Báo cáo Thực tập tại công ty tài chính dầu khí

Trong bốn tuần thực tập vừa qua, em đã có dịp tiếp cận bước đầu với công việc thực tế tại một công ty Tài chính cụ thể và đã tìm hiểu những nét chung nhất về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ cũng như tổ chức quản lý tại đơn vị. Với những hiểu biết qua đợt thực tập bản thân em nhận thấy rằng Công ty Tài Chính Dầu khí trải qua hơn 7 năm hoạt động đã khẳng định được vị trí của mình là một trong những công ty Tài chính hàng đầu của Việt Nam với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải tiến, đã có hướng đi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập. Với tất cả tinh thần đó, đội ngũ cán bộ của PVFC cùng với hơn 30 loại hình sản phẩm dịch vụ của mình đang phát huy hoạt động ngày một hiệu quả sẽ tiếp tục đáp ứng ngày càng hoàn thiện hơn các nhiệm vụ do TCT Dầu khí giao và các yêu cầu của khách hàng khắp mọi nơi trong cả nước. Công ty Tài chính Dầu khí cam kết không ngừng sáng tạo, hoàn thiện để cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ chất lượng cao vì sự phồn thịnh của Quý khách hàng, xứng đáng là Niềm tin mới của sự phát triển.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty tài chính dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. TCTD: Tổ chức tín dụng. CBNV: Cán bộ nhân viên. PVFC: Công ty tài chính Dầu khí. NHNN: Ngân hàng nhà nước. LỜI MỞ ĐẦU . Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam càng lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và số lượng các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường. Với nhu cầu vốn ngày càng cao cho đầu tư và phát triển, hàng loạt các công ty tài chính trực thuộc các Tổng công ty lớn của Nhà nước được thành lập nhằm đảm bảo việc chủ động cung cấp nguồn vốn với chi phí thấp cho các dự án kinh doanh của tất cả các công ty thành viên trong cùng ngành kinh tế. Được thành lập năm 2000 với mục tiêu là đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí, công ty Tài chính Dầu khí đã không ngừng lớn mạnh và phát triển trên tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. “Tầm nhìn tăng trưởng-Cam kết vững chắc-Thành công tài chính” là tôn chỉ hoạt động của công ty Tài chính Dầu khí. Tư tưởng của tôn chỉ thể hiện rõ nhiệm vụ chiến lược của công ty là: đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và vận hành sinh lời hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính tiền tệ của ngành Dầu khí. Chính vì vậy, em chọn Công ty Tài Chính Dầu Khí là nơi thực tập để hoàn thiện quá trình học tập của mình cũng như tạo lập một nền móng các kỹ năng thực tế cần thiết về chuyên môn tài chính – ngân hàng của mình. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm bốn phần: Phần 1: Giới thiệu chung về công ty Tài chính dầu Khí Phần 2: Cơ cấu tổ chức của công ty tài chính dầu Khí Phần 3: Kết quả kinh doanh Phần 4: Phương hướng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới Để báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn nữa em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đàm văn Huệ, các thầy cô giáo trong khoa Ngân Hàng -Tài chính – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội cùng các cán bộ nhân viên của Công ty tài Chính Dầu Khí đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. NỘI DUNG. Phần 1: Giới thiệu chung về công ty 1.1.Quá trình ra đời và phát triển Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty Tài Chính Dầu Khí thành viên 100% vốn của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam.Thành lập công ty Tài Chính Dầu Khí là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền của nền kinh tế Việt Nam thế kỷ 21. Ngay từ khi ra đời công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam cũng như hội nhập vài các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo các nguồn vốn cho các dự án của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam-Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Công ty. PVFC đã trải qua chặng đường phát triển đầu tiên của mình với tất cả khó khăn và thách thức của một định chế tài chính còn mới mẻ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Và PVFC đã khẳng định được sứ mệnh chiến lược quan trọng thiết yếu của mình trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng tổng công ty Dầu Khí trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam. Công ty Tài Chính Dầu Khí( PVFC) là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30-3-2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 01-12-2000 theo Giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25-10-2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN ngày 25-10-2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.Sau khi chính thức đi vào hoạt động, Công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động nhanh chóng với sự ra đời lần lượt của các chi nhánh và văn phòng đại diện, và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm vừa qua.Cụ thể: Ngày 1/10/2000 công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34 Hàn Thuyên-Hà Nội và khai trương phòng giao dịch số 10. Ngày 5/2/2001 lễ khai trương hoạt động công ty Tài Chính Dầu Khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Ngày 30/10/2001 khai trương hoạt động phòng giao dịch số 11,số 20 và số 30. Ngày 19/6/2002 khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán BSC_PVFC. Ngày 1/10/2002 khai trương website công ty Tài Chính Dầu Khí tại địa chỉ www.pvfc.com.vn Ngày 3/9/2003 phát hành thành công trái phiếu Dầu Khí. NGày 21/5/2003 khai trương hoạt động công ty Tài Chính Dầu Khí tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 5/5/2004 ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài Chính Dầu Khí.Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS( Thụy Sỹ ) cấp Ngày 31/12/2004 thu xếp vốn cho các dự án của Petro Vietnam đạt 5000 tỷ đồng.Tổng tài sản đạt hơn 4000 ty đồng.Doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng. Ngày 1/1/2005 tăng vốn điều lệ PVFC lên 300 tỷ đồng. Ngày 28/2/2005 khai trương chi nhánh công ty Tài Chính Dầu Khí tại Vũng Tàu. Ngày 20/4/2005 khai trương phòng giao dịch số 12. Ngày 20/5/2005 khai trương hoạt động phòng giao dịch số 21. Ngày 19/8/2005 nhận bàn giao tòa nhà Petro Tower từ công ty Dịch vụ-Du lịch Dầu Khí Ngày 3/9/2005 nhận Cúp vàng thương hiệu và Nhãn hiệu 2005. Ngày 15/9/2005 nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005. Ngày 15/12/2005 được xếp hạng công ty Nhà nước loại 1. Tháng 8/2005 quy mô hoạt động của công ty đạt trên 8000 tỷ đồng. Tháng 12/2005 triển khai thành công việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống mạng WAN trong toàn bộ hệ thống. Tháng 2/2006 đưa vào hoạt động đường dây nóng 18001525 miễn phí dành cho khách hàng phục vụ 24/24h. Ngày 19/6/2006 phát hành thành công trái phiếu Tài chính Dầu Khí.Tổng khối lượng huy động đạt 690 tỷ đồng. Ngày 26/4/2006 PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng. Ngày 4/7/2006 khai trương chi nhánh Công ty Tài Chính Dầu Khí tại Đà Nẵng. Ngày 24/10/2006 khai trương phòng giao dịch chứng khoán SSI-PVFC. Ngày 14/2/2007 chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Ngày 9/3/2007 PVFC chính thức tài trợ cho CLB bóng đá Sông Lam Nghệ An. Tháng 4/2007 PVFC vinh dự đón nhận danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam” và lọt vào TOP “50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam” Ngày 5/5/2007 PVFC vinh dự nhận giải thưởng “Quả cầu vàng” dành cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nghành tài chính. Ngày 18/5/2005 khai trương chi nhánh tại thành phố Hải Phòng. Ngày 21/5/2007 ra mắt quỹ học bổng “PVFC-Thắp sáng niềm tin”, quỹ học bổng dành cho các học sinh, sinh viên nghèo vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Ngày 18/6/2007 khai trương chi nhánh công ty tại Nam Định. Ngày 19/6/2007 công ty vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 3 và nhiều giải thưởng cao quý các dành cho các cá nhân xuất sắc. Ngày 26/6/2007 khai trương chi nhánh công ty tại Cần Thơ. Ngày 15/7/1007 PVFC đón nhận “Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu 2007” Ngày 24/7/2007 chính thức khai trương và đi vào hoạt động công ty Tài Chính Dầu Khí chi nhánh Sài Gòn. Ngày 10/8/2007 Khai trương công ty Tài Chính Dầu Khí chi nhánh Thăng Long Ngày 8/9/2007 PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành tài chính ngân hàng được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và “ Cúp vàng ISO 2007” Ngày 7/10/2007 PVFC nhận giải thưởng “Sao Vàng đất Việt 2007” Ngày 8/10/2007 khai trương hoạt động ba công ty thành viên : Công ty cổ phần Đầu Tư và Tư vấn Tài chính dầu khí, công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Tài chính Dầu Khí, và Công ty cổ phần Truyền Thông tài chính dầu khí. Ngày 19/10/2007 tổ chức thành công đấu giá cổ phần với số lượng là 59.638.900 giá đấu giá thành công bình quân là 69.974 đồng/cổ phần. 1.2.Ngành nghề kinh doanh. Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000273 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/10/2006, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: 1.2.1.Huy động vốn. -Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức cá nhân theo quy định của Ngân hàng nhà nước. -Phát hành kỳ phiế, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành. -Vay các tổ chức tín dụng trong,ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế khác. -Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 1.2.2.Cho vay. -Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. -Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiên hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác. -Cho vay theo tiêu dùng bằng hình thức mua trả góp 1.2.3.Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. -Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác với các tổ chức và cá nhân. -Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 1.2.4.Bảo lãnh. -Được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.Việc bảo lãnh của Công ty Tài Chính Dầu Khí phải được theo quy định tại điều 58, điều 59, điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và của Ngân hàng Nhà nước. 1.2.5.Được cấp tín dụng theo các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.2.6.Mở tài khoản. Công ty Tài chính Dầu Khí được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước nơi công ty đặt trụ sở chính và ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được ngân hàng nhà nước cho phép. -Công ty Tài Chính Dầu khí có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.2.7.Dịch vụ ngân quỹ. Được thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt khách hàng. 1.2.8.Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác; đầu tư các dự án theo hợp đồng. 1.2.9.Tham gia vào thị trường tiền tệ. 1.2.10. Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. 1.2.11.Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. 1.2.12.Mua bán ngoại tệ với khách hàng, cụ thể: (a) Mua ngoại tệ từ Tổng công ty Dầu Khí, các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Dầu Khí và các khách hàng có quan hệ tín dụng từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng này. (b) Bán ngoại tệ cho các ngoại tệ nêu tại điểm (a) để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịch vụ của họ. (c) Mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động ngân hàng của Công ty Tài chính dầu khí. (d) Bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn tiền đồng Việt Nam đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động ngân hàng của Công ty Tài Chính Dầu Khí. (e) Thu đổi và đặt bàn ngoại tệ. 1.2.13.Được thực hiện bao thanh toán trong nước, thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng. 1.2.14. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp. 1.2.15.Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. Phần 2:Cơ cấu tổ chức. 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Công ty có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và các chi nhánh đơn vị trực thuộc.Bộ máy tổ chức của Công ty Tài chính Dầu khí bao gồm: -Hội đồng quản trị(5 người) -Ban kiểm soát( 3 người) -Tổng giám đốc(1 người) -Phó tổng giám đốc(7 người) -Kế toán trưởng(1 người) - Bộ máy giúp việc(17 phòng, ban) -Cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả qua sơ đồ 2.1:   Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Tài Chính Dầu Khí 2.2.Chức năng các phòng ban thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp. 2.2.1 Phòng khách hàng 2.2.1.1 Tổ khách hàng trong ngành - Đầu mối tìm kiếm khách hàng trong ngành dầu khí trong lĩnh vực tín dụng - Nhận hồ sơ bộ từ khách hàng và tiến hành kiểm tra tính hợp lý hồ sơ khách hàng và chuyển cho bộ phận trong ban thực hiện - Đầu mối phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham gia đàm phán về cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trong ngành dầu khí. - Đầu mối tiếp nhận, giao dịch và xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng trình lãnh đạo phòng và ban xử lý. - Thực hiện công tác tư vấn và chăm sóc khách hàng thường xuyên - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.2.1.2 Tổ khách hàng ngoài ngành - Đầu mối tìm kiếm khách hàng ngoài ngành dầu khí trong lĩnh vực tín dụng - Nhận hồ sơ từ khách hàng và tiến hành kiểm tra tính hợp lý hồ sơ khách hàng và chuyển cho các bộ phận trong ban thực hiện - Đầu mối phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham gia đàm phán về cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng ngoài ngành dầu khí - Đầu mối tiếp nhận, giao dịch và xử lý các thông tin phản hồi từ khách hàng trình lãnh đạo phòng và ban xử lý - Thực hiện công tác tư vấn và chăm sóc khách hàng thường xuyên - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.2 Thu xếp vốn và tín dụng dự án 2.2.1 Tổ thu xếp vốn - Phân tích thẩm định hồ sơ, triển khai thực hiện các phương án đã được phê duyệt trong lĩnh vực thu xếp vốn cho các dự án - Phối hợp với phòng khách hàng chuẩn bị nội dung hợp đồng, đàm phán, hoàn thiện và theo dõi các hợp đồng thu xếp vốn - Tổ chức triển khai thực hiện thu xếp vốn cho các dự án - Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ thu xếp vốn cho các đơn vị trong hệ thống PVFC - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.2.2 Tổ tín dụng dự án - Phân tích thẩm định hồ sơ và triển khai thực hiện phương án cấp tín dụng cho các dự án thu xếp vốn - Thực hiện các thủ tục cho vay nguồn vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng theo kế hoạch và hạn mức được giao - nhận các nguồn vốn ủy thác và cho vay các tổ chức khác - Phối hợp với phòng khách hàng chuẩn bị nội dung, đàm phán, hoàn thiện và theo dõi các hợp đồng tín dụng - Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng dự án cho các đơn vị trong toàn hệ thống - Thực hiện các công việc khác theo phân công của trưởng phòng và trưởng ban 2.3 Phòng tín dụng doanh nghiệp 2.3.1 Tổ tín dụng doanh nghiệp - Phân tích, thẩm định hồ sơ và triển khai thực hiện phương án cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế - Phối hợp với phòng khách hàng chuẩn bị nội dung đàm phán hoàn thiện và theo dõi các hợp đồng vay vốn - Thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật và theo kế hoạch khác của PVFC - Cho vay các nguồn vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng theo kế hoạch và hạn mức được giao - Nhận các nguồn vốn ủy thác và cho vay các tổ chức khác - Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp cho các đơn vị trong toàn hệ thống - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.3.2 Tổ bảo lãnh và bao thanh toán - Phân tích thẩm định hồ sơ và triển khai thực hiện phương án cấp bảo lãnh và bao thanh toán cho các tổ chức kinh tế - Phối hợp với khách hàng chuẩn bị nội dung, đàm phán, hoàn thiện và theo dõi các hợp đồng bảo lãnh và bao thanh toán - Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh và bao thanh toán cho các đơn vị trong toàn hệ thống - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo chức năng và nhiệm vụ của phòng tín dụng doanh nghiệp và các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.4 Phòng tổng hợp phân tích 2.4.1 Tổ pháp chế - Phối hợp khách hàng tham gia đàm phán về các hồ sơ tín dụng và thu xếp vốn - Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với toàn bộ hồ sơ thu xếp vốn và tín dụng của ban đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của PVFC và quy định của pháp luật - Cập nhật cung cấp thông tin văn bản pháp lý có liên quan đến lĩnh vực tín dụng của nhà nước, phân tích thông tin liên quan để cung cấp cho các phòng chuyên môn trong ban - Tổ chức triển khai hướng dẫn các quy định nội bộ của PVFC liên quan đến lĩnh vực thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp cho các phòng nghiệp vụ ở trong ban - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công 2.4.2 Tổ kế hoạch và tổng hợp - Tổng hợp, phân tích, đánh giá danh mục tín dụng doanh nghiệp của ban, tình hình cho vay của ban gửi ban QLRRTD & ĐT tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện kế hoạch được giao của ban thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp - Thực hiện công tác tổ hợp chung của ban tín dụng - Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng và trưởng ban phân công Phần 3: Kết quả kinh doanh 3.1.Kết quả kinh doanh. 3.1.1.Tình hình chung. Sau 7 năm hoạt động, PVFC đã có được những thành công rất đáng khích lệ. Từ một định chế tài chính non trẻ với rất nhiều khó khăn, thách thức, đến nay PVFC đã có được vị thế trong tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam cũng như trên thị trường tiền tệ. Là định chế tài chính của tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, PVFC đã thực hiện tốt khả năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển ngành, bước đầu thực hiện chức năng kinh doanh vốn của tập đoàn. Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, PVFC là công ty tài chính hoạt động mạnh nhất trong các công ty tài chính nhà nước với các chỉ tiêu không ngừng tăng trưởng.Công ty đã triển khai rộng rãi và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính tiền tệ, tạo dựng được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, bạn hàng, tích cực chuẩn bị các điều kiện để hội nhập và phát triển.Việc xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ PVFC phù hợp với các tiêu chí quản lý hiện đại trong thời gian qua đã đạt được bước tiến cơ bản với việc tập trung đào tạo cán bộ chủ chốt, kiên trì xây dựng nề nếp làm việc mới, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chức danh theo bảng mô tả công việc thực hiện kế toán quản trị, giao đơn giá tiền lương cho từng bộ phận, áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh, đến nay PVFC đã nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức trao tặng như Sao Vàng Đất Việt do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức năm 2005, giải thưởng Thương hiệu mạnh dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục xúc tiến Thương Mại(Bộ Thương mại) tổ chức năm 2006, giải thưởng công nhận đơn vị tuyển dụng hàng đầu và nhiều giải thưởng quan trọng khác. 3.1.2.Sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ của Công ty là các sản phẩm dịch vụ về tài chính nhân hàng bao gồm các nhóm sản phẩm chính sau: -Thu xếp vốn cho các dự án đầu tư. -Huy động vốn. -Tín dụng doanh nghiệp. -Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. -Dịch vụ tài chính cá nhân. -Đầu tư. -Dịch vụ ủy thác: Ủy thác đầu tư, ủy thác quản lý vốn và tài sản, ủy thác phát hành trái phiếu.. -Các sản phẩm dịch cụ khác như: Mua bán ngoại tệ, bao thanh toán... 3.1.3.Thị trường. 3.1.3.1. Thị trường. Hiện nay thị trường của công ty đã mở rộng khắp các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước và khu vực có hoạt động dầu khí như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.... 3.1.3.2. Khách hàng và đối tác. Khách hàng và đối tác của công ty bao gồm: -Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam: Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong tập đoàn là khách hàng chủ yếu của công ty. -Các tổ chức tài chính ngân hàng: PVFC có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, Công ty tài chính, công ty Đầu tư, công ty Chứng khoán... -Các tổ chức kinh tế:Ngoài các đơn vị trong tập đoàn, PVFC đã mở rộng đối tác khách hàng ra các tổ chức kinh tế ngoài ngành. Hiện nay PVFC đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Bạch Đằng.... -Các cá nhân trong và ngoài ngành: Hiện nay PVFC đã triển khai rộng rãi các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân huy động tiền gửi có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn cá nhân..... 3.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh. Trong 5 năm trước cổ phần hóa hoạt động của công ty luôn ổn địng và tăng trưởng cao, các chỉ tiêu tài chính của năm sau luôn vượt năm trước cụ thể như sau: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận qua các năm rất khả quan, phản ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty, đặc biệt là năm 2006 với tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng gấp 2,65 lần so với năm 2005 và tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân trong giai đoạn 2002-2006 đạt 130%.Tốc độ tăng trưởng tài sản của PVFC gắn liền với chiến lược tăng vốn điều lệ của công ty qua các năm như sau: năm 2004 tăng lên 300 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1000 tỷ đồng. Doanh thu lợi nhuận năm 2006 có sự tăng trưởng vượt bậc: Doanh thu đạt 1023 tỷ đồng vượt 28% so với kế hoạch và bằng 242% năm 2005, lợi nhuận đạt 126,3 tỷ đồng vượt 29% kế hoạch và bằng 502% năm 2005.Năm 2006 đánh dấu một mốc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Sau 6 năm hoạt động, PVFC đã chính thức tham gia CLB các doanh nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ đồng. Các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước và Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giao.Năm 2006 nộp ngân sách nhà nước đạt 31,296 tỷ đồng, nộp Tập đoàn 9,71 tỷ đồng đạt 129% và 130% kế hoạch được giao. Hoạt động thu xếp vốn được triển khai mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của ngành.Giai đoạn 2002-2006, PVFC đã thực hiện thu xếp vốn thành công 4000 tỷ đồng cho các dự án ngành Dầu khí, trong đó các dự án lớn như: Cảng Hạ lưu Vũng Tàu, Cảng Đạm Phú Mỹ, Tàu FPSO, Tàu Đa năng 01, tàu Đa năng 02, tàu đa năng 03, tàu chứa dầu FS05 của PTSC, Hệ thống phân phối khí thấp áp,GDC mở rộng của PVGAS, tàu chứa dầu thô của PVTRANS, Đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Thủ Đức của Tập đoàn Dầu Khí......Ký kết các hợp đồng nguyên tắc thu xếp vốn với các đơn vị: PV Enginerring, PV Construction, Petrosetco, PIDC, PVFCCo, bên cạnh việc thu xếp vốn cho các dự án trong nghành, PVFC đã tích cực bám sát, thực hiện thu xếp vốn cho một số ngành điện lực, than xây dựng, du lịch cao cấp với số vốn thu xếp thành công gần 3000 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của tập đoàn. Mức tăng trưởng cho vay của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2002-2006 trung bình đạt 164%/năm. Mức tăng trưởng cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế, cá nhân trong giai đoạn 2002-2006 trung bình đạt 148%/năm.Số dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 5350 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng có sự thay đổi hợp lý hơn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 43% tổng dư nợ, cho vay tổ chức kinh tế chiếm 47% trên tổng dư nợ. Công ty luôn duy trì và đảm bảo hệ số an toàn tín dụng theo quy định của NHNN. Hoạt động huy động vốn của công ty đã có bước tiến vững chắc đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao và ổn định, giai đoạn 2002-2006 đạt bình quân 151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các TCTD và nguồn ủy thác của các tổ chức và cá nhân. Năm 2006 nguồn vốn vay và nguồn ủy thác đầu tư đạt trên 11.000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm so với tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy động). Huy động vốn ngoại tệ còn hạn chế và chỉ tập trung vào một số khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006 công ty đã phát hành Trái phiếu tài chính dầu khí với tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu là 665 tỷ đồng. Dịch vụ tư vấn tài chính trong 5 năm qua đã trở thành dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy thế mạnh đầu tư một cách uy tín. Trong giai đoạn 2002-2006, công ty đã thực hiện tư vấn tài chính cho một số công trình lớn và triển khai công tác tư vấn cổ phần hóa cho các đơn vị thành viên của tập đoàn như :PVFC Engineering, PVECC, DMC, PVD, PTSC, Petrosetco, PVI, PVGasN, PVGasS, phương án chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Petechim, PVGas..... Với mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia có hiệu quả, trong 5 năm qua công ty đã tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện góp vốn vào hàng loạt các dự án lớn trong ngành điện, xăng dầu, xây dựng như Công ty Xi măng Hạ Long, Công ty Xi măng Long Thọ II, Công ty cổ phần Dầu Khí Tản Viên,Nhà máy sản xuất vỏ bình Gas....Trong năm 2005 công ty cũng tiếp nhận vốn liên doanh Petro Tower do Tập đoàn Dầu Khí chuyển giao.Song song với hoạt động đầu tư dự án và góp cổ phần, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư và mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và các công ty cổ phần khác : Công ty Khoan Và Dịch Vụ Dầu Khí( PVD), Công ty Vận tải xăng dầu KV1(Vipco), Công ty Vận tải xăng dầu KV2(Vitaco), Công ty Dịch Vụ kỹ thuật Dầu Khí(PTSC), Công ty Bảo hiểm dầu khí(PVI), Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Công ty lắp điện 1, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty Nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại An Bình, Ngân hàng TMCP Phương Nam.... Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư tài chính, Công ty đã triển khai thành công dịch vụ nhận ủy thác đầu tư với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay PVFC đã trở thành một tổ chức tài chính có uy tín nhất trên thị trường tài chính Việt Nam trong hoạt động nay. Số dư nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân, các dự án và công ty cổ phần đến 31/12/2006 đạt trên 860 tỷ đồng. Nhận ủy thác đầu tư không chỉ định mục đích đạt 500 tỷ đồng. 3.1.5.Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Song song với tình hình phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty, tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được lãnh đạo PVFC coi trọng như: -Nâng cấp trang thiết bị văn phòng công ty hiện đại. -Đầu tư xây dựng trụ sở: Chi nhánh PVFc tại Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 17,5 tỷ đồng, đã giải ngân 7,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2009.Trung tâm Tài chính Dầu khí Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng, đã giải ngân 12,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2009. Trung tâm Tài Chính Dầu Khí Hà Nội 179 tỷ đồng, đã giải ngân 242 triệu đồng và đã bàn giao toàn bộ dự án cho Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia tiếp tục triển khai. -Mạng lưới thông tin luôn được đầu tư lắp đặt, nâng cấp hiện đại nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin nhanh chóng chính xác giữa các đơn vị, thực hiện cung cấp thông tin, xử lý số liệu, quản lý các hoạt động kinh doanh nằng hệ thống phần mềm Bank2000, phân tích, thẩm định, định giá dự án chính xác bằng phần mềm hệ thống hiện đại. 3.1.6.Tình hình lao động. Lực lượng của công ty đa số có tuổi đời trẻ, cần cù, chịu khó học hỏi, có tiềm năng. Công tác tuyển dụng, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên được công ty thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu công việc và theo kịp xu thế phát triển hiện nay CBCNV cần được đào tạo bổ sung thường xuyên. 3.1.7.Cơ chế quản lý, công tác chỉ đạo doanh nghiệp. - Quá trình điều hành quản trị kinh doanh của công ty tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật. - Công ty triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong toàn hệ thống và đã được Tổ chức SGS (Thuỵ sĩ) cấp chứng nhận từ năm 2003. - Công ty xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chức danh một cách khoa học nhằm phát huy tối đa năng lực, trình độ của CBNV. Đồng thời, Công ty cũng hoàn thiện và áp dụng cơ chế tiền lương, chế độ chính sách lao động phù hợp để khuyến khích CBNV hăng say trong lao động và sáng tạo cao. 3.1.8 Một số chỉ tiêu tổng hợp: Bảng 3.1.8.Một số chỉ tiêu tổng hợp. Tình hình sử dụng đất đai, văn phòng 3.2.Đánh giá thuận lợi và khó khăn. 3.2.1.Thuận lợi. -Công ty nhận được sự quan tâm, chỉ đạo , tạo điều kiện hỗ trợ lớn từ Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam. Sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ của Tập Đoàn là yếu tố quyết định sự thành công cho mọi hoạt động của công ty. -Trong 5 năm qua, vốn điều lệ của PVFC được tăng từ 100 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng, đưa PVFC trở thành công ty tài chính Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất.Đây là thuận lợi rất lớn trong việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường tài chính tiền tệ. -Hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính từng bước được xây dựng chặt chẽ và hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Công ty. -Tập thể cán bộ và nhân viên có sự đồng lòng quyết tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như các công tác đoàn thể. -Sự ủng hộ về nhiều mặt của các đơn vị thành viên, các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tài chính khác đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của PVFC. 3.2.2.Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi, PVFC cũng gặp không ít khó khăn thách thức như: -Hạn chế về năng lực cạnh tranh: Trong xu thế hội nhập và phát triển như vũ bão, hệ thống các TCTD ở Việt Nam có sự chuyển biến và phát triển mạnh, các tổ chức tín dụng đồng loạt tăng vốn, củng cố bộ máy, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường còn non trẻ của Việt Nam, việc các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ chính thức thành lập và hoạt động tại Việt Nam đã làm cho thị trường tài chính, tín dụng ngày càng năng động và bị thu hẹp. Do đó khả năng cạnh tranh và vị thế của công ty sẽ bị ảnh hưởng. -Khó khăn cạnh tranh trong việc thu xếp vốn cho các dự án trong nghành( lãi vay suất thấp, khối lượng lớn..).Thiếu chủ động hoặc không kịp thời chớp cơ hội đầu tư vì thời gian phê duyệt lâu. -Đội ngũ nhân viên tốt nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn, được xây dựng từ đầu. Công tác quản lý và trình độ của CBNV cần được nâng cao hơn nữa để phù hợp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Công ty. -Mạng lưới hoạt động còn hạn chế, hiện nay PVFC mới có trụ sở chính ở Hà Nội và các chi nhánh tại TP HCM, Đà Nẵng, V Vũng Tàu, Hải Phòng, Nam Định.Do mạng lưới mỏng nên việc tiếp cận các dự án, mở rộng khách hàng và triển khai hoạt động của Công ty tại địa bàn khác không thuận lợi và hiệu quả không cao. Phần 4: Phương hướng chiến lược thời gian tới. 4.1.Quan điểm và nguyên tắc phát triển. 4.1.1.Quan điểm. -Phát triển công ty tài chính dầu khí dựa trên cơ sở vị thế tài chính của nghành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí. -Phát triển công ty Tài chính Dầu khí nhanh và bền vững với các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, trong đó sản phẩm đầu tư tài chính là sản phẩm nòng cốt. 4.1.2.Nguyên tắc. -Phát triển công ty Tài chính Dầu khí dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: An toàn-Hiệu quả-Lành mạnh-Kiểm soát được rủi ro. 4.2.Mục tiêu chiến lược. 4.2.1.Mục tiêu tổng quát. -Xây dựng Công ty Tài chính Dầu khí trở thành tập đoàn Tài chính Dầu khí hàng đầu Việt Nam. Đến năm 2015 Công ty Tài Chính Dầu khí sẽ là Tập đoàn Tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn của Tập đoàn. 4.2.2.Mục tiêu từng giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ 2007-2010: -Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn Tài chính Dầu khí( PVFC) -Tốc độ tăng trưởng bình quân trên tất cả các hoạt động đạt trên 30%/năm. -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 15-17%. -Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD. Giai đoạn 2: Từ 2011-2015: -PVFC trở thành tập đoàn Tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính của Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, tham gia hội nhập thành công. -Vốn điều lệ năm 2015 tương đương 1 tỷ USD. -Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động là 10%-20%/năm. -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 19-20%/năm. -Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 10-11%. -Giá trị doanh nghiệp 2015 tương đương 5 tỷ USD. Giai đoạn 3: Từ 2016-2025. -Phát triển bền vững. -Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5-10%/năm. -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 20-25%. -Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 11-12%. -Giá trị doanh nghiệp 2015 đạt tương đương 10 tỷ USD. 4.3.Giải pháp thực hiện chiến lược. 4.3.1.Giải pháp về tổ chức quản lý. 4.3.1.1.Về mô hình tổ chức. Xây dựng PVFC hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con. Công ty mẹ là Tập đoàn tài chính Dầu Khí, công ty con là các công ty có vốn góp chi phối của Công ty mẹ trong một số lĩnh vực kinh doanh chuyên nghành như quản lý quỹ, tư vấn tài chính, bất động sản, chứng khoán, truyền thông.. 4.3.1.2.Về quản lý. -Xây dựng bộ máy công ty mạnh đủ để hỗ trợ Ban lãnh đạo PVFC ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy, chính xác đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc hệ thống. -Hình thành các công ty con hoạt động trong các nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, tích cực tham gia vào thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Chuẩn bị có điều kiện để sớm có chi nhánh văn phòng đại diện nước ngoài để tham gia vào hoạt động của thị trường vốn quốc tế. Đối với công ty con, PVFC quản lý thông qua người đại diện của công ty tại các công ty con. -Xây dựng hệ thống quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ để quản trị điều hành hệ thống đúng pháp luật. Phân định rõ trách nhiệm của từng chức danh, đề cao kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ được giao.Phân quyền để tạo quyền chủ động của các đơn vị thuộc hệ thống, quản trị điều hành thống nhất trong toàn hệ thống. -Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin phục vụ các dịch vụ tài chính tiền tệ và đầu tư. Đến 2010 tổ chức giao dịch qua mạng máy tính. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của Công ty. Sử dụng sản phẩm điện tử, mạng thông tin nội bộ trong toàn hệ thống PVFC nhằm quản lý kinh doanh an toàn và chính xác. Sử dụng thành quả công nghệ thông tin để thu thập thông tin và quản bá hình ảnh công ty. 4.3.1.3.Về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Tập đoàn tại PVFC trong các giai đoạn. Bảng 4.3.1.3. Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Tập đoàn tại PVFC qua các giai đoạn. TT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2015 Năm 2025 1 Tỷ lệ nắm giữ vốn Tập đoàn tại PVFC 70% 60% 55% 49% 40% 35% 30% 4.3.1.4.Về mối quan hệ với các định chế tài chính khác trong tập đoàn. Quan hệ hỗ trợ, hợp tác với các định chế tài chính khác trong tập đoàn Dầu khí để cùng phát triển vì mục tiêu chung của nghành. Các lĩnh vực PVFC hoạt động như sau: -Tổ chức thu xếp vốn, tài trợ vốn cho các dự án đầu tư của nghành và các đơn vị thành viên. -Sử dụng tài khoản trung tâm của Tập đoàn để kinh doanh và điều hòa nhu cầu vốn theo quy định của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên. -Thực hiện các nhiệm vụ tập đoàn giao về đầu tư tài chính và quản trị đầu tư. Thực hiện quản lý phần vốn đầu tư vào công ty con hoặc góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp theo định hướng phát triển của Tập đoàn. -Xây dựng các phương án huy động vốn và làm đại lý phát hành trái phiếu trong và ngoài nước của PetroVietnam và các đơn vị thành viên. Tổ chức triển khai các phương án huy động vốn từ các nguồn xã hội để đầu tư các dự án được PetroVietnam giao. -Phối hợp với các định chế tài chính khác trong tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân phục vụ chính sách nhân viên của Tập đoàn. -Thực hiện kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh được phê duyệt. 4.3.2.Giải pháp về nhân lực. -xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng động trong xử lý các tình huống và luôn sáng tạo vượt qua thử thách, biết kinh doanh giỏi, quản lý tốt đáp ứng nhu cầu vận hành và quản trị định chế đầu tư tài chính hiện đại. Đào tạo các chuyên gia tài chính cấp công ty, cấp ngành, cấp quốc gia và cấp quốc tế. PVFC hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn và nhất quán với nội dung chủ yếu sau: -Chính sách tuyển dụng: CBNV được tuyển dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. CBNV yêu cầu phải hội đủ yêu cầu về trình độ và năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo quy trình phù hợp với chức danh cần tuyển. Ưu tiên các chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin... -Chính sách đào tạo: Tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo CBNV có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty, trong đó ưu tiên và nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp, cán bộ quản lý, các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực ngân hàng tài chính. -Chính sách đãi ngộ: Đảm bảo công bằng, công khai. Chính sách lương thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để CBNV sáng tạo trong công việc. Khuyến khích các thành viên làm việc tốt, chất lượng cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo tinh thần thi đua cho mọi người, không bình quân chủ nghĩa. 4.3.3.Giải pháp về thị trường. 4.3.3.1. Về địa bàn hoạt động. Tập trung phát triển tại các khu vực trung tâm Dầu khí, tài chính ngân hàng, trung tâm kinh tế Việt Nam và một số chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế. 4.3.3.2. Về khách hàng. Khách hàng của PVFC là các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đối tượng phục vụ chủ yếu là Công ty mẹ, các đơn vị thành viên, CBNV ngành Dầu khí, các tổ chức cá nhân có quan hệ hợp tác cùng phát triển. Chính sách khách hàng cụ thể như sau: -Với các tổ chức tài chính ngân hàng: Quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng thương mại quốc doanh và các định chế tài chính khác của Việt Nam. Tăng cường hợp tác cùng các định chế tài chính quốc tế. -Với PVN: PVFC là một định chế tài chính phi ngân hàng, là công cụ của Tập đoàn để thực thi các chính sách tài chính. -Với các doanh nghiệp là đơn vị thành viên của PVN: Củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp mọi sản phẩm dịch vụ tài chính phục vụ các đơn vị. -Với các doanh nghiệp ngoài PVN: Mở rộng trên cơ sở có sự lựa chọn, đánh giá, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. 4.3.3.3. Về sản phẩm dịch vụ. PVFC cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm, dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh công ty và lợi thế ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ 2015, PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các Công ty tài chính hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo ba hướng: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn. Các sản phẩm, dịch vụ nền tảng. Các sản phẩm, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị 4.3.3.3.1. Các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn. Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọ bao gồm thu xếp vốn, tài trợ dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty. - Thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án: Đối với nhiệm vụ trọng yếu này, PVFC duy trì và tiếp tục thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác của PVFC. PVFC sẽ mở rộng mạng lưới dịch vụ, phối hợp, hợp tác với nhiều các định chế trong và ngoài nước cũng như kết hợp xác định chiến lược về nhân sự để triển khai ngày càng có chất lượng, khẳng định vị thế tài chính của PVFC trong lĩnh vực tài trợ dự án. Đồng thời, với chủ trương hướng tới cung cấp các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, PVFC sẽ nghiên cứu, kết hợp các phần dịch vụ riêng lẻ trở thành một sản phẩm có tính chất bao trùm, liên kết, mang lại sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của PVFC cũng như đảm bảo nhu cầu về vốn lớn của các khách hàng đặc biệt là khách hàng trong ngành dầu khí. Dự kiến giai đoạn 2007 – 2011 giá trị thu xếp vốn khoảng 5 – 6 tỷ USD tương ứng khoảng 90 – 95 ngàn tỷ đồng. - Đầu tư tài chính: Phát huy lợi thế và năng lực đầu tư của PVFC trong những năm trước, sau cổ phần hóa PVFC tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư tài chính, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động "PVFC là một nhà đầu tư chiến lược" PVFC sẽ phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành và tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, PVFC đẩy mạnh việc nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng song song với cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging,... và phát triển derivatives (phái sinh), chiết khấu chứng từ có giá.... Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007 – 2011: Bảng 4.3.3.3.1. Dự kiến kế hoạch đầu tư tài chính giai đoạn 2007-2011. TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1 Giá trị đầu tư 7,600 9,500 12,000 15,500 21,000 2 Tỷ trọng nguồn vốn cho đầu tư/ Tổng nguồn vốn 15.8% 16% 16.1% 17% 18.4% 3 Tốc độ tăng trưởng hoạt động đầu tư 25% 25% 30% 35% - Các dịch vụ tài chính khác: Về hoạt động tư vấn tài chính: định hướng là dịch vụ chiến lược, là dịch vụ đặc trưng của công ty, PVFC thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, trong đó xác định các hoạt động tư vấn trọng tâm là: + Tư vấn tài chính dự án: Từ tư vấn đầu tư, lập FS dự án đến thanh quyết toán; làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn vị đó. + Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, thẩm định quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản, tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh nghiệp. + Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp: Đẩy mạnh phát triển tư vấn cổ phần hoá, đại lý phát hành cổ phiếu, tham gia trực tiếp vào quá trình cổ phần hoá của Tập đoàn. Không ngừng tiếp cận, tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp ở các Tổng Công ty, các Tập đoàn khác. + Tư vấn phát hành chứng từ có giá: Tư vấn phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các chứng từ có giá khác. + Tư vấn đầu tư chứng khoán: Phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tập trung vào các Công ty cổ phần của Tập đoàn, triển khai có trọng điểm các Công ty cổ phần khác của các Tổng Công ty 90 và 91. + Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, nhận uỷ thác đầu tư, quản lý dòng tiền cho khách hàng. Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn. Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên của Tập đoàn, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết đến hoạt động của Công ty và hoạt động Dầu khí. Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng đồng Việt nam, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối. 4.3.3.3.2. Các sản phẩm dịch vụ nền tảng. Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty. - Huy động vốn Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Tập đoàn, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương "tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính Việt nam, tăng cường nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế". Đa dạng hoá các hình thức huy động bao gồm huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; uỷ thác quản lý vốn và quản lý dòng tiền; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lý vốn, huy động từ uỷ thác của Chính phủ, Bộ Tài chính; quản lý vốn cho Tập đoàn và một số Tập đoàn kinh doanh khác của Việt nam; vốn lưu động của các đơn vị thành viên Tập đoàn; huy động từ các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm, quỹ đầu tư... Sử dụng thị trường chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty là kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong đó PVFC là đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển. Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2007 – 2011: Bảng 4.3.3.3.2.a. Dự kiến huy động vốn giai đoạn 2007-2011. TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1. Tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính khác 12,000 14,100 18,000 22,200 28,600 2. Nguồn vốn vay khác và nguồn vốn uỷ thác 29,500 36,900 46,100 57,600 72,100 3. Tiền gửi của khách hàng 786 943 1,200 1,400 1,600 4. Phát hành giấy tờ có giá 2,200 3,700 4,500 6,000 6,500 5. Tổng cộng 44,486 55,643 69,800 87,200 108,800 6. Tốc độ tăng trưởng bình quân 25.08% 25.44% 24.93% 24.77% - Hoạt động tín dụng: Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn tín dụng của các dự án trong ngành, đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ. Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2011: Bảng 4.3.3.2.b.Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2007-2011. TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1. Cho vay các TCTD 1,800 2,000 2,200 2,500 2,700 2. Cho vay trực tiếp các TCKT, cá nhân trong nước 9,200 11,000 13,200 15,800 18,900 3. Cho vay uỷ thác 750 900 1,100 1,300 1,500 4. Tổng cộng 11,750 13,900 16,500 19,600 23,100 5. Tốc độ tăng trưởng bình quân 18.30% 18.71% 18.79% 17.86% Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – 2011 ước tính 90.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến cho vay các doanh nghiệp và dự án trong ngành khoảng 30% (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng), đáp ứng gần 40% nhu cầu vốn vay của ngành. KẾT LUẬN. Trong bốn tuần thực tập vừa qua, em đã có dịp tiếp cận bước đầu với công việc thực tế tại một công ty Tài chính cụ thể và đã tìm hiểu những nét chung nhất về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ cũng như tổ chức quản lý tại đơn vị. Với những hiểu biết qua đợt thực tập bản thân em nhận thấy rằng Công ty Tài Chính Dầu khí trải qua hơn 7 năm hoạt động đã khẳng định được vị trí của mình là một trong những công ty Tài chính hàng đầu của Việt Nam với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải tiến, đã có hướng đi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập. Với tất cả tinh thần đó, đội ngũ cán bộ của PVFC cùng với hơn 30 loại hình sản phẩm dịch vụ của mình đang phát huy hoạt động ngày một hiệu quả sẽ tiếp tục đáp ứng ngày càng hoàn thiện hơn các nhiệm vụ do TCT Dầu khí giao và các yêu cầu của khách hàng khắp mọi nơi trong cả nước. Công ty Tài chính Dầu khí cam kết không ngừng sáng tạo, hoàn thiện để cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ chất lượng cao vì sự phồn thịnh của Quý khách hàng, xứng đáng là Niềm tin mới của sự phát triển. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31051.doc
Tài liệu liên quan