Báo cáo thực tập tại Công ty thiết bị điện thoại (Viteco)

Qua các số liệu trên ta nhận thấy về khả năng thanh toán các khoản nợ trong mỗi năm của công ty là tốt. Đối với các tổng đài lớn , những năm đầu kỹ thuật của công ty chủ yếu là học tập chuyên gia nước ngoài để lắp đặt. Chỉ sau 3 năm, Công ty đã hoàn toàn tự lập được mọi việc từ khảo sát, thiết kế, lên đơn hàng, ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị, lắp ráp SKD, lắp đặt, hoà mạng, bảo hành, bảo trì các hệ thống, đã chủ động làm phần mềm, viết chương trình khai báo, đánh số, nạp số liệu cho các tổng đài mở rộng. Ngoài ra Công ty đã trực tiếp nhập khẩu vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 1991, đến nay đã đạt trên 40 triệu đô-la Mỹ mà chưa có sai sót gì. Công ty Thiết bị Điện thoại có đội ngũ quản lý năng động, có đội kỹ thuật giỏi, qua các năm hoạt động đã có uy tín với Bưu điện các tỉnh và các cấp ngành bưu điện. Do hoạt động tích cực nên năm nào Công ty cũng nhận được bằng khen hoặc cờ luân lưu của ngành trao tặng. Trên đà phát triển, công ty thiết bị điện thoại sẽ ngày càng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần vào chiến lược tăng tốc của ngành Bưu chính viễn thông và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty thiết bị điện thoại (Viteco), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty thiết bị điện thoại (Viteco). 1.1 Quá trình hình thành của công ty thiết bị điện thoại. 1.1.1 sự cần thiết và các điều kiện hình thành nên công ty thiết bị điện thoại. Từ giữa những năm 80, trước xu thế phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông, ngành bưu điện đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ và chức năng của mình, do đó đã đặt ra yêu cầu phát triển cấp bách mạng lưới viễn thông Việt Nam. Lãnh đạo tổng cục bưu điện đã hoạch định chiến lược phát triển ngành và có nhiều cố gắng để hình thành dây chuyền sản xuất tổng đài kĩ thuật số Việt Nam. Theo các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, và gần đây là lần thứ 9, Đảng ta đã thực hiện chính sách đổi mới, khẳng định phát triển kinh tế đất nước theo hướng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua ngành bưu điện đã đạt được những thành tích ban đầu rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Thực tiễn của quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại giữa ngành Bưu Điện Việt Nam với các tập đoàn thương mại, công nghiệp nước ngoài để trang bị kỹ thuật mới, công nghệ cao đã đem lại những kết quả và kinh nghiệm hết sức khả quan. Các kết quả đó không chỉ riêng trong phạm vi kinh tế, tài chính mà còn có trong phạm vi khác như nâng cao chất lượng mạng lưới, khả năng phục vụ thông tin, đào tạo đội ngũ cán bộ làm tiền đề cho quá trình tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để phát triển ngành công nghiệp bưu điện. Công việc đó càng cần thiết nhât là sau thời gian thực hiện các hợp đồng thương mại dưới dạng mua, nhập thiết bị, trợ giúp kỹ thuật hoặc đề án "chìa khoá trao tay" như đề tài vệ tinh mặt đất Intelal A, B tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tổng đài E-10B Hà Nội, tổng đài điện tử TDX-1B tại Hải Phòng, Quảng Ninh. Do yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành nói riêng, để đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và đáp ứng nhu cầu mạng lưới, căn cứ vào Nghị định số 115/HĐBT ngày 07/04/1990, thông tư số 38/TCCP ngày 09/01/1991 của Ban Tổ chức cán Bộ Chính Phủ hướng dẫn thực hiện điều 11 chương II Nghị định 196/HĐBT ngày 11/02/1998 của Hội đồng bộ trưởng, theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức cán bộ, ngày 15/05/1991 Công ty thiết bị điện thoại được thành lập có tên giao dịnh quốc tế là VietNam Telecomunication Equipment Company (gọi tắt là VITECOM). 1.1.2 Công ty thiết bị điện thoại. Công ty thiết bị điện thoại là doanh nghiệp Nhà nước, là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, phụ trách lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành bưu chính viễn thông, điện tử và một số lĩnh vực khác nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác hóa sản xuất để thực hiện những chỉ tiêu Tổng công ty giao. *Công ty Thiết bị điện thoại có những nhiệm vụ cơ bản sau: -Lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và trợ giúp vận hành khai thác các loại tổng đài phục vụ cho mạng lưới thông tin trên toàn quốc. -Chuyển giao công nghệ, khảo sát thiết kế các công trình viễn thông, tư vấn kỹ thuật chuyên ngành điện tử viễn thông. -Lắp ráp, nghiên cứu và sản xuất các thiết bị bưu chính viễn thông, điện tử. -Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ viễn thông phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. -Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tuân theo các quy định của nhà nước. -Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi Tổng công ty cho phép. Là một đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo tên gọi "Công ty Thiết bị điện thoại" để giao dịch trực tiếp, ký kết các hợp đồng kinh tế, có tài khoản riêng, được Tổng công ty cấp vốn và được phép thu hút vốn từ các nguồn khác nhau, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các cấu kiện, linh kiện, vật liệu điện tử liên quan đến tổng đài điện thoại theo kế hoạch của công ty và của tổng công ty, đựơc mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Trên cơ sở các nhiệm vụ mà tổng công ty giao cho, ngoài các nhiệm vụ trên lĩnh vực lắp ráp, lắp đặt và sản xuất các tổng đài điện tử kỹ thuật số dung lượng từ 1000-2000 số trang bị cho các bưu điện tỉnh, thành phố trong cả nước, các hoạt động chủ yếu của Công ty bao gồm: -Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật của hệ thống, trao đổi với xưởng sản xuất để thống nhất các yêu cầu kỹ thuật, chi tiết phù hợp với kế hoạch phát triển kỹ thuật, công nghệ của ngành. -Nghiên cứu để xây dựng thiết kế cấu hình, thiết kế hệ thống của tổng đài điện tử sẽ lắp ráp. -Xây dựng danh mục thiết bị, vật tư, vật liệu cần thiết xác nhận đơn đặt hàng nhập khẩu. -Tiếp nhận danh mục hàng hoá, tổ chức lắp đặt và sản xuất tại xưởng, đo thử, kiểm tra trước khi xuất xưởng. -Phối hợp thiết kế lắp đặt, vận chuyển thiết bị đến công trường, trực tiếp lắp đặt hệ thống, đa hệ thống vào khai thác, hướng dẫn đào tạo cho bưu điện địa phương, khách hàng... -Thực hiện nhiệm vụ bảo hành, trợ giúp kỹ thuật, cung cấp phụ tùng linh kiện sau bảo hành theo yêu cầu của khách hàng. 1.2. Quá trình phát triển. Kể từ sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng, dứơi sự lãnh đạo của Đảng và nhà Nước, đất nước ta thực sự bước vào thực hiện công cuộc cải cách nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, ngành bưu điện Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ từ một mạng lưới viễn thông và công nghệ thông tin quá nghèo nàn lạc hậu chuyển sang một mạng lưới viễn thông và công nghệ thông tin với trình độ công nghệ tiên tiến ngang tầm vóc với các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Công ty Thiết bị điện thoại (Viteco) là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam,ngay từ khi mới thành lập (năm 1991) đã có rất nhiều thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên kể từ khi Đảng và nhà nước có chủ trương xóa bỏ độc quyền trong cung cấp dịch vụ viễn thông, cho phép các doanh nghiệp khác cùng tham gia kinh doanh trên thị trường viễn thông Việt Nam thì những thuận lợi ban đầu của công ty ngày càng mất dần. Mặt khác do chủ trương liên doanh liên kết của VNPT với các đối tác nước ngoài trong các khâu sản xuất, cung ứng và lắp đặt các thiết bị Viễn thông trên mạng lưới quốc gia, do vậy công việc kinh doanh của công ty ngày càng lâm vào tình thế khó khăn. Để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và sự biến động môi trường kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay chúng ta có thể chia ra làm 4 thời kỳ phát triển như sau: 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994. Trong giai đoạn này, công ty vừa được thành lập với số lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) là 20 người, toàn bộ số lượng CBCNV trong Công ty phải đảm nhận cả công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Thời kỳ này, công ty phải thực hiện chiến lược tăng tốc Đợt 1 của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam. Công ty thiết bị điện thoại là một trong những Công ty thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc lắp đặt các hệ thống tổng đài kỹ thuật số, một thay đổi lớn về mặt kỹ thuật trong ngành viễn thông. SKD Tổng đài TDX-1B và dịch vụ kỹ thuật tổng đài TDX-1B. Do vậy cho đến cuối năm 1994, Công ty đã có đội ngũ CBCNV trên 50 người. 1.2.2 Giai đoạn 2: Từ năm 1994 đến năm 1996. Đầu năm 1994, Công ty thiết bị điện thoại đã sáp nhập thêm VTC , là một công ty sản xuất và lắp ráp tổng đài kỹ thuật số có dung lượng vừa và nhỏ đầu tiên tại Việt Nam (DTS). Do vậy, từ thời điểm này trở đi Công ty đã có thêm nhiệm vụ mới đó là: sản xuất và lắp ráp tổng đài dung lựơng vừa và nhỏ cung cấp thêm cho mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn quốc. Trong giai đoạn này số lượng CBCNV đã tăng lên. Từ cuối năm 1994 đến năm 1996, sau khi lắp đặt các loại tổng đài trên toàn quốc và đã đi vào khai thác hơn một năm, do sự bức thiết của việc nâng cấp và đảm bảo sự an toàn cho thông tin liên lạc, Tổng công ty Bưu chính viễn thông đã giao cho Công ty Thiết bị điện thoại việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và ứng cứu đột xuất tổng đài TDX- 1B, DTS, NEAX trên toàn quốc. Trong thời kỳ này số lượng CBCNV của công ty đã tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng, số lượng CBCNV có trình độ đại học chiếm 85% trong toàn bộ CBCNV của công ty. Kết quả thực tế cũng cho thấy máy điện thoại vào năm 1991 tính trên đầu người là 0,2 máy/100 dân thì đến thời điểm năm 1996 là 2,07 máy/100 dân. 1.2.3 Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến năm 1998. Đến năm 1996 để phù hợp với mô hình tổ chức mới của tổng công ty Bưu chính viễn thông và đáp ứng được với sự phát triển của thị trường Viễn thông Việt Nam, Tổng cục bưu điện có quyết định số 432/TCCB- LĐ ngày 09/06/1996 về việc tổ chức lại công ty Thiết bị điện thoại thành doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Trong giai đoạn này công ty thiết bị điện thoại đã được Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam giao cho từ chỗ bảo trì một vài loại tổng đài có trên mạng và cho đến thời điểm này công ty đã được tổng công ty giao cho bảo trì tất cả các loại tổng đài như :TDX-1B, NEAX, E10 (Pháp), EWSD, DMS, FETEX, HICOM, AXE... Về cơ cấu quản lý: bộ máy tổ chức và quản lý của công ty có sự thay đổi các phòng chức năng gồm: phòng kế hoạch đầu tư, phòng vật tư- xuất nhập khẩu, phòng tài chính- thống kê, phòng tổ chức hành chính. Bên cạnh các phòng ban chức năng trên, công ty còn thành lập các trung tâm VTC1,VTC2, O&M1, O&M2, CTTA. Các trung tâm này đảm bảo về việc sản xuất tổng đài, bảo hành bảo trì, lắp đặt, hoà mạng cho các loại tổng đài. Thời kì này, Công ty đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, bộ máy quản lý linh hoạt, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1.2.4 Giai đoạn 4: Từ năm 1998 đến nay. Năm 1998 thực hiện chính sách cải cách các doanh nghiệp nhà nước do Đảng và Nhà nước ta đề ra, công ty Thiết bị điện thoại đã tách chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện cổ phần hoá. Vì vậy hiện nay công ty chỉ còn lại các phòng ban và các trung tâm tại Hà Nội. Sau khi kết thúc chiến lược tăng tốc giai đoạn 1 với những kết quả đạt được cực kỳ khả quan, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) đã đề ra và thực hiện chiến lược tăng tốc giai đoạn 2 (1996-2000) với những khoản đầu tư ngày càng to lớn cho mạng lưới thông tin liên lạc. Do đó nằm trong kế hoạch này, giai đoạn hiện tại là một cơ hội cực kỳ to lớn đối với các công ty có hoạt động cung ứng vật tư và dịch vụ kỹ thuật cho VNPT, trong đó có VITECO. Tuy nhiên vào giai đoạn này VNPT đã thành lập một số công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện các khâu sản xuất cung ứng thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho mạng lưới viễn thông Việt Nam. Do đó công việc kinh doanh của công ty bắt đầu xuất hiện những khó khăn. Các đối thủ cạnh tranh với công ty đều là những hãng nước ngoài nổi tiếng có tiềm lực về vốn và công nghệ. Mặc dù vậy do vẫn là thành viên của VNPT nên công ty Thiết bị điện thoại vẫn được san sẻ một phần thị trường nhất định. Ngoài ra thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiến tới xoá bỏ độc quyền trong cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng quốc gia Chính Phủ đã cho phép thành lập một số doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông như: Công ty viễn thông quân đội (Vietel), công ty viễn thông Điện lực, công ty viễn thông Hàng Hải, công ty cổ phần dịch vụ viễn thông (Sacom)... Qua đây ta thấy thị trường viễn thông Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn cạnh tranh và cũng vì đó mà môi trường thuận lợi ban đầu của công ty đang dần mất hẳn, thay vào đó là những khó khăn mà công ty phải đối đầu. Chương II: Tình hình tài chính và bộ máy tổ chức quản lý của công ty thiết bị điện thoại. 2.1. Tình hình tài chính của công ty. 2.1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, nhân tố tác động đến tình hình tài chính. Công ty thiết bị điện thoại tổ chức sản xuất theo xưởng lắp ráp và phân xưởng sản xuất. Toàn Công ty có một hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, có một phân xưởng lắp ráp và các trung tâm bảo trì, bảo dưỡng, nghiên cứu các tổng đài điện tử, tất cả đều có chung một mô hình sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại. Do loại hình sản xuất mang tính đặc thù, công ty tổ chức sản xuất tổng đài điện thoại; quy trình lắp đặt và sản xuất phải phù hợp hoàn toàn với quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục khép kín qua nhiều công đoạn khác nhau. Nên nhìn chung việc lắp đặt và sản xuất tổng đài (tại xưởng và trên hiện trường) phải qua nhiều công đoạn lớn (Trừ phần thử ở buồng nhiệt). Các công đoạn có thể thực hiện ở xưởng và trên hiện trường bao gồm : - Lắp và thử 600 loại Card (tấm mạch), 15 loại cáp có chức năng khác nhau, ở vị trí khác nhau. - Xử lý 3600 loại báo động, báo lỗi khác nhau. - Nạp toàn bộ số liệu về mạng cấu hình, đánh số, tính cước cho tổng đài. - Tiến hành gần 200 phép thử để kiểm tra tính năng hệ thống (phần mềm, phần cứng) và độ tin cậy của hệ thống. - Gần 160 phép thử trên hiện trường trong điều kiện có tải trên mạng. - Tổng số giờ thử là 400 x 3 kỹ sư = 1200 giờ/ kỹ sư. - Tổng số cuộc gọi cần mô phỏng là 200 giờ/kỹ sư với tốc độ 2000-4000 cuộc gọi / 1 giờ. - Số loại cuộc gọi cần mô phỏng là 12. - Tổng số thời gian thử nghiệm là 20 giờ hoặc lớn hơn khi mắc lỗi. Thời gian thử khoảng 1 tháng. - Bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng phí 1 năm. Tuy nhiên trước khi lắp đặt, sản xuất một tổng đài, phân xưởng còn thực hiện khâu khảo sát, thiết kế cấu kết, cấu hình phần cứng, thống kê mạng lên cấu hình tổng đài và chương trình cho từng phần tổng đài khác nhau. Ngoài ra công ty còn tham gia đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật vận hành và trợ giúp khai thác các thiết bị tổng đài cho các bưu điện tỉnh thành trong cả nước. Đặc điểm sản phẩm của công ty là lắp đặt và sản xuất theo đặt hàng và yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm hoàn thành là kết quả của một quá trình lắp đặt và sản xuất khép kín không thể bị gián đoạn về mặt kỹ thuật. Hình2.1.1 : Quá trình cung ứng sản phẩm và dịch vụ của công ty Viteco Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Các đối tác nước ngoài Công ty Viteco Các đơn vị khác trong VNPT 2.1.2 Tình hình tài chính của công ty thiết bị điện thoại. Công ty thiết bị điện thoại được Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam giao vốn hoạt động và cho phép hạch toán độc lập. Vì vậy hầu hết vốn hoạt động của công ty là vốn cấp phát của tổng công ty. Bên cạnh đó thì doanh thu của công ty có những bước tăng trưởng rất lớn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1.2 : Tình hình doanh thu của công ty VITECO qua các năm. Năm Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ tăng Doanh thu Lợi nhuận (triệu đồng) Nộp NS (Triệu đồng) Kế hoạch Thực hiện 1992 882 882 100% 30 50 1993 3000 3151 105% 315 355,4 1994 6500 7309 112% 885 739,5 1995 8500 10258 120% 838 683,5 1996 7500 15500 207% 1383 554 1997 10000 27000 270% 4208 1370 1998 30000 31400 104,7% 3100 3853 1999 28000 26997 96,4% 3203 4615 2000 26000 25668 98,7% 1343 6616 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty thiết bị điện thoại. Với chức năng nhiệm vụ được giao và tính chất hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, công ty Thiết bị điện thoại được tổ chức bao gồm : - Trụ sở chính của công ty được đặt tại Hà Nội cùng với các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên vùng thị trường từ Quảng Ngãi trở ra phía Bắc. - Một chi nhánh của công ty có văn phòng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên vùng thị trường từ Quảng Ngãi trở vào các tỉnh phía Nam. Từ năm 1995 khi một số thiết bị tổng đài trên mạng viễn thông đã hết thời hạn bảo hành của các hãng nước ngoài, theo quyết định số 970/QĐ-VT-KH-KTTKTC ngày 04/12/1995 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc giao nhiệm vụ cho công ty Viteco bảo dưỡng và trợ giúp kỹ thuật các loại tổng đài đang vận hành và khai thác trên mạng lưới quốc gia, công ty tiếp tục hoàn thành và đảm đương nhiệm vụ mới. Hoạt động dịch vụ này làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có thêm một yếu tố mới, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân nên bộ máy quản lý của công ty cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp nhà nước khác. Công ty tiến hành quản lý theo một cấp. Ban giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từ trên xuống các bộ phận. Hiện nay công ty thiết bi điện thoại có cơ cấu tổ chức như sau: Giám đốc công ty P.Giám đốc phụ trách lĩnh vực tài chính P.Giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kế toán tài chính thống kê Phòng kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Trung tâm OMC Trung tâm CTTA Trung tâm VTC Hình 2.2.2 a : Sơ đồ tổ chức của công ty Viteco Với mô hình tổ chức như trên công ty Thiết bị điện thoại ngoài bốn phòng ban chức năng còn có ba trung tâm là các đơn vị sản xuất trực tiếp với các chức năng nhiệm vụ được phân công như sau: - Trung tâm Nghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin (VTC) chuyên nghiên cứu sản xuất chế tạo tổng đài dung lượng nhỏ và các thiết bị viễn thông khác như: Bộ truy nhập thuê bao, các thiết bị truyền dẫn quang,... cung cấp cho mạng viễn thông Việt Nam và tiến hành bảo dưỡng, bảo trì các tổng đài và các thiết bị viễn thông do trung tâm sản xuất. - Trung tâm bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật (OMC) có nhiệm vụ chủ yếu là bảo dưỡng bảo trì cho các loại tổng đài dung lượng lớn do công ty lắp đặt tại các tỉnh thành, trợ giúp vận hành khai thác và ứng cứu đột xuất khi xảy ra sự cố trên mạng viễn thông của các tỉnh. - Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ và dịch vụ viễn thông (CTTA) có nhiệm vụ chủ yếu là lắp đặt các thiết bị viễn thông và cung ứng các dịch vụ về viễn thông và tin học. Các trung tâm là các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào công ty, các trung tâm có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng. Ngoài các nhiệm vụ chính được giao các trung tâm còn được phép tự tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước. Với cơ cấu tổ chức như hiện nay của Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) thì vị trí của công ty Thiết bị điện thoại (Viteco) trong cơ cấu tổ chức của VNPT có thể được mô tả theo sơ đồ sau: Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam Hình 2.2.2 b : Vị trí của Viteco trong cơ cấu tổ chức của VNPT. Khối các công ty dọc Khối các công ty công nghiệp xây lắp vật tư Khối các đơn vị đào tạo và học viện Khối các bưu điện tỉnh thành Khối các công ty cổ phần và liên doanh Các đơn vị khác Công ty Viteco Qua sơ đồ trên ta thấy Công ty Thiết bị điện thoại là một đơn vị thành viên chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Tổng công ty bưu chính viễn thông. Chương III: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị điện thoại trong thời gian hiện tại. Qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với những chức năng nhiệm vụ được giao. Đến nay, công ty Thiết bị điện thoại có các chức năng và nhiệm vụ như sau: Các chức năng chủ yếu của công ty thiết bị điện thoại bao gồm: - Sản xuất, lắp ráp các loại thiết bị bưu chính viễn thông, điện tử và tin học. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ về viễn thông điện tử và tin học. - Tiến hành bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, trợ giúp vận hành và khai thác các thiết bị viễn thông điện tử tin học trên mạng lưới thông tin của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. - Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, khảo sát thiết kế và tư vấn đầu tư các công trình viễn thông. - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với các qui định về pháp luật để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng công ty Bưu chính viễn thông cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ cụ thể chủ yếu của công ty Thiết bị điện thoại bao gồm: Công ty thiết bị điện thoại vừa là doanh nghiệp kinh doanh vừa là doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành với hai nhiệm vụ chính đó là: - Nhiệm vụ chính trị: kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn và phát triển mạng viễn thông quốc gia. - Nhiệm vụ kinh doanh: thực hiện hạch toán độc lập, bảo toàn và phát triển vốn, làm ăn có lãi, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Với nhiệm vụ chức năng nêu trên chúng ta thấy rằng nhiệm vụ của công ty là hết sức nặng nề. Một mặt vừa phải đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác vừa phải đáp ứng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị là phải kịp thời ứng cứu, đảm bảo an toàn thông tin cho cả mạng lưới viễn thông của VNPT trên toàn quốc. Để có thể hiểu về tình hình tài chính của Công ty Thiết bị điện thoại, ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm gần đây: Bảng 3a: bảng cân đối kế toán (ngày 31/12) Đơn vị tính: đồng Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A/TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 6680638641 55422028732 44909442313 I. Tiền 591316795 12303363622 1499101169 II. Các khoản phải thu 4575893620 26621734917 1742986043 III. Hàng tồn kho 1245364103 14951046669 1099595698 IV.Tài sản lưu động khác 2632492391 1545883524 1492613202 B/TSCĐ và đầu tư dài hạn 7296080970 6974053704 7030689099 I. TSCĐ 7277842257 6955508925 7030689099 -Nguyên giá 1389654490 14233727942 1564034991 -Giá trị hao mòn luỹ kế -6618702648 -7278219017 -8609660811 II.Chíphí XDCB dở dang. 18238713 18544779 Tổng tài sản 7410246738 62396082436 5194013141 Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A/ Nợ phải trả 5907663679 4335427945 3233562192 I. Nợ ngắn hạn 5785809687 42201974173 3160248420 II. Nợ dài hạn 570000000 570000000 III. Nợ khác 648539917 582305286 733137722 B/ Nguồn vốn chủ sở hữu 1502583059 1904180297 1960450948 I. Nguồn vốn- quỹ 1502583059 1904180297 1960450948 Tổng nguồn vốn 7410246738 6239608243 5194013141 Để đánh giá khái quát về khả năng trả nợ của công ty ta xem xét các chỉ tiêu và các tỷ lệ tài chính chủ yếu sau: Bảng 3b : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty. STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,15 1,31 1,42 2 Hệ số thanh nhanh 0,89 0,92 1,03 3 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,80 0,69 0,62 4 Hệ số nợ trên vốn chủ 3,93 2,28 1,65 5 Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản 0,02 0,02 0,03 6 Hệ số sinh lợi trên vốn chủ 0,09 0,07 0,09 Qua các số liệu trên ta nhận thấy về khả năng thanh toán các khoản nợ trong mỗi năm của công ty là tốt. Đối với các tổng đài lớn , những năm đầu kỹ thuật của công ty chủ yếu là học tập chuyên gia nước ngoài để lắp đặt. Chỉ sau 3 năm, Công ty đã hoàn toàn tự lập được mọi việc từ khảo sát, thiết kế, lên đơn hàng, ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị, lắp ráp SKD, lắp đặt, hoà mạng, bảo hành, bảo trì các hệ thống, đã chủ động làm phần mềm, viết chương trình khai báo, đánh số, nạp số liệu cho các tổng đài mở rộng... Ngoài ra Công ty đã trực tiếp nhập khẩu vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 1991, đến nay đã đạt trên 40 triệu đô-la Mỹ mà chưa có sai sót gì. Công ty Thiết bị Điện thoại có đội ngũ quản lý năng động, có đội kỹ thuật giỏi, qua các năm hoạt động đã có uy tín với Bưu điện các tỉnh và các cấp ngành bưu điện. Do hoạt động tích cực nên năm nào Công ty cũng nhận được bằng khen hoặc cờ luân lưu của ngành trao tặng. Trên đà phát triển, công ty thiết bị điện thoại sẽ ngày càng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần vào chiến lược tăng tốc của ngành Bưu chính viễn thông và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC173.doc
Tài liệu liên quan