Báo cáo Thực tập tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà

Với chức năng là phòng chuyên trách về nguồn nhân lực của 1 công ty. Hoạt động chính của Phòng Tổ chức – Nhân sự là tất cả các hoạt động để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc, của Công ty cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, bao gồm các hoạt động sau:  Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của Công ty và xây dựng các các kế hoạch lao động đó.  Thiết kế và phân tích công việc: xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm thuộc về công việc và mối quan hệ của nó đối với những công việc khác để người lao động thực hiện.  Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực: nghiên cứu việc thu hút, sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc khác nhau trong doanh nghiệp.  Tạo động lực trong lao động: vạch rõ các yếu tố tạo động lực đối với người lao động. Thực hiện các hoạt động nhằm tạo động lực cho người lao động như: tăng lương, thưởng,khen ngợi, tổ chức thi đua, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội thăng tiến  Bố trí nhân lực: các hoạt động định hướng đối với người lao động khi bố trí họ vào vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thông qua thuyên chuyên, đề bạt và xuống chức.  Đánh giá thực hiện công việc: Thiết lập một hệ thống đánh giá thực hiện công việc, gồm có: Các tiêu chuẩn thực hiện công việc; Đo lương sự thực hiện công việc đó theo tiêu chuẩn đề ra,  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo,  Xây dựng, quản lý và hoàn thiện hệ thống trả công lao động : Tính toán trả lương, trả công cho người lao động theo các dạng, các chế độ phù hợp; Thực hiện tăng lương/tăng công cho người lao động theo đúng chính sách và thủ tục đã được thiết kế; cập nhập hệ thống tiền công một cách thường xuyên và thực hiện các điều chính khi cần thiết; kế hoạch hóa và quản lý quỹ tiền lương;  Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,  Duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp vừa tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tập thể lành mạnh vừa giúp cho nhân viên thỏa mãn với công việc của mình. Cụ thể: ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết các tranh chấp, bất bình trong lao động, giải quyết kỷ luật lao động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc y tế, bảo hiểm và an toàn lao động,.

doc28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Sản xuất Kinh doanh Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà 1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 3 thời kỳ chính: a. Thời kỳ thứ nhất – từ năm 1966 đến 1987: Thời kỳ Xí nghiệp nước chấm. “Xí nghiệp nước chấm ” ra đời vào tháng 6 năm 1966 theo Quyết định số 1379/QĐ - TCCQ của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội, trên cơ sở nâng cấp hợp tác xã cao cấp Ba Nhất ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất để cung cấp theo tem phiếu các loại nước chấm (magi, xì dầu, dấm ăn, dầu lạc…) phục vụ nhu cầu của nhân dân thủ đô.. Hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ của Xí nghiệp thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn nhất là thiếu nguyên vật liệu, hệ thống nhà xưởng phân tán, dột nát, máy móc thô sơ, phương tiện lao động chủ yếu là thủ công, trình độ văn hóa, tay nghề thấp… Năm 1968, Xí nghiệp đã mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên. Gửi cán bộ đào tạo tại chức tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Sau đó, Xí nghiệp đã tập hợp các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thành lập Tổ Nghiên cứu khoa học. Tổ Nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế, cải tạo lại toàn bộ dây chuyền sản xuất nước chấm thủ công, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Sau một thời gian, một dây chuyền đồng bộ, hiện đại (cơ khí hoá hoàn toàn) đã được đưa vào sản xuất với sản lượng và chất lượng nước chấm cao hơn nhiều. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: tìm được nhiều loại nguyên liệu thay thế để sản xuất nhiều loại sản phẩm (nước chấm hoá giải, nước chấm vi sinh...); tìm được quy trình sản xuất phù hợp cho sản phẩm nước chấm, tạo điều kiện sản xuất ổn định, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lao động nặng, độc hại cho công nhân. Xí nghiệp đã duy trì được sản xuất và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn. Với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn và tinh thần nhiệt tình sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên chức và Đảng ủy- Ban Giám đốc, Xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này. Xí nghiệp được tặng Huân chương lao động hạng II, cùng với nhiều tập thể, cá nhân được bầu danh hiệu chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, nhiều cải tiến sáng tạo được Bộ và Thành phố khen thưởng. b. Thời kỳ thứ hai – từ 1978 đến 1991: Thời kỳ Nhà máy Thực phẩm Hà Nội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 1986) đã mở ra thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đất nước chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tự hạch toán và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra bước ngoặt cơ bản cho các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trong thời gian đầu, Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm và vẫn quen với lối làm việc của cơ chế hành chính bao cấp, trang thiết bị thiếu, sản phẩm đơn điệu và đặc biệt là con người cũng yếu, khó có thể đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và triển khai Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng trong sản xuất kinh doanh, ngày 4 tháng 5 năm 1982 “Xí nghiệp nước chấm” đổi tên thành “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội theo Quyết định số 1652/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội. Lãnh đạo Nhà máy quyết định: Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh mới, cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức sắp xếp lại bộ máy, đào tạo cán bộ, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất, nghiên cứu sản xuất hàng chục loại sản phẩm mới,… Kết quả, Nhà máy đã nâng cao được chất lượng và số lượng sản phẩm, có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường với 34 sản phẩm các loại. Nổi bật là nước chấm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô; tự cải tiến và tự chế tạo nhiều thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất các mặt hàng như máy ép dầu, nấu xà phòng, nước chấm, rượu, lạc bọc đường, tách lọc bã bia, nồi lên men, nồi hấp đỗ, máy cất rượu, chế tạo thiết bị thổi và đúc chai nhựa,... ; Nhà máy đã sản xuất ra hàng chục loại sản phẩm mới như: kẹo soya ( đậu tương), lạc bọc đường xuất khẩu sang Mông Cổ, Đông Âu và các nước XHCN, rượu chanh ( đạt chất lượng cao nhất tại hội chợ Giảng Võ), dấm ăn nồng độ cao, paste cà chua, mì ăn liền Misago, bánh đa nem, bánh phồng tôm, tinh bột, bột gia vị, xà phòng… Với những biện pháp trên, Nhà máy đã đảm bảo được công ăn, việc làm, cải thiện thu nhập cho Cán bộ công nhân viên, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển được mặt hàng sản xuất và lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm của nhà máy ra nước ngoài. c. Thời kỳ thứ ba – từ 1991 đến nay: Nhà máy Bia Việt Hà và nay là Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các sản phẩm xuất khẩu sang các nước XHCN đột ngột bị ngừng hợp đồng, người lao động của Nhà máy lại lâm vào tình trạng thất nghiệp. Nhà máy mắc nợ 2 tỷ đồng không có khả năng chi trả và đứng bên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, nhờ sự năng động, sáng tạo của Đảng uỷ, Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ của các cấp, các nghành Trung ương và Hà Nội, Công ty đã chủ động vay vốn, thay đổi toàn bộ hệ thống thiết bị, nhà xưởng, đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất bia hộp Halida và bia hơi Việt Hà. Với việc ra đời dây chuyền sản xuất bia, ngày 2 tháng 6 năm 1992 “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” được đổi thành “Nhà máy bia Việt Hà” thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh theo quyết định số 1224/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội, nhiệm vụ sản xuất nước uống có cồn như: bia hộp, bia hơi và nước uống không có cồn như Vinacola, nước khoáng. Song song với việc phát triển sản phẩm bia lon Halida, nước ngọt Vinacola, bia hơi Việt Hà, Công ty đã tìm kiếm đối tác kinh doanh, đến cuối năm 1993 đã thực hiện liên doanh với hãng bia nổi tiếng thế giới Carsberg của Đan Mạch. Từ đây, Nhà máy bia Việt Hà được chia làm 2 bộ phận: Toàn bộ dây chuyền sản xuất bia lon đưa vào liên doanh, thực hiện hạch toán độc lập, lấy tên là Liên doanh nhà máy Bia Đông Nam Á. Phần sản xuất bia hơi gọi là Nhà máy bia Việt Hà. Ngày 02 tháng 11 năm 1994, Nhà máy bia Việt Hà được đổi tên thành Công ty bia Việt Hà theo Quyết định số 2817/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ: Sản xuất và kinh doanh các loại bia hộp, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, không ga, nước khoáng. Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải điều chỉnh để phù hợp với quy mô của Công ty, ngày 04 tháng 09 năm 2002 “Công ty bia Việt Hà” được đổi tên thành “Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà” trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội theo quyết đinh số 6103/ QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại bia: bia lon, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, nước khoáng. Hợp tác với các đơn vị cơ khí, điện lạnh, để thiết kế chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, nước khoáng cho các đơn vị có nhu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh; nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, thiết bị cho nhu cầu của Công ty và thị trường, sản xuất kinh doanh các loại bao bì thuỷ tinh, carton, nhựa PP, PE, phục vụ cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, và các ngành khác. Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng dịch vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của Công ty, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đã ký Quyết định số 220/2005/QĐ-UB ngày 13 tháng 12 năm 2005 với nội dung Công ty trở thành Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Mô hình này đã tạo ra sự liên kết giữa các công ty thành viên, vừa tạo sự chủ động linh hoạt tại các đơn vị, đồng thời, huy động được sức mạnh về tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp… Đưa Công ty không những lớn mạnh về quy mô sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề, mà còn trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. 1.2- Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà là Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, được thành lập theo Quyết định số 220/2005/QĐ – UB ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Tp.Hà Nội. Trong đó, công ty mẹ: Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà là công ty 100% vốn nhà nước, trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào Công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty được UBND Tp.Hà Nội phê chuẩn. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện về các mặt hoạt động của UBND Tp.Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên nhành khác theo quy định của Pháp luật. 1.3- Đặc điểm ngành, nghề sản xuất kinh doanh Với những chiến lược phát triển vững chắc của mình, Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà phát triển theo xu hướng đa dạng hoá nghành nghề, bao gồm : Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong các ngành, nghề, lĩnh vực chính sau: Bia, rượu, nước giải khát... Chế biến thực phẩm, đồ uống. Hàng nông, lâm sản, các mặt hàng đay. Vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng và bao bì các loại. Dịch vụ du lịch và khách sạn, sân golf. Mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ. Các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và trang trí nội thất. Kinh doanh bất động sản; cho thuê văn phòng, kho hàng, nhà xưởng, mặt bằng, trung tâm thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí. Các dự án xây dựng nhà ở, đô thị, kinh doanh phát triển nhà và các dự án khác... b) Đầu tư và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết. c) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật. 1.4- Sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Sơ đồ tổ chức Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà (Viet Ha Corporation) Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà ( Công ty mẹ) Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Khối Phòng Ban: Phòng Hành chính- Quản trị Phòng Tổ chức- Nhân sự Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kế hoạch- Đầu tư Phòng Vật tư Phòng Kỹ thuật- Dự án Phòng KCS Đơn vị hoạch toán phụ thuộc: Nhà máy Bia Việt Hà Nhà máy nước tinh khiết OPAL Công ty Đay Hà Nội Công ty KD mỹ phẩm và siêu thị Công ty chế biến thực phẩm Công ty KD thực phẩm vi sinh Các Công ty liên kết: Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á Công ty Liên doanh IBD Công ty Cổ phần Việt Hà Công ty Cổ phần Đồng Tháp Công ty Cổ phần Ngọc Hà Các Công ty con: Công ty Cổ phần Bánh Mức Kẹo Hà Nội Công ty Cổ phần Tràng An Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 1.4.1 - Cơ cấu tổ chức- nhân sự Công ty mẹ: a. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật và Điều lệ của Công ty. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ Công ty quy định. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông… b. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Giám Đốc: - Phụ trách chung. - Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty. - Quyết định việc hợp tác đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty - Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả. - Quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và các quỹ của Công ty. - Phê chuẩn quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty. - Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của nhà nước. - Quyết định việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty. - Quyết định việc đề cử phó giám đốc, kế toán trưởng Công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó phòng Công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc. - Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài. - Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. - Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ Công ty. - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách hàng năm theo chỉ tiêu của cấp trên giao. - Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. c. Chức năng, nhiệm vụ của phó Tổng Giám Đốc: Phó Tổng giám đốc phụ trách tổ chức, hành chính: - Theo dõi, giám sát chỉ đạo thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: Phòng Hành chính - Quản trị Phòng Tổ chức - Nhân sự -Những công việc liên quan đến công tác hành chính, tổ chức nhân sự, bảo vệ và liên quan đến công tác đoàn thể. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao. Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, dự án đầu tư: - Theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: Phòng Kỹ thuật- Dự án Phòng Kế hoạch- Đầu tư Phòng Vật tư Phòng KCS - Tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất, thực hiện các kế hoạch Công ty giao đạt hiệu quả cao. - Xây dựng kế hoạch hàng năm để trình Giám đốc Công ty phê duyệt về đầu tư, về nâng cấp các máy móc thiết bị, về nguyên nhiên vật liệu. - Hợp tác chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ đột xuất và thường xuyên theo kế hoạch được giao. - Đảm bảo thực hiện đúng quy định về định mức sản phẩm, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, chính sách sản phẩm, chiến lược marketing,… - Tuân thủ việc quản lý lao động và nguyên tắc quản lý tài chính. - Thực hiện chặt chẽ việc quy định về vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao. Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: -Theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban: Phòng Tài chính – Kế toán; phòng Marketing,... - Những công việc liên quan đến công tác tài chính và đầu tư. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao. d. Chức năng, nhiệm vụ của Kế Toán Trưởng: - Tổng hợp, trình, đưa ra đề xuất cho Tổng giám đốc về dòng tiền để trên cở đó Tổng giám đốc có quyết định bổ sung/thu hút thêm nguồn vốn hoặc lập kế hoạch đầu tư/chi tiêu. - Tư vấn cho Tổng giám đốc các phương thức vay vốn, chuẩn bị các hồ sơ và thực hiện các hồ sơ vay vốn để đảm bảo đúng tiến độ khi Công ty cần tiền để đầu tư. - Đi họp, liên hệ công việc hoặc đại diện quyền lợi của Công ty tại các doanh nghiệp mà Công ty có đầu tư theo chỉ định của CT HĐQT. - Tư vấn, phối hợp cùng Thư ký HĐQT hoặc Người do Chủ tịch HĐQT chỉ định để hợp thức hoá sổ sách cho các khoản đầu tư vào hoặc rút ra của các cổ đông, cũng như phương thức lưu trữ thông tin trên. - Tư vấn cho Tổng Giám Đốc các vấn đề pháp lý liên quan đến thuế, tài chính. - Cân đối thu chi tài chính và đảm bảo việc thực hiện các chế độ luật định về kế toán, tài chính… e. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban: Phòng Hành chính – Quản trị : - Xây dựng và sắp xếp lịch công tác, hội nghị, tiếp khách. - Lập dự toán chi phí hành chính và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí đã được duyệt. - Đảm bảo việc quản lý, lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách, con dấu và các tài liệu liên quan. - Quản lý việc sử dụng sửa chữa các trang thiết bị hành chính, phòng làm việc tiếp khách của Công ty. - Bố trí, lên kế hoạch sắp xếp lịch công tác, xe ôtô phục vụ công tác. - Tổ chức, quản lý nhà ăn phục vụ cán bộ công nhân viên một cách tốt nhất. - Làm tốt mọi công tác phòng bệnh, phòng dịch, chữa bệnh nhằm đảm bảo sức khoẻ cho CBCNV, cùng với công đoàn phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, sinh đẻ có kế hoạch. - Thực hiện các quy định về vệ sinh lao động. - Tổ chức công tác về quản lý sức khoẻ, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, quản lý và bảo quản thuốc men. - Tổ chức thực hiện xây dựng và sửa chữa nhà xưởng theo yêu cầu của các bộ phận được duyệt. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao Phòng Tổ chức – Nhân sự: - Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. - Trợ giúp, tư vấn cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong bộ phận của mình. - Kiểm soát các hoạt động quản lý nguồn nhân lực ở các bộ phận trong Công ty. - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nội quy lao kỷ luật động, nội quy an toàn lao động và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội quy đó… Phòng Tài chính – Kế toán: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi của Công ty. Cân đối thu-chi, giải quyết công nợ và các nguồn vốn để đáp ứng và phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời. - Tổ chức hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ghi chép, tổng hợp thống kê, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo kế toán. Lưu giữ chứng từ. - Kiểm soát việc sử dụng tài sản, vật tư, vốn... - Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý. - Đề xuất các kế hoạch và biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Liên hệ, trao đổi với các cơ quan hữu quan giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tài chính. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao…. Phòng Kế hoạch- Đầu tư: - Giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. - Đôn đốc, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết. - Thực hiện các dự án đầu tư đã được Giám đốc phê duyệt. - Bố trí, sắp xếp, quản lý CBCNV hợp lý, hiệu quả… Phòng Kỹ thuật- Dự án: - Xây dựng nội quy, quy định vận hành máy móc thiết bị, an toàn vệ sinh lao động, quản lý công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy trên. - Xây dựng, quản lý hồ sơ công nghệ, thiết bị, đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, sử dụng thiết bị. - Xây dựng định mức kỹ thuật và đánh giá tình hình thực hiện định mức hàng năm. - Xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. - Xây dựng và thực hiện quản lý các đăng ký về mẫu mã, chất lượng sản phẩm... với các cơ quan theo quy định. Nghiên cứu các văn bản, quy định của các cơ quan Nhà nước để áp dụng vào sản xuất. - Quản lý và kiểm tra định kỳ công tác đo lường, đặc biệt các thiết bị áp lực và các thiết bị nâng. - Liên hệ với cơ quan quản lý điện để đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất. - Phối hợp với các đơn vị trong việc lập kế hoạch sửa chữa, đầu tư thiết bị mới hàng năm. - Trình ý kiến Giám đốc về việc xem xét các kế hoạch sửa chữa và đầu tư. - Xây dựng các đề tài tiến bộ kỹ thuật, thực hiện cải tiến kỹ thuật, áp dụng KHKT nâng cao hiệu quả sản xuất. - Quản lý và thường trực công tác xét duyệt sáng kiến, cải tiến. Xác định hiệu quả các sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, quyết định đưa vào áp dụng trong sản xuất. - Phối hợp với phòng tổ chức đào tạo nâng bậc và huấn luyện an toàn lao động. - Nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới. - Hỗ trợ kỹ thuật Công ty cổ phần Việt Hà quản lý các hợp đồng chuyển giao công nghệ . Phòng KSC: - Kiểm tra, đánh giá chất lượng tất cả các nguyên liệu đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn đã ban hành, định kỳ hàng tháng kiểm tra nguyên liệu trong kho để xác định chất lượng. - Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm. - Tiếp nhận, kiểm tra chất lượng men giống. Bảo quản, cung cấp men giống chất lượng tốt . - Định kỳ hàng tháng có báo cáo bằng văn bản về chất lượng sản phẩm và nguyên liệu chính đưa vào sản xuất, tồn kho. - Tham gia xây dựng tiêu chuẩn về các nguyên liệu bán thành phẩm và thành phẩm . g. Các Đơn vị trực thuộc : Nhà máy Bia Việt Hà: được xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Ngay từ khi mới ra đời, với các hoạt động đầu tư hiệu quả, sự lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng cao ISO,…Bia Việt Hà đã được người tiêu dùng mến mộ. Với hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng liên tục trong suốt 10 năm qua và là một trong những đơn vị dẫn đầu thi đua ngành Công nghiệp thủ đô từ năm 1997 đến nay… Nhà máy nước tinh khiết OPAL: sản xuất nước khoáng tinh khiết OPAL với công nghệ tiên tiến: sản xuất trên dây chuyền USA, hệ thống tiệt trùng bằng tia cực tím, hệ thống thẩm thấu nước, hệ thống xử lý bằng ozon,…mang lại các khoáng chất cần thiết và bổ dưỡng cùng với vị tươi mát, dễ chịu. Công ty Đay Hà Nôi: được thành lập năm 1988, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm đay bao gồm: Các loại sợi đay, bao đay đựng hàng nông, lâm sản xuất khẩu; Các mặt hàng mỹ nghệ từ đay; … * Chức năng, nhiệm vụ của các Đơn vị trực thuộc bao gồm: -Tổ chức sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo nguyên tắc tài chính: Xuất, nhập, thu, chi. - Quản lý và tổ chức lao động một cách có hiệu quả đúng pháp luật. - Phối hợp marketing và bán hàng, xây dựng các biện pháp đồng thời tổ chức thực hiện nhằm mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. - Đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu đầu đến khâu cuối với chất lượng cao nhất. - Đảm bảo tổ chức sản xuất bia theo đúng yêu cầu chất lượng đặt ra. - Đảm bảo đúng các chính sách, chiến lược marketing về sản phẩm của Công ty nhằm đảm bảo xây dựng thương hiệu của sản phẩm ngày càng cao. - Phối hợp các phòng ban thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ, quy định chung của Công ty - Xây dựng các kế hoạch phát triển đầu tư và các kế hoạch khác. - Chủ động tìm mọi biện pháp và phối hợp các phòng ban xin ý kiến Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Thực hiện báo cáo lên Giám đốc Công ty 1 tháng một lần. 1.4.2- Các Công ty con, Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội ( Hanobaco): Ra đời tháng 8 năm 1964, tiền thân là Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội, Công ty đã và đang phát huy tài năng, trí tuệ và sức lực của mình để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, doanh số năm sau tăng cao hơn năm trước, nhà xưởng từng bước hiện đại hoá,... Từ đó, trở thành một doanh nghiệp có uy tín hàng đầu trong ngành thực phẩm của Thủ đô. Công ty Cổ phần Tràng An: tiền thân là: "Xí nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà nội" được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô. Trải qua gần 40 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam, đặc biệt là thương hiệu "Tràng An" đã thành thương hiệu uy tín chất lượng được công nhận và đứng vững trên thị trường. Liên doanh nhà máy Bia Đông Nam Á: Ra đời tháng 10 năm 1993, là liên doanh giữa Công ty Việt Hà, Công ty Carlberg Quốc tế và Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, nhà máy được trang bị bởi các thiết bị máy móc hiện đại nhất, nhập từ các hãng sản xuất nỗi tiếng trên thế giới, việc đầu tư đưa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới ,…Đã làm cho Liên doanh ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn. Công ty Liên doanh IBD: là Công ty liên doanh giữa Công ty Việt Hà và Tập đoàn Carlberg Đan Mạch. Với mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu và phân phối đồ uống hàng đầu tại Việt Nam. Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm marketing, phân phối quốc tế và đội ngũ cán bộ trẻ đầy năng động, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước đã xây dựng thành công những thương hiệu và mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc đồng thời xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với sản phẩm Halida như: Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Singapo… Ngoài ra còn có 1 số Công ty: Công ty cổ phần Việt Hà, Công ty cổ phần Đồng Tháp,… 1.5- Đặc điểm sản phẩm và công nghệ sản xuất a. Đặc điểm sản phẩm: Công ty hiện đang có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, như các loại bia ( bia Halida, bia Việt Hà, bia Carlsberg) rượu, nước giải khát, đồ uống, thực phẩm, hàng nông, lâm sản, hàng tiêu dùng, các mặt hàng đay...; các loại máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu, bao bì… Với số lượng và chất lượng tăng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. b. Công nghệ sản xuất: ( sản phẩm Bia) Để có được sức cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường không thể không kể đến việc đầu tư và quản lý công nghệ sản suất của Công ty. Công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Đan Mạch vào dây chuyền sản xuất và đã cho ra đời sản phẩm bia chất lượng cao, ổn định được người tiêu dùng ưa chuộng. Dây chuyền công nghệ của Công ty có thể mô tả sơ lược theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ Nguyên liệu Nghiền Nấu (Dịch hoá) Lọc bã nguyên liệu Làm lạnh Lên men chính Lên men phụ Lọc bia Đóng thành phẩm Nấu hoa houblon Lọc hoa Nguyên liệu: Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất bia gồm có: Malt (hạt đại mạch nảy mầm đã được tách bỏ mầm và sấy khô), gạo, hoa Houblon (hoa tạo nên vị đắng và mùi thơm đặc trưng cho bia), nước và một số chất phụ gia khác. Trong đó, Malt và hoa Houblon được Công ty nhập khẩu từ Đan Mạch và đều ký hợp đồng ổn định, lâu dài với các nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục cho sản xuất. Các nguyên liệu này tạo nên các thành phần chính trong bia và tạo nên mùi, vị đặc trưng cũng như các tiêu chuẩn cảm quan của bia như màu sắc, độ trong ... tạo nên sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Xay nghiền: Trước khi đưa vào nấu malt, gạo được nghiền thành dạng bột dập bằng máy nghiền trục để tăng khả năng trích ly các chất cần thiết từ nguyên liệu thành dạng dịch lỏng để sản xuất bia, tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm. Nấu (dịch hóa): Đây là công đoạn chuyển hóa tinh bột có trong malt, gạo thành dịch đường để đưa vào lên men. Công đoạn này yêu cầu phải được kiểm soát chặt chẽ các chế độ nhiệt độ và thời gian thì mới chuyển hóa được triệt để nguyên liệu thành đường và thu được sản phẩm có chất lượng cao. Lọc bã nguyên liệu: Là quá trình tách những chất không hòa tan ra khỏi dịch đường để thu được dịch đường trong. Quá trình này dùng thiết bị lọc lắng lauter để tách bã. Nấu hoa houblon: Đây là quá trình đun dịch đường thu được ở công đoạn nấu (dịch hóa) với hoa houblon để tạo ra hương và vị đặc trưng của bia. Công đoạn này yêu cầu phải đảm bảo về mặt thời gian và độ sôi để tránh hiện tượng đun lâu quá sẽ gây tổn thất hương thơm, đun nhanh quá sẽ không trích ly được đủ chất chát có trong hoa houblon tạo nen hương , vị hài hòa của bia. Lọc hoa: Là quá trình tách bã hoa ra khỏi dịch đường. Quá trình này dùng thiết bị lọc lắng xoáy để tách bã hoa. Công đoạn này yêu cầu dịch lọc phải trong không làm ảnh hưởng đến quá trình lên men sau này. Làm lạnh: Là quá trình hạ nhiệt độ của dịch đường xuống nhiệt độ yêu cầu cho quá trình lên men. Yêu cầu nhiệt độ dịch đường làm lạnh không được cao quá hoặc thấp quá vì nếu nhiệt độ cao quá sản phẩm lên men sẽ không được các chất như yêu cầu làm giảm chất lượng bia, hoặc cao quá sẽ làm chết men, nếu nhiệt độ thấp quá sẽ làm men bị ức chế không phát triển được. Quá trình này sử dụng máy lạnh nhanh dạng tấm bản. Lên men chính: Là quá trình lên men để chuyển hóa đường thành rượu, tạo nên một loại sản phẩm nước uống có độ cồn thấp, có hương vị đặc trưng. Công đoạn này yêu cầu phải đảm bảo duy trì nhiệt độ và áp xuất thích hợp cho quá trình lên men. Lên men phụ: Là quá trình giữ ổn định cho bia trong một nhiệt độ và áp suất nhất định tạo ra sự hài hòa về vị, đồng thời tạo ra thêm một số chất hương thơm đặc trưng cho bia. Lọc bia: Là quá trình lọc trong bia, tách bã men ra khỏi bia tạo cho bia trong suốt, có màu vàng sáng, đặc biệt không làm tổn thất CO2 trong quá trình lọc. Đóng thành phẩm: Là quá trình chiết rót bia vào các thiết bị chứa (bom, keg) để dễ dàng vận chuyển giao cho khách hàng. Quá trình này yêu cầu phải chiết trong chế độ đẳng áp để tránh thất thoát CO2 và không làm nhiệt độ bia tăng làm giảm chất lượng bia. 1.6- Những thành tựu chủ yếu: Từ một doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực bị phá sản. Công ty SX- KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà đã không ngừng nghiên cứu và áp dụng sáng tạo đường lối và chiến lược đổi mới của Đảng và Nhà nước; ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất kinh doanh; cùng với sự cố gắng nỗ lực và ý thức không ngừng phấn đấu, vuơn lên của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên. Đến nay, Công ty đã đứng vững, không ngừng phát triển và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Công ty trở thành con chim đầu đàn trong Sở Công nghiệp Hà Nội và liên tục là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc đóng góp ngân sách cho thành phố Hà Nội. Sau 18 năm, bằng những nỗ lực vượt bậc của toàn thể CBCNV Công ty, từ chỗ nợ 2 tỉ đồng không có khả năng chi trả, nhà xưởng, thiết bị hầu như không có gì, hàng trăm lao động tay nghề thấp, Công ty đã phát triển thành một doanh nghiệp đa sở hữu, đa ngành nghề, quản lý và điều hành nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần...; sản xuất, nhiều sản phẩm uy tín như bia Halida, bia Việt Hà, bia Carlberg, nước khoáng tinh khiết Opal…; kinh doanh nhiều dịch vụ, đầu tư các dự án,… Đến nay, doanh thu của Công ty so với thời điểm mới thành lập, tăng từ 5 tỷ đồng lên trên 1.000 tỷ đồng (tăng 200 lần); nộp ngân sách từ 50 triệu đồng lên 200 tỷ đồng (tăng 4.000 lần), lợi nhuận tăng từ 10 triệu đồng lên 103 tỷ đồng (tăng 10.300 lần), lương người lao động tăng từ 150.000 đồng lên 3 triệu đồng/người/tháng. Liên tục hơn 10 năm liền tốc độ tăng trưởng từ 15-35%/năm. Từ năm 1990 đến nay, Công ty đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, 95 đề tài cấp cơ sở, với tổng kinh phí 35 tỉ đồng và có 586 sáng kiến, tổng số tiền làm lợi hàng trăm tỉ đồng. Trong đó, năm 2002, nhóm nghiên cứu của Công ty đã đạt giải nhất VIFOTEC về đề tài cấp Nhà nước “Thiết kế, chế tạo thiết bị lọc tách bã malt trong dây chuyền sản xuất bia hơi chất lượng cao” Sản phẩm Halida liên tục đứng trong danh sách TOPTEN hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao và còn được Tổ chức chất lượng toàn cầu tặng cúp IQM, Tổ chức lựa chọn thế giới (Monde Selection) tặng Huy chương Bạc. Công ty đã duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tiêu chuẩn HACCP, môi trường theo ISO 14000… Mặt khác, những thành tựu đã đạt được của Công ty được thể hiện rất rõ qua tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây. + Về tình hình tài chính của Công ty: .( chỉ xem xét riêng Công ty mẹ- Công ty SX- KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà và các đơn vị trực thuộc). Để đánh giá chung về khả năng tài chính, vốn liếng của công ty ta có thể xem xét tình hình biến động tài sản của công ty theo bảng tổng hợp sau: (Bảng 1) Bảng số1: Bảng tổng hợp về vốn kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: 1.000.000.000 đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn lưu động 133 67,2 166 70,3 212 71,9 Vốn cố định 65 32,8 70 29,7 83 28,1 Vốn KDoanh 198 100 236 100 295 100 Qua bảng phân tích trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng tổng tài sản của công ty ngày càng tăng, năm 2007 tổng số tài sản của công ty tăng so với năm 2005 là: 79 tỷ đồng, tức là tăng 39,9% so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của Công ty. Mặt khác, cơ cấu tài sản cũng có sự biến đổi theo xu hướng tỷ trọng của tài sản lưu động tăng và tỷ trọng của tài sản cố định giảm đi trong tổng số tài sản hiện có, điều đó chứng tỏ công tác đầu tư mới có chiều hướng chững lại, nhưng bù lại công ty lại có lượng vốn lưu động dồi dào và cơ động. + Về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty: .( chỉ xem xét riêng Công ty mẹ- Công ty SX- KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà và các đơn vị trực thuộc ). Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua chúng ta có thể theo dõi bảng tổng hợp sau: (Bảng 2) Bảng số 2: Kết quả sản xuất - kinh doanh từ năm 2005 - 2007 Đơn vị tính: 1.000.000.000 đồng. STT CHỈ TIÊU Năm 2005 2006 2007 1 Tổng số vốn kinh doanh Trong đó: Vốn góp liên doanh Vốn kinh doanh 277 79 198 318 82 236 380 85 295 2 Sản lượng (1.000 lít) 15.000 16.500 18.500 3 Tổng doanh thu 155 183 205 4 Tổng chi phí sản xuất - KD 125 145 160 5 Tỷ suất chi phí/doanh thu (%) 80,6 79,2 78,0 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 30 38 45 7 Nộp ngân sách 21,8 23,4 25,7 8 Tổng số CBCNV (người) 358 355 351 9 Tổng thu nhập BQ (triệu đồng/ng/tháng) 2,2 2,6 3,0 Qua bảng trên chúng ta thấy rằng nhờ có sự định hướng đúng đắn và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, góp phần tạo nên một vị trí vững vàng cho công ty trên thị trường: - Tổng số vốn kinh doanh ngày càng phát triển đặc biệt năm 2007 đã tăng 103 tỷ đồng so với năm 2005. Mặt khác tổng doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn và hệ thống quản lý có hiệu quả đã đưa lại kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tỷ suất chi phí/doanh thu ngày càng giảm chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng vốn của Công ty. Với một lượng vốn nhất định Công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả và tạo nên doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn. - Số tiền nộp ngân sách tăng dần chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, qua đó cũng thể hiện sự phát triển của Công ty. - Thu nhập bình quân của Cán bộ, công nhân viên ngày càng tăng và luôn ở mức cao so với thu nhập bình quân trên địa bàn thành phố Hà Nội nói lên sự quan tâm của Công ty đến đời sống của người lao động. Điều đó sẽ tạo ra cho cán bộ, công nhân viên tin tưởng và gắn bó với Công ty hơn. 1.7- Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty. a. Mục tiêu hoạt động của Công ty: - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn được đại diện chủ sở hữu đầu tư tại Công ty và tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. - Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của toàn Công ty mẹ và Công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết. - Tổ chức triển khai nhiêm vụ sản xuất kinh doanh và định hướng cho các Công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên daonh, liên kết theo định hướng phát triển của Thành phố. - Đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất. - Tăng cường xây dựng và phát triển thị trường trong và ngoài nước. - Đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống của người lao động trong công ty. b. Phương hướng phát triển của Công ty năm 2008 : Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, để có thể trở thành 1 tập đoàn kinh tế lớn mạnh về quy mô, đa dạng về ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đầu tư và dịch vụ. Công ty SX-KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà cần có những chiến lược, định hướng phát triển lâu dài. Trước mắt, Công ty cần tập trung hoàn thành các nhiệm vụ sau : - Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống bộ máy quản trị Công ty mẹ- con, thành lập và phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh. - Hoàn thiện Nhà máy Bia Việt Hà II có vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. - Triển khai dự án Nhà máy Chế biến Thực phẩm với vốn đầu tư 20 tỷ đồng, - - Xây dựng Nhà máy Bánh mứt kẹo tại khu công nghiệp Xuân Phương (huyện Từ Liêm, Hà Nội) với vốn 30 tỷ đồng. - Mở rộng giai đoạn II Liên doanh Bia Đông Nam Á với công suất đạt 150 triệu lít/năm - Triển khai dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ - thương mại – văn phòng dự kiến liên doanh với nước ngoài với số vốn lên tới 20 triệu USD... Phần 2: Đặc điểm đội ngũ Cán bộ, công nhân viên và phòng Tổ chức- Nhân sự. 2.1- Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công nhân viên a. Quy mô và cơ cấu: Tổng số lao động toàn Công ty mẹ - công ty con: 2.340 người. Tổng số cán bộ, công nhân viên Công ty SXKD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà ( Công ty mẹ) : 351 người. Trong đó, có 175 cán bộ công nhân viên nữ, chiếm gần 50% tổng số. b. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Công ty Công ty có 351 cán bộ, công nhân viên. Trong đó: Tiến sỹ: 01 người; Thạc sỹ : 05 người; Đại học : 95 người; Cao đẳng, Trung cấp: 22 người. Tổng số cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ là 123 người, chiếm 35%. Công nhân kỹ thuật, khác: 228 người, chiếm 65%, trong đó, thợ bậc cao là 113, chiếm 50%. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề, trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Một tỷ lệ lớn người cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ chyên môn, nghiệp, nâng cao tay nghề, thay đổi tác phong làm việc nhằm thích ứng với điều kiện và cơ chế làm việc mới. Nhờ đó, người lao động có thể nắm bắt và làm chủ được các công nghệ hiện đại, từng bước thay thế các chuyên gia nước ngoài, thậm chí có thể cải tiến và thích nghi với các công nghệ mới,… Đồng thời công ty còn tiếp tục nhận thêm những cán bộ công nhân viên mới, trẻ, khỏe, có trình độ để có thể nhanh chóng tiếp thu được khoa học - kỹ thuật hiện đại giúp cho sự phát triển của công ty ngày càng vững mạnh. Cụ thể, biểu hiện số lượng cán bộ chuyên môn chiếm tỷ cao (chiếm 53%), số công nhân kỹ thuật bậc cao chiếm 50% tổng số. 2.2- Phòng Tổ chức- Nhân sự a. Cơ cấu: Phòng Tổ chức- Nhân sự gồm có 3 cán bộ với trình độ chuyên môn bậc Đại học. Cụ thể: 01 Trưởng phòng phụ trách chung. 01 nhân viên phụ trách lao động, tiền lương. 01 nhân viên phụ trách bảo hiểm xã hội, y tế. b. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng : - Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty; - Xây dựng các kế hoạch về quy hoạch, đào tạo và phát triển lao động - Quản lý hồ sơ của cán bộ, công nhân viên và bổ xung những thay đổi của cán bộ, công nhân viên vào hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước; - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nội quy kỷ luật lao động, phối hợp với các phòng ban lên quan xây dựng nội quy về an toàn lao động và tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh lao động; - Giải quyết các thủ tục về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật,… và các chế độ về bảo hiểm. - Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và trình duyệt đơn giá tiền lương, thanh toán lương hàng tháng, xây dựng kế hoạch nâng bậc lương hằng năm cho cán bô, công nhân viên; - Xây dựng các định mức lao động phù hợp, phối hợp với phòng kỹ thuật xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; - Xây dựng và theo dõi kế hoạch về Bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, huấn luyện an toàn- vệ sinh lao động; - Thực hiện các công việc khác do Hội động quản trị và Tổng giám đốc trực tiếp giao; - Được quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc, phòng ban khác thực hiện những công việc cần thiết và hợp lý để phòng hoàn thành nhiệm vụ của mình. c. Các hoạt động chính Với chức năng là phòng chuyên trách về nguồn nhân lực của 1 công ty. Hoạt động chính của Phòng Tổ chức – Nhân sự là tất cả các hoạt động để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc, của Công ty cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, bao gồm các hoạt động sau: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của Công ty và xây dựng các các kế hoạch lao động đó. Thiết kế và phân tích công việc: xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm thuộc về công việc và mối quan hệ của nó đối với những công việc khác để người lao động thực hiện. Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực: nghiên cứu việc thu hút, sắp xếp, bố trí người lao động vào các vị trí làm việc khác nhau trong doanh nghiệp. Tạo động lực trong lao động: vạch rõ các yếu tố tạo động lực đối với người lao động. Thực hiện các hoạt động nhằm tạo động lực cho người lao động như: tăng lương, thưởng,khen ngợi, tổ chức thi đua, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội thăng tiến… Bố trí nhân lực: các hoạt động định hướng đối với người lao động khi bố trí họ vào vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thông qua thuyên chuyên, đề bạt và xuống chức. Đánh giá thực hiện công việc: Thiết lập một hệ thống đánh giá thực hiện công việc, gồm có: Các tiêu chuẩn thực hiện công việc; Đo lương sự thực hiện công việc đó theo tiêu chuẩn đề ra, … Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo,… Xây dựng, quản lý và hoàn thiện hệ thống trả công lao động : Tính toán trả lương, trả công cho người lao động theo các dạng, các chế độ phù hợp; Thực hiện tăng lương/tăng công cho người lao động theo đúng chính sách và thủ tục đã được thiết kế; cập nhập hệ thống tiền công một cách thường xuyên và thực hiện các điều chính khi cần thiết; kế hoạch hóa và quản lý quỹ tiền lương;… Thiết lập và áp dụng các chính sách, phúc lợi, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,… Duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp vừa tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tập thể lành mạnh vừa giúp cho nhân viên thỏa mãn với công việc của mình. Cụ thể: ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết các tranh chấp, bất bình trong lao động, giải quyết kỷ luật lao động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc y tế, bảo hiểm và an toàn lao động,... MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ra đời tháng 6 năm 1966, Công ty Sản xuất Kinh doanh Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà - tiền thân là “Xí nghiệp nước chấm Hà Nội” - đã trở thành một doanh nghiệp lớn, một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành Công nghiệp Hà Nội hoạt động đa ngành nghề quản lý và điều hành nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Bia Halida, Bia Việt Hà, nước tinh khiết Opal,… Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích xuất sắc trong SX-KD, ngày 12 tháng 5 năm 2006, Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Sau một thời gian thực tập thực tại Công ty, được tiếp xúc và tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung và công tác quản lý lao động, tiền lương của Phòng Tổ chức- Nhân sự nói riêng, em đã có những hiểu biết cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và những hoạt động trong công tác quản lý con người. Thông qua việc thu thập các tài liệu, số liệu, văn bản,…trong Công ty ; cùng với việc quan sát, tìm hiểu và tham gia vào quá trình làm việc của Công ty; đồng thời với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các nhân viên trong Phòng Tổ chức- nhân sự. Em xin trình bày “ Báo cáo tổng hợp” nói về đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như các công tác quản lý của Công ty SX- KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà. Trong quá trình tìm tòi và viết Báo cáo tổng hợp, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng không tránh những thiếu sót. Em kính mong được nhận những góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12724.doc
Tài liệu liên quan