Báo cáo Thực tập tại công ty than Hà Tu

Nhiệm vụ của kế toán trưởng: - Xác định danh mục tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán đơn vị cần sử dụng để có thể hệ thống hoá được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị mình. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết cần phải mở cho các tài khoản cấp 1 để hệ thống hoá thông tin kế toán cụ thể nhằm đáp ứng yêu câù quản lý kinh tế – tài chính nội bộ. - Xác định hình thức kế toán sử dụng để tổ chức hệ thống sổ kế toán làm phương tiện ghi chép hệ thống hoá thông tin kế toán ở đơn vị. - Xây dựng các mẫu biểu báo cáo kế toán nội bộ đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin kế toán nội bộ của lãnh đạo đơn vị. - Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quy mô và phạm vi tổ chức kinh doanh. - hướng dẫn thực hiện từng phần hành công việc kế toán và kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiẹen các phần hành công việc kế toán của bộ phận kế toán nhằm bôì dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp của các kế toán viên trong đơn vị. - Giúp lãnh đạo xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị nhằm kiểm tra tình hình sủ dụng vốn, kinh phí và tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị. - Tổ chức và nộp kịp thời các báo cáo kế toán định kỳ bắt buộc cũng như cung cấp kinh phí kịp thời thông tin báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị. Nhiệm vụ của các kế toán viên: Bộ phận tài chính, kế toán vốn bằng tiền, vay, thanh toán: Ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết vốn bằng tiền, các loại tiền vay, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Tiến hành các nghiệp vụ thanh toán cả thanh toán bên ngoài và thanh toán nội bộ.

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty than Hà Tu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Hà Tu. - Tên doanh nghiệp : Công ty Than Hà Tu - Tên giao dịch : Hà Tu coal company - Trụ sở chính : Phường Hà Tu – Tp Hạ Long- Quảng Ninh - Điên thoại : 033.862248 - Fax : 033.864290 * Lịch sử hình thành. Công ty than Hà Tu nằm cách Thành phố Hạ Long 15km về phía Đông Bắc, nơi có trữ lượng than lớn và là nơi có mạng lưới giao thông thuận tiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Về đường bộ có quốc lộ 18A, 18B nối vùng Công ty với các vùng kinh tế khác, đường bộ có cảng nước sâu Cửa Ông, Cẩm phả, Mông Dương,... thuận lợi cho việc chuyên chở nội địa và xuất khẩu. Diện tích khai trường của Công ty khoảng 4km2 . Địa hình khu Công ty có đồi núi cao, đỉnh cao nhất là +423.82m so với mục nước biển , bề mặt địa hình bị chia cắt và thay đổi bởi các tầng khai thác, tầng thải, bờ moong sụt lở, sườn núi dốc gần bờ biển. Công nghệ khai thác của Công ty chủ yếu là bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Than của Công ty thuộc loại than Antraxit vơi chiều dày vỉa từ 55- 75m, độ tro ( AK%) trung bình là 10.89%, nhiệt năng (Q) từ 5642 – 9051Kcal, hàm lượng chất bốc ( Vch) là 6%, độ ẩm ( Wlv) 6.5%, lưu huỳnh (S) 0.5%, đủ đáp ứng yêu cầu của thi trường trong nước và xuất khẩu. Năm 1923 khu vực của Công ty đã bị thực dân Pháp tiến hành khai thác. Từ năm 1928 – 1954 Công ty có tên là Công trường khai thác than Lộ Trí dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nhật. Dưới sự thống trị của thưc dân đời sống người thợ của Công ty vô cùng cực khổ, không chịu nổi sự đè nén áp bức, giai cấp công nhân vùng than dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đấu tranh giành thắng lợi. Ngày 22/4/1945 vùng công ty đã được giải phóng. Khu Lộ Trí trở thành một công trường khai thác than của Công ty than Hòn Gai , chủ yếu khai thác than bằng phương pháp hầm lò. Đến cuối năm 1959 hai công trường Lộ trí ( 110 + 140 ) và lò 52 được quyết định hợp nhất thành một công trường mang tên Hà Tu. Tháng 7/1960, Bộ Công nghiệp chuyển các công trường của hai Công ty Hòn Gai và Cẩm Phả thành các công ty, xí nghiệp. Công ty than Hà Tu chính thức được thành lập từ ngày 1/8/1960 với tổng số cán bộ công nhân viên là 800 người, cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu là các thiết bị cũ do Pháp để lại. Sau khi thành lập, Công ty đã được đầu tư mở rộng nhưng do điều kiện địa chất phức tạp, trình độ khai thác còn thấp nên sản lượng khai thác đạt không cao ( chỉ đạt 80000- 90000 tấn/năm ). Trong những năm phá hoại của đế quốc Mỹ, Công ty vẫn duy trì sản xuất mặc dù sản lượng đạt được còn thấp ( 105.000 đến 200.000 tấn/năm ). Song điều đó cũng cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Từ ngày 1/1/1998, Công ty than Hà Tu chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổng Công ty than Việt Nam. Năm 2001 căn cứ vào quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 01/01/2001 của HĐQT Tổng Công ty than Việt Nam quyết định đổi tên mỏ than Hà Tu thành Công ty than Hà Tu. * Quá trình phát triển. Trải qua hơn 40 năm hoạt động Công ty than Hà Tu đã vượt qua những khó khăn do hậu quả của chiến tranh, những thách thức của việc chuyển đổi cơ chế, địa chất có hiều phức tạp, nhiều thay đổi bất thường. Ngành than có nhiều thay đổi về mô hình quản lý kỹ thuật khai thác, cơ chế giá, thi trường tiêu thụ, máy móc thiết bị đã cũ,... nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa phương cùng với sự lỗ lực, sáng tạo của tập thể công nhân viên toàn công ty từ một công trường than thuộc công ty than Hòn Gai cho đến nay Công ty than Hà Tu đã trở thành một doanh nghiệp hạng I . Là một thành viên trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam, hạch toán kinh doanh độc lập dưới sự phối của Tổng công ty, Công ty than Hà Tu luôn hoàn thành nhiệm vụ về sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, làm tròn nghĩa vụ với cấp trên và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động. II. tổng quan về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty than Hà Tu. 1. Đặc điểm của sản phẩm. Do đặc thù ngành sản xuất nên mặt hàng sản xuất kinh doanh sản phẩm chủ yếu là than, vừa sản xuất vừa tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công ty nghiên cứu chế biến các loại than khác nhau: Than nguyên khai yêu cầu: - Đá + 15 = 15% - Than cục + 15 = 6% - Than cám 0 ữ 15 = 79% độ tro AK bình quân = 26% Than sàng sạch: - Than cục 3A, 4A - Than xô 2B - Than cám 4A, 4B - Than cám 5 - Than cám 6 Các loại than này đều thuộc loại than Antraxit có chất lượng tôt và uy tín trên thị trường thế giới. Đặc điểm tổ chức sản phẩm. * Tổng quan về quy trình công nghệ sản xuất. Công ty than Hà Tu hiện nay khai thác bằng công nghệ lộ thiên: Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ khai thác than lộ thiên Khoan nổ mìn Khoan nổ mìn Bốc xúc than Bốc xúc đất đá Vận chuyển than Vận chuyển đất đá Đổ ra khu tập kết Đổ đất đá ra bãi thải Sơ đồ:1.2 Công nghệ sàng và chế biến Than nguyên khai Máng cào, băng tải Máng sàng Máng chứa than XK Nhặt than cuc gia công Vận chuyển đổ bãi Bã sàng Than sạch Than cục 3A Than cục xô Than cục 4A Tiêu thụ Kho Khai thác than lộ thiên được tiến hành từ khâu khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá bằng máy xúc lên ôtô, vận chuyển ra nơi quy định. Than được bốc xúc lên ôtô, vận chuyển ra bãi tập kết. Tất cả các sản phẩm làm ra đều qua hệ thống máng cào, băng tải, sàng rung để từng bước phân loại mặt hàng, kết hợp với gia công thủ công rồi đổ ra nơi quy định để phục vụ tiêu thụ. * Tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết ở các công ty than hoạt động marketing còn yếu, nằm trong số đó hoạt động marketing của Công ty than Hà Tu vẫn chưa được đẩy mạnh. Phần lớn thị trường tiêu thụ và sản lượng tiêu thụ đều do sự điều phối của Tổng công ty than Việt Nam. Nguồn tiêu thụ chính của Công ty gồm bốn hộ lớn là Điện, Đạm, Giấy, Xi măng. 3. Mô hình tổ chức SXKD. * Hình thức tổ chức sản xuất. Công ty than Hà Tu có công nghệ khai thác than lộ thiên, Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức sản xuất theo chuyên môn hoá công nghệ, tạo ra sản phẩm khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối. Sơ đồ các bộ phận để sản xuất ra sản phẩm. Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức sản xuất của công ty than Hà tu CT 10 CT 42 CT 26-3 CT 3-2 CT 13 CT 52C CT 52B CT 52A SX chính Đội thông gió PX vận tải 42 PX ôtô PX cơ điện PX phục vụ PX chế biến Sản xuất phụ trợ Sản xuất phụ Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ than theo qui mô và sự hợp lý hoá trong các khâu sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty đã xây dựng lại kết cấu sản xuất rõ ràng hơn bao gồm các bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ, sản xuất phụ trợ. Bộ phận sản xuất chính. Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính bao gồm công trường sản xuất chính: - Khu lộ trí: Công trường 52A, 52B, 52C, KTCB 13 - Khu yên ngựa: Công trường 3-2, công trường 42, công trường 26-3 - Công trường +110. Bộ phận sản xuất phụ trợ. Là bộ phận trợ giúp cho bộ phận sản xuất chính hoàn thành công việc, bảo đảm thông suôt trong quá trình sản xuất, bộ phận này bao gồm: - Phân xưởng cơ điện. - Phân xưởng ôtô. - Phân xưởng vận tải 42. - Đội thông gió. Bộ phận phục vụ sản xuất. Bộ phận sản xuất phục vụ có nhiệm vụ phục vụ bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ. Ngoài ra bộ phận này còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường như: sửa chữa, xây dựng, vận tải,... 4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. Trong sản xuất kinh doanh, để đảm bảo quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là trước hết phải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc pjần lớn vào việc sắp xếp bộ máy quản lý phòng ban, tổ chiức, bố trí lao động hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất và tận dụng năng lực sản xuất của các bộ phận. Đối với Công ty than Hà Tu cơ cấu sản xuất được phân theo hai cấp: ☺ Cấp quản lý Công ty: gồm Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban chức năng. ☺ Cấp công trường, phân xưởng: gồm Quản đốc, các Phó quản đốc, các tổ đội sản xuất. Mô hình quản lý công ty theo kiểu trực tuýên chức năng. Chức năng cụ thể của từng bộ phận như sau: - Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm pháp nhân trước Tổng công ty và nhà nước trong quá trình sản xuât kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, mỗi Phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực riêng đã được phân công. - Kế toán trưởng: là người giúp Giám đốc phụ trách về tài chính, thống kê của Công ty. Các phòng ban chức năng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc ( theo lĩnh vực chuyên môn ) - Phòng kế toán - tài chính – thống kê: có nhiệm vụ quản lý sử dụng vốn, công tác hạch toán kế toán về các hoạt động tài chính của Công ty. - Phòng tổ chức cánbộ: có nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn bộ nhân viên, xếp biên chế cán bộ, chịu trách nhiệm về đào tạo chuyên môn cho các CBCNV trong toàn công ty. - Phòng lao động tiền lương: có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, quản lý tiền lương, quản lý biên chế lao động trong Công ty. - Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, ký hợp đồng mua bán vật tư, sản xuất hàng hoá, dịch vụ trong Công ty. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, xây dựng cơ bản, thiết kế, thay thế đổi mới công nghệ theo dõi tiến độ thi công của các đơn vị khai thác. - Phòng giám định: có nhiệm vị kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm các mặt hàng sản xuất kinh doanh. - Phòng điều khiển: Tổ chức thực hiện điều hành công tác sản xuất và tiêu thụ được ăn khớp nhịp nhàng. - Phòng địa chất trắc địa: Thực hiện công tác đo đạc thăm dò, cập nhật lên bảng vẽ phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất. - Phòng cơ điện: Có trách nhiệm quản lý các thiết bị về cơ điện, động lực của toàn Công ty. - Phòng an toàn: Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc về công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty. - Ban tiêu thụ: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và thực hiện tiêu thụ sản phẩm. - Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và thực hiện tốt công tác an ninh trật tự trong toàn Công ty. - Phòng y tế: Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, công tác bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, vệ sinh phòng bệnh cho CBCNV trong tàon Công ty. Với bộ máy quản lý hiện nay Công ty than Hà Tu đảm bảo được tính gọn nhẹ tập trung. Các phòng ban được phân công trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo đảm bảo tính chủ động và khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. ở các công trường phân xưởng, căn cứ vào nhiệm vụ Công ty giao cụ thể hàng tháng, các đồng chí quản đốc công trường, phân xưởng tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành kế hoạch và đảm bảo về mặt an toàn kỹ thuật, chất lượng sản phẩmvà cịu trách nhiệm trước Giám đốc. để nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, Công ty tiến hành sắp xếp lại lao động theo trình độ và khả năng của từng lao động để họ có thể phát huy hết khả năng của mình, tăng tính hợp lý trong bộ máy quản lý. Ngoài ra Công ty thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân lành nghề. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty than Hà tu giám đốc (Sơ đồ 1.5) kế toán trưởng p giám đốc đầu tư- xdcb pgđ cơ điện vận tải p.giám đốc sx tiêu thụ p giám đốc kỹ thuật p.tcđt trợ lý gđ p. kt mỏ ban tiêu thụ than p. bảo vệ p.lđtl& xh p.kế toán tc tk p.đầu tư-xdcb p.gđ sp than p.khgt p. trắc địa ban t.tra pc p. địa chất p.vật tư tt chsx p. y tế văn phòng ct p. an toàn p.cđ - vt ct 42 px xs phụ px cảng px vận tải 42 ct 26/3 ct 110 ct 3/2 ct 13 ct 52c ct 52b ct 52A px chế biến px vận tải 42 px ôtô px cơ điện đội thông gió III. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán. * Nội dung của công tác kế toán: Nội dung công tác kế toán ở công ty là thu nhận ghi chép, phản ánh, hệ thống hoá, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị để kiểm tra được nội dung hoạt động kinh tế tài chính ở công ty cũng như giúp cho lãnh đạo công ty kiểm tra các biện pháp quản lý đang thực hiện, đề ra được các quyết định kinh tế, các biện pháp quản lý kinh tế, tài chính hữu hiệu hơn. Công việc kế toán ở công ty được chia thành hai phần hành: phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. - Phần kế toán tổng hợp chỉ sủ dụng thước đo bằng tiền để ghi chép, phản ánh và hệ thống hoá thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp được phản ánh ở các tài khoản cấp 1 trong hệ thống tài khoản kế toán. Như vậy kế toán tổng hợp thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp (sổ cái các tài khoản cấp 1). - Phần kế toán chi tiết sử dụng cả thước đo bằng tiền và các thước đo khác để ghi chép, phản ánh, hệ thống hoá thông tin kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp đã phản ánh ở các tài khoản cấp 1. Như vậy kế toán chi tiết thực hiện công việc ghi sổ kế toán chi tiết (sổ chi tiết các tài khoản cấp2, 3, 4, ẳ). Việc ghi chép kế toán chi tiết nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nội bộ đơn vị, minh hoạ và giải thích cho phần kế toán tổng hợp; đảm bảo kiểm tra được tính thực tế và chính xác của thông tin kế toán. *Hình thức kế toán. Hiện nay công ty than Hà Tu đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ - Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh ở đơn vị vào sổ kế toán tổng hợp riêng là sổ Nhật ký - Chứng từ. - Có thể kết hợp được một phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các Nhật ký - Chứng từ. - Cuối tháng không cần lập bảng cân đối tài khoản, vì có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp ngay ở dòng số cộng cuối tháng ở các trang sổ Nhật ký - Chứng từ. Bảng phân bổ Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Nhật ký – Chứng từ Sổ cái Báo cáo quỹ hàng ngày Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán hác Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê và phân bổ Sơ đồ tóm tắt Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng các loại sổ kế toán của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: - Sổ Nhật ký - Chứng từ và các bảng kê, bảng phân bổ, sổ chi tiết phục vụ cho việc ghi Nhật ký - Chứng từ. - Sổ cái. Một ví dụ về mẫu sổ Nhật ký - Chứng từ. Nhật ký - Chứng từ: số 1 Ghi Có tài khoản: 111 “ Tiền mặt” Tháng1/200N Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 111; Ghi Nợ các TK dưới đây; Cộng có TK 111 Số Ngày 152 153 156 133 627 ẳ 1 - Mua NVL nhập kho 120 120 Cộng cuối tháng - - ì ì ì - Đã ghi sổ cái ngày ẳ tháng ẳ năm 200N Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ ký * Các nguyên tắc kế toán áp ụng tại công ty than Hà Tu. Hiện nay công ty than Hà Tu áp dụng các nguyên tắc kế toán cơ bản phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Những nguyên tắc kế toán cơ bản đố bao gồm: - Cơ sở dồn tích: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi hoặc tương đương tiền. - Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần - Giá gốc: mọi tài sản phản ánh trong các khoản mục của báo cáo tài chính phải theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. - Phù hợp: nguyên tác phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng với khoản doanh thu đó. - Nhất quán: kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. - Thận trọng: khi lập các ước tính kế toán trong các điieù kiện không chắc chắn phải có sự xem xét, cân nhắc, phản đoán cần thiết. - Trọng yếu: Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến cá quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. * Một số chính sách kế toán mà Công ty Than Hà Tu đang áp dụng: - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hiện nay Công ty Than Hà Tu đang áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để thực hiện phương pháp này Công ty tổ chức ghi chép kế toán chi tiết hàng tồn kho hằng ngày để có thể tính trị giá vốn hàng xuất kho cho từng mặt hàng và kế toán chi tiết hàng tồn kho theo giá vốn thực tế. Các tài khoản sử dụng để phản ánh hàng tồn kho: TK 152 “ nguyên liệu, vật liệu”, TK 153 “công cụ, dụng cụ”, TK 155 “ thành phẩm”, Tk 156 “ hàng hoá”. Ví dụ: Công ty mua nguyên liệu A nhập kho và thanh toán ngay bằng tiền mặt với giá mua thực tế là 120.000, kế toán ghi: Nợ TK 152: 120.000 Có TK 111: 120.000 Công ty xuất kho nguyên liệu A vào sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 621: 120.000 Có TK 152: 120.000 *Tổ chức bộ máy kế toán và mô hình bộ máy kế toán: Hiện nay công ty than Hà Tu đang áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. ở công ty chỉ lập một phòng kế toán tài chính để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chình và công tác thống kê ở đơn vị. Các bộ phận trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán ( nhân viên thống kê ). Làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ ( 3-5 ngày) lập bảng kê chuyển chứng từ ban đầu về phòng kế toán tài chính ở đơn vị để kế toán tiến hành việc ghi chép kế toán. Mô hình bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Bộ phận kế toán TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ Bộ phận tài chính,kế toán vốn bằng tiền,vay, thanh toán Bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Bộ phận kế toán chi phí nhân công, thanh toán BHXH Các nhân viên hạch toán ở các công trường Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ Bộ phận kế toán tổng hợp * Nhiệm vụ của kế toán trưởng: - Xác định danh mục tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán đơn vị cần sử dụng để có thể hệ thống hoá được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị mình. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết cần phải mở cho các tài khoản cấp 1 để hệ thống hoá thông tin kế toán cụ thể nhằm đáp ứng yêu câù quản lý kinh tế – tài chính nội bộ. - Xác định hình thức kế toán sử dụng để tổ chức hệ thống sổ kế toán làm phương tiện ghi chép hệ thống hoá thông tin kế toán ở đơn vị. - Xây dựng các mẫu biểu báo cáo kế toán nội bộ đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin kế toán nội bộ của lãnh đạo đơn vị. - Lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quy mô và phạm vi tổ chức kinh doanh. - hướng dẫn thực hiện từng phần hành công việc kế toán và kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiẹen các phần hành công việc kế toán của bộ phận kế toán nhằm bôì dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp của các kế toán viên trong đơn vị. - Giúp lãnh đạo xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị nhằm kiểm tra tình hình sủ dụng vốn, kinh phí và tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị. - Tổ chức và nộp kịp thời các báo cáo kế toán định kỳ bắt buộc cũng như cung cấp kinh phí kịp thời thông tin báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị. *Nhiệm vụ của các kế toán viên: - Bộ phận tài chính, kế toán vốn bằng tiền, vay, thanh toán: + Ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết vốn bằng tiền, các loại tiền vay, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả. + Tiến hành các nghiệp vụ thanh toán cả thanh toán bên ngoài và thanh toán nội bộ. + Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kế toán nội bộ về nợ phải thu, nợ phải trả và các nguồn vốn cụ thể khác. - Bộ phận kế toán TSCĐ, vật liệu, Công cụ dụng cụ: + Ghi chép kế oán tổng hợp, kế toán chi tiết TSCĐ, vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ tồn kho ở đơn vị. + Theo dõi bằng hạch toán nghiệp vụ TSCĐ, vật liệu, cong cụ dụng cụ sử dụng ở các bộ phận trong đơn vị. + Lập bảng phân bổ và các báo cáo có liên quan. - Bộ phận kế toán chi phí nhân công, thanh toán BHXH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12919.doc
Tài liệu liên quan