- Tổ chức, sắp xếp lại cơ sở theo đúng định hướng ngành nghề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế Công ty.
- Tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng quản lý đối với các cơ sở, đồng thời đầu tư thiết bị chuyên dùng phục vụ cho chuyên môn hoá.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong Công ty, nhằm giáo dục đào tạo, huấn luyện CNVC tại các đơn vị thành lớp CNVC gắn bó với nghề, với tập thể, có tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ uy tín của Công ty. Luôn tự giác trong thừa hành nhiệm vụ để làm việc có năng suất cao, làm ra sản phẩm có chất lượng tốt. Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ để mọi CNVC thật sự trở thành người chủ của một Công ty cổ phần.
- Chú trọng xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích vật chất thông qua các phong trào thi đua cụ thể trên các lĩnh vực. Có chính sách ưu đãi đối với CNVC có tay nghề, nghiệp vụ giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có ý thức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế đề ra.
- Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện cơ chế khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu nhằm kích thích tinh thần hăng hái thi đua sản xuất, làm việc của mọi thành viên trong Công ty, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.
26 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty thiết bị giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam ra nhập thanh công tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006. Các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước đang phải từng bước đổi mới cả về công nghệ, cơ cấu tổ chức, cũng như đổi mới lại toàn bộ doanh nghiệp. Công ty thiết bị Giáo dục 1 cũng không nằm ngoài xu thế đó. Căn cứ Quyết định số 2690/QĐ-BGDĐT ngày 25 /05/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thiết bị Giáo dục 1 thành công ty cổ phần. Vào tháng 9/2007 Công ty thiết bị giáo dục 1 chính thức trờ thành công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1.
Vào tháng 1/2008 được sự dồng ý của tổng giám đốc công ty cũng như được sự giới thiệu của nhà trường em đã chính thức trở thành sinh viên thực tập của công ty Cổ phần thiết bị giáo dục 1. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy Mai Quốc Chánh, cùng với sự giúp đỡ của phòng tổ chức công ty em đã hoàn thành đợt báo cáo tổng hợp này. Có thể trong quá trình viết còn nhiều chỗ chưa hợp lý mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bài báo cáo được đầy đủ hơn.
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty thiết bị giáo dục I.
I.1- Lịch sử hình thành.
Giáo dục luôn là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó phát triển giáo dục luôn được đảng và nhà nước ta ưu tiên hàng đầu. Một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự thành công của sự nghiệp giáo dục đó là các thiết bị giáo dục. Thiết bị giáo dục hay thường được gọi là đồ dung dạy học với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta. Tuy vậy với yêu cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nguyên lý “Lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành”. Được chính phủ cho phép và uỷ quyền, Bộ trưởng bộ giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Nguyễn Văn Huyên đã ký quyết định số 142/QĐ ngày 07 tháng 03 năm 1963, thành lập “Cơ quan thiết bị trường học” đánh dấu sự ra đời một cơ quan đầy đủ tư cách pháp nhân, một đơn vị hoạch toán kinh tế thuộc bộ giáo dục với trách nhiệm chăm lo công tác thiết bị cho trường học. Ngay từ khởi đầu, ngành đã trao cho “Cơ quan thiết bị trường học” những nhiệm vụ mang ý nghĩa định hướng và tính lịch sử theo suất chặng đường phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo: tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn thiết bị cho các loại trường, các cấp học, các môn học ; Trực tiếp sản xuất và nhập khẩu, phối hợp với các vụ chuyên môn hướng dẫn địa phương mua sắm, bảo quản sử dụng…
Từ khi thành lập tới nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển, điểm chính có thể chia làm 3 giai đoạn như sau.
Giai đoạn từ năm 1963 – 1985: Đây là thời kỳ khẳng định vị trí, vai trò của mình với sự nghiệp giáo dục. Cơ quan thiết bị trường học khởi đầu với gần 100 cán bộ công nhân viên trụ sở tại khu Trường bổ túc công nông Trung ương cũ – Giáp Bát – Đống Đa – Hà Nội. Sau 3 năm triển khai hoạt động, nó đã đặt nền móng cho sự phát triển sau này mà những dấu ấn quan trọng nhất là đã tham mưu cho Bộ, tổ chức được hội nghị các trưởng ty Giáo dục miền Bắc lần đầu tiên bàn về cơ sỏ vật chất, thiết bị trường học và thư viện. Theo sự thay đổi tổ chức cơ quan bộ giáo dục, Vụ thiết bị trường học được thành lập là cơ quan vừa là tham mưu quản lý toàn ngành về thiết bị trường học vừa quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Trong điều kiện miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng, chỉ đạo phải vừa sơ tán vừa sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tiếp nhận thiết bị viện trợ cùng thiết bị sản xuất trong nước cung cấp cho các trường, công tác thiết bị trường học vẫn path triển.
Quý 3/1969, cuộc triển lãm đồ dùng dạy học tự làm toàn miền Bắc lần thứ nhất được tổ chức. Chủ tịch Trường Chinh đã tới thăm và đánh giá cao kết quả. Cũng trong năm 1969 một trong những hoạt động quan trọng là tổ chức hội nghị bồi dưỡng cán bộ thiết bị trường học các tỉnh miền Bắc đã thành công, xây dựng hình thành được đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị trường học địa phương. Trong điều kiện chiến tranh đánh phá cơ quan vẫn đẩm bảo an toàn hàng hoá kho tang. Hai lần cơ sở bị bom Mỹ đánh, sản xuất kinh doanh vẫn thông suất.
Từ nghị định 76/CP ngày 7/01/1971 của Chính Phủ về bộ máy cơ quan Bộ giáo dục quyết định thống nhất Vụ thiết bị trường học và Công ty đồ dùng dạy học thành Công ty thiết bị trường học với các nhiệm vụ: chỉ đạo kiểm tra trong toàn ngành với các địa phương về thiết bị trường học từ sản xuất, cung ứng, bảo quản sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học đến đào tạo cán bộ thí nghiệm, quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc và từ năm 1975 tiếp quản cơ sở học liệu Miền Nam. Từ năm 1971 đến năm 1985, lập them chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, xường phim và ghi băng giáo khoa, cải tạo trang bị Xí nghiệp đồ dùng dạy học Trung ương 1, xây dựng xí nghiệp đồ dùng dạy học Trung ương II tại thành phố Hồ Chí Minh. Tham mưu để lập được hệ thống các công ty Sách và thiết bị trường học ở các tỉnh, mở rộng quan hệ đối ngoại, xây dựng các trương trình tiếp nhận viện trợ về thiết bị trường học và công nghệ thiết bị trường học cho 2 xí nghiệp: Xí nghiệp thiết bị TW 1 và Xí nghiệp thiết bị TW 2. Bốn cuộc thi và triểm lãm đồ dùng dạy học tự làm từng miền và toàn quốc đã diến ra và đạt được kết quả cao. Các triển lãm thiết bị Trường học của Liên Xô và Đức với quy mô lớn diễn ra trên cả nước, nhiều văn bản hội nghị triển khai có hiệu quả. Tham dự một số hội nghị triển lãm quốc tế, khu vực, đây là giai đoạn phát triển toàn diện, mạnh mẽ.
Giai đoạn từ năm 1986 – 2007: Đây là thời kỳ đổi mới và phát triển. Từ chủ trương của nhà nước, các tổ chức hoạt động kinh tế riêng biệt không lẫn với quản lý nhà nước. Tại nghị định 123/HĐBT ngày 22/04/1985, tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị trường học ra đời cùng với Vụ Cơ sở vật chất thiết bị trường học, tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập Công ty thiết bị trường học với Cục xuất bản và đến năm 1988 đổi tên thành Tổng công ty cơ sở vật chất thiết bị.
Trong những năm đầu của giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc sản xuất và cung ứng thiết bị gặp nhiều khó khăn bởi vì thị trường có nguồn vốn từ ngân sách. Nhiều đơn vị gặp khó khăn thua lỗ , Bộ giáo dục và đào tạo đã sắp xếp lại doanh nghiệp để củng cố. Năm 1992 hợp nhất 4 đơn vị: Công ty điện tử tin học, Trung tâm sinh học, Trung tâm hỗ trợ phát triển KHCN và nhà máy thiết bị giáo dục TW 1 thành Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN. Năm 1994 sát nhập thêm Xí nghiệp sứ vào Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN. Theo quyết định số 3411/GD-ĐT và số 4197/GD-ĐT ngày 5/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất giữa Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị trường học và Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN thành Công ty thiết bị giáo duc 1. Công ty có trụ sở chính tại 49B Đại Cồ Việt – Hà Nội, tên giao dịc đối ngoại là EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY NO1 (viết tắt là EECo.1).
Từ năm 1996 đến năm 2001 Công ty đã củng cố đơn vị tạo cơ sở để phát triển, với việc Công ty đã đầu tư cải tạo và xây dựng thêm nhiều phân xưởng mới. Đầu tư thêm máy móc thiết bị công nghệ mới để tiến tới tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Trong 5 năm doanh số của công ty tăng từ 36 tỷ lên 86 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của CBCNV mỗi năm tăng 20%. Công ty đã giải quyết dứt điểm được những vấn đề tồn đọng trước đây. Công ty đã hoàn chỉnh được các trung tâm có đầy đủ năng lực để có thể trực tiếp sản xuất: Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, trung tâm sản xuất và cung ứng thiết bị mầm non…
Từ năm 2002 đến năm 2007 Công ty tiếp tục hoàn thiện và phát triển, Công ty đã và đang tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị, mở rộng sản xuất để tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục: Đã cải tạo avf xây dựng khu Bần Yên Nhân thành cơ sở sản xuất 2, vào đầu 2004 đã đưa vào sử dụng; khu vực nhà máy Giáp Bát cung đang đựơc xây dựng them thành 1 tổ hợp nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng hoàn chỉnh và hiện đại. Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công ty đã xây dựng và dần hoàn thiện khu lien hiệp nàh máy sản xuất thiết bị đồ dùng dạy học và các sản phẩm khác cung ứng cho nhà trường, có đầy đủ năng lực cạnh tranh trong sự hoà nhập với nền kinh tế mở của của đất nước, là một tổng cục hậu cần cho ngành giáo dục.
Giai đoạn từ tháng 9/2007: Đây là thời kỳ Công ty Cổ phần hoá.
I.2- Hệ thống tổ chức bộ máy.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng
Dự án
Trung tâm
TTĐT BD nghiệp vụ
TT Thiết bị tin học giáo dục
Trung tâm sản xuất TB giáo dục
TT Nội thất học đường
TT Chế bản in & SX bao bì
TT Đồ chơi & thiết bị mầm non
Xưởng sản xuất
X. Mô hình chất dẻo
Xưởng nhựa
Xưởng thuỷ tinh
I.2.1- Trước khi cổ phần hoá.
I.2.2- Sau khi cổ phần hoá.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC TRUNG TÂM
KHỐI VĂN PHÒNG
Phòng tổ chức hành chính quản trị
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng dự án
Văn phòng đại diện tại TP. HCM
Trung tâm in và chế bản
Trung tâm đồ chơi và thiết bị mầm non
Trung tâm nội thất học đường
TT thiết bị tin học và thiết bị giáo dục
Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục
I.3- Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục 1.
Sản xuất và cung ứng (kể cả nhập khẩu) đồ dùng dạy học, các thiết bị nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập trong các nhà trường, các ngành học, các cấp học nhằm từng bước nâng cao dân trí trong toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tổ chức tiếp nhận, lưu thông, phân phối các thiết bị vật tư chuyên dùng trong các ngành theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ và Nhà nước, cũng như nhu cầu của thị trường.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục.
Tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình, mục tiêu của ngành, các dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Tư vấn, tham mưu cho Bộ về kế hoạch đầu tư ngắn hạn, về tranh thiết bị giáo dục phục vụ ngành và các chủ trương biện pháp thực hiện.
I.4- Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và việc tiêu thụ sản phẩm.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 111518 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/11/1996, ngành nghề sản xuất của công ty bao gồm:
Sản xuất thiết bị dạy học;
Cung ứng thiết bị dạy học;
Hoạt động sản xuất thiết bị vật chất khác;
Dịch vụ cho thuê nhà làm việc, nhà ở, của hàng, đại lý ký gửi hàng hoá.
Chính vì thế công ty tập trung sản xuất và phát triển các lĩnh vực truyền thống của công ty. Trong những năm qua, doanh thu của Công ty tập trung chủ yếu ở thiết bị dạy học phục vụ cho các bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, Đại học, dạy nghề…
Các sản phẩm phụ trợ như các thiết bị dùng chung phục vụ cho nhà trường như bảng, bàn ghế, máy tính, tivi, tủ, kệ …
Với chất lượng, mẫu mã, đa dạng về chủng loại, sản phẩm của Công ty đã mang lại niềm tin cho khách hàng, thương hiệu EECo1 đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường thiết bị giáo dục của cả nước nói chung và của Miền Bắc nói riêng.
I.5- Thị trường thiết bị giáo dục.
Hiện nay, thị trường thiết bị giáo dục đã có mặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Từ chỗ năm 2003 mới có khoảng 48 công ty đến nay đã có tới khoảng gần 100 công ty đăng ký sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục. Việc mở rộng sân cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng phần nào nói nên rằng thiết bị giáo dục sẽ có những chuyển biến mạnh, sẽ có sự cạnh tranh và người hưởng lợi chính là thế hệ trẻ họ sẽ được sử dụng những thiết bị giáo dục tốt nhất.
Thị trường thiết bị dạy học ở Việt Nam rất đa dạng chủng loại, mẫu mã, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi loại đối tượng, từ các nhà quản lý ngành giáo dục – đào tạo tới giáo viên và học sinh các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông…. Phân đoạn thị trường ngày càng chi tiết đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các công ty cung ứng sản phẩm, thiết bị
Thị trường thiết bị giáo dục ở Việt Nam còn rất tiềm năng. Kinh phí dùng cho đầu tư thiết bị dạy học (TBDH) giai đoạn 2002 - 2007 là 14.000 tỉ đồng (tương đương gần 1 tỉ USD). Chỉ riêng niên học 2005 - 2006, 1.100 tỉ đồng cho TBDH lớp 4 và lớp 9 đã chi ra, không kể tiền mua TBDH phục vụ phân ban thí điểm và cấp bổ sung TBDH lớp 3, lớp 8.
Hiện nay thị phần của Công ty chiếm khoảng 15 -20% trên toàn quốc, thị phần tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
I.5- Quy trình sản xuất sản phẩm.
Công ty sản xuất ra rất nhiều sản phẩm như: đồ dùng học sinh, các dụng cụ thí nghiệm, bàn ghế… Sau đây là một số quy trình sản xuất.
I.5.1- Quy trình sản xuất lọ ống nghiệm thuỷ tinh.
Xem bản vẽ kỹ thuật——> đúc phôi——>đun nóng dung dịch thuỷ tinh——> cho vào khuân dung máy thổi thuỷ tinh thổi——> để nguội rồi cho vào máy vẽ đơn vị đo lường——>đóng gói sản phẩm.
I.5.2- Quy trình sản xuất thước kẻ.
Xem bản vẽ kỹ thuật——>đúc phôi——>nấu nhựa——>đổ nhựa vào khuân tạo các thanh thước dài——>đưa các thanh thước vào máy vạch đơn vị——>cắt thành các thước nhỏ——>đóng gói sản phẩm.
Chương II: Kết quả sản xuất kinh doanh
II.1- Những thuận lợi và khó khăn.
II.1.1- Thuận lợi:
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Công ty và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể CBCNV, công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã khẳng định được uy tín với khách hàng thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hoá của công ty đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty hầu hết là trường học (TiÓu häc, THCS, PTTH) trên toàn quốc. Các sản phẩm thiết bị giáo dục đến tay các em học sinh đều được đánh giá là sáng tạo, chất lượng và mẫu mã phù hợp.
Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của công ty giàu kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm trong ngành sản xuất thiết bị giáo dục, Công ty đã không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ văn phòng có trình độ chuyên môn cao. Điều đó đã tạo ra sự năng động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã có được mạng lưới khách hàng cung cấp vật tư thiết bị đáng tin cậy, điều này đã giúp công ty thành công khi đấu thầu và triển khai các dự án lớn.
II.1.2- Khó khăn:
Từ phía doanh nghiệp: Qua thực tế kinh doanh của công ty trong những năm qua, còn tồn tại một số khó khăn sau:
Thiết bị dạy học là mặt hàng chủ đạo của công ty phục vụ cho học sinh cấp bậc từ mầm non đến đại học. Tuy nhiên, do phải thực hiện trong khoảng thời gian ngắn đồng thời theo quy chế đấu thầu nên dẫn đến chậm tiến độ.
Cơ sở hạ tầng, kho bãi, máy móc thiết bị của công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên hư hỏng và xuống cấp, công nghệ sản xuất thì lạc hậu, công ty chưa có vốn để đầu tư mua sắm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, sửa chữa và nâng cấp. Do đó, những khó khăn trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Do ảnh hưởng của các nhân tố khác:
Môi trường cạnh tranh: Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế có cùng ngành nghề ở trong nước cũng như các đối thủ nước ngoài. Thành phần kinh tế tư nhân cũng là đối thủ lớn do họ có sự linh hoạt và uyển chuyển hơn trong việc tiếp thị bán hàng. Bên cạnh đó, thị trường thiết bị giáo dục nhập từ Trung Quốc cũng là đối thủ đáng quan tâm.
Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh trong nước: Hiện nay cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:
Đối với các sản phẩm thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại, phần lớn trong nước chưa sản xuất được. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý, hoặc nhập khẩu. Các công ty nước ngoài đã lập nhiều văn phòng đại diện, đại lý độc quyền hoặc cung ứng trực tiếp nên thị phần của công ty đã có xu hướng giảm xuống.
Đối với các sản phẩm, thiết bị thông thường thì sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc nhưng khá vất vả. Sản phẩm thiết bị giáo dục của Trung Quốc vừa có chất lượng phù hợp, giá cả lại rẻ, phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
II.2- Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2004 đến 2006.
Bảng báo cáo tài chính:
Số TT
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Vốn kinh doanh
Đồng
139.134.737.197
142.641.380.796
143.272.189.590
2
Vốn nhà nước
Nt
17.327.836.412
17.945.880.969
18.011.962.515
3
Tổng doanh thu
Nt
213.324.372.601
190.251.095.003
149.417.402.444
4
Doanh thu thuần
Nt
212.601.805.424
189.281.832.912
148.254.104.645
5
Doanh thu hoat động Tài chính
Nt
298.235.105
150.840.807
44.506.323
6
Doanh thu khác
Nt
424.332.072
818.321.284
1.118.791.476
7
Lợi nhuận trước thuế
Nt
6.314.213.325
4.803.940.159
339.696.051
8
Nộp ngân sách(28%)
Nt
1.767.979.731
1.345.103.244
95.114.894
9
Trong đó thuế TNDN
Nt
218.957.878
640.144.882
-
10
Lợi nhuận sau thuế
Nt
4.327.275.716
2.818.692.033
244.581.157
11
Nợ phải trả
Nt
120.937.736.293
125.084.604.631
127.390.401.952
12
Nợ phải thu
Nt
70.464.046.257
62.441.045.545
76.752.376.253
13
Quỹ phúc lợi + QKT
Nt
869.164.492
(389.104.804)
(2.130.174.877)
14
Số lao động
Người
333
329
320
15
NSLĐ bình quân
đồng
638.443.860
575324720
463294077
16
Thu nhập bình quân/ tháng/1 CN
Đồng
1.958.000
1.730.000
2.083.000
Theo bảng kết quả kinh doanh ta có bảng chênh lệch
stt
Khoản mục
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệchso với 2004
%
Năm 2006
Chênh lệch so với 2005
%
1
Lao động
Người
333
329
-4
-1,2
320
-9
-2,74
2
TNBQ/tháng
Đồng
1.958.000
1.730.000
-228.000
-11,65
2.083.000
+353.000
+20,40
3
NSLĐ bình quân/1 CN
đồng
638443860
575324720
- 63119140
9.8864041
463294077
-112030643
-24.18
Từ bẳng trên cho ta thấy doanh nghiệp đang từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất, giảm nguồn nhân lực thừa, nâng cao thu nhập công nhân… để có thể đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thì trường.
II.3- Phương hướng
Xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, tiến trình hội nhập kinh tế, tự do thương mại trong đó tiến trình gia nhập WTO đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Đó là cơ hội về thị trường, một thị trường mở và đa dạng. Tuy nhiên, Công ty cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh của các nước trên thế giới và sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế diễn ra gay gắt.
Do đó, định hướng chung trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là: “Phát huy lợi thế cạnh tranh - đầu tư có trọng điểm và có bước đi thích hợp với các nguồn nội lực và chính sách trong từng thời điểm, kết hợp hiệu quả trước mắt và mục tiêu lâu dài”.
Xuất phát từ quan điểm đó, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2008 – 2010 được xác định như sau:
II.3.1- Ngành nghề kinh doanh
Sau cổ phần hoá, công ty kinh doanh các ngành nghề chính sau:
Sản xuất và kinh doanh, tư vấn, chuyển giao công nghệ, lắp đặt thiết bị dạy học, dạy nghề, thiết bị khoa học kỹ thuật, thí nghiệm đo lường, thiết bị nội thất học đường; đồ chơi - thiết bị mầm non; thiết bị y tế và môi trường.
Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, phần mềm máy tính, phần mềm dạy học và phần mềm điều khiển;
Sản xuất, gia công, kinh doanh thiết bị văn phòng, thiết bị âm thanh, thiết bị cơ khí, điện máy, điện lạnh;
Sản xuất và kinh doanh các băng đĩa, tranh ảnh phục vụ dạy học, chế bản tạo mẫu và in các sản phẩm được xuất bản, văn hoá phẩm và các ấn phẩm dùng cho dạy học, nhãn mác hàng hoá, catalogue hàng hóa thiết bị, xây dựng kịch bản, sản xuất phát hành băng đĩa hình giáo khoa;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
Đại lý mua bán các thiết bị, hàng hoá;
Cho thuê kho bãi, nhà ở, cửa hàng, văn phòng làm việc.
II.3.2- Mục tiêu của công ty
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của Công ty về uy tín thương hiệu, năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ lao động hiện có cùng với cơ sở vật chất và thiết bị. Kết hợp đầu tư chiều sâu với việc cải tiến sản xuất và đổi mới tổ chức quản lý... để nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng, tiết kiệm chi phí đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn.
Đảm bảo công việc làm thường xuyên và ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong những năm tới với mức cổ tức của mỗi cổ phần bình quân từ 08% - 12%/ năm và thu nhập bình quân tăng từ 03% đến 05%.
Tập trung phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là dự án sản xuất thiết bị giáo dục, thiết bị tin học, thiết bị văn phòng ....
Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc...
II.2- Biện pháp:
II.2.1- Biện pháp nâng cao năng lực đầu tư.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, sau cổ phần hóa, Công ty cần phải thực hiện đầu tư mới máy móc, thiết bị và nhà xưởng, đảm bảo nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh
II.2.2- Biện pháp mở rộng thị phần, sản phẩm:
Duy trì thường xuyên chính sách hợp lý với các khách hàng truyền thống và không ngừng tìm kiếm và mở rộng quan hệ với khách hàng mới.
Củng cố, hoàn thiện và phát triển kênh phân phối, xây dựng lợi thế thông qua các kênh phân phối này để tạo sức ép cạnh tranh với các đối thủ, mở rộng thị trường;
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giá theo hướng phù hợp thị trường, nâng cao cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát huy tính tự chủ cho các kênh phân phối;
Tập trung phát triển những lĩnh vực truyền thống của công ty như:
+ Sản xuất thiết bị dạy học
+ Sản xuất nội thất học đường
+ Sản xuất thiết bị tin học
+ Sản xuất thiết bị văn phòng
+ Sản xuất thiết bị y tế
+ Cho thuê văn phòng, nhà làm việc, nhà ở, cửa hàng, đại lý ký gửi hàng hóa...
+ Mở rộng mạng lưới khách hàng bằng nhiều phương thức như:
Mở các văn phòng đại diện trên các tỉnh thành trong cả nước;
Tăng cường và phát triển năng lực hợp tác quốc tế;
Tiếp cận và mở rộng khách hàng vệ tinh;
Liên kết với các công ty cùng hoặc khác ngành khác trên toàn quốc như các Hiệp hội, các đơn vị Liên danh.
II.2.3- Về đối tác:
Trong điều kiện tình hình kinh tế - tài chính các nước trong khu vực và thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp kéo dài và bản thân Công ty cũng còn nhiều khó khăn trong việc nắm bắt, xử lý thông tin thị trường cũng như kinh nghiệm ứng phó với diễn biến thị trường và chưa chủ động tổ chức thị trường .. Vì vậy trong công tác đối ngoại công ty sẽ linh hoạt phát huy lợi thế và uy tín của Công ty, liên kết và hợp tác với các nhà cung ứng hàng hoá, các khách hàng để tranh thủ tối đa sự hợp tác, giúp đỡ của các đối tác, bạn hàng về vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm ứng phó và quản lý thị trường trên cơ sở hợp tác, bình đẳng với nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Trong chiến lược khách hàng, Công ty chú trọng xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng, nhất là những khách hàng lâu năm (có chính sách, chế độ ưu đãi hơn). Phát triển khách hàng tiềm năng mới trên cơ sở thực tế và đường lối, chủ trương kinh doanh của Công ty. Hàng năm có đánh giá, phân tích khách hàng theo những tiêu chí cụ thể để có chính sách phù hợp, tác động họ trở thành khách hàng thường xuyên, góp phần vào sự phát triển bền vững của Công ty.
II.2.4- Các biện pháp về tài chính:
Tổ chức bộ máy tài chính kế toán tinh gọn, năng động, xây dựng quy chế quản lý tài chính thích hợp với tình hình hoạt động của Công ty mới;
Xây dựng và giám sát chi phí xác thực cho từng loại hình, phương thức và mặt hàng kinh doanh để đảm bảo chủ động trong việc thực hiện và công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh;
Kiểm soát chặt chẽ công nợ, có chính sách bán hàng linh hoạt để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh nhất;
Xác định chính xác nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng chủ động tài chính, bảo toàn và phát triển vốn;
Đảm bảo huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp;
Vốn của Công ty, của cổ đông được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn;
Xây dựng và thực hiện tốt hơn việc tiết kiệm tối đa các chi phí trong điều hành để tập trung mọi nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp sinh lợi;
Tiết kiệm các chi phí mua ngoài.
Chương III: Vấn đề nhân sự và vai trò phòng nhân sự.
III.1- Vấn đề nhân sự.
III.1.1. Cơ cấu lao động:
Tới thời điểm 30/12/2007 tổng số lao động toàn công ty là 216 người. với cơ cấu lao động theo:
Phân theo trình độ
stt
Phân theo trình độ
Số công nhân
1
Đại học và sau đại hoc
114
2
Cao đẳng và trung cấp
45
3
Sơ cấp và công nhân kỹ thuật
57
4
Lao động phổ thông
0
Phân theo loại hợp dồng
stt
Phân loại thời hạn hợp dồng
Số công nhân
1
Biên chế
111
2
Hợp đồng dài hạn
51
3
Hợp đồng ngắn hạn
54
4
Hợp đồng khác
0
III.1.2. Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực
- An toàn lao động: được trang bị đầy đủ kính, mũ, khẩu trang, giầy, găng tay......
- Phúc lợi: Có lương thưởng tháng 13 cho các công nhân viên:
- Có chế độ phúc lợi trợ cấp cho những người ốm đau, bệnh tật, hiếu hỉ...
- Cơ chế trả lương: Trả lương theo 2 hình thức sản phẩm (Đối với công nhân trực tiếp) và thời gian ( đối với nhân viên gián tiếp).
III.2- Vai trò phòng tổ chưc – Hành chính – Quản trị.
III.2.1- Chức năng.
Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Soạn thảo và thẩm định các văn bản pháp quy cho tổng giám đốc phục vụ công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Tổng hợp tình hình hoạt động các đơn vị trực thuộc thành báo cáo chung của công ty giúp Tổng giám đốc có đầy đủ thong tin về công tác quản lý doanh nghiệp.
Tham mưu cho tổng giám đốc và tổ chức công tác Hành chính , quản lý tài sản, trang thiết bị của công ty.
III.2.2- Nhiệm vụ.
Về công tác tổ chức cán bộ lao động, tiền lương.
Tham mưu giúp Tổng giám đốc sắp xếp, tổ chức bộ máy công ty.
Xây dựng và điểu chình chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, trung tâm, các xưởng sản xuất cho phù hợp và đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ được giao.
Xây dựng định mức lao động, quy trình công nghệ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.
Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quy haọch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tìm nguồn bổ xung, thay thế, sáp xếp, bố trí và quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty.
Tham mưu cho tổng gím đốc trong công tác đề bạt cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ khả năng của từng người, quản lý và bổ xung hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên chức.
Tổ chức thi tuyển ngạch, thi nâng bậc, tay nghề. Xây dựng phương án và quy chế thi tuyển các cán bộ công nhân viên theo yêu cầu nhiệm vụ của công ty trong từng thời kỳ.
Giúp tổng giám đốc trong công tác bảo vệ an ninh, an toan, phòng chống lụt bão, cháy nổ.
Tham mưu chop tổng giám đốc xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động, xây dựng phương án phân bổ quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng, quỹ đào tạo cán bộ công nhân viên chức hàng năm và theo dõi thực hiện quỹ tiền lương toàn công ty.
Tham gia hội đồng thi đua khên thưởng, kỷ luật của công ty, phối kết hợp giữa các phòng ban và các đơn vịt trực thuộc trong công ty, các tổ chức Công đoàn để xây dựng quy chế trả lương, xét thưởng, kỷ luật và các chế độ khác cho phù hợp và đúng pháp luật.
Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, ký xác nhận, chứng nhận hồ sơ, lý lịch cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan.
Về công tác hành chính- tổng hợp.
Thường xuyên tổng hợp báo cáo Tổng giám đốc về các mặt hoạt động của công ty.
Thừa lệnh tổng giám đốc tổ chức các cuộc giao ban, sơ kết tổng kết và làm thư ký các cuộc họp.
Giúp tổng giám đốc xây dựng lịch công tác, quý, 6 tháng …
Công tác văn thư: tiếp nhận công văn tới, chuyển phát công văn đi…
Quản lý con dấu, lưu trữ, phân loại, bảo quản các tài liệu, hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổng giám đốc. Quản lý phương tiện vận tải và xe con của công ty để pục vụ cho công tác kinh doanh, sản xuất hoặc nhu cầu đi công tác của lành đạo cán bộ trong công ty. Cấp các loại giấy tờ giới thiệu, giấy đi đường…
Biên chế tổ chức
Lãnh đạo phòng: 1 trưởng phòng và 1 phó phòng.
Các bộ phận gồm:
Bộ phận tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.
Bộ phận hành chính tổng hợp.
Bộ phận văn thư, bảo mật.
Bộ phận bảo vệ cơ quan.
Bộ phận xe con phục vụ.
Quy chế làm việc của phòng: theo quy chế công ty ban hành.
III.3- Phương hướng đổi mới nhân sự.
Trong điều kiện phải có sự thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường, việc đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy, cán bộ cần đảm bảo: tinh gọn, đủ năng lực quản lý, điều hành đạt hiệu quả tốt trong các hoạt động của Công ty, cũng như việc ổn định lực lượng lao động, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên chức là hết sức quan trọng. Đầu tư nguồn lực của Công ty là tiền đề đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra.
Đối với bộ máy quản lý:
Trong năm 2008 tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các phòng ban nghiệp vụ, cải tiến cơ chế điều hành trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Riêng đối với cán bộ chủ chốt sẽ được tổ chức rà soát bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu công việc và năng lực cá nhân trên cơ sở tiêu chuẩn boá của từng chức danh cán bộ. Những cán bộ năng lực hạn chế không đảm đương công việc hoặc thường xuyên không hoàn thành trách nhiệm sẽ có kế hoạch đào tạo lại hoặc thay thế, dứt khoát không để tình hình trì trệ, kỷ cương lỏng lẻo ở một số cán bộ chủ chốt kéo dài.
Công tác tạo nguồn cán bộ kế cận phải được quan tâm, coi trọng và thông qua quy hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo lại nâng cao trình độ. Đặc biệt việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài, có tính kế thừa và đan xen hợp lý.
Đối với bộ phận thừa hành:
Tổ chức, sắp xếp lại cơ sở theo đúng định hướng ngành nghề nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế Công ty.
Tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng quản lý đối với các cơ sở, đồng thời đầu tư thiết bị chuyên dùng phục vụ cho chuyên môn hoá.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong Công ty, nhằm giáo dục đào tạo, huấn luyện CNVC tại các đơn vị thành lớp CNVC gắn bó với nghề, với tập thể, có tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ uy tín của Công ty. Luôn tự giác trong thừa hành nhiệm vụ để làm việc có năng suất cao, làm ra sản phẩm có chất lượng tốt. Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ để mọi CNVC thật sự trở thành người chủ của một Công ty cổ phần.
Chú trọng xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích vật chất thông qua các phong trào thi đua cụ thể trên các lĩnh vực. Có chính sách ưu đãi đối với CNVC có tay nghề, nghiệp vụ giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có ý thức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế đề ra.
Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện cơ chế khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu nhằm kích thích tinh thần hăng hái thi đua sản xuất, làm việc của mọi thành viên trong Công ty, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.
Kết luận.
Một doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả nghĩa là doanh nghiệp đó phải có một chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại, biết nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh, biết sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, bố trí công việc phù hợp với khả năng của từng người, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như sở trường của mỗi nhân viên trong doanh nhgiệp. Và công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1 cũng đang từng bước làm những điều đó để có thể đứng vững trên cơ chế thị trường ngày nay.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Mai Quốc Chánh và ban lãnh đạo công ty.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31026.doc