Ghi chú: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung có một chút thay đổi so với quy trình quy định (Có phối hợp một phần của hình thức chứng từ ghi sổ) vì:
- Các nghiệp vụ phát một ngày là rất lớn nên việc ghi nhật ký chung theo chứng từ gốc là rất phức tạp. Kế toán tổng hợp thay công việc vào sổ nhật ký chung theo từng chứng từ hàng ngày bằng cách kiểm soát hạch toán chi tiết chứng từ gốc từ ngay bảng tổng hợp chi tiết rồi mới làm thẻ tổng hợp đặc biệt tờ rời được đánh số thứ tự, liên tực từ đầu năm đến cuối năm.
- Sổ Nhật ký chung thay việc ghi chi tiết hạch toán từng chứng từ gốc bằng việc ghi tổng hợp (gộp các bút toán giống nhau của 01 tháng vào làm một bút toán chung). Việc thay đổi này làm cho việc ghi nhật ký chung được ghi vào cuối tháng khác với quy định là ghi hàng ngày.
- Để nâng cao trách nhiệm của các phần hành kế toán chi tiết khi hạch toán chứng từ gốc.
- Giảm bớt công việc ghi trùng giữa các sổ (Sổ nhật ký chung và sổ chi tiết).
Mặc dù có sự thay đổi trong trình tự ghi sổ và thay đổi một số sổ nhưng việc đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết vẫn đảm bảo được yêu cầu kiểm soát về nội dung của chứng từ gốc.
Việc thay đổi này làm cho công việc vào sổ sách của kế toán tổng hợp được rút ngắn hơn (Công ty vẫn hạch toán tay dựa trên sự giúp đỡ của máy tính chứ chưa sử dụng phần mềm kế toán). Giúp kế toán tổng hợp có nhiều thời gian đầu tư vào mảng quản lý về mặt quản trị (Một phần khá quan trọng giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu đã hạch toán kế toán chi tiết, phân tích số liệu kinh doanh của Công ty được chính xác, tin cậy hơn).
61 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải (TMT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XDCB
TK 241.3
TK 635
Kết chuyển khoản chênh lệch
Giữa chi phí phải trả theo kế hoạch lớn hơn chi phí phải trả thực tế phát sinh
Lãi tiền vay
3.5: Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
a. Thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp ... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng chia làm 02 loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên được chia thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm ngoài định mức.
Những sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xẩy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (cả sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được) được coi là chi phí sản xuất sản phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng.
Những sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là thiếu chủ quan của công nhân) hoặc khách quan (máy hỏng, hoả hoạn bất chợt ...). Thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được công vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập (sau khi trừ các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi - nếu có). Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 138.1 (Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có). Thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính...
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK 152, 153, 334, 338, 241 ...
TK 138.1
TK 632, 415 ...
Giá trị thiệt hại thực về
SP hỏng ngoài định mức
Giá trị phế liệu thu hồi và
các khoản bồi thường
Chi phí sửa chữa
TK 154, 155, 157, 632
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
TK 138.8, 152 ...
b. Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, thiếu nguyên, vật liệu ...) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng ssản xuất theo kế hoạch dự kiến kế toán theo dõi ở TK 335 “Chi phí phải trả”.
Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên TK 138.1 (Chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất), sau khi trừ phần tu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính...
TK 334, 338, 152, 214 ...
TK 138.1
TK 632, 415 ...
Thiệt hại thực
Tập hợp chi phí chi ra
TK 138.8, 111 ...
trong thời gian ngừng SX
Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Giá trị bồi thường
3.6: Hạch toán chi phí sản xuất chung.
a. Nội dung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
b. Kết cấu tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ
Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân xưởng ...) và biến phí (gồn những chi phí còn lại, thay đổi theo số lượng hoàn thành).
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Bên Nợ Bên Có
Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung.
TK 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản
- TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 627.2: Chi phí vật liệu
- TK 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 627.8: Chi phí bằng tiền khác
c. Trình tự hạch toán.
- Tính ra tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627 (627.1): Chi tiết phân xưởng, bộ phận
Có TK 334: Số tiền phải trả
- Trích Bảo hiểm xã hội, Báo hiểm Ytế, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí)
Nợ TK 627 (627.1): Chi tiết phân xưởng, bộ phận
Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4)
- Chi phí nguyên vât liệu xuất dùng chung cho từng bộ phận
Nợ TK 627 (627.2): Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 152: Chi tiết vật liệu
- Các chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng (loại phân bổ một lần).
Nợ TK 627 (627.3): Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 153: Giá trị xuất dùng
- Trích khấu hao tài sản cố định của phân xưởng.
Nợ TK 627 (627.4): Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 214: Chi tiết tiểu khoản
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 627 (627.7): Chi tiết theo từng phân xưởng
Nợ TK 133 (133.1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 ...: Giá trị mua ngoài
- Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627: Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 242: Chi tiết chi phí từng loại
- Trích trước chi phí phải trả vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627: Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 335: Chi tiết theo từng loại
- Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị ...)
Nợ TK 627 (627.8): Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK liên quan 111, 112
- Các khoản giảm chi phí sản xuất chung
Nợ TK lên quan 111, 112, 152, 138 ...
Có TK 627: Chi tiết phân xưởng
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất ...).
Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức sau:
Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Đỗi với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công xuất bình thường (mức công xuất bình thường là mức sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất theo công thức:
Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế
=
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công xuất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn gọi là định phí sản xuất chung không phân bổ). Công thức phân bổ như sau:
Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế
=
Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm sản xuất thực tế
Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường
x
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế với công xuất bình thường sẽ tính như sau:
Mức định phí sản xuất chung (không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch
=
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
x
Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế
- Trên cơ sở phân bổ biến phí snả xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng kế toán ghi
Nợ TK 154: Phần tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (chi tiết từn đối tường)
Nợ TK 632: Phần tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 627: Chi tiết từng loại và theo phân xưởng
Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 ...
Chi phí nhân viên phân xưởng
Các khoản thu hồi ghi giảm
TK 152, 153 chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu, dụng cụ
TK 154
TK 242, 335 Phân bổ (hoặc kết chuyển)
Chi phí theo dự toán Chi phí sản xuất chung cho
các đối tượng tính giá
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632
Kết chuyển CF SXC cố định
TK 331, 111, 112 ... (không phân) bổ vào giá vốn
Các chi phí sản xuất khác mua
ngoài phải trả hay đã trả TK 133.1
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có)
III. Tính gía thành.
1. Đối tượng tính giá thành.
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và gia đoạn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất đaịnh đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Để phân biệt đối tượng hạch chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt), vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao, thấp) ...
2. Phương pháp tính giá thành.
Do có sụ khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp sau:
* Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giải đơn, số lượng mặt bằng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quạng, than, gỗ ...). Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hơc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm giở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
* Phương pháp tổng cộng chi phí:
áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm:
Gia sthành sản phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhôm, cơ khí chế tạo, may mặc ...
* Phương pháp hệ số:
Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tạp hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Gía thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Qo
=
QiHi
Trong đó: - Qo: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
- Qi: Số lượng sản phẩm i (i = 1, n)
- Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm (i = 1, n)
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Gí trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sainh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ
* Phương pháp tỷ lệ chi phí:
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng ...) để giảm bớt khối lượng hạch toán. kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm
x
100
* Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu ...
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính
-
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
* Phương pháp liên hợp:
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kế hợp nhiều phương pháp khác nhau ... Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ ...
3. Các phương án tính giá thành.
Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩn, kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí. Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.
a. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.
Doanh nghiệp sản xuất giải đơn là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn , sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quạng, hải sản ..., các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước, hơi nước, khí nén, khí đốt ...). Doanh số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một số (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp.
b. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp ...
Đặc điểm của hạch toán chi phí trong doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vât liệu: nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo trứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp ...)
Việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng chi cho số lượng sản phẩm trong đơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần , việc xác định sản phẩm dở dang của đơn hàng đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn.
c. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ.
Sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất – kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản phẩm kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất – kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất, kinh doanh phụ thuộc vào đặc điểm cộng nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể:
* Trường hợp không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể.
Chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sẽ đưcợ tính theo phương pháp trực tiếp.
* Trường hợp có sụ phục vụ lẫn nhau đãng kể giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ.
Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp khác tính giá thành sau đây:
- Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phươgn trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất – kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng.
- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu: Theo phương pháp này, trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận snả xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng.
Tiếp theo xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới:
Gia thành đơn vị mới
=
Tổng chi phí ban đầu
+
Giá trị lao vụ nhận của bộ phận sản xuất phụ khác
-
Giá trị lao vụ phục vụ cho bộ phận sản xuất phụ khác
Sản lượng ban đầu
-
Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác và snả lượng tiêu dùng nội bộ (nếu có)
- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành kế hoạch để tính gí trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới.
d. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hoạch toán định mức.
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại:
+ Theo định mức
+ Chênh lệch do thay đổi định mức
+ Chênh lệch so với định mức
Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách.
Giá thành thực tế sản phẩm
=
Giá thành định mức sản phẩm
+
-
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
-
Chênh lệch so với định mức
Việc tính giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại...). Việc thay đổi định mức đực tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toấn quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
e. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
Doanh gnhiệp snả xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau. Trong những doanh nghiệp này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phận xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và công tác yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính gía thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).
* Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm:
Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 01 sang bước 02 ... cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo
phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chính
+
Chi phí chế biến bước 1
-
Giá trị sản phẩm dở dang bước 1
=
Giá thành bán thành phẩm bước 1
Giá thành bán thành phẩm bước 1
+
Chi phí chế biến bước 2
-
Giá trị sản phẩm dở dang bước 2
=
Giá thành bán thành phẩm bước 2
....
Giá thành bán thành phẩm bước (n-1)
+
Chi phí chế biến bước n
-
Giá trị sản phẩm dở dang bước n
=
Tổng giá thành thành phẩm
* Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thàn phẩm:
Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các gia đoạn công nghệ.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo
phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.
Tổng
giá
thành
thành
phẩm
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí bước .... tính cho thành phẩm
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
Chương II. Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TMT
I. Lịch sử hình thành Công ty thương mại và sản xuát vật tư thiết bị GTVT (TMT).
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TMT.
Công ty TM và SX vật tư thiết bị GTVT là đơn vị thành viên của Tổng Công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam – Tiền thân là “Công ty vật tư” trực thuộc Cục cơ khí – Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 27/10/1976. Năm 1980 đổi tên thành “Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT” và được thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 602/QĐ.TCCB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 01/09/1998 đổi tên thành “Công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT”.
Từ năm 1994 trở về trước, Công ty chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị trong ngành cơ khí GTVT, theo chỉ tiêu và kế hoạch cấp trên giao.
1. Thời kỳ từ năm 1995 đến tháng 8 năm 1997: Giai đoạn Công ty vô cùng khó khăn, đứng trước bờ vực phá sản:
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là kinh doanh thương mại, trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của công ty hầu như bế tắc. Tình hình tài chính mất cân đối nghiêm trọng, kinh doanh thua lỗ, nợ ngân hàng và các khoản nợ khác không có khả năng chi trả. Công ty sắp sửa phải giải thể, gần 2/3 CBCNV không có việc làm, phải tự lo kiếm sống bên ngoài. Trong suốt thời gian dài từ tháng 1/1997 đến tháng 8/1997 cán bộ, nhân viên Công ty đi làm không có lương, đời sống gặp nhiều khó khăn, tư tưởng chán nản, không yên tâm công tác. Trụ sở làm việc đóng tại xã Tân Triều – Huyện Thanh trì - Hà nội, cơ sở vật chất còn thấp kém, đường vào Công ty chật hẹp, trang thiết bị làm việc còn sơ sài, thiếu thốn nhiều.
2. Thời ký từ tháng 9/1997 đêna năm 1999: Giai đoạn chấn chỉnh, củng cố tổ chức, khôi phục lại hoạt động SXKD, đưa Công ty thoát khỏi phá sản:
Từ khi thành lập đến tháng 9/1997 Công ty đã được đổi 04 Ông Giám đốc ngưng vẫn chưa phát triển được. Trước tình hình trì trệ, yếu kém của Công ty, Tổng Công ty cơ khí GTVT nay là Tổng công nghiệp Ôtô Việt Nam đã quyết định chấn chỉnh lại tổ chức, một lần nữa thay Giám đốc Công ty. Điều động và bổ nhiệm Ông Bùi Văn Hữu làm Giám đốc Công ty từ tháng 9/1997. Chỉ trong vòng ba tháng cuối năm 1997, Ông Giám đốc mới đã củng cố lại tổ chức bộ máy quản lý, định hướng kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, cải tiến phương pháp điều hành nên đã khôi phục lại hoạt động kinh doanh, đã trả bù lại toàn bộ tiền lương cho số người đi làm mà không được trả lương từ đầu năm 1997 và đưa Công ty ra khỏi bờ vực pháp sản. Từng bước ổn định, phát triển đi lên một cách vững chắc. Đến tháng 12/1998 Công ty đã trả được hết các khoản nợ và quyết toán năm 1998 lãi gộp được 1 tỷ đồng, doanh thu đạt 44 tỷ đồng tăng gấp nhiều lần so với con số chỉ vài trăm triệu đồng trong những năm trước đây. Thu nhập của CBCNV được đảm bảo, lương bình quân đạt 643.580 đ/người/tháng, nộp ngân sách đạt 4,4 tỷ đồng .
Năm 1999: Các mặt hoạt động kinh doanh của Công ty đã phát triển và đi vào chiều sâu. Thị trường và mặt hàng kinh doanh được mở rộng. Doanh thu đạt 68 tỷ đồng (tăng 54,5% so với năm 1998). Thu nhập của CBCNV nâng cao, đạt 1.300.000 đ/người/tháng (tăng 102% so với năm 1998). Nộp ngân sách 10,6 tỷ đồng (tăng 142,9% so với năm 1998). Nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, Công ty đã đầu tư 2.250.000.000 đồng để đổi mới thiết bị và xây dựng mặt bằng, nhà làm việc.
3. Thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2002: Giai đoạn phát triển ngành nghề kinh doanh, thươgn mại và sản xuất:
Công ty đã phát triển, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Những năm trước đây chỉ đơn thuần làm công việc kinh doanh thương mại thì nay vườ thực hiện nhiệm vụ thương mại, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Công ty tập trung vào
lĩnh vực sản xuất, lấy sản xuất làm nhiệm vụ trọng tâm. Có như vậy Công ty mới phát triển bền chắc, trụ vững được trong nền kinh tế thị trường.
Năm 2000: Đầu năm, văn phòng Công ty đã được chuyển đến làm việc tại trụ sở mới khang trang, sạch đẹp tại 199B phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà nội. Năm 2000 Công ty đã bắt đầu sản xuất, lắp ráp xe gắn máy hai bánh, lắp ráp động cơ xe gắn máy. Công ty đã đầu tư 5 tỷ đồng để mua sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng.
Doanh thu năm 2000 đạt 164 tỷ đồng (tăng 141,1% so với năm 1999). Thu nhập của CBCNV đạt 1.800.000 đ/người/tháng (Tăng 50% so với năm 1999). Nộp ngân sách 39,7 tỷ đồng (Tăng 271,3% so với năm 1999).
Năm 2001: Công ty đã xây dựng được thương hiệu độc quyền cho xe gắn máy hai bánh mang thương hiệu JIULONG. Doanh thu đạt 333 tỷ đồng (Tăng 103% so với năm 2000). Thu nhập của CBCNV đạt 2.100.000 đ/người/tháng (tăng 16,6% so với năm 2000). Nộp ngân sách 57,2 tỷ đồng (tăng 44% so với năm 2000). Công ty đầu tư tiếp 9,5 tỷ đồng để tiếp tục đổi mới thiết bị, xây dựng nhà xưởng.
Năm 2002: Sau một thời gian xây dựng và lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh. Ngày 25/10/2002 Công ty đã tổ chức khánh thành “Xưởng sản xuất bộ côn xe gắn máy” tại 199B Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà nội và bắt đầu vào việc sản xuất, lắp ráp xe gắn máy hai bánh. Công ty tập trung đầu tư và giải quyết việc đền bù, san lấp trên 13 ha đất tại Xã Trưng Trắc – Huyện Văn Lâm – Tỉnh Hưng Yên để chuẩn bị xậy dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô và nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy.
Đầu năm 2002 Công ty đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001-2000 của tổ chức BVQI Vương Quốc Anh. Chất lượng sản phẩm của Công ty được đảm bảo, uy tín của Công ty ở trong nước và Quốc tế ngày càng cao. Công ty đã được tặng “Cúp vàng quốc tế về chất lượng và uy tín kinh doanh” của tổ chức BID tại hội nghị quốc tế cấp cao về chất lượng ở NEW YORK. Công ty đã tổ chức hai đợt cử cán bộ, công nhân đi đào tạo tại Trung Quốc để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
Doanh thu năm 2002 đạt 380 tỷ đồng (tăng 14,1% so với năm 2001). Thu nhập của CBCNV đạt 2.210.000 đ/người/tháng (tăn 5,2% so với năm 2001). Tổgn vốn đầu tư 21.689.000.000 đồng.
4. Thời kỳ từ năm 2003 đến năm 2005: Giai đạon sản xuất phát triển, sản xuất lắp ráp xe gắn máy và sản xuất, lắp ráp xe ô tô:
Năm 2003: Công ty tiếp tục duy trì và giữ vững việc sản xuất, lắp ráp xe gắn máy hai bánh đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng và lắp đạt dây chuyền cho Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ôtô. Đến tháng 12/2003 Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ôtô đã đi vào sản xuất thử.
Doanh thu năm 2003 đạt 151.800.000 đồng, do phải tập trung vào đầu tư xây dựng hai Nhà máy nên giá trị Doanh thu tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động. Thu nhập của CBCNV đạt 2.250.000 đồng/người/tháng. Nộp ngân sách 41,3 tỷ đồng, Tổng giá trị đầu tư xây dựng hai nhà máy giai đoạn I là: 68.790.000.000 đồng.
Chất lượng sản phẩm của Công ty được duy trì và ngày càng nâng cao. Năm 2003 Công ty đã được “Tổ chức cam kết chất lượng quốc tế” tặng “Cúp ngôi sao bạch kim”.
Năm 2004: Công ty thực hiện việc chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh từ thương mại và dịch vụ sang mô hình sản xuất công nghiệp là chính. Công ty đã đầu tư xây dựng xong và đưa vào hoạt động 02 Nhà máy:
+ Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ôtô tải công suất 10.000 xe/năm.
+ Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy công suất 100.000 xe/năm.
Ngày 29/05/2004 Công ty đã long trọng tổ chức lễ khánh thành “Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô nông dụng Cửu Long” với sự chứng kiến của các quan khách Chính phủ, các Bộ, ban ngành ở Trung ương và địa phương.
Hoạt động của Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô nông dụng Cửu Long và Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy đã được ổn định, lực lượng công nhân, kỹ thuật của hai Nhà máy đã hoàn toàn sử dụng và vận hành thành thạo dây chuyền sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, có uy tín, chiếm lĩnh được thị trường trong nước.
Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô nông dụng Cửu Long đã sản xuất, lắp ráp được 2.000 xe tải nông dụng có tải trọng từ 700 Kg đến 4.000 Kg. Về lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe gắn máy, Công ty đã thiết kế và đăng ký kiểu dáng xe máy độc quyền nhãn hiệu “ARROW.6” được người tiêu dùng ưa chuộng.
Doanh thu năm 2004 đạt 185 tỷ đồng (tăng 12,2% so với năm 2003). Thu nhập của CBCNV đạt 2.334.088 đồng/người/tháng (tăng 3,8% so với năm 2003). Vốn đầu tư 43.441.000.000 đồng.
Như vậy, trong thời gian liên tục từ năm 1998 đến năm 2004, tất cả các chỉ tiêu, giá trị tổng sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách, lãi gộp, thu nhập của người lao động đều đạt ở mức rất cao, đặc biệt có những chi tiêu tăng trưởng vượt bậc, tăng gấp hàng trăm lần so với những năm từ 1997 trở về trước:
Các chỉ tiêu cơ bản
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị tổng sản lượng (Tỷ đồng)
0
44
75
176
397,7
420
245,5
325,5
Doanh thu
(Tỷ đồng)
1,4
44
68
164
333
380
151,8
185
Nộp ngân sách
(Tỷ đồng)
0,014
4,4
10,69
39,7
57,2
60
41,3
27,5
Lãi gộp
(Tỷ đồng)
-0,058
1
3,9
7,3
14,7
20
10,7
23
Thu nhập bình quân
(Triệu đ/người/tháng)
0,391
0,643
1,3
1,8
2,1
2,21
2,25
2,34
Tổng số CBCNV
(Người)
14
30
60
79
93
96
386
502
Năm 2005: Căn cứ vào những điều kiện Công ty đã chuẩn bị những cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn, thị trường. Đảng uỷ Công ty TMT đã xác định mục tiêu SXKD như sau:
- Sản xuất, lắp ráp ôtô tải các loại, tối thiểu đạt: 5.000 xe
- Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy hai bánh, tối thiểu đạt: 50.000 xe
- Chú trọng công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, chuẩn bị đủ điều kiện để chủ động tổ chức kinh doanh trong quá trình hội nhập khu vực.
- Không ngừng nâng cao đời sống, thu nhập của CBCNV.
Việc đầu tư đúng hướng và xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ năm 1998 đến nay, đã tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. Nhất là năm 2005 là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2001-2005) và là năm có vị trí rất quan trọng đối với các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TMT nói riêng. Là năm khẳng định vị trí và khả năng của “Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT” trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TMT.
Do hai nhà máy mới thành lập nên toàn bộ hạch toán phát sinh vẫn được theo dõi trên văn phòng công ty. Các bộ phận văn phòng dưới nhà máy có nhiệm vụ như một bộ phận theo dõi tình hình sản xuất tại nhà máy rồi báo cáo lên các phòng ban trên công ty chứ chưa có hạch toán độc lập.
Công ty đang hoàn thành hệ thống hạch toán độc lập cho từng nhà máy và đang dần chuyển giao xuồng các nhà máy. Đây là sơ đồ tổng quát cho đến hiện tại Công ty vẫn đang áp dung. Có thể trong vòng vài tháng tới của năm 2005 Công ty sẽ có hình thức hạch toán độc lập cho từng nhà máy riêng biệt.
Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán
Phòng
Kinh
Doanh
XNK
Phòng
Công
Nghệ
Thị
Trường
Phòng
Kế
Hoạch
Kinh
Doanh
Phòng
Nội Địa Hoá
Phòng
Tổ
Chức
Hành Chính
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Khối Văn phòng
Phân xưởng Hàn
Phân xưởng Sơn
Tổ vật tư
Khối Văn phòng
Phân Xưởng SX Động cơ
Phân Xưởng LR xe gắn máy
Phân xưởng Lắp ráp
Giám Đốc Công ty
Giám Đốc Nhà máy ô tô Nông dụng Cửu Long
Giám Đốc Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy
Chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp giữa các bộ phận
1. Ban Giám đốc.
- Giám đốc Công ty: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, là đại diện pháp lý của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức điều hành công ty theo đúng quyền hạn chức năng đã được giao và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao.
Hiện tại:
+ Phó Giám đốc 1: Điều hành quản lý mọi mặt về đầu tư xây dung cơ sở hạ tầng của Công ty (Công ty đang đầu tư xây dung Nhà máy dưới Văn Lâm – Hưng Yên)
+ Phó Giám đốc 2: Quản lý mọi mặt về lượng hàng cung cấp mua trong nước để đạt tiến độ lắp ráp của Công ty.
2. Phòng Tổ Chức Hành Chính:
- Theo dõi, quản lý hồ sơ về nhân sự.
- Làm các chế độ thủ tục cho người lao động
- Chăm lo đến đời sống, điều kiện làm việc của người lao động ...
3. Phòng Tài Chính Kế Toán.
- Theo dõi, quản lý tài sản của doanh nghiệp
- Có trách nhiệm lập các báo cáo liên quan đến tình hình kinh doanh của Công ty
- Chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về số liệu báo cáo hàng tháng, quý, năm....
4. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Tìm các mối hàng kinh doanh phù hợp và ký kết các hợp đồng ngoại.
- Theo dõi, làm các thủ tục liên quan đến các lô hàng ngoại đã ký kết cho tới khi nhập kho doanh nghiệp...
5. Phòng Nội địa hoá
- Dựa trên số lượng hàng nhập khẩu, Phòng nội địa hoá có trách nhiệm ký kết các hợp đồng nội (tìm các mối hàng) có trong danh mục đăng ký mua trong nước.
- Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hoá theo từng hợp đồng, theo từng lô hàng.
- Có trách nhiệm làm thanh toán cho khách hàng theo tưng lô hàng, hợp đồng...
6. Phòng Công nghệ & thị trường:
- Có trách nhiệm đăng ký kiểu dáng, chất lượng các mẫu xe mà Công ty cho bán ra thị trường (còn gọi là Đăng kiểm xe).
- Làm thủ tục, giấy tờ xe và cấp phát cho khách hàng mua xe.
- Có 01 bộ phận cán bộ kiểm tra chất lượng xe phối hợp với cán bộ đăng kiểm, kiểm tra chất lượng xe trước khi xuất xưởng...
7. Phòng Kế hoạch kinh doanh:
- Theo dõi tiến độ lắp ráp xe, cấp phát lệnh xuất xe cho các đại lý dựa trên thông báo nộp tiền của Phòng TCKT.
- Theo dõi các hợp đồng vật tư phụ về ôtô (Do Ôtô vẫn nhập khẩu linh kiện đến 90% nên số vật tư phụ này chưa phát sinh nhiều).
- Thu thập các phản hồi của khách hàng & cung cấp các hàng bảo hành cho xe ô tô & các bộ phận thay thế khác (Vì xe tải nông dụng mới chỉ có Công ty cung cấp ra thị trường nên hàng thay thế trên thị trường là chưa có)...
8. Nhà máy sản xuất & lắp ráp xe gắn máy
- Theo dõi chi tiết tổng thành xe máy về số lượng, chất lượng (từ khâu NVL đến khâu hoàn thành 1 chiếc xe hoàn chỉnh)
- Có trách nhiệm lập các báo cáo có liên quan lên Công ty. (Số lượng xe lắp ráp và xuất bán, chất lượng, số lượng của NVL về nhập kho )
- Cấp phát lương cho CBCNV trong nhà máy và các phụ cấp khác có liên quan...
9. Nhà máy lắp ráp Ôtô nông dụng cửu long.
- Theo dõi chi tiết tổng thành xe ôtô về số lượng, chất lượng (từ khâu NVL đến khâu hoàn thành 1 chiếc xe hoàn chỉnh)
- Có trách nhiệm lập các báo cáo có liên quan lên Công ty. (Số lượng xe lắp ráp, xuất bán, chất lượng, số lượng của NVL về nhập kho )
- Cấp phát lương cho CBCNV trong nhà máy và các phụ cấp khác có liên quan...
3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty TMT
A. Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng kiêm
Kế toán tổng hợp
Kế toán
TƯ & CF
Kế toán
lương XD
CB
Kế toán Ôtô (Phần Ôtô)
Kế toán Xe Máy (Phần XM)
Kế toán TS
CĐ, Vốn
Kế toán ngân hàng
Kế toán TT nợ phải trả
Kế toán TT nợ phải thu
Kế toán
Tiền mặt
Kế toán
Quỹ
1. Kế toán trưởng:
- Phụ trách, quản lý chung
- Có trách nhiệm trước Công ty và pháp luật.
2. Kế toán tổng hợp:
- Theo dõi chi tiết TK 241
- Tổng hợp báo cáo hàng tháng
- Có trách nhiệm kiểm tra số liệu các phần hành chi tiết
3. Kế toán quỹ:
- Theo dõi thu, chi tiền thực tế,
- Có trách nhiệm về số tiền tồn két theo quy định .
4. Kế toán tiền mặt:
- Viết chứng từ thu, chi
- Lập bản kê chi tiết thu, chi hàng tháng.
5. Kế toán tạm ứng và chi phí
-Theo dõi các khoản tạm ứng của CBCNV trong công ty.
- Theo dõi công cụ dụng cụ TK 153, trích trước TK 142.
- Các khoản chi phí: Các TK 641, 642, 622, 627
6. Kế toán lương
- Làm lương: TK 334
- Phụ giúp theo dõi xây dung dở dang: TK 241
7. Kế toán ô tô.
- Theo dõi NVL Ôtô: TK 152 (Phần nhập khẩu, nội địa).
- Tính giá thành thành phẩm và theo dõi Nhập, xuất thành phẩm Ôtô TK 155, hàng gửi bán TK 157, Giá vốn hàng bán TK 632
- Theo dõi chi tiết chi phí sản xuất dở dang TK 154 Ôtô.
8. Kế toán xe máy:
- Theo dõi NVL Xe máy: TK 152 (Phần nhập khẩu, nội địa).
- Tính giá thành thành phẩm và theo dõi nhập, xuất thành phẩm Xe máy TK 155, Giá vốn hàng bán TK 632.
- Theo dõi chi tiết chi phí sản xuất dở dang TK 154 Xe máy.
9. Kế toán TSCĐ, Vốn
- Theo dõi chi tiết khấu hao TSCĐ
- Theo dõi các nguồn vốn.
10. Kế toán Ngân hàng:
- Theo dõi chi tiết số dư các tài khoản ngân hàng (Khoảng 03 NH).
- Làm các thủ tục vay, theo dõi các khế ước: Vay ngắn hạn TK 311, Vay dài hạn TK 341.
11. Kế toán thanh toán nợ phải thu, nợ phả trả với nước ngoài
- Theo dõi hàng bán đại lý xe máy, ôtô.
- Xuất hoá đơn cho khách hàng.
- Mở LC theo dõi công nợ với nước ngoài.
12. Kế toán nợ phải trả:
- Theo dõi các khoản thanh toán trong nước.
- Theo dõi, so sánh giá thanh toán với phương án theo từng lô hàng.
- Khai thuế đầu ra, lập báo cáo doanh thu
B. Tình hình chung về công tác kế toán tại Công ty TMT.
Với nền kinh tế mở như hiện nay, cũng như bao Doanh nghiệp khác Công ty TMT phải tự mình cố gắng điều chỉnh hợp lý chi phí, tăng doanh thu để kinh doanh có lãi, để nâng cao đời sống của cán bộ Công nhân viên, để tái đầu tư, nâng cao chất lượng phương tiện, phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do sự đòi hỏi chính xác của thông tin nên bộ phận kế toán cần phải hạch toán chính xác, nhanh, trung thực để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Hình thức, phương pháp kế toán đang áp dụng ở Công ty.
a. Hình thức áp dụng:
- Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Thẻ tổng hợp đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cấn đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TMT.
1. Hạch toán chi phí sản xuất.
Là một Doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu, để việc hạch toán kế toán nhanh và dễ tập hợp ch i phí nên Công ty đã chọn việc phân loại chi phí theo khoản mục chi phí:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán nguyên vật liệu làm phiếu nhập kho nguyên vật liệu căn cứ trên các chứng từ:
- Hoá đơn đỏ của khách hàng.
- Phiếu nhập kho của Nhà máy.
- Hợp đồng, phụ lục hựp đồng mua hàng
Đối với mỗi một chủng loại xe máy mới Công ty đều ký hợp đồng nguyên tắc chung sau đó đối với mỗi lô hàng Công ty lại ký phụ lục chi tiết kèm theo hợp đồng chính.
Do đặc điểm hàng hoá về kho giao liên tục, số lượng không đồng nhất với hợp đồng nên Bộ phận kế toán Công ty đã áp dụng hình thức khi nào khách hàng xuất hoá đơn về Công ty, hàng nhập kho đảm bảo chất lượng và có biên bản nhận hàng của nhà máy mới làm phiếu nhập kho trên Công ty. Vì vậy hàng theo dõi trên số kế toán luôn ít hơn so với hàng thực tế xuất đi lắp ráp xe.
Bộ phận thủ kho tại nhà máy xe máy mở sổ kho theo dõi chi tiết hàng nhập kho thực tế song song với sổ kho hàng đã làm phiếu nhập (sổ này là cơ sở đối chiếu hàng tồn kho đối với kế toán trên Công ty).
Với tính chất công việc đặc thù nên một biên bản giao nhận của Thủ kho có thể là tổng hợp của nhiều lần giao hàng thực tế
Cuối tháng Căn cứ vào báo cáo số lượng xe lắp ráp thực tế nhập kho thành phẩm, kế toán làm phiếu xuất kho tổng nguyên vật liệu tương ứng.
(Có Ví dụ kèm theo)
Tmt
Công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải
Địa chỉ: 199B Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà nội
biên bản giao nhận hàng hoá
Liên 3 : Lưu Phòng kế toán
Ngày ......... tháng ......... năm 200...
Theo hoá đơn số (Nếu có) ...........................
Bên giao: ...........................................................................................................
Người giao :...........................................................................................................
Bên nhận:..........................................................................................................
Người nhận :...........................................................................................................
TT
tên mặt hàng
đvt
số lượng
ghi chú
đại diện bên giao đại diện bên nhận
Vào ngày 5 của tháng sau kế toán nguyên vật liệu lập các bảng kê chi tiết liên quan:
Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng các tài khoản:
1. TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
TK 622 - xe máy được theo dõi chi tiết theo các khoản mục:
- ăn ca
- Lương
- BH + KPCĐ
- Thêm giờ
- Khác
2. TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
TK 627 - xe máy được theo dõi chi tiết theo các khoản mục:
- ăn ca, ngoài giờ
- NVL, CCLĐ
- Khấu hao
- Lương
- BH + KPCĐ
- Khác
3. TK 641 “Chi phí bán hàng”
TK 641 - xe máy được theo dõi chi tiết theo các khoản mục:
- TK 641.1:
- TK 641.2:
- TK 641.3:
- TK 641.4:
- TK 641.5:
- TK 641.6:
- TK 641.7:
4. TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng phân bổ của các bộ phận khác lên bảng tổng hợp chi phí cho các TK liên quan.
Kế toán lương căn cứ trên bảng lương phải trả công nhân viên hàng tháng lập bảng phân bổ như sau
Kế toán TSCĐ lập bản phân bổ khấu hao hàng tháng
Kế toán công cụ dụng cụ lập bản phân bổ chi tiết:
Kế toán trích trước lập bảng kê:
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp TK 622 - Ôtô được kế toán tập hợp tương tự như tập hợp chi phí xe máy
c. Chi phí sản xuất chung
d. Chi phí bán hàng
e. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2. Tính giá thành sản phẩm.
a. Đối tượng tính giá thành.
Bắt đầu từ cuối năm 1999 Công ty đã quyết định bước chân vào kinh doanh mặt hàng xe gắn máy hai bánh, với sự lựa chọn này Công ty đã không ngừng nâng cao kiểu dáng, chất lượng để cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Em thấy mặt hàng xe máy rất phù hợp với đề tài Em đang lựa chọn nên Em đi sâu vào phân tích lô xe gắn máy đang được Công ty bắt đầu thực hiện lắp ráp vào tháng 12 năm 2004, đó là lô xe ARROW.6 đợt 1 gồm 5.000 xe trong đó 4.500 xe phanh cơ, 500 xe phanh đĩa.
Để công việc kế toán nhanh, chính xác và quy về một mối nên kế toán NVL kiêm kế toán tính giá thành, kế toán theo dõi thành phẩm:
* Kế toán giá thành:
Do kinh doanh mặt hàng xe gắn máy lâu năm nên việc tính giá thành cho từng lô hàng là rất nhanh chóng và gần như chính xác đến 80%. Kế toán giá thành lập bảng tổng hợp giá thành hạch toán từng lô hàng dựa trên phương án thực hiện dự tính đã được giám đốc phê duyệt về giá mua hàng trong nước của Phòng Nội địa hoá.
* Kế toán thành phẩm
Mở sổ theo dõi thành phẩm nhập, xuất, tồn chi tiết cho từng lô hàng hay còn gọi là hạch toán giá vốn TK 155, 632.
Vào cuối tháng kế toán thành phẩm lập bảng kê hach toán nhập xuất thành phẩm căn cứ:
- Bảng tính giá hạch toán cho mỗi lô hàng xe máy (lấy đơn giá thành phẩm nhập kho).
- Bảng báo cáo nhập thành phẩm của nhà máy xe máy.
- Bảng báo cáo tổng hợp hoá đơn xuất bán cho mỗi lô hàng (của kế toán doanh thu).
để làm chứng từ gốc hạch toán.
b. Phương pháp tính sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.
* Phương pháp tính sản phẩm dở dang.
Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành hạch. Do tính chất hạch toán thực tế của các lô là lắp lẫn cho nhau, do đó để đơn giản cho việc hạch toán theo dõi sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty đã thực hiện đánh giá giá trị sản phẩm dở dang vào cuối năm kế toán:
- Kế toán, thủ kho, cán bộ nội địa hoá tiến hành kiểm kê thực tế tình hình sản phẩm xe máy nguyên chiếc, xe bán thành phẩm, nguyên vật liệu tồn kho cuối năm.
- Sau khi việc kiểm kê được hoàn tất kế toán căn cứ vào số bán thành thẩm tồn thực tế rồi tiến hành phân tích và xác định giá trị dở dang thực tế cuối năm.
- Phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối năm nay rất chính xác bởi vì theo
c. Trình tự tính giá thành sản phẩm.
Chương III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
I. Nhận xét thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Ưu điểm
Ghi chú: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung có một chút thay đổi so với quy trình quy định (Có phối hợp một phần của hình thức chứng từ ghi sổ) vì:
- Các nghiệp vụ phát một ngày là rất lớn nên việc ghi nhật ký chung theo chứng từ gốc là rất phức tạp. Kế toán tổng hợp thay công việc vào sổ nhật ký chung theo từng chứng từ hàng ngày bằng cách kiểm soát hạch toán chi tiết chứng từ gốc từ ngay bảng tổng hợp chi tiết rồi mới làm thẻ tổng hợp đặc biệt tờ rời được đánh số thứ tự, liên tực từ đầu năm đến cuối năm.
- Sổ Nhật ký chung thay việc ghi chi tiết hạch toán từng chứng từ gốc bằng việc ghi tổng hợp (gộp các bút toán giống nhau của 01 tháng vào làm một bút toán chung). Việc thay đổi này làm cho việc ghi nhật ký chung được ghi vào cuối tháng khác với quy định là ghi hàng ngày.
- Để nâng cao trách nhiệm của các phần hành kế toán chi tiết khi hạch toán chứng từ gốc.
- Giảm bớt công việc ghi trùng giữa các sổ (Sổ nhật ký chung và sổ chi tiết).
Mặc dù có sự thay đổi trong trình tự ghi sổ và thay đổi một số sổ nhưng việc đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết vẫn đảm bảo được yêu cầu kiểm soát về nội dung của chứng từ gốc.
Việc thay đổi này làm cho công việc vào sổ sách của kế toán tổng hợp được rút ngắn hơn (Công ty vẫn hạch toán tay dựa trên sự giúp đỡ của máy tính chứ chưa sử dụng phần mềm kế toán). Giúp kế toán tổng hợp có nhiều thời gian đầu tư vào mảng quản lý về mặt quản trị (Một phần khá quan trọng giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu đã hạch toán kế toán chi tiết, phân tích số liệu kinh doanh của Công ty được chính xác, tin cậy hơn).
2. Tồn tại.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
1. Sự cần thiết.
2. Các giải pháp thực hiện.
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT653.doc