Báo cáo Thực tập tại Công ty Sông Đà 12

Với sự phát triển của tin học và công nghệ thông tin như hiện nay thì việc ứng dụng tin học vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là điều tất yếu, mục đích nhằm mở rộng và nâng cao uy tín của công ty, đồng thời giảm chi phí cho công tác quảng bá và giới thiệu về mình. Trong điều kiện kiến thức còn hạn chế,thời gian hạn hẹp lại chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với thực tế công việc nên em vẫn còn nhiều thiếu sót. Với mục đích thực hiện chương trình một cách hoàn thiện, có thể sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý tài liệu của Phòng Cơ giới- Cơ khí theo đúng nhu cầu thực tế cũng như mong muốn của bản thân; em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình, sự góp ý chân thành của cô giáo hướng dẫn, các cán bộ đang công tác tại Công ty Sông Đà 12, các bạn và những người tâm huyết với vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn !

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, từ khoa học kỹ thuật đến kinh tế xã hội. Trước đây, khi tin học chưa được ứng dụng rộng rãi thì việc tìm kiếm thông tin, quản lý trong kinh tế …rất bất tiện; nhờ có tin học hoạt động sản xuất, quản lý trở nên thuận tiện hơn, mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt khi nước ta thực hiện công nghiệp hoá hiên đại hoá, nhu cầu con người ngày càng cao thì công nghệ thông tin ở nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, nó không còn xa lạ với mọi người nữa mà ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực và khẳng định được vai trò của mình, tiêu biểu là trong quản lý. Quản lý là một hoạt động vô cùng rộng lớn cho dù ở bất kỳ cấp quản lý nào, nó không chỉ đơn giản là quản lý con người mà còn quản lý nhiều đối tượng khác như: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý tài liệu… Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các nhà quản lý phải thu thập, xử lý và theo dõi một lượng thông tin rất lớn; nếu thông tin không được xử lý kịp thời thì không có sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật sản xuất, không tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Quá trình thực tập tại Công ty Sông Đà 12 đã giúp em hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng tin học vào trong quản lý đó. Vì vậy trong nội dung báo cáo này em xin trình bày những hiểu biết của mình về Công ty trong quá trình thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hồ Bích Hà và cùng các cán bộ đang công tác tại Công ty Sông Đà 12, đặc biệt là các cán bộ tại phòng Cơ giới cơ khí đã giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo này. Chương i: tổng quan về cơ quan thực tập I/ giới thiệu chung: Công ty Sông Đà 12 là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, được thành lập lại theo quyết định số 135A-BXD-TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng theo Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Tiền thân của Công ty là Công ty Cung ứng vật tư trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217BXD/TCCB ngày 01/ 02/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trụ sở chính: Toà nhà Sông Đà - Đường Phạm Hùng- Từ Liêm- TP Hà Nội Điện thoại: (84-4) 7683974-7683977 Fax: (84-4) 7683982 1/ Các đơn vị thành viên: Xí nghiệp Sông Đà 12-2 Xí nghiệp Sông Đà 12-3 Xí nghiệp Sông Đà 12-4 Xí nghiệp Sông Đà 12-5 Xí nghiệp Sông Đà 12-7 Xí nghiệp Sông Đà 12-8 Xí nghiệp Sông Đà 12-10 Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt: quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm của Công ty có uy tín cao trên thị trường trong nước. Ngoài ra Công ty Sông Đà 12 còn là một cổ đông sáng lập và nắm giữ phần lớn số cổ phiếu chi phối của Công ty cổ phần xi măng Sông Đà, Công ty cổ phần bao bì Sông Đà và công ty cổ phần thép Việt- ý…. Từ khi thnàh lập đến nay, định hướng phát triển của Công ty Sông Đà 12 là luôn đổi mới, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, thi công xây lắp, đa dạng hoá sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Mọi cán bộ công nhân viên của Công ty đều có ý thức xây dựng, phấn đấu bồi dưỡng trình độ, nâng cao tinh thần đoàn kết để xây dựng tập thể vững mạnh, sẵn sàng đón nhân những thử thách và cơ hội mới. Hiện nay Công ty đã triển khai âp dụng Hệ thống quản lý chất lượng thưo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Ban lãnh đạo luôn mong muốn Công ty sẽ là đối tác tin cậy trong lĩnh vực hoạt dộng của mình với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước. 2/ Ngành nghề kinh doanh chính: Công ty Sông Đà 12 hoạt động theo giấy phép kinh doanh số: 109967 ngày 16/ 01/1996 của Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội với các chức năng: _ Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác. _ Xây dựng công trình giao thông, thuỷ điện, bưu điện. _ Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, hệ thống điện đến 220kv _ Xây lắp hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và dân dụng. _ Xây dựng cầu, đường, bến cảng và sân bay. _ Xây dựng công trình thuỷ lợi ( đê, đập, kênh, mương, hồ chứa, trạm bơm) _ Sản xuất và kinh doanh thép chất lượng cao. _ Sản xuất và kinh doanh xi măng _ Sản xuất cột điện ly tâm. _ Sản xuất vỏ bao xi măng. _ Sản xuất gạch các loại. _ Sản xuất phụ tùng, phụ kiên kim loại cho xây dựng. _ Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng. _ Sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ bộ và máy xây dựng. _ Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng. _ Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng. _ Khai thác vật liệu phi quặng. _ Kinh doanh than mỏ, kinh doanh xăng, dầu, mỡ _ Quản lý, kinh doanh nhà. _ Sản xuất và cung cấp chất phụ gia dùng trong công tác bê tông. _ Đưa lao động, chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3/ Quá trình kinh doanh sản xuất: Trong các ngành nghề kinh doanh của mình bằng nỗ lực phấn đấu liên tục Công ty đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Về xây lắp: Công ty Sông Đà 12 đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình lớn, trọng điểm là Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn, Nhà máy thuỷ điện Yaly, Nhà máy xi măng Sông Đà Hoà Bình, Nhà máy xi măng Yaly, Nhà máy xi măng Sơn La, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Nhà máy đường Hoà Bình, Nhà máy đường Sơn La, Đường dây và trạm biến áp 500kv, Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, Nhà máy thuỷ điện Na Hang, Nhà máy thuỷ điện Sê San III, Nhà máy thuỷ điện Ry Ninh, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc- Bắc Ninh, Đường Lý Thái Tổ- Thị xã Bắc Ninh, Lưới điện thành phố Hạ Long, Trụ sở Tỉnh Uỷ Nam Định, Trụ sở công an tỉnh Hà Nam, Trụ sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải- Hà Nội, Trụ sở Báo Hoa Học Trò, phố Hoà Mã- Hà Nội, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên Hùng Vương, trường PTTH Yên Phong- Bắc Ninh… và nhiều công trinh cấp thoát nước, giao thông, bưu điện, công nghiệp, công cộng, dân dụng và các công trình xây dựng thuỷ lợi có quy mô khác nhau. Về lĩnh vực vận tải: Công ty Sông Đà 12 có lực lượng vận tải đường thuỷ bộ lớn và có đội ngũ các cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiêm trong công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị, đặc biệt là vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị cho Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Ialy, vật tư thiết bị Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, thiết bị Nhà máy xi măng Sông Đà, Nhà máy xi măng Kiện Khê, thiết bị nhà máy đường Sơn La, thiết bị nhà máy đường Hoà Bình. Gần đây là thiết bị cho dây chuyền 2- nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bút Sơn đều được tiếp nhân và vận chuyển an toàn tuyệt đối. Lĩnh vực gia công cơ khí: Công ty Sông Đà 12 đã gia công và lắp đặt nhiều công trình như: gia công hàng rào, cổng, lan can, tấm trang trí công trình Nhà điều hành thuỷ điện Hoà Bình, Học viện Xã hội học Campuchia, Trung tâm điều hành Tổng công ty tại Hà Nội, cơ sở 2 tại Hà Đông và gia công lắp đặt nhà công nghiệp cho liên doanh Sông Đà - Jurong tại Hải Phòng, xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng xe máy mỏ xi măng Bút Sơn, xưởng sản xuất bao bì xi măng Hải Phòng, xưởng sản xuất bao bì BaLa- Hà Đông…. Công ty sửa chữa cải tạo nhiều phương tiện vận tải thuỷ bộ và gia công đóng mới các loại tầu đẩy 130-190cv và sà lan 200-250 tấn, gia công chế tạo các loại cấu kiện thép phục vụ cho xây dựng như: cốp pha thép các loại, giàn giáo xây dựng, các phụ tùng, phụ kiện kim loại khác cho xây dựng. Về sản xuất công nghiệp: Công ty cổ phần thép Sông Đà tại khu công nghiệp Phố Nối- Hưng Yên với dây chuyển thiết bị hiện đại của Danieli-Italia công suất 200.000 tấn sản phẩm thép/năm, công ty cổ phần bao bì tại BaLa- Hà Đông công suất 20 triệu vỏ/năm, xưởng sản xuất cột điện bê tông ly tâm tại Hoà Bình có công suất 2.500 cột các loại/ năm. Sản phẩm công nghiệp của công ty có nhiều yu tín trên thị trương. Với chất lượng đạt tiêu chuẩn sản phẩm thép Sông Đà đã và đang được các đối tác và bạn hàng chấp nhận. Thép Sông Đà từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường thép nói riêng và thị trường vật liệu xây dựng nói chung. Đối với sản phẩm bao bì đã được nhiều khách hàng như Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Quốc Phòng X18, Nhà máy xi măng Bút Sơn đặt hàng tiêu thụ. Về kinh doanh vật tư, thiết bị xuất nhập khẩu: Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giầu kinh nghiệm đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị và phụ tùng của các loại xe máy xây dựng. Công ty có nhiều uy tín đối với khách hàng, luôn cung cấp kịp thời với chất lượng giá cả phù hợp cho mọi khách hàng. II/ Sơ đồ tổ chức và sản xuất kinh doanh: Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách xây lắp Phó giám đốc thường trực Phó giám đốc phụ trách kế hoạch Xí nghiệp Sông Đà 12-3 Phòng cơ khí cơ giới Xí nghiệp Sông Đà 12-4 Phòng đầu tư Xí nghiệp Sông Đà 12-5 Phòng kinh tế kế hoạch Xí nghiệp Sông Đà 12-8 Xí nghiệp Sông Đà 12-2 Xí nghiệp Sông Đà 12-7 Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Xí nghiệp Sông Đà 12-10 III/ Chức năng, nhiệm vụ đối với các phòng ban trực thuộc công ty 1/ phòng kinh tế kế hoạch: A/ Chức năng: Phòng KTKH công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng họp báo cáo thống kê. các tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, giá thành; công tác sản xuất, công tác sản xuất, công tác xuất nhập khẩu của công ty. B/ Nhiệm vụ: 1.1/ Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: * Công tác kế hoạch báo cáo thống kê: _ Xây dụng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của công ty để báo Tổng công ty duyệt giao kế hoạch cho Công ty. _ Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của công ty 5 năm, 10 năm để làm cho cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty. _ Hướng dẫn và thực hành uỷ quyền Giám đốc Công ty chỉ đạo các dơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng cũng như công tác báo cáo thống kê. _ Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình theo 10 ngày, 20 ngày và hàng tháng, quý, năm. phân tích đánh giá tham mưu cho Giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, công tác điều động các nguồn lực để đảm bảo phục vụ các mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch. * Công tác sản xuất: _ Điều động công tác sản xuất giữa các đơn vị trong nội bộ công ty theo nhiệm vụ kế hoạch sản xuất do giám đốc công ty giao. _ Nắm bắt tình hình sản xuất, các mục tiêu tiến độ công trình để báo cáo Giám đốc công ty và phối hợp cùng các đơn vị giải quyết các phát sinh trong công tác sản xuất. 1.2/ Công tác hợp đồng kinh tế và định mức đơn giá, giá thành: * Công tác định mức giá, giá thành: _ Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dựa vào các chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành, các quy định của Tổng công ty và điều kiện cụ thể của mỗi công trình, đề xuất bổ sung, sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh cũng như chế độ cho CBCNVC. _ Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ, chính sách của Nhà nước và Tổng công ty, công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị, giá thành công trình đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn công ty đảm bảo hạch toán có lãi. _ Hướng dẫn các đơn vị trong việc xây dựng các định mức và đơn giá mới và áp dụng để đưa vào tính toán trong các dự toán thu vốn theo chức năng của phòng. * Công tác hợp đồng kinh tế: _ Dự thảo, quản lý theo dõi, lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty. _ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của các đơn vị trong nội bộ công ty theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước và các quy định của Tổng công ty về công tác hợp đồng kinh tế. _ Là thành viên hội đồng giá công ty có nhiệm vụ xem xét, đề xuất giá cả mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị trong hoạt động SXKD trình Giám đốc công ty phê duyệt để đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của tổng công ty và công ty. 1.3/ Công tác xuất nhập khẩu: _ Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu của công ty và tổng công ty để có kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao với các đối tác . 2/ phòng tài chính kế toán: A/ Chức năng: Là phòng chức năng giúp Giám đốc công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động của công ty và những quy định của Tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính giúp giám đốc công ty kiểm tra, kiểm soát công tác tái chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị trực thuộc. B/ Nhiệm vụ: 2.1/ Công tác kế toán: _ Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để lựa chọn đề ra hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, xây dựng trình tự lập duyệt và luân chuyển chứng từ kế toán trong đơn vị một chách khoa học, hợp lý theo đúng quy định của nhà nước. _ Tổ chức hệ thống kế toán, tài khoản kế toán áp dụng trong đơn vị phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, tạo điều kiện cho việc điều hành và quản lý kinh tế tài chính của đơn vị chặt chẽ và có hiệu quả. _ tổ chức lập các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán tài chính theo chế độ Nhà nước. _ Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ kịp thời đúng chế độ. _ Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán một cách khoa học, đúng chế độ. 2.2/ Công tác tài chính- tín dụng: _ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính tổng hợp và lập báo cáo thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm. _ Xác định định mức vốn lưu động, xác định các nguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Huy động kịp thời thời các nguồn vốn, tạo thêm nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của đơn vị, tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ nội bộ. _ Tổ chức tuần hoàn luân chuyển vốn, thu hồi vốn, thu hồi công nợ và thanh toán cho các đơn vị kịp thời đúng chế độ. _ Tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn, việc chấp hành chế độ tài chính của Nhà nước và quy định của Tổng công ty, việc chấp hành các định mức chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và các dự toán chi phí khác. _ Tổ chức quản lý chát chẽ các khoản chi phí từ nguồn vốn ngân sách cấp, quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức thanh quyết toán các công trình XDCB hoàn thành. _ Xây dựng và trình duyệt các kế hoạch tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tổ chức thực hiện các kế hoạch tín dụng để phục vụ cho sản xuất kịp thời có hiệu quả. 2.3/ Công tác kiểm tra kế toán trong đơn vị: _ Tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ về tài chính theo yêu cầu quản lý của đơn vị, kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách và pháp luật về tài chính, các quy định của Tổng công ty. _ Tổ chức kiểm tra kế toán trong đơn vị, xác định tính trung thực khách quan của báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của đơn vị. đánh giá đúng tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo. _ Phân công và bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán, kiểm tra kế toán để nêu cao trách nhiệm và nâng cao trình độ của cán bộ kế toán ở công ty và các đơn vị trực thuộc. 2.4/ Công tác phân tích hoạt động kinh tế và thông tin kinh tế: _ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên để đánh giá đúng đắn kết quả đã đạt được trong kỳ, rút kinh nghiệm để tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế tốt hơn cho kỳ sau. _ Tổ chức công tác thông tin kinh tế. áp dụng phần mềm máy vi tính để trợ giúp công tác kế toán, công tác quản lý kinh tế tài chính kịp thời có hiệu quả. _ Tổ chức công bố công khai về tài chính theo đúng quy định. _ Phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của Tổng công ty về tài chính kế toán thông qua các văn bản cụ thể hoá bằng các quy định cụ thể của đơn vị. _ Tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ tài chính kế toán nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong phòng và các đồng chí làm công tác kế toán tài chính ở các đơn vị trực thuộc. 3/ phòng tổ chức hành chính. A/ Chức năng : Là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác: _ Tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với CBCNVC. _ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chế độ đối với người lao động. _ Hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị và tổ chức thanh tra theo nhiệm vụ được giao. _ Thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị. _ Là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh. B/ Những nhiệm vụ chính: 3.1/ Công tác tổ chức lao động- đào tạo: * Công tác tổ chức sản xuất: _ Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tình hình thực tế và phù hợp với định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong kế hoạch dài hạn. _ Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ, chức trách và quan hệ, lề lối công tác giữa các đơn vị, phòng ban theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và các quy chế cụ thể khác của công ty. * Công tác cán bộ : _ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất, tổ chức thực hiện công tác qui hoạch cán bộ. _ Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, thực hiện công tác nhận xét cán bộ hàng năm. _ Đề xuất và thực hiện công tác đề bạt cán bộ theo đúng tiêu chuẩn và qui chế của tổng công ty. * Công tác tuyển dụng, quản lý sử dụng lao động: _ Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, cân đối lực lượng lao động; lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng lao động theo đúng quy định của Tổng công ty. _ Thực hiện công tác quản lý và điều phối hợp lý lao động trong Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. _ Thực hiện các quyết định điều động tiếp nhận lao động của Tổng công ty. _ Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý sử dụng lao động theo tinh thần Bộ luật Lao động và các qui định khác của Công ty và Tổng công ty. * Công ty đào tạo và nâng lương nâng bậc: _ Hàng năm tổ chức thi kiểm tra trình độ nghiệp vụ các phòng ban từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. _ Đề xuất và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại nghề mới, đào tạo nâng cao bậc thợ cho công nhân để phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. _ Tổ chức thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc hàng năm cho CBCNV theo đúng trình tự và quy định của Công ty và Tổng công ty. * Công tác khen thưởng và kỷ luật: _ Thực hiện chế độ khen thưởng của Nhà nước và Tổng công ty hàng năm đối với CBCNV. _ Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện nội qui kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. * Các chế độ khác đối với người lao động: _ Tổ chức thực hiện đúng chế độ chấm dứt HĐLĐ, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với người lao động. _ Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện các chế độ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo qui định của Nhà nước. _ Phối hợp với các phòng ban, đơn vị nghiêm cứu đề xuất với Tổng công ty bổ sung các chế độ chính sách hợp lý cho người lao động khi cần thiết. * Quản lý lưu trữ hồ sơ và thực hiện chế độ báo cáo: _ Tổ chức thực hiện quản lý tốt hồ sơ liên quan đến công tác tổ chức lao động như: trích ngang danh sách cán bộ CNVN, sổ lao động, hồ sơ tiếp nhận, điều động CNVC, hồ sơ khen thưởng kỷ luật, nâng lương, nâng bậc, hợp đồng lao động, danh sách đóng BHXH, sổ BHXH và các hồ sơ công văn khác. _ Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ nhanh gọn theo yêu cầu cuả Công ty và Tổng công ty. 3.2/ Công tác định mức tiền lương: _ Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện cách trả lương khoán để khuyến khích sản xuất phát triển. _ Phối hợp cùng các phòng, đơn vị nghiên cứu điều chỉnh, xây dựng mới định mức đơn giá tiền lương nội bộ trong khuôn khổ chế độ chính sách nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế. _ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với CBCNVC. 3.3/ Công tác thanh tra: _ Hướng dẫn về tổ chức và nội dung phương phâp hoạt động thanh tra nhân dân cho các đơn vị trực thuộc. _ Tổ chức triển khai quyết định tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ được giao. _ Tổ chức và thực hiện việc tiếp dân, nhận đơn, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền được giao và thực hiện quy chế dân chủ ở các đơn vị trực thuộc. 3.4/ Công tác Bảo vệ- Quân sự: _ Hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và các biện phâp hoạt động công tác Bảo vệ- Quân sự trong toàn Công ty. _ Tổ chức thực hiện các qui định của Tổng công ty và điạ phương nơi đơn vị đóng trụ sở về công tác Bảo vệ- Quân sự. 3.5/ Công tác hành chính: _ Tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng con dấu của Công ty, các văn bản giấy tờ theo đúng qui định bảo mật và lưu trữ của Công ty và Tổng công ty…. _ Quản lý và tổ chức sử dụng toàn bộ trụ sở và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. _ Tổ chức và thực hiện công tác quản trị, hành chính để đảm bảo cho bộ máy cơ quan Công ty hoạt động có hiệu quả như: thông tin truyền mệnh lệnh, đối ngoại với các cơ quan, địa phương, quản lý việc sử dụng thiết bị văn phòng, điện thoại, điện nước sinh hoạt trong cơ quan Công ty, mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo, phòng hội họp và tiếp khách của Công ty. _ Tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ, khám điều trị bệnh thông thường cho CBCNV trong cơ quan Công ty. _ Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực công tác hành chính đời sống. _ Quản lý và điều động các xe con phục vụ công tác của Công ty. 4/ Phòng kỹ thuật A/ Chức năng: giúp giám đốc công ty trong công tác: _ Quản lý xây lắp, thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản. _ áp dụng công nghê, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong xây lắp. B/ Nhiệm vụ: _ Kiểm tra giám sát kỹ thuật, chất lượng và khối lượng công trình mà Công ty nhận thầu. _ Hướng dẫn, kiểm tra các Đơn vị trong công ty việc thực hiện các quy định, qui phạm và các thủ tục trình tự xây dựng cơ bản. _ Xác nhận khối lượng thực hiện của công trình để làm căn cứ đề nghị Giám đốc công ty cho tạm ứng hoặc thanh toán. _ Quản lý việc thi công theo qui hoạch kiến trúc xây dựng, thiết kế kỹ thuật đã được Tổng công ty phê duyệt đối với các dự án đâù tư xây dựng thuộc Công ty quản lý. _ Quản lý việc thực hiện các biện pháp thi công trong việc áp dụng các tiêu chuẩn qui phạm chất lượng công trình và tiến độ thi công đối với các dự án đã được duyệt. _ Kiểm tra thiết kế, dự toán, quyết toán công trình, trình Giám đốc công ty phê duyệt đối với các công trình trong dự án đầu tư xây dựng. _ Chủ động nghiên cứu đề nghị sửa đổi thiết kế cho phù hợp và xác nhận các khối lượng phát sinh đối với các công trình thuộc dự án đầu tư để làm cơ sở cho thanh quyết toán. * Đối với các công trình ngoài đơn vị: _ Lập hồ sơ đấu thầu, giải phâp thi công và các thủ tục xây dựng cơ bản khác. _ Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty làm thủ tục hồ sơ đầu thầu công trình ngoài đơn vị (nêú các đơn vị yêu cầu) theo qui định của Nhà nước. _ Lưu trữ hồ sơ công trình mà Công ty nhận thầu xây lắp. 5/ Phòng cơ khí cơ giới: A/ Chức năng: giúp Giám đốc Công ty trong công tác: _ Quản lý các loại xư máy, thiết bị xây dựng, thiết bị dây truyền sản xuất công nghiệp. _ Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy… B/ Nhiệm vụ: 5.1/ Công tác cơ khí cơ giới: _ Phân cấp trách nhiệm về quản lý và khai thác các trang thiết bị cơ giới cho các đơn vị trực thuộc và tổ chức mạng lưới thông tin chặt chẽ nhạy bén về các mặt hoạt động này. _ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định, qui trình vận hành, lịch trình chất lượng bảo dưỡng các trang thiết bị, xe máy. _ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện hệ thống sổ sách, báo biểu… theo dõi hoạt động của các trang thiết bị xe máy… _ Quản lý kỹ thuật toàn bộ tài sản thiết bị cơ giới của công ty bằng sổ tổng hợp tài sản cố định theo mẫu của Tổng công ty. _ Thực hiện việc điều động tài sản trong nội bộ Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. _ Kiểm tra kỹ thuật an toàn định kỳ hoặc đột xuất các thiết bị, máy móc trong toàn Công ty. _ Cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch sửa chữa lớn, tái đầu tư các phương tiện, kiểm tra các phương tiện khi đưa vào sửa chữa tái đầu tư, kiểm tra việc sữa chữa, phục hồi. Lập biên bản nghiệm thu các tài sản sau khi sửa chữa để đưa vào hoạt động. _ Giám sát kiểm tra xác nhận khối lượng, chất lượng kỹ thuật trong công tác sửa chữa lớn thiết bị, xe máy. _ Cùng với các đơn vị lập biên bản giao nhận TSCĐ trong Công ty. _ Kiểm kê TSCĐ trong Công ty định kỳ 6 tháng một lần. _ Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện các quy định, văn bản về công tác cơ giới của Nhà nước, ngành, Tổng công ty và Công ty. _ Lập đầy đủ các sổ sách về công tác cơ giới theo yêu cầu của Tổng công ty. _ Lập đầy đủ, đúng kỳ các báo cáo về công tác cơ giới. _ Định kỳ 6 tháng, 12 tháng, hướng dẫn, tham gia xem xét việc kiểm kê tài sản cố định ở các đơn vị trong Công ty. _ Từng quí theo định kỳ tổ chức việc thực hiện công tác cơ giới ở các đơn vị, rút ra những ưu khuyết điểm để chấn chỉnh lại. 5.2/ Công tác an toàn bảo hộ lao động và phòng chống lụt bão, cháy nổ: _ Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao dộng và bảo hộ lao động. Tham gia cùng các đơn vị trong công ty giải quyết các vụ việc (nếu có). _ Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong đơn vị. BHLĐ trên các công trình xây dựng và sản xuất công nghiệp như trang bị phòng hộ, bồi dưỡng hiện vật, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, hội họp… _ Phối hợp với các phòng ban, đơn vị tổ chức thực hiện cho CBCNV về bảo hộ lao động đúng theo chế độ Nhà nước ban hành. _ Đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện và giám sát các vấn đề kiến nghị về bảo hộ lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cấp phát bảo hộ lao động. _ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ theo qui định của Nhà nước. _ Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký thi đua an toàn lao động, vệ sinh viên từ các tổ đội theo thông tư số 08 LT/LB. _ Lập sổ sách theo dõi các vụ việc về mất an toàn trong lao động và giao thông trong toàn Công ty. _ Làm vịêc trực tiếp với các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác AT-VSLĐ. Phối hợp cùng với các phòng ban Công ty kiểm tra việc thực hiện các phương án phòng chống lụt bão và phòng chống cháy nổ ở các đơn vị. _ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác AT-VSLĐ trong toàn Công ty. _ Định kỳ quí/ lần hoặc đột xuất kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại các đơn vị trực thuộc Công ty. _ Tổng hợp và dự thảo các báo cáo việc thực hiện công tác AT-VSLĐ để Giám đốc phê duyệt và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên. _ Tổng hợp lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch BHLĐ trong toàn Công ty. 6/ Phòng kinh doanh. A/ Chức năng: _ Tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh toàn Công ty(vật tư, thiết bị phụ tùng…) _ Tìm kiếm, tiếp thị, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần kinh doanh của Công ty trong nội bộ Tổng công ty và ngoài Tổng công ty. _ Tham mưu giúp Giám đốc Công ty phối hợp với phòng Kinh tế- Kế hoạch chủ trì và các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu theo qui định đối với vật tư phụ tùng kinh doanh phục vụ các công trường, tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bị ngoài Tổng công ty. _ Tham gia kiểm soát công tác đấu thầu từ khâu lập hồ sơ, tổ chức đấu thầu mua bán vật tư, thiết bị theo dự án đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc đạt hiệu quả cao và theo đúng qui định của Tổng công ty và pháp luật Nhà nước. _ Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kỳ báo cáo, tổng hợp tình hình kinh doanh toàn Công ty theo qui định(từ Cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc). B/ Nhiệm vụ: 6.1/ Chỉ đạo công tác kinh doanh của Công ty cụ thể là: _ Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch kinh doanh và phương án kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc Công ty phê duyệt. _ Tổ chức kiểm tra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và việc chấp hành các qui định của Công ty về kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. _ Báo cáo, tổng hợp tình hình thực hiện công tác kinh doanh hàng tháng, quí, năm theo qui định của các đơn vị trực thuộc. 6.2/ Kinh doanh vật tư, phụ tùng thiết bị: _ Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của Công ty và Tổng công ty như thép Việt- ý, vỏ bao xi măng, cột điện, cát… đảm bảo uy tín thương hiệu Sông Đà. _ Tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm của các đơn vị thành viên Tổng công ty đảm bảo giá cạnh tranh nhưng có hiệu quả. _ Cung cấp vật tư, sắt, thép, thiết bị phụ tùng… cho các đơn vị trong, ngoài Tổng công ty khi trúng thầu. _ Căn cứ vào nhu cầu vật tư nhằm đâp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện việc mua sắm vật tư, phụ tùng.. theo đúng trình tự, đúng qui định của Tổng công ty và Nhà nước và pháp luật qui định, nghiêm cấm trống thuế và mua hoá đơn trôi nổi trên thị trường. _ Theo dõi việc kinh doanh vật tư và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong Công ty. 6.3/ Giao nhận thiết bị: _ Hướng dẫn giao nhân, vận chuyển thiết bị, máy móc tới các công trình trọng điểm theo nhiệm vụ của Tổng công ty giao. _ Phống hợp với các phòng ban tổ chức đấu thầu, tổ chức giao nhận, vận chuyển thiết bị, máy móc tới các công trinh ngoài Tổng công ty. 6.4/ Công tác quản lý vật tư: _ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc các đơn vị thực hiện, tổ chức đấu thầu mua vật tư, vật liệu xây dựng các công trình mà đơn vị nhận thi công. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua vật tư, vật liệu toàn Công ty. _ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác quyết toán vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo cơ chế khoán và theo định mức kinh tế nội bộ của Công ty đối với các xí nghiệp hàng tháng, quý, năm phục vụ công tác hạch toán kinh doanh. Báo cáo Giám đốc Công ty có cơ chế thưởng phạt về tình hình sử dụng vật tư, nguyên nhiên vật liêu, phụ tùng. _ Cùng với phòng Tài chính Kế toán chỉ đạo kiểm kê vật tư theo định kỳ 6 tháng một lần tại các đơn vị trực thuộc. _ Cân đối điều chuyển các vật tư không cần dùng trong nội bộ các đơn vị trực thuộc Công ty. _ Cùng với các phòng chức năng Công ty và các đơn vị liên quan tính toán giá, biện phâp xử lý các thiết bị, xe máy thanh lý không cần dùng, vật tư phụ tùng tông kho không sử dụng trình cấp trên phê duyệt. 7/ Phòng đầu tư. A/ Chức năng: Phòng đầu tư là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty về công tác đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: xây lắp, SXCN, đầu tư trang thiết bị máy móc, v..v.. kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc. B/ Nhiệm vụ: 7.1/ Công tác báo cáo đầu tư: _ Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư năm và 5 năm trong toàn Công ty. _ Tổng hợp số liệu đầu tư, thực hiện báo cáo công tác đầu tư định kỳ tháng, quý, năm theo quy định của Tổng công ty và Công ty. _ Lập báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư từng dự án của Công ty Sông Đà 12 và các báo cáo kiểm tra đầu tư đột suất. _ Kiểm tra, lưu trữ các hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và Tổng công ty. 7.2/ Công tác quản lý đầu tư: _ Nghiên cứu cơ chế chính sách phâp luật của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng… phục vụ cho công tác quản lý đầu tư. _ Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ năng lực lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. _ Thực hiện các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT tuỳ theo quy mô của dự án theo đúng quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo QĐ 52/1999/ NĐ-CP; 12/ 2000/ NĐ-CP; 07/ 2003/ NĐ-CP và các quy định của Tổng công ty. _ Thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư của Công ty. _ Phối hợp hướng dẫn, theo dõi ban quản lý dự án trực thuộc Công ty thực hiện công tác đầu tư theo đúng trình tự, quy định của Nhà nước và Tổng công ty với các dự án có thành lập ban quản lý dự án. _ Đối với các dự án giao cho các đưon vị trực thuộc: đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật, chủ trì thẩm định các dự án từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dự án đầu tư bàn giao và đưa vào sử dụng. _ Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đàu tư và lập các thủ tục trình Tổng công ty phê duyệt quyêt toán vốn đầu tư dự án. _ Chủ trì kiểm tra, đánh giá hiệu qủa sau đầu tư các dự án của Công ty Sông Đà 12. 7.3/ Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị các dự án do Công ty Sông Đà 12 làm chủ đầu tư: _ Lập kế hoạch đấu thầu của từng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. _ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện tổ chức đấu thầu thiết bị của dự án theo đúng các quy định, trình tự hiện hành của Nhà nước và Tổng công ty. _ Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư mà Công ty Sông Đà 12 làm chủ đầu tư: lập hồ sơ mời thầu, trình duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu, tổ chức đấu thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu. _ Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty, ban quản lý dự án theo dõi thực hiện các gói thầu từ khi ký hợp đồng cho đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. _ Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu thiết bị các dự án đầu tư theo tháng, quý, năm trình Tổng công ty. Chương II Các vấn đề chuyên môn liên quan được tìm hiểu tại Công ty trong thời gian thực tập tổng hợp. Phòng thực tập cụ thể : Phòng Cơ khí – Cơ giới thuộc công ty Sông Đà 12 Điện thoại : 04 7683978 I/ Sơ lược về phòng Cơ khí – Cơ giới: 1/ Cơ cấu tổ chức: Phòng Cơ giới- Cơ khí là một phòng chức năng của Công ty Sông Đà 12 gồm 9 thành viên gồm: 1 trưởng phòng, 3 phó phòng và 5 nhân viên. 2/ Chức năng, nhiệm vụ: Giúp giám đốc thực hiện các công tác về: + Quản lí các loại xe máy, thiết bị xây dựng, dây chuyền sản xuất công nghiệp… + Hướng dẫn kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe máy II/ Thực trạng ứng dụng tin học của Phòng Cơ giới- Cơ khí: Hiện nay, công ty mới chỉ áp dụng phần mềm về quản lý nhân sự và phần mềm về quản lý các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp thành viên. Riêng phòng Cơ giới- Cơ khí vẫn chưa áp dụng một phần mềm chuyên biệt nào, mọi hoạt động mà phòng chịu trách nhiệm đều được thực hiện qua Excel, Word và các phương pháp thủ công như sổ sách giấy tờ. Công ty đã sử dụng hệ thống mạng LAN và Phòng Cơ giới- Cơ khí được trang bị 02 máy vi tính có cấu hình như sau: + Máy Pentium III, Ram 128, tốc độ 1,2GHz, bộ nhớ 10 GB. + Máy Pentium IV, Ram 128; tốc độ 1,2 GHz, bộ nhớ 20 GB. III/ Phương hướng chọn đề tài: Trong quá trình tìm hiểu thực tế về Phòng Cơ giới- Cơ khí, em nhận thấy mọi hoạt động quản lý các loại xe máy, thiết bị, lập báo cáo… đều được ghi trên giấy tờ và được lưu giữ một cách rất cẩn thận, nên khối lượng tài liệu sổ sách là rất lớn và khó bảo quản. Vì vậy, khi cần một thông tin nào đó thì việc tra tìm tương đối phức tạp và mất thời gian, mà trong thời đại thông tin ngày nay thì việc đưa ra một quyết định kịp thời và chính xác là rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp để có thể phát triển và giữ vững uy tín trên thị trường. Để đáp ứng yêu cầu đó em xin chọn đề tài: “ Xây dựng chương trình quản lý tài liệu của Phòng Cơ giới- Cơ khí thuộc Công ty Sông Đà 12”. Việc tin học hoá quá trình quản lý tài liệu này là rất cần thiết giúp hỗ trợ các hoạt động của Phòng Cơ giới- Cơ khí được tiến hành một cách nhanh gọn, thuận tiện nhất, góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của toàn công ty Kết luận Với sự phát triển của tin học và công nghệ thông tin như hiện nay thì việc ứng dụng tin học vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là điều tất yếu, mục đích nhằm mở rộng và nâng cao uy tín của công ty, đồng thời giảm chi phí cho công tác quảng bá và giới thiệu về mình. Trong điều kiện kiến thức còn hạn chế,thời gian hạn hẹp lại chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với thực tế công việc nên em vẫn còn nhiều thiếu sót. Với mục đích thực hiện chương trình một cách hoàn thiện, có thể sử dụng để phục vụ cho công tác quản lý tài liệu của Phòng Cơ giới- Cơ khí theo đúng nhu cầu thực tế cũng như mong muốn của bản thân; em rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình, sự góp ý chân thành của cô giáo hướng dẫn, các cán bộ đang công tác tại Công ty Sông Đà 12, các bạn và những người tâm huyết với vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Lời nói đầu 1 Chương i: tổng quan về cơ quan thực tập 2 I/ giới thiệu chung 2 1/ Các đơn vị thành viên 2 2/ Ngành nghề kinh doanh chính 3 3/ Quá trình kinh doanh sản xuất 4 II/ Sơ đồ tổ chức và sản xuất kinh doanh 6 III/ Chức năng, nhiệm vụ đối với các phòng ban trực thuộc công ty 7 1/ phòng kinh tế kế hoạch 7 2/ phòng tài chính kế toán8 3/ phòng tổ chức hành chính 10 4/ Phòng kỹ thuật 5/ Phòng cơ khí cơ giới 13 6/ Phòng kinh doanh 14 7/ Phòng đầu tư 16 Chương II: Các vấn đề chuyên môn liên quan được tìm hiểu tại Công ty trong thời gian thực tập tổng hợp 19 I/ Sơ lược về phòng Cơ khí – Cơ giới 18 1/ Cơ cấu tổ chức 18 2/ Chức năng, nhiệm vụ 18 II/ Thực trạng ứng dụng tin học của Phòng Cơ giới- Cơ khí 18 III/ Phương hướng chọn đề tài 18 Kết luận 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC074.doc
Tài liệu liên quan