chế biến hương liệu Nhập kho Thành phẩm Đóng hộp Bao gói Dán nhãn Kiểm tra Đóng chai Rượu trong Lọc Tàng trữ - Đường - Nước - Hoa quả Pha chế Cồn tinh chế Hoa Quả Dựng hộp Chai sạch Nút sạch Giấy gói Nhãn Vỏ Hộp 3- Các đặc điểm của Công ty Rượu Hà Nội: 3.1- Xét về mặt kỹ thuật: - Tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu làm ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp sản xuất, quy trình công nghệ. - Ngoài sự lạc hậu của máy móc thiết bị là việc không đồng bộ giữa các máy móc, thiết bị. Do nhập từ nhiều quốc gia khác nhau và cũng do sự thiếu quan tâm của các cán bộ quản lý, công suát thiết kế của các loại thiết bị là không đồng bộ. Vì vậy không những không khai thác được hết công suất thiết kế của máy móc đó mà còn gây lãng phí cho các loại máy móc khác qua đó gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm. Do vậy đổi mới trang thiết bị máy móc cần được công ty quan tâm trước hết. 3.2 Xét về mặt kinh tế: - Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất gồm rất nhiều loại như: sắn, gạo, hoa quả, enzim, đường trắng, than, ... các nguyên liệu này có nguồn gốc từ thực vật do vậy việc bảo quản phải tuân theo các quy định nhgiêm ngặt, kho tàng thoáng cao, tránh hiện tượng ẩm mốc nếu không sẽ không đảm bảo được chất lượng khi đưa vào sản xuất. Phần lớn những nguyên liệu này được cung cấp từ trong nước song một số loại như enzim, hương liệu, nút chai... công ty vẫn phải nhập từ nước ngài, do quãng đường vận chuyển xa do đó công ty gặp phải không ít khó khăn,công tác quản lý kiểm tra nguyên liệu không tốt sẽ gây tình trạng hạ phẩm cấp, hư hỏng, lãng phí. Nhận thức được điều này, công ty luôn cố gắng tìm nguồn hàng với chất lượng cao mà giá hạ để tăng hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận. Vừa qua công ty đã mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tránh bị ép giá và để đảm bảo nguoòn nguyên liệu được cung cấp kịp thời, thường xuyên cho sản xuất, công ty đã nhập gối đầu một tháng. Tuy nhiên công tyvẫn phần nào chịu ảnh hưởngcủa những người cung ứng nước ngoài. Có một thời gian, thiếu nguyên liệu mà ảnh hưởng tới năng suất lao động của công ty. Vì vậy đối với nguyên liệu nhập ngoại thì sức ép của những người cung ứng đối với công ty là tương đối lớn. Danh mục nguyên vật liệu và nguồn cung ứng những năm gần đây: STT Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Nguồn cung ứng 1 Sắn, ngô, gạo Kg Nội địa 2 Dâu, mơ, táo mèo, mận Kg Nội địa 3 Phẩm mầu chanh Kg Nội địa 4 Phẩm cam Kg Nội địa 5 Hương cốm Lit Nội địa 6 ãit chanh Kg Nội địa 7 Chanh quả Tấn Nội địa 8 Đường trắng Tấn Nội địa 9 Muối Kg Nội địa 10 Đạm NH4SO4 Kg Nội địa 11 Thuốc sát trùng Kg Nội địa 12 Than Tấn Nội địa 13 Sansuper Lit Nội địa 14 Termanyl Kg Nội địa 15 Giáy gói rượu Kg Nội địa 16 đai rượu, khoá chai Kg Nội địa 17 Đường ngâm qưủa Tấn Nội địa 18 Vỏ hộp Cái Nội địa 19 Ket ca ton Bộ Nội địa 20 Nhãn các loại Bộ Nội địa 21 Hương cam Lít Pháp 22 Nút nhôm Cái Malaysia,Indonesia 23 Enzym Kg Đan mạch 24 Chai Cái Nội địa,Trung quốc Do tính chất thời vụ của nguyên liệu, công ty tổ chức mua nguyên liệu tập trung toàn bộ. Chỉ trong vòng một tháng là phải đảm bảo hoàn thành số lượng nguyên liệu cần mua trong năm. Riêng đối vời những loại nguyên vật liệu phải nhập ngoại như enzym, nút nhôm, chai, công ty vẫn phải uỷ quyền cho công ty xuất nhập khẩu nông thổ sản nhập còn lại những nguyên liệu khác hoặc công ty tổ chức đi thu mua hoặc công ty mua tại kho. Đảm bảo đúng số lượng và chất lượng nguyên vật liệu có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh tiến hành một cách thuận lợi. -Sản phẩm: Hiện nay công ty có 28 loại sản phẩm khác nhau xong chỉ có một số loại sản phẩm là vẫn duy trì đuực số lượng tiêu thụ trên thị trường như Lúa mới, Nếp mới, Chanh còn một số sản phẩm khác như rượu mân, táo, rượu càfe là những sản phẩm đang ở giai đoạn suy thái do có quá nhiều sản phẩmcủa những công ty khác có ưu thế hơn hẳn. Mạnh dạn chấm dứt sản xuấy những sản phẩm đang có khuynh hướng giảm doanh số tiêu thụ sẽ giúp công ty giảm bớt những khoản lãng phí nhất định. Ưu điểm của sản phẩm ở cong ty rượu Hà Nội là một số sản phẩm truyền thống, những sản phẩm có lòng tin với khách hàng từ rất lâu. Riêng với những sản phẩm này sẽ không có một đối thủ cạnh tranh nào có thể cạnh tranh được với công ty. Nếu phát huy được khả năng tiêu thụ của những sản phẩm này công ty có thẻ hoàn toàn duy trì được vị thế của công ty trên thị trường. Đây là những sản phẩm có chất lượng cao và giá hạ. Cơ cấu sản phẩm chính của công ty TT Tên sản phẩm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 SL.Tiêu thụ (1000L) Tỷ trọng (%) SL.Tiêu thụ (1000L) Tỷ trọng (%) SLTiêu thụ (1000L) Tỷ trọng (%) 1 2 Cồn toàn bộ -Cồn trắng Cồn xanh Rượu mùi toàn bộ -Nếp mới - Rượu nước -Lúa mới -Rượu chanh -Rượu thanh mai - Rượu vang -Ryươụ cẩm - Rượu anh đào -RượuChampagne 164,4 45,8 118,8 2838,9 1004,3 451,4 370,3 683,8 93,5 25,6 44,2 10,3 10,5 100 27,83 72,17 100 25,38 15,9 13,04 24,09 3,29 0,9 1,56 0,36 0,37 253,1 169,9 83,5 3918,9 1844,2 947,6 414,0 463,2 97,2 54,2 12,8 2,1 15,5 100 67,01 32,99 100 47,06 24,18 10,56 11,82 2,48 1,38 0,33 0,05 0,39 228,1 153,9 74,2 3997,7 1514,0 864,5 642,9 513,5 94,1 91,8 28,7 13,9 9,8 100 67,47 32,5 100 37,87 21,62 16,08 12,84 2,35 2,3 0,72 0,35 0,25 Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm ta thấy Rượu là sản phẩm chủ yếu của công ty trong đó Rượu lúa mới, Nếp mới, rượu Chanhrượu Nước là những sản lượng tiêu thụ tương đối cao. Rượu Lúa Mới là loại rượu truyền thống với ưu điểm tinh khiết, có uy tín và tuổi thọ cao, chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà giá cả lại không cao. Dom vậy sản lượng tiêu thụ của Rượu Lúa mới tăng lên khá cao qua các năm. Rượu Nếp Mới, Rượu Cẩm, Rượu Thanh Mai thuộc loại rượu đặc sản của Việt nam. Do đó công ty cũng đang nghiên cứu để củng cố các loại rượu này và đưa lên chiếm vị trí ưu thế trên thị trường. Đối với rượu Chanh: Rượu Chanh phù hợp với số đông có thu nhập thấp. Do đó, rượu Chanh đã bán được một sản lượng tương đối cao trong danh mục cơ cấu sản phẩm. Rượu Vang trong đó có vang Nho, vang Vạn thọ, vang Dâu, vang Mơ. Tỷ lệ rượu vang trong tổng số bán ra hiện naycòn thấp và đang có xu thế giảm dần. Rượu Champagne là loại rượu cao cấp của công ty, chất lượng rất ngon, tiềm năng của rượu này trên thị trường cũng rất lớn song nhu cầu tiêu thụ là người có thu nhập tương đối cao. Cồn tinh chế, rượu là các loại sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Sản phẩm rượu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đó gây nên sự gia tăng về giá cả và giảm sản lượng tiêu thụ. Do chính sách thuế của nhà nước còn lỏng lẻo. Công ty Rượu Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước nên phải đóng đầy đủ đối với nghiã vụ nhà nước trong khi đó các đối thủ khác nhà nước lại không kiểm soát nổi việc đánh thuế. Nhất là các loại rượu do dân tự sản xuất và các công ty tư nhân. Điều này gây nên bất bình và lẽ tất nhiên là các doanh nghiệp nhà nước bị thiệt thòi. 3.3- Xét về mặt nhân sự: Công ty rượu Hà Nội có một đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm và có trình độ cao trong sản xuất. Với số lượng lao động như hiện nay ( 646 người ) là quá cao, nếu xét về quy mô thì lực lượng này tương đối nhiều, không phù hợp với ưuy mô thực tế của công ty. Vì vậy người lao động trong tình trạng thường xuyên không có việc làm và luôn phải nghỉ chờ việc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Mặc dù đã được tinh giảm song do công ty không tuyển dụng thêm côgn nhân mới nên đội ngũ lao động hiện nay đang bị già hoá. Tuy trình độ tay nghề của công nhân là tương đối cao, toàn bộ công ty có 70 đại học, 30 trung cấp, trình độ tay nghề của công nhân từ bạc 4 đến bậc 7. II- Cơ cấu tổ chức của công ty rượu Hà Nội: 1- Cơ cấu tổ chức của công ty rượu Hà Nội: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khátViệt Nam Công ty Rượu Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng kỹ thuật cơ điện Xí nghiệp cồn Xí nghiệp rượu mùi Xí nghiệp tổng hợp Xí nghiệp cơ điện Văn phòng công ty Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch vật tư Phòng thị trường Cơ cấu tổ chức của công ty trên đây là tương đối phù hợp với tình hình sanr xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Con đường đi của các quyết định từ cấp trên xuống cán bộ công nhân vien và ngược lại ý kiến, thông tin phản ánh của cấp dưới lên cũng rất ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp. Như vậy, công ty mới có được những giải pháp hữu hiệu đối với những biến động của thị trường. Tuy nhiên do việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ nên nhiều khi đưa đến hậu quả giám đốc phải có đầy đủ các năng lực quản lý trong hoạt động kinh doanh, năm vững các vấn đề trong sản xuất. Đây là một yêu cầu khó, rất khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải vừa có kinh nghiệm trong kinh doanh trên thương trường vừa phải nắm vững những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành rượu. Có như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới có hiệu quả. Tuy nhiên ở cong ty rượu Hà Nội chưa có phòng Marketing, đây là vấn đề còn hạn chế của công ty. 2- Chức năng của các Phòng, Ban. Văn phòng công ty làm nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự, các công việc hành chinh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tham mưu về tiền lương. Phòng kế toán tài chính theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty dưới hình thuqức tái tiền tệ, là công cụ quản lý kinh tế và quản lý công ty. Tham mưu đắc lực cho giám đốc thông qua quản lý tình hình mua sắm, nhập xuất vật tư, tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm ...để lập báo cáo kế toán. Phòng thị trường làm công tác giao dịch, bán hàng, marketing, đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, cung cấp kịp thời mọi thông tin cho phàng kế toán để theo dõi mọi hoạt động sản suất kinh doanh. Phòng ké hoạch vật tư tổng hợp thống kê và quản lý vật tư của công ty, làm công tác xây dựng kế hoạch về việc sử dụng vạt tưu cho sản xuất của công ty. Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS; Thực hiện giám sát kiểm tra chất lượng vật tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản suất ra, đào tạo công nhân kỹ thuật. Phòng kỹ thuật cơ điện: Làm ông tác chế tạo thiết bị sản xuất, sửa chữa máy móc, cải tạo nâng cấp nhà xưởng. Các xí nghiệp thành viên gồm có 3 xí nghiẹp sản xuất chính và một xí nghiệp phụ trợ. Mỗi xí nghiệp sản xuất chính đảm bảo một giai đoạn công nghệ nhất định, đảm bảo quá trình sản xuất của toàn công ty tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Cụ thể: Xí nghiệp rượu Mùi: Chuyên sản xuất các loại: Cam, Nho, ... Xí nghệp rượu cồn: Chuyên sản xuất cồn phục vụ nhu cầu thị trường: Y tế, sản xuất... Xí nghiệp tổng hợp sản xuất cá loại bao bì cho đóng gói rượu. Xí nghiệp cơ điện đảm nhận việc sửa chữa máy móc, thiết bị, sản xuất thiết bị phụ. III- Đánh giá thành tích, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế: 1.- Những thành tựu đạt được: - Công ty có các lợi thế như: Lợi thế về mặt hàng, thị trường truyền thống ( Rượu Nếp mới và Lúa mới ở thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, rượu Chanh ở thị trường Tanh hoá, Quảng Bình , Đắc Lắc; Rượu Thanh Mai ở thị trường Đà nẵng), lợi thế về tài sản vô hình. Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các sản phẩm của công ty nói chung có mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại với các loại chai đầy đủ kichs cỡ( 0,75 l; 0,65l; 0,5 l; 0,1 l; 0,05 l; 0,6 l; 0,04 l; 0,375 l) và hình dáng ( chai tròn, chai vuông...) gần đây rượu đã được đựng vào hộp giấy tương đối đẹp lịch sự. Thay vì trước đây công ty chỉ sử dụng loại nhãn in trên giấy thường, hình in không rõ nét thì nay công ty đã mua loại nhãn mới in trên giấy bóng đẹp. Ngoài ra trên mỗi nhãn của công ty đều có mã số, mã vạch điều này ảnh hưởng tốt đến sản lượng của công ty đặc biệt nút chai được thay thế từ nút bấc, nút nhựa bằng nút nhôm nhập từ Indonesia với chất lượng tốt, hình thức đẹp, bảo đảm tốt, có đường bảo vệ quanh cổ chai. điều này góp phần vào việc chống hàng giả đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo coqư sở tăng lợi nhuận và có thể giảm giá bán. Tuy không có tính chất quyết định nhưng điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. áp lực cạnh tranh đã thúc đẩy công ty mở rộng quy mô sản suất, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ để năng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các đại lý tren cả nước, mở một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các đại lý ngày càng tăng và doanh thu từ các đại lý cũng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Để thu hút khách hàng về phía mình , công ty đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán và có chế độ khuyến khích linh hoạt cho các đại lý trả tiền ngay để quay nhanh vòng vốn, trên cơ sở đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, giảm lãi ngân hàng và có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ưu thế ddeer từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. 2- Những mặt còn hạn chế: - Về chủng loại sản phẩm: Công ty chưa lựa chọn được cơ cấu sản phảm hợp lý để có thể giảm bớt những chi phí dành cho việc tieu thụ những sản phẩm đang ở giai đoan suy thoái. Không nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm, công ty chỉ làm quen với việc tăng thêm những sản phẩm nhằm đa dạng cơ cấu sản phẩm đó mà nó không phù hợp với thị trường. Trình độ năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý của công ty trong cơ chế thị truờng. Ban lãnh đạo chưa nắm bắt được thời cơ đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, chưa mạnh dạn vay vốn nhà nước, gọi vốn liên doanh từ nước ngoài. - Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm của công ty chưa thật độc đáo đặc sắc để người tiêu dùng có thể nhớ và gây ấn tượng đặc biệt. Hơn nữa, do hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu đã qua quá trình sản xuất lâu năm, phần lớn là những máy móc đã có thể thanh lý. Vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao, tỷ lệ phế phẩm còn nhiều. - Về mạng lưới phân phối và các hoạt động Marketing: Hiện nay công ty có hơn 74 đại lý song công ty lại chưa mở rộng được thị trường ra các khu vực như các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt trái vẫn tồn tại giữa các đại lý đã có sự cạnh tranh gay gắt về gía, việc kiểm tra nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm, việc liên hệ giữa các công ty với các đại lý khó thực hiện hơn. Ngoài ra, do công ty Rượu Hà Nội đang áp dụng kênh tiêu thụ hỗn hợp bên cạnh những mặt lợi còn hạn chế như vất đề không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thu nhận thông tin không đầy đủ. Công ty chưa tạo được lợi thế về Marketing. Là một công ty tương đối lớn trong nghành, hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty Rượu Hà Nội lại không có bộ phận Marketing. - Về phía nhà nứơc: Thị truờng rượu là dạng thị trường được điều tiết rất chặt chẽ bởi nhà nước vì vậy công ty không ddược sự ủng hộ từ phía Nhà nước. Rượu là sản phẩm bị cấm quảng cáo trên mọi phương tiện thông tin dãn tới hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước chưa có hệu quả. Do đó rượu ngoại tràn lan trên thị trường cạnh tranh với rượu trong nước làm cho tỷ phần thị trưoừng của các loại rượu trong nước giảm. 3- Nguyên nhân của các tồn tại: a- Vè chủng loại sản phẩm: - Nguyên nhân chủ quan: Do công ty không có khẳ năng cung cấp các khoản tài chính dẫn tới hạn chế trong việc mở rộng sản suất, đầu tư chiều sâu cho thiết bị, chi phí cho các kế hoạch chiết lược kinh doanh còn hạn hẹp. Ban lãnh đạo chưa năng động trong việc nắm bắt thời cơ đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, chưa mạnh dạn vay vốn ngân hàng, gọi vốn lliên doanh từ nước ngoài. - Nguyên nhân khách quan: Do có nhiều sản phẩm nằm trong thời kỳ suy thoái nên không phù hợp với sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng. b- Về chất lượng sản phẩm: - Nguyên nhân chủ quan; Chất lượng sản phẩm thấp chủ yếu là do thiết bị máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ và trình độ của người lao động còn hạn chế trong vận hành các thiết bị công nghệ mới, hiện đại. Công tác quản lý chất lượng hoạt động rời rạc, tách rời với sản xuất, mang tinhd cục bộ, không quán triệt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. - Nguyên nhân khách quan; Với khí hậu như hiện nay thì việc bảo quản nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt là các loại hoa quả gạp khó khăn rất lớn cho công ty do nghuyên vật liệu phải tổ chức mua theo mua vụ nên cần phải dự trữ. Điều này ảnh hưởng xấu đến công tác bảo quản lâu dài. c- Về mạng lưới phân phối và các hoạt động Marketing : -Nguyên nhân chủ quan: Kiểm soát thị trường còn kém vì công ty chưa có bôphận chức năng đảm nhiệm công việc này nên việc thu thập các thông tin phản hồi rất kém dẫn đến việc kiểm soát giá cả thị trường và hàng giả còn chưa chặt chẽ. đặc biệt công tác nghiên cứu đối thủ chưa được triển khai, đây là một khiếm khuyết lớn đồi s với công ty khi tham gia cậnh tranh trong cơ chế thi trường. Các hoạt động tiếp thị, giao tiếp, khuếch trương không thường xuyên, nghệ thuật kém nên nhiều khi khuyến mại không đúng dịp làm cho khách hàng có thể đánh giá là sản phẩm ế, tồn đọng mới khuyến mại. Hơn nữa hoạt động này của công ty mới chỉ dừng lại ở cấp 1 tức là chưa đến tận tay người tiêu dùng, mới chỉ dừng lại ở các đại lý. Do đó hiệu quả không cao trong công tác khuyến mại. Đặc biệt đội ngũ tiếp thị chủ yếu là công nhân không có việc làm nên không đảm bảo được chất lượng của công tác tiếp thị. - Nguyên nhân khách quan; Cùng với sự sụp đổ của Liên xô và Đông âu, công ty bị mất đi thị trường xuất khẩu chủ yếu, những tác động đó đã thu hẹp đi thị trường tiêu thụ sản phẩm và công ty gặp phải nhiều bế tắc trong tìm kiếm bạn hàng ở nước ngoài. d- Về phía nhà nước: - Nguyên nhân chủ quan; Do sản phẩm rượu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do đó gây nên sự gia tăng về giá cả và sản phẩm lượng tiêu thụ. Do chính sách thuế của nhà nước còn lỏng lẻo. Công ty rượu Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước nên phải đóng đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước trong khi đó các đối thủ khác nhà nước lại không kiểm soát nổi việc đánh thuế. Nhất là các loại rượu do dân tự sản xuất và các công ty tư nhân. Điều này gây nên bất bình đẳng trong cạnh tranh và lẽ tất nhiên các doanh nghiệp nhà nước bị thiệt thòi. - Nguyên nhân khách quan: Bằng con đường phi mậu dịch như rượu do người đi nước ngoài về mang theo, người đi nước ngoài đi công tác hoặc du lịch đem vào Việt Nam để làm quà, uống hoặc bán lấy tiền tiêu cho sinh hoạt và cũng có thể là rượu do người đi nước ngoài gửi về cho gia đình,... Số lượng này tuy không lớn song cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất tiêu thụ rượu của công ty. IV- Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 1- Tình hình vốn sản xuất của công ty: Trong sản xuất kinh doanh vốn là yếu tố quyết định tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Công ty nào có nguồn vốn dồi dào, sức mạnh trong cạnh tranh sẽ rất cao. Vốn của công ty đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Theo quyết định thành lập công ty vào ngày 07/ 05/1993 toàn bộ giá trị tài sản của công ty là hơn tám tỷ đồng tính theo thời giá năm 1993. Trong đó bao gồm 4,8 tỷ đồng vốn lưu động và 3,5 tỷ đòng vốn cố định. Hiện nay tổng số vốn cố định của công ty lên khoảng 7,3 tỷ đồng và tổng số vốn lưu động lên khoảng 7,2 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp nhà nứoc, vốn của công ty được hình thành từ các nguồn sau; + Vốn tự có của công ty + Vốn do ngân sách nhà nước cấp Từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn ngân sách, công ty đã từng bước đầu tư đổi mới các trang thiết bị công nghệ để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng rượu. Nhờ có việc đầu tư nên tiêu hao tren dây chuyền sản xuất giảm đi, chất lượng rượu được tăng lên, doanh thu liên tục tăng, nhờ đó đồng vốn được bảo toàn. Cơ cấu vốn của công ty năm 1999 TT Loại vốn Số lượng Tỷ trọng so với tổng số vốn ( % ) 1. 2. 3. Vốn cố định - Vốn ngân sách - Vốn tự có Vốn lưu động - Vốn ngân sách - Vốn tự có Tổng vốn 7.391.146.356 2.362.778.397 5.028.367.959 7.205.580.147 6.862.403.334 343.176.813 14.596.726.503 50,64 49,36 100 Mặc dù vốn của công ty tăng lên đáng kể song một phần vốn lại bị các đại lý, người mua trả chậm nên công ty vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn. Vì vậykhó khăn trong việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường và giảm khả năng cạnh tranh của công ty. So với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ liên doanh nước ngoài thì năng lực vốn của công ty còn rất nhiều hạn chế . 2- Tình hình doanh thu của công ty trong tời kỳ từ 1996 -1999: Năm Doanh thu tiêu thụ (đvt: tỷ đồng) 1996 1997 1998 1999 29 38 54 56 Trong 4 năm qua trong khi doanh thu có xu hướng tăng dần cụ thể tốc độ tăng ( lên hoàn) năm 1997-1998 -1999 là 99,3 % - 176,3 % . Nhưng1999 thấp hơn năm 1998 là vì: Mặc dù sức mua của dân khá hơn những năm trước đây nhưng sự gia tăng của sức mua không đuổi kịp được với tốc độ phát triển Biểu đồ cột 56 60 54 50 38 40 30 29 20 10 1996 1997 1998 1999 của sản xuất rượu của các công ty Trung ương, địa phương và của các chủ tư nhân cùngvới một lượng rượu nhập trốn thuế. Chính vì lẽ đó nmà sản lượng sản xuất năm 1999 không chỉ của rượu Hà nội mà hầu như các công ty khác đề có tốc độ tăng thấp hơn. Bên cạnh đó chỉ tiêu doanh số tiêu thụ sản phẩm cũng tăng đáng kể. 3. Lợi nhuận của công ty trong thời kỳ 1996-1999: Năm Lợi nhuận thuần (tỷ đồng) 1996 1997 1998 1999 1,2 1,6 2,5 2,6 Lợi nhuận từ năm 1996 - 1999 3 2,6 2,5 2 1,2 1,6 1 0 1996 1997 1998 1999 Như vậy doanh số tiêu thụ tăng đề qua các năm và các khoản lợi nhuận phát sinh tăng. Nguyên nhân chính là do công ty đã thực hiện giảm chi phí qua nguyên liệu đầu vào. Hàng năm công ty nộp ngân sách Nhà nước với số lượng lớn, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm là rất tốt, đạt được thành tích trên là do công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng. 4. Số lượng đại lý của công ty từ năm 1996-1999: Hiện nay công ty có hơn 74 đại lý khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thực tế các đại lý là người chủ yếu thực hiện phân phối sản phẩm của công ty đến người bán lẻ và người tiêu dùng. Hiện nay, công ty có hai hình thức đại lý trả tiền ngay và đại lý trả chậm. Số lượng đại lý của công ty từ năm 1996-1999 Năm 1996 1997 1998 1999 Miền Bắc 40 27 26 26 Miền Nam 16 42 46 48 Tổng đại lý 56 69 72 74 V- Dự báo về thị trường rượu nước ta đến năm 2005: 1- Nhu cầu về rượu: Theo dự đoán trong tương lai, mức tiêu dùng rượu sẽ giảm bớt đi do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do mức sống tăng cao, trình độ dân trí cũng được nâng lên, người ta sẽ nhận thức được độ độc hại của nhiều loại rượu và tiến tới bài trừ, loại bỏ dần nó. Xu hướng tiêu dùng sẽ tập trung chủ yếu vào những thức uống sao cho vừa đảm bảo đủ chất lượng vừa đảm bảo sức khoẻ và nâng cao giá trị thưởng thức. Vì thế các nhóm sản phẩm rượu được mọi người ưa chuộng là: Rượu trái cây, rượu vang nhẹ độ, rượu mạnh như rượu Lúa mới cũng được nhiều người chấp nhận. 2. Khả năng cung cấp: Tương lai đến năm 2005 nghành mía đường phát triển, tổng công suất do các cơ sở sản xuất và dân tự nấu có thể đạt tới 700.000.000 lít/năm, với số dân khoảng 100 triệu người bình quân đầu người đạt tới 7-10 lít/người/năm. Mặt khác trong tương lai công nghiệp phát triển thì ngành cồn cũng sẽ phát triển để đáp ứng cho nền kinh tế. 3- Các mục tiêu chiến lược của công ty đến năm 2005: Căn cứ và các kết quả sản xuất kinh doanh của các năm trước và kết quả nghiên cứu thị trường, công ty đã lập các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2005 như sau: Các chỉ tiêu kế hoạch năm2005. STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2005 I Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 56.000 II Tổng doanh thu Triệu đồng 60.000 III Nộp ngân sách Triệu đồng 12.253 IV Sản phẩm chủ yếu 1. Cồn toàn bộ 1000 lít 2300 2. Rượu mùi toàn bộ 1000 lít 5000 V Lợi nhuận phát sinh Triệu đồng 2820 VI Tổng số lao động Người 590 VII Thu nhập bình quân / tháng Trong đó: Tiề lương 1000đồng - 1258,5 1118 Để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trên tuy không cao so với khả năng của công ty, song vì công ty phải đối đầu với cơ chế thị trường cạnh tranh không lành mạnh, cộng vào đó một số chính sách ưu tiên người lao động như giảm giờ làm trong tuần, tăng lương tối thiểu từ 144.000 đồng lên 180.000 đồng ( tức tăng 25%). Vì vậy công ty phải tập trung trí lực, vật lực để giải quyết ba vấn đề cơ bản là: Công tác thị trường, giá cả và chất lượng sản phẩm. Từng vấ đề phải được cụ thể hoá chỉ tiêu để phấn đấu. -Về công tác thị trường : Mở rộng và phát triển một số các đại lý và thị trường mới ở các vùng sâu, vùng xa để tăng cường tiêu thụ sản phẩm. Củng cố lại đội ngũ tiếp thị và đề ra hợp lý các chế độ quy chế tiếp thị để thích ứng hơn trong coư chế thị trường. Đầ tư tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường có cùng biên giới và gần với Việt nam. Tăng cường công tác chống hàng giả, nhại nhãn mác, có chế độ thường thích đáng với việc này. -Về công tác giá thành sản phẩm: Tăng cường quản lý và giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu. Mua vật tư, thiết bị phải có gía thấp nhất. Vì rượu phục vụ đại da số dân mức sống trung bình thì giá cả phải hợp lý. -Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, hợp túi tiền và giảm độc tố. Đầu tư và đổi mới công nghệ có trọng điểm từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, một số sản phẩm mũi nhọn cạnh tranh với rượu ngoại nhập. Như vậy khó khăn khách quan và chủ quan cho việc thực hiện là rất lớn và rất nhiều. Song với những biện pháp chính đã nêu ử trên cộng với quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên, việc hoàn thành kế hoạch năm 2005 chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều thắng lợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1025.doc
Tài liệu liên quan